intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: Hao999 Hao999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm xây dựng luận cứ khoa học hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ đó có những giải pháp phù hợp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã trong công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHAN HUY VŨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN THANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020
  2. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHAN HUY VŨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN THANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 83.40.403 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bế Trung Anh Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những nội dung khoa học được trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2020 Tác giả Phan Huy Vũ
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện tại Đại học Nội vụ Hà Nội đã hoàn thành đúng thời gian quy định. Cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo đã giảng dạy nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia nghiên cứu và học tập trong hai năm vừa qua. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Phó Giáo sư - Tiến sĩ Bế Trung Anh - người đã quan tâm, hướng dẫn tận tình cho tôi nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn một cách nghiêm túc. Chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng đã quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện về thời gian và công việc để tôi tham gia và hoàn thành khóa học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng và các Đài Truyền thanh cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập tài liệu, thống kê số liệu góp phần làm cho luận văn bám sát thực tiễn và sâu sắc hơn. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2020 Tác giả Phan Huy Vũ
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... MỤC LỤC ............................................................................................................... MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài: ................................................................................................ 1 2.Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài: .......................................................... 2 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 5.Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................ 5 7.Tính mới của luận văn ......................................................................................... 6 8. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN THANH ..................................................... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hệ thống truyền thanh…………. ............... 7 1.1.1. Khái niệm về phát thanh, truyền thanh ........................................................ 7 1.1.2. Khái niệm, vai trò, chức năng của quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh.......................................................................................................... 11 1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh........................... 14 1.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch hệ thống truyền thanh ............... 14 1.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, kinh phí hoạt động cho đội ngũ nhân lực phục vụ hệ thống truyền thanh ............................................................................. 14 1.2.3. Công tác đầu tư phát triển hệ thống truyền thanh ..................................... 17 1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực truyền thanh.......................................................................................................... 18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh 19 1.3.1. Bối cảnh chung trong nước ........................................................................ 19 1.3.2. Những vấn đề đặt ra từ bối cảnh mới ........................................................ 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 22
  6. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN THANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG............. 23 2.1. Hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ..................................... 23 2.1.1. Khái quát về hệ thống truyền thanh tại Lâm Đồng .................................... 23 2.1.2. Thực trạng của hệ thống truyền thanh tại Lâm Đồng ............................... 28 2.2. Thực trạng việc quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh ................ 30 2.2.1. Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng............................................................ 30 2.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng............................................................................................... 32 2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, kinh phí động cho đội ngũ hân lực phục vụ hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng............................................. 34 2.2.4. Công tác đầu tư phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ..................................................................................................................... 35 2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực truyền thanh.......................................................................................................... 37 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng……………………………………………………………...38 2.3.1. Nguyên nhân thành công……………………………………………………….38 2.3.2. Lý do tồn tại, hạn chế…………………………………………………………..39 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 43 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN THANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ............................................................................................ 44 3.1. Quan điểm, định hướng của Đảng, nhà nước về nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh ........................................... 44 3.2. Chủ trương, định hướng của Lâm Đồng về nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .... 47 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ................................................................................. 49 3.3.1. Giải pháp đối với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp...................... 49
  7. 3.3.2. Giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật cho hệ thống truyền thanh.....................................................................................................................51 3.3.3. Giải pháp về tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh.....................................................................................................................53 3.3.4. Giải pháp về nhân sự, nguồn lực cho hệ thống truyền thanh....................53 3.3.5. Giải pháp về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị cho hệ thống truyền thanh.....................................................................................................................56 3.4. Tính khả thi của các giải pháp……………………………………………...57 3.4.1. Bộ Thông tin và Truyền thông…………………………………………………57 3.4.2. Cấp ủy và Chính quyền địa phương các cấp………………………………...58 3.4.3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh…………………………………………….59 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................................60 KẾT LUẬN.........................................................................................................61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên địa bàn Lâm Đồng, ngoài 02 cơ quan báo chí chính là Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng và Báo Lâm Đồng và một số cơ quan báo trung ương, địa phương thường trú, còn có hệ thống các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện (trước 2019) và Trạm Truyền thanh xã. Dù Báo Lâm Đồng đã đẩy mạnh công tác phát hành, nhưng đến nay, cũng chỉ phát hành đến 90% số tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh. Còn Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng, diện tích phủ sóng phát thanh, truyền hình cũng chỉ đạt hơn 90% địa bàn tỉnh (do nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực miền núi có địa hình núi cao thường xuyên bị chắn sóng, khuất sóng, lõm sóng. Đồng thời, một số cụm dân cư sống phân tán rải rác cũng gặp những khó khăn trong việc thu sóng phát thanh và truyền hình của tỉnh, huyện). Với việc còn “vùng lõm”sóng phát thanh, truyền hình, “vùng trắng” phát hành báo chí, thì vai trò của hệ thống truyền thanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc cập nhật thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với người dân. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ như hiện nay, khi bùng nổ các loại hình tin tức trên internet, các trang mạng xã hội, thì việc cung cấp các thông tin chính thống đến người dân càng mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, hệ thống truyền thanh địa phương là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu của địa phương, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ trực tiếp của Đảng, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để phát triển kinh tế, xã hội. Đây là công cụ thông tin, tuyên truyền để giúp nhân dân nắm bắt nhanh chóng, chính xác các chủ trương, chính sách của cấp trên và chính quyền địa phương. Dù quan trọng vậy, nhưng nghiên cứu cụ thể về vai trò, hiệu quả và cách thức quản lý, phát huy hiệu quả của hệ thống truyền thanh vẫn còn bỏ ngỏ. Tại Lâm Đồng, hiện tại, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý truyền thanh, nhất là sau khi hệ thống các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện bị giải thể, sáp nhập vào các Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao cấp huyện. Nhiều câu hỏi đặt ra về vấn đề quản lý hệ thống truyền
  9. 2 thanh, làm thế nào để phát huy hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực, vật lực hiện có để đảm bảo thông tin về cơ sở vẫn chưa được cơ quan, đơn vị nào tại Lâm Đồng nghiên cứu, giải đáp. Xuất phát từ nhận thức về cơ sở lý luận, thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” để nghiên cứu, làm Luận văn Cao học chuyên ngành Quản lý công; với mong muốn kết quả nghiên cứu từ lý luận, thực tiễn sẽ có những giải pháp, đề xuất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ đó phát huy tốt vai trò của hệ thống này trong việc đảm bảo cung cấp thông tin cho người dân địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Tại Lâm Đồng, từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống truyền thanh trên địa bàn Lâm Đồng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ về thực trạng phát triển cũng như cách thức quản lý. Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 cũng chưa khái quát và đánh giá thực trạng của hệ thống truyền thanh cơ sở. Quy hoạch chỉ mới nêu hướng phát triển chung cho Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, hướng phát triển kênh phát thanh, kênh truyền hình mà chưa đề cập đến hướng phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở. Vậy tương lai hệ thống này sẽ như thế nào khi phát thanh - truyền hình ngày càng phát triển theo hướng hiện đại? Xóa sổ, thu hẹp số lượng hay cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất và các điều kiện khác để phát triển? Đến nay, vẫn chưa có một cơ quan nào có chủ trương cụ thể, chính thức. Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng: đến hết năm 2019, chỉ có 135/147 xã của Lâm Đồng có Đài Truyền thanh xã, chất lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất không đồng đều, chưa có danh mục nội dung phát sóng cụ thể mà chỉ thực hiện tùy theo tình hình của từng địa phương. Điều này, có thể chứng minh cho việc còn bỏ ngõ khâu quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã. Dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng việc nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống về hệ thống truyền thanh vẫn chưa có nhiều. Những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến truyền thanh ở nhiều góc độ khác nhau như: phương thức sản xuất phát thanh hiện đại hoặc tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho người
  10. 3 làm báo phát thanh. Một tài liệu có tiêu đề “Hướng dẫn nghiệp vụ phát thanh - truyền thanh địa phương nông thôn” của Đài Tiếng nói Việt Nam (tái bản năm 2005) có phần trình bày, hướng dẫn những kỹ năng làm chương trình phát thanh ở các địa phương nông thôn như: lựa chọn đề tài cho chương trình, kỹ năng phỏng vấn người dân, phỏng vấn cán bộ làng, xã, kỹ năng dẫn chương trình, sử dụng micro và ghi âm… Hầu hết tài liệu này để phục vụ những người làm phát thanh địa phương tham khảo về mặt nghiệp vụ chứ không phải nghiên cứu mang tính hệ thống, cụ thể về truyền thanh. Rải rác ở một số địa phương có một số tác giả nghiên cứu về hệ thống truyền thanh cơ sở. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu ở một vài góc độ về hệ thống truyền thanh cơ sở hoặc mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất một số giải pháp mang tính chất chung chung, chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp chiến lược phát triển đồng bộ trong vòng 5 - 10 năm tới cho hệ thống truyền thanh nói chung, nhất là đối với các địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội còn chậm phát triển. Đơn cử như: - Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng của tác giả Phạm Thị Thanh Phương thực hiện năm 2008 có tiêu đề: Hệ thống phát thanh, truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ (khảo sát từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2008). - Luận văn Thạc Sỹ Báo chí thực hiện năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Phước có tiêu đề: Mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam bộ - thực trạng và giải pháp phát triển. - Đề tài khoa học cấp tỉnh của tác giả Nguyễn Hoàn thực hiện năm 2013 có tiêu đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Có thể thấy, các tài liệu, luận văn, đề tài trên chủ yếu tập trung phản ánh về thực trạng phát triển của các đài Phát thanh – Truyền hình địa phương trong khu vực, nhằm đưa ra cái nhìn khách quan về vai trò, vị thế của loại hình báo chí này thông qua những đóng góp quan trọng, góp phần giúp địa phương phát huy vai trò lãnh đạo, điều hành, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Luận văn có đề cập đến hoạt động của các Đài Truyền thanh huyện, thị với vai trò là những cộng tác viên đắc lực cho các đài Phát thanh – Truyền hình
  11. 4 trong khu vực. Song cũng chỉ mang tính giới thiệu khái quát (02 Luận văn Thạc sỹ Báo chí và Truyền thông đại chúng) nên thực sự đây chỉ mới là những dòng phác thảo mang tính gợi mở về một đội ngũ tuyên truyền đắc lực trong hệ thống truyền thông, báo chí ở nước ta. Hoặc như đề tài khoa học ở Quảng Trị, thì lại chỉ tập trung vào đối tượng hẹp là hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở mà cũng chưa đề cập đầy đủ đến vai trò, vị trí của hệ thống truyền thanh cấp huyện cũng như các công cụ thông tin truyền thông khác. Chính vì thế, cần có một đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu sâu vấn đề này, xuất phát chính từ những yêu cầu bức xúc của thực tiễn, từ đó đề ra các giải pháp quản lý toàn diện hệ thống thông tin truyền thanh theo hướng hiện đại, phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từ những thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” làm nội dung nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành quản lý công của mình, thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hệ thống truyền thanh trên địa bàn Lâm Đồng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Xây dựng luận cứ khoa học hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ đó có những giải pháp phù hợp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã trong công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh
  12. 5 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019 - Phạm vi về không gian: Các Đài Truyền thanh cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: phân tích số liệu thu thập từ các số liệu báo cáo tổng kết đánh giá của các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và Trạm Truyền thanh xã; từ Sở Thông tin và Truyền thông, Niên giám thống kê và các nguồn số liệu liên quan khác. 5.2. Các Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích - Phương pháp tổng hợp, suy luận khoa học; - Phương pháp phân tích thống kê; - Các Phương pháp phân tích định tính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Về lý luận Đề tài góp phần khẳng định lại vai trò, chức năng, tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cả nước nói chung. 6.2. Về thực tiễn Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ đó nâng cao hiệu quả tuyên truyền, thông tin và phản ánh kịp thời, sâu rộng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng, các vấn đề đặt ra trong đời sống của nhân dân, nêu các gương tốt, các cá nhân và điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời phản ánh những
  13. 6 việc làm sai trái, vi phạm... hướng đến thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 7. Tính mới của luận văn Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về hệ thống truyền thanh, góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu về loại hình phát thanh ở Việt Nam nói chung, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở ở các địa phương nói riêng. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 Chương: + Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về hệ thống truyền thanh. + Chương 2. Thực trạng của hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. + Chương 3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
  14. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN THANH 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hệ thống truyền thanh. 1.1.1. Khái niệm về phát thanh, truyền thanh Để hiểu thế nào là hệ thống truyền thanh, trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm “phát thanh” và “truyền thanh”. 1.1.1.1. Phát thanh Theo tài liệu “ 24h trong tòa soạn” trên website của Viện Pháp tại Việt Nam thuộc Đại sứ quán Cộng Hòa Pháp, thì: “…Phát thanh là phương tiện truyền thông tức thì. Thính giả có thể nghe thông tin thời sự khắp nơi: ở nhà, ngoài phố, tại văn phòng, ngoài đồng ruộng, trên xe, khi đi du lịch, chỉ cần một máy thu đơn giản có lắp pin là bạn sẽ được kết nối trực tiếp với thế giới…”. Ta có thể hiểu: phát thanh là một trong các loại hình báo chí hiện có, mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng âm thanh (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để truyền tải thông điệp nhờ sử dụng sóng điện từ hoặc hệ thống dây dẫn tác động vào thính giác công chúng. Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã định nghĩa về phát thanh như sau: “Phát thanh là loại hình thông tin đại chúng mà nội dung thông tin được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vô tuyến điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn”. 1.1.1.2. Truyền thanh Theo tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2012): “...Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng động, âm thanh qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa. Hệ thống truyền thanh được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối từ thu âm, thu tín hiệu đầu vào sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các loa...”.
  15. 8 Từ định nghĩa này, có thể hiểu: Đài, Trạm truyền thanh là một đơn vị gồm những trang thiết bị kỹ thuật phù hợp (thiết bị thu sóng radio, tách sóng và khuếch đại tín hiệu âm thanh) thực hiện chức năng thu, tiếp nhận tín hiệu phát thanh thanh, sau đó tiếp tục truyền tín hiệu âm thanh theo đường dây truyền thanh hoặc thiết bị không dây để thực hiện việc chuyển tiếp chương trình phát thanh, chương trình truyền thanh địa phương. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, hiện nay hệ thống truyền thanh đang được thay thế chuyển từ hình thức truyền dẫn tín hiệu bằng dây dẫn kim loại (hữu tuyến) sang sử dụng phát sóng ngắn hệ FM có chất lượng tín hiệu tốt, ít bị nhiễu. Tuy nhiên, thuật ngữ truyền thanh vẫn được dùng để chỉ chung cho hoạt động thu, tiếp, phát tín hiệu radio ở cấp huyện và cấp xã. 1.1.1.3. Hệ thống truyền thanh Đài Tiếng nói Việt Nam được ra đời ngày 7 ngày 9 tháng 1945 (theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thành lập Đài phát thanh quốc gia). Tuy nhiên, phải đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX, hệ thống đài truyền thanh ở miền Bắc mới từng bước được tăng cường số lượng và nâng cao dần chất lượng. Nhiệm vụ chính của các đài huyện trong giai đoạn này là tiếp phát sóng đài Trung ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh để phản ánh về công việc của các hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua lao động sản xuất, các điển hình; phê phán thói xa hoa, lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sản tập thể… Do số lượng đầu báo ở miền Bắc khi đó còn ít nên vị trí, vai trò của các đài huyện là rất lớn. Sau 1975, khi đất nước thống nhất, Nhà nước ta đã quyết định đưa các đài truyền thanh xã, phường vào bộ máy tổ chức của hệ thống truyền thanh 4 cấp gồm: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thông tư 475/TTg ngày 28 tháng 9 năm 1978 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức phát thanh và truyền thanh ở cấp tỉnh và huyện nêu rõ “Đài phát thanh huyện là cơ quan sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, nằm trong hệ thống chuyên môn cả nước của ngành phát thanh và truyền hình, làm chức năng một cơ quan tuyên truyền, một công cụ chỉ đạo sản xuất của Ủy ban nhân dân huyện: tổ chức việc tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh tỉnh trong phạm vi toàn huyện, trực tiếp quản lý đài truyền thanh thị trấn, huyện lỵ…”
  16. 9 Chính vì thế, khái niệm “Hệ thống truyền thanh” trong Luận văn này được hiểu bao gồm: Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố và Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn.Như vậy, có thể thấy, hệ thống truyền thanh là tập hợp các Đài, trạm Truyền thanh từ cấp huyện đến cấp xã ở một địa phương, thực hiện chức năng chuyển tiếp, phát chương trình phát thanh, chương trình truyền thanh, chuyển tải thông tin đến người dân trên địa bàn. 1.1.1.4. Vai trò của hệ thống truyền thanh trong phát triển kinh tế xã hội Báo Lao động ngày 18 tháng 3 năm 2020 đăng phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) về việc huy động hệ thống các Đài Phát thanh, Truyền thanh từ trung ương đến cơ sở để góp phần vào công cuộc phòng,chống dịch COVID-19. Trong bài phỏng vấn, ông Kỷ nêu rõ “…cũng như nhiều cơ quan báo chí khác, trong đó có Báo Lao Động, Đài TNVN cùng hệ thống các Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh, cấp huyện và hàng vạn trạm truyền thanh cơ sở đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ quan trọng, cấp bách này. Cả hệ thống đã thông tin, tuyên truyền sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia đối với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”… Cả hệ thống cũng chú trọng đến việc tuyên truyền các bộ, ngành, địa phương trong việc phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, sinh hoạt; việc bố trí chương trình học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn phức tạp... Tôi muốn khẳng định, trong thực thi nhiệm vụ này, hệ thống các đài, trạm truyền thanh cấp huyện, cấp xã là rất hiệu quả…”. Ông Kỷ cũng khẳng định “ …Loa phường, xã đã có từ lâu, phát huy tác dụng nhiều mặt từ lâu. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm, nó có vị trí, vai trò, tác dụng, cách thức hoạt động khác nhau. Ngay cả bây giờ, khi mà các phương tiện truyền thông hiện tại phát triển mạnh: Phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, mạng xã hội… thì loa phường, xã vẫn có vai trò, có chỗ đứng riêng của nó. Vấn đề là chúng ta sử dụng nó như thế nào cho hợp lý và hiệu quả..”. Trích dẫn bài phỏng vấn này, chính là để trả lời cho một số hoài nghi về tính hiệu quả của các Đài Truyền thanh “trong bối cảnh bùng nổ thông tin và bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay, liệu hệ thống Đài cơ sở còn có thể phát huy tác dụng nữa hay
  17. 10 không?”. Câu hỏi này đã được trả lời bằng thực tế sinh động. Theo thống kê của Đài Tiếng nói Việt Nam, hệ thống phát thanh địa phương ở nước ta hiện có 612 Đài Phát thanh, Truyền thanh cấp huyện và một hệ thống gồm hơn 7.600 trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn, hợp tác xã, xí nghiệp, công, nông, lâm trường đang hoạt động. Chỉ tính riêng Lâm Đồng, đã có 12 Đài Truyền thanh cấp huyện ở 12 đơn vị hành chính trực thuộc và có 135 Đài Truyền thanh cấp xã trên tổng số 147 xã, phường, thị trấn trong địa bàn tỉnh, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 90,1% số hộ gia đình trên trên địa bàn tỉnh. Với tỷ lệ phủ sóng rất cao như vậy, có thể khẳng định, hệ thống truyền thanh chính là “cánh tay nối dài” đắc lực của làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng trong việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân địa phương. Không dừng lại ở vai trò “cánh tay nối dài”, so với các Đài quốc gia và Đài tỉnh, các Đài cấp huyện, xã có những ưu thế nổi bật là thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể đến từng người dân trong địa bàn. Trong thực tế, có những loại nội dung thông tin mà chỉ có Đài Truyền thanh cơ sở mới có thể đề cập đến được một cách sâu sát, mang lại hiệu ứng trực tiếp, tức thời. Đó là những chuyện gần gũi với đời sống thường nhật như chuyện sản xuất, thời tiết, hoạt động chính trị như bầu cử, đại hội, hội họp, tiêm chủng, thông báo tình hình lũ, lụt, di dời dân cư do thiên tai, thông tin về tình hình trật tự, an ninh, an toàn giao thông, thu nộp thuế.v.v. Nhiều thông tin “nóng” liên quan đến tình hình thiên tai, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông là do đội ngũ phóng viên, cộng tác viên của các Đài Truyền thanh cơ sở phát hiện, đưa tin đầu tiên nhờ họ là những người có mặt đầu tiên, trước tiên và trực tiếp tại hiện trường vụ việc. Có thể nói, chương trình của các Đài cơ sở xuất phát từ thực tiễn ở cơ sở nên từ lâu đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của các thính giả tại những khu vực này, trở thành người bạn chân tình chia sẻ những buồn vui, trăn trở về mọi khía cạnh của cuộc sống; là nơi gợi mở, hướng dẫn những mô hình, những cách thức làm ăn cho nhân dân. Cụ thể hơn về vai trò của hệ thống truyền thanh tại Lâm Đồng trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, hãy xem trích dẫn từ bài báo đăng trên Báo Lâm Đồng ngày 05 tháng 07 năm 2018 của
  18. 11 tác giả Thái An: “…cứ 5 giờ sáng hàng ngày, cụm loa truyền thanh đầu ngõ dạo tiếng nhạc quen thuộc, bà Nguyễn Thị Diễn (Thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà) lại thức dậy, vừa cho đàn gà ăn, nấu nồi cám heo, bà vừa lắng nghe tin tức trong nước, trong huyện, trong xã. “Hôm nào đài không nói là thấy vắng lắm” - bà Diễn bày tỏ. Trong thời đại công nghệ số, đa dạng hóa các phương tiện thông tin truyền thông, nhưng hệ thống truyền thanh cơ sở vẫn đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng chính thống, thiết thực cho cuộc sống của người dân…”. Các Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã vẫn đang tiếp tục đồng hành với cuộc sống của nhân dân ở khắp mọi nơi trên đất nước. Hàng ngày, hệ thống đa dạng, phong phú và cần mẫn ấy vẫn đem đến cho nhân dân địa phương những thông tin bổ ích, tham gia một cách tích cực và hiệu quả vào các hoạt động trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng. Nó đã trở thành một kênh thông tin quan trọng, cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam, các Đài khu vực, Đài cấp tỉnh làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa các Nghị quyết, chính sách vào cuộc sống; góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hóa trong đời sống cơ sở; thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội với nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 1.1.2. Vai trò, chức năng của quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh 1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước Theo “Lý luận về quản lý hành chính nhà nước” thuộc Giáo trình “ Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước ” của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2015, thì “... quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng thống nhất của Nhà nước... ”.
  19. 12 1.1.2.2. Quản lý nước đối với hệ thống truyền thanh Từ khái niệm trên, có thể khẳng định: quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh, chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với việc đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống truyền thanh và đội ngũ nhân lực vận hành, sử dụng các hệ thống đó. Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh là cách thức quản lý hoạt động hệ thống truyền thanh của các cơ quan chủ quản được nhà nước giao nhiệm vụ nhằm bảo đảm cho hoạt động ở lĩnh vực này được ổn định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Thông qua các quy định được ban hành, nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho công dân được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Nhà nước có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo cho hệ thống truyền thanh phát triển, đáp ứng các nhu cầu về thông tin của nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do ngôn luận, tự do báo chí để đưa ra các luận điệu sai trái, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” gây mất an ninh chính trị và trật tự trong nước. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí nói chung và phát thanh, truyền thanh nói riêng, cũng như bất kỳ một dạng quản lý xã hội khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy nhà nước, là công việc của bộ máy hành pháp. Thông qua pháp luật, quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt truyền thanh. Quản lý nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến địa phương thực hiện theo chức năng nhiệm vụ nhằm phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân. Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu là các cơ quan nhà nước hay các cá nhân quản lý chuyên ngành về hoạt động truyền thanh được nhà nước trao quyền về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đó. Mục đích của hoạt động quản lý là phát huy mọi nguồn lực tạo ra một cơ chế hợp lý cho hoạt động truyền thanh phát triển.
  20. 13 1.1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh Là một hoạt động mang tính chính trị xã hội, ra đời do nhu cầu kháchquan của xã hội và phát triển đến một trình độ nhất định nên hệ thống truyền thanh giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của đất nước. Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, thì thông tin chính thống, chính xác để định hướng, dẫn dắt dư luận, thông tin kịp thời đến người dân là điều vô cùng quan trọng (minh chứng rõ nhất từ dịch Covid 19 vừa qua, nếu hệ thống báo chí, thông tin truyền thông, trong đó có hệ thống loa, đài truyền thanh cả nước không kịp thời thông tin về dịch cùng với nhiều biện pháp hữu hiệu khác của Chính phủ thì khó mà khống chế dịch thành công như vậy được). Tuy nhiên, để báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích thì vai trò quản lý nhà nước về báo chí rất cần thiết. Bởi trong hoạt động lãnh đạo và quản kinh tế - xã hội, báo chí phát thanh, truyền thanh là phương tiện và phương thức hiệu quả. Trên phương diện vĩ mô, hoạt động quản lý hệ thống truyền thanh sẽ góp phần định hướng, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối đến người dân. Trên phương diện vi mô, hoạt động quản lý hệ thống truyền thanh ở từng địa phương sẽ tránh sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực báo chí. Do đó, quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh là đòi hỏi tất yếu khách quan, là nguyên tắc và phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của báo chí, truyền thông vào mục đích phát triển đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những hiệu ứng ngoài mong đợi. Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh làm cho sức mạnh của kênh thông tin này được phát huy cao nhất, để từ đó tập trung nguồn lực và mọi cố gắng vào phục vụ mục đích phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời nhằm bảo đảm kênh thông tin này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Quản lý nhà nước về báo chí nói chung và phát thanh, truyền thanh nói riêng là nhằm bảo đảm cho báo chí phát huy vai trò định hướng dư luận xã hội không chỉ trong nước, trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2