intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học - Nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

66
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: Tìm hiểu về định hướng việc làm của sinh viên các trường Đại học sau khi tốt nghiệp của các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng chọn việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. đề xuất các giải pháp cho Nhà trường, cho sinh viên và chính sách hỗ trợ của cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học - Nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG MINH MẪN VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG MINH MẪN VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 8310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học. Nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Giảng viên PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, không có sự sao chép từ bất kỳ các công trình nào khác. Cơ sở lý thuyết liên quan và những trích dẫn trong luận văn được tham khảo từ các nguồn tài liệu đáng tin vậy và được ghi rõ nguồn trích dẫn tại danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả luận văn Dương Minh Mẫn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................3 3. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi của đề tài .........................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................6 5.1 Phương pháp luận..........................................................................................6 5.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................7 7. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP .................................9 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp ......................................................................................................................9 1.1.1 Khái niệm về lao động và việc làm ...........................................................9 1.1.2 Khái niệm về Sinh viên ............................................................................13 1.1.3 Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ...............................................14 1.2 Các lý thuyết kinh tế về việc làm ...................................................................15 1.2.1 Lý thuyết tiếp thị địa phương ...................................................................15 1.2.2 Thuyết kinh tế theo trường phái cổ điển (A.Smith và D.Ricardo)...........16 1.2.3 Lý thuyết về việc làm của John Maynard Keynes ...................................17 1.2.4 Lý thuyết việc làm và thất nghiệp của Các Mác......................................17
  5. 1.3 Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề việc làm và thất nghiệp ..............................................................................20 1.3.1 Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin .........................................................20 1.3.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ..........................................................23 1.4 Các nhân tố chủ yếu tác động đến chính sách việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ...............................................................................................................24 1.4.1 Quy mô và cơ cấu nền kinh tế ..................................................................24 1.4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ......................................................................25 1.4.3 Quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo .....................................................26 1.4.4 Các yếu tố thuộc về năng lực của sinh viên .............................................26 1.5 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp ở các tỉnh thành ở Việt Nam ..................................................................................................28 1.5.1 Tại thành phố Đà Nẵng ............................................................................28 1.5.2 Tại tỉnh Đăk Nông....................................................................................30 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................33 2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................33 2.2 Giải thích các nhóm thông tin cần thu thập ....................................................34 2.2.1 Thông tin về Trình độ học vấn và Danh tiếng trường học .......................34 2.2.2 Thông tin về Kỹ năng Thực hành xã hội và các Kỹ năng khác ngoài chuyên môn .......................................................................................................34 2.2.3 Thông tin về Quan hệ xã hội và Điều kiện kinh tế ..................................35 2.2.4 Thông tin về các yếu tố chủ quan của từng các nhân ..............................36 2.2.5 Thông tin về cách tìm kiếm và kết quả tìm kiếm công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ..............................................................................................36 2.3 Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................37 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................37 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................38 2.4 Phương pháp lấy mẫu và thu thập dữ liệu .......................................................39 2.4.1 Nguồn thu thập dữ liệu.............................................................................39
  6. 2.4.2 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................39 2.5 Mô tả bảng câu hỏi khảo sát............................................................................40 2.6 Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................44 2.6.1 Xuất và làm sạch dữ liệu khảo sát............................................................44 2.6.2 Khởi tạo và bổ sung biến từ những biến sẵn có .......................................45 2.6.3 Xử lý dữ liệu ............................................................................................46 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH........................................................................................................................48 3.1 Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................48 3.1.1 Vị trí địa lý ...............................................................................................48 3.1.2 Dân số.......................................................................................................49 3.1.3 Tình hình kinh tế ......................................................................................49 3.2 Thực trạng lao động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh .......................................51 3.2.1 Số lượng lao động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh ...................................51 3.2.2 Chất lượng lao động trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh ................................51 3.3 Thực trạng về việc làm cho sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh ...........................52 3.3.1 Thị trường cung lao động .........................................................................52 3.3.2 Thị trường cầu lao động ...........................................................................54 3.4 Phân tích kết quả khảo sát cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh ...................................................................................................57 3.4.1 Mô tả mẫu khảo sát ..................................................................................57 3.4.2 Phân tích kết quả khảo sát với đối tượng khảo sát là sinh viên ...............59 3.4.3 Kết quả khảo sát các doanh nghiệp về khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp...............................................................................64 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ..........................................73 4.1 Dự báo xu hướng thị trường lao động .............................................................73 4.1.1 Bối cảnh ...................................................................................................73
  7. 4.1.2 Dự báo lao động, việc làm ở Việt Nam đến năm 2020 và 2030 ..............74 4.1.3 Dự báo xu hướng việc làm tại Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020 đến năm 2025 ...........................................................................................................75 4.2 Về văn bản pháp luật hỗ trợ việc làm tại Tp. Hồ Chí Minh............................81 4.3 Đề xuất một số chính sách và giải pháp ..........................................................83 4.3.1 Chính sách đào tạo bậc đại học ................................................................84 4.3.2 Giải pháp về chính sách việc làm đối với sinh viên.................................91 4.3.3 Các đề xuất dành cho sinh viên đào tạo bậc đại học và cao đẳng ...........96 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Yếu tố hấp dẫn cứng và mềm của địa phương ------------------------------- 16 Bảng 2.1 Thông tin cần xác định từ nguồn dữ liệu thứ cấp ---------------------------- 39 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các câu hỏi khảo sát trong phần 1 --------------------------- 40 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp các câu hỏi khảo sát trong phần 2 --------------------------- 43 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các câu hỏi khảo sát trong phần 3 --------------------------- 44 Bảng 2.5 Bảng quy ước thang đo trình độ tiếng Anh ----------------------------------- 45 Bảng 2.6 Bảng quy ước mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa --------------------- 46 Bảng 3.1 Tình hình Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2017 ------------------------------ 50 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu về lao động tại TP. Hồ Chí Minh năm 2016 - 2017 ---------- 51 Bảng 3.3 Cơ cấu cầu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 2016 -2017----- 52 Bảng 3.4 Phân theo loại hình --------------------------------------------------------------- 55 Bảng 3.5 Phân theo khu vực --------------------------------------------------------------- 56 Bảng 3.6 Về doanh nghiệp ngừng hoạt động -------------------------------------------- 56 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát sinh viên về công việc hiện tại ---------------------------- 59 Bảng 3.8 Khảo sát cơ hội xin việc của sinh viên tốt nghiệp sau 6 tháng ------------- 61 Bảng 3.9 Thống kê mẫu khảo sát người sử dụng lao động ---------------------------- 64 Bảng 3.10 Vị trí công việc sau tuyển dụng ----------------------------------------------- 65 Bảng 3.11 Thời gian tập sự sau tuyển dụng ---------------------------------------------- 66 Bảng 3.12 Hoạt động đào tạo của doanh nghiệp sau tuyển dụng --------------------- 67 Bảng 3.13 Tỷ lệ số lao động trong doanh nghiệp đáp ứng ở từng mức đánh giá --- 69 Bảng 4.1 Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 ----------------------------------------------------------------- 76 Bảng 4.2 Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025---------------------------------------------- 76 Bảng 4.3 Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 ----------------------------------------------------------------- 77
  9. Bảng 4.4 Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025---------------------------------------------- 78 Bảng 4.5 Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018- 2020 đến năm 2025 -------------------------------------------------------------------------- 79 Bảng 4.6 Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 ---------------------------------------------------------- 79 Bảng 4.7 Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025---------------------------------------------- 80 Bảng 4.8 Ý kiến doanh nghiệp về hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp -------------------------------------------------------- 88 Bảng 4.9 Các năng lực cần nâng cao để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc năng lực cần nâng cao ----------------------------------------------------------------------------- 97
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 33 Hình 3.1: Tỷ lệ % Sinh viên làm việc theo kết quả xét tốt nghiệp ........................... 60 Hình 3.2: Cơ hội xin việc của sinh viên ra trường trong vòng 6 tháng..................... 62 Hình 3.3: Kết quả KS tỷ lệ hiệu quả kênh tìm việc của sinh viên sau tốt nghiệp ..... 63
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ LĐ-TB&XH: Bộ Lao động, Thương binh và xã hội C. Mác: Các Mác CNH-HĐH: Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá ĐHQG: Đại học quốc gia FMCG: Lĩnh vực Tiêu dùng nhanh GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐND: Hội đồng nhân dân KHXH&NV: Khoa học xã hội và Nhân văn LLLĐ: Lực lượng lao động SV: Sinh viên TP. HCM: TP. Hồ Chí Minh UBND: Uỷ ban nhân dân UEH: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việc làm đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và mức sống. Bên cạnh đó, việc làm có thể giảm sự nghèo đói, đã được khẳng định trong một số nghiên cứu (Islam, 2004; Ray và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay nên tỷ lệ thất nghiệp gia tăng tại một số quốc gia, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Theo thống kê tại một số quốc gia đang phát triển, tỷ lệ lao động trẻ thất nghiệp đang tăng và chiếm tỷ lệ cao trên thị trường lao động (tại Nam Á, 10%; tại Nam Phi, 24%). Chính vì vậy, tỷ lệ thanh niên, sinh viên thất nghiệp đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng và là một trong những thách thức lớn cho các quốc gia tại thời điểm hiện tại. Trước đây, có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm giúp chúng ta nhận rõ hơn về thực trạng việc làm trong xã hội nói chung và sinh viên nói riêng. Chẳng hạn như nghiên cứu vào năm 1999, điều tra sinh viên tốt nghiệp trong 51 trường Đại học và Cao đẳng (trong đó có 2 Đại Học Quốc Gia và 3 Đại học vùng). Số lượng sinh viên tốt nghiệp đã tham gia khảo sát là 20.540 sinh viên. Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ chung sinh viên có việc làm là 72,47% và chưa có việc làm là 27,53%. Và năm 2008, theo thống kê riêng của chương trình việc làm của báo Người Lao Động, bình quân cứ 100 lao động Đại học đến đăng ký tìm việc làm thì có khoảng 80%. Trong số này, không tìm được việc làm trong 3 tháng đầu sau khi ra trường, 50% thất nghiệp trong thời gian 6 tháng đầu và 30% sau 1 năm. Theo kết quả điều tra mới đây của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (năm 2014), chỉ có 40% sinh viên của trường tìm được việc làm trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp và sau 1 năm tăng lên khoảng hơn 70%. Không chỉ thể, trên phạm vi cả nước, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục – Đào tạo năm 2008, chỉ có khoảng 25 trường có tỷ lệ trên 60% sinh viên ra trường được làm đúng ngành nghề đào tạo. Và con số này chủ yếu tập trung vào các trường thuộc lĩnh vực tự nhiên như: Đại học Y Dược, Đại học Ngoại thương, Học viện
  13. 2 Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh… Tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở các trường về khoa học xã hội như Đại học KHXH & NV (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh hay Học viện Hành chính quốc gia… Còn tại TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, theo ông Nguyễn Hoàng Khang, Trưởng phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công thuộc sở LĐ – TB – XH TP. Hồ Chí Minh, cho biết mỗi năm TP. Hồ Chí Minh có khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp Đại học. Trong đó, khoảng 30% trong số này có việc làm phù hợp, còn lại khoảng 50% có việc làm trái ngành nghề đào tạo. Chính vì vậy, “đầu ra” của các trường Đại học, Cao đẳng luôn là một vấn đề rất được xã hội quan tâm, nhất là các bạn trẻ vừa rời ghế giảng đường. Ngay từ khi quyết định thi vào một trường đại học, cao đẳng nào đó thì phần lớn thí sinh và gia đình đều đặt ra câu hỏi: “Nếu thi đỗ vào đó, học xong thì làm gì? Và xin vào đâu làm?”. Song lo lắng thì cứ lo lắng, thi thì vẫn thi để rồi sau bốn năm miệt mài ôn học, các sinh viên ra trường vẫn hoang mang không biết phải làm gì để sống khi cầm tấm bằng Đại học trên tay. “Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động số 13 - quý I năm 2017, trong quí I năm 2017, cả nước có 138,8 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp; số lao động thất nghiệp có trình độ cao đẳng là 104.200 người. So với Quý IV năm 2016 có giảm đi 38,2 nghìn người, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở mức 7,29%, cao hơn quý trước và cao hơn cùng kỳ năm 2016.” Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm. Một trong những nguyên nhân đó là do sinh viên định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…” (Bài viết của ThS Thân Trung Dũng, năm 2015). Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên đại học là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Vì thế, tìm
  14. 3 hiểu được nhu cầu, nguyện vọng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là góp phần giải quyết được vấn đề “nóng” hiện nay của sinh viên. Chính vì vậy, Nghiên cứu giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên tốt nghiệp rất được các nhà khoa học và nhà quản lý trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, tác giả thấy chưa có nhiều công trình nào tập trung nghiên cứu về việc làm và chính sách giải quyết việc làm cho sinh viên, đặc biệt là trong khu vực nghiên cứu là TP. Hồ Chí Minh. Chính vì thế, tác giả chọn “Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học. Nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu Trong số các nghiên cứu tiêu biểu, không thể không lượt khảo công trình vĩ đại “Tư bản” của Các Mác (1818-1883), nhà kinh tế học và triết học người Đức. Công trình nghiên cứu này, được phát hành vào năm 1867. Nghiên cứu này đã đưa Các Mác trở thành nhà khoa học kinh tế vĩ đại nhất của thế kỉ XIX. Trong tác phẩm nổi tiếng này, Các Mác đã đưa ra lý thuyết giá trị thặng dư và phân tích bản chất và những thành tố đặc biệt của hàng hóa sức lao động, một loại hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình nghiên cứu, Ông đã phát hiện ra rằng: cái giá trị tăng thêm mà các ông chủ tư bản có được sau khi bỏ vốn sản xuất kinh doanh chính là do lao động không công của người công nhân làm thuê tạo ra. Tuy nhiên, để có được giá trị thặng dư ấy, nhà tư bản phải tạo ra một chỗ làm cụ thể trong chuỗi kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ bằng cách đầu tư tư bản vào sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, người lao động nếu không thể kết hợp sức lao động sống của mình với chỗ làm cụ thể do nhà tư bản tạo ra, thì bản thân họ không thể chuyển sức lao động thành việc làm, và do đó cũng không thể tạo ra giá trị thặng dư. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Các Mác về hàng hóa sức lao động, về sự sản xuất ra giá trị thặng dư, về ngày công lao động, phân công lao động… đã được chuyển tải ở tập 23 đã cung cấp những cơ sở khoa học cơ bản. Trong đó, có quan niệm về lao động, việc làm cho các nhà kinh tế mác xít, các nhà nghiên cứu về các nền kinh tế trên thế giới cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển
  15. 4 kinh tế của các quốc gia. Đồng thời, đây cũng là kim chỉ nam để Đảng và Nhà nước Việt Nam xây dựng nề kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, cũng như giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, Nolwen Heraff - Jean Yves Martin trong cuốn “Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới” biên tập năm 2001 đã nghiên cứu khái quát về tình hình lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000. Theo cuốn sách trên, từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, nước ta có ưu thế lớn là nguồn nhân lực dồi dào, khả năng mở rộng việc làm trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường rất lớn, song do chất lượng nguồn nhân lực thấp, đa số là lao động chưa qua đào tạo nghề nên khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển rất hạn chế. Điểm đáng chú ý nhất ở tác phẩm này là đã chỉ ra những hạn chế của nguồn nhân lực và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000. Những kết quả nghiên cứu của công trình này cung cấp cho người đọc có cái nhìn tương đối khách quan, khoa học về lao động, việc làm, nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới. Đó là tư liệu giúp cho Đảng, Nhà nước, các Bộ… có cái nhìn đầy đủ hơn về lao động, việc làm, nguồn nhân lực Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Với hướng nghiên cứu trên, Đề tài KX.04 Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách giải quyết việc làm của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do Nguyễn Hữu Dũng (năm 1994 - 1995) làm chủ biên đã nghiên cứu các nội dung: Xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách giải quyết việc làm của Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; khuyến nghị một số chính sách quan trọng nhất trong lĩnh vực việc làm; đề xuất mô hình tổng quát và hệ thống biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện chính sách quốc gia xúc tiến việc làm. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp một số luận cứ, cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước ta trong việc hình thành các chủ trương, chính sách về giải quyết vấn đề việc làm nói chung và việc làm cho
  16. 5 sinh viên nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, Cuốn “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997) nghiên cứu về chính sách việc làm của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng vấn đề cốt lõi, bao trùm nhất là phải tạo ra điều kiện và cơ hội để người lao động có việc làm, thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội – đó cũng là nội dung cơ bản của chính sách tạo việc làm. Tác giả còn cho rằng chính sách việc làm phải được đặt trong hoàn cảnh của quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như chủ trương đa phương hóa các quan hệ quốc tế, chính sách việc làm cũng phải dựa trên sự sáng tạo của quần chúng nhân dân, nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của quần chúng, phục vụ hiệu quả công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất hệ thống quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam và cho rằng một trong những vấn đề cơ bản nhất của sự thay đổi trong nhận thức về việc làm là coi trọng yếu tố tự tạo việc làm của người lao động trong các thành phàn kinh tế. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho việc giải phóng tiềm năng lao động của đất nước một cách hiệu quả nhất. Với những nội dung chính vừa nêu, công trình đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vấn đề việc làm cho người lao động. Công trình đã mang đến cho người đọc những kiến thức bổ ích về chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp nói riêng. Các công trình nghiên cứu nước ngoài kể trên đã đưa ra đầy đủ về mặt lý luận, thực tiễn của tình trạng việc làm, thất nghiệp và chính sách giải quyết việc làm, để từ đó cung cấp những tiền đề khoa học quan trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Các công trình trong nước đã cho thấy những quan niệm cơ bản, đến định hướng phát triển việc làm và giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trong thời kỳ mới. Những quan niệm, định hướng đó đã giúp cho tác giả luận văn có những cơ
  17. 6 sở khoa học, lý luận cũng như thực tiễn khi triển khai nghiên cứu chính sách việc làm cho sinh viên ở Thành phố Hà Nội được thuận lợi hơn. 3. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: - Tìm hiểu về định hướng việc làm của sinh viên các trường Đại học sau khi tốt nghiệp của các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng chọn việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Đề xuất các giải pháp cho Nhà trường, cho Sinh viên và chính sách hỗ trợ của cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi của đề tài Đối tượng nghiên cứu: sinh viên năm ba, năm tư của các trường Đại học tại TP.Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: đề tài sẽ thực hiện tại 7-10 trường Đại học ở Tp. Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của triết học Mác – Lenin: - Phương pháp biện chứng duy vật: là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xác định phạm vi, khả năng áp dụng các yêu cầu, phương pháp một cách hợp lý và có hiệu quả. - Phương pháp hệ thống: phân chia đối tượng mà hoạt động nhận thức và thực tiễn tác động đến các yếu tố, xác định môi trường mà khách thể tồn tại; phát hiện được những mối quan hệ, liên hệ tất yếu, ổn định giữa các yếu tố; xác định các thuộc tính tổng hợp và phát hiện ra tính hướng đích của hệ thống và xu hướng phát triển của khách thể hệ thống. - Phương pháp logic thống nhất với lịch sử: tổng hợp trong mình những nguyên tắc (quan điểm), yêu cầu mang tính phương pháp luận của toàn bộ triết học Mác –
  18. 7 Lenin, mà cốt lõi là phép biện chứng duy vật. Nhận định trong V.I.Lenin: TT.T.39.NXB Tiến Bộ.M.1984, tr.78 “Một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó trải qua những giai đoạn phát triển nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào”. Từ cơ sở lý thuyết đó trong quá trình nghiên cứu cần đảm bảo tính logic thống nhất với lịch sử để phân tích thực trạng, nhận định và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại các trường Đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước: Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với nhiều phương pháp: nghiên cứu định tính với hình thức phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm với một số sinh viên đang học tại trường Đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Ở bước này, cũng thực hiện phỏng vấn sơ bộ một số chuyên gia đồng thời tham khảo các dữ liệu thứ cấp. Trên cơ sở đó, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đề cương nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được hình thành. Ngoài ra, bản câu hỏi nghiên cứu cũng được xây dựng và hoàn thiện. Bước 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua việc phát phiếu khảo sát trực tuyến, khảo sát trực tiếp các đối tượng nghiên cứu. Sau khi quá trình thu thập dữ liệu kết thúc, thông tin từ các phiếu khảo sát được mã hóa và làm sạch dữ liệu sơ cấp. Tiếp theo, thống kê miêu tả trong nghiên cứu định lượng được sử dụng để tiến hành xử và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu được trình bày dựa trên kết quả phân tích dữ liệu. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn trực tiếp trong nghiên cứu định tính cũng được sử dụng để làm rõ hơn về kết quả nghiên cứu cũng như góc nhìn của các chuyên gia về kết quả phân tích dữ liệu. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đối với Sinh viên sắp tốt nghiệp: Qua đề tài này, các bạn sinh viên năm cuối sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề việc làm của mình trong tương lai. Từ đó có thể có những bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Đồng thời, giúp giải tỏa được một
  19. 8 phần những lo lắng, vướng mắc cho sinh viên khi bước ra ngoài môi trường thực tế chứ không bị bó hẹp trong phạm vi nhà trường. Đối với Nhà trường: Thông qua đề tài này phản ánh một số định hướng, mong muốn, nguyện vọng về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, từ đó hiểu được một số khó khăn, lo lắng của sinh viên. Qua đó giúp cho nhà trường có một số hướng về giáo dục - đào tạo, hướng nghiệp nhằm giải quyết phần nào những mong muốn của sinh viên để giúp sinh viên an tâm hơn trong quá trình tìm việc làm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần lý do chọn đề tài, mục tiêu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài có bố cục gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 3:Thực trạng việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. - Chương 4: Định hướng và giải pháp việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
  20. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp 1.1.1 Khái niệm về lao động và việc làm 1.1.1.1 Lao động Khái niệm về Lao động có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng suy đến cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, là ranh giới để phân biệt con người với con vật. Bởi vì, khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật thể của tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Theo Các Mác, “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [36, tr.230, 321]. Ph.Ăng ghen viết: Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì đó vô cùng lớn lao và hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người [38, tr.641]. Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong cơ thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình. Nói cách khác, trong bất kỳ nền sản xuất xã hội nào, lao động bao giờ cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển của xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2