Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Điều kiện giao nhận hàng hóa CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa từ thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận văn tập trung nghiên cứu về điều kiện CFR theo Incoterms 2010 được ghi nhận trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa, thực tiễn áp dụng của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp điều kiện này trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Điều kiện giao nhận hàng hóa CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa từ thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÀNH NHÂN ĐIỀU KIỆN GIAO NHẬN HÀNG HÓA CFR TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÀNH NHÂN ĐIỀU KIỆN GIAO NHẬN HÀNG HÓA CFR TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành : Luật Kinh tế Mã số : 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ MAI THANH HÀ NỘI, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thành Nhân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO NHẬN HÀNG HÓA “TIỀN HÀNG VÀ CƯỚC PHÍ ” (CFR) TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA ......................................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm, bản chất và quá trình hình thành CFR ..................................................... 6 1.1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của CFR ............................................................ 6 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của CFR như tập quán thương mại quốc tế phổ biến và vai trò CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa .......................... 8 1.2. Nội dung của CFR trong giao dịch mua bán quốc tế hàng hóa ............................... 11 1.2.1. Quyền và nghĩa vụ giao nhận của bên bán theo CFR ........................................ 11 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ giao nhận của bên mua theo CFR ....................................... 14 1.3. Hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa và hiệu lực của điều khoản CFR trong hợp đồng ................................................................................................................................. 16 1.3.1. Hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ................................................................ 16 1.3.2. Hiệu lực của điều khoản CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ....... 20 1.3.3. Mối quan hệ giữa điều khoản CFR và các điều khoản khác trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ................................................................................................... 21 1.4. Căn cứ thực hiện điều khoản CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa và giải quyết tranh chấp liên quan .................................................................................... 22 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 31 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN ĐIỀU KIỆN GIAO NHẬN HÀNG HÓA “TIỀN HÀNG VÀ CƯỚC PHÍ ” TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRONG GIAO DỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..................................................................... 32 2.1. Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán theo điều kiện CFR trong hợp đồng mua quốc tế hàng hóa ............................................................................................. 32 2.1.1. Thực trạng thực hiện quyền của bên bán theo điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ........................................................................................... 32 2.1.2. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của bên bán theo điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ........................................................................................... 36 2.2. Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên mua theo điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ...................................................................................... 42 2.2.1. Thực trạng thực hiện quyền của bên mua theo điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ........................................................................................... 42 2.2.2. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của bên mua theo điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ........................................................................................... 45 2.3. Giải quyết tranh chấp phát sinh khi thực hiện điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ....................................................................................................... 48
- 2.3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp ......................................... 48 2.3.2. Thực trạng phương thức giải quyết tranh chấp .................................................. 55 2.4. Nâng cao hiệu quả áp dụng điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................................... 61 2.4.1. Nâng cao hiệu quả thực hiện điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ....................................................................................................................... 61 2.4.2. Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ................................................................................................... 62 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 64 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CFR: Cost and Freight Tiền hàng và cước phí CISG: United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods Công ước Viên về mua bán quốc tế hàng hóa FOB: Free on board Giao hàng lên tàu ICC: International Chamber of Commerce Phòng thương mại quốc tế INCOTERM: International Commercial Terms Tập quán thương mại quốc tế UCP: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UNCITRAL: The United Nations Commission on International Trade Law Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế UNIDROIT: The International Institute for the Unification of Private Law Viện quốc tế về nhất thể hóa Pháp luật tư
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình kinh doanh, việc mua bán của các thương nhân giữa các quốc gia với nhau đóng góp không nhỏ cho quá trình phát triển thương mại quốc tế. Các tập quán thương mại được hình thành dưới dạng điều kiện thương mại trong giao dịch mua bán quốc tế được ghi nhận hết sức phổ biến trong những hợp đồng mua bán quốc tế đó. Việc thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa với các điều kiện theo Incoterms (các điều kiện thương mại quốc tế trong đó bao gồm điều kiện " Tiền hàng và cước phí " - CFR) buộc các doanh nghiệp phải hiểu biết về các điều kiện giao nhận hàng hóa nói chung và điều kiện CFR nói riêng. Khi áp dụng điều kiện này, các thương nhân có thể ghi nhận trong hợp đồng và bảo đảm thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa thông qua CFR, một phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển và đường thủy nội địa. Việc tìm hiểu sâu điều kiện CFR theo Incoterms được các thương nhân Việt Nam ghi nhận trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là vô cùng cần thiết. Mặc dù việc nghiên cứu các điều kiện thương mại trong đó có CFR đã được triển khai theo nhiều cấp độ nhưng các công trình này đề cập đến các điều kiện giao nhận hàng hóa nói chung mà ít nghiên cứu trực tiếp về điều kiện CFR...Bên cạnh đó, việc áp dụng điều kiện CFR trong các hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; tồn tại những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn. Với mục đích làm rõ những nội dung pháp lý của tập quán thương mại quốc tế phổ biến được ghi nhận trong các hợp đồng như điều kiện CFR trong giao dịch mua bán quốc tế hàng hóa, tác giả chọn đề tài: Điều kiện giao nhận hàng hóa CFR trong hợp đồng mua 1
- bán quốc tế hàng hóa từ thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Incoterms và các điều kiện Incoterms đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về cả mặt lý luận và thực tiễn. Tất cả các công trình này đều mang lại những giá trị nhất định trong tham khảo và áp dụng. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, phải kể đến là một số công trình nghiên cứu như: PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Phân tích thực trạng vận dụng các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2002); PGS.TS Võ Thanh Thu, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân: Hỏi đáp về sử dụng Incoterms 1990 và Incoterms 2000; Nxb Thống Kê (2005); PGS.TS Võ Thanh Thu, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân: Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của Incoterms 2000 tại Việt Nam; Nxb Thống kê (2002); Phạm Thị Mỹ Hiền: Tình hình áp dụng Incoterms ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Incoterms (2012); Nguyễn Thu Vân, Thực trạng sử dụng Incoterms ở Việt Nam (2013); Ths Nguyễn Trung Đông, Giới thiệu một số thay đổi chính của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000; Ths Lê Thị Hiền, Thực tiễn áp dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa tại Việt Nam – (2014). Những bài viết, công trình nghiên cứu trên, về cơ bản đã đi sâu phân tích các điều kiện của Incoterms và thực tiễn áp dụng. Đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các điều kiện này trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa trong thời gian tới. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện việc nghiên cứu chỉ với riêng điều kiện tiền hàng và cước phí (CFR) như một tập quán theo Incoterms đã được các 2
- bên thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng cũng như thực tiễn áp dụng điều kiện CFR này trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa. Mà tiền hàng và cước phí là điều khoản phổ biến trong hợp đồng được các bên luôn quan tâm trong hợp đồng thương mại quốc tế. Thực tiễn áp dụng điều kiện CFR này trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa cũng nảy sinh những tranh chấp nhất định; việc giải quyết chúng cũng gặp không ít khó khăn. Do đó luận văn sẽ kế thừa những nội dung đã nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dung về tập quán thương mại này chưa được nghiên cứu sâu. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Luận văn tập trung nghiên cứu về điều kiện CFR theo Incoterms 2010 được ghi nhận trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa, thực tiễn áp dụng của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp điều kiện này trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ - Luận giải lý luận về điều kiện CFR của Incotersms và Hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa: Khái niệm, bản chất, quá trình hình thành và phát triển của điều kiện CFR theo Incoterms 2010, nội dung của điều kiện này khi được ghi nhận trong các hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa và vai trò cũng như giá trị pháp lý của chúng trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa. Bên cạnh đó, luận văn phân tích mối quan hệ của điều kiện CFR với các điều khoản khác trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa, căn cứ thực hiện điều khoản này và cơ chế giải quyết khi có tranh chấp xảy ra đối với điều khoản tiền hàng, cước phí (CFR). 3
- - Thực tiễn áp dụng điều kiện CFR của Incoterms trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa tại Việt Nam, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên khi áp dụng điều kiện này và thực trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến điều khoản CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng và nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về điều kiện CFR theo Incoterms 2010 trong hoạt động mua bán quốc tế hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này nghiên cứu điều kiện về tiền hàng và cước phí (CFR) theo Incoterms 2010, trong đó tập trung vào việc sử dụng điều kiện này như một điều khoản hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua khi thực hiện điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa. Đồng thời, nghiên cứu thực tiễn áp dụng điều kiện CFR của Incoterms 2010 của các doanh nghiệp Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích các khía cạnh pháp lý cơ bản nhất về điều kiện CFR dưới dạng nội dung tập quán thương mại theo phiên bản Incoterms 2010; ghi nhận CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá; thực trạng sử dụng điều kiện CFR theo Incoterms 2010 của các doanh nghiệp Việt Nam trong xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp phân tích quy phạm; phương pháp diễn dịch; phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật học; phương pháp kết hợp 4
- giữa lý luận và thực tiễn. Các phương pháp này được sử dụng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Nội dung của đề tài nghiên cứu có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về điều kiện về tiền hàng và cước phí (CFR) theo Incoterms 2010, điểm mới của Incoterms 2010 so với các phiên bản trước đó ; Cở sở lý luận về hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa. Thực trạng áp dụng điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của các bên khi áp dụng điều kiện CFR trong hợp đồng, thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến điều kiện CFR. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương. Cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận về điều kiện giao nhận hàng hóa “Tiền hàng và cước phí ” (CFR) trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa Chương 2: Thực trạng thực hiện điều kiện giao nhận hàng hóa “Tiền hàng và cước phí ” (CFR) trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong giao dịch của các doanh nghiệp Việt Nam 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO NHẬN HÀNG HÓA “TIỀN HÀNG VÀ CƯỚC PHÍ ” (CFR) TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ HÀNG HÓA 1.1. Khái niệm, bản chất và quá trình hình thành CFR 1.1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của CFR CFR (Cost and Freight) nghĩa là tiền hàng và cước phí, là một trong các điều kiện của Incoterms. Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh là International Commercial Terms. Đây tập hợp các tập quán thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa. Incoterms được các thương nhân áp dụng tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế, bao gồm các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên như: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển…, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá. Trong nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới hai điểm quan trọng chính là: Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu; Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua. Các giao dịch sử dụng Incoterms thực hiện trong phạm vi thương mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch trong nước. Vì vậy, Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu. Incoterms không 6
- phải là các quy pham luật thành văn, chỉ là các tập quán được sử dụng rộng rãi, được thừa nhận bởi các thương nhân. Đó là những tập quán thương mại nhiều hơn là những luật lệ buộc phải tuân theo trong mọi trường hợp. Nghĩa là có thể sử dụng những điều kiện trong Incoterms như là những tập quán tham chiếu từ các hợp đồng mà các bên thỏa thuận áp dụng trong mua bán quốc tế. Chỉ khi bên bán và bên mua đồng ý sử dụng quy tắc nào đó trong Incoterms và đưa vào trong bản hợp đồng mua bán, lúc đó nội dung của quy tắc áp dụng mới mang tính ràng buộc. Và một khi đã được thống nhất áp dụng, các bên giao dịch phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với những quy tắc này. Như vậy CFR có thể được hiểu là một trong các điều kiện theo Incoterm được các bên thống nhất sử dụng làm điều khoản quy định về tiền hàng và cước phí trong hợp đồng thương mại quốc tế, áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa. Đối với CFR thì người bán phải chịu chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận. Trên thực tế CFR còn có thể ký hiệu (CNF – Cost and Freight). Giá CFR = Giá FOB (Giá giao hàng trên phương tiện vận chuyển) + F (Cước phí vận chuyển) Vì Incoterms không phải là luật, những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc, mà đó là những tập quán thương mại được các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán quốc tế hoặc có thể được áp dụng bởi cơ quan giải quyết tranh chấp ngay cả khi các bên không thỏa thuận nếu không có căn cứ nào khác. Khả năng áp dụng tập quán thương mại quốc tế nói chung cũng như CFR nói riêng trong giao dịch giữa các thương nhân được pháp luật các quốc gia, trong đó có pháp luật Việt Nam thừa nhận. Theo quy định của luật Việt Nam tại Điều 666 Bộ Luật Dân sự 2015 về áp dụng tập quán quốc tế thì đối 7
- với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của CFR như tập quán thương mại quốc tế phổ biến và vai trò CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa Để giúp người mua và người bán ở các nước khác nhau có phong tục tập quán, luật lệ, ngôn ngữ… khác nhau dễ dàng quy định về các quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa, năm 1936 Phòng Thương mại quốc tế (Tổ chức Thương mại thế giới) đã ban hành các điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms. Incoterms là tập hợp các tập quán thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterms hướng dẫn những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế. Incoterms giải thích các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển…, và quan trọng nhất là thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá. Bản chất của Incoterms không phải là văn bản luật mà thực chất là một văn bản có tính hướng dẫn, giải thích cho người mua và người bán trên thế giới khi; tuy nhiên tính hữu dụng của nó đã trở nên phổ biến trong thương mại quốc tế. Một khi bên mua và bán tự nguyện áp dụng, dẫn chiếu vào hợp đồng thì Incoterms sẽ trở thành văn bản có tính pháp lý buộc các bên phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ ghi nhận trong Incoterms. Từ năm 1936 đến nay, Incoterms đã qua 5 lần sửa đổi: 1953, 1967, 1980, 1990, 2000 và 2010. 8
- Tuy nhiên, Incoterms sau không phủ định nội dung của Incoterms trước đó đã ban hành, tùy theo nhu cầu của bên bán và bên mua mà có thể thỏa thuận áp dụng Incoterms theo phiên bản năm tương ứng và khi thống nhất áp dụng Incoterms nào thì cần phải dẫn chiếu vào hợp đồng xuất khẩu – Incoterms 1980: Gồm 14 điều kiện: Ex Works; Free Carrier; Free on Rail/Free on Truck; Fob Airport; Free alongside Ship; Free on Board; Cost and Freight; Cost, insurance and freight; Freight Carriage paid to; Freight Carriage and insurance paid to; Ex Ship; Ex Quay; Delivered at frontier; Delivered Duty paid. – Incoterms 1990: Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP. – Incoterms 2000: Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP và được chia làm 4 nhóm (E, F, C, D). – Incoterms 2010: Incoterms 2010 là phiên bản thứ 8 đưa vào áp dụng các thông lệ mới nhất trong thương mại, cập nhật và tổng hợp một số các quy tắc cũ. Hệ thống phân loại mới của Incoterms 2010 phân chia quy tắc của 11 thông lệ thương mại thành hai nhóm riêng biệt gồm: - Nhóm các quy tắc áp dụng cho tất cả các hình thức vận tải. - Nhóm các quy tắc áp dụng cho vận tải đường thủy. Số điều kiện trong Incoterms 2010 đã giảm từ 13 xuống 11. Có được điều này là nhờ việc thay thế bốn điều kiện cũ của Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT – Giao hàng tại bến và DAP – Giao tại nơi đến. Hiện nay, Incoterms 2010 được sử dụng phổ biến nhất vì đây là lần sửa đổi gần nhất, được ban hành dựa trên kinh nghiệm, tập quán buôn bán giữa thương nhân các nước và khắc phục được các nhược điểm của Incoterms đã 9
- ban hành trước đó. Incoterms 2010 gồm có 11 điều kiện và được chia thành 4 nhóm E, F, C, D, trong đó, CFR thuộc nội dung nhóm C: gồm CRF (Cost and Freight), CIF (Cost Insurance and Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to). Thực tế cho thấy, các thương nhân Việt nam có thói quen sử dụng các điều kiện FOB (khi họ là bên bán) và điều kiện CIF (khi họ là bên mua) trong giao dịch mua bán quốc tế hàng hóa. Tuy nhiên, trong số các điều kiện theo Incoterms 2010 kể trên, điều kiện CFR có vai trò không kém tiện dụng cho các bên trong giao dịch. CFR là điều kiện giao hàng tại cảng bốc xếp (cảng gửi hàng). Theo đó, người bán chịu trách nhiệm, bằng chi phí của mình, đưa hàng tới cảng bốc xếp chỉ định và hoàn thành việc giao hàng khi hàng đã đặt lên tàu tại cảng bốc xếp. Mọi rủi ro về mất mát, hư hại đối với hàng hóa cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán cho người mua khi hàng đặt lên tàu. Tuy nhiên, bên bán chịu trách nhiệm, dùng chi phí của mình thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì hợp đồng vận tải sẽ được ký kết với điều kiện thông thường, với tuyến đường thông thường bằng tàu thuê là tàu đi biển hoặc tàu chạy đường thủy nội địa (tùy từng trường hợp) loại thường dùng để chuyên chở hàng hóa của hợp đồng. Bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích. Điều kiện CFR được các bên sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa và các bên tự mình ràng buộc phải chịu trách nhiệm thực hiện như các điều khoản thỏa thuận cụ thể khác. Điều kiện này được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động mua bán quốc tế hàng hóa, áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa. 10
- 1.2. Nội dung của CFR trong giao dịch mua bán quốc tế hàng hóa 1.2.1. Quyền và nghĩa vụ giao nhận của bên bán theo CFR Trong một giao dịch CFR, người bán phải: Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước phí để chuyển hàng hóa đến cảng đích; Làm thủ tục, lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu; Giao hàng lên tàu; Cung cấp cho bên mua hoá đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo; Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu; Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước trong hợp đồng vận tải; Thông báo cho người mua chi tiết về chuyến tàu chở hàng; Chuyển giao hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải và các chứng từ khác liên quan. Cụ thể là: Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi, đây là nghĩa vụ chung của người bán. Người bán khi cần phải chịu rủi ro và chi phí để lấy bất kì giấy phép xuất khẩu hoặc giấy phép chính thức nào khác và phải thực hiện mọi thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng hóa. Người bán phải kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ địa điểm giao hàng đã thỏa thuận nếu có, tại nơi giao hàng đến cảng đến đã được chỉ định hoặc bất cứ địa điểm nào tại cảng đến. Hợp đồng vận tải phải được kí với điều kiện thông thường với chi phí do người bán chịu và phải vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường thông thường bằng một con tàu thuộc loại thường sử dụng để vận chuyển hàng hóa đó. Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua về kí hợp đồng bảo hiểm nhưng người bán phải cung cấp cho người mua những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm, nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro và chi phí, nếu có. 11
- Người bán phải giao hàng bằng cách hoặc đặt hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như vậy. Trong cả hai trường hợp, người bán phải giao hàng vào ngày đã thỏa thuận hoặc trong khoảng thời gian đã thỏa thuận, theo cách thức thông thường tại cảng. Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng lên tàu trừ những mất mát hư hỏng do người mua không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ về thời gian gửi hàng hoặc địa điểm nhận hàng cho người bán [17,tr.96,100]. Người bán phải thông báo cho người mua biết những thông tin cần thiết để người mua có thể áp dụng những biện pháp thông thường cần thiết để nhận hàng. Người bán phải trả tất cả các chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi hàng được giao bằng cách hoặc đặt hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như vậy. Cước phí vận chuyển và tất cả chi phí phát sinh, kể cả các chi phí xếp hàng lên tàu và bất kì lệ phí nào để dỡ hàng tại cảng dỡ đã thỏa thuận mà người bán phải chịu theo hợp đồng vận tải và chi phí thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu nếu có cũng như tất cả các thứ thuế, chi phí, lệ phí khác có thể phái trả khi xuất khẩu và chi phí vận tải qua các nước mà người bán phải chịu theo hợp đồng vận tải. Như vậy, trong CFR khi hàng hóa đã được giao lên tàu thì rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển sang cho người mua. Người bán phải ký hợp đồng vận chuyển và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Khi sử dụng các điều kiện CFR người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức được quy 12
- định cụ thể trong điều kiện của CFR như ở trên, chứ không phải hoàn thành nghĩa vụ khi hàng tới nơi đến. CFR đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan khi nhập khẩu, trả bất kỳ loại thuế nhập khẩu nào hay tiến hành bất kỳ một thủ tục hải quan nhập khẩu nào. Người bán phải bằng chi phí của mình, cung cấp cho người mua không chậm trễ chứng từ vận tải thường lệ đến cảng đến đã thỏa thuận. Chứng từ vận tải này phải thể hiện là hàng của hợp đồng, phải ghi ngày tháng trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận, giúp cho người mua có thể nhận hàng từ người chuyên chở và cho phép người mua có thể bán hàng trong quá trình vận chuyển bằng cách chuyển nhượng chứng từ vận tải cho người mua tiếp theo hoặc bằng cách thông báo cho người chuyên chở, trừ khi có thỏa thuận khác. Khi chứng từ vận tải được phát hành dưới dạng có thể chuyển nhượng được và gồm nhiều bản gốc, thì một bộ đầy đủ các bản gốc phải được xuất trình cho người mua. Người bán phải trả các chi phí về việc kiểm tra như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đong, đếm..cần thiết để giao hàng theo quy định, kể cả các phí tổn cho bất kì việc kiểm tra nào trước khi gửi hàng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu. Người bán phải bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hóa, trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói hàng phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi người mua thông báo cho người bán yêu cầu cụ thể về đóng gói trước khi kí kết hợp đồng. Bao bì phải được ghi kí mã hiệu thích hợp. Nếu có quy định thì người bán theo yêu cầu của người mua phải giúp đỡ người mua lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người 13
- mua cần để nhập khẩu, do vì người mua phải chịu rủi ro và phí tổn. Người bán phải hoàn trả cho người mua tất cả chi phí, lệ phí phát sinh trong trường hợp người mua đã chi để lấy được những chứng từ và thông tin an ninh phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hóa của người mua. 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ giao nhận của bên mua theo CFR Đối với giao dịch mua bán hàng hóa, quyền của bên bán là nghĩa vụ của bên mua và ngược lại. Khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng và thực hiện điều kiện CFR trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên mua có các quyền và nghĩa vụ cụ thể sau: Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn được giao cho mình; Trả tiền chi phí dỡ nếu chi phí chưa nằm trong cước; Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng được đặt lên tàu ở cảng bốc. Cụ thể là: Người mua phải thanh toán như quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Đây là nghĩa vụ chung mà người mua phải thực hiện. Nếu có quy định, người mua phải tự chịu rủi ro và phí tổn để lấy được giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy phép chính thức nào khác và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa và vận tải qua nước khác [17,tr.97]. Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký hợp đồng vận tải. Người mua cũng không có nghĩa vụ đối với người bán về kí hợp đồng bảo hiểm. Tuy vậy, người mua phải cung cấp cho người bán tất cả những thông tin cần thiết cho việc mua bảo hiểm nếu người bán có yêu cầu. Người mua phải nhận hàng khi hàng hóa đã được giao theo đúng quy định và nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến đã được chỉ định. Người mua chịu mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng của hàng hóa kể từ khi hàng đã được bên ban giao theo đúng quy định của CFR. Nếu người mua không thông báo đúng, đầy đủ về thời gian, địa điểm giao nhận hàng thì người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa kể từ ngày thỏa thuận giao hàng hoặc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thỏa thuận 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 272 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 336 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 109 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 121 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 77 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 90 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 33 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 73 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn