intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ứng dụng Stress Testing cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Hệ thống các lý thuyết liên quan đến Stress Testing và tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về Stress Testing; thực hiện Stress Testing đối với các NHTM Việt Nam thông qua đánh giá khả năng vượt qua những cú sốc về rủi ro tín dụng và thị trường của mỗi ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ứng dụng Stress Testing cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG STRESS TESTING CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG STRESS TESTING CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Phương
  4. LỜI CÁM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn cô – PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời tri ân đến các quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh Tế TPHCM, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm học cao học vừa qua. Sau cùng, tôi xin gửi lời đến cha mẹ, người thân trong gia đình và bạn bè đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC VIẾT TẮT TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 2 CHƢƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ STRESS TESTING VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ...................................................................................... 5 2.1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ STRESS TESTING ................................................ 5 2.1.1. Khái niệm Stress Testing ............................................................................... 5 2.1.2. Vai trò của Stress Testing .............................................................................. 6 2.1.3. Các phƣơng pháp thực hiện Stress Testing ................................................. 10 2.2. TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .............................................. 24 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 31 3.1. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 31 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 31 3.2.1. Xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô ................................................................ 32 3.2.2. Dự báo các chỉ số để thực hiện Stress Testing thông qua mô hình satellite 43 3.2.3. Đo lƣờng ảnh hƣởng của các rủi ro ............................................................. 44 3.2.4. Tính khả năng hấp thụ rủi ro từ các cú sốc. ................................................ 47 3.2.5. Tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ................................................................... 48 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 49 4.1. KẾT QUẢ CÁC MÔ HÌNH HỒI QUY ................................................................ 49 4.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN STRESS TESTING ...................................................... 52 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ...................................................................... 59 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Stress Testing đánh giá các sự kiện bất thường nhưng có khả năng xảy ra Hình 2.2: Ứng dụng Stress Testing vào việc phân bổ vốn ngân hàng Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ của Việt Nam Hình 3.2: GDP thực của Việt Nam từ 2000-2012 Hình 3.3: Lạm phát tại Việt Nam từ 2004-2012 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt sự khác biệt giữa phương pháp Top-down và Bottom-up Bảng 3.1: Tóm tắt các kịch bản áp dụng Bảng 4.1: Kết quả đo lường rủi ro lãi suất Bảng 4.2: Kết quả đo lường rủi ro tỷ giá Bảng 4.3: Kết quả đo lường rủi ro tín dụng Bảng 4.4: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu các NHTM tại ngày 31/12/2012 Bảng 4.5: Kết quả tính tổn thất chưa được hấp thụ hết Bảng 4.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trước và sau cú sốc
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT  BCĐKT: Bảng cân đối kế toán  CAR: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu  EAD - Exposure at Default: Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ  GDP: Tổng sản phẩm trong nước  IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế  LGD - Loss Given Default: Tỷ trọng tổn thất ước tính  NHNN: Ngân hàng nhà nước  NHTM: Ngân hàng thương mại  NHTW: Ngân hàng trung ương  PD - Probability of Default: Xác suất khách hàng không trả được nợ  TCTD: Tổ chức tín dụng  Worldbank: Ngân hàng thế giới
  8. 1 TÓM TẮT Trong những năm gần Ďây, Ďặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, NHTW và các cơ quan giám sát tài chính của rất nhiều nước trên thế giới Ďã thực hiện Stress Testing Ďối với hệ thống ngân hàng như là công cụ vĩ mô trong việc phục hồi niềm tin của hệ thống tài chính, tăng tính minh bạch và giảm những bất Ďịnh của thị trường. Từ quan Ďiểm trên, luận văn thực hiện Stress Testing theo phương pháp Top-down Ďể kiểm Ďịnh sức kháng cự của các NHTM Việt Nam trước những biến Ďộng xấu có thể xảy ra của nền kinh tế thông qua Ďánh giá khả năng vượt qua những cú sốc vĩ mô. Kết quả nhiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau tổn thất từ rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng của Ďa số các NHTM Việt Nam Ďều Ďáp ứng quy Ďịnh hiện hành của Chính Phủ.
  9. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần Ďây, Ďặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Stress Testing càng Ďược nhấn mạnh thường xuyên trên các diễn Ďàn nghiên cứu khoa học và các hội thảo về quản lý rủi ro. NHTW và các cơ quan giám sát tài chính của rất nhiều nước trên thế giới Ďã thực hiện Stress Testing Ďối với hệ thống ngân hàng như là công cụ vĩ mô trong việc phục hồi niềm tin của hệ thống tài chính, tăng tính minh bạch và giảm những bất Ďịnh của thị trường. Trong bối cảnh hoạt Ďộng tài chính ngân hàng Việt Nam Ďang từng bước mở cửa sâu rộng với hệ thống tài chính ngân hàng khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng sẽ phát triển nhanh cả theo chiều sâu và chiều rộng. Sự phát triển Ďa dạng các công cụ tài chính và hoạt Ďộng ngân hàng cũng Ďưa các ngân hàng Ďối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, các NHTM Việt Nam rất cần phát triển và áp dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro tiên tiến Ďể nâng cao khả năng phát triển biền vững và chủ Ďộng ứng phó trước những tình huống bất lợi trong tương lai. Hiện nay, Việt Nam Ďã chủ Ďộng Ďề nghị World Bank/IMF triển khai chương trình Ďánh giá ổn Ďịnh tài chính (Financial Stability Assessment Program – FSAP) và Ďịnh hướng phát triển hệ thống ngân hàng theo các chuẩn mực an toàn của Basel 2 (và tiến tới Basel 3) thì chắc chắn Stress Testing là một nội dung không thể không thực hiện. Trên thế giới, Stress Testing Ďược thực hiện rộng rãi tại các NHTW và tư nhân, tuy nhiên chưa có sự quan tâm rõ ràng Ďến phương pháp áp dụng. Hầu hết các cuộc Stress Testing gần Ďây Ďều áp dụng các kỹ thuật dựa trên nghiên cứu học thuật (Blaschke et al., 2001; Jones et al., 2004) hoặc phát triển dựa trên hướng dẫn của NHNN/tổ chức quốc tế (IMF & World Bank, 2005; Čihák, 2007). Tuy nhiên, việc ứng dụng Stress Testing cho hệ thống ngân hàng Ďối với các nước Ďang phát triển như Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do (i) các công cụ ứng dụng Stress Testing còn khá mới mẻ, chưa có tài liệu/hướng dẫn chính
  10. 3 thức về cách thực hiện tại Việt Nam (ii) một số dữ liệu cần thiết Ďể thực hiện Stress Testing không có sẵn hoặc chưa Ďược công bố rộng rãi trên thị trường. Do vậy, cần có những phương pháp thích hợp Ďể khắc phục các vấn Ďề nêu trên khi thực hiện Stress Testing tại các nước Ďang phát triển hoặc không có Ďầy Ďủ dữ liệu thị trường như Việt Nam. Fungáčová & Jakubík (2013) Ďã thực hiện Stress Testing theo phương pháp Top-down Ďối với hệ thống ngân hàng Nga, trong Ďó sử dụng những thông tin liên quan Ďể khắc phục vấn Ďề thiếu dữ liệu. Theo phương pháp trên, luận văn Ďi vào thực hiện Stress Testing Ďể kiểm Ďịnh sức kháng cự của các NHTM Việt Nam trước những biến Ďộng xấu có thể xảy ra của nền kinh tế thông qua Ďánh giá khả năng vượt qua những cú sốc vĩ mô. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Hệ thống các lý thuyết liên quan Ďến Stress Testing và tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về Stress Testing. Thực hiện Stress Testing Ďối với các NHTM Việt Nam thông qua Ďánh giá khả năng vượt qua những cú sốc về rủi ro tín dụng và thị trường của mỗi ngân hàng. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các NHTM Việt Nam theo thống kê của NHNN tại thời Ďiểm 30/06/2013. Phạm vi nghiên cứu: tác giả chọn mẫu dữ liệu khảo sát bao gồm 14 NHTM có báo cáo tài chính năm 2012. Từ Ďó, tác giả thực hiện Stress Testing thông qua Ďo lường tác Ďộng của rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường Ďến thu nhập thuần của các ngân hàng trong năm 2013. 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô tả và sử dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng Ďể dự báo tốc Ďộ tăng trưởng nợ xấu/dư nợ của ngân hàng thông qua tác Ďộng của các biến số vĩ mô. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp Top-down Ďể thực hiện Stress Testing các NHTM Việt Nam, từ Ďó Ďánh giá mức Ďộ tổn thương của từng ngân hàng riêng biệt Ďối với các loại rủi ro trong hoạt Ďộng ngân hàng.
  11. 4 Các chương trình như Microsoft Office Excel, Stata Ďược sử dụng Ďể hỗ trợ tính toán trong nghiên cứu. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn Ďược trình bày theo kết cấu sau:  Chương 1 giới thiệu chung,  Chương 2 giới thiệu khung lý thuyết và các nghiên cứu trước Ďây về Stress Testing,  Chương 3 giới thiệu phương pháp và dữ liệu nghiên cứu,  Chương 4 phân tích các kết quả nghiên cứu,  Chương 5 bao gồm kết luận và hàm ý.
  12. 5 CHƢƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ STRESS TESTING VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Chương này hệ thống những khái niệm cơ bản, hiểu biết chung về Stress Testing và những ứng dụng trong quản lý và kiểm soát rủi ro, những kỹ thuật và cách tiếp cận phổ biến. Phần tiếp theo khái quát các kết quả nghiên cứu Stress Testing trong những năm gần Ďây. 2.1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ STRESS TESTING 2.1.1. Khái niệm Stress Testing Stress Testing là thuật ngữ chỉ các kỹ thuật khác nhau Ďược sử dụng Ďể Ďo lường tính tổn thương của tổ chức tài chính Ďối với các sự kiện bất thường nhưng có thể xảy ra. Các kỹ thuật thực hiện Stress Testing gồm: phân tích Ďộ nhạy Ďơn giản, phân tích kịch bản, phương pháp tổn thất tối Ďa/lý thuyết giá trị cực Ďại (Committee on the Global Financial System, 2000)1. Stress Testing là thuật ngữ mô tả một hệ thống kỹ thuật Ďo lường Ďộ nhạy cảm của một danh mục Ďối với một loạt các cú sốc cực Ďộ nhưng có thể xảy ra trong từng tổ chức tài chính. Đơn giản hơn, thực hiện Stress Testing tức là ước tính thô thay Ďổi trong giá trị của danh mục khi những yếu tố rủi ro (ví dụ: giá tài sản) thay Ďổi lớn. Thuật ngữ ước tính thô Ďược dùng Ďể tránh những nhận Ďịnh cho rằng Stress Testing là công cụ có tính chính xác cao. Stress Testing chỉ Ďơn giản là công cụ phân tích kỹ thuật dùng Ďể tính Ďộ nhạy. Quá trình Stress Testing không chỉ là việc áp dụng một loạt các công thức vào những bảng số liệu mà còn bao gồm một loạt các Ďánh giá và giả Ďịnh cho kết quả có ý nghĩa giống những phương pháp tính toán khác. Mỗi giả Ďịnh, cách tổng hợp hoặc phân tích thực hiện trong quá trình có thể Ďưa ra kết quả sai với lệch lớn, do vậy cần cẩn trọng khi ước tính và giải thích kết quả nghiên cứu (Jones et al., 2004). 1 Chi tiết tại mục 2.1.3.1.
  13. 6 Stress Testing là thuật ngữ chung bao gồm nhiều kỹ thuật Ďể Ďánh giá sức chịu Ďựng Ďối với những sự kiện cực Ďộ. Thực hiện Stress Testing Ďể Ďánh giá tính ổn Ďịnh của một ngân hàng hoặc cả hệ thống ngân hàng. Stress Testing thường Ďặt các ngân hàng vào những những thử nghiệm vượt sức chịu Ďựng thông thường có thể gây ra Ďổ vỡ Ďể quan sát kết quả. Trong các lý thuyết tài chính, Stress Testing thường Ďược thực hiện ở cấp Ďộ danh mục, nhưng gần Ďây Stress Testing Ďược thực hiện cho toàn ngân hàng, hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính (Čihák; 2007). Stress Testing là một kỹ thuật mô phỏng, Ďược sử dụng Ďể xác Ďịnh phản ứng của các tổ chức tài chính khác nhau dưới tác Ďộng của các giả Ďịnh bất thường nhưng có khả năng xảy ra thông qua một loạt các kiểm Ďịnh. Ở cấp Ďộ từng tổ chức, kỹ thuật Stress Testing cung cấp phương pháp Ďịnh lượng ảnh hưởng của những thay Ďổi của một số yếu tố rủi ro lên danh mục nợ và tài sản của tổ chức. Ví dụ, thực hiện Stress Testing ở mức danh mục Ďưa ra ước lượng thô Ďối với giá trị của danh mục sử dụng một loạt các sự kiện bất thường nhưng hợp lý trong thị trường bất ổn. Tuy nhiên, một trong những giới hạn của kỹ thuật này là Stress Testing không tính Ďến xác suất xảy ra các sự kiện bất thường. Vì vậy các kỹ thuật khác, ví dụ như mô hình VAR (value at risk), v.v… Ďược sử dụng Ďể hỗ trợ khi thực hiện ST. Những kiểm Ďịnh này giúp quản lý rủi ro trong một tổ chức tài chính Ďể Ďảm bảo phân chia vốn tối ưu thông qua dạng rủi ro (risk profile) của tổ chức Ďó. Ở cấp Ďộ toàn hệ thống, Stress Testing Ďược thiết kế chủ yếu Ďể Ďịnh lượng những thay Ďổi có thể xảy ra trong môi trường kinh tế Ďối với hệ thống tài chính. Thực hiện Stress Testing ở cấp Ďộ hệ thống giúp cung cấp thông tin về Ďộ nhạy của toàn bộ hệ thống tài chính Ďối với một số yếu tố rủi ro. Những kiểm Ďịnh này giúp các cơ quan chức năng xác Ďịnh tính dễ tổn thương của cấu trúc và Ďộ nhạy toàn bộ rủi ro có thể gây ra sự Ďổ vỡ của thị trường tài chính, Ďặc biệt là từ ảnh hưởng bên ngoài và các thất bại thị trường (Bangladesh Bank, 2010). 2.1.2. Vai trò của Stress Testing Stress Testing là công cụ quản trị rủi ro Ďược sử dụng Ďể Ďánh giá các ảnh hưởng trong tương lai Ďối với một ngân hàng khi xảy ra một sự kiện riêng biệt hoặc
  14. 7 một loạt các biến Ďộng tài chính. Theo Ďó, Stress Testing Ďược xem là công cụ Ďể hỗ trợ các mô hình thống kê như VaR (Value at Risk). Nhiều cuộc khảo sát Ďược thực hiện cho thấy khả năng ứng dụng rộng rãi của Stress Testing (Committee on the Global Financial System, 2005):  Đo lƣờng ảnh hƣởng của các sự kiện bất thƣờng nhƣng có khả năng xảy ra Trong khi mô hình VaR sử dụng dữ liệu lịch sử về giá, không bao gồm biến Ďộng giá lớn hoặc các sự kiện trong tương lai, Stress Testing mô phỏng hoạt Ďộng của danh mục trong cả thời kỳ biến Ďộng. Theo Ďó, Stress Testing cung cấp các thông tin về các rủi ro không Ďược phát hiện khi sử dụng mô hình VaR. Hình 2.1: Stress Testing đánh giá các sự kiện bất thường nhưng có khả năng xảy ra  Nắm bắt dạng rủi ro của ngân hàng Ngân hàng thực hiện Stress Testing Ďể xác Ďịnh tốt hơn dạng rủi ro. Thực hiện Stress Testing cho thấy Ďộ nhạy của từng loại rủi ro có thể nhỏ nhưng tổng hợp lại sẽ gây ảnh hưởng lớn Ďến hoạt Ďộng. Stress Testing cho thấy vị thế có thể bù trừ lẫn nhau. Ngoài ra, ngân hàng sử dụng Stress Testing – chủ yếu là phân tích Ďộ nhạy – Ďể tính toán Ďộ nhạy của danh mục Ďối với thay Ďổi của các yếu tố rủi ro, ví dụ: lãi suất tăng. Một vài ngân hàng sử dụng Stress Testing Ďể xác Ďịnh phân phối Ďược giả Ďịnh trong mô hình VaR. Nếu tổn thất từ Stress Testing lớn hơn từ VaR, nhà quản lý nên Ďiều chỉnh giả Ďịnh.
  15. 8 Ngân hàng cũng sử dụng Stress Testing Ďể Ďánh giá rủi ro mà VaR bị giới hạn. Ví dụ: tại thị trường mà ảnh hưởng của các cú sốc giá cả là phi tuyến tính, ví dụ: quyền chọn. Stress Testing Ďược sử dụng Ďể Ďặt ra các giới hạn trong những trường hợp bất thường nhưng ít xảy ra trong quá khứ, ví dụ ở chế Ďộ Ďồng tiền cố Ďịnh. Nhà quản lý rủi ro sẽ thấy hữu ích khi có những giới hạn hoặc những yêu cầu giám sát khi không có dữ liệu lịch sử. Do vậy Stress Testing củng cố khung lý thuyết quản trị rủi ro của ngân hàng.  Phân bổ nguồn vốn: Tại một số ngân hàng, Stress Testing Ďược sử dụng bởi chuyên gia quản trị rủi ro như là quyết Ďịnh sẽ chịu rủi ro bao nhiêu và xác Ďịnh ngân hàng Ďang ở mức dễ tổn thương nào. Nói cách khác, Stress Testing giúp các nhà quản trị rủi ro Ďánh giá sức chịu Ďựng rủi ro ở mức toàn ngân hàng hoặc từng bộ phận và chỉ rõ nhiều rủi ro kết hợp lại sẽ gây ra tổn thất lớn hơn. Điều này dẫn Ďến quyết Ďịnh phân bổ vốn trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp phân bổ vốn trực tiếp gồm 2 phương pháp. Phương pháp Ďầu tiên xây dựng kịch bản dựa trên cấu trúc ngân hàng và sắp xếp dựa vào sự thích Ďáng và có khả năng xảy ra. Dựa trên kết quả tính toán, quyết Ďịnh phân bổ vốn Ďược Ďưa ra (bên trái hình 2.2). Phương pháp thứ hai tập trung Ďưa ra các kịch bản bất lợi, dựa vào khả năng ứng dụng kịch bản và mức Ďộ thiệt hại Ďể Ďưa ra quyết Ďịnh phân chia vốn. Quy trình này có mục tiêu rõ ràng hơn, mặc dù vậy vẫn có những hạn chế do dữ liệu lịch sử không Ďủ dài. Nhưng thậm chí khi Ďã có nhiều yếu tố Ďịnh lượng, vẫn chưa có công thức cụ thể cho phân bổ vốn. Phương pháp phân bổ vốn gián tiếp: Stress Testing Ďược sử dụng như là công cụ phân tích Ďể xác Ďịnh sự an toàn của việc thiết lập giới hạn và ấn Ďịnh vốn trong các danh mục và toàn ngân hàng (bên phải hình 2.2). Do vậy, trong khi các phương pháp khác, ví dụ như VaR Ďược sử dụng khi bắt Ďầu phân bổ vốn, Stress Testing Ďược sử dụng Ďể chắc chắn rằng các xem xét trên là thích Ďáng. Nhiều ngân hàng cho rằng Stress Testing giúp thay Ďổi chính sách và Ďộ nhạy rủi ro ngân hàng.
  16. 9 Hình 2.2: Ứng dụng Stress Testing vào việc phân bổ vốn ngân hàng  Đánh giá rủi ro ngân hàng Một trong những cải tiến khi thực hiện Stress Testing là ứng dụng vào kế hoạch của ngân hàng. Sự kiện xấu Ďược xem xét trong bối cảnh thay Ďổi trong giá trị các khoản mục trong và ngoài BCĐKT và ảnh hưởng Ďến nguồn doanh thu trong các năm tiếp theo. Điều này giúp xác Ďịnh những sự kiện là mối Ďe dọa Ďến hoạt Ďộng kinh doanh và hỗ trợ vốn khi nào thích hợp. Ví dụ, lãi suất ngắn hạn thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng Ďến lợi nhuận. Stress Testing cũng Ďược sử dụng Ďể Ďánh giá và củng cố kế hoạch kinh doanh mới. Thường là Ďánh giá ảnh hưởng của sự kiện Ďến thu nhập lãi của ngân hàng. Stress Testing là công cụ thông tin hữu hiệu của nhà quản trị rủi ro. Trong bối cảnh này, Stress Testing ưu Ďiểm hơn so với phương pháp VaR trong việc xác Ďịnh các tổn thất lớn khi phát sinh các sự kiện hơn là chỉ tập trung phân tích các tổn thất lớn như là kết quả của các phân phối thống kê. Stress Testing giúp hiểu rõ hơn bản chất rủi ro trong ngành ngân hàng và giúp nhà quản trị và các cơ quan giám sát Ďịnh lượng ảnh hưởng của các sự kiện cho trước. Tóm lại, các quốc gia thực hiện Stress Testing sẽ Ďạt Ďược nhiều lợi ích. Stress Testing hệ thống tài chính cung cấp thông tin về hành vi của hệ thống tài chính dưới những cú sốc cực Ďộ có thể xảy ra giúp các nhà hoạch Ďịnh chính sách Ďánh giá tầm quan trọng của tính dễ tổn thương của hệ thống. Giá trị tăng thêm của Stress Testing xuất phát từ quá trình Ďưa ra dự báo vĩ mô, tập trung vào toàn bộ hệ thống tài chính và Ďưa phương pháp chung Ďánh giá Ďộ nhạy rủi ro của các tổ chức. Stress Testing
  17. 10 hệ thống bổ sung cho Stress Testing thực hiện bởi từng tổ chức và Ďóng vai trò kiểm tra chéo cho các phương pháp phân tích khác. Thông tin từ Stress Testing hệ thống giúp xác Ďịnh Ďiểm yếu trong việc thu thập dữ liệu, hệ thống báo cáo và quản trị rủi ro. Quá trình này giúp các cơ quan giám sát và tổ chức tham gia tăng chuyên môn trong quản trị rủi ro, giúp các tổ chức hợp tác nhiều hơn và hiểu rộng hơn về rủi ro. Điều này giúp hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế vĩ mô. 2.1.3. Các phƣơng pháp thực hiện Stress Testing 2.1.3.1. Phƣơng pháp phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản Các khái niệm thường Ďược Ďưa ra Ďể phân biệt phương pháp phân tích Ďộ nhạy và kịch bản như sau2: Phương pháp phân tích Ďộ nhạy Ďo lường thay Ďổi giá trị của danh mục từ các cú sốc với mức Ďộ khác nhau. Phương pháp này xem xét riêng biệt ảnh hưởng của từng loại rủi ro và không tính Ďến mối liên hệ giữa các yếu tố rủi ro. Ví dụ: các cú sốc là lãi suất thay Ďổi 1% và 2%, ảnh hưởng của cú sốc chỉ tác Ďộng Ďến biến phụ thuộc (nguồn vốn, …) nhưng không tính tác Ďộng của việc thay Ďổi lãi suất Ďến tỷ lệ nợ xấu hoặc tỷ giá hối Ďoái. Trong khi Ďó phương pháp phân tích kịch bản tính tác Ďộng của 1 yếu tố rủi ro Ďến các yếu tố rủi ro khác hoặc các rủi ro xảy ra Ďồng thời hoặc kết hợp cả 2 trường hợp trên. Stress Testing Ďược thực hiện dựa trên kịch bản Ďược xây dựng dựa trên những sự kiện thị trường nổi bật trong quá khứ (kịch bản quá khứ) hoặc dựa trên hệ quả của sự kiện thị trường hợp lý chưa xảy ra (kịch bản giả thiết). Ngoài ra, phương pháp kịch bản với giá trị cực Ďại/ tổn thất tối Ďa cũng Ďược sử dụng Ďể thực hiện Stress Testing. Phương pháp này Ďo lường thay Ďổi yếu tố rủi ro trong trường hợp xấu nhất, ví dụ ngân hàng bị mất toàn bộ nguồn vốn. 2.1.3.2. Phƣơng pháp Top-down và Bottom-up Stress Testing có thể Ďược thực hiện thông qua 2 phương pháp. Phương pháp Ďầu tiên Ďược gọi là phương pháp từ trên xuống (Top-down), phương pháp thứ hai 2 Bangladesh Bank (2010)
  18. 11 là phương pháp từ dưới lên (Bottom-up). Siregar et al. (2011) Ďưa ra những khái niệm giúp phân biệt hai phương pháp này: Phương pháp Top-down Ďược thực hiện bởi các cơ quan giám sát. Dựa trên số liệu báo cáo của các ngân hàng, cơ quan giám sát sẽ áp dụng các kịch bản khác nhau Ďể Ďánh giá mức Ďộ tổn thương của hệ thống hoặc từng ngân hàng riêng. Cách làm này cho phép cơ quan quản lý so sánh Ďược các kết quả của các ngân hàng với nhau. Phương pháp Bottom-up sẽ do từng ngân hàng tự thực hiện theo các kịch bản do cơ quan quản lý quy Ďịnh hoặc các kịch bản Ďặc thù riêng. Ưu Ďiểm của cách làm này là dữ liệu Ďầy Ďủ, hiểu rõ về rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản của từng ngân hàng. Tuy nhiên, do sự khác biệt về mô hình thực hiện và tính chất hoạt Ďộng khác nhau của các ngân hàng, việc so sánh các kết quả của các ngân hàng sẽ có những hạn chế nhất Ďịnh. Bảng 2.1: Tóm tắt sự khác biệt giữa phương pháp Top-down và Bottom-up Top-down Bottom-up Từng ngân hàng tự xây dựng công cụ Tổ chức NHTW/Cơ quan giám sát riêng của mình hoặc sử dụng các mô thực hiện hình nội bộ Sử dụng dữ liệu tổng hợp của Sử dụng dữ liệu danh mục Ďầu tư/kinh Dữ liệu từng ngân hàng hoặc dữ liệu doanh của ngân hàng, hoặc dữ liệu về toàn hệ thống khách hàng của từng ngân hàng Đánh giá tác Ďộng của từng Đánh giá tác Ďộng của kịch bản Ďối kịch bản Ďối các khoản mục với tình hình tài chính của từng khách Phân tích của cả hệ thống hoặc từng ngân hàng, sau Ďó tổng hợp tác Ďộng Ďể tác Ďộng hàng, và Ďánh giá các trạng xem xét mức Ďộ ảnh hưởng vào danh thái vốn mục và vốn của ngân hàng. Sử dụng hiệu quả khi Ďánh giá Do Ďược thiết kế riêng cho từng ngân rủi ro tín dụng. hàng, và có nhiều dữ liệu hơn, nên Ưu Ďiểm Cho phép so sánh các ngân phản ánh tốt hơn Ďối với rủi ro thị hàng và có thể Ďánh giá Ďược trường và rủi ro thanh khoản ở từng tác Ďộng lan truyền. ngân hàng Nhược Không phản ánh rõ Ďược tình Khó khăn trong việc so sánh kết quả Ďiểm trạng rủi ro từng ngân hàng của các ngân hàng với nhau. Nguồn: Subhaswadikul (2010) & Zhu (2010)
  19. 12 Một vài NHTW sử dụng kết hợp phương pháp Top-down và Bottom-up, như NHTW Hy Lạp (Faidon, 2006), NHTW Hà Lan (End et al., 2006). 2.1.3.3. Phƣơng pháp thực hiện Stress Testing theo từng loại rủi ro Những rủi ro phổ biến khi thực hiện Stress Testing gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, …), rủi ro thanh khoản, rủi ro lan truyền liên ngân hàng. Mỗi rủi ro Ďặc thù trong hoạt Ďộng ngân hàng cần có những kỹ thuật thực hiện Stress Testing khác nhau. a) Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro mà Ďối tác hoặc người giao ước sẽ không thực hiện Ďược hợp Ďồng pháp lý. Nó tập trung vào rủi ro mà dòng tiền của tài sản sẽ không Ďược trả Ďủ, theo Ďiều khoản hợp Ďồng (Blaschke et al., 2001). Có rất nhiều phương pháp Ďể Ďo lường rủi ro tín dụng, một số phương pháp tiêu biểu gồm: Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng dựa trên mức dự phòng (Bangladesh Bank, 2010). Phương pháp này Ďược thực hiện thông qua Ďánh giá ảnh hưởng của sự gia tăng nợ xấu (NPL) của ngân hàng/tổ chức tài chính và từ Ďó làm gia tăng các khoản dự phòng tương ứng.  Tăng tỷ lệ nợ xấu theo một tỷ lệ giả Ďịnh (%) và theo Ďó là tăng trích lập dự phòng rủi ro tương ứng. Phần nợ xấu tăng thêm này Ďược chuyển thẳng sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), phải trích lập dự phòng 100%.  Chuyển nhóm phân loại nợ xấu theo tỷ lệ giả Ďịnh và hệ quả là tăng trích lập dự phòng rủi ro. Các phần nợ chuyển nhóm phải tăng trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ tương ứng. Ví dụ: 50% nợ cần chú ý Ďược chuyển thành nợ dưới tiêu chuẩn, 50% nợ dưới tiêu chuẩn Ďược chuyển thành nợ nghi ngờ và 50% nợ nghi ngờ chuyển thành nợ có khả năng mất vốn  Giảm giá phát mãi tài sản thế chấp theo một tỷ lệ giả Ďịnh. Theo Ďó, phần trích lập dự phòng cũng tăng lên.  Tăng tỷ lệ nợ xấu của vài khu vực (ví dụ ngành may mặc) và tăng khoản dự phòng tương ứng. Ví dụ: tăng tỷ lệ nợ xấu lên 5%, phải dự phòng 100% Ďối với 1 hoặc 2 khu vực.
  20. 13  Tăng tỷ lệ nợ xấu do một lượng KH vay lớn nhất không trả Ďược nợ và làm tăng khoản dự phòng tương ứng. Ví dụ: tăng tỷ lệ nợ xấu lên 5%, phải dự phòng 100% Ďối với 10 KH vay lớn nhất.  Sự kiện cực Ďộ: tăng tỷ lệ phần trăm của tỷ lệ nợ xấu, toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng Ďược sử dụng hết Ďể bù Ďắp khoản gia tăng dự phòng do tổn thất tín dụng. Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB (Basel II): các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ Ďể xác Ďịnh tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác Ďịnh các biến số như xác suất khách hàng không trả Ďược nợ (PD), tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD), tổng dư nợ của khách hàng tại thời Ďiểm khách hàng không trả Ďược nợ (EAD). Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác Ďịnh Ďược tổn thất kỳ vọng (EL) dựa trên công thức sau: EL = PD x EAD x LGD Thứ nhất, PD: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ Ďã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi Ďược. Theo yêu cầu của Basel II, Ďể tính toán Ďược nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước Ďó. Những dữ liệu Ďược phân theo 3 nhóm sau: - Nhóm dữ liệu tài chính liên quan Ďến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các Ďánh giá của các tổ chức xếp hạng - Nhóm dữ liệu Ďịnh tính phi tài chính liên quan Ďến trình Ďộ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành,… - Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan Ďến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả Ďược nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi… Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình Ďịnh sẵn, từ Ďó tính Ďược xác xuất không trả Ďược nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường Ďược xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2