intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua. Từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp lãnh đạo tỉnh có chính sách đầu tư hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH – 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN
  4. CÁC TỪ VIẾT TẮT BOT Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao BT Hợp đồng xây dựng-chuyển giao BTO Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCĐ 94 Giá cố định năm 1994 GDP Tổng sản phẩm quốc nội ICOR Tỷ số gia tăng giữa tư bản và đầu ra NSNN Ngân sách nhà nước ODA Viện trợ phát triển chính thức TNQD Thu nhập quốc dân TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSPXH Tổng sản phẩm xã hội
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................... 2 Bố cục của luận văn ............................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............................................................................................................. 4 1.1. Lý thuyết cơ bản về đầu tư công ...................................................... 4 1.1.1. Các khái niệm ............................................................................ 4 1.1.2. Các lý thuyết về đầu tư công ..................................................... 7 1.2. Lý thuyết cơ bản về tăng trưởng kinh tế ........................................ 10 1.2.1. Các khái niệm .......................................................................... 10 1.2.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ........................................ 13 1.3. Mối tương quan giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế ..................... 17 1.3.1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế ..................................................................................... 17 1.3.2. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế .................. 19 1.4. Đặc điểm của đầu tư công và vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ................................................................ 23 1.4.1. Đặc điểm của đầu tư công ....................................................... 23 1.4.2. Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ..... 26 Kết luận chương 1 ................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2010 ........................................ 30 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân số, lao động tỉnh Tây Ninh ..... 30
  6. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................... 30 2.1.2. Dân số, lao động ...................................................................... 31 2.2. Thực trạng đầu tư công và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh từ năm 1995 đến năm 2010 ............................................................ 32 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh từ năm 1995 đến năm 2010..32 2.2.2. Thực trạng đầu tư công trên địa bàn tỉnh từ năm 1995 đến năm 2010 ........................................................................................ 38 2.2.3. Kết quả và hạn chế của đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh..48 2.3. Đánh giá tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh từ năm 1995 đến năm 2010 bằng mô hình kinh tế .............. 55 2.3.1. Chọn mô hình phân tích .......................................................... 55 2.3.2. Ứng dụng mô hình Harrod-Domar trong phân tích tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh .................. 56 2.3.3. Khung phân tích của đề tài ...................................................... 57 2.3.4. Kết quả tính toán ..................................................................... 57 2.3.5. Nhận xét, đánh giá chung ........................................................ 60 Kết luận chương 2 ................................................................................... 61 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH .......................................................................... 62 3.1. Định hướng đầu tư công trong chiến lược phát triển của tỉnh ..... 62 3.2. Một số kiến nghị về đầu tư công .................................................... 65 3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công ........... 65 3.2.2. Đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực ngoài nhà nước ................... 67 Kết luận chương 3 ................................................................................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 73 PHỤ LỤC ................................................................................................. 75
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 1.1. Hệ số ICOR của các nước .....................................................21 Bảng 1.2. Hệ số ICOR của Việt Nam thời kỳ 1995-2010 ......................22 Bảng 2.1. Giá trị gia tăng và tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh ............33 Bảng 2.2. Cơ cấu GDP tỉnh Tây Ninh theo giá thực tế ..........................38 Bảng 2.3. Vốn đầu tư phát triển qua các năm ........................................40 Bảng 2.4. Vốn đầu tư công qua các giai đoạn ........................................44 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP các khu vực từ 1996-2010 .........35 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh qua các năm ................................37 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh qua các thời kỳ ..........42 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu đầu tư NSNN giai đoạn 2001-2005 .......................45 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu đầu tư NSNN giai đoạn 2006-2010 .......................47 Biểu đồ 2.6. Hệ số ICOR từng khu vực .................................................53
  8. -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tây Ninh là vùng đất địa đầu phía Tây Nam tổ quốc, là điểm gắn kết quan trọng ngay trên trục giao thông chính nối liền Việt Nam với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Đối với vùng đất Đông Nam Bộ, Tây Ninh cùng với Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà rịa Vũng Tàu là những mắc xích quan trọng trong vùng kinh tế phát triển xung quanh TP Hồ Chí Minh. Là tỉnh nằm trong vành đai dãn nở công nghệ và đô thị của trung tâm kinh tế lớn TP Hồ Chí Minh, giáp với nước bạn Campuchia với chiều dài biên giới 240 km cùng với 2 cửa khẩu Quốc tế Xa Mát và Mộc Bài, Tây Ninh có lợi thế rất lớn trong cơ hội nâng cao năng lực sản xuất, trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, trong trao đổi buôn bán Quốc tế và đặc biệt là trong việc sớm tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học trong sản xuất và trong quản lý. Với mục tiêu xây dựng tỉnh nhà theo hướng CNH-HĐH, trong 10 năm qua Tây Ninh đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, hình thành và mở rộng các khu, cụm công nghiệp có quy mô lớn; trong đó, đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ngày càng tăng, đặc biệt chi đầu tư từ ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách hàng năm của tỉnh và là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để đánh giá tác động của đầu tư từ khu vực công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua, tôi đã lựa chọn đề tài “Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua. Từ đó đưa ra các giải
  9. -2- pháp, khuyến nghị nhằm giúp lãnh đạo tỉnh có chính sách đầu tư hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu là thống kê mô tả và có thực hiện phương trình hồi quy tuyến tính về tương quan giữa tỷ lệ đầu tư trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP với phần mềm SPSS. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Tác động đầu tư của khu vực công (bao gồm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; với các số liệu về vốn đầu tư, GDP từ năm 1995 đến năm 2010. 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá đúng tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để thực hiện đầu tư công có hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong dài hạn. - Giúp cho lãnh đạo tỉnh tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách đầu tư và phân bổ vốn đầu tư công có hiệu quả hơn. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. - Chương 2: Đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh.
  10. -3- - Chương 3: Một số kiến nghị về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới (đến năm 2015).
  11. -4- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Lý thuyết cơ bản về đầu tư công 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Đầu tư Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm để gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế (Sach-Larrain 1993). Sản lượng ở đây có thể do nền kinh tế tự sản xuất hay là do nhập khẩu từ bên ngoài, có thể là các sản phẩm hữu hình như máy móc, thiết bị, … hay là các sản phẩm vô hình như bằng phát minh, sáng chế, … . Cũng có định nghĩa đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục đích sinh lời ở tương lai. Vốn ở đây có thể là tiền, là tài sản, là sức lao động, là trí tuệ. Quá trình tích lũy vốn đến đầu tư được thể hiện qua ba khâu: tiết kiệm, huy động tiết kiệm vào hệ thống tài chính và cuối cùng là đầu tư. Vốn (hay tư bản) trong nền kinh tế tại một thời điểm nào đó được hiểu là bằng giá trị tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời điểm đó. Trong thực tế, để tính toán giá trị vốn tại một thời điểm nào đó người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó rồi trừ đi khấu hao hàng năm. Một cách khác để tính giá trị vốn của nền kinh tế tại một thời điểm nào đó là người ta căn cứ vào giá cả thị trường hiện tại của các tài sản vốn này. 1.1.1.2. Nguồn vốn đầu tư Nếu xét trên tổng thể nền kinh tế thì nguồn vốn đầu tư bao gồm hai loại sau: nguồn trong nước tiết kiệm được và nguồn từ nước ngoài đưa vào. Nguồn từ nước ngoài đưa vào có thể dưới dạng: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, các khoản vay nợ và viện trợ, tiền kiều hối và thu nhập do nhân tố từ nước ngoài chuyển về. Có thể chia vốn đầu tư làm 2 loại là đầu tư của khu
  12. -5- vực doanh nghiệp và cá nhân (khu vực tư) và đầu tư của khu vực nhà nước (khu vực công). - Nguồn vốn đầu tư của khu vực tư: trên lý thuyết thì nguồn đầu tư của khu vực tư (Ip) được hình thành từ tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và của cá nhân (Sp) và luồng vốn của nước ngoài đổ vào khu vực này (Fp): Ip = Sp + Fp Sp = Ypd – Cp Trong đó: Ypd là thu nhập khả dụng; Cp là tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình. Nguồn tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và cá nhân thường là nguồn chủ yếu trong nền kinh tế. Nguồn vốn của nước ngoài đổ vào khu vực tư thường ở các dạng như đầu tư trực tiếp (FDI) và các khoản nợ. - Nguồn vốn đầu tư của khu vực công: nguồn đầu tư của nhà nước (Ig) được xác định theo công thức sau: Ig = (T– Cg) + Fg. Trong đó: T là các khoản thu của khu vực nhà nước; Cg là các khoản chi tiêu của khu vực nhà nước không kể chi đầu tư. Chênh lệch giữa khoản thu và chi này là tiết kiệm của khu vực nhà nước; Fg là các khoản viện trợ và vay nợ từ nước ngoài vào khu vực nhà nước. Dựa vào đẳng thức trên, ta thấy đầu tư của khu vực nhà nước được tài trợ bởi ba nguồn: Thứ nhất là khả năng huy động vốn của khu vực nhà nước từ khu vực doanh nghiệp và cá nhân hoặc các tổ chức tài chính trung gian. Hình thức huy
  13. -6- động này được thực hiện bằng việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu của nhà nước. Thứ hai là tiết kiệm của khu vực nhà nước, bằng các khoản thu về ngân sách nhà nước trừ cho các khoản chi thường xuyên. Trong trường hợp các nước kém phát triển thì khoản tiết kiệm này rất khiêm tốn, không đủ đáp ứng nguồn vốn đầu tư lớn cho phát triển, nhất là vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Thứ ba là nguồn vốn giúp đỡ từ nước ngoài. Nguồn này có vai trò khá quan trọng đối với các nước kém phát triển. Các nguồn từ nước ngoài thường dưới dạng viện trợ hoặc nợ. 1.1.1.3. Đối tượng đầu tư Trong một nền kinh tế, tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức và vì vậy cũng có nhiều loại đầu tư. Có 3 loại đầu tư chính sau: - Đầu tư vào tài sản cố định: là đầu tư vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, … . Đầu tư dưới dạng này chính là đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào đầu tư loại này. - Đầu tư vào tài sản lưu động: tài sản lưu động là những nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm được sử dụng hết sau mỗi quá trình sản xuất. Ngoài ra, tài sản lưu động cũng có thể là thành phẩm được đơn vị đó sản xuất ra mà chưa đem đi tiêu thụ hết. Như vậy, lượng đầu tư vào loại tài sản này chính là sự thay đổi về khối lượng của các hàng hoá này trong một thời gian nhất định. Và khi họ đầu tư vào loại tài sản này, đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách: (1) đầu tiên để tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý, giao tiếp và phân phối; (2) đồng thời nhằm đảm bảo vật tư sản xuất luôn có sẵn khi cần. - Đầu tư khác: là tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượng
  14. -7- môi trường. Những bộ phận chính của vốn đầu tư khác bao gồm: Vốn chi cho công việc thăm dò, khảo sát, thiết kế, qui hoạch ngành, qui hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch nông thôn, phòng bệnh, phòng chống tệ nạn xã hội; Vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực. Xét trên tổng thể nền kinh tế thì có một dạng đầu tư vào các tài sản cố định rất quan trọng, đó là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phần lớn lượng đầu tư vào cơ sở hạ tầng do nhà nước đảm nhận. Tuy nhiên, trong nền kinh tế nhiều thành phần thì khu vực tư nhân và khu vực nước ngoài cũng tham gia đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp (ví dụ như BOT, BTO, BT,...). Đặc điểm của đầu tư vào các loại hàng hoá công là nhu cầu vốn lớn, lâu thu hồi vốn nên thường do nhà nước đảm trách. Tuy nhiên, đầu tư vào kết cấu hạ tầng có tác động thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác phát triển. 1.1.2. Các lý thuyết về đầu tư công 1.1.2.1. Quan điểm của trường phái Tân cổ điển Quan điểm của trường phái này cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực như vốn và lao động, … mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Trường phái này khẳng định là một trong các ưu điểm của kinh tế thị trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động hay qua bàn tay vô hình của thị trường. Đầu tư là một hình thức phân bổ nguồn lực trong các hình thức đó - phân bổ vốn trong nền kinh tế. Theo lý thuyết này, các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế trong quá trình tìm đến điểm tối đa hoá lợi nhuận sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất cho
  15. -8- chính mình, và như vậy nhà nước không cần can thiệp để tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp vì bản thân doanh nghiệp biết rõ hơn ai hết là cần phải làm gì để đạt lợi ích tốt nhất cho chính doanh nghiệp. Cộng tất cả các đơn vị sản xuất này trong nền kinh tế sẽ hình thành một cơ cấu đầu tư của một nền kinh tế và theo lập luận trên thì cơ cấu đó là hợp lý. Vai trò của nhà nước trong trường hợp này chỉ dừng lại ở mức là cung cấp các hàng hoá công cộng cần thiết cho nền kinh tế như kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội mà nếu để thị trường tự vận động thì không thể đáp ứng được. Giả định của trường phái Tân cổ điển là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đây là thị trường mà người bán và người mua không có khả năng kiểm soát giá và họ có đầy đủ thông tin về thị trường không những trong hiện tại mà cả ở tương lai. 1.1.2.2. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước Quan điểm này cho rằng do sự không hoàn hảo của thị trường, nhất là các nước đang phát triển, nên sự tự thân vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Thông tin không hoàn hảo có thể sẽ dẫn đến sản xuất và đầu tư quá mức. Trong trường hợp này, nhà nước phải là người tổ chức cung cấp thông tin tốt để thị trường hoạt động tốt hơn. Mặt khác, ở hầu hết các nước đang phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, nếu để thị trường tự thân vận động thì sẽ không thể tạo ra sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ được; mà chuyển dịch cơ cấu là nội dung của tiến trình công nghiệp hoá, do đó, nhà nước cần phải tạo ra sự khởi động ban đầu để các thành phần kinh tế phát triển, tránh những rủi ro, mất cân đối trong nền kinh tế, và sự can thiệp của nhà nước, nhất là trong việc phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế là rất cần thiết. 1.1.2.3. Quan điểm về sự phát triển cân đối hay không cân đối - Thuyết tăng trưởng cân đối
  16. -9- Theo Rosenstain - Rodan, khái niệm tăng trưởng cân đối được đưa ra nhằm mô tả sự tăng trưởng cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế. Ông đề xuất đầu tư nên hướng cùng lúc vào nhiều ngành để tăng cung cũng như cầu cho nhiều sản phẩm bằng cách tăng thu nhập của lao động trong những ngành này. Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi lượng đầu tư lớn trong một thời gian dài. Từ đó phát sinh nhu cầu phát triển song song cả hàng hoá phục vụ sản xuất lẫn phục vụ tiêu dùng. Ý tưởng về “cú huých” lập luận rằng, một sự gia tăng đột ngột về đầu tư có thể làm cho mức tiết kiệm tăng lên bởi vì sự gia tăng đột ngột của thu nhập. “Cú huých” này biểu hiện thông qua các hoạt động của chính phủ và mục tiêu của viện trợ nước ngoài. - Thuyết tăng trưởng không cân đối Hirchman (1958) đưa ra một mô hình trái ngược với thuyết tăng trưởng cân đối, ông cho rằng sự mất cân đối giữa cung và cầu tạo ra động lực cho nhiều dự án mới. Theo đó, cách tiếp cận này yêu cầu phần lớn vốn đầu tư được phân phối bởi nhà nước cho những ngành công nghiệp trọng điểm, nhằm tạo ra những cơ hội ở những ngành khác trong nền kinh tế, từ đó khuyến khích làn sóng đầu tư thứ hai. Những ngành được chọn ra để đầu tư nên được đánh giá theo mối liên hệ giữa ngành đó với các ngành liên quan theo “chuỗi giá trị”, điều này nói đến khả năng tạo ra những ngành mới làm đầu ra hay cung cấp đầu vào cho những ngành được chọn để đầu tư. Hirchman chấp nhận có sự can thiệp của nhà nước nhưng ông cho rằng ý tưởng “cú huých” là không khả thi mà thay vào đó, sự phát triển tốt nhất là được tạo ra từ những mất cân đối như thế. Do nguồn vốn có hạn, chính phủ không thể bảo đảm đầu tư một cách rải đều cho tất cả các ngành khác để đảm bảo phát triển ngành này cũng là tạo điều kiện để ngành khác phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, nhiều định chế của cơ chế thị trường chưa hình thành hoàn chỉnh nên các điều kiện của thị trường cạnh tranh hoàn hảo chưa thể đáp ứng được. Mặt khác,
  17. -10- nền kinh tế nước ta đang ở trình độ rất thấp, chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, trình độ cư dân thấp, … đòi hỏi phải có vai trò chủ động của nhà nước trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế, nhà nước phải tạo những tiền đề nhất định như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, … để thúc đẩy phát triển kinh tế. 1.2. Lý thuyết cơ bản về tăng trưởng kinh tế 1.2.1. Các khái niệm 1.2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1 Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP có thể được tính theo 3 phương pháp sau: - Phương pháp sản xuất: GDP =∑ VAj (j = 1, 2, 3, .., m) Trong đó: · VAj là giá trị gia tăng của ngành j · m là số ngành trong nền kinh tế Với: VA = GO - CPTG GO : tổng giá trị sản lượng đầu ra hay tổng xuất lượng, là toàn bộ giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra được trên lãnh thổ của mình trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). CPTG : chi phí trung gian, là chi phí cho hàng hóa và dịch vụ trung gian - là những hàng hóa và dịch vụ dùng làm đầu vào cho quá trình 1 GS. TS Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, trang 27.
  18. -11- sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác và được sử dụng hết một lần cho quá trình đó. - Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + X - M Trong đó: C : tiêu dùng của hộ gia đình I : chi tiêu đầu tư tư nhân (đầu tư TSCĐ, TSLĐ) G : tiêu dùng của chính phủ X – M : xuất khẩu ròng trong năm - Phương pháp thu nhập: GDP = W + R + i + Pr + Te + Dep Trong đó : • W là tiền lương • R là tiền cho thuê mặt bằng, máy móc hay phát minh khoa học • i là tiền lãi (W, R, i là thu nhập của khu vực hộ gia đình) • Pr là lợi nhuận của doanh nghiệp • Te là thuế gián thu, như thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt .... • Dep là khấu hao tài sản cố định 1.2.1.2. Tăng trưởng kinh tế 1 Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự gia tăng về mặt lượng của một nền kinh tế. Nó được đo bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm 1 GS. TS Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, trang 21.
  19. -12- quốc dân (GNP) hay thu nhập bình quân đầu người trên năm (GNP/người/năm, GDP/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%) được tăng thêm của sản lượng GNP, GDP, GNP/người hay GDP/người của năm này so với năm trước hay giai đoạn này so với giai đoạn trước. Với nghĩa như vậy, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trước yêu cầu tồn tại và phát triển. 1.2.1.3. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là gia tăng tổng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Sản lượng được tạo ra từ sản xuất, như vậy, nguồn gốc của tăng trưởng xuất phát từ quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là quá trình mà trong đó các yếu tố đầu vào được phối hợp theo những cách thức tốt nhất để tạo ra khối lượng sản phẩm. Nếu xét ở góc độ phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì việc tạo ra tổng sản lượng quốc gia sẽ có quan hệ phụ thuộc vào các nguồn lực đầu vào của quốc gia. Một sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia khi có sự thay đổi các nguồn lực đầu vào. Các lý thuyết tăng trưởng ra đời phân tích nguồn gốc của tăng trưởng với nhiều quan điểm khác nhau, mỗi lý thuyết đều có sự khám phá mới, nhưng trên căn bản vẫn là phân tích mối quan hệ đầu ra với đầu vào. Mối quan hệ đầu ra (GDP, GNP) với đầu vào được khái quát qua hàm sản xuất : Y = F(Xi) với i = 1, 2,…., n ; Xi là yếu tố đầu vào Hầu hết các nhà kinh tế học thống nhất các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế, bao gồm: (1) Vốn sản xuất là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản lượng quốc gia ; (2) Lao động là yếu tố sản xuất đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng sản lượng quốc gia; (3) đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên khác là tư liệu sản xuất góp phần làm gia tăng sản lượng quốc gia ; (4) Công nghệ là đầu vào quan trọng
  20. -13- làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng quốc gia. Như vậy hàm sản xuất tổng hợp được thể hiện: Y = F(K, L, R, T) Hàm sản xuất cho thấy tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của các yếu tố đầu vào K, L, R, T và cách thức phối hợp chúng. Mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định và có tác động qua lại lẫn nhau, tùy theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó được đề cao hơn yếu tố khác nhưng không có nghĩa là phụ thuộc duy nhất vào một yếu tố. Ngoài các yếu tố trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào những yếu tố phi kinh tế khác như: thể chế kinh tế - chính trị - xã hội, đặc điểm về văn hoá - xã hội, tôn giáo, dân tộc, … 1.2.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 1.2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng truyền thống (cổ điển) Đại diện tiêu biểu của Lý thuyết tăng trưởng truyền thống đó là : Adam Smith, David Ricardo và Karl Marx. Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith (1723-1790) Theo Adam Smith: lao động là nguồn gốc tạo ra của cải cho đất nước chứ không phải đất đai và tiền bạc. Ông cho rằng: “mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích công cộng mà chỉ nhằm vào lợi ích của riêng mình, và ở đây cũng như trong nhiều trường hợp khác, người đó được một bàn tay vô hình dẫn dắt để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của mình”. Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo (1772-1823) Theo Ricardo: Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, do đó các yếu tố cơ bản của tăng trưởng là đất đai, lao động và vốn. Đất đai là giới hạn của tăng trưởng: Tăng trưởng là kết quả của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2