intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá kết quả và đề xuất các giải pháp trong chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2017

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích đánh giá được cơ cấu tổ chức, kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2017; phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chi trả DVMTR, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện khắc phục những tồn tại phát hiện được trong thời gian nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá kết quả và đề xuất các giải pháp trong chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2017

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- NGUYỄN HỒNG ANH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2013-2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------- NGUYỄN HỒNG ANH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2013-2017 Chuyên ngành: Lâm nghiệp Mã số: 8.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ cuộc bảo vệ học vị nào. Đây là bài nghiên cứu đánh giá chính sách của cá nhân tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình./. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 9 năm 2019 Tác giả Nguyễn Hồng Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô, các Trợ giảng của Khoa sau đào tạo - Trường đại học Nông lâm Thái nguyên trong 2 năm vừa qua đã giảng dạy, định hướng, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tri thức mới. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Sỹ Trung đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn với tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới những cán bộ kiểm lâm địa bàn người đã giúp tôi leo rừng đo đếm OTC, phiên dịch để gặp những người làm nghề rừng, du lịch, nuôi cá nước lạnh, thủy điện, những người áp dụng chính sách tại địa phương. Tôi cũng rất cảm ơn Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ phòng Kế hoạch - Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu, cung cấp những thông tin, hiểu biết về chi trả DVMTR cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi biết ơn các lãnh đạo và đồng nghiệp ở Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện cho tôi được đi học, chia sẻ công việc trong suốt thời gian qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã cố gắng để hoàn thành tốt nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu để bản luận văn được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tế hơn. Xin trân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Hồng Anh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ vii 1. Sự cần thiết .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu......................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa .......................................................................................................... 2 Chương I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 4 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới................................................... 4 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam ............................................... 12 3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu tại tỉnh Lào Cai ..................................... 19 4. Đánh giá chung............................................................................................ 20 Chương II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu hạn đề tài ............................................... 22 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23 2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp .................................................... 23 2.3.2. Phương pháp điều tra đánh giá có sự tham gia ..................................... 23 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ..................................................... 24 2.3.4. Phương pháp lập OTC nghiên cứu chất lượng rừng ............................. 25 2.3.5. Phương pháp thành lập nhóm phỏng vấn .............................................. 25 2.3.6. Xử lý số liệu .......................................................................................... 25
  6. iv Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 26 3.1. Thực trạng công tác chi trả môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2017 ............................................................................................... 26 3.1.1. Công tác triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR ................... 26 3.1.2. Đánh giá cơ cấu tổ chức thực hiện chi trả DVMTR ............................. 29 3.1.3.Kết quả thực trạng công tác thu DVMTR .............................................. 33 3.1.4. Kết quả công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng ................................ 39 3.2. Đánh giá tác động của chính sách ............................................................ 47 3.2.1- Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 50 3.2.2- Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 50 3.2.3- Hiệu quả môi trường ............................................................................. 51 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ............................................................... 55 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 63 1. Kết luận ....................................................................................................... 63 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
  7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh BVPTR Bảo vệ và phát triển rừng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Bộ NNPTNT thôn BQLRPH Ban quản lý rừng phòng hộ CCLN Công ty lâm nghiệp DVMTR Dịch vụ môi trường rừng HĐND Hội đồng nhân dân Payments PES Chi trả dịch vụ môi trường Environmental Services Payments Forest PFES Chi trả dịch vụ môi trường rừng Environmental Services PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh UBND Ủy ban nhân dân VN Việt Nam
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp mức chi trả PFES trên thế giới ....................................... 11 Bảng 1.2: Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013- 2017 ................................................................................................................. 19 Bảng 3.1: Phân tích chức năng, nhiệm vụ các bên liên quan.......................... 31 Bảng 3.2: Kết quả công tác thu tiền DVMTR giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................................................................................................... 36 Bảng 3.3: Đặc điểm các hệ số thành phần của hệ số K .................................. 40 Bảng 3.4: Kết quả chi tiền DVMTR theo từng chủ rừng giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn tỉnh Lào Cai ................................................................................. 43 Bảng 3.5: Diện tích rừng và số lượng từng đối tượng chủ rừng được chi trả DVMTR giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............................... 44 Bảng 3.6: Diện tích được chi tiền DVMTR theo từng loại rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............................................................................................................ 47 Bảng 3.7 Tổng hợp tác động của chính sách đến kinh tế, XH, MT ................ 48 Bảng 3.8. Kết quả đo đếm OTC ...................................................................... 54 Bảng 3.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi trả dịch vụ môi trường rừng .......... 55
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Bản đồ lịch sử hình thành, phát triển PES ........................................... 7 Hình 2: Sơ đồ tổ chức Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lào Cai ............... 30
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ở cấp quốc gia (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2013). Cùng với cả nước, năm 2011 tỉnh Lào Cai bắt đầu tổ chức triển khai thực hiện chính sách này. Sau gần 9 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR có thể khẳng định chính sách mang ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp quản lý, BVPTR toàn tỉnh. Nguồn tiền DVMTR vừa giúp giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách nhà nước vừa cải thiện thu nhập bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế của người dân (UBND tỉnh Lào Cai, 2017). Song trong quá trình thực hiện chính sách tại Lào Cai đã bộc lộ nhiều bất cập cả về phía thu và phía chi trả dịch vụ. Về phía thu, Lào Cai là một trong các tỉnh đầu tiên mở rộng đối tượng thu phí DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, cá nước lạnh và du lịch. Điều này làm cho các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương cho rằng chính sách này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong lợi thế cạnh tranh khai thác dịch vụ so với các doanh nghiệp ở địa phương khác. Trong khi chưa có địa phương nào áp dụng phí này đối với các đơn vị kinh doanh du lịch thì ở Lào Cai lại “phí chồng phí”, mức phí cao và chưa phù hợp. Về phía chi, mức chi trả cho các chủ thể quản lý rừng còn thấp, chưa đủ kinh phí để trang trải cho công tác bảo vệ cũng như tái tạo lại rừng. Người dân tham gia quản lý rừng ở Lào Cai được chi trả định mức thấp hơn so với một số tỉnh như Lai Châu, Lâm Đồng (Nguyễn Chí Thành và cộng sự, 2016). Như vậy, với những bất cập kể trên, chính sách chi trả DVMTR đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế cho cả phía cơ quan quản lý cũng như các đối tượng sử dụng và cung cấp DVMTR trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị mà
  11. 2 rừng mang lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2017 từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện là rất cần thiết. Đó sẽ là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý có những cải cách, điều chỉnh hiệu quả hơn nhằm phát huy tối đa những lợi ích có được từ chính sách chi trả DVMTR, đồng thời hạn chế những bất cập còn tồn tại trong thời gian vừa qua tại tỉnh Lào Cai. 2. Mục tiêu Phân tích đánh giá được cơ cấu tổ chức, kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2017. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chi trả DVMTR, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện khắc phục những tồn tại phát hiện được trong thời gian nghiên cứu. 3. Ý nghĩa * Ý nghĩa về mặt khoa học và học tập Hướng nghiên cứu về kết quả triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm từ những kết quả đã đạt được làm rõ những khó khăn, tồn tại của chính sách để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Qua đó giúp nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan để đề xuất những chính sách phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng. * Ý nghĩa về mặt thực tiễn Thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả nâng cao hiểu biết, chuyên sâu về lĩnh vực chi trả DVMTR nhằm phục vụ nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan. Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu quý báu cho các cán bộ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Những giải pháp được đề xuất trong đề tài là định hướng thực hiện cho chính sách DVMTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong những năm tới.
  12. 3
  13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở pháp lý 1.1.1.Cơ sở pháp lý cấp Trung ương Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017. Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ quyết định chính sách thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR; Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR. Thông tư Số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 Thông tư liên tịch của Bộ NNPTNT - Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thông tư 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
  14. 5 Thông tư số 04/2018/TT-BTC ngày 17/01/2018 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền DVMTR. 1.1.2. Cơ sở pháp lý cấp địa phương Quyết định 31/2013/QĐ-UBND ngày 13/8/2013 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 22/5/2014 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 của UBND tỉnh Lào Cai sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quyết định số 15/2014/QĐ-UBND quy định về mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định 1551/QĐ-UBND ngày 27/5/2016 của UBND tỉnh Lào Cai quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 về ban hành quy định mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28/4/2017 của UBND tỉnh Lào Cai sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày
  15. 6 25/11/2015 về quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 1.1.3. Cơ sở thực tiễn Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc với 09 đơn vị hành chính (01 thành phố, 8 huyện). Tổng diện tích tự nhiên là 638.389,59 ha trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 476.880,21 ha (chiếm 65,38% tổng diện tích tự nhiên), trong đó diện tích có rừng là 355.662 ha, với 158/164 xã, phường, thị trấn có rừng. Diện tích nằm trong lưu vực các nhà máy thủy điện: 401.527,26 ha, tổng diện tích có rừng trong lưu vực: 215.456,73 ha, gồm 119 xã. Cùng với những lợi thế về địa hình, điều kiện tự nhiên và dân cư, Lào Cai được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR của Chính phủ. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai và thực hiện tại tỉnh Lào Cai từ năm 2012. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, chính sách chi trả DVMTR đã khẳng định hướng đi đúng đắn, mang lại những hiệu quả, từng bước đi vào cuộc sống người dân, tạo lập nguồn tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số, góp phần ổn định kinh tế xã hội, trật tự an ninh xã hội tại các địa phương, đặc biệt các xã vùng biên giới. Chính sách có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ phát triển rừng toàn tỉnh. Lào Cai được Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ BVPTR Việt Nam đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước trong công tác thực thi chính sách chi trả DVMTR. Tỉnh đã ban hành hiều văn bản thực hiện chính sách tại địa phương và được chọn là một trong 6 tỉnh thí điểm mở rộng đối tượng thu phí DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, cá nước lạnh và du lịch. Từ năm 2012-2017, số tiền thu DVMTR đã tăng gần 05 lần nhiệm vụ thu bổ sung thêm phần thu từ các cơ sở nuôi cá nước lạnh, các cơ sở sử dụng
  16. 7 nước cho công nghiệp, dịch vụ du lịch. Số lượng chủ rừng phải thanh toán chi trả từ 9.036 hộ gia đình lên 15.000 hộ gia đình, tăng gấp 1,7 lần. Song trong quá trình thực hiện chính sách tại Lào Cai đã bộc lộ nhiều bất cập cả về phía thu và phía chi trả dịch vụ. Như vậy, với những bất cập kể trên, chính sách chi trả DVMTR đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế cho cả phía cơ quan quản lý cũng như các đối tượng sử dụng và cung cấp DVMTR trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị mà rừng mang lại. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới PES là một khái niệm không còn xa lạ với các nước trên thế giới mặc dù khái niệm này mới được hình thành từ những năm 1970 trở lại đây. Có thể tổng quan lịch sử phát triển PES trên thế giới qua hình ảnh sau: Châu Âu - 1970 Bắc Mỹ - 1970 Châu Á - 2003 Châu Phi - 2003 Các nước Mỹ Latin -1990 Châu Đại Dương - 2008 Hình 1.1. Bản đồ lịch sử hình thành, phát triển PES Cho đến nay, PES đã phát triển rộng khắp và được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật. PES đã dần trở thành một giải pháp chính sách để giảm thiểu gánh nặng đến ngân sách cũng như khuyến khích, chia sẻ lợi ích trong xã hội.
  17. 8 Khu vực Bắc Mỹ: Hoa Kỳ là quốc gia áp dụng PES sớm nhất và gặt hái được nhiều thành công. Điển hình là tại thành phố New York đã thực hiện các chương trình mua đất để quy hoạch và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ các chủ đất áp dụng hương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước thành phố. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước. Người dùng nước trong Chương trình quản lý đầu nguồn ở Thành phố NewYork bị đánh thuế để nộp bổ sung vào quỹ của chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương. Bên cung cấp dịch vụ là những nông dân nuôi bò và trồng rừng được nhận 40 triệu đô la Mỹ/năm để thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp và tái tạo rừng cung cấp nguồn nước cho công ty cấp nước thành phố (Nels Johnson và cộng sự, 2001). Tại các nước Mỹ la tinh như Ecuado, năm 1999, Quỹ bảo tồn nước quốc gia (FONAG) được thành lập để quản lý PES tại lưu vực Quito. Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG. Việc đóng góp này được thực hiện dưới hình thức áp phí sử dụng dịch vụ hệ sinh thái vào phí sử dụng nước. Mỗi đơn vị đóng góp cho FONAG đều là một thành viên của Ban giám đốc và có quyền biểu quyết theo tỷ lệ mà họ đóng góp. Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho những người sở hữu rừng. Tại Colombia, dùng thuế dịch vụ môi trường (eco-tax) đánh trên người dùng nước cho công nghiệp và đô thị để quản lý rừng đầu nguồn. Theo đó, những người dùng nguồn nước được sử dụng thường xuyên cho cấp nước sinh hoạt, cho công nghiệp phải chi trả thuế dịch vụ môi trường cho các chủ đất tư nhân và đô thị để họ cải thiện quản lý rừng, mở rộng trồng rừng (Nels Johnson và cộng sự, 2001). Những người sử dụng nước ở thung lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội để thu các khoán chi trả tự nguyện cho các gia đình ở lưu vực đầu nguồn nhằm bảo vệ nguồn nước.
  18. 9 Mexico đã thành lập quỹ Lâm nghiệp năm 2002, đến năm 2003 đã hình thành Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng thủy văn nhằm thu phí sử dụng nước để chi trả cho việc bảo tồn những khu vực rừng đầu nguồn quan trọng. Một trong các quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển tiên phong trong việc áo dụng chi trả DVMTR là Costa Rica. Đây là quốc gia có tỷ lệ mất rừng cao nhất thế giới. Luật Lâm nghiệp của Costa Rica được ban hành năm 1996 quy định khái niệm và các nguồn tài chính cho chi trả dịch vụ môi trường. Theo Khoản K, Điều 3, Luật về rừng của Costa Rican: “Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị từ rừng mà có tác động bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Bao gồm: Giảm phát thải khí nhà kính; Bảo vệ nguồn nước cho đô thị, nông thôn, thuỷ điện; Bảo vệ đa dạng sinh học nhằm mục đích phát triển bền vững, nghiên cứu khoa học và điều chế dược phẩm; Nghiên cứu và cải tạo nguồn gen; Bảo vệ các hệ sinh thái và cảnh quan cho du lịch và nghiên cứu khoa học”. Luật quy định thành lập Quỹ Tài chính rừng quốc gia (FONAFIFO) để quản lý các hoạt động liên quan đến DVMTR, nhằm chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng. Chương trình nhằm bồi thường cho chủ đất, chủ rừng với các hợp đồng dài hạn trong nhiều năm phục vụ cho công tác tái trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng bền vững. Nguồn tiền cho Chương trình Chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái của Costa Rica (PES) chủ yếu là nguồn thu thuế từ nước, nhiên liệu hóa thạch, và quỹ ủy thác bảo tồn rừng (Ina Porras và cộng sự, 2013). Chương trình đã trở thành một điển hình về bảo tồn trên thế giới. Kết quả của chương trình là sự kết hợp các quy định và công cụ kinh tế để bảo tồn và tái sinh hệ sinh thái. Gần một triệu ha rừng ở Costa Rica đã tham gia chương trình PES, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ mức thấp chỉ khoảng 20% trong những năm 1980 đạt hơn 50% diện tích đất của cả nước vào những năm 1997. Ở Bazil, Chính phủ đã công bố “Chương trình ủng hộ môi trường”, trong đó PES được sử dụng để thúc đẩy sự bền vững môi trường tại khu vực Amazon.
  19. 10 Ở các nước Châu âu như Đức: Chính phủ đã đầu tư các chương trình để chi trả cho các chủ đất tư nhân nhằm duy trì hệ sinh thái, ví dụ như, trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững… Ở châu Á: Từ năm 2002, Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Trung tâm Nông – Lâm Thế giới (ICRAF) đã hỗ trợ dự án chi trả tiền cho người nghèo vùng cao từ dịch vụ môi trường mà họ cung cấp (RUPES) tại 6 điểm gồm: Sumberjaya, Bungo, Singkarak ở Indonesia; Bakun và Kalahan thuộc Philippin; Kulekhani ở Nepal và 12 điểm học tập tại khu vực châu Á. Mục đích của RUPES là “xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao châu Á” thông qua xây dựng các cơ sở về các cơ chế tài chính chi trả DVMTR. Đối với quốc gia đông dân nhất thế giới - Trung Quốc, loại hình chi trả công cộng đã được tiến hành từ năm 1998. Khi đó, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được sửa đổi nhằm thể chế hóa và cho phép hệ thống đền bù hệ sinh thái (HST) rừng. Giai đoạn 2001 - 2004, hệ thống đền bù HST rừng lần đầu tiên được tiến hành thí điểm làm cơ sở cho Quỹ đền bù HST rừng được thành lập vào năm 2004. Tháng 6/2007, được sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) và Chính phủ Trung Quốc (Cục Lâm nghiệp) Quỹ Cacbon Quốc gia cũng đã được thành lập nhằm thúc đẩy trồng rừng, quản lý rừng bền vững và bảo vệ rừng của các cộng đồng địa phương cho mục đích hấp thụ cacbon. Tại Ấn Độ cơ chế khuyến khích được thực hiện bằng cách tạo nguồn chi trả từ người nhận đến người cung cấp dịch vụ hệ sinh thái thông qua các đóng góp đầu vào, đầu ra hoặc các đền bù cơ hội tại 3 lưu vực sông. Quỹ Bảo vệ đập đã được thành lập và hoạt động từ nguồn phí phụ trội thêm vào phí bơm nước theo giờ.
  20. 11 Hoạt động của PES tại châu Úc: Năm 1998, Pháp chế về quyền cacbon ra đời cho phép các nhà đầu tư đăng ký làm chủ sở hữu hấp thụ cacbon của rừng tại Ôtxtrâylia Tính đến nay trên thế giới, ước tính có khoảng hơn 400 Chương trình dự án PES được triển khai thực hiện. Một số nước đã xây dựng các chương trình PES quy mô lớn như Trung Quốc, Mexico, Peru, Costa Rica... nhằm chi trả trực tiếp cho các chủ dịch vụ để thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ môi trường qua đó cung cấp được các dịch vụ thủy văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ các bon và vẻ đẹp cảnh quan (Nguồn: Tài liệu về chi trả DVMTR). Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên thế giới được tổng hợp tại bảng sau: Bảng 1.1: Tổng hợp mức chi trả PFES trên thế giới TT Quốc gia Loại tiền tệ Mức chi trả cho ha/năm 1 Trung Quốc USD 347-500 2 Peru USD 30-50 120 3 Indonesia USD 250 nếu giảm được 10% bồi lắng 1000 nếu giảm được 30% bồi lắng 4 Brazil USD 360 5 Mexico USD 300-400 6 Costa Rica USD 64 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu về DVMTR Có thể thấy hiện nay trên thế giới Trung Quốc là quốc gia có mức chi trả DVMTR thuộc tốp đầu thế giới. Do đất nước này hiện đang ô nhiễm khí thải công nghiệp ở mức độ cao cần sự tái tạo môi trường không khí cấp bách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2