intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Cải cách tư pháp – Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Cải cách tư pháp – Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình là đưa ra các giải pháp bảo đảm cải cách tư pháp trong thời gian tới từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Cải cách tư pháp – Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................/............... ......../....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÁI SƠN CẢI CÁCH TƯ PHÁP - TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................/............... ......../....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÁI SƠN CẢI CÁCH TƯ PHÁP - TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Nguyễn Thái Sơn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô Học viện Hành chính quốc gia, sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Lời đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Lương Thanh Cường đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội và phân viện Miền Trung; cô giáo chủ nhiệm lớp LH3 - T2 đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, và hoàn thiện đề tài luận văn thạc sĩ. Trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Thái Sơn
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục sơ đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU…………………………………………………………..…………1 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG CẢI CÁCH TƯ PHÁP .......................... 10 1.1. Cải cách tư pháp ở Việt Nam ................................................................. 10 1.1.1. Quan niệm, ý nghĩa, mục tiêu của cải cách tư pháp ............................ 10 1.1.2. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong cải cách tư pháp...... 24 1.2. Hoạt động cải cách tư pháp.................................................................... 29 1.2.1. Xây dựng, ban hành pháp luật phục vụ cải cách tư pháp .................... 29 1.2.2. Tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, công chức phục vụ cải cách tư pháp 30 1.2.3. Tổ chức thực hiện pháp luật trong cải cách tư pháp ........................... 31 1.2.4. Tổng kết, đánh giá cải cách tư pháp ................................................... 32 1.3. Các điều kiện bảo đảm cải cách tư pháp ................................................ 32 1.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng trong cải cách tư pháp .................................... 32 1.3.2. Nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về cải cách tư pháp ..... 33 1.3.3. Năng lực của các cơ quan tư pháp, cán bộ, công chức trong cơ quan tư pháp ............................................................................................................. 34 1.3.4. Nguồn lực vật chất phục vụ cải cách tư pháp ..................................... 35 1.3.5. Sự tham gia của xã hội vào cải cách tư pháp ...................................... 35 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................... 36
  6. Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH ....................................................................... 38 2.1. Tổng quan về Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ................................... 38 2.1.1. Tổ chức bộ máy, nhân sự của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ...... 38 2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ......... 40 2.1.3. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ........................... 42 2.2. Phân tích tình hình cải cách tư pháp ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ............................................................................................................. 43 2.2.1. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật phục vụ cải cách tư pháp ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình................................................................ 43 2.2.2. Hoạt động quản lý bộ máy, nhân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình............................................................. 46 2.2.3. Hoạt động xét xử theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình .................................................................................................. 51 2.2.4. Hoạt động tổng kết, đánh giá cải cách tư pháp ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình .................................................................................................. 56 2.3. Đánh giá cải cách tư pháp ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ............. 62 2.3.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân ....................................... 62 2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân ............................................ 69 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................... 71 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CẢI CÁCH TƯ PHÁP- TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH 74 3.1. Phương hướng bảo đảm cải cách tư pháp từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ........................................................................................... 74 3.1.1. Bảo đảm quyết tâm chính trị, sự đồng thuận, loại trừ lợi ích nhóm trong cải cách tư pháp ........................................................................................... 74
  7. 3.1.2. Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong cải cách tư pháp ........................................................................................................ 75 3.1.3. Gắn cải cách tư pháp với cải cách hành chính ................................... 76 3.2. Giải pháp bảo đảm cải cách tư pháp từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình .................................................................................................. 77 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ........................................................................ 77 3.2.2. Nhóm giải pháp riêng cho Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình ............ 83 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................... 86 KẾT LUẬN ................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCCT: Cao cấp chính trị CCTP: Cải cách tư pháp GĐT: Giám đốc thẩm NNPQ: Nhà nước pháp quyền TAND: Toà án nhân dân TCCT: Trung cấp chính trị TPCC: Thẩm phán cao cấp TPSC: Thẩm phán sơ cấp TPTC: Thẩm phán trung cấp TT: Tái thẩm UBTP: Uỷ ban thẩm phán XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình ......... 39
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số liệu cán bộ, công chức và các chức danh Thẩm phán của ngành TAND tỉnh Quảng Bình tính đến năm 2017 ....................................... 49 Biểu đồ 2.2: Số liệu các vụ án được thụ lý, giải quyết của ngành Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình ( từ năm 2005 - 2017) Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình ( từ năm 2005 – 2017) .................................................................................. 57 Biểu đồ 2.3: Số liệu các loại vụ án được giải quyết của ngành ..................... 57
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, trước yêu cầu nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở nước ta nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng trong tình hình hiện nay, đòi hỏi phải cải cách tư pháp, trong đó có Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình, đây là nội dung quan trọng được thể hiện trong nhiều Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân có vai trò chủ chốt trong bộ máy nhà nước, có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”. Vai trò của Tòa án biểu hiện qua chức năng và thẩm quyền của Tòa án được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản pháp luật khác. Triển khai thực hiện những quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và các Bộ luật về tố tụng, Tòa án nhân dân tối cao xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, 1
  12. bộ máy của các cấp Toà án. Trọng tâm là xây dựng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án theo chức năng, nhiệm vụ đã được Hiến định là “Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới. Mô hình hệ thống Toà án nhân dân được quy định trong Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 có bốn cấp gồm: Toà án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Thực tế cải cách tư pháp ở nước ta nói chung, Quảng Bình nói riêng, bên cạnh một số kết quả đạt được, còn nhiều hạn chế, bất cập như: Ngoài những bất cập, chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật, thì yếu tố đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cải cách tư pháp. Trước hết, vai trò của Tòa án - khâu trung tâm của quá trình cải cách tư pháp, thực chất hiệu quả của hoạt động tư pháp thể hiện chủ yếu ở hoạt động xét xử. Theo quy định tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Do đó một bản án khách quan, thấu tình đạt lý, cho chúng ta thấy ngay kết quả, ngược lại, nếu bản án có mức độ thuyết phục không cao sẽ kém hiệu quả. Nguyên nhân chính, ngoại trừ các yếu tố về tính công tâm, vai trò trách nhiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán, phải kể đến vai trò tham gia tố tụng của đội ngũ luật sư. Một điều không thể phủ nhận đó là, mặc dù đã được cải thiện nhưng trên thực tế, vai trò tranh tụng của luật sư vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Điều này được thể hiện, vẫn còn những lời bào chữa, 2
  13. tranh tụng của luật sư chưa thuyết phục, chưa sắc sảo, chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Đặc biệt, tại một số phiên tòa, để bảo vệ cho thân chủ, luật sư đã viện dẫn các văn bản trái với bản chất sự việc, gây khó khăn cho công tác xét xử. Về phía hội đồng xét xử, đôi khi vẫn còn bỏ qua các quan điểm, điều khoản của pháp luật mà luật sư viện dẫn, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự… Chất lượng xét xử nhìn chung có những tiến bộ, những vẫn còn tình trạng có án bị huỷ, gây mất niềm tin của nhân dân về sự khách quan và năng lực chuyên môn của cán bộ Toà án. Về các yếu tố đảm bảo phục vụ cho cải cách tư pháp như: cơ sở vật chất, các trang thiết bị, trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp, trong đó có Toà án cần phải có sự quan tâm đầu tư, trang bị của nhà nước. Hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nên thực tiễn thi hành pháp luật vẫn còn nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Một vấn đề không thể không nói đến đó là năng lực đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó chất lượng đội ngũ Thẩm phán mặc dù có những tiến bộ, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước nhìn chung vẫn còn hạn chế. Bên cạnh những hạn chế của đội ngũ Thẩm phán, cần phải nói đến năng lực của đội ngũ cán bộ của các cơ quan nhà nước, nhất là cấp cơ sở. Đây là đội ngũ tham mưu đắc lực nhất cho chính quyền về công tác tư pháp, trong đó có liên quan đến lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện. Thế nhưng, lâu nay ít được quan tâm cả về chế độ đãi ngộ cũng như công tác đào tạo, tuyển dụng đối với đội ngũ này. Ai cũng biết rằng, mọi vấn đề nẩy sinh mâu thuẫn, tranh chấp đều xuất phát từ cơ sở. Không ít vụ việc do cán bộ 3
  14. cơ sở non kém mà trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân không được thực hiện một cách triệt để, thấu tình đạt lý từ khi mới phát sinh, dẫn đến kéo dài năm này qua năm khác. Chính thời gian đã làm cho mâu thuẫn trong các vụ việc ngày càng ăn sâu, chứng cứ ngày càng lu mờ, gây khó khăn rất lớn trong quá trình xét xử, giải quyết các vụ việc của Toà án. Nhiều vụ việc, chính quyền, các cơ quan chức năng tỉnh, huyện tốn rất nhiều công sức, phải tổ chức hàng chục cuộc họp, đối thoại để giải quyết mới ổn định được tình hình. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhìn chung chưa đạt yêu cầu, nếu như không muốn nói là nhiều nơi, nhiều lúc vẫn mang nặng tính hình thức. Không ít tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chưa thực hiện nhiệm vụ này một cách thường xuyên, hiệu quả mà thường “khoán trắng” cho cơ quan chuyên môn… Với những hạn chế, bất cập và lý do nêu trên, học viên đã chọn đề tài: "Cải cách tư pháp – Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình" để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo, các bài viết trên các tạp chí liên quan đến nội dung cải cách tư pháp. Có thể phân loại thành hai nhóm như sau: Nhóm thứ nhất: Những công trình là đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, các luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo nghiên cứu về hệ thống tư pháp Việt Nam có liên quan đến Tòa án nhân dân như: Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX.04.06 "Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu 4
  15. lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" của tác giả Uông Chu Lưu năm 2006. Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội “Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Sử năm 2011. Luận văn Thạc sĩ “Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thế Anh năm 2014 Sách tham khảo: "Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy Nhà nước" của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb Giao thông vận tải năm 2002; "Hệ thống tư pháp và cái cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay" của tập thể các tác giả do GS.TS Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Khoa học xã hội năm 2002; Liên quan đến nhóm vấn đề này còn có kỷ yếu các cuộc hội thảo về lịch sử ngành Tòa án nhân dân. Nhóm thứ hai: Các bài viết liên quan đến nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được đăng trên các tạp chí: "Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền" của TSKH Lê Cảm, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4 năm 2002; “Những vấn đề chủ yếu của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” của PGS.TSKH Lê Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân số 3 năm 2006; "Cải cách tư pháp và vấn đề tranh tụng" của tác giả Nguyễn Mạnh Kháng, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10 năm 2003; Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2010 đến năm 2016. 5
  16. Báo cáo tổng kết công tác Toà án của TAND tỉnh Quảng Bình từ năm 2005 đến năm 2017 Báo cáo tổng kết cải cách tư pháp của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh Quảng Bình Bài viết về: Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ “Tòa án là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” của ông Trương Hòa Bình, được đăng trên Cổng thông tin điện tử Toà án nhân dân tối cao ngày 16 - 4 - 2014. Bài viết về: “Hoạt động của Tòa án nhân dân trong thời kỳ mới” của ông Tưởng Duy Lượng, đăng trên tạp chí Toà án nhân dân năm 2014. Bài viết “ Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của Toà án nhân dân theo quy định của Hiến pháp và đổi mới tổ chức hoạt động của Toà án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp” của ông Lê Văn Minh đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 3 năm 2014. Bài viết về “Thành tựu cải cách tư pháp nổi bật của Tòa án nhân dân” của Báo Công lý năm 2016. Bài viết về “Cải cách tư pháp nâng tầm vị thế của Hệ thống Tòa án nhân dân” của ông Lưu Bình Nhưỡng, đăng trên Báo Công lý điện tử ngày 22 - 02 - 2015 Bải viết “ Quan điểm về cải cách tư pháp trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Trương Thị Hồng Hà, Trần Thị Bình – Học viện Báo chí tuyên truyền, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 10- 2016. 6
  17. Tuy vậy các công trình, bài viết trên chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu chung nhất về vấn đề cải cách tư pháp, riêng vấn đề cải cách tư pháp tại Tòa án địa phương trong giai đoạn tiếp theo chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, do đó bản thân chọn đề tài “ Cải cách tư pháp - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu, đây là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên đề tài sẽ tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học pháp lý có liên quan để phát triển và hoàn chỉnh vấn đề nghiên cứu của mình, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp bảo đảm cải cách tư pháp trong thời gian tới từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong cải cách tư pháp. - Phân tích, đánh giá thực trạng cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cải cách tư pháp từ thực tiễn TAND tỉnh Quảng Bình. 7
  18. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách tư pháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu về cải cách tư pháp ở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình. Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2016 đến 2018. Về nội dung: Đề tài nghiên cứu Cải cách tư pháp - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình. Đề tài chỉ nghiên cứu về vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân và Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình, không nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Toà án quân sự. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thể hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quá trình nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Đối với chương 1 sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để làm rõ lý luận, quan niệm về cải cách tư pháp và vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, trong đó có Toà án nhân dân, các hoạt động về CCTP, các điều kiện đảm bảo cải cách tư pháp Đối với chương 2 sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá, phương pháp so sánh, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để phân tích thực trạng và đánh giá về cải cách tư pháp ở TAND tỉnh Quảng Bình 8
  19. Đối với chương 3 sử dụng phương pháp tổng hợp để đề ra phương hướng, giải pháp bảo đảm cải cách tư pháp ở TAND tỉnh Quảng Bình, chú trọng đến các nhóm giải pháp chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài có những đóng góp về mặt lý luận góp phần hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận về vai trò của Tòa án nhân dân trong cải cách tư pháp. Về thực tiễn, Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực luật Hiến pháp và luật Hành chính. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý Luận về cải cách tư pháp và vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp Chương 2: Thực trạng cải cách tư pháp ở Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm Cải cách tư pháp – Từ thực tiễn Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình 9
  20. Chương 1 LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG CẢI CÁCH TƯ PHÁP 1.1. Cải cách tư pháp ở Việt Nam 1.1.1. Quan niệm, ý nghĩa, mục tiêu của cải cách tư pháp 1.1.1.1. Quan niệm về cải cách tư pháp Lý thuyết và thực tiễn ở các nước văn minh, tiến bộ và phát triển cao cho thấy tư pháp độc lập là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của Nhà nước pháp quyền và của nền tư pháp dân chủ, bình đẳng và công bằng và bảo vệ hữu hiệu các quyền con người, quyền công dân. “Tư pháp” (theo tiếng Latinh cổ “Justitia” hay “Justition”) có nghĩa là “công lý”, “công bằng”, “pháp chế”, đồng thời dưới góc độ hẹp nội dung bao gồm toàn bộ các cơ quan Tòa án và hoạt động thực hiện quyền xét xử của những cơ quan này. Hiện nay, quan điểm và nhận thức về “tư pháp” được xem xét dưới nhiều khía cạnh khoa học và thực tiễn khác nhau. Ở Việt Nam tồn tại khá nhiều cách hiểu khác nhau về tư pháp, theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học của nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2002 do GS. Hoàng Phê chủ biên thì thuật ngữ “ tư pháp” được hiểu là “ Việc xét xử các hành vi phạm pháp và các vụ kiện tụng trong nhân dân” [32]. Theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung thì “ tư pháp là một lĩnh vực quyền lực Nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật” [33]. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0