intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

59
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á, từ đó đề xuất những chính sách để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------- Trần Thị Cẩm Tú CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI 10 QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------- Trần Thị Cẩm Tú CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI 10 QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn: GS. TS. Dương Thị Bình Minh Tp Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Trần Thị Cẩm Tú
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu Tóm tắt CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 2 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 4 1.6. Kết cấu đề tài ................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY...................................................... 6 2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 6 2.1.1. Cân đối ngân sách ............................................................................................ 6 2.1.1.1. Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước ......................................................... 6 2.1.1.2. Tài trợ thâm hụt ngân sách ............................................................................ 6 2.1.2. Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) ................................................................ 9 2.1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 9 2.1.2.2. Các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế............................................. 9
  5. 2.1.2.3. Các yếu tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế.................................... 10 2.1.3. Tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước .......................................................................................................... 11 2.1.3.1. Tác động của cán cân tài khoản vãng lai đến cân đối ngân sách nhà nước .. 11 2.1.3.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến cân đối ngân sách nhà nước 13 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ....................................................... 14 2.2.1 Cân đối ngân sách nhà nước ........................................................................ 14 2.2.2 Các cách tiếp cận trong phân tích cán cân thanh toán quốc tế ..................... 17 2.2.3 Tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước .......................................................................................................... 20 2.2.3.1. Cán cân tài khoản vãng lai tác động đến cân đối ngân sách nhà nước......... 20 2.2.3.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến cân đối ngân sách nhà nước. 23 2.3. Kết luận ....................................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 26 3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 26 3.2. Dữ liệu......................................................................................................... 28 3.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 29 3.4. Giới thiệu các biến ...................................................................................... 29 3.5. Các bước tiến hành ...................................................................................... 30 3.6. Kết luận ....................................................................................................... 31 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ......................................................... 33 4.1. Phân tích định tính thực trạng cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài và cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á 33
  6. 4.1.1 Việt Nam ..................................................................................................... 33 4.1.2 Thái Lan ...................................................................................................... 35 4.1.3 Philippines ................................................................................................... 38 4.1.4 Malaysia ...................................................................................................... 40 4.1.5 Indonesia ..................................................................................................... 42 4.1.6 Ấn Độ .......................................................................................................... 43 4.1.7 Pakistan ....................................................................................................... 44 4.1.8 Bangladesh .................................................................................................. 45 4.1.9 Sri Lanka ..................................................................................................... 46 4.1.10 Mông Cổ ..................................................................................................... 47 4.2. Phân tích định lượng tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á .......... 48 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả................................................................................ 48 4.2.2. Kết quả kiểm định tính dừng ....................................................................... 50 4.2.3. Kết quả hồi quy Pool OLS, FEM và REM .................................................. 51 4.2.4. Kết quả hồi quy GLS ................................................................................... 53 4.2.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu: ................................................................ 53 4.3. Kết luận ....................................................................................................... 54 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ............. 55 5.1. Kết luận của nghiên cứu .............................................................................. 55 5.2. Hàm ý và kiến nghị về chính sách ............................................................... 55 5.2.1. Chính sách tác động cán cân tài khoản vãng lai .......................................... 56 5.2.2. Chính sách tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................... 56 5.2.3. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ..................................................... 57 5.3. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài........................................................ 58
  7. 5.4. Kết luận ....................................................................................................... 58 5.5. Kết luận chung ............................................................................................ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Tiếng Việt Từ đầy đủ Bằng Tiếng Anh tắt Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Asia - Pacific Economic APEC – Thái Bình Dương Cooperation ARDL Mô hình phân phối trễ Autoregressive Distributed Lag BB Cân đối ngân sách nhà nước Budget Balance BOP Cán cân thanh toán quốc tế Balance of payment CAB Cân bằng tài khoản vãng lai Current Account Balance The European Moneytary EMU Liên minh tiền tệ châu Âu Union EU Liên minh châu Âu The European Union Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước FDI Foreign Direct Investment ngoài FEM Mô hình tác động cố định Fixed Effect Model FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài Foreign Portfolio Investment GDP Tổng thu nhập quốc nội Gross Domestic Product GMM General Method of Moments Mô hình bình phương tối thiểu Generalized Least Squares GLS tổng quát Model MENA Khu vực Trung–Đông–Bắc Phi Middle East and North Africa
  9. Tổ chức Hợp tác và phát triển Organization for Economic OECD kinh tế Cooperation and Development Phương pháp bình phương nhỏ OLS Ordinary Least Square nhất REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Random Effect Model VAR Mô hình tự hồi quy vectơ Vector autogression Model VAT Thuế giá trị gia tăng Value Added Tax VECM Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số Vector Error Correction Model
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả của những nghiên cứu trước đây về tác động thâm hụt tài khoản vãng lai đến cân đối ngân sách nhà nước ............................................................... 22 Bảng 3.1. Nguồn thu thập số liệu ........................................................................... 28 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình.................................... 49 Bảng 4.2. Tính dừng của các biến trong mô hình ................................................... 50 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng bằng mô hình Pool OLS, FEM, REM ...................... 51 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Hausman .................................................................. 52 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định LM test ..................................................................... 52 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ........................................................... 52 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ................................ 53 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy GLS.............................................................................. 53
  11. 1 Tóm tắt Cân đối ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và là chủ đề được nghiên cứu rộng rãi bởi tầm quan trọng của cân đối ngân sách nhà nước đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm này, các nhà làm chính sách sẽ có những điều chỉnh nhằm cải thiện cán cân ngân sách nhà nước. Mục tiêu của luận văn tìm ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á, trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2017. Khác với những nghiên cứu trước đây, chỉ tìm hiểu mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách nhà nước, luận văn đã mở rộng nghiên cứu sự tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bằng cách sử dụng hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS, tác giả luận văn tìm thấy tác động của cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến cân đối ngân sách nhà nước là cùng chiều. Nghĩa là khi cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng thì cân đối ngân sách nhà nước sẽ được cải thiện. Từ khóa: Cán cân thanh toán quốc tế, cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cân đối ngân sách nhà nước, mô hình GLS.
  12. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc ổn định, tăng trưởng kinh tế, giúp phân bổ lại nguồn lực, giảm bất bình đẳng thu nhập và xã hội, quản lý doanh nghiệp nhà nước. Nếu ngân sách nhà nước bị thâm hụt lớn sẽ gây bất ổn kinh tế, nó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực, tổng sản lượng đầu ra, tiết kiệm tư nhân, đầu tư tư nhân và cán cân tài khoản vãng lai (Papadogonas & Stournaras, 2006). Arjomand và các cộng sự (2016) cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều của thâm hụt ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế khi nghiên cứu vai trò của thâm hụt ngân sách ở các quốc gia MENA. Tuy nhiên, hiện tại ngân sách nhà nước của các quốc gia đang phát triển bị thâm hụt lớn, vì ở các nước này, thu nhập thấp nên số thu thuế không nhiều, trong khi, nhu cầu về tài trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo hộ các ngành sản xuất trong nước làm chính phủ phải chi tiêu rất lớn, vượt xa khả năng thu thuế của mình. Chính vì thực trạng và tầm quan trọng của thâm hụt ngân sách nhà nước, nên có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố tác động đến thâm hụt ngân sách nhà nước. Theo Neaime (2015), gánh nặng nợ lớn hay số thu thuế không tương xứng với chi tiêu của chính phủ cho đầu tư cơ sở hạ tầng làm gia tăng thâm hụt ngân sách nhà nước. Một nghiên cứu khác của Arjomand và các cộng sự (2016), tác giả tìm thấy tăng trưởng kinh tế, lạm phát tác động cùng chiều với thâm hụt ngân sách nhà nước, trong khi, năng suất lao động ảnh hưởng ngược chiều. Khalid, A. M. và Guan (1999) cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai được tài trợ bởi nợ công, tiền lãi trên các khoản nợ công này tăng lên qua từng năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước lớn hơn. Và cũng có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác tìm hiểu mối quan hệ giữa bộ đôi thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc phân tích tác động của thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách nhà nước mà không phân tích thực nghiệm tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến
  13. 3 cân đối ngân sách nhà nước. Mặc dù một thành phần khác của cán cân thanh toán quốc tế - đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước. Vì vậy, để làm rõ những vấn đề trên, tác giả luận văn chọn đề tài “Các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở Châu Á” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á, từ đó đề xuất những chính sách để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước. Đề tài trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: - Các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế, bao gồm: cán cân tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở Châu Á như thế nào? - Các giải pháp nào có thể cải thiện cân đối ngân sách nhà nước? 1.3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn phân tích định tính và định lượng để tìm hiểu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á. Đối với phân tích định tính, tác giả luận văn sử dụng thống kê mô tả, tổng hợp để đánh giá thực trạng về các thành phần cán cân thanh toán quốc tế: cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á. Đối với phân tích định lượng, tác giả luận văn thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm định tính dừng của dữ liệu. Tiếp theo, thực hiện hồi quy POLS, FEM, REM theo mô hình nghiên cứu. Từ kết quả hồi quy, lựa chọn mô hình tốt nhất và kiểm định tự tương quan, phương sai thay đổi, đa cộng tuyến. Sau khi thực hiện các kiểm định trên, tác giả sử dụng mô hình ước lượng GLS để khắc phục và tìm hiểu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á.
  14. 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á. Trong đó, luận văn tập trung vào nghiên cứu tác động của cán cân tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến cân đối ngân sách nhà nước. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn thu thập dữ liệu theo năm trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2017 của 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Mông Cổ. Nguồn dữ liệu: Các dữ liệu về các biến của mô hình nghiên cứu được thu thập từ worldbank và website chỉ số các biến kinh tế www.ieconomics.com. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Từ kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế, gồm: cán cân tài khoản vãng lai và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở Châu Á như thế nào? Từ những nền tảng lý thuyết kết hợp với kết quả của ước lượng GLS, luận văn đưa ra một số đề xuất về chính sách để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở Châu Á. 1.6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm có các phần sau: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đế cân đối ngân sách nhà nước và các nghiên cứu trước đây Trong chương này sẽ giới thiệu một số nghiên cứu liên quan đến cán cân thanh toán quốc tế, cân đối ngân sách nhà nước, tác động của cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến cân đối ngân sách nhà nước qua các nghiên cứu thực nghiệm. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
  15. 5 Nội dung của chương trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, giới thiệu các biến, các giả định được sử dụng cũng như quy trình thực hiện hồi quy và kiểm định mô hình và kết quả ước lượng. Chương 4: Phân tích định tính và định lượng về tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước Trình bày kết quả phân tích định tính về thực trạng của ngân sách nhà nước, cán cân tài khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á. Đồng thời, kết quả hồi quy ước lượng mô hình nghiên cứu tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước cũng được trình bày trong chương này. Chương 5: Kết luận, hàm ý và kiến nghị về chính sách Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả luận văn đề xuất một số kiến nghị về chính sách nhằm đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở Châu Á.
  16. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Cân đối ngân sách 2.1.1.1. Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước Cân đối ngân sách nhà nước là việc điều chỉnh số thu đảm bảo cho chi tiêu của chính phủ (Cameron, 2004). Vì vậy, cân bằng ngân sách nhà nước là sự khác biệt giữa tổng số thu và chi tiêu. Ngân sách nhà nước bị thâm hụt khi chi tiêu công vượt quá số thu thuế và thặng dư khi số thu thuế lớn hơn chi tiêu công. Ngân sách nhà nước có mối quan hệ ngược chiều với chi tiêu công. Nghĩa là, nếu số thu thuế không đổi, việc tăng chi tiêu công sẽ làm xấu đi ngân sách nhà nước. Ngược lại, ngân sách nhà nước có mối quan hệ cùng chiều với số thu thuế, nếu số thu thuế tăng trong khi chi tiêu công không đổi, giúp cải thiện ngân sách nhà nước. Những chính phủ có số thu bất ổn thì thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ lớn hơn và nếu chính phủ kiểm soát chi tiêu tốt hơn sẽ giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (Morrison, 1982). 2.1.1.2. Tài trợ thâm hụt ngân sách Theo Govil (2014), để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước, chính phủ có thể vay mượn từ ngân hàng trung ương, vay nợ nước ngoài, vay nợ các ngân hàng thương mại và vay nợ từ khu vực phi ngân hàng trong nước. Vay nợ ngân hàng trung ương được thực hiện bằng việc tăng cung tiền (Govil, 2014). Tăng cung tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách chỉ được sử dụng khi chính phủ buộc phải phát hành tiền để lưu hành lúc thực sự cần thiết (Ghosh, 2002). Giả sử M là lượng tiền tệ đang lưu hành, V là vòng quay của tiền, P là mức giá hàng hóa, T là khối lượng giao dịch, mua bán, theo Boariu & Bilan (2007), phương trình sức mua tiền tệ của Irving Fisher có dạng: M * V = P *T (2.1) Vì vậy, nếu cung tiền tăng, trong khi khối lượng hàng hóa và dịch vụ, vòng quay tiền tệ không thay đổi, mức giá gia tăng. Tại một mức thu nhập danh nghĩa, sự gia
  17. 7 tăng mức giá làm giảm thu nhập thực của các cá nhân và tổ chức. Vì vậy, tăng cung tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước tác động đến việc phân phối thu nhập của người dân theo đúng chủ đích của chính phủ, đó là, lượng tiền tăng thêm được dùng để mua hàng hóa, dịch vụ và chi tiêu công (Fischer & Dornbusch, 1997). Tăng cung tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách làm tăng giá. Tuy nhiên, trong dài hạn, tăng cung tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước có làm lạm phát gia tăng hay không, còn phụ thuộc vào cách sử dụng nguồn lực của chính phủ (Boariu & Bilan, 2007). Nếu lượng tiền in thêm được sử dụng để tài trợ cho các dự án đầu tư, làm sản lượng tăng. Do đó, sự gia tăng lượng tiền lưu thông sẽ tương đương với số lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch tăng lên. Đến cuối cùng, trong dài hạn, sẽ không còn sự tăng giá. Nếu lượng tiền in thêm được sử dụng để tài trợ cho chi tiêu dùng, không làm tăng GDP, trong dài hạn, gây ra tình trạng lạm phát. Tài trợ thâm hụt bằng hình thức vay nợ, bao gồm vay nợ ngân hàng thương mại, vay nợ nước ngoài, vay nợ khu vực phi ngân hàng trong nước (Govil, 2014). Khi tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước bằng vay nợ từ ngân hàng thương mại, hay các tổ chức phi ngân hàng, phát hành trái phiếu sẽ gây ra hiện tượng lấn át đầu tư, lạm phát và gánh nặng nợ trong tương lai (Paiko, 2012). Việc tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước bằng vay nợ, chính phủ có thể mở rộng chi tiêu nhưng đồng thời làm tăng thêm nợ công dẫn đến hậu quả trong ngắn hạn và dài hạn. Chính phủ không chỉ phải trả lãi suất hàng năm cho các khoản vay mà còn phải trả lại khoản tiền vay gốc, dẫn đến trong tương lai, thuế sẽ tăng. Keynes (1930) đã nhấn mạnh đến hiệu quả mở rộng của việc tài trợ nợ trong chi tiêu của chính phủ hoặc thâm hụt ngân sách nhà nước. Trong mô hình Keynes (1930) với mức giá P cố định, C là tiêu dùng của hộ gia đình, I là đầu tư tư nhân, G là chi tiêu chính phủ, sự gia tăng chi tiêu của chính phủ thông qua sử dụng tiền vay dẫn đến sự thay đổi về tổng chi tiêu (C + I + G). Nếu nền kinh tế đang dưới mức toàn dụng, chi tiêu của chính phủ tăng lên sẽ làm tăng sản lượng hoặc thu nhập. Từ đây, thuế thu được từ thu nhập sẽ tăng, dẫn đến giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, chi tiêu của chính phủ được tài trợ bằng nợ được bù đắp phần lớn nhờ hiệu quả của việc huy động vốn từ đầu tư tư
  18. 8 nhân. Hiệu ứng chèn lấn đối với đầu tư tư nhân diễn ra theo nhiều cách. Thứ nhất, các khoản vay của chính phủ để bù đắp ngân sách sẽ làm tăng cầu về các khoản vay dẫn đến mức lãi suất tăng lên. Việc tăng lãi suất sẽ làm cho đầu tư tư nhân giảm. Do đó, sự gia tăng chi tiêu của chính phủ trong việc vay nợ đã làm giảm đầu tư tư nhân. Mặt khác, gánh nặng nợ mà xã hội phải gánh gia tăng do việc mở rộng nợ trong chi tiêu của chính phủ. Nếu thâm hụt ngân sách nhà nước phát sinh do giảm thuế, chi tiêu của chính phủ không đổi, điều này cũng sẽ dẫn đến tăng lãi suất và sẽ gây ra hiệu ứng chèn lấn đối với đầu tư tư nhân. Điều này xảy ra vì việc giảm thuế kích thích tiêu dùng, tiêu dùng của người dân làm giảm tiết kiệm. Sự sụt giảm tiết kiệm làm tăng lãi suất dẫn đến sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân. Ngoài ra, việc vay nợ nước ngoài để tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước làm gia tăng nợ nước ngoài và ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế, rủi ro tỷ giá hối đoái (Govil, 2014). Thâm hụt ngân sách nhà nước cũng có thể được tài trợ bằng tăng thuế (Okafor và các cộng sự, 2017) theo lý thuyết đường cong Laffer. Lý thuyết Laffer do Arrthur B. Laffer đưa ra năm 1974. Lý thuyết cho rằng những thay đổi về thuế suất có tác động về mặt số học và kinh tế đến số thu thuế. Về mặt số học, khi thuế suất hạ xuống sẽ làm giảm số thu thuế, thâm hụt ngân sách nhà nước tăng và ngược lại, khi thuế suất tăng làm tăng số thu thuế, thâm hụt ngân sách nhà nước giảm. Về mặt kinh tế, theo Laffer (2004) việc giảm thuế suất tác động tích cực đến việc làm và sản lượng, do đó tạo ra động lực để tăng cường các hoạt động kinh tế. Nếu thuế suất tăng sẽ không khuyến khích những hoạt động kinh tế bị đánh thuế. Vì vậy, Mitchell (2010) đã khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách nên đặt mức thuế ở mức tối đa hóa tăng trưởng chứ không phải mức tối đa hóa số thu và đường cong Laffer không cho biết việc cắt giảm thuế sẽ làm giảm hay tăng số thu thuế. Những thay đổi về thuế suất ảnh hưởng như thế nào đến số thu thuế còn phụ thuộc vào hệ thống thuế, thời hạn áp dụng, khả năng tiếp cận các hoạt động kinh tế ngầm, thuế suất hiện hành, tỷ lệ lỗ hổng pháp lý hay năng suất của nền kinh tế (Okafor và các cộng sự., 2017). Lý thuyết đường cong Laffer đã được Trostel (1995) mở rộng trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển. Theo Trostel, thâm hụt tài chính làm trì hoãn thuế hiện tại,
  19. 9 nghĩa là, thuế suất tương lai sẽ tăng. Nếu thuế dựa vào thu nhập, việc tăng thuế sẽ giảm tỷ lệ tiền lương ròng trong tương lai. Ngoài ra, việc giảm thuế suất hiện hành dẫn đến tăng tỷ lệ tiền lương ròng hiện tại. Điều này ảnh hưởng đến đầu tư vốn nhân lực. Vì vậy, thâm hụt ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tiêu dùng, việc làm, đầu tư vốn, tổng sản lượng, tỷ lệ tiền lương ròng (Okafor và các cộng sự, 2017). 2.1.2. Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) 2.1.2.1. Khái niệm Theo định nghĩa của IMF (2009), cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo thống kê những giao dịch kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoảng thời gian, có thể là một năm hoặc một quý. Cán cân thanh toán quốc tế được ghi nhận theo nguyên tắc kế toán kép, một giao dịch sẽ được ghi nhận bằng hai bút toán: bút toán nợ và bút toán có. 2.1.2.2. Các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế Theo công ước quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế bao gồm tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản tài chính, dự trữ ngoại hối và sai số thống kê (Copeland, 2005). Theo định nghĩa của IMF (2009), tài khoản vãng lai cho thấy dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, thu nhập sơ cấp và thu nhập thứ cấp của một quốc gia với các nước khác. Và cân bằng tài khoản vãng lai chính là sự khác biệt giữa tổng xuất khẩu, thu nhập phải thu và tổng nhập khẩu, thu nhập phải trả. Tài khoản vãng lai bao gồm: cán cân mậu dịch, xuất nhập khẩu thuần về dịch vụ, tiền lãi, lợi nhuận và cổ tức nhận được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài cộng với tiền lương của người lao động ở nước ngoài, tổng các khoản biếu, cho tặng nhận được từ những người di cư ra nước ngoài (Copeland, 2005). Tài khoản vốn và tài khoản tài chính là tài khoản ghi nhận các dòng vốn trực tiếp ảnh hưởng đến tài sản và nợ nước ngoài của một quốc gia. Trong đó, tài khoản vốn phản ánh những giao dịch mua bán tài sản cố định. Các thành phần của tài khoản tài chính bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài thuần, đầu tư gián tiếp nước ngoài thuần,
  20. 10 đầu tư khác thuần bao gồm cho vay, tín dụng thương mại, tài sản dự trữ (Copeland, 2005). Dự trữ ngoại hối bao gồm vàng và các tài sản khác của ngân hàng trung ương, những tài sản này dễ dàng giao dịch trên thị trường tài chính quốc tế (Manchev, 2009). Theo cuốn sách tái bản lần thứ sáu của IMF (2009), dự trữ ngoại hối là các tài sản bằng ngoại tệ được kiểm soát bởi các cơ quan tiền tệ, để tài trợ trực tiếp cho sự mất cân bằng thanh toán, và gián tiếp điều chỉnh mức độ cân bằng thông qua việc can thiệp trên thị trường ngoại hối để tác động đến tỷ giá hối đoái. Sai số thống kê bao gồm giao dịch không thống kê được hoặc bị bỏ sót vì các hoạt động kinh tế ngầm, phi chính thức (Copeland, 2005). 2.1.2.3. Các yếu tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế chịu sự tác động của từng thành phần của cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài ra, cán cân thanh toán quốc tế còn bị ảnh hưởng bởi chênh lệch tăng trưởng giữa các quốc gia, giá tương đối (giá cả hàng hóa nội địa so với hàng hóa nước ngoài), lợi nhuận từ đầu tư vốn nước ngoài (CEA, 2004). Theo CEA (2004), một quốc gia với tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia khác, dòng vốn vào các quốc gia này cũng sẽ cao hơn, dẫn đến thâm hụt thương mại tương ứng. Giá tương đối chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố, bao gồm chi phí lao động, sản xuất, năng suất lao động và tỷ giá hối đoái. Đối với nhiều sản phẩm, chi phí lao động, sản xuất ở các nước đang phát triển thường thấp hơn so với các nước phát triển. Vì vậy, giá của những hàng hóa này được sản xuất ở các nước đang phát triển có thể thấp hơn so với giá của những hàng hóa tương tự được sản xuất tại các nước phát triển. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của các quốc gia, dẫn đến tác động đến cán cân thanh toán quốc tế. Lợi nhuận từ đầu tư vốn nước ngoài tác động đến các quyết định đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu lạm phát gia tăng, làm cho hàng hoá của một quốc gia trở nên đắt đỏ hơn so với các nước khác. Vì vậy, xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng dẫn đến làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế (Khuram và các cộng sự, 2015).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2