intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của LS trong vụ án dân sự, việc dân sự; Luận văn phân tích những hạn chế, bất cập của các quy định PL hiện hành của Việt Nam liên quan đến vai trò của LS trong vụ án dân sự, việc dân sự và những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI MINH TRỌNG VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ, VIỆC DÂN SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI MINH TRỌNG VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ, VIỆC DÂN SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VỆ QUỐC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả Bùi Minh Trọng xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả mà tác giả sử dụng trong luận văn là chính xác, trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu khác. Tác giả Bùi Minh Trọng i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Vệ Quốc; các thầy, cô giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia cũng như tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính này. Trân trọng cảm ơn./. Tác giả Bùi Minh Trọng ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ......................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 6 7. Kết cấu của luận văn................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ, VIỆC DÂN SỰ ........................................... 8 1.1. Khái quát thực hiện pháp luật về vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự ................................................................................................ 8 1.1.1. Khái quát vai trò luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự.................. 8 1.1.2. Ý nghĩa tham gia của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự ........ 14 1.1.3. Các hình thức thực hiện vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự......................................................................................................... 15 1.2. Điều kiện đảm đảo sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự ............................................................................................................ 19 1.3. Pháp luật điều chỉnh vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự…................................................................................................................ 21 1.3.1. Khái niệm pháp luật về vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự……................................................................................................. 21 1.3.2. Nội dung của pháp luật điều chỉnh vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền ..................... 22 1.3.3. Nội dung của pháp luật điều chỉnh vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự……………………………………………. ............................... 31 iii
  6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 37 CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 38 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ, VIỆC DÂN SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................................................................... 38 2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về vai trò của luật sư trong các vụ án dân sự, việc dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 38 2.1.1. Tình hình hành nghề luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh ............... 38 2.1.2. Tình hình thực hiện pháp luật về vai trò của luật sư trong các vụ án dân sự, việc dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 41 2.2. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật về vai trò của luật sư trong các vụ án dân sự, việc dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh ............................. 52 2.2.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 52 2.2.2. Một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế ..................... 54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 59 CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 60 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ, VIỆC DÂN SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................... 60 3.1. Quan điểm về vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự hiện nay ................................................................................................................. 60 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về vai trò của luật sư trong các vụ án dân sự, việc dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh ...................... 63 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về vai trò của luật sư trong các vụ án dân sự, việc dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 63 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và cán bộ thực thi pháp luật tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 65 3.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động luật sư ............................................................................................... 70 iv
  7. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác phối hợp trong hoạt động của luật sư .............. 72 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................... 75 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 76 KẾT LUẬN ................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 81 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự HĐXX : Hội đồng xét xử LS : Luật sư PL : Pháp luật TCHNLS : Tổ chức hành nghề luật sư TTDS : Tố tụng dân sự VADS : Vụ án dân sự VDS : Việc dân sự vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổ chức hành nghề luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh ................ 39 vii
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số vụ án dân sự mà Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh tham gia từ năm 2018 – 2022 .................................................................................. 42 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới HTCT là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCNVN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Để thực hiện được điều này, con đường tất yếu là cải cách tư pháp; phát triển những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn; phấn đấu đạt được các mục tiêu, yêu cầu của Đảng; đáp ứng sự trông chờ của Nhân dân. Đồng thời, xây dựng một nền tư pháp quốc gia ngày càng nghiêm minh, liêm chính và chuyên nghiệp, hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Trong hoàn cảnh như vậy, họat động nghề nghiệp của luật sư (LS) chắc chắn sẽ góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đồng thời, luật sư và các vị trí tư pháp khác ngày có càng vai trò, địa vị đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nội dung chiến lược cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Liên quan đến các vụ án dân sự (VADS), VDS (VDS), hoạt động của LS rất đa dạng, phong phú. Với tư cách là nhà tư vấn pháp luật (PL), hỗ trợ pháp lý và đại diện theo ủy quyền cho các bên trong VADS, VDS, luật sư sẽ bào chữa trong vụ kiện, góp phần đảm bảo sự công bằng trong xét xử, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần giữ vững ổn định xã hội. Tuy nhiên, việc tham gia của LS vào các VADS, VDS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều người dân chưa có hiểu biết đúng đắn về vai trò, sự cần thiết sự của LS tham gia vào VADS, VDS; và ngay đến những 1
  12. người tiến hành tố tụng cũng có quan niệm cho rằng sự tham gia của LS trong hoạt động tố tụng dân sự sẽ chỉ mang lại những rắc rối, khiến việc tiếp cận công lý của các bên phức tạp hơn. Ngoài ra, để thích ứng với yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đối với LS được đặt ra ngày càng cao hơn. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn nội dung:“Vai trò của luật sư trong VADS, VDS tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Tác giả hy vọng rằng, sẽ mang đến những kiến thức bổ ích, sự hiểu biết toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vai trò của LS trong VADS, VDS. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu này cũng là yêu cầu cấp thiết đối với một nền công lý, dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu vai trò của luật sư trong VADS, VDS không những góp phần cải cách tư pháp tổng thể mà còn có ý nghĩa đối với đội ngũ LS đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm gần đây, đã có những công trình, bài báo nghiên cứu, đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khía cạnh khác nhau về vai trò, sự tham gia của LS trong tố tụng dân sự nói chung và VADS, VDS nói riêng. Cụ thể như sau: Tác giả Hà Thị Lan Phương (2016), Luật sư và vấn đề bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng, Tạp chí Nghề luật, số 1/2016 [17]. Bài viết đã khẳng định LS giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng. LS đại diện quyền của người bào chữa đảm bảo tính bình đẳng trước PL. Sự tham gia của LS vào tố tụng tạo ra tính khách quan, phá vỡ bản chất áp đặt của hoạt động nghiệp vụ trong việc tiến hành tố tụng theo quy định của PL. Vì 2
  13. vậy, tác giả cho rằng vai trò của LS hiện tại là người đại diện cho thân chủ vẫn bị hạn chế bởi các hoạt động có tính chất nghiệp vụ của các CQTHTT. Việc mở rộng hơn nữa quyền của LS để quyền của LS cao ngang quyền các CQTHTT, có như vậy mới đảm bảo quyền con người được quy định tại Hiến pháp 2013.[17] Tác giả Nguyễn Thùy Anh (2020), Sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội [1]. Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng PL và thực tiễn thực hiện PL về sự tham gia của LS trong vụ án dân sự, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định PL và tăng cường sự tham gia của LS trong các vụ án dân sự. Như vậy, luận văn đã phân tích một số vấn đề lý luận về LS và sự tham gia của LS trong VADS; đánh giá về những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong các quy định hiện hành của PL Việt Nam về sự tham gia của LS tại từng giai đoạn tố tụng của VADS. Từ đó đề xuất kiến nghị về hoàn thiện quy định của PL và tăng cường sự tham gia của LS trong các VADS dưới tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. [1] Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà (2019), Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý – từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ, luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội [9]. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của LS tỉnh Phú Thọ trong việc bảo vệ công lý. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá giá trị và tầm quan trọng của LS trong việc bảo vệ công lý, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của LS trong bảo vệ công lý trong thời gian tới. Luận văn này cũng trở thành tư liệu 3
  14. phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực LS trên địa bàn tỉnh và cả nước. [9] Tác giả Phạm Thị Bích Hảo (2021), Vai trò của luật sư trong vụ kiện dân sự, Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam, tháng 5/2021 [11]. Đối với khách hàng, việc mời LS ngay từ khi phát sinh tranh chấp là cần thiết để tránh những việc khiếu kiện, khiếu nại không đúng thẩm quyền hoặc vượt cấp. Khi LS đã tham gia tố tụng, khách hàng cần tuân thủ theo tư vấn của LS để vụ việc được tiến hành đúng quy định. LS cần định hướng khách hàng thu thập chứng cứ trong vụ kiện để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi tranh tụng, LS cần chủ động đưa ra những câu hỏi để thu thập thông tin bảo đảm sự thật khách quan của vụ việc trên cơ sở yêu cầu khởi kiện. Cần chú trọng việc hòa giải trong tranh chấp dân sự, nhất là những tranh chấp về thừa kế, tranh chấp nợ vay, nếu hòa giải thành sẽ hạn chế được mâu thuẫn trong nhân dân, giảm chi phí phát sinh trong quá trình thi hành án khi bản án có hiệu lực PL. [11] Tác giả Phạm Thị Hường (2013), Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội [16]. Luận văn đã đề cập đến khái niệm LS, đặc điểm, ý nghĩa của việc LS tham gia tố tụng dân sự. Đồng thời, tác giả nghiên cứu các quy định của PL về vai trò của LS trong TTDS qua các giai đoạn, rút ra các quy định PL về vai trò của LS ở một số nước đại diện cho hệ thống PL cơ bản trên thế giới. Tác giả cũng làm rõ vai trò của LS trong TTDS trên cơ sở phân tích cụ thể các quy định của PL hiện hành. Làm rõ thực trạng hoạt động của LS, phân tích nguyên nhân và đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của LS trong TTDS. [16] 4
  15. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập tới khái niệm LS, lịch sử phát triển của nghề LS, sự tham gia của LS trong tố tụng dân sự mà chưa tiến hành nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về vai trò của LS trong VADS, VDS nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Ngoài ra, một số công trình được thực hiện trước khi Luật dân sự 2015 có hiệu lực. Do vậy, đề tài “Vai trò của LS trong VADS, VDS tại Thành phố Hồ Chí Minh” rất cần được tiếp tục nghiên cứu và luận giải sâu sắc hơn trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu: + Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của LS trong VADS, VDS; + Luận văn phân tích những hạn chế, bất cập của các quy định PL hiện hành của Việt Nam liên quan đến vai trò của LS trong VADS, VDS và những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn; + Luận văn tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả về vai trò của LS trong VADS, VDS tại các cấp TA . - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của LS trong VADS, VDS: khái niệm luật, đặc điểm, vị trí, vai trò của LS trong VADS, VDS; quy định của PL về vai trò của LS trong VADS, VDS và các điều kiện đảm bảo sự tham gia của LS trong VADS, VDS; + Từ đó, phân tích, đánh giá các quy định PL hiện hành về vai trò của LS trong VADS, VDS tại Thành phố Hồ Chí Minh; 5
  16. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của LS trong VADS, VDS tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vai trò của LS trong VADS, VDS theo Bộ Luật dân sự 2015. Cụ thể : + Trình tự, thủ tục giải quyết VADS, VDS bao gồm nhiều giai đoạn, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu họat động của LS trong phạm vi giải quyết VADS, VDS tại TA , không đề cập đến họat động của LS trong giai đoạn thi hành án dân sự; + Luận văn phân tích vai trò của LS với tư cách người đại diện theo uỷ quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong VADS, VDS tại TA trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2018 – 2022. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước về vai trò của LS trong VADS, VDS và Bộ luật dân sự 2015. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thống kê; phương pháp khảo sát thực tiễn các VADS, VDS... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về những vấn đề liên quan đến vai trò của LS trong VADS, VDS. 6
  17. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích khái niệm LS, vai trò, vị trí của LS trong VADS, VDS cũng như điều kiện đảm bảo sự tham gia của luật sự trong VADS, VDS. Từ những cơ sở lý luận, luận văn làm sáng tỏ thực trạng những quy định của PL hiện hành về vai trò của LS, về điều kiện tham gia tố tụng, về vai trò cụ thể của LS; quyền và nghĩa vụ của LS trong VADS, VDS. Luận văn sẽ đánh giá một cách toàn diện những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc mà LS gặp phải khi tham gia VADS, VDS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào thực tiễn đó, luận văn đề xuất những giải pháp có giá trị nhằm nâng cao vai trò của LS trong VADS, VDS. - Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của LS trong VADS, VDS. Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể trở thành tài liệu tham khảo cho người tham gia tố tụng, CQTHTT, hoặc cho những người cần tìm hiểu, áp dụng các quy định PL về vai trò của LS. Ngoài ra, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên tại các cơ sở đào tạo PL. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về vai trò của luật sư trong VADS, VDS. Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật về vai trò của luật sư trong VADS, VDS tại Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Phương hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện vai trò của luật sư trong VADS, VDS tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7
  18. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ, VIỆC DÂN SỰ 1.1. Khái quát thực hiện pháp luật về vai trò của luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự 1.1.1. Khái quát vai trò luật sư trong vụ án dân sự, việc dân sự Trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã chủ động, tích cực hội nhập KT quốc tế và khu vực, cũng như mở rộng HTQT trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, đã tạo ra những hiệu quả tích cực, thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phát triển nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó có lĩnh vực tư pháp nói chung và đội ngũ LS, cũng như hoạt đông nghề nghiệp của LS nói riêng. Ở Việt Nam, chế định LS có những thăng trầm khác nhau qua những giai đoạn của lịch sử nhất định, bản thân khái niệm luật sư cũng có những thuật ngữ khác nhau để thể hiện, chẳng hạn như LS, người bào chữa, trạng sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự… Tuy những thuật ngữ này được sử dụng trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử hay trong những trường hợp khác nhau của pháp luật, nhưng chúng đều thể hiện bản chất của một loại chủ thể thực hiện nghề luật. Đó là người họat động trong lĩnh vực pháp luật (PL), có tư cách tư pháp độc lập; và là một nghề thuộc danh mục nghề nghiệp VN. Nghề LS ở VN đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài: - Sau khi CM tháng 8 thành công, nước VN Dân chủ cộng hòa ra đời. Từ đó, các quy định về LS, về tổ chức đoàn thể LS được xây dựng và hình thành; 8
  19. - Pháp lệnh tổ chức LS ra đời năm 1987, nhưng không có khái niệm về LS cụ thể mà chỉ quy định điều kiện trở thành LS, điều kiện gia nhập Đoàn luật sư. - Pháp lệnh LS năm 2001 mới đưa ra khái niệm về luật sư. Đó là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh và tham gia hoạt động tố tụng, tư vấn PL và cung cấp dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân; được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định PL. [12] Và Luật LS đã quy định tại Điều 2: “LS là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật LS, và thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”. Tiêu chuẩn LS là một điểm mới của Luật LS. Điều 10 Luật LS quy định về tiêu chuẩn LS như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và PL, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề LS, đã qua thời gian tập sự hành nghề LS, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề LS thì có thể trở thành LS”.[26] Theo quy định của Luật LS năm 2006, khái niệm LS có nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể như: - Theo cách hiểu 1: LS là người có chứng chỉ hành nghề LS và thẻ LS. Nhưng những người đó phải thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng (Điều 2, Luật LS 2006); - Theo cách hiểu 2: khái niệm LS có nội hàm tương tự như điều kiện hành nghề LS. Đó là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của PL; được CQNN cấp chứng chỉ hành nghề. Họ có quyền và tự nguyện gia nhập Đoàn luật sư - tổ chức xã hội nghề nghiệp. Và khi họ đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn 9
  20. theo quy định của PL, được cấp chứng chỉ nghề LS thì mới có quyền đăng ký hành nghề; hành nghề và gia nhập Đoàn luật sư. Theo quan điểm này, LS là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 Luật LS và đã được Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề LS. Như vậy, LS là người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý, có đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời người đó phải có chứng chỉ hành nghề LS, thẻ LS và cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng phù hợp với quy định PL và đạo đức nghề nghiệp. VADS là những vụ việc có có tính chất dân sự, đồng thời có dấu hiệu trái PL (tranh chấp giữa các chủ thể PL) được đưa ra TA hoặc cơ quan trọng tài để giải quyết. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được gọi là đương sự trong VADS. Ngoài ra, một thành phần quan trọng khác trong việc giải quyết VADS là CQTHTT và người tiến hành tố tụng (điều 68, Bộ luật TTDS 2015) - CQTHTT là CQNN thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc giám sát việc tuân theo PL trong TTDS, bao gồm (điều 46, Bộ luật TTDS 2015): + TA nhân dân; + Viện kiểm sát nhân dân; + Cơ quan thi hành án dân sự. - Người tiến hành tố tụng là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết VADS, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo PL trong tố tụng dân sự như: Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký, Kiểm sát 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2