Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
lượt xem 5
download
Đề tài "Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk" tập trung vào nghiên cứu, khai thác từ góc độ lý luận và thực tiễn về quyền con người, quyền công dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đánh giá từ góc độ pháp lý về quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc tổ chức thực hiện biện pháp này trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯƠNG THỊ NGỌC QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC – NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Đắk Lắk, năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯƠNG THỊ NGỌC QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC – NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI Đắk Lắk, năm 2023
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian theo học, nghiên cứu và hoàn thành chương trình học và làm luận văn tại trường, đã nhận được sự quan tâm của quý thầy cô, các phòng ban tại Học viện và phân việc Tây Nguyên. Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Tập thể Khoa Nhà Nước và Pháp luật – Học viện hành chính quốc gia; Các thầy, cô giáo Học viện hành chính quốc gia và Phân viện Tây Nguyên cùng các thầy, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy, động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian từ 2021 đến 2023 học tập và nghiên cứu tại Học viện, Phân viện. Cảm ơn thầy GS.TS Phạm Hồng Thái, người hướng dẫn quá trình làm luận văn. Thầy đã tận tâm, tận tình và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Dù đã tận lực, cố gắng hoàn thành luận văn theo yêu cầu của thầy hướng dẫn và của Học Viện, nhưng chắc chắn luận văn tốt nghiệp vẫn còn tồn tại thiếu sót, kính xin được thầy, cô góp ý và chỉ bảo thêm để quá trình bảo vệ luận văn của tác giả đạt kết quả cao. Trân trọng cảm ơn Tác giả luận văn Lương Thị Ngọc LỜI CAM ĐOAN
- Tác giả xin cam đoan luận văn “Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk” là công trình được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và xuất phát từ thực tiễn địa phương huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk dưới sự hướng dẫn của thầy GS.TS Phạm Hồng Thái. Qúa trình nghiên cứu tác giả có tham khảo số liệu. Tác giả xin cam đoan số liệu trong luận văn dựa trên trên kết quả nghiên cứu thực tế tại địa phương, khách quan và khoa học. Tác giả luận văn Lương Thị Ngọc
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ............................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. ..................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .............................................................................. 4 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu. ............................................................... 5 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...................................................................... 6 6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................................... 7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC ........................................................... 8 1.1. Khái quát về cai nghiện bắt buộc và người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. .................................................................................................................................. 8 1.1.1. Cai nghiện bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc .......................................... 8 1.1.2. Người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ................................................. 12 1.1.3. Thẩm quyền và qui trình đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc...... 16 1.2. Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ...................................... 22 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ..................................................................................................................................... 22 1.2.2. Nội dung quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc..................... 23 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. ............................................................................................................................. 27 1.2.4. Điều kiện đảm bảo quyền của người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc........................................................................................................................ 28 1.3. Một số giới hạn quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc............ 29 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK ........................................................................................................................... 32 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk ................................................................................ 32 2.2.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội .............................................................................. 32 2.1.2. Tình trạng nghiện ma túy ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk ......................... 34 2.2. Thực trạng thực hiện quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk ................................................................................ 35 2.2.1. Về tổ chức cơ sở cai nghiện của huyện Krông Năng ......................................... 35 2.2.2. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức cai nghiện ............. 38 2.2.3. Công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng chống ma túy ..................................... 40
- 2.2.4. Tổ chức thực hiện và thực tế các quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk ............................................................ 42 2.3. Đánh giá chung về kết quả thực hiện các quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk .............................................. 51 2.3.1. Mặt tích cực ....................................................................................................... 51 2.3.2. Mặt hạn chế ....................................................................................................... 53 2.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................................... 55 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK .................................................................. 58 3.1. Phương hướng thực hiện quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. .................................................... 58 3.2. Các giải pháp chung để thực hiện quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. .......................................... 60 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................................................................ 60 3.2.2. Nâng cao nhận thức về dự phòng và điều trị nghiện. ........................................ 63 3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và cai nghiện ma túy ......................................................................................................................................... 64 3.2.4. Hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ................................................... 66 3.2.5. Huy động nguồn lực và lồng ghép các hoạt động ............................................. 66 3.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát. .............................................................................. 68 3.3. Các giải pháp để thực hiện quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk ................................................................. 68 3.4. Một số đề xuất, kiến nghị ....................................................................................... 72 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 79
- 1 MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc được thực hiện với mục đích để cách ly người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên ra khỏi gia đình, cộng đồng trong một thời gian nhất định theo quyết định của Tòa án. Hệ lụy của việc sử dụng ma túy gây ra là vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tiền của của chính người nghiện và gia đình họ. Đồng thời gây ra các vấn nạn suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, gia tăng các tệ nạn như giết người, cướp của, trộm cắp, ... cho địa phương và xã hội. Huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk là một huyện vùng sâu còn khó khăn của tỉnh Đăk Lăk, điều kiện kinh tế xã hội còn rất khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Vì vậy tình hình tội phạm về ma túy có nhiều tiềm ẩn, diễn biến phức tạp và khó kiểm soát. Số lượng người sử dụng ma túy có chiều hướng gia tăng. Qúa trình thực hiện công tác cai nghiện và hiệu quả của cai nghiện cũng như việc phục hồi, quản lý sau cai nghiện đặc biệt là cai nghiện tự nguyện ngoài cộng đồng hiệu quả còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng như mong muốn của các cấp chính quyền và nhân dân huyện nhà. Vì vậy, 1uá trình thực hiện biện pháp này đặt ra vấn đề là cần có cơ chế, giải pháp để vừa đảm bảo công tác quản lý của cơ quan nhà nước về phòng, chống ma túy vừa đảm bảo được trật tự an toàn xã hội. Song song đó là để đảm bảo các quyền công dân, quyền con người của người nghiện ma túy khi bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian nhất định. Việc nghiên cứu các đề tài về tệ nạn ma túy được đặt biệt quan tâm, từ
- 2 vi mô cho tới vĩ mô, từ khái quát cho tới chi tiết. Xuất hiện ngày càng nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về ma túy trên địa bàn huyện Krông Năng. Qua đó có thể thấy thực trạng tệ nạn ma túy cũng như nguyên nhân làm phát sinh tình trạng này và diễn biến tại địa bàn huyện Krông Năng ngày càng phức tạp. Qua thực tiễn nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu về ma túy bên cạnh những kết quả nghiên cứu đã đánh giá, khái quát được đặc điểm, bản chất, tác hại của ma túy đối với con người và xã hội. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu vẫn chưa bám sát, làm rõ đến các biện pháp đấu tranh phòng, chống ma túy, đặc biệt là việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc, từ đó làm cho mục tiêu giảm tình trạng nghiện ma túy tại địa bàn huyện Krông Năng không như kỳ vọng và mong muốn. Thực tiễn thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng trong thời gian thời gian qua đã đạt được một số kết quả khả quan, đã phản ánh được chính sách đúng đắn, sự quyết tâm của các cấp chính quyền trong việc phòng, chống ma túy. Các kết quả được thể hiện ở việc đã xác định được tình trạng nghiện của phần lớn các đối tượng nghiện trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn; Đã lập hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp cai nghiên bắt buộc đối với các đối tượng đủ điều kiện áp dụng theo qui định. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện tại huyện Krông Năng vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài: “Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk” làm chuyên đề nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ chuyên nghành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Qua đó tác giả muốn làm rõ một số vấn đề về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thực trạng thực hiện quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng cũng như nêu ra các giải pháp,
- 3 đề xuất để bảo đảm thực hiện có hiệu quả biện pháp này tại địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Ma túy, cai nghiện ma túy bằng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện cai nghiện bắt buộc được nghiên cứu rộng rãi trên phạm vi cả nước và Đăk Lăk nói riêng. Các công trình nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về nhiều khía cạnh khác nhau về công tác quản lý nhà nước và hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề này, các đề tài cụ thể như: - Bài viết: Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trong dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính, đăng trong tạp chí nghiên cứu lập pháp số 20/2011, của tác giả Đào Thị Thu An. Bài viết đã phân tích, chứng minh và làm rõ lý do và tính cấp thiết của việc phải xem xét thay đổi biện pháp chữa bệnh bằng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng nghiện ma túy. - Đề tài nghiên cứu của Bộ Tư pháp do thạc sĩ Đặng Thanh Sơn làm chủ nhiệm đề tài và các tác giả khác. Nghiên cứu qui mô và chi tiết về các biện pháp xử lý hành chính với công trình nghiên cứu “Các biện pháp xử lý hành chính khác và việc bảo đảm quyền con người” - Luận văn tiến sỹ: Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Thảo, bảo vệ năm 2022 tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Là công trình nghiên cứu một cách trực tiếp và tổng thể về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong các đề tài nghiên cứu đã được công bố, các công trình nghiên cứu của hầu hết các tác giả đã khai thác, nhìn nhận từ góc độ về quyền con người, quyền công dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Tuy nhiên. Nhưng trong các công trình nghiên cứu, bài viết chưa có bài viết nào tập trung, nghiên cứu sâu về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nên đề tài: Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc – Nghiên cứu
- 4 thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk, tập trung nghiên cứu, làm rõ hơn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Qua đó góp phần làm rõ thêm, phân tích đầy đủ hơn về vấn đề nêu trên dưới góc độ quyền con người trong toàn bộ quá trình, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và đưa ra các định hướng, giải pháp để đảm bảo cho quá trình thực hiện có hiệu qủa trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Đề tài tập trung vào nghiên cứu, khai thác từ góc độ lý luận và thực tiễn về quyền con người, quyền công dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đánh giá từ góc độ pháp lý về quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc tổ chức thực hiện biện pháp này trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. - Nhiệm vụ: Nhiệm vụ mà luận văn đặt ra và giải quyết là tập trung vào các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể sau: Một là: Khái quát những vấn đề lý luận, pháp lý về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa ra khái niệm, chỉ ra đặc điểm về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, các yếu tố ảnh hưởng đến quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hai là: Đánh giá được thực trạng pháp luật và thực trạng bảo đảm quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện ở huyện Krông Năng, chỉ ra những ưng điểm, những hạn chế. Ba là: Đưa ra được những giải pháp chung và giải pháp riêng có tính khả thi nhằm bảo đảm quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện tại huyện Krông Năng.
- 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn hướng tới việc nghiên cứu về các qui định của pháp luật cả về lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn hướng tới việc nghiên cứu 1 cách tổng thể, khái quát từ quá trình thay đổi nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền; thay đổi của hệ thống chính sách, hệ thống pháp luật từ thời điểm áp dụng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đến Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Luật sửa đổi năm 2020 trong việc áp dụng, thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền con người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận: Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc tiếp cận, đánh giá đối tượng nghiên cứu. Đồng thời vận dụng đường lối chính sách của nhà nước, quan điểm của Đảng về bảo vệ, bảo đảm và phát triển quyền con người, quyền công dân cũng như bảo đảm quyền của người nghiện ma túy khi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của chủ thể có thẩm quyền. - Phương pháp nghiên cứu: Chương 1 nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận về cai nghiện, cai nghiện bắt buộc, các chủ thể có thẩm quyền thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cai nghiện bắt buộc. Vì vậy tác giả sử dụng phương
- 6 pháp nghiên cứu tổng hợp, dẫn chiếu các qui định của Luật; đi sâu vào phân tích các khái niệm về các vấn đề liên quan đến lý luận và pháp luật về cai nghiện bắt buộc. Chương 2 của luận văn đánh giá thực tiễn và hiện trạng trong việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng. Tại chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê bảng biểu qua việc tổng kết thực tiễn tại địa phương; phân tích, tổng hợp so sánh và đối chiếu các số liệu trên cơ sở các tiêu chí để đánh giá thực trạng thực hiện trên thực tế. Chương 3 của luận văn tác giả sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn; nghiên cứu tài liệu; phân tích để đưa ra các giải pháp, kiến nghị cũng như phương hướng để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Từ đó góp phần vào công cuộc phòng chống các tệ nạn ma túy, giảm tình trạng nghiện và sử dụng ma túy tại địa phương. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Nghiên cứu của luận văn không chỉ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong quá trình thực hiện việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; gắn với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người bị áp dụng tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Mà còn góp phần vào việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện (các chủ thể có quyền) trong việc vận dụng, triển khai thực hiện các quy định pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; và hướng dẫn các chủ thể phải thực hiện (người nghiện) thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình được pháp luật cho phép để bảo đảm quyền trong quá trình chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc.
- 7 Ngoài ra, luận văn còn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị rút ra từ thực tiễn thi hành, để nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng việc tăng cường các biện pháp bảo đảm về quyền con người trong việc áp dụng, thực thi biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho các đối tượng nghiện ma túy khi đủ điều kiện. - Giá trị luận văn còn có được thể hiện ở giá trị tham khảo, bởi luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của chuyên ngành Luật, đặc biệt có liên quan trực tiếp là ngành luật Hiến pháp và Luật hành chính. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 03 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, từ thực tiễn nghiên cứu tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm quyền con người của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC 1.1. Khái quát về cai nghiện bắt buộc và người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 1.1.1. Cai nghiện bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.1.1. Cai nghiện bắt buộc Một trong những ảnh hưởng nguy hiểm của ma túy là người nghiện thường không thừa nhận sự thực là mình đang bị nghiện ma túy, sự thôi thúc sử dụng ma túy mạnh đến độ khiến cho người nghiện tìm đủ mọi cách để hợp lý hóa sự nghiện của mình. Để từ đó đánh mất những mối quan hệ quan trọng, mất việc, kinh tế kiệt quệ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống tâm lý của bản thân cũng như của gia đình. Người nghiện muốn vượt qua được sự cám dỗ, thôi thúc của ma túy đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao độ, đồng thời đòi hỏi phải có hỗ trợ từ nhiều khía cạnh của xã hội thông qua các giải pháp thiết thực. Nếu dừng sử dụng ma túy, do cơ thể không tiến dẫn ra các chất Endorphin, sự điều chỉnh các chất sinh học bị hụt hẫng hoàn toàn sẽ đưa đến hội chứng cai nghiện. Các triệu chứng thể hiện hội chứng cai nghiện như các cơn vật vã dữ dội, xuất hiện các dấu hiệu ngáp chảy nước mắt, nước mũi, đau bụng, …. cùng với đó là người nghiện trở nên “đói” ma túy, triệu chứng này làm người nghiện trở nên rất “khát”, “thèm” ma túy dẫn đến họ hạn chế về nhận thức và hành vi, họ không làm chủ được hành vi, không tự chủ được bản thân. Việc sử dụng nhiều lần các chất có chứa chất Opioid (chất ma túy) đòi hỏi cơ thể người dùng phải điều chỉnh để thích ứng dần với ma túy, đặt biệt là các tế bào thần kinh của não bộ con người. Khi lượng ma túy được đưa vào cơ thể, lượng Endorphin bị ức chế sẽ ít dần và sau đó nó hoàn toàn mất đi và không
- 9 còn khả năng sản sinh tiếp theo. Nên sau khi sử dụng ma túy người nghiện sẽ từ từ phụ thuộc dần và ngày càng lệ thuộc nhiều vào loại ma túy mà họ sử dụng. Chất Opioid – Receptor được các nhà nghiên cứu phát hiện có cơ chế tác động và tính chất gây nghiện ma túy. Chất này có tác dụng làm giảm đau tăng khoái cảm và ức chế về hô hấp nên sẽ gây lệ thuộc về thể chất (gây nghiện), gây ra ảo giác, tăng hưng phần, kích thích, … cho người sử dụng nó. Dấu hiệu của hội chứng cai cao độ từ khoảng 48 – 72 giờ sau khi dùng ma túy và bắt đầu giảm bướt sau 1 tuần; khi ngừng sử dụng ma túy sẽ gây ra sự đói mocphin ở tế bào thần kinh từ 01 đến 02 năm. Việc cai nghiện ma túy cần phải có sự hỗ trợ của người thân trong gia đình, bạn bè, những người thân, các chuyên gia tâm lý nhằm trước tiên là làm sao để người nghiện hiểu, nhận thức được rằng họ đang bị nghiện, mọi suy nghĩ và hành vi của họ đang bị chi phối bởi ma túy; phải làm cho họ thấy được tác hại của ma túy đối với bản thân họ, đối với gia đình, người thân và đối với cộng đồng, xã hội. Trong quá trình cai nghiện, phải cỗ vũ tinh thần họ, khuyến khích và động viên họ. Bên cạnh hỗ trợ về tâm lý thì việc cung cấp các trang thiết bị, vật chất thuốc men, dịch vu chăm sóc sức khỏe cũng là điều kiện quan trọng để việc cai nghiện đạt hiệu quả, tạo điều kiện để người nghiện yên tâm cai nghiện. Nghiện ma túy được xác định là một căn bệnh, căn bệnh này liên quan đến não bộ, nó làm rối loạn nhiều hoạt động trên não cũng như nhiều khía cạnh khác trong đời sống cá nhân của người nghiện. Cho nên việc cai nghiện không phải là một vấn đề đơn giản, không thể từ bỏ ma túy được ngay mà cần một quá trình lâu dài, phải trải qua nhiều giai đoạn phục hồi khác nhau. Những liệu pháp giúp cai nghiện cho người nghiện ma túy phải được kết hợp nhiều yếu tố, nhiều biện pháp khác nhau nhằm tác động đến nhiều khía cạnh của người nghiện. Do vậy, cần phải có nhiều biện pháp như cai nghiện tại cộng đồng, cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện, cai nghiện sử dụng phương pháp vật lý trị
- 10 liệu, tâm lý và các can thiệp của y học. Qua phân tích, làm rõ các vấn đề nêu trên có thể hiểu: “Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này”. 1.1.1.2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc Theo qui định của Luật cơ sở cai nghiện ma túy gồm cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện. Các cơ sở cai nghiện ma túy được thành lập để thực hiện chức năng điều trị, cắt cơn, giải độc, …cho người nghiện ma túy theo qui định của Luật Phòng, chống ma túy. *Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở cai nghiện bắt buộc: Cơ sở cai nghiện bắt buộc tiếp nhận, điều trị cai nghiện cho hai đối tượng khác nhau: người tự nguyện cai nghiện và người buộc phải cai nghiện, tổ chức thực hiện các biện pháp cai nghiện phù hợp cho hai đối tượng trên, đồng thời tổ chức lao động phù hợp với sức khỏe, khả năng của các học viên, tổ chức dạy nghề, hoặc phối hợp các trung tâm hoặc cơ sở đủ điều kiện tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề cho người cai nghiện theo quy định của pháp luật. Việc tổ chức này song song với việc thực hiện các dự án việc làm, giảm nghèo, các chương trình kinh tế – xã hội khác phù hợp với cơ cấu kinh tế, điều kiện xã hội đặc thù của từng địa phương. Đồng thời tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho người sau cai nghiện tìm - tạo việc làm để họ thích nghi với đời sống xã hội khi trở về hòa nhập với cộng đồng. Tùy từng đối tượng khi áp dụng biện pháp cai nghiện để tổ chức học văn hóa cho họ theo qui định trong thời gian bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh đó còn tư vấn cho người cai sau cai nghiện, giúp học tìm kiếm công ăn việc làm, khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình.
- 11 - Cơ sở cai nghiện còn có nhiệm vụ quản lý người nghiện ma túy trong thời gian chờ cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng nghiện đã được xác định tình trạng nghiện. Tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy trong giai đoạn lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Tổ chức điều trị hội chứng cai, điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh khác có liên quan đến nghiện ma túy. Thực hiện các hoạt động giáo dục, tư vấn cho người đang trong giai đoạn lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc -Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy đối với người tự nguyện cai nghiện như: Phân loại, tiếp nhận, tư vấn xây dưng kế hoạch cai nghiện theo quy trình và các dịch vụ cai nghiện ma túy tại cơ sở; Xác định tình trạng nghiện ma túy, cai nghiện ma túy tại cơ sở và cộng đồng; Tư vấn cho người nghiện và gia đình của họ về tác hại của việc sử dụng ma túy, đồng thời hướng dẫn các thủ tục như tiếp nhận, chế độ thăm hỏi, lệ phí, phí phải nộp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người tham gia khi cho họ điều trị nghiện tại cơ sở điều trị cai nghiện. - Hướng dẫn, tư vấn các biện pháp sau cai nghiện tại nơi cư trú, biện pháp phòng, chống tái nghiện và các chính sách hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, kết nối tư vấn các dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng đối với người sau cai nghiện. - Quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nghiện ma túy nhiễm HIV/AIDS và truyền thông các biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm tại cộng đồng - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về xác định tình trạng nghiện, cấp nhận kiến thức
- 12 chuyên môn nghiệp vụ về tư vấn, cai nghiện ma túy cho người làm công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo quy định. Đồng thời cơ sở cai nghiện còn nghiên cứu tìm tòi những biện pháp mới để cắt cơn nghiện, điều trị để người nghiện từ bỏ ma túy, không tái nghiện. *Cơ cấu tổ chức của cơ sở cai nghiện bắt buộc Cơ sở cai nghiện ma túy qui định gồm Giám đốc và Phó giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy được tổ chức không quá 05 phòng gồm - Phòng khám điều trị, cai nghiện, phục hồi sức khỏe - Phòng khám tư vấn, giáo dục phục hồi hành vi và tâm lý trị liệu - Phòng dạy nghề, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, lao động trị liệu, - Phòng quản lý học viên, tổ chức, kế toán và hành chính, Ngoài các phòng trên, dựa vào tình hình thực tế của địa phương mà cơ sở cai nghiện có thể thành lập ban, khu, đội nhưng phải trên cơ sở đảm bảo quy định về số lượng học viên theo quy định. 1.1.2. Người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.2.1. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Việc lấy tên gọi “Biện pháp xử lý hành chính” bởi dựa vào tính chất nguy hiểm cho xã hội khi hành vi của cá nhân vi phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng để đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội nên các cá nhân vi phạm phải chịu những chế tài về mặt hành chính buộc họ phải chịu sự cách ly khỏi cộng đồng, xã hội một thời gian theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Luật phòng, chống ma túy năm 2000 lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Theo đó đưa vào sở sở cai nghiện bắt buộc được xem là một biện pháp cai nghiện, cụ thể qui định về các trường hợp, các điều kiện để áp dụng biện pháp này đó là: Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều
- 13 lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. (Khoản 1 Điều 28 Luật phòng, chống ma túy 2000). Đến Luật phòng, chống ma túy 2021 cai nghiện bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng nghiện ngoài các qui định trên thì áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp như người nghiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện; Hoặc trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện mà vẫn sử dụng trái phép chất ma túy; Hoặc người nghiện ma túy sử dụng các dạng thuốc phiện khác mà không đăng ký, không tự thực hiện việc cai nghiện bằng thuốc thay thế, vi phạm các qui định về điều trị cai nghiện; Hoặc tái nghiện sau khi đã thực hiện biện pháp cai nghiện tự nguyện hoặc cai nghiện bắt buộc. Đến Luật sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 khái niệm đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được sử dụng là một biện pháp xử lý hành chính. Biện pháp này được áp dụng như là một biện pháp chữa bệnh để tạo điều kiện, môi trường cho người nghiện học tập, lao động, học nghề tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc khi người nghiện có hành vi vi phạm qui định của Luật. Như vậy có thể hiểu: Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp cưỡng chế hành chính. Được áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, đã bị áp dụng và áp dụng xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quyết định của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhưng vẫn nghiện (chưa cai được nghiện, tái nghiện); Hoặc người nghiện chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng họ không có nơi ở, nơi cư trú ổn định. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện nhằm tạo điều kiện để người nghiện chữa bệnh, lao động, học tập và chịu sự giám sát, quản lý của các cơ sở cai nghiện bắt buộc. 1.1.2.2. Người bị đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy
- 14 Đưa đối tượng nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những người bị áp dụng chế tài hành chính buộc người nghiện ma túy phải bị cách ly khỏi cộng đồng và bị quản lý, giám sát chặt chẽ trong một thời gian nhất định nhằm hạn chế tái nghiện ở cộng đồng, cũng như giám sát để người nghiện không gây ra hậu quả cho gia đình và xã hội, đồng thời giúp cho người nghiện cai nghiện, học nghề, phục hồi sức khỏe để hòa nhập trở lại với gia đình và xã hội. Các đối tượng nghiện bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc gồm các nhóm cụ thể sau: Thứ nhất: Về độ tuổi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật phòng, chống ma túy giới hạn ở độ tuổi là những người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên. Thứ hai: Xác định về việc chấp hành các điều kiện, tiêu chí về đăng ký cai nghiện. Cụ thể các đối tượng áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc là người nghiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện. Hoặc trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện theo quyết định của cơ quan nhà nước mà vẫn sử dụng ma túy. Hoặc người nghiện ma túy là các chất dạng thuốc phiện mà không đăng ký, không thực hiện, tự ý chấm dứt điều trị nghiện bằng thuốc thay thế. Hoặc người nghiện bị chấm dứt điều trị nghiện do vi phạm trong quá trình điều trị cai nghiện. Thứ ba: Sau khi đã áp dụng xong biện pháp cai nghiện và đang trong thời gian bị quản lý sau cai nghiện mà tái nghiện. Có thể hiểu người nghiện ma túy là những người đang sử dụng chất ma túy, các chất hướng thần, chất gây nghiện và họ bị lệ thuộc vào các chất này. Người nghiện ma túy không phân biệt về tuổi tác, thành phần xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều người nghiện ma túy có thu nhập, công việc ổn định và đa dạng về thành phần, giới tính và trẻ hóa về độ tuổi. Tuy nhiên phạm vi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 289 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 184 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở xã trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
25 p | 154 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 111 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 70 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 78 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 81 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 90 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 76 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 43 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 49 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn