Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện cơ chế tự chủ ở Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nghị định của Chính phủ, văn bản hướng dẫn của các cấp về việc đẩy mạnh tự chủ toàn diện đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Tìm hiểu việc thực hiện cơng tác tự chủ ở các Đài PTTH trên cả nước, phân tích thực trạng thực hiện CCTC tại Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đầy mạnh việc thực hiện CCTC ở Đài PTTH tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện cơ chế tự chủ ở Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI NGUYỄN XUÂN TẦN THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ Ở ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 83.40.403 TP. Hồ Chí Minh, 8/2020
- 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao, góp phần cải thiện thu nhập của người lao động tại các đơn vị sự nghiệp. Đối với Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng trong những năm qua do nhiều yếu tố khách quan, đơn vị bước đầu thực hiện tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Thực tế cho thấy, việc tự chủ một phần đã phát huy được tính tích cực và hiệu quả hoạt động, tuy nhiên việc áp dụng các quy định về CCTC, tự chịu trách nhiệm không được toàn diện, còn bộc lộ nhiều hạn chế qua đó không chủ động được về nguồn lực tài chính, con người và các chương trình sản xuất dẫn đến nguồn thu chưa cao, công tác bộ trí sắp xếp vị trí việc làm còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra nó gây trở ngại trong quá trình triển khai sản xuất chương trình làm giảm hiệu quả của các chương trình truyền hình từ đó dẫn đến sự mất cân đối thu - chi. Do vậy thực hiện CCTC, tự chịu trách nhiệm, đặc biệt là tự chủ về tài chính ở Đài PTTH Lâm Đồng là một vấn đề hết sức cấp bách đặt ra hiện nay. Trong điều kiện đó đề tài “Thực hiện cơ chế tự chủ ở Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn của học viên.
- 2 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Từ khi cơ chế tự chủ đối với các cơ quan sự nghiệp được thực hiện và áp dụng cho đến nay, đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học, các Bộ, ngành, địa phương. Đã có nhiều báo cáo sơ kết đánh giá của Bộ Tài chính, Bộ Nội Vụ, của các đơn vị, địa phương qua từng thời kỳ áp dụng; có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu, trao đổi trong các Tạp chí của một số nhà khoa học, cán bộ quản lý. Ngoài ra có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập: + Luận văn “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Nam Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2008. + Luận văn “cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học kinh tế - kỹ thuật - công nghiệp Nam Định” của tác giả Phạm Thị Liên thuộc Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2010. + Luận văn thạc sĩ quản lý công “Quản lý tài chính tại trung tâm quản lý và khai thác công trình công cộng huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Phạm Ngọc Hậu, Học viện Hành chính Quốc gia Với các nghiên cứu trên đã nêu lên được những vấn đề lý luận cơ bản về CCTC đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực trạng triển khai cơ chế tại các đơn vị cụ thể trong các lĩnh vực sự nghiệp, nêu lên các thuận lợi khó khăn trong quá trình triển khai CCTC. Tuy nhiên cho đến nay hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về CCTC đối với Đài PTTH cấp tỉnh, cụ thể là Đài PTTH Lâm Đồng. Vì vậy chủ đề nghiên cứu của luận văn không trùng lắp với các công trình đã công bố.
- 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nghị định của Chính phủ, văn bản hướng dẫn của các cấp về việc đẩy mạnh tự chủ toàn diện đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Tìm hiểu việc thực hiện cơng tác tự chủ ở các Đài PTTH trên cả nước, phân tích thực trạng thực hiện CCTC tại Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đầy mạnh việc thực hiện CCTC ở Đài PTTH tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn tới. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CCTC tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. - Nghiên cứu việc thực hiện cơ chế tự chủ ở một số Đài PTTH trong nước, phân tích thực trạng về CCTC ở Đài PTTH tỉnh Lâm Đồng. - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm đầy mạnh việc thực hiện CCTC ở Đài PTTH tỉnh Lâm Đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn thực hiện CCTC của các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực PTTH . 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: CCTC tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Phạm vi về không gian: Thực hiện CCTC tại Đài PTTH Lâm Đồng
- 4 Phạm vi thời gian: thu thập số liệu giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, phương hướng và giải pháp thực hiện CCTC tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính từ năm 2020 đến năm 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và lý luận cơ bản về CCTC của các đơn vị sự nghiệp công lập. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thu thập thông tin; tổng kết kinh nghiệm để phân tích thực trạng và tìm ra những giải pháp cho CCTC ở Đài PTTH Lâm Đồng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về lý luận: Đề tài nêu được cơ sở khoa học về CCTC của các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung để làm cơ sở đi đến nghiên cứu thực trạng triển khai thực hiện CCTC ở Đài PTTH Lâm Đồng. - Về thực tiễn: Đề tài đánh giá đúng thực trạng cơ chế tự chủ ở Đài PTTH Lâm Đồng, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp để thực hiện CCTC tại đơn vị. 7. Bố cục của luận văn. Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận, trong đó phần nội dung chính được kết cấu thành 3 chương, cụ thể là: Chương 1. Cơ sở lý luận về CCTC đối với đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực PTTH.
- 5 Chương 2. Thực trạng thực hiện CCTC ở Đài PTTH Lâm Đồng. Chương 3. Giải pháp đầy mạnh thực hiện CCTC ở Đài PTTH Lâm Đồng. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH 1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực phát thanh truyền hình 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập Theo Điều 9 Luật Viên chức năm 2010, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. 1.1.1.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập - Là đơn vị thuộc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trong đó chủ yếu là các cơ quan nhà nước. - Là nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật để hoạt động. Tùy từng loại đơn vị sự nghiệp mà nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở những mức độ khác nhau
- 6 - Cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đang ngày càng được đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập. - Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo chế độ thủ trưởng. - Nhân sự tại đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo hợp đồng làm việc, được quản lý, sử dụng với tư cách là viên chức. 1.1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực phát thanh truyền hình Đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực PTTH là những đơn vị do nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoạt động có thu thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân, chuyển tải những kiến nghị, thắc mắc của nhân dân đến với các cấp ngành. 1.1.3. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. - Đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực PTTH là các Đài phát thanh, Đài truyền hình trực thuộc chính phủ, trực thuộc một số Bộ, Đài PTTH trực thuộc UBND các tỉnh và UBND các huyện thị thành phố thuộc tỉnh. - Được nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật để hoạt động. Tùy từng quy mô hoạt động, diện phủ sóng PTTH, yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở những mức độ khác nhau
- 7 - Cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực PTTH đang ngày càng được đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập. 1.1.4. Vai trò đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực phát thanh truyền hình Các Đài PTTH có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận, thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng để tuyên truyền các chủ trương nghị quyết của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Đất nước. 1.1.5. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực phát thanh truyền hình 1.1.5.1. Xét theo mức độ tự chủ về tài chính Theo nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định CCTC của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại: - Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; - Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; - Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; - Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. 1.1.5.2. Xét theo mức độ tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự Theo luật Viên chức năm 2010 quy định 2 loại đơn vị sự nghiệp công lập gồm: - Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. - Đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
- 8 Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính. Mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự. 1.1.5.3. Xét dưới góc độ vị trí pháp lý Đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực PTTH được chia thành: - Đơn vị trực thuộc Chính phủ; - Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục và tương đương; - Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; - Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 1.2. Cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực phát thanh truyền hình 1.2.1. Khái niệm và bản chất của cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực phát thanh truyền hình “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. CCTC đối với các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực PTTH là cơ chế theo đó các Đài PTTH được trao trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị mình, nhưng không vượt quá các quy định do Nhà nước quy định. 1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc của cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập - Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các Đài PTTH trong việc tổ chức công việc thông tin tuyên truyền, sắp xếp lại bộ máy, sử
- 9 dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp PTTH, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN tiến đến tự chủ hoàn toàn. 1.2.3. Nội dung cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực phát thanh truyền hình 1.2.3.1. Tự chủ trong xây dựng kế hoạch nhiệm vụ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp lĩnh vực PTTH bao gồm phần kế hoạch do đơn vị tự xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị theo quy định của pháp luật và phần kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 1.2.3.2. Tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ - Quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn vị, kế hoạch của cơ quan quản lý cấp trên giao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; Thực hiện cơ chế đặt hàng thực hiện nhiêm vụ thông tin tuyên truyền thiết yếu theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền giao; Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật. 1.2.3.3. Tự chủ về tổ chức bộ máy - Đơn vị sự nghiệp công được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- 10 - Riêng với các Đài PTTH tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và các Đài PTTH do NSNN bảo đảm chi thường xuyên: Xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. 1.2.3.4. Tự chủ về biên chế - Các Đài PTTH thực hiện xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ. - Các Đài PTTH tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định số lượng người làm việc; Các Đài PTTH tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; đơn vị sự nghiệp công do NSNN bảo đảm chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc trên cơ sở định biên bình quân 05 năm trước và không cao hơn số định biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. 1.2.3.5. Tự chủ về tài chính + Tự chủ trong huy động nguồn thu: Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNN đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí; Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định. + Tự chủ trong chi tiêu - Chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- 11 - Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền. + Tự chủ trong phân phối kết quả tài chính Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên. - Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. 1.3. Các nhân tố tác động đến cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực phát thanh truyền hình 1.3.1. Nhân tố khánh quan 1.3.1.1. Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước Hệ thống chính sách và công cụ như chính sách tài chính, đầu tư, tiền lương, thu nhập, chi tiêu cùa nhà nước có tác động rất lớn đến cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp. 1.3.1.2. Điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội Yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của các Đài PTTH đối với mỗi cấp ngành, địa phương theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội là khác nhau. 1.3.2. Nhân tố chủ quan 1.3.2.1. Trình độ nhân lực
- 12 - Đội ngũ viên chức- người lao động là nhân tố then chốt tạo nên sự phát triển cho một đơn vị. - Đội ngũ phóng viên, biên tập viên thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng làm báo hiện đại nên còn hạn chế trong tác nghiệp. Còn thiếu các phóng viên biên tập viên, dẫn chương trình (MC) có khả năng phân tích, bình luận... 1.3.2.2. Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo - Chất lượng của đội ngũ quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tự chủ của đơn vị. Đội ngũ này đảm bảo sự vận hành tốt, quản lý được công tác chuyên môn, xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính một cách khoa học, hợp lý. 1.3.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật ảnh hưởng gián tiếp đến cơ chế tự chủ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị mà không theo kịp với yêu cầu phát triển của lĩnh vực phát thanh truyền hình sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chương trình. Sau đó là kém thu hút nguồn thu quảng cáo. Từ đó, năng lực thực cơ chế tự chủ tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn. 1.4. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tại một số đơn vị sự nghiệp công lập 1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ ở Đài Ttruyền hình Việt Nam 1.4.2. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ ở Đài Phát thanh và truyền hình Vĩnh Long 1.4.3. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ của Đài phát thanh truyền hình Bình Dương 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Đài Phát thanh-Truyền hình Lâm Đồng
- 13 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ Ở ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Khái quát về Đài Phát Thanh - Truyền Hình tỉnh Lâm Đồng 2.2. Thực trạng về tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, ài chính tại Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng 2.2.1. Thực trạng tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng - Trong giai đoạn 2017 - 2019, Đài đã sản xuất tổng cộng 2.190 chương trình tổng hợp phát thanh, truyền hình, trong đó có1179.808 tin,
- 14 hơn 10.500 bài, mua và trao đổi hơn 3.000 tập phim giải trí, 700 tập phim khoa giáo, phim tài liệu, hơn 1.000 chương trình gameshows. 2.2.2. Thực trạng tự chủ về về tổ chức bộ máy Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng Trước năm 2018, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng có 10 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, mỗi phòng có 01 Trưởng phòng, từ 01 đến 02 Phó Trưởng phòng. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị TW 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Đài đã tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy giảm được 02 phòng chuyên môn còn 08 phòng. 2.2.3. Thực trạng tự chủ về biên chế của Đài PTTH Lâm Đồng. Trong 03 năm 2017, 2018 và 2019 tháng đầu năm 2019, nhìn chung lực lượng lao động của Đài PTTH Lâm Đồng luôn được đảm bảo đủ cho các phòng chuyên môn thực hiện theo chức năng của mình. Bên cạnh số lượng người làm việc (biên chế) được UBND tỉnh giao hàng năm, do yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn Đài đã hợp đồng lao động chuyên môn nghiệp vụ với một số lượng khá lớn lao động là các phóng viên, biên tập, đạo diễn, kỹ thuật… Tuy nhiên, từ tháng 10 năm 2019, thực hiện Nghị định số 161/2018/NĐ, Đài đã phải chấm dứt hợp đồng lao động với 59 cá nhân tại các vị trí chuyên môn, nghiệp vụ như phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, quay phim viên, kỹ sư kỹ thuật. 2.2.4. Thực trạng tự chủ về tài chính tại Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng 2.2.4.1 Thực trạng huy động nguồn thu
- 15 Quá trình thực hiện CCTC, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng dù đã cố gắng nhưng hàng năm chỉ có thể tự chủ được từ 55% đến 60% kinh phí hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong đó, bao gồm nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo và các hợp đồng tuyên truyền với một số đơn vị trong tỉnh. Nguồn kinh phí tự khai thác cộng với nguồn kinh phí hỗ trợ từ 40% đến 50% của Nhà nước mới đáp ứng hoạt động của cơ quan. Nguồn thu của Đài tăng ổn định qua từng năm từ khoảng 27 tỷ năm 2017, lên đến 29 tỷ năm 2018 và đạt 31 tỷ năm 2019. 2.2.4.2 Thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng đang áp dụng cơ chế tài chính là đơn vị sự nghiệp có thu và đang tự chủ gần 58% kinh phí hoạt động từ nguồn thu dịch vụ quảng cáo, số còn lại NSNN cấp hỗ trợ chi hoạt động thường xuyên mỗi năm là 21 tỷ đồng. Tổng chi năm 2018 giảm 3% so với năm 2017, nhưng đến năm 2019 lại tăng lên 3%. Tổng chi không có sự biến động nhiều qua các năm. Điều này chứng tỏ việc giảm chi tiết kiệm vẫn chưa thật hiệu quả. Năm 2019 chi mua sắm và sửa chữa thiết bị tăng đột biến gần 90% so với năm 2018. Các khoản chi khác (chi tiếp khách, chi lệ phí…) cũng giảm được 23%. Thực trạng phân phối kết quả tài chính Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải toàn bộ các khoản chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định của pháp luật Phân phối thu nhập tăng thêm Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho công chức, viên chức và người lao động
- 16 theo quy định hiện hành (tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định). Việc chi trả thu nhập tăng thêm phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của từng cá nhân. Về Qũy phúc lợi Qũy phúc lợi của Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng được trích lập và sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước. 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng 2.3.1. Thành công -Về thực hiện nhiệm vụ: Nội dung chương trình luôn đảm bảo phục vụ yêu cầu thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. -Về cơ cấu tổ chức và biên chế: Đài đã thực hiện tinh gọn bộ máy tổ chức trên cơ sở sáp nhập các phòng có sự tương đồng về chuyên môn để tinh gọn bộ máy. Hiện đơn vị giảm xuống còn 8 phòng chuyên môn. - Về tài chính: từ một đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách, Đài đã trở thành đơn vị tự chủ hơn 50% và nhiều năm liền là một trong những đài PTTH có doanh thu quảng cáo ở mức trung bình khá trong cả nước. 2.3.2. Hạn chế - Mặc dù đã từng bước thực hiện cơ chế tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, và biên chế, tuy nhiên trong quá trình triển khai do chưa chủ động khai thác được nguồn thu đáp ứng yêu cầu cho chi phát triển sự nghiệp nên chưa chủ động được đầu tư công nghệ mới,
- 17 chất lượng các sản phẩm chưa đáp ứng với sự phát triển công nghệ toàn cầu. 2.3.3. Nguyên nhân - Việc triển khai thực hiện Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và Thông tư 03/2019/TT-BNV gây khó khăn cho Đài trong các khoạt động do bị cắt giảm số lao động về chuyên môn nghiệp vụ quá nhiều, đặc biệt là số lao động trẻ, có năng lực. - Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự chiếm lĩnh của mạng xã hội trong cách tiếp cận thông tin nên việc các đài PTTH gặp rất nhiều khó khăn trong thu hút người xem kéo theo đó là trong những năm gần đây thị trường quảng cáo trong nước, quốc tế và các thông tin quảng cáo tại địa phương bị giảm sút rất lớn gây khó khăn trong chủ động nguồn thu. Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1. Định hướng thực hiện cơ chế tự chủ tại Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng đến năm 2025 3.1.1. Đầy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ bảo đảm sự phát triển của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnhLâm Đồng.
- 18 Phấn đấu xây dựng và phát triển Đài PTTH Lâm Đồng là cơ quan truyền thông hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà tỉnh giao trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. Tạo CCTC, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội. 3.1.2. Thực hiện cơ chế tự chủ, đồng bộ phát huy hiệu quả các nguồn lực của Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng - Phát triển nguồn nhân lực: Phấn đấu đến năm 2025, cơ cấu đội ngũ viên chức, người lao động của Đài PTTH Lâm Đồng 100% đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. - Phát triển nội dung: Xây dựng Đài PTTH Lâm Đồng trở thành một kênh truyền thông có tầm ảnh hưởng mạnh trong và ngoài khu vực. - Phát triển hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình: Phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đảm bảo cho việc sản xuất các chương trình PTTH theo mô hình tòa soạn hội tụ đa phương tiện (báo nói, báo hình, báo điện tử). - Đa dạng hóa hình thức truyền tải chương trình PTTH: Truyền tải chương trình PTTH Lâm Đồng trên nhiều hạ tầng công nghệ . - Cơ chế tài chính: Xây dựng cơ chế ở hình thức tự bảo đảm chi thường xuyên 3.2. Giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ ở Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng 3.2.1 Nhóm giải pháp tự chủ về thực hiện nhiệm vụ 3.2.1.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung chương trình
- 19 - Giới hạn thời lượng sản xuất các chương trình chính luận ở mức độ hiện tại phát trên Kênh truyền hình Lâm Đồng và kênh phát thanh FM 97. - Phân định rõ từng phân khúc khán giả để thiết kế những chương trình phù hợp cả về nội dung, hình thức thể hiện và bố trí khung giờ. - Tăng cường tính thương mại của các dịch vụ phát thanh, truyền hình để tăng nguồn thu cho đài. - Đẩy mạnh xã hội hóa chương trình thông qua các hình thức hợp đồng hợp tác sản xuất, phát sóng và tài trợ.e - Khai thác tối đa các nguồn chương trình bên ngoài, phù hợp với chiến lược phát triển nội dung và bản sắc của Đài để làm phong phú thêm chương trình. 3.2.1.2. Kế hoạch thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, cung cấp thông tin thiết yếu Trong giai đoạn 2021 – 2023 được đơn vị xác định đầy mạnh thực hiện tự chủ toàn diện, tuy nhiên một nhiệm vụ không thể tách rời và tối quan trong là phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị đối với Đảng bộ và chính quyền tỉnh đó là thực hiện nhiêm vụ thông tin tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với nhân dân và những nhiệm vụ thông tin thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chính vì vậy, sau khi Chính phủ ban hành định mức cho đặt hàng thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ quan báo chí, trên cơ sở kế hoạch thực hiện nhiệm vụ sẽ là cơ sở để Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có cơ chế đặt hàng đối với đơn vị. 3.2.1.3. Trang thông tin điện tử - Trang thông tin điện tử Đài PTTH Lâm Đồng đã đưa vào hoạt động từ 10/10/2008 . Trang thông tin điện tử sẽ là kênh thông tin nhanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
84 p | 54 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
121 p | 83 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
104 p | 45 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
89 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác văn thư - lưu trữ của Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự
138 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
72 p | 46 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
82 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
104 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
65 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng viên chức hành chính tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
99 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Xây dựng nông thôn mới - từ thực tiễn tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
68 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
85 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Hiện đại hóa công tác quản lý văn bản tại Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
81 p | 54 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Tổ chức và quản lý tài liệu lưu trữ của UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
69 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
97 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam
78 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Tổ chức công tác lưu trữ tại các trường Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn