Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu
lượt xem 9
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn và quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu, qua đó, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng cường công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU TẠ THỊ SƠN CA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 05 năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU TẠ THỊ SƠN CA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 05 năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu” này là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện, tất cả những số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, đáng tin cậy và được phân tích xử lý trung thực, khách quan. Các giải pháp, ý kiến đề xuất là của cá nhân tôi đúc kết từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá và kinh nghiệm công tác thực tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu. Vũng Tàu, ngày 31 tháng 07 năm 2019 Học viên thực hiện
- ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ALCO : Ủy ban quản lý tài sản có – tài sản nợ BRVT : Bà Rịa Vũng Tàu CKH : Có kỳ hạn CN : Chi nhánh FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FTP : Giá điều chuyển vốn nội bộ HĐQT : Hội đồng quản trị KBNN : Kho bạc nhà nước KKH : Không kỳ hạn KL : Khối lượng NHCTVN : Ngân hàng TMCP Công thương VN NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NII : Thu nhập ròng từ lãi NIM : Lãi cận biên ròng NVHĐ : Nguồn vốn huy động TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TSC : Tài sản có TSN : Tài sản nợ VietinBank: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank BRVT:Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa Vũng tàu VN : Việt Nam VND : Việt Nam Đồng
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh tại VietinBank BRVT giai đoạn 2015-2018 Bảng 2.2 Quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2015 - 2018 Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kì hạn Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng Bảng 2.6 Lãi suất và chi phí trả lãi các giai đoạn 2015 - 2018 Bảng 2.7 Chi phí trả lãi và chi phí trả lãi bình quân của VHĐ Bảng 2.8 Thu nhập ròng từ lãi và Thu nhập ròng bình quân từ lãi của VHĐ Bảng 2.9 Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn Thị phần huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tính đến Bảng 2.10 31/12/2018 Bảng 3.1 Mục tiêu kinh doanh của VietinBank BRVT đến năm 2025
- iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế qua các năm Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng thu phí dịch vụ qua các năm Biểu đồ 2.4 Tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh qua các năm Biểu đồ 2.5 Thu nhập ròng từ lãi huy động và cho vay qua các năm Biểu đồ 2.6 Thị phần nguồn vốn huy động và cho vay qua các năm Biểu đồ 2.7 Tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2015-2018 Biểu đồ 2.8 Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2018 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền giai đoạn 2015- Biểu đồ 2.9 2018 Biểu đồ 2.10 Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng giai đoạn 2015-2018 Biểu đồ 2.11 Chi phí trả lãi BQ/1 triệu đồng VHĐ giai đoạn 2015-2018 Thu nhập ròng BQ từ lãi tiền gửi/1 triệu đồng VHĐ giai đoạn Biểu đồ 2.12 2015-2018
- v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu: Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, để cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục thì doanh nghiệp cần phải có tư liệu sản xuất. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, trong đó tiền là nguyên liệu chính hay còn gọi là tư liệu sản xuất trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Huy động vốn là hoạt động chính và chủ yếu trong chuỗi các hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý nguồn vốn huy động được của ngân hàng thương mại là một trong những vấn đề luôn nhận được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các ngân hàng thương mại mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngân hàng vừa khai thác được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đảm bảo khả năng thanh toán nhưng cũng đồng thời đảm bảo nguồn vốn huy động có chất lượng ổn định, có cơ cấu phù hợp với mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu (VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu), nguồn vốn huy động luôn là chỉ tiêu trọng tâm phải hoàn thành trong kế hoạch kinh doanh hàng năm. Nguồn vốn huy động của VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu liên tục tăng trưởng qua các năm, song so với tiềm năng địa bàn thì kết quả này vẫn còn khá khiêm tốn, cơ cấu nguồn vốn lại chỗ thừa, chỗ thiếu so với chỉ tiêu đề ra, chi phí huy động vốn còn cao… khiến thu nhập ròng từ nguồn vốn huy động (NIM) có xu hướng giảm dần trong các năm vừa qua. Điều này cho thấy, công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu vẫn còn nhiều hạn chế, chưa chủ động khai thác theo nhu cầu vốn từng thời kỳ để tạo ra lợi nhuận tối ưu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản trị nguồn vốn huy động trong ngân hàng, tôi chọn “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu” làm đề tài luận văn của mình, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp đóng góp hữu ích vào công tác quản trị nguồn vốn huy động tại chi nhánh này.
- vi 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn và quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu, qua đó, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng cường công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Một là, hệ thống hóa những lý luận cơ bản liên quan đến công tác quản trị nguồn vốn huy động trong lĩnh vực ngân hàng. Hai là, phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu, từ đó đưa ra những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu. 1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu giai đoạn 2015-2018. 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu Luận văn sử dụng phương pháp, công cụ nghiên cứu định tính. Nghiên cứu các tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá thông tin thu thập được để làm sáng tỏ phần cơ sở lý luận. Nghiên cứu thực tiễn căn cứ vào các báo cáo tài chính, các dữ liệu, số liệu thống kê hàng năm đã được công bố… phản ánh hoạt động huy động vốn phục vụ cho đề tài của luận văn. Trong đó: - Phương pháp thống kê: Thông qua thu thập thông tin, số liệu các tài liệu sơ cấp, thứ cấp từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu, NHNN chi nhánh BRVT, nghiên cứu sách, công văn, quy trình, quy định của
- vii ngành, báo chí, internet, thông tin thống kê nhằm trình bày quá trình quản trị nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn năm 2015- 2018, thiết lập các bảng thống kê những kết quả đạt được, xác định tốc độ tăng trưởng, mức độ hoàn thành về dư nợ, huy động vốn, chi phí vốn, lợi nhuận ... của chi nhánh. Dựa vào nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng theo các tiêu chí cụ thể, xác định nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank BRVT. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập các thông tin, dữ liệu qua quan sát trực tiếp và kinh nghiệm trong quá trình công tác. Tham gia vào các chương trình tọa đàm, hội nghị tại cơ quan, hoặc với các khối khách hàng Trụ sở chính, với Ngân hàng nhà nước Tỉnh và với các cơ quan ban ngành. Qua đó, thu thập thông tin, tài liệu và nhận được các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, các lãnh đạo chi nhánh và trưởng các bộ phận, các phòng ban về hoạt động quản trị nguồn vốn huy động. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Từ thông tin, số liệu và khảo sát thực tế, tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích hoạt động quản trị nguồn vốn huy động trong những điều kiện cụ thể. Qua đó đánh giá thực trạng và tìm nguyên nhân của các hạn chế cần khắc phục đối với công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó, các giải pháp và kiến nghị sẽ được trình bày nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng này. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn vốn huy động trong ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu.
- viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... iv MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... v 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu: ....................................................................v 2. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................... vi 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ vi 2.2. Mục tiêu cụ thể: .............................................................................................. vi MỤC LỤC ............................................................................................................... viii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................... 1 1.1. Ngân hàng thương mại và nguồn vốn của Ngân hàng thương mại: ........... 1 1.1.3. Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại....................................... 3 1.2. Quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại ..............................7 1.2.1. Khái niệm: ..................................................................................................7 1.2.2. Mô hình quản trị nguồn vốn huy động: ......................................................8 1.2.3. Mục tiêu quản trị nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại. ........ 10 1.2.4. Nội dung quản trị nguồn vốn huy động trong ngân hàng thương mại: .... 12 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại:.......................................................................................... 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI VIETINBANK BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2015 – 2018 .. 24 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu (VietinBank BRVT) .............................................................................24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VietinBank BRVT: ..................... 24 2.1.2. Mô hình tổ chức và mạng lưới: ................................................................ 24
- ix 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank BRVT giai đoạn 2015- 2018: .................................................................................................................. 26 2.1.4. Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại VietinBank BRVT: .................. 37 2.2. Thực trạng công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa – Vũng Tàu ...............................................................................................................39 2.2.1. Quy định, quy trình liên quan đến công tác huy động vốn tại VietinBank BRVT: .................................................................................................................. 40 2.2.2. Mô hình quản trị nguồn vốn huy động: .................................................... 43 2.2.3. Quy trình thực hiện: .................................................................................. 44 2.2.4. Tổ chức thực hiện hoạt động huy động vốn tại chi nhánh BRVT ............ 45 2.2.5. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn ............................................ 47 2.3. Ứng dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa Vũng Tàu. ..................................................64 2.3.1. Điểm mạnh (S): ........................................................................................ 64 2.3.2. Điểm yếu (W): .......................................................................................... 68 2.3.3. Cơ hội (O): ................................................................................................ 74 2.3.4. Thách thức (T): ......................................................................................... 75 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI VIETINBANK BÀ RỊA – VŨNG TÀU ..................................... 81 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại VietinBank Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2025 .........................................................................................................81 3.1.1. Định hướng chung: ................................................................................... 81 3.1.2. Định hướng quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa - Vũng Tàu đến 2025 ......................................................................................................... 85 3.2. Các giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn vốn huy động tại VietinBank Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua việc kết hợp các yếu tố trong phân tích SWOT: ..................................................................................................................86 3.2.1. Giải pháp W – O: Khắc phục các điểm yếu để tận dụng các cơ hội ........ 86
- x 3.2.2. Giải pháp W-T: cải thiện các điểm yếu để vượt qua thách thức .............. 91 3.3. Một số kiến nghị ..........................................................................................96 3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và Ngân hàng nhà nước các cấp .................................................................................................................. 96 Để giúp chi nhánh cải thiện cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động, giải quyết bài toán thị phần, cơ quan quản lý nhà nước các cấp và Ngân hàng nhà nước cần: .. 96 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ....................... 97 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 99 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 101
- 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thương mại và nguồn vốn của Ngân hàng thương mại: 1.1.1. Ngân hàng thương mại: Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về Ngân hàng thương mại: Theo Giáo sư Jeff Madura trong quyển Financial Institutions & Markets 10th ed. (Vietnamese) – NXB Cengage Learning: Ngân hàng thương mại là những định chế tài chính trung gian quan trọng nhất, phục vụ với tư cách là các đơn vị thặng dư cung ứng hàng loạt các tài khoản tiền gửi và chuyển giao các khoản ký gửi này đến các đơn vị thâm hụt thông qua việc cho vay trực tiếp hoặc mua các chứng khoán nợ. Theo pháp lệnh “Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” ban hành ngày 24/05/1990 thì “Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Còn theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010 và văn bản số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng thì: NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận, trong đó: hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Qua các khái niệm về ngân hàng thương mại trên, ta có thể nói rằng NHTM là một loại hình doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật, mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
- 2 Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì NHTM cũng ngày càng phát triển theo hướng hoàn thiện hơn và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu. Theo thống kê từ ngân hàng nhà nước, đến 31/12/2018, mạng lưới hệ thống ngân hàng ở Việt Nam gồm 35 NHTM trong nước (trong đó có 31 Ngân hàng TMCP, 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước), 2 ngân hàng đặc biệt thuộc Chính phủ là Ngân hàng chính sách và Ngân hàng phát triển Việt Nam, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 Ngân hàng liên doanh. 1.1.2. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại Nguồn vốn trong NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ (nội tệ và ngoại tệ) mà ngân hàng tạo lập, huy động được để phục vụ cho các hoạt động cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ tài chính ngân hàng. Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay. Vốn tự có được hiểu là phần vốn do ngân hàng tạo lập được thông qua vốn góp của các chủ sở hữu hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Nguồn vốn này mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc để được cấp phép hoạt động. Đây là nguồn vốn ổn định nên một mặt ngân hàng chủ động sử dụng nó vào mục đích kinh doanh của mình, mặt khác lại được coi như tài sản đảm bảo, tạo lòng tin đối với khách hàng và duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Vốn tự có của NHTM được hình thành từ vốn điều lệ hay còn gọi là vốn pháp định, vốn tự có bổ sung từ các quỹ như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… Vốn huy động được hiểu là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế, các cơ quan đoàn thể và các cá nhân trong xã hội. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng được quyền sử dụng đối với nguồn vốn này nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi hoặc khi chủ sở hữu có nhu cầu rút vốn. Nguồn vốn
- 3 này luôn biến động nên ngân hàng không được sử dụng hết mà phải có dự trữ với một tỷ lệ hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn đi vay là loại vốn mà ngân hàng chủ động đi vay với mục đích, thời hạn vay và đối tượng vay khác nhau khi phát sinh tình trạng thiếu vốn trong quá trình kinh doanh. NHTM có thể vay từ Ngân hàng nhà nước (NHNN), vay từ các NHTM khác, hoặc từ các tổ chức tín dụng khác trong hoặc ngoài nước nhằm bổ sung vào vốn hoạt động kinh doanh khi ngân hàng sử dụng hết vốn khả dụng. Dưới góc độ chi nhánh ngân hàng, nhiệm vụ kinh doanh thực thi tập trung vào nguồn vốn huy động. Do đó, bài luận giới hạn phạm vi quản trị đối với nguồn vốn huy động này. 1.1.3. Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại Như đã đề cập ở trên, vốn huy động chính là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế, các cơ quan đoàn thể và các cá nhân trong xã hội. Vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền (nội tệ và ngoại tệ) được hình thành từ hai bộ phận: vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá… Đây là nguồn vốn quan trọng nhất, ảnh hưởng đến quy mô cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đồng thời là cơ sở chính của các khoản vay do đó là nguồn gốc của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng. Mặc dù vậy, vốn huy động từ tiền gửi cũng có những rủi ro nhất định. Nếu ngân hàng không có chiến lược quản trị thanh khoản tốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa thanh khoản vượt mức giới hạn cho phép, hoặc thiếu hụt thanh khoản nếu khách hàng rút vốn hàng loạt cùng lúc, dẫn đến nguy cơ phá sản của ngân hàng và hệ thống ngân hàng. Việc huy động vốn tiền gửi chỉ có thể thực hiện dựa trên sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng dành cho ngân hàng. Vì thế, ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, quy trình huy động và sử dụng vốn tiền gửi cần có sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn cho tài sản của khách hàng.
- 4 1.1.3.1. Vốn huy động từ tiền gửi: Vốn tiền gửi của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế xã hội, dân cư, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác… Trong đó, nguồn tiền gửi từ các doanh nghiệp và dân cư là nguồn huy động quan trọng nhất vì nó là nguồn chủ yếu và mang tính chất lâu dài. Tiền gửi nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, nhu cầu chi tiêu, uy tín thương hiệu, mạng lưới, đa dạng các loại hình huy động, năng lực phục vụ… Lãi suất tiền gửi cao sẽ kích thích các cá nhân, tổ chức gửi tiền và ngược lại lãi suất thấp sẽ khiến họ thay đổi kênh đầu tư khác: mua vàng, ngoại tệ, bất động sản… Các tỉnh, thành phố, địa phương nơi người dân có thu nhập cao, quy mô tiền gửi cũng lớn hơn. Thông thường vào dịp lễ, tết, nhu cầu chi tiêu tăng cao hơn nên tiền gửi sẽ giảm. Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tạo sự thuận tiện, sản phẩm đa dạng, phong phú, năng lực phục vụ tốt cũng quyết định đến quy mô và cơ cấu tiền gửi. Nhược điểm của nguồn tiền gửi là khi khách hàng có yêu cầu thanh toán thì phải phục vụ kịp thời ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn hay tiền gửi tiết kiệm chưa đến hạn. Do vậy, ngân hàng luôn phải đảm bảo tính thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ. Tiền gửi ngân hàng được chia thành các loại sau: Thứ nhất là tiền gửi thanh toán, là tiền của các cá nhân, doanh nghiệp, đoàn thể gửi vào ngân hàng thông qua việc mở tài khoản giao dịch để nhờ ngân hàng giữ, thu tiền (lương, thanh toán từ đối tác…) và cung cấp cho mình những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong phạm vi pháp luật cho phép bao gồm phát hành séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử, phát hành thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế… Lợi ích của ngân hàng là chi phí lãi thấp (tối đa 0.5%/ năm theo quy định hiện hành của NHNN), nếu sử dụng để làm nguồn vốn cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Chi phí vốn thấp cũng giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, đây là loại tiền mà khách hàng có thể gửi tiền vào và rút tiền ra bất cứ lúc nào nên khi ngân hàng sử dụng làm nguồn vốn kinh doanh thì rủi ro cũng rất cao, yêu cầu phải duy trì dự trữ nhiều hơn các loại tiền gửi khác.
- 5 Thứ hai là tiền gửi có kỳ hạn, khi khách hàng xác định cụ thể hoặc dự kiến khoảng thời gian sẽ sử dụng số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán mà mình có, khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn so với lãi suất không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán hiện hành. Theo Thông tư số 49/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2018 quy định về tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng. Khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán của chính khách hàng đó. Như vậy, với sản phẩm này, khách hàng (tổ chức kinh tế, đoàn thể, cá nhân) và ngân hàng ký kết hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, không phát hành sổ/thẻ tiết kiệm, quy định cụ thể số tiền, đồng tiền, kỳ hạn, lãi suất và các thỏa thuận khác… Khách hàng phải có tài khoản thanh toán tại ngân hàng để gửi và nhận thanh toán lãi gốc khi đến hạn. Nguồn vốn này có độ ổn định cao giúp ngân hàng chủ động trong quá trình sử dụng. Thứ ba là tiền gửi tiết kiệm, tương tự như tiền gửi có kỳ hạn, các tầng lớp dân cư có thể gửi số tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng với kỳ hạn hợp lý nhằm mục đích sinh lời và nhu cầu bảo toàn tài sản. Sản phẩm này chỉ dành cho khách hàng cá nhân. Theo Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2018 quy định về tiền gửi tiết kiệm thì: tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Xét theo thời hạn gửi, tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trên thực tế, do lãi suất không kỳ hạn bằng với lãi suất tiền gửi thanh toán nên tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại hiện nay đồng thời là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Nhằm thu hút và mở rộng quy mô tiền gửi tiết kiệm, khuyến khích người dân thay đổi thói quen giữ tiền mặt và vàng tại nhà, đưa tiền vào lưu thông trong nền kinh tế, các ngân hàng hiện nay đang đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng với mức lãi suất hấp dẫn. Mỗi khách hàng có thể mở nhiều sổ tiết kiệm, nhiều kỳ hạn khác nhau. Sổ tiết kiệm này không
- 6 dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ như séc thanh toán nhưng có thể làm cầm cố tại ngân hàng để vay vốn theo quy định của NHTM. Trên thực tế, tiền gửi tiết kiệm thông thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM. Thứ tư là tiền gửi khác: bao gồm các khoản tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, từ kho bạc nhà nước, từ các tổ chức, đoàn thể xã hội. 1.1.3.2. Phát hành giấy tờ có giá Đây là phần vốn mà NHTM có được qua việc phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn, trung hạn và dài hạn như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu … với cam kết hoàn trả gốc và lãi sau thời gian nhất định. Việc phát hành các loại giấy tờ có giá này phải được sự đồng ý của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Giấy tờ có giá bao gồm các loại sau: Thứ nhất là chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit), là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Người sở hữu chứng chỉ này sẽ được hưởng lãi suất và được quyền cho, tặng và chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành. So với tiền gửi tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, có kỳ hạn dài hơn. Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi thường không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau một nửa kỳ hạn (tùy quy định của ngân hàng phát hành), do đó tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm. Thứ hai là kỳ phiếu, khi phát sinh nhu cầu về một khoản tài chính để tài trợ cho các dự án có qui mô lớn, thời hạn dài hoặc tăng qui mô hoạt động của các Ngân hàng hoặc liên doanh với các tổ chức khác mà nguồn vốn vốn hiện tại chưa đáp ứng được, Ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu để tạo nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư cho các hoạt động này sau khi có phê duyệt từ NHNN. Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng.. kỳ phiếu thực hiện tại ngân hàng phát hành kỳ phiếu. Thứ ba là trái phiếu, đây là sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức, trong đó, khách hàng mua một số lượng trái phiếu để được hưởng lãi suất trái phiếu theo quy định, đây thực chất là một giấy nhận nợ của Ngân hàng với khách hàng.
- 7 Khác với kỳ phiếu, trái phiếu muốn phát hành Ngân hàng phải được cấp phép từ NHNN và phải lưu ký tại công ty chứng khoán đại lý. Các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho tặng trái phiếu … đều được thực hiện thông qua tổ chức lưu ký. Trái phiếu thường được phát hành với qui mô lớn và đồng loạt trong cả hệ thống Ngân hàng. Với cách huy động vốn này, ngân hàng có thể tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn. Giấy tờ có giá nói chung mang tính ổn định cao hơn so với tiền gửi do kỳ hạn dài (từ 5 năm trở lên). Chi phí lãi suất cao hơn so với tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn. Mệnh giá (kỳ phiếu, trái phiếu) lớn hoặc yêu cầu số lượng mua tối thiểu nên giới hạn phạm vi đối tượng khách hàng. 1.2. Quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm: Với số vốn điều lệ theo quy định khi thành lập, NHTM chỉ đủ trang trải cho các chi phí cố định chứ chưa đủ vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh nên cần phải huy động thêm từ khách hàng. Đây chính là nghiệp vụ tạo vốn. Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn và là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng, vốn huy động tiền gửi là một bộ phận của nguồn vốn được phản ảnh bên phần tài sản Nợ, do đó quản trị vốn huy động cũng chính là một bộ phận của công tác quản trị Nợ. Theo PGS.TS Trần Huy Hoàng định nghĩa trong giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại – NXB Lao động xã hội năm 2011: Quản trị Nợ là quản trị nguồn vốn phải trả (bao gồm vốn huy động và đi vay…) của ngân hàng nhằm đảm bảo cho ngân hàng luôn có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển một cách hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh khoản ở mức độ chi phí thấp nhất. Vì vậy quản trị nguồn vốn nhằm đảm bảo NH luôn có đủ vốn duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh này và để quản trị tốt nguồn vốn thì Ngân hàng cần phải am hiểu về đặc điểm của từng loại nguồn vốn để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
- 8 Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hà định nghĩa trong tài liệu Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại – NXB Giao Thông Vận Tải năm 2009: Quản trị nguồn vốn huy động của NHTM là việc thiết lập, tổ chức điều hành chiến lược, chính sách, chương trình huy động vốn nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Từ các định nghĩa trên, ta thấy, quản trị nguồn vốn huy động là một bộ phận quan trọng trong quản trị hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiệu quả công tác quản trị nguồn vốn huy động đối với NHTM được hiểu là khả năng đạt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trên cơ sở thiết lập, tổ chức điều hành chiến lược, chính sách, chương trình huy động vốn đó. Đó chính là khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời, đầy đủ, an toàn, và có hiệu quả dựa trên cơ cấu vốn huy động hợp lý với chi phí và rủi ro thấp nhất nhưng cũng đồng thời thỏa mãn về lợi ích của các bên liên quan, đó là ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Thông qua quản trị nguồn vốn huy động, NHTM có thể đo lường được mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với mình, từ đó đưa ra các đề xuất cải tiến để hoàn thiện hơn. 1.2.2. Mô hình quản trị nguồn vốn huy động: 1.2.2.1. Mô hình quản trị nguồn vốn huy động không tập trung: Theo chiến lược quản trị nguồn vốn không tập trung, các Chi nhánh thực hiện quản lý vốn độc lập thông qua hoạt động của phòng đầu mối tại từng Chi nhánh, tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc. Chi nhánh phải mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn. Chiến lược này hoạt động theo cơ chế “nhận - gửi” với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cơ chế 01 giá). Trong chiến lược này, phần chênh lệch giữa TSN-TSC sẽ được điều chuyển giữa Trung tâm vốn (HO) và Chi nhánh. Lãi điều chuyển vốn nội bộ áp dụng cho phần chênh lệch này. Các Chi nhánh hoạt động như một ngân hàng độc lập tự cân đối TSN-TSC. Giám đốc từng Chi nhánh toàn quyền quyết định điều tiết vốn huy động và cho vay tại Chi nhánh. Việc quản lý vốn không tập trung về TSC dẫn đến nhiều khó khăn cho các Chi nhánh, mọi rủi ro lãi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn