intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện Củ Chi của Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chủ yếu của luận văn là nhằm đánh giá tác động của tín dụng từ Quỹ CCM Chi nhánh Củ Chi đến việc tăng thu nhập hàng tháng của người thụ hưởng so với người không được thụ hưởng nguồn tín dụng này. Đối tượng người thụ hưởng phải là người nghèo, cận nghèo tham gia trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi và đối tượng không được thụ hưởng cũng là người nghèo, cận nghèo có hoặc không tham gia trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện Củ Chi của Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN TUẤN KHA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh-2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN TUẤN KHA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng (Hướng Ứng Dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS. Vũ Việt Quảng Tp. Hồ Chí Minh-2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các số liệu và các đoạn trích dẫn trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan nhất. Học Viên Nguyễn Tuấn Kha
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 3 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ................................................................ 4 1.6 Bố cục của luận văn .................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO .................................................................................................. 5 2.1 Tổng quan về Tài chính vi mô hổ trợ xoá đói giảm nghèo ............................ 5 2.1.1 Định nghĩa về TCVM ............................................................................ 5 2.1.2 Mục đích hoạt động của Tổ chức TCVM ............................................... 6 2.1.3 Các đặc trưng của TCVM ...................................................................... 6
  5. 2.2 Một số hoạt động chính của tổ chức TCVM ................................................ 9 2.2.1 Hoạt động tín dụng ............................................................................... 9 2.2.2 Hoạt động tiết kiệm ............................................................................. 10 2.2.3 Hoạt động bảo hiểm ............................................................................ 11 2.2.4 Hoạt động thanh toán .......................................................................... 11 2.2.5 Một số hoạt động khác ........................................................................ 12 2.3 Tài chính vi mô là công cụ hỗ trợ xoá đói giảm nghèo .............................. 12 2.3.1 Nghèo đói là gì? .................................................................................. 12 2.3.2 Các phương pháp xác định nghèo ....................................................... 13 2.3.3 Lý thuyết vòng xoáy nghèo đói ........................................................... 14 2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo ........................... 16 2.4 Một số nghiên cứu lý thuyết trước đây về tác động của Tài Chính vi mô hổ trợ xóa đói giảm nghèo trong nước và trên thế giới. ................................ 23 2.4.1 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trong nước ......................... 23 2.4.2 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trên thế giới ....................... 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ....................... 27 3.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 27 3.1.1 Phương pháp khác biệt kép (DID) ........................................................ 27 3.1.2 Phương pháp khác biệt kép (DID) được mô tả cụ thể ........................... 28 3.1.3 Kết hợp phương pháp khác biệt kép và hồi qui OLS ............................ 29 3.2 Tổng quan về dữ liệu.................................................................................. 32 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HTX TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CỦ CHI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 34 4.1 Thực trạng hoạt động Tài chính vi mô tại Quỹ trợ vốn xã viên HTX TP. Hồ Chí Minh và tại Chi nhánh Củ Chi ................................................................... 34 4.1.1 Giới thiệu chung về Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh . 34 4.1.2 Thực trạng hoạt động Tài Chính vi mô tại Quỹ trợ vốn Xã viên HTX Chi nhánh Củ Chi .......................................................................................... 39
  6. 4.2 Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 46 4.3 Kết luận và gợi ý chính sách ...................................................................... 50 4.3.1 Kết luận ............................................................................................... 50 4.3.2 Gợi ý chính sách .................................................................................. 51 4.3.3 Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á) CCM Quỹ trợ vốn Xã viên HTX thành phố Hồ Chí Minh CCM-CC Quỹ trợ vốn Xã viên HTX thành phố Hồ Chí Minh- Chi nhánh Củ Chi CEP Tổ chức Tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên CGAP Consultative Group to Assist the Poor (Tổ chức tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất thế giới) NHTM Ngân hàng thương mại OSS Operational self-sufficiency (Chỉ số tự an toàn về hoạt động) TCTD Tổ chức tín dụng TCVM Tài chính vi mô TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô UBND Ủy Ban Nhân Dân DID Difference in Difference THT Tổ hợp tác
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các biến độc lập dự kiến đưa vào mô hình hồi qui................................. 31 Bảng 3.2: Thông tin về đặc điểm hai nhóm hộ năm 2015....................................... 33 Bảng 4.1: Thống kê chỉ số bền vững Quỹ CCM giai đoạn 2015 – 2018 ................. 41 Bảng 4.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ CCM giai đoạn 2015 – T5/2019 ................... 45 Bảng 4.3: Tác động của tín dụng lên thu nhập của hộ nghèo .................................. 48
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ Hình vẽ Hình 2.1: Sơ đồ vòng xoáy nghèo đói .................................................................... 15 Hình 2.2: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng các khoản tín dụng.................. 16 Hình 2.3: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế ............................. 16 Hình 2.4: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ nghèo ....................... 22 Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Quỹ CCM ........................................................................ 35 Biểu đồ Biểu đồ 4.1: Thu nhập tích lũy của Quỹ CCM - CC giai đoạn 2015 – T5/2019 ...... 40 Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay của Quỹ CCM - CC giai đoạn 2015 – T5/2019 ..... 42 Biểu đồ 4.3: Dư nợ cho vay của Quỹ CCM - CC giai đoạn 2015 – T5/2019 .......... 43 Biểu đồ 4.4: Số lượng khách hàng của Quỹ CCM giai đoạn 2015 – T5/2019 ......... 44 Biểu đồ 4.5: Lượng khách hàng mới của Quỹ CCM giai đoạn 2015 – T5/2019 ..... 44 Biểu đồ 4.6: Số dư tiết kiệm khách hàng giai đoạn 2015 – T5/2019....................... 46
  10. TÓM TẮT Tài chính vi mô đã được chứng minh là một trong những công cụ hữu hiệu để giảm nghèo ở các nước đang phát triển: như trong câu chuyện thành công của ngân hàng Grammen ở Bangladesh. Mục tiêu của luận văn nhằm đánh giá tác động tăng thu nhập của tín dụng vi mô của Quỹ Trợ Vốn xã Viên HTX Tp. Hồ Chí Minh (CCM Fund) đến đối tượng người thụ hưởng là Người lao động trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi. Nghiên cứu này dựa trên số liệu từ các số liệu khảo sát duyệt mức cho vay do Cán bộ tín dụng tại Quỹ CCM thực hiện. Người thụ hưởng là những hộ nghèo và cận nghèo trong các THT có tham gia vay vốn và không tham gia vay vốn trong năm 2015 và 2017 trên địa bàn huyện Củ Chi. Đề tài sử dụng phương pháp Khác biệt kép (DID) kết hợp với hồi qui OLS, nhờ vậy phản ánh chính xác hơn tác động của tín dụng đến thu nhập của người nghèo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của tín dụng làm tăng thu nhập của người nghèo. Từ kết quả có được, tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách để nâng cao hơn nữa hoạt động của Tài chính vi mô, nhằm giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó cải thiện thu nhập. Từ khóa: Tài chính vi mô, thu nhập, đối tượng thụ hưởng.
  11. ABSTRACT Microfinance has proved to be one of the effective tools for poverty reduction in developing countries. The objective of the dissertation is to assess the impact of micro- credit income increase of the Capital Aid Fund For Member Cooperative of Ho Chi Minh City (CCM Fund) on beneficiaries who are employees in the cooperative group at Cu Chi district. This study is based on data from loan survey conducted by CCM Credit Officer. Beneficiaries are poor and near-poor households in cooperative groups who take out loans and do not participate in loans in 2015 and 2017 in Cu Chi district. The study uses Difference In Difference methods (DID) combined with OLS regression, thus reflecting more accurately the impact of credit on the income of the poor households. The study also showed that the impact of microfinance on incomes of poor households were increased. From the findings, recommendations on policy support are proposed to further enhance the operations of microfinance, to help poor households gain access to loans to invest in production and business activities, thereby improve earnings. Keywords: Microfinance, income, beneficiary.
  12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Ước tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo trong cả nước còn dưới 6%. Kết luận tại phiên họp thứ 27 diễn ra ngày 17 tháng 9 năm 2018 về báo cáo kết quả 2 hai năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 đã nhấn mạnh: giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, Chính phủ hay bất cứ bộ phận, ngành, cơ quan, tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước xã hội. Do đó, xoá đói giảm nghèo luôn là một trong những vấn đề trọng tâm trọng điểm được Đảng và Nhà nước tập trung thực hiện. Bên cạnh các hoạt động kinh tế khác, kinh tế tập thể luôn được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm trong những năm qua như các mô hình HTX, THT sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập của người dân góp phần xoá đói giảm nghèo. Cụ thể, Quốc hội đã ban hành Luật HTX ngày 20/11/2012, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 151/2007/NĐ-CP qui định về tổ chức và hoạt động của mô hình THT. Các mô hình THT giúp liên kết những người sản xuất qui mô nhỏ lẻ lại với nhau, thu hút thêm người lao động riêng lẻ vào làm ăn tập thể giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và góp phần tăng thêm thu nhập cho các người lao động tham gia. Họ thường là những người lao động nghèo, cận nghèo nên rất cần nguồn vốn để phát triển chăn nuôi, buôn bán, hổ trợ phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên việc tiếp cận được vốn vay từ các tổ chức tài chính như các NHTM gặp rất nhiều khó khăn vì phải đem thế chấp tài sản. Thế nên để có vốn họ phải vay mượn người thân, bạn bè hoặc tìm đến các tổ chức tính dụng vi mô với các khoản vay tín chấp. Bên cạnh các tổ chức tài chính vi mô khác, Quỹ trợ vốn xã viên HTX (Quỹ CCM) trực thuộc Liên minh HTX Thành phố Hồ Chí Minh là mô hình tiên phong trong cả nước với sứ mệnh rất đặc biệt là các dự án cung
  13. 2 cấp các khoản tín dụng vi mô với lãi suất ưu đãi đến tận tay đối tượng thụ hưởng như là người tham gia trong THT và xã viên trong các HTX giúp họ có vốn làm ăn, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Củ Chi là huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến với tên gọi “Củ Chi đất thép thành đồng” chịu rất nhiều sự tàn phá trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp như trồng lúa, đan đát, chăn nuôi bò sữa, trồng rau sạch,.. vì thế mô hình HTX, THT về nông nghiệp đang rất phát triển. Hiện có khoảng 15 HTX và 380 THT với hơn 12.500 đối tượng thụ hưởng là xã viên HTX hoặc người tham gia trong THT nhận nguồn tín dụng vi mô của Quỹ trợ vốn xã viên HTX Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua các dự án vốn kịp thời đến tận tay của đối tượng thụ hưởng đã giúp họ có điều kiện mạnh dạn đầu tư sản xuất bằng công sức và năng lực của mình nâng cao thu nhập, tự phấn đấu thoát nghèo. Vì vậy, việc tổng kết và đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của đối tượng người thụ hưởng như trên là thực sự cần thiết, từ đó cũng để định hướng thêm các chính sách tốt hơn nữa trong tương lai. Vì thế tôi chọn đề tài “Đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện Củ Chi của Quỹ trợ vốn Xã viên hợp tác Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chủ yếu của luận văn là nhằm đánh giá tác động của tín dụng từ Quỹ CCM Chi nhánh Củ Chi đến việc tăng thu nhập hàng tháng của người thụ hưởng so với người không được thụ hưởng nguồn tín dụng này. Đối tượng người thụ hưởng phải là người nghèo, cận nghèo tham gia trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi và đối tượng không được thụ hưởng cũng là người nghèo, cận nghèo có hoặc không tham gia trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi.
  14. 3 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời câu hỏi: Tín dụng từ Quỹ CCM chi nhánh Củ Chi có giúp người thụ hưởng đang tham gia trong các THT nâng cao thu nhập hàng tháng so với người không được thụ hưởng hay không?. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Người lao động nghèo và cận nghèo tham gia và không tham gia trong các Tổ hợp tác. Phạm vi không gian: nghiên cứu tác động nâng cao thu nhập của nguồn tín dụng mà Quỹ CCM mang lại cho người thụ hưởng là lao động tham gia trong THT tại trên địa bàn huyện Củ Chi. Phạm vi thời gian: đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hai cuộc khảo năm 2015 và năm 2017. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài chủ yếu lấy dữ liệu thứ cấp từ tình hình hoạt động tín dụng của Quỹ CCM Chi nhánh Củ Chi giai đoạn năm 2015 cho đến hết năm 2017. Các số liệu thông tin về các thành viên của các THT và người lao động có tham gia nhận tín dụng và không nhận tín dụng từ Quỹ CCM. Tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các bài báo và các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về hoạt động TCVM, về hoạt động của Quỹ CCM.
  15. 4 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả thông qua dữ liệu thu thập được. Phương pháp nữa là phương pháp Khác biệt kép (Differences-in-Difference) kết hợp hồi qui Bình phương nhỏ nhất (hồi qui OLS). 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về tác động của tín dụng từ Quỹ CCM đến thu nhập đến đối tượng người lao động tham gia trong THT sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về chất lượng hoạt động TCVM tại thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp Quỹ CCM xác định tác động của nguồn vốn đến đối tượng thụ hưởng là người lao động tham gia trong THT phát triển kinh tế hộ gia đình nâng cao thu nhập góp phần xoá đói, giảm nghèo. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người lao động nghèo, người lao động tham gia trong THT từ nguồn tín dụng của Quỹ CCM nói riêng và các TCTD nói chung để họ có được vốn phát triển sản xuất kinh doanh tăng thêm thu nhập. 1.6 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bào gồm 04 chương:  Chương 1: GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỔ TRỢ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO  Chương 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HTX TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CỦ CHI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  16. 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 2.1 Tổng quan về Tài chính vi mô hổ trợ xoá đói giảm nghèo 2.1.1 Định nghĩa về TCVM Khái niệm về TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra. Theo nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất thì TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm,.... TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ tài chính nhằm mang lại lợi ích cho cư dân có thu nhập thấp… TCVM thường bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội (Ledgerwood, 2013). Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á thì TCVM là hoạt động cung cấp một phạm vi rộng lớn các dịch vụ tài chính như các khoản cho vay nhỏ, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm vi mô, chuyển tiền, thanh toán... cho các hộ gia đình nghèo hoặc có thu nhập thấp, cũng như tài trợ cho các hoạt động kinh doanh rất nhỏ của họ (ADB, 2003). Theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP Việt Nam Tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo. Như vậy sẽ đầy đủ hơn nếu không chỉ giới hạn TCVM cung cấp cho riêng đối tượng thu nhập thấp mà còn mở rộng ra cho đối tượng khác khi họ có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tham gia hoạt động của TCVM nếu gặp khó khăn tạm thời trong cuộc sống. Do vậy theo tác giả có thể định nghĩa khái niệm TCVM như sau: “Tài chính vi mô là hoạt động cung cấp khoản tín dụng nhỏ, tiết kiệm, bảo hiểm vi mô, dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ phi tài chính khác cho người có thu nhập thấp và các cá nhân khi có nhu cầu với một cơ chế thích hợp, để họ có thể tiến hành sản xuất kinh
  17. 6 doanh, tự tạo việc làm, phát triển nghề nghiệp tăng thêm thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình”. 2.1.2 Mục đích hoạt động của Tổ chức TCVM Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ra đời của các tổ chức tài chính vi mô nổi tiếng trên thế giới là để giúp những người nghèo, thậm chí là rất nghèo có được một số vốn nhỏ để phát triển hoạt động sản xuất và nâng cao điều kiện sống. Cùng với thực tế phát triển của ngành tài chính vi mô hiện nay, các tổ chức tài chính vi mô hoạt động chuyên nghiệp hơn, đa dạng hơn. Theo Tổ chức tư vấn và hỗ trợ những người nghèo nhất trên thế giới thì các tổ chức tài chính vi mô hoạt động với hai mục đích chính như sau: - Giúp những người nghèo, người có thu nhập thấp và các doanh nghiệp vi mô có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển hoạt động sản xuất, cải thiện cuộc sống; góp phần quan trọng vào sự thành công của chiến lược xóa đói giảm nghèo của quốc gia. - Bên cạnh mục tiêu đạt được các hiệu quả xã hội ở trên, bản thân các tổ chức tài chính vi mô cũng cần phải quan tâm sự an toàn trong hoạt động của mình. Cụ thể, tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ nguyên tắc bảo toàn vốn và nguyên tắc sinh lợi cho sự phát triển của tổ chức, đóng góp vào sự phát triển của ngành nói riêng, hay của nền kinh tế nói chung. 2.1.3 Các đặc trưng của TCVM 2.1.3.1 Đối tượng khách hàng Khách hàng thường là những người nghèo nguồn vốn từ các tổ chức tài chính. Hoặc khách hàng có thể là chủ các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh tại gia có các cơ sở kinh doanh đa đạng như: các cửa tiệm buôn bán lẻ, bán rong trên đường phố, sản xuất
  18. 7 thủ công,... Ở những vùng sâu vùng xa, các Tổ chức vi mô thường hoạt động sinh lợi nhỏ ở các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt chăn nuôi. Các khách hàng này sinh hoạt chung trong các hội như: hội phụ nữ, nông dân, các mô hình THT, HTX…Họ thường là người làm nông nghiệp, nông dân lao động chân tay, nguồn thu nhập rất thấp vì thế các khoản tín dụng nhỏ, với thời hạn cho vay ngắn và không có tài sản bảo đảm rất phù hợp . 2.1.3.2 Phân tích thẩm định khách hàng Việc phân tích và thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn, nhân viên tín dụng phải thu thập nhiều nhất có thể các thông tin chi tiết cần thiết từ khách hàng thông qua các lần khảo sát hoặc từ những người xung quanh nơi ở của họ. Người đi vay thường là không có các báo cáo tài chính chính thức nên tài chính thường không minh bạch, do đó nhân viên tín dụng phải đánh giá một cách chủ quan các khoản thu nhập tương lai và các khoản tích lũy của khách hàng, qua đó xác định thời hạn và mức cho vay khác nhau. Các thông tin về khách hàng có được từ trung tâm thông tin tín dụng được xem là rất hữu ích trong việc xét duyệt các khoản vay, mặc dù trung tâm thông tin tín dụng thường không có sẵn các thông tin về khách hàng có thu nhập thấp hoặc về tất cả các tổ chức TCVM hiện tại. 2.1.3.3 Đặc thù về tài sản đảm bảo Khi người lao động tìm đến tổ chức TCVM một phần vì họ hạn chế về tài sản đảm bảo so với khi vay tại các ngân hàng phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay. Đôi khi khách hàng TCVM cũng có tài sản đảm bảo nhưng các tài sản đảm bảo với giá trị thấp như các đồ dùng trong gia đình… Chính vì thế, trong trường hợp này tài sản để đảm bảo được xem như một ràng buộc khách hành phải trả nợ cho khoản vay hơn là đảm bảo cho giá trị thu hồi của khoản vay.
  19. 8 2.1.3.4 Các khoản nợ vay trể hạn Theo dõi chặc các khoản nợ trể hạn là cần thiết, vì không có tài sản đảm bảo khoản vay nên sự chậm trể một khách sẽ có tác động lây sang các khách hàng khác. Đặc biệt, việc theo dõi các khoản nợ quá hạn đều thường do nhân viên quản lý ở địa bàn kết hợp với tổ nhóm cộng tác theo dõi, nắm bắt tình hình hoàn cảnh tiến hành xử lý thu hồi khoản nợ. 2.1.3.5 Sản phẩm có tính lũy tiến Những khách hàng TCVM thường bị hạn chế khả năng tiếp cận đối với các nguồn tài chính khác (do không thế chấp, quy mô sản xuất bé…) nên họ phải phụ thuộc rất nhiều vào các tiếp cận tín dụng vi mô hiện tại. Cho vay TCVM sử dụng rất nhiều các chương trình khuyến khích nhằm động viên, khen thưởng những người đi vay tốt (việc thanh toán đầy đủ một khoản vay sẽ tạo cơ hội cho lần vay tiếp theo, cung cấp khoản vay có giá trị lớn hơn, ưu đãi mức lãi suất, ưu đãi thời hạn trả nợ). 2.1.3.6 Khách hàng tập trung tổ, nhóm Tổ chức TCVM thường dùng hình thức giải ngân theo tổ, nhóm. Qua đó các khoản tín dụng sẽ cho vay cho các tổ, nhóm khách hàng - các thành viên trong tổ, nhóm nhiệm vụ đảm bảo thanh toán cho nhau khi có nợ xảy ra. Với hình thức cho vay này tổ chức TCVM sẽ tạo được áp lực cho các thành viên trong tổ, nhóm nhằm nâng cao khả năng trả nợ, vì nếu sự trể hạn của một thành viên trong tổ, nhóm sẽ làm ảnh hưởng lần nhận vốn vay tiếp theo của những thành viên còn lại trong tổ, nhóm. 2.1.3.7 TCVM tính lãi suất cao đối với người vay vốn Việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng TCVM khá tốn kém đặc biệt khi so sánh với quy mô khoản vay. Các khoản vay nhỏ cũng đòi hỏi các chi phí về nhân lực và các nguồn lực khác tương tự như khoản vay lớn. Việc cán bộ tín dụng phải
  20. 9 đến thăm nhà ở, cơ sở làm ăn của người đi vay, đánh giá độ tin cậy của người vay thông qua các cuộc phỏng vấn các thành viên của gia đình cũng như những người quen khác của khách hàng, và có khi còn phải thường xuyên đến gặp người vay để nhắc nhở họ về việc trả nợ. Vì thế tỷ lệ chi phí giao dịch so với tổng khoản vay thường cao. Điều đó khiến tổ chức TCVM phải tính lãi suất cho vay cao để trang trải chi phí. Trên thực tế, người đi vay sẵn sàng trả mức lãi suất cao để được tiếp cận các khoản vay, vì so với các phương thức khác (vay nặng lãi từ khu vực phi chính thức, hoặc thậm chí không vay) đều không thích hợp với họ do vượt khả năng chi trả và không nắm bắt được cơ hội làm ăn do thiếu vốn. 2.2 Một số hoạt động chính của tổ chức TCVM 2.2.1 Hoạt động tín dụng Tín dụng vi mô là một trong các sản phẩm cơ bản của TCVM. Đối tượng của tín dụng vi mô thường là những người nghèo có công việc và thu nhập. Những người nghèo nhất thường là không có một khoản thu nhập ổn định nào thì không phải là khách hàng của TCVM. Với đa số các tổ chức TCVM hiện tại thì tín dụng vi mô đòi hỏi người vay phải có những khoản thu nhập thường xuyên và ổn định, đảm bảo được khả năng hoàn trả của các khoản vay. Các tổ chức TCVM với những ưu thế về mức độ tiếp cận sâu sát khách hàng và phương thức cho vay đa dạng thường tập trung vào tài trợ cho vay nông nghiệp nhỏ lẻ ở nông thôn và các hoạt động buôn bán nhỏ. Vì các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp không chỉ cần tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cần tiền trang trải cho các nhu cầu thiết yếu khác: chữa bệnh, nước sạch, cải tạo nhà ở, học phí cho con… Từ đó, để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, TCVM nên đa dạng hoạt động tín dụng vi mô đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2