Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức – Từ thực tiễn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
lượt xem 10
download
Mục đích cơ bản của luận văn này là trên cơ sở nghiên cứu cơ sở ly luận và phân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thực trạng thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, mục đích của luận văn là đề xuất và kiến nghị một sô giải pháp đảm bảo công tác thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta noi chung và huyện Quôc Oai noi riêng, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức – Từ thực tiễn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG HUY GIÁP "THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI" LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HàNội, năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG HUY GIÁP "THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI" LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ ĐỨC ĐÁN HàNội, năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sô liê êu và kết quả trình bày trong luâ ên văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luâ ên văn đều đã được chỉ rõ nguồn gôc. Hà nô ôi, ngày....… tháng…... năm 2018 Tác giả luâ ân văn Phùng Huy Giáp
- LỜI CẢM ƠN Thâ êt vinh dự và tự hào khi được là học viên, được tham gia học tâ êp, trao dồi kiến thức tại Học viê ên Hành chính quôc gia. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô tại Học viê ên Hành chính quôc gia, đă êc biê êt là PGS.TS Vu Đức Đán – Khoa Nhà nước và Pháp Luâ êt, Học viê ên Hành chính quôc gia, đã nhiê êt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suôt thời gian học tâ êp tại học viê ên cung như trong quá trình thực hiê ên luâ ên văn cao học về nô êi dung “Thực hiê ên pháp luâ êt về bổ nhiê êm cán bô ê, công chức. Từ thực tiễn huyê ên Quôc Oai, thành phô Hà Nội”. Mă êc dù bản thân đã nỗ lực cô gắng, nhưng do thời gian và năng lực co hạn, em tin rằng luâ ên văn còn nhiều thiếu xot. Em mong nhâ ên được những y kiến đong gop quy báu của các thầy, các cô. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nô ôi, ngày...….. tháng…..… năm 2018 Tác giả luâ ân văn Phùng Huy Giáp 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC........................................9 1.1. Những vấn đề chung về bổ nhiệm cán bộ, công chức và pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức...................................................................................9 1.2. Khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và nội dung của thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức................................................................14 1.3. Những yếu tô bảo đảm thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức.................................................................................................................33 Tiểu kết Chương 1...........................................................................................37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN QUỐC OAI..................39 2.1. Tình hình thực hiê ên pháp luâ êt về bổ nhiê êm cán bô ê, công chức tại huyê ên Quôc Oai.........................................................................................................39 2.2. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức tại huyện Quôc Oai...............................................................................................68 Tiểu kết chương 2............................................................................................70 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUỐC OAI......................................................................................72 3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức .........................................................................................................................72 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay...........................................................................................75 Tiểu kết Chương 3...........................................................................................86 KẾT LUẬN....................................................................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................90 3
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng, biểu Trang Bàng 2.1 Sô lượng cán bộ, công chức lãnh đạo quản ly theo 39 quy định Bàng 2.2 Sô lượng cán bộ, công chức nghỉ hưu giai đoạn 41 2012-2017 Bàng 2.3 Sô lượng cán bộ, công chức luân chuyển xuông xã 42 giai đoạn 2012-2017 Bàng 2.4 Sô lượng cán bộ, công chức lãnh đạo quản ly các 47 phòng ban Bàng 2.5 Danh sách công chức bổ nhiệm giai đoạn 2013- 48 2017 Bảng 2.6 Danh sách nguồn nhân sự bổ nhiệm 57 4
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn quan trọng của công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, hiện đại, co hiệu lực, hiệu quả nhằm phục vụ nhân dân ngày càng được tôt hơn. Để co thể đạt được mục tiêu, phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đo việc tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngu cán bộ, công chức luôn là vấn đề trụ cột, côt yếu, là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong toàn bộ quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, đây là vấn đề nan giải và vô cùng kho khăn, vì co nhiều yếu tô khách quan, chủ quan và quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền tác động, nên trong thời gian qua, chúng ta không thực hiện tôt những yêu cầu khoa học và các cơ chế khách quan trong việc lực chọn người co đức, co tài, dẫn đến một sô cán bộ, công chức yếu kém, thiếu năng lực, thiếu đạo đức vào bộ máy nhà nước. Mặt khác, việc quá chú trọng vào phẩm chất chính trị mà chưa coi trọng trình độ chuyên môn và chưa co phương pháp nào thực sự hiệu quả để lượng hoa được phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức (mang tính định tính), do đo, không ít người đã lợi dụng đặc điểm này để tham gia vào hàng ngu cán bộ, công chức lãnh đạo quản ly. Thực tế, hệ thông văn bản luật nước ta quy định về công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức đã tương đôi hoàn thiện, nhưng chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, còn thiếu những quy định cụ thể, những quy định co thể lượng hoa trong quá trình tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức. Do đo, muôn co được đội ngu cán bộ, công chức co chất lượng thì trước hết phải co được hệ thông văn bản pháp ly trong đo quy định được những vấn đề quan trọng như nguyên tắc, điều kiện và phương pháp bổ nhiệm cán bộ, công chức và những cơ chế, chế tài quan trọng trong việc xử ly những sai phạm. Ngoài ra, về chất lượng, hiệu lực của các văn bản pháp ly đo cung phải dần được nâng cao và phải phản ánh được tính khách quan của hoạt động tuyển chọn và bổ 5
- nhiệm cán bộ, công chức. Hiện nay, hệ thông văn bản pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức đã được hình thành bao gồm các quy định, điều kiện về quy trình đánh giá bổ nhiệm, về phẩm chất đạo đức, về tiêu chuẩn chính trị… nhưng đều chưa đầy đủ và cụ thể. Vẫn tồn tại nhiều văn bản (đặc biệt là các văn bản hướng dẫn triển khai) khiếm khuyết ở nhiều mức độ khác nhau, như: quy định tản mát, chồng chéo và co chỗ mâu thuẫn nhau, không đồng bộ, thông nhất, chưa phù hợp với thực tiễn đời sông xã hội và nhất là chưa đầy đủ, cụ thể nên đã không co khả năng thực thi hoặc khi thực hiện không lựa chọn được cán bộ, công chức co đức, co tài, co tâm, thậm chí ngược lại so với dự định. Bên cạnh đo, việc kiểm tra, rà soát các văn bản pháp luật để xác định những khiếm khuyết thường không được kịp thời, thường co độ trễ khi triển khai, nhiều khi không thông nhất về quan điểm của các cơ quan co thẩm quyền. Việc tổng kết, rút kinh nghiệm, hướng dẫn về công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử ly văn bản cung gặp nhiều kho khăn và hiệu quả không cao. Toàn bộ những việc đo một mặt đã làm cho việc bổ nhiệm cán bộ, công chức vôn đã rất nhạy cảm và phức tạp lại càng thêm kho khăn, tác động xấu đến nền kinh tế - xã hội của đất nước, làm chậm sự phát triển của đất nước, trực tiếp làm giảm sự hiệu quả quản ly hành chính nhà nước; mặt khác, tạo ra tâm ly coi thường pháp luật trong đội ngu cán bộ, công chức nhà nước và nhân dân, làm tổn hại tới uy tín nhà nước. Vì vậy, muôn công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức thiết thực, co hiệu quả cao, làm sao co được càng nhiều cán bộ, công chức co đủ tâm, đủ tầm, thì cần tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động trên các phương diện khác nhau, trong đo việc thực hiện pháp luật, đem pháp luật phổ biến sâu rộng vào thực tiễn đời sông xã hội là một nhiệm vụ cấp bách, được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, trên địa bàn huyện Quôc Oai, việc thực hiện pháp luật về bổ 6
- nhiệm cán bộ, công chức được tổ chức triển khai tương đôi chính xác; việc bổ nhiệm cán bộ, công chức được thực hiện đúng quy trình, căn cứ trên các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn của các cấp co thẩm quyền. Đôi tượng được bổ nhiệm được lựa chọn kỹ càng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện bổ nhiệm theo quy định, co phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, vẫn còn một sô trường hợp vì ly do khách quan và chủ quan, việc thực hiện bổ nhiệm cán bộ, công chức tại một sô cơ quan, đơn vị vi phạm quy định của việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chưc. Ví dụ: bổ nhiệm khi chưa co bằng trung cấp ly luận chính trị, bổ nhiệm khi chưa đủ thời gian công tác theo chức vụ, bổ nhiệm vượt quá sô lượng cho phép,…Do đo, việc nghiên cứu thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Quôc Oai là vô cùng cần thiết để khắc phục những sai sot trong quá trình thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. Gop phần xây dựng đội ngu cán bộ, công chức lãnh đạo quản ly giỏi về chuyên môn, mạnh về quản ly. Qua nghiên cứu về tình hình thực hiện pháp luật trong bổ nhiệm cán bộ, công chức như: Vai trò của pháp luật trong tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức, kết quả tuyển chọn cán bộ, công chức, thực trạng về pháp luật trong tuyển chọn và bổ nhiệm công chức, sẽ gop phần xây dựng hệ thông pháp luật đồng bộ đầy đủ và cụ thể, chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức ngày càng tôt hơn. Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức – Từ thực tiễn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ Luật. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Ở nước ta, công tác thực hiện pháp luật noi chung và thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức noi riêng đã được Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các nhà khoa học, những người nghiên cứu ly luận đặc biệt quan tâm 7
- về nhiều phương diện, khía cạnh, goc độ khác nhau. Đến nay đã co nhiều công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật noi chung được thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau như: đề tài, luận văn, đề án, giáo trình...: - Thực hiện pháp luật về cán bộ, công chức trong trường đại học ở Việt Nam, của Nguyễn Thị Thu Hương, Luận án tiến sĩ luật học, 2016 [15]. Luận án xây dựng khái niệm “thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học”; phân tích, làm rõ tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học; phân tích, xác định những tiêu chí đánh giá và chỉ rõ những nhân tô đảm bảo, tác động tới thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học. Nêu ra những kinh nghiệm mà Việt Nam co thể tiếp thu trong việc bảo đảm thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học từ việc nghiên cứu thực tế của một sô nước; đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm quá trình thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học đạt hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời tính đặc thù, yêu cầu nghề nghiệp của viên chức, xu thế và sự phát triển của các trường đại học, của xã hội, dân tộc và thời đại. Bên cạnh các luận án, luận văn còn có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí... Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến cơ sở lý luận của vấn đề “Thực hiện pháp luật” nói chung. Việc bổ nhiệm cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị của Nhà nước và các vấn đề xung quanh hoạt động này cung là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học. Co thể kể ra các bài viết, công trình nghiên cứu như: - Pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, của Đinh Thành Tuấn, Luận văn thạc sỹ luật học, 2011 [37]. Trong luận văn, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng pháp luật hiện nay của Việt Nam về bổ nhiện cán bộ, công chức, nghiên cứu, chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại, 8
- hạn chế và đề xuất được một sô giải pháp khắc phục những hạn chế và nâng cao hơn nữa công tác ban hành và áp dụng pháp luật. - Chế độ bổ nhiệm cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, của Nguyễn Thanh Minh, Luận văn thạc sỹ luật học, 2012 [23]. Luận văn chú trọng vào phân tích những yếu tô tác động đến hoạt động bổ nhiệm cán bộ, công chức, đi sâu phân tích quy trình bổ nhiệm, các điều kiện bổ nhiệm cán bộ, công chức. Đưa ra những hạn chế, tồn tại và những mặt đạt được; đồng thời đưa ra một sô giải pháp hữu hiệu để giải quyết những tồn tại trong công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay. - Bổ nhiệm cán bộ, công chức từ thực tiễn ngành hải quan hiện nay, của Hoàng Minh Tuấn, Luận văn thạc sỹ luật học, 2013 [34]. Trong nội dung luận văn, tác giả tập trung phân tích thực trạng bổ nhiệm cán bộ, công chức trong ngành hải quan hiện nay của Việt Nam, chỉ ra những yếu tô ảnh hưởng đến công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức; những kết quả đạt được và những sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức ngành Hải quan; đồng thời nếu ra những biện pháp chung và biện pháp áp dụng riêng cho ngành Hải quan để nâng cao chất lượng hoạt động công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức. Nhìn chung, các bài viết, công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về công tác cán bộ, công chức và các vấn đề xung quanh của hệ thông các cơ quan hành chính Nhà nước trong hệ thông chính trị... Tuy nhiên, về goc độ bổ nhiệm cán bộ, công chức thì việc đề cập còn khiêm tôn và lẻ tẻ, chưa co một công trình nào đề cập một cách toàn diện về vấn đề bổ nhiệm cán bộ, công chức đặc biệt dưới goc độ luật pháp và nếu co thì nghiên cứu ở tầm quôc gia hoặc phạm vi một ngành, một đơn vị, một đôi tượng cụ thể và chủ yếu được tiến hành tại thời điểm Luật cán bộ, công chức và các quy định mới về bổ nhiệm cán bộ, công chức chưa hoặc mới được ban hành, chưa co nhiều thời gian để kiểm chứng trong thực tiễn. Qua nghiên cứu các công trình cho thấy việc đi sâu và trực tiếp vào lĩnh vực bổ nhiệm cán bộ, công chức trước hết là 9
- vấn đề nhạy cảm đồng thời là một vấn đề kho vì thực chất đo là việc nghiên cứu về con người để tìm ra bản chất và năng lực của họ trong môi quan hệ với quyền lực; từ đo co những đề xuất về pháp luật để điều chỉnh nhằm làm cho việc bổ nhiệm ngày càng tôt hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra cung chưa co công trình nào nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Quôc Oai. Vì vậy, luận văn này sẽ gop phần đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Quôc Oai. 3. Mục đích và nhiê âm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở ly luận và phân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thực trạng thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, mục đích của luận văn là đề xuất và kiến nghị một sô giải pháp đảm bảo công tác thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta noi chung và huyện Quôc Oai noi riêng, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. 3.2. Nhiệm vụ: Để co thể đạt được mục đích của Luận văn, trong phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong hoạt động bổ nhiệm cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước là chủ yếu, luận văn co các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thông hoa cơ sở ly luận về thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức; - Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Quôc Oai; - Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức, gop phần cho công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm 10
- cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện Quôc Oai và chủ yếu đi sâu vào quy trình và điều kiện để bổ nhiệm cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ huyện ủy Quôc Oai quản ly. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nội dung: Nghiên cứu các quy định của pháp luâ êt hiê ên hành và thực tiễn thực hiê ên về bổ nhiệm chức vụ cán bộ, công chức trong hệ thông cơ quan hành chính nhà nước. - Không gian: Khôi các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện Quôc Oai (13 phòng chuyên môn). - Thời gian: Các sô liệu, thông tin làm cơ sở được thu thập trong thời gian 5 năm (giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017). 5. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu của luâ ân văn 5.1. Phương pháp luânâ Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về pháp luật về cán bộ, công chức và bổ nhiệm cán bộ, công chức; bám sát tình hình thực tế và điều kiện kinh tế - xã hội tại huyện Quôc Oai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là: phương pháp tra cứu tài liệu, phân tích và tổng hợp, thông kê, so sánh. Nhờ đo, những vấn đề liên quan đến hoạt động bổ nhiệm cán bộ, công chức được xem xét, đánh giá từ nhiều goc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, co hệ thông và xác thực những nội dung cụ thể trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luâ n â và thực tiễn của luâ n â văn - Luận văn gop phần làm sáng tỏ những vấn đề ly luận và thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Quôc Oai. - Luận văn gop phần khẳng định yêu cầu thực tiễn phải thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức một cách hiệu quả, công bằng, công khai, 11
- minh bạch để tuyển chọn được nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại các cơ quan nhà nước thuộc huyện Quôc Oai. - Luận văn co thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những cán bộ, công chức huyện Quôc Oai trong việc tìm hiểu cung như áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật trong hoạt động bổ nhiệm cán bộ, công chức. 7. Kết cấu của luâ ân văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề ly luận về thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức tại huyện Quôc Oai, thành phô Hà Nô êi. Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Quôc Oai, thành phô Hà Nô êi. 12
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Những vấn đề chung về bổ nhiệm cán bộ, công chức và pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và bổ nhiệm cán bộ, công chức 1.1.1.1. Khái niệm cán bộ Hiện nay, về mặt chính thức, Cán bộ được ghi nhận trong khoản 1, điều 4, Luật Cán bộ, công chức ban hành ngày 13/11/2008, co hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Theo đo, “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phô thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [31]. Qua định nghĩa trên, co thể nhận thấy được những đặc điểm cơ bản của cán bộ như sau: - Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam. - Thứ hai, cơ sở hình thành: bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. - Thứ ba, về nơi làm việc: Cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phô thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện). - Thứ tư, thời gian làm việc: theo nhiệm kỳ kể từ ngày co quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử. - Thứ năm, vị trí và chế độ: Cán bộ được tính trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 13
- 1.1.1.2. Khái niệm công chức Công chức được ghi nhận tại khoản 2, điều 4, Luật Cán bộ, công chức ban hành ngày 13/11/2008, co hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Theo đo, “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quôc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản ly của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đôi với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản ly của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [31]. Những đặc điểm cơ bản của công chức như sau: - Phải là công dân Việt Nam. - Cơ sở hình thành: công chức được hình thành thông qua tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch. Trong đo, tuyển dụng bao gồm: thi tuyển và xét tuyển. - Nơi làm việc: Công chức làm việc trong: + Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; + Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân trừ những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quôc phòng; + Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân trừ những người là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; + Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công lập 14
- theo khoản 1 điều 9 Luật Viên chức năm 2010 được hiểu là “tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”[30]. - Thứ tư, thời gian làm việc: Thời gian làm việc của công chức được tính kể từ khi được tuyển dụng, Hợp đồng làm việc được ky kết giữa công chức và đơn vị sử dụng công chức co hiệu lực cho đến khi chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. - Thứ năm, chế độ lao động: công chức làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sử dụng theo quy định của pháp luật. Điều đo co nghĩa giữa công chức và bên tuyển dụng co sự thỏa thuận về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên... Hợp đồng làm việc là cơ sở pháp lí để sau này xử lí các việc liên quan đến việc vi phạm quyền hay các vấn đề khác phát sinh giữa hai bên. 1.1.1.3. Khái niệm bổ nhiệm cán bộ, công chức Ở đây, nếu hiểu một cách đơn giản thì bổ nhiệm là lựa chọn người để giữ chức vụ lãnh đạo co thời hạn trong cơ quan, đơn vị. Với y nghĩa như vậy, bất kỳ một cơ quan, đơn vị nào đều phải tiến hành hoạt động bổ nhiệm. Bổ nhiệm phải theo nguyên tắc cạnh tranh giữa các ứng viên, như vậy mới đúng nghĩa là "lựa chọn”[52]. Trong phần lớn các lĩnh vực, sô lượng vị trí chức danh lãnh đạo thường ít hơn sô ứng viên. Do vậy, khi co nhiều ứng viên tham gia ứng tuyển cho một vị trí việc làm co hạn sẽ khiến người bổ nhiệm co nhiều cơ hội để lựa chọn hơn, nếu thực hiện một cách công bằng sẽ lựa chọn người co trình độ chuyên môn cao nhất, xứng đáng nhất. Theo Quyết định sô 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Tại khoản 1 điều 2 quy định: 15
- “Bổ nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan co thẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, công chức giữ một chức vụ lãnh đạo co thời hạn trong cơ quan, đơn vị.”[40]. Trong khi đo, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 lại quy định:“Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản ly hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật" [31]. Co thể thấy, khái niệm “bổ nhiệm” theo Quyết định sô 27/2003/QĐ- TTg và Luật cán bộ, công chức năm 2008 không đặt ra một điều kiện cụ thể nào liên quan đến bản thân cá nhân người tham gia ứng tuyển. Bổ nhiệm là một hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại ảnh hưởng lâu dài tới sự tồn tại và phát triển của một đơn vị. Bổ nhiệm được người xứng đáng, co năng lực cung chính là việc sử dụng hợp ly, co hiệu quả các nguồn lực mà nhà nước đầu tư cho các cơ quan, đơn vị. Từ những phân tích trên đây, co thể hiểu: Bổ nhiệm cán bộ, công chức là việc lựa chọn những công dân Việt Nam có đủ các điền kiện theo quy định của pháp luật giữ chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống các cơ quan nhà nước, việc bổ nhiệm được thực hiện căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý. 1.1.2. Pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức Pháp luật là hệ thông những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện y chí của giai cấp thông trị và là nhân tô điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Nhà nước cộng hoà xã hội Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, do đó pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động. Pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bổ nhiệm cán 16
- bộ, công chức. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi tham gia vào quy trình bổ nhiệm; quy định các chế tài để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc tổ chức bổ nhiệm và tham gia ứng tuyển; quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, tổ chức co thẩm quyền bổ nhiệm. Pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức tại nước ta dần được xây dựng, hoàn thiện qua từng thời kỳ. Hiến pháp năm 1992, 2013 là cơ sở pháp ly cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998 ra đời (sửa đổi năm 2003) là cột môc quan trọng trong pháp luật về cán bộ, công chức, cán bộ, công chức. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên cụ thể hoá những quy định về cán bộ, cán bộ, công chức tại Hiến pháp 1992. Pháp lệnh đã xây dựng những nội dung cơ bản về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, quản ly cán bộ, công chức. Bên cạnh đo, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động tuyển dụng, sử dụng và quản ly cán bộ, công chức. Các văn bản này gồm: Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng, quản ly cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Nghị định 121/2006/NĐ- CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sô điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP; Thông tư 10/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 116/2003/NĐ-CP;.... Những nghị định, thông tư này đã xây dựng những quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, quy trình trong bổ nhiệm cán bộ, công chức. Đến 13/11/2008, Luật Cán bộ, công chức đã được Quôc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua và co hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Luật gồm 10 chương, 86 điều, dành 01 điều quy định về bổ nhiệm cán bộ, công chức (điều 51) và sự xuất hiện của hàng loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn đã càng tạo ra cơ sở 17
- pháp ly vững chắc cho hoạt động bổ nhiệm cán bộ, công chức được tiến hành hiệu quả, thông nhất và phù hợp với nhu cầu của nhân dân, xã hội và tình hình mới của đất nước. Qua những phân tích trên, có thể hiểu: Pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước nhằm đảm bảo việc lựa chọn nhân lực giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý một cách hiệu quả, phù hợp, minh bạch, khách quan và trung thực; cán bộ, công chức được tạo điều kiện ứng tuyển chức danh lãnh đạo quản lý, thể hiện và chứng tỏ năng lực, trình độ của mình phù hợp với vị trí việc làm một cách công bằng, bình đẳng. 1.2. Khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và nội dung của thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức 1.2.1.1. Khái niêm ô thực hiênô pháp luâtô về bổ nhiêm ô cán bô ô, công chức Nhà nước quản ly xã hội bằng pháp luật, trách nhiệm thực hiện pháp luật mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định: "Nhà nước quản ly xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN" [28]. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vu trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chông các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử ly theo pháp luật. Theo Giáo trình Ly luận Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội (do NXB Công an nhân dân phát hành năm 2010): "Thực hiện pháp luật là hoạt động co mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sông, trở thành những hành vi thực tế hợp 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 271 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 109 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 80 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 82 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 70 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 56 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 42 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 55 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn