intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh kế đồng bào dân tộc Kh’mer xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

49
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra, khảo sát thực tế để đánh giá các mô hình sinh kế và kết quả sinh kế của đồng bào dân tộc Kh’mer tại điểm nghiên cứu, từ đó có thể phát hiện và xác định những lý do có thể dẫn tới việc thoát nghèo của nông hộ, làm cơ sở cho các kiến nghị chính sách để cải thiện sinh kế cho hộ gia đình Kh’mer tại điểm nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh kế đồng bào dân tộc Kh’mer xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- VÕ HOÀNG THƠ ĐỀ TÀI SINH KẾ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KH’MER TẠI XÃ THAM ĐÔN, HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH KẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- VÕ HOÀNG THƠ SINH KẾ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KH’MER TẠI XÃ THAM ĐÔN, HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 7701240082 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH KẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Sinh kế đồng bào dân tộc Kh’mer xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát tình hình thực tiễn nông hộ, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Tiến Khai. Các số liệu được sử dụng trong luận văn từ số liệu thứ cấp của địa phương và số liệu sơ cấp được khảo sát ở nông hộ trên địa bàn 03 ấp của xã Tham Đôn. Kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất lỳ luận văn nào trước đây.
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ............................................................... 3 CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu................................................................................................. 1 1.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 CHƢƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................ 4 2.1 Sinh kế ................................................................................................................... 4 2.1.1 Định nghĩa .......................................................................................................... 4 2.1.2 Các nhân tố sinh kế chính .................................................................................. 6 2.1.2.1 Tài sản sinh kế ................................................................................................. 6 2.1.2.2 Chiến lược sinh kế........................................................................................... 8 2.1.2.3 Kết quả sinh kế ................................................................................................ 8 2.1.3 Các yếu tố của chiến lược sinh kế ...................................................................... 8 2.1.4 Hệ thống các chiến lược sinh kế hộ ................................................................. 10 2.2 Các nghiên cứu có liên quan ............................................................................. 102 CHƢƠNG III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 19 3.1 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 2019 3.2 Khung phân tích ................................................................................................ 210 3.2.1 Tài sản sinh kế .................................................................................................. 21 3.2.1.1 Vốn con người (H): ....................................................................................... 21
  5. 3.2.1.2 Vốn xã hội (S): .............................................................................................. 21 3.2.1.3 Vốn tự nhiên (N): ........................................................................................ 222 3.2.1.4 Vốn vật chất (P): ........................................................................................... 22 3.2.1.5 Vốn tài chính (F): .......................................................................................... 22 3.2.2 Chiến lược sinh kế............................................................................................ 22 3.2.3 Kết quả sinh kế ............................................................................................... 233 3.3 Phương pháp lấy mẫu. ......................................................................................... 23 3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu. .................................................................................... 23 3.3.2 Chọn mẫu điều tra ............................................................................................ 23 3.3.3 Thu thập số liệu .............................................................................................. 266 3.3.3.1 Số liệu thứ cấp:.............................................................................................. 26 3.3.3.2 Số liệu sơ cấp: ............................................................................................... 26 CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 29 4.1 Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu .................................................................. 29 4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 29 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 30 4.1.2.1 Sản xuất nông nghiệp .................................................................................... 30 4.1.2.2 Văn hóa - xã hội ............................................................................................ 31 4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 31 4.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 32 4.2.1 Nguồn vốn sinh kế của hộ đồng bào Kh’mer tại xã Tham Đôn ...................... 32 4.2.1.1 Vốn con người ............................................................................................... 32 4.2.1.1.1 Quy mô hộ gia đình .................................................................................... 33
  6. 4.2.1.1.2 Giáo dục và trình độ học vấn ..................................................................... 35 4.2.1.1.3 Khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp .............................................. 36 4.2.1.1.4 Tình trạng sức khỏe và khả năng lao động ................................................ 38 4.2.1.2 Vốn xã hội ..................................................................................................... 39 4.2.1.3 Vốn tự nhiên .................................................................................................. 42 4.2.1.4 Vốn vật chất .................................................................................................. 45 4.2.1.5 Vốn tài chính ................................................................................................. 47 4.2.2 Bối cảnh dễ bị tổn thương và sự hỗ trợ của Chính phủ cho sinh kế ................ 50 4.2.2.1 Bối cảnh dễ bị tổn thương ............................................................................ 50 4.2.2.1.1 Sự thay đổi thời tiết khí hậu ....................................................................... 50 4.2.2.1.2 Thay đổi trong thu nhập và chi tiêu ........................................................... 51 4.2.2.2 Các chính sách và sự hỗ trợ của Chính phủ .................................................. 51 4.2.4 Kết quả sinh kế ................................................................................................. 54 4.2.4.1 Thu nhập của hộ gia đình .............................................................................. 54 4.2.4.2 Chi tiêu của hộ gia đình ................................................................................ 57 4.2.5 Tích lũy của hộ ................................................................................................. 58 4.2.6 Hoạt động cải thiện chiến lược sinh kế ............................................................ 58 CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 61 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 61 5.2 Đề xuất ................................................................................................................ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
  7. Bảng 4.1 Phân loại hộ nghiên cứu ............................................................................ 32 Bảng 4.2 Quy mô hộ gia đình, số lao động chính, tỷ lệ giới tính và cấu trúc theo nhóm tuổi................................................................................................................... 33 Bảng 4.3 Giáo dục và trình độ học vấn của hộ (%) .................................................. 35 Bảng 4.4 Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (%) .............................................. 36 Hình 4.1 Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp ...................................................... 37 Bảng 4.5 Tình trạng sức khỏe (%) ............................................................................ 38 Bảng 4.6 Vai trò của các tổ chức xã hội với cộng đồng (% số hộ phỏng vấn biết tên tổ chức) ...................................................................................................................... 40 Bảng 4.7 Vai trò của các nguồn thông tin (%) .......................................................... 41 Bảng 4.8 Tình hình đất đai của hộ gia đình .............................................................. 44 Bảng 4.9 Tài sản phục vụ sinh hoạt .......................................................................... 46 Bảng 4.10 Tài sản phục vụ sản xuất.......................................................................... 47 Bảng 4.11 Tình hình vốn và các nguồn vốn vay của hộ ........................................... 48 Bảng 4.12 Chiến lược sinh kế ................................................................................... 53 Hình 4.2 Cơ cấu nguồn thu của hộ (%) ..................................................................... 54 Bảng 4.13 Giá trị các nguồn thu theo nhóm hộ (1.000VNĐ) ................................... 55 Hình 4.3 Cơ cấu nguồn thu của từng nhóm hộ ......................................................... 56 Bảng 4.14 Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ (%) ....................................................... 57 Bảng 4.15 Tích lũy của các nhóm hộ (1000VNĐ/hộ/năm) ...................................... 58
  8. 1 CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU 1.1 Vấn đề nghiên cứu Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu, tiếp giáp Biển đông với 72 Km bờ biển, có diện tích tự nhiên 3.311 km2; đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 318.073 hộ với 1.307.749 người, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 64,24%, dân tộc Kh’mer chiếm 30,7%, dân tộc Hoa 5,02% và dân tộc khác chiếm 0,04%. Đối với đồng bào dân tộc Kh’mer tập quán sinh sống chủ yếu tập trung trên cát giồng phù sa và phân bố khắp địa bàn tỉnh, đan xen với dân tộc Kinh, Hoa; trong đó tập trung nhiều ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Châu Thành, Long Phú. Đời sống kinh tế chủ yếu của đồng bào Kh’mer là sản xuất nông nghiệp, một số vùng chuyên canh trồng lúa, hoa màu. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính, một số vùng còn có các hoạt động kinh tế khác như tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Các vùng ven biển như Vĩnh Châu, Long Phú, Trần Đề do nhiễm mặn canh tác lúa không hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng chăn nuôi bò sữa ở Mỹ Xuyên, Mỹ Tú; làng nghề đan đát ở Phú Tân huyện Châu Thành. Ngoài các hoạt động kinh tế nêu trên, đồng bào dân tộc Kh’mer Sóc Trăng còn tham gia làm việc tại các cở sở sản xuất kinh doanh, các công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh. Từ nhiều năm nay Chính phủ có nhiều chương trình, những chính sách quan tâm hỗ trợ đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số như: Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2007/QĐ- TTg, Quyết định số 74/1998/QĐ-TTg, Quyết định số 167/1998/QĐ-TTg. Mục đích của các chương trình, dự án này nhằm giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần giảm bớt sự chênh lệch trong đời sống xã hội. Với sự nỗ lực và quyết tâm, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những kết quả trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 64,4% năm 1992 xuống còn 28,53% vào năm 2010, đến năm 2014 toàn tỉnh có 39.717 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
  9. 2 12,49%, trong đó hộ Kh’mer 18.960, chiếm tỷ lệ 19,50%. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào kết quả giảm nghèo của tỉnh có thể thấy rằng tuy số hộ thoát nghèo khá cao nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao 41.753, chiếm 13,13%, trong đó hộ Kh’mer 17.504, chiếm tỷ lệ 18%. Đối với Tham Đôn là một xã nằm ở phía Nam, huyện Mỹ Xuyên cách Thành phố Sóc Trăng 20km và cách trung tâm huyện 10km. Là một trong những xã có đông đồng bào dân tộc Kh’mer đời sống còn nhiều khó khăn. Diện tích tự nhiên 4.689,15 ha, diện tích canh tác nông nghiệp là 3.871 ha; xã có 14 ấp, với tổng số hộ dân trong toàn xã là 3.961, với 18.065 người, trong đó dân tộc Kinh 1.060 hộ với 4.835 người, chiếm tỷ lệ 26,76%; dân tộc Kh’mer 2.786hộ với 12.687 người, chiếm tỷ lệ 70,22%; dân tộc Hoa 115 hộ, với 543 người, chiếm tỷ lệ 3,02%. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã còn khá cao, hiện có 770 hộ chiếm 19,43%, trong đó hộ Kh’mer chiếm trên 20% số hộ Kh’mer trong toàn xã. Đối với đồng bào dân tộc Kh’mer Sóc Trăng nói chung và xã Tham Đôn nói riêng thì sinh kế chính của họ chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 93,91%. Tuy nhiên với những hạn chế khác nhau trong việc tiếp thu những kiến thức và áp dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc Kh’mer đem lại hiệu quả kinh tế không cao. Bên cạnh đó, những năm gần đây với sự biến đổi bất thường của thời tiết khí hậu cùng với dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sản xuất, chăn nuôi khiến cho đời sống của người dân nông thôn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Xuất phát từ tình hình trên, vấn đề đặt ra là tìm hiểu các nguồn sinh kế chính của đồng bào dân tộc Kh’mer là gì? sự khác nhau về sinh kế giữa các nhóm hộ; thuận lợi, khó khăn của đồng bào Kh’mer trong tiếp cận các nguồn sinh kế và chiến lược sinh kế của họ như thế nào? Từ đó phát hiện những nhân tố nào có thể giúp hộ cải thiện sinh kế, thoát nghèo góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Kh’mer đây là những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Do đó,
  10. 3 việc nghiên cứu đề tài “Sinh kế đồng bào dân tộc Kh’mer xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” là cần thiết. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu Sinh kế chính của đồng bào dân tộc Kh’mer ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là gì? Sự khác nhau về sinh kế và những thuận lợi, khó khăn của các nhóm hộ Kh’mer trong tiếp cận các nguồn vốn sinh kế là gì? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra, khảo sát thực tế để đánh giá các mô hình sinh kế và kết quả sinh kế của đồng bào dân tộc Kh’mer tại điểm nghiên cứu, từ đó có thể phát hiện và xác định những lý do có thể dẫn tới việc thoát nghèo của nông hộ, làm cơ sở cho các kiến nghị chính sách để cải thiện sinh kế cho hộ gia đình Kh’mer tại điểm nghiên cứu. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến đời sống và chiến lược sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Kh’mer tại điểm nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu: Phân tích các tài sản sinh kế; các chính sách và bối cảnh dễ gây tác động tổn thương; phân tích các chiến lược sinh kế của hộ gia đình Kh’mer; hoạt động sinh kế và kết quả của hoạt động sinh kế; đề xuất các hoạt động và chính sách tác động để cải thiện kết quả sinh kế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ Kh’mer tại điểm nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu dự định được thực hiện tại 3 ấp của xã tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
  11. 4 CHƢƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1 Sinh kế 2.1.1 Định nghĩa Sinh kế là một khái niệm được sử dụng ngày càng nhiều trong phân tích về nghèo đói và phát triển nông thôn, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về định nghĩa này. Theo từ điển Oxford sinh kế có nghĩa là “phương tiện để sinh sống, phương tiện để hỗ trợ cho cuộc sống và các sinh hoạt”, điều này cho thấy nó không phải đồng nghĩa với thu nhập vì nó hướng đến cách thức sinh sống và tồn tại chứ không chỉ là kết quả thu nhập nhận được. Tuy nhiên trong thực tế khi nghiên cứu ở lĩnh vực phát triển nông thôn, để hiểu về sinh kế không phải là điều đơn giản. Do sự khác biệt về các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và thể chế nông thôn nên các khái niệm về sinh kế có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có một định nghĩa phổ biến theo Chambers và Conway (1992) “Một sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (cả về vật chất và các nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống. Một sinh kế được gọi là bền vững khi nó có thể ứng phó và khôi phục từ những căng thẳng và những cú sốc, duy trì hay tăng cường năng lực và tài sản của mình trong khi không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp, cung cấp lợi ích ròng đến sinh kế khác ở cấp địa phương và toàn cầu trong ngắn hạn và dài hạn”. Tính quan trọng của định nghĩa sinh kế này là hướng sự chú ý đến các liên kết giữa các tài sản hộ gia đình, các chiến lược (hoạt động) và kết quả là dưới ảnh hưởng của môi trường trung gian. Căn cứ vào định nghĩa trên, nhiều mô hình và khung phân tích sinh kế đã được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu. Theo Scoones (1998): “những câu hỏi quan trọng để hỏi trong bất kỳ phân tích sinh kế bền vững là – Với một bối cảnh cụ thể (của chính sách, chính trị, lịch sử, sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế xã hội), những sự kết hợp các nguồn sinh kế kết quả trong khả năng cho phép kết hợp các chiến lược sinh kế (nông nghiệp tăng cường, đa dạng hóa sinh kế và di cư) với
  12. 5 những kết quả gì?” Vấn đề đặc biệt quan tâm trong khung phân tích này là những quá trình thể chế làm trung gian đem đến khả năng để thực hiện chiến lược đạt kết quả hay không. Từ khung phân tích sinh kế bền vững năm yếu tố tương tác với nhau được đánh dấu bao gồm bối cảnh, nguồn lực, thể chế, chiến lược và kết quả Ellis (2000) trong định nghĩa của ông về sinh kế đã chú trọng nhiều hơn đến tài sản và các hoạt động ảnh hưởng bởi quan hệ xã hội (giới tính, giai cấp, màu da, hệ thống niềm tin và thể chế). Điều quan trọng của định nghĩa sinh kế này là hướng sự chú ý đến các liên kết giữa tài sản và những sự lựa chọn người sở hữu trong thực tế để theo đuổi các hoạt động có thể tạo ra thu nhập cần thiết cho sự sinh tồn. Ellis (2000) phát biểu rằng “Một sinh kế bao gồm các tài sản (tự nhiên, vật chất, nhân lực, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động và tiếp cận với những điều này (qua trung gian bởi các tổ chức và các mối quan hệ xã hội) được xác định bởi các cá nhân và hộ gia đình”. Sinh kế bền vững Tính bền vững: Yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và sốc mà không làm hủy hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Các sinh kế bền vững là những sinh kế có thể đối phó và phục hồi sau những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường khả năng, tài sản và quyền, trong khi không hủy hoại nền tảng tài nguyên thiên nhiên (Chambers & Conway, 1992). Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động.
  13. 6 2.1.2 Các nhân tố sinh kế chính Một cách tiếp cận sinh kế dựa trên tiền đề cho rằng tình trạng tài sản của người nghèo là cơ sở để hiểu các lựa chọn mở cho họ, những chiến lược mà họ thích ứng để đạt được sinh kế, các kết quả họ mong muốn và bối cảnh dễ bị tổn thương. Tài sản sinh kế là những tài sản thuộc sở hữu, kiểm soát, sử dụng hoặc một số phương tiện khác được sử dụng bởi hộ gia đình. DFID phân biệt năm loại tài sản vốn bao gồm tự nhiên, vật chất, con người, tài chính và xã hội (Carney, 1998). Theo cách này trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói một trong những cách có ý nghĩa hơn là kết quả của đói nghèo đó là những cách thức khác nhau cần thiết cho phương tiện sinh sống (Warner, 2000). Khung phân tích sinh kế bền vững đã được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu nhưng trong khung phân tích này có ba yếu tố cốt lõi được định nghĩa như một quá trình bao gồm các “tài sản vốn” dựa trên “chiến lược sinh kế” khác nhau dẫn đến “kết quả sinh kế” khác nhau. 2.1.2.1 Tài sản sinh kế Vốn con người đề cập đến các lao động sẵn có của hộ gia đình. Nó không chỉ đo bằng số lượng lao động mà còn bởi chất lượng lao động như kỹ năng, trình độ, sức khỏe ảnh hưởng đến cách mà hộ gia đình thực hiện các chiến lược sinh kế để đạt kết quả sinh kế. Người nghèo có lao động của họ là tài sản sinh kế chính (FAO, 2002). Vốn con người là tăng đầu tư vào giáo dục đào tạo cũng như các kỹ năng nhận được thông qua theo đuổi một hoặc nhiều ngành nghề (Ellis, 2000). Việc chú trọng vào giáo dục và kỹ năng thì việc cải thiện vốn con người là không dễ dàng và nhanh chóng đặc biệt là với nông dân, những người thường phải đối mặt với những rủi ro và các cú sốc. Trong thực tế việc ra quyết định về đầu tư vào giáo dục và học tập kỹ năng của hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Vốn xã hội các nguồn lực xã hội (các mạng lưới, các yêu cầu xã hội, quan hệ xã hội, đảng phái, hiệp hội) mà người thiết kế khi theo đuổi chiến lược sinh kế khác nhau đòi hỏi hành động phối hợp (Scoones, 1998). Trong tài liệu hướng dẫn về sinh
  14. 7 kế bền vững từ DFID (1999), tầm quan trọng của vốn xã hội dường như được coi là “tài nguyên của phương sách cuối cùng” – bộ đệm có thể giúp các hộ gia đình đối phó với một cú sốc và “một mạng lưới an toàn để đảm bảo sự sống còn trong thời kỳ bất ổn sâu”. Ngoài ra thông qua các mạng xã hội hộ gia đình có thể phát triển và chia sẻ kiến thức cho nhau. Vốn tự nhiên bao gồm đất, nước và các nguồn tài nguyên sinh học được sử dụng bởi con người để tạo ra phương tiện cho sự tồn tại (Ellis, 2000), gồm cả tài nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo. Điều này rõ ràng là quan trọng cho những ai nhận được tất cả hay một phần trong sinh kế của họ từ tài nguyên thiên nhiên dựa trên các hoạt động như nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, thu nhập từ rừng (DFID, 1999). Các quá trình tự nhiên như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, mùa vụ và bão thường dễ gây ra sự tổn thương. Do đó có mối quan hệ chặt chẽ giữa vốn tự nhiên và bối cảnh dễ bị tổn thương trong đó có nhiều cú sốc có thể tàn phá đời sống của người nghèo (DFID, 1999). Vốn vật chất bao gồm những gì được tạo ra từ quá trình sản xuất, bao gồm cơ sở hạ tầng như kênh mương thủy lợi, đường bộ, xây dựng, thiết bị sản xuất như công cụ, máy móc, các phương tiện khác giúp con người đạt hiệu quả hơn. Mặt khác vốn vật chất khác như giao thông hợp lý, đảm bảo nơi ở, cấp nước đầy đủ, vệ sinh môi trường, năng lượng sạch, giá cả hợp lý và việc truy cập thông tin thường được giúp đỡ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân (Ellis, 2000) Vốn tài chính liên quan đến giá trị của tiền mà hộ gia đình có thể gia tăng. Điều này chủ yếu có khả năng được tiết kiệm và tiếp cận tín dụng dưới hình thức cho vay (Ellis, 2000). Vốn tài chính trong sinh kế hộ gia đình đôi khi không chỉ là tiền, nó còn có thể tồn tại dưới hình thức các tài sản khác như vật nuôi, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, các nguồn vốn thường xuyên bao gồm cả thu nhập có được, lương hưu, tiền gởi nhận.
  15. 8 Tóm lại, một hộ gia đình cơ bản với năm loại tài sản sinh kế như trên mà họ sở hữu hoặc có thể gia tăng, để xây dựng các hoạt động sinh kế có liên quan đến việc tạo ra thu nhập và nâng cao năng lực cho sinh kế của hộ. 2.1.2.2 Chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế bao gồm các hoạt động tạo ra các phương tiện sống cho hộ gia đình (Ellis, 2000). Tùy thuộc vào tài sản mà con người sở hữu, các cấu trúc và quá trình tác động tới chúng và bối cảnh dễ bị tổn thương con người sẽ lựa chọn chiến lược sinh kế có khả năng cho một kết quả sinh kế tốt nhất. Chiến lược sinh kế thay đổi khi môi trường bên ngoài mà con người kiểm soát thay đổi. Trong khung sinh kế bền vững có ba nhóm các chiến lược sinh kế được xác định là mở rộng nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế và vấn đề di cư. Người dân có thể có đời sống khá hơn từ hoạt động nông nghiệp qua quá trình thâm canh, hoặc họ đa dạng hóa với một loạt các hoạt động phi nông nghiệp có thu, hoặc họ di chuyển tạm thời hay vĩnh viễn đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Đôi khi người ta theo đuổi một sự kết hợp các chiến lược với nhau. 2.1.2.3 Kết quả sinh kế Kết quả sinh kế chỉ kết quả đạt được bằng cách thích nghi với các chiến lược sinh kế. Kết quả sinh kế có thể bao gồm các chỉ số khác nhau như việc làm và thu nhập, an ninh lương thực, y tế, sự độc lập, kiến thức và xóa đói, giảm nghèo. Năm yếu tố quan trọng của sinh kế cần được đưa vào tài khỏan để đánh giá các chiến lược sinh kế và kết quả của họ là tạo ra các ngày làm việc, xóa đói giảm nghèo, phúc lợi và khả năng, sinh kế thích ứng, tính dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi, cơ sở bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên (Scoones, 1998) 2.1.3 Các yếu tố của chiến lƣợc sinh kế Có ba yếu tố chính quyết định chiến lược sinh kế của hộ gia đình gồm động lực của hộ gia đình; nguồn sinh kế và khả năng tiếp cận; và môi trường sinh kế.
  16. 9 Động lực của hộ gia đình: Theo Ellis (2000) lý do mà các cá nhân và hộ gia đình theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sinh kế được chia làm hai phần đó là sự cần thiết hay sự lựa chọn. Nông hộ có nguồn thu nhập từ việc phân bổ đa dạng của các tài sản vốn tự nhiên, vật chất và con người trong các hoạt động tạo thu nhập khác nhau. Sự kết hợp lựa chọn các tài sản và các hoạt động này được gọi là chiến lược sinh kế của hộ gia đình. Một chiến lược sinh kế không chỉ bao gồm các hoạt động tạo thu nhập mà còn bao gồm nhiều vấn đề khác như lựa chọn kết hợp văn hóa và xã hội để tạo nên nghề nghiệp chính của hộ gia đình (Ellis, 1998) Nguồn sinh kế và khả năng tiếp cận: Hộ gia đình phải kết hợp năm nguồn vốn sinh kế để đạt được mục tiêu nhất định nhằm hình thành chiến lược sinh kế và hoạt động của mình. Hộ gia đình và các cá nhân có các tài sản sinh kế khác nhau và mức độ tiếp cận với nguồn vốn cũng khác nhau. Một ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế của người dân là việc tiếp cận với tài sản, các chính sách, các tổ chức và các quá trình ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc sử dụng các tài sản này để đạt kết quả tốt trong đời sống. Scoones (1998) cho rằng sự khác biệt trong việc tiếp cận nguồn sinh kế khác nhau giữa các hộ gia đình khác nhau phụ thuộc vào việc sắp xếp thể chế, tổ chức, các vấn đề, quyền lực và chính sách, do đó họ phản ứng theo những cách khác nhau trước các cú sốc sinh kế. Môi trường sinh kế: Trong khung phân tích phát triển sinh kế của DFID, môi trường sinh kế được chia thành chuyển đổi cơ cấu và quy trình hay các chính sách, thể chế, quy trình và hoàn cảnh dễ bị tổn thương, được mô tả trong các điều khoản của cú sốc, xu hướng và yếu tố mùa vụ. Tính dễ bị tổn thương gồm cả yếu tố bên ngoài và bên trong được phân chia theo mức độ cao của việc tiếp xúc với rủi ro, cú sốc và căng thẳng, các khó khăn trong việc đối phó với chúng. Ngoài bối cảnh dễ bị tổn thương chủ yếu liên quan đến xu hướng và các cú sốc còn có các mối quan hệ xã hội, các thể chế và các tổ chức.
  17. 10 2.1.4 Hệ thống các chiến lƣợc sinh kế hộ Bao gồm chiến lược đa dạng hóa sinh kế; chiến lược thâm canh/quảng canh trong nông nghiệp; chiến lược di cư; đối phó, tính dễ bị tổn thương và việc thích ứng: Chiến lược đa dạng hóa sinh kế: Theo Ellis (2004) nghiên cứu đa dạng hóa sinh kế như là một chiến lược tồn tại của các nông hộ ở các quốc gia đang phát triển. Có ba mối quan hệ chính giữa hiệu suất nông nghiệp và sinh kế đa dạng là quan trọng để phân tích về tính đa dạng (Ellis, 2000): - Hội ở cấp khu vực nông thôn giữa các hoạt động kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp có nghĩa là mối liên kết từ sản xuất nông nghiệp và các khu vực khác. - Những ảnh hưởng ở cấp nông hộ của các chiến lược hộ gia đình phân bổ lao động và các nguồn lực khác cho các nguồn lực phi nông nghiệp của thu nhập. - Đa dạng hóa nông nghiệp có thể giúp giảm rủi ro và tính dễ bị tổn thương do yếu tố mùa vụ trong thu nhập từ hoạt động nông nghiệp. Việc đa dạng hóa trong nghiên cứu này được coi như là giúp đỡ các hộ gia đình giảm tổn thương và là chiến lược nhằm tích lũy của cải (Tacoli, 2002) Chiến lược thâm canh/quảng canh nông nghiệp: Các chiến lược sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Mặc dù chiến lược thâm canh/quảng canh đều có cùng mục tiêu là gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng cách thức để đạt được mục tiêu của họ có vẻ khác nhau. Sự tăng cường liên kết với các công nghệ mới và tiên tiến trong nông nghiệp (giống mới, thủy lợi, máy móc, phân bón, đa dạng hóa kinh tế và cơ sở hạ tầng thị trường). Theo Reardon (1997) chiến lược tăng cường là chủ yếu giới thiệu trong những khu vực mà đất đai khan hiếm và bị ảnh hưởng bởi các thị trường gần gũi nhau.
  18. 11 Chiến lược di cư Theo Ellis (2000) di cư có nghĩa là một hay nhiều thành viên gia đình rời bỏ nơi ở của hộ trong những khoảng thời gian khác nhau nhằm tìm kiếm những lợi ích mới khác nhau cho mình. Một số loại di cư gồm di cư theo mùa, di cư xoay vòng, di cư thường trú (thành thị - nông thôn) và di cư quốc tế. Cách tiếp cận sinh kế có thể được sử dụng như một ống kính để hiểu về di cư tốt hơn. Chúng giúp để cung cấp cái nhìn sâu sắc về các đặc tính đa dạng của sinh kế người dân và cách thức mà di cư có thể là một chiến lược sinh kế chính. Các hoạt động của con người không có ranh giới hay ranh giới địa lý, vì vậy điều quan trọng là sử dụng công cụ để phản ánh điều này. Phương pháp tiếp cận sinh kế cũng cung cấp một khung phân tích thống nhất để hiểu cách con người sinh sống và di chuyển trong thể chế thay đổi, bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế và môi trường. Đối phó, tính dễ bị tổn thương và việc thích ứng Đối phó là các phản ứng không tự nguyện trước thảm họa của sự thất bại bất ngờ trong các nguồn lực chính của sự sinh tồn. Đối phó bao gồm những cách để duy trì tiêu dùng khi đối mặt với thiên tai như cách tiết kiệm, dùng các khoản lương thực dự trữ, quà tặng từ họ hàng, chuyển giao cộng đồng, thu từ bán vật nuôi và tài sản khác. Tính dễ bị tổn thương được định nghĩa là mức độ cao của việc tiếp xúc với các rủi ro, các cú sốc và căng thẳng, tình trạng mất an toàn lương thực (Davies, 1996). Sinh kế thích ứng đã được định nghĩa là quá trình liên tục thay đổi đối với sinh kế hoặc là tăng cường tính an toàn và của cải hiện có hoặc là giảm bớt tính dễ bị tổn thương và nghèo đói. Các chiến lược sinh kế cần được hiểu là cách mà mọi người đưa ra các chiến lược khác nhau để sử dụng và giữ gìn các nguồn tài nguyên một cách nhất định. Khảo sát các chiến lược cho thấy rằng không có một cách thức cụ thể nào để xây dựng một sinh kế. Có nhiều cách để thực hiện điều này và một yếu tố của chiến lược có thể trở thành mục tiêu của con người nhằm đa dạng hóa hoạt động sinh kế của họ.
  19. 12 2.2 Các nghiên cứu có liên quan Theo bản tóm tắt của dự án DFID xem xét và nghiên cứu các bằng chứng liên quan đến tầm quan trọng của sáu yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập trong khu vực nông thôn ở Uganda, Tanzania, Ấn Độ, Nam Mỹ và nhóm 3 nước (Armenia, Georgia, Romania) gồm (1) giáo dục và kỹ năng; (2) nguốn vốn xã hội; (3) dân tộc và tính giai cấp; (4) giới tính; (5) vốn tài chính; (6) cơ sở hạ tầng thông tin. Nghiên cứu cũng tìm thấy một số yếu tố ngoài hộ gia đình ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của hộ gia đình trong khu vực nông thôn như nông nghiệp phát triển, cung cấp vốn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng, môi trường kinh doanh và phát triển thị trấn nông thôn. Các chính sách và sự can thiệp cho sự phát triển của khu vực nông thôn được đưa ra gồm: về phía cầu lưu ý nhu cầu phát sinh tại địa phương; về phía cung có cơ sở hạ tầng, tài chính, thông tin, các tổ chức, giao dịch và chính phủ ; tích hợp cung và cầu: các chuỗi giá trị; phát triển tổ chức nông thôn. Nghiên cứu của Ellis (1999) về đa dạng hóa sinh kế, nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững. Nghiên cứu sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững với 5 nguồn vốn cơ bản là vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính. Kết quả nghiên cứu cho rằng vốn con người là minh chứng rõ nhất như là chìa khóa của sự đa dạng hóa sinh kế thành công. Nghiên cứu cũng đưa ra chính sách, Chính phủ cần quan tâm cung cấp các dịch vụ về giáo dục và các kỹ năng phù hợp và có chất lượng tại khu vực lượng nông thôn. Trong nghiên cứu của Ellis (2000) về các yếu tố tác động đến đa dạng hoá sinh kế nông thôn ở các nước đang phát triển, tác giả đã đề cập đến đa dạng hóa sinh kế như một hiện tượng đặc trưng cho chiến lược tồn tại hộ gia đình nông thôn nghèo tại các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu cho rằng đa dạng hóa sinh kế là một vấn đề quan trọng trong dài hạn cho các chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Lợi ích của việc đa dạng hóa là một chiến lược để quản lý thời vụ, rủi ro và sự thất bại của thị trường. Tác giả đã
  20. 13 xác định các yếu tố quyết định của sự đa dạng hóa thu nhập là mùa vụ; rủi ro; thị trường lao động; thị trường tín dụng; chiến lược tài sản; và hành vi ứng phó và thích ứng. Trong đó, mùa vụ có tác động đến động cơ đa dạng hoá thu nhập đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Do các rủi ro và thất bại thị trường phổ biến trong nền kinh tế nông thôn ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp, các hộ gia đình gặp khó khăn để giữ được tiêu dùng ổn định và đều đặn nhằm đảm bảo sinh kế sinh tồn khi mà các rủi ro gắn liền với các nguồn thu nhập không đồng đều (Lipton và Ravallion, 1995). Vì lý do này, một động lực quan trọng đối với sự đa dạng hóa thu nhập gắn với mùa vụ là để làm giảm biến đổi thu nhập theo mùa. Điều này đòi hỏi nhập các chu kỳ theo mùa trong các cơ hội tạo thu nhập không được đồng bộ với các mùa riêng của nông nghiệp. Di cư theo mùa trong các vùng nông nghiệp khác trở thành một lựa chọn hoặc tham gia làm nghề phi nông nghiệp khác. Rủi ro cũng được xem là động lực cơ bản để đa dạng hoá sinh kế. Các hộ gia đình đa dạng hoá thu nhập bằng danh mục đầu tư vào nhiều hoạt động khác nhau để giảm thiểu rủi ro, có một sự đánh đổi giữa tổng thu nhập cao hơn với xác suất thất bại lớn hơn trong thu nhập và tổng thu nhập thấp hơn liên quan đến xác suất thất bại thấp hơn. Trong danh mục đầu tư, tác giả khuyến khích đa dạng hoá thu nhập theo hướng phi nông nghiệp nhiều hơn là các hoạt động đa dạng hoá trong nông nghiệp vì có mối tương quan rủi ro thấp giữa các thành phần sinh kế. Vai trò của thị trường lao động trong việc làm giảm các mối đe dọa mang tính chu kỳ và mất an ninh để xây dựng đời sống nông thôn. Thị trường lao động cũng cung cấp các cơ hội tạo thu nhập phi nông nghiệp nhưng đòi hỏi về trình độ giáo dục, kỹ năng, vị trí và giới tính. Sự thất bại của thị trường tín dụng, các hoạt động kém của thị trường tài chính nông thôn ở các nước đang phát triển làm cho các hộ gia đình nông thôn khó tiếp cận nguồn vốn cho đầu vào sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy bơm nước ức chế sự gia tăng năng suất sản xuất nông nghiệp. Có nhiều lý do tác giả đưa ra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2