Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 12
download
Luận văn này nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giải quyết, xét xử về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và thực tiễn giải quyết tại TAND tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết thừa kế quyền sử dụng đất và thực tiễn giải quyết tại TAND tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ PHƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ PHƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành:Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI NGỌC CƯỜNG Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi với sự hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Ngọc Cường, tất cả các tài liệu đã được công bố đầy đủ, nội dung của Luận văn là trung thực. Học viên Phan Thị Phượng
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và nghiên cứu đề tài luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo – Học viện khoa học xã hội. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Ngọc Cường, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành nhiều thời gian và công sức chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Học viên Phan Thị Phượng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ..... 7 1.1. Khái quát tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất .................................................................................................... 7 1.2. Pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất .................................................................................... 18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất .................................................. 24 Chương 2: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN.............................................................................................. 29 2.1. Nội dung cơ bản pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ........................................................ 29 2.2. Thực tiễn hoạt động xét xử tranh chấp về chia di sản là quyền sử dụng đất tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên ..................... 49 2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong giải quyết tranh chấp về chia di sản là quyền sử dụng đất ............................ 54 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAOHIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT .................................................................................... 61 3.1. Yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ................................. 61
- 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất .................................................. 63 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ......................... 66 KẾT LUẬN .......................................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 73
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự QSDĐ Quyền sử dụng đất TAND Tòa án Nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thừa kế là một trong những hình thức chuyển giao tài sản lâu đời, xuất hiện gần như ngay sau khi con người bắt đầu có sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hiện nay, thừa kế đã trở thành quyền con người được pháp luật bảo vệ. Trước tiên, đây là quyền mang tính Hiến định: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”[16].Thừa kế tài sản là một chế định pháp luật quan trọng trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 (BLDS), thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước đối với quyền sở hữu tài sản riêng của cá nhân. Di sản thừa kế của công dân được để lại rất phong phú về chủng loại, đa dạng về tính năng sử dụng bao gồm: động sản, bất động sản (BĐS). Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sử dụng đất (QSDĐ) cũng được xác định là di sản thừa kế khi người sử dụng đất (người SDĐ) chết. Tính nhân văn trong các quy định về thừa kế QSDĐ thể hiện nước ta là quê hương của nghề trồng lúa nước truyền thống,đã bao đời nay, con người Việt Nam gắn bó máu thịt với mảnh đất canh tác, họ sinh ra lớn lên và trưởng thành từ chính mảnh đất đó. Cha mẹ nuôi dưỡng con cái, lớn lên con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ cũng chính từ mảnh đất này. Vì vậy, việc pháp luật công nhận thừa kế QSDĐ là sự ghi nhận truyền thống mang đậm tính nhân văn tốt đẹp của người Việt Nam, đó là đất đai được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác tiếp tục sử dụng, là sự tiếp nối truyền thống cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân và đảm bảo cho đất đai được sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài và có hiệu quả, tránh gây xáo trộn trong quá trình SDĐ. Trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, chế định về thừa kế QSDĐ được xây dựng và hoàn thiện. Luật đất đai 2013 có các quy định về quyền thừa kế QSDĐ. Tiếp đó, BLDS năm 2015 1
- cũng dành một chương đề cập về thừa kế QSDĐ dưới góc độ quyền tài sản tư của cá nhân. Tuy nhiên hiện nay cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, đất đai ngày càng trở nên có giá trị và người dân nhận thức được sâu sắc về giá trị của đất dẫn đến việc thừa kế QSDĐ cũng phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện phức tạp. Hậu quả của tranh chấp về chia di sản thừa kế là QSDĐ để lại rất nặng nề, không chỉ phá vỡ sự ổn định, không khí hòa thuận, đầm ấm trong gia đình, gây ra sự mâu thuẫn, mối bất hòa giữa anh chị em ruột, họ hàng với nhau mà còn lôi kéo cả gia đình, dòng họ lao vào cuộc chiến pháp lý kéo dài… Để khắc phục những tồn tại, bất cập và nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế là QSDĐ tại TAND tỉnh Thái Nguyên thì cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện về vấn đề này. Với những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tại Việt Nam đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu vềgiải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất dưới mức độ cử nhân luật, thạc sỹ luật học, tiến sỹ luật học, giáo trình giảng dạy môn pháp luật có liên quan và một số bài đăng trên tạp chí chuyên ngành. Cụ thể như: Cuốn sách "Tìm hiểu về pháp luật thừa kế" của Mai Văn Duẩn, xuất bản năm 2003; TS. Phùng Trung Tập – thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nxb Tư pháp, Hà nội -2004;Tưởng Duy Lượng- Bình luận về một số vụ án hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 2005; "Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003 2
- và Bộ luật dân sự năm 2005", Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Văn Phước (2007), trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; "Những vướng mắc khi áp dụng chế định thừa kế" của Th.S Nguyễn Văn Mạnh, Tạp chí lập pháp số 7/2008; Luận án Tiến sĩ Luật học của Phạm Văn Tuyết về chế định thừa kế theo di chúc, TS. Phùng Trung Tập- Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội -2008; "Về một vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau" của ThS. Lê Văn Luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10 (211) năm 2009... "Một số vướng mấc trong giải quyết tranh chấp chia thừa kế theo pháp luật mà có một phần di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đã hết thời hiệu" của Nguyễn Ánh Dương, tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 12/2013 (số 24); "Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất", Luận văn thạc sỹ luật học của Lê Hoàng Anh, trường Đại học Luật Hà Nội (2013); "Pháp luật vềgiải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội"¸ Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Hương, Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2014; "Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh", luận văn thạc sỹ luật học của Phan Mạnh Cường, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2015; "Pháp luật về quyền thừa kế quyền sử dụng đất", khóa luận tốt nghiệp của Lê Mỹ Duyên, trường Đại học Luật Hà Nội (2016)... các tập hệ thống hóa văn bản pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình nói chung và thừa kế QSDĐ nói riêng của Tòa án nhân dân tối cao; các tập công bố phán quyết của Tòa án về xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ án dân sự của Toà án nhân dân tối cao (trong đó có các vụ án về tranh chấp thừa kế QSDĐ),… Ngoài ra, nghiên cứu tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói chung có nhiều luận văn cử nhân, cao học đã đề cập đến ở nhiều mức độ, phạm vi khác nhau. 3
- Tuy nhiên, tìm hiểu, đánh giá pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tư thực tiễn của TAND tỉnh Thái Nguyên một cách hệ thống, thì chưa có công trình ở cấp độ thạc sĩ Luật học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là tập trung nghiên cứugiải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo các quy định của Luật đất đai, Bộ luật Dân sự... Qua đó chỉ ra đượcgiải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại TAND tỉnh Thái Nguyên còn tồn tại, sai sót và đồng thời đưa ra những bất cập thiếu sót của luật để đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết và xét xử của Tòa án đồng thời hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giải quyết, xét xử về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và thực tiễn giải quyết tại TAND tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết thừa kế quyền sử dụng đất và thực tiễn giải quyết tại TAND tỉnh Thái Nguyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế,giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tòa án. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung của luận văn không đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp luật về thừa kế mà chỉ tập trung nghiên cứu vềgiải quyết tranh chấp về 4
- chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tòa án hai cấp tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2018. Qua đó, phân tích đánh giá đối chiếu với những quy định pháp luật có liên quan đếngiải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013, BLTTDS năm 2015, BLDS năm 2015 và việcgiải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tòa án tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy định của BLTTDS. Luận văn không nghiên cứu một loại đất ở nói riêng theo phân loại của Luật đất đai mà nghiên cứugiải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất gồm đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm là di sản thừa kế, đối tượng tài sản được giải quyết trong tranh chấp thừa kế. Thuật ngữ “Quyền sử dụng đất” sử dụng trong phạm vi luận văn này được hiểu bao gồm ba loại đất nói trên. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin là chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê cùng được sử dụng có chọn lọc để bình luận trong quá trình nghiên cứu. Các số liệu của TAND tỉnh Thái Nguyên được tham khảo để việc nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn là công trình nghiên cứu đề cập một cách tương đối hệ thống và toàn diện vấn đề: Giải quyết tranh chấp vè chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Tòa án bằng các quy định Việt Nam, qua đó, bổ sung thêm vào kho tàng lý luận của pháp luật dân sự, tố 5
- tụng dân sự, luật đất đai … Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Về thực tiễn: Qua nghiên cứu “Giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên” luận văn đã phân tích khái quát thực tiễn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng để rút ra những nhận xét, đánh giá và nguyên nhân cơ bản, từ đó kiến nghị hoàn thiện Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương với nội dung như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất Chương 2. Pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 6
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Khái quát tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 1.1.1. Khái quát về thừa kế quyền sử dụng đất và chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 1.1.1.1. Khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất Trong đời sống thực tiễn, tài sản do cá nhân làm ra thuộc sở hữu của riêng họ. Pháp luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân đối với tài sản. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình. Thậm chí trong trường hợp chết, họ cũng có toàn quyền quyết định việc để lại tài sản của mình cho những người còn sống tiếp tục chiếm hữu, sử dụng. Pháp luật gọi việc này là thừa kế. Theo Từ điển Luật học do Viện khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp biên soạn: “Thừa kế làsự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu. Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật”. Trong lĩnh vực đất đai, vấn đề thừa kế QSDĐ được đặt ra khi Luật đất đai năm 1993 được ban hành. Việc ra đời chế định thừa kế QSDĐ nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài trong việc SDĐ của hộ gia đình, cá nhân và gắn kết chặt chẽ người lao động với đất đai – tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Vấn đề thừa kế QSDĐ được giải quyết trong các công trình khoa học pháp lý cụ thể: - TheoTừ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp biên soạn: “Thừa kế quyền sử dụng đất của người chết cho người còn sống. Ở 7
- Việt Nam, với đặc thù đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản chung của hộ gia đình hoặc quyền tài sản riêng của cá nhân. Bởi vậy, khi cá nhân hoặc thành viên trong hộ gia đình chết thì quyền sử dụng đất của họ được để thừa kế theo di chúc hoặc theo phápluật” - Theo Từ điển Giải thích Thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội: “Thừa kế quyền sử dụng đất: Chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với các quy định của BLDS và pháp luật về đất đai” Như vậy, thừa kế QSDĐ là việc chuyển QSDĐ của người chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật tuân theo các quy định của BLDS và pháp luật đất đai. 1.1.1.2. Đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất Tìm hiểu về thừa kế QSDĐ cho thấy dạng thừa kế này mang một số đặc điểm cơ bản sau đây: (i) Thứ nhất, cũng giống như thừa kế các tài sản khác, thừa kế QSDĐ bao giờ cũng gắn liền với một sự kiện pháp lý, đó là người SDĐ chết. Điều này có nghĩa là thừa kế QSDĐ chỉ đặt ra khi người có QSDĐ chết. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và họ được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Vì vậy, trong trường hợp này, di sản để lại thừa kế không phải là đất đai (vật) mà là QSDĐ (quyền sử dụng vật hay còn gọi là vật quyền). Hơn nữa, do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên việc để lại thừa kế QSDĐ không chỉ tuân theo các quy định về thừa kế của BLDS năm 2015 mà còn phải phù hợp với các quy định của pháp luật đất đai được đề cập tại khoản 1 điều 106 Luật đất đai năm 2013. 8
- (ii) Thứ hai, thừa kế QSDĐ là trường hợp đặc biệt của chuyển QSDĐ. Tính đặc biệt này thể hiện ở các khía cạnh sau: - Việc chuyển giao QSDĐ cho người khác luôn gắn liền với một sự kiện pháp lý là người có QSDĐ chết. - Người nhận QSDĐ trong trường hợp thừa kế QSDĐ không phải nộp bất kì một khoản tiền nào cho người có QSDĐ chuyển giao cho mình. - Sự chuyển dịch QSDĐ trong trường hợp thừa kế QSDĐ chỉ được thực hiện trong phạm vi và đối tượng hẹp: Đó là những người có quan hệ huyết thống; quan hệ hôn nhân; quan hệ nuôi dưỡng hoặc có nghĩa vụ kinh tế trực tiếp với nhau. (iii) Thứ ba, không phải bất cứ chủ thể SDĐ nào cũng có quyền để thừa kế QSDĐ mà chỉ các chủ thể sau đây mới được pháp luật cho hưởng quyền năng này: - Hộ gia đình, cá nhân SDĐ không phải là đất thuê. - Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất trước ngày 1/7/2004 (ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm. - Hộ gia đình, cá nhân SDĐ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích SDĐ từ không thu tiền SDĐ sang đất có thu tiền SDĐ. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ tại Việt Nam. (iv) Thứ tư, bên cạnh việc tuân thủ các quy định về thừa kế của BLDS năm 2015, thừa kế QSDĐ còn phải thực hiện đúng các quy định tại khoản 1 điều 167 Luật đất đai năm 2013. 9
- 1.1.1.3. Phân loại thừa kế quyền sử dụng đất: (i) Thừa kế theo di chúc Theo quy định của luật dân sự, thừa kế theo di chúc được hiểu là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống thông qua một di chúc. Pháp luật công nhận quyền để lại thừa kế theo di chúc của công dân được xem là việc thể hiện tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể sử dụng đất. Theo đó, họ hoàn toàn có thể thể hiện sự định đoạt này bởi hành vi pháp lý đơn phương, đó là để lại di chúc. Di chúc được xem là sự thể hiện ý chí của người chết, qua đó, họ có quyền chỉ định một người được thừa kế truất quyền hưởng thừa kế của những người khác, phân định tài sản, giao nghĩa vụ tài sản cho những người được thừa kế… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người để lại di chúc có quyền để lại thừa kế cho bất kỳ ai và truất quyền hưởng thừa kế của bất kỳ ai, mà cần phải tuân theo những quy định của pháp luật. Người để lại di chúc cần tuân thủ những quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của di chúc, theo đó, di chúc thường được thể hiện bằng văn bản và có những điều kiện nhất định để đảm bảo tính hợp pháp như: người để lại di chúc minh mẫn, làm di chúc trên cơ sở tự nguyện… Thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm mở thừa kế được đánh dấu bằng sự kiện người để lại di chúc qua đời và để được hưởng thừa kế thì những người thừa kế phải còn sống và thời điểm đó, di sản phải còn tồn tại. Bên cạnh đó, người được hưởng thừa kế phải là một cá nhân xác định, phải có tên trong di chúc. Tuy nhiên trên thực tế có những người mặc dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng di chúc theo Điều 644 BLDS 2015, bao gồm các trường hợp sau: “1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”. Theo đó, những chủ thể này được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật nếu phần di sản được chia theo pháp luật mà không chỉ định họ hoặc chỉ 10
- định cho họ hưởng ít hơn hai phần ba suất đó. Trừ trường hợp họ là người từ chối di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 hoặc Khoản 1 Điều 620 BLDS 2015. Một điều kiện quan trọng là đối với thừa kế theo di chúc thì người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời điểm người để lại di sản qua đời (Điều 613 BLDS 2015). Như vậy, nhận thấy, Nhà nước luôn bảo đảm quyền tự do ý chí của người thừa kế quyền sử dụng đất, tuy nhiên, sự tự do ấy phải nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp luật, hay nói cách khác là phù hợp với ý chí của Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào người để lại di sản cũng có thể thể hiện ý chí của mình, hoặc sự thể hiện đó là không phù hợp với các quy định của pháp luật vì nhiều lý do khác nhau. Chính vì thế, pháp luật có quy định nội dung thừa kế theo pháp luật. (ii) Thừa kế theo pháp luật Trường hợp thừa kế theo pháp luật đối với quyền sử dụng đất cũng có nội dung tương tự và được xác định theo những quy định của Bộ luật Dân sự. Hình thức này được áp dụng trong trường hợp thừa kế khi không có di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp, hoặc những người thừa kế theo di chúc đều chết trước chết cùng thời điểm với người lập di chúc, hoặc người được chỉ định trong di chúc không có quyền được hưởng di sản thừa kế. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng với phần quyền sử dụng đất không được định đoạt trong di chúc, hoặc liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật, hoặc liên quan người được hưởng thừa kế theo di chúc, nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di sản. 11
- Những người được thừa kế theo pháp luật là những người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 của BLDS 2015, thuộc trường hợp thừa kế thế vị theo Điều 652 BLDS 2015, thuộc trường hợp nằm trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ theo Điều 653, thuộc trường hợp nằm trong quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế theo Điều 654 . Theo quy định tại Điều 651 của BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội , bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột , cô ruột, dì ruột , chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trong trường hợp nếu người hưởng thừa kế chết trước người để lại di sản, thì việc xác định những người thừa kế thế vị sẽ căn cứ theo Điều 652 của BLDS2015. Như vậy, phạm vi của trường hợp thừa kế theo pháp luật hẹp hơn rất nhiều so với trường hợp thừa kế theo di chúc. Việc đưa ra những quy định về thừa kế theo pháp luật có ý nghĩa hạn chế việc để thừa kế một cách tràn lan, dẫn đến tình 12
- trạng sử dụng không đúng quy hoạch, ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp, tình trạng tích tụ đất đai thông qua các quan hệ chuyển quyền. Nhận thấy, pháp luật dân sự cũng như pháp luật đất đai đã có điểm thay đổi đáng kể khi không còn quy định các điều kiện cụ thể đối với từng loại đất được đưa vào quan hệ thừa kế nữa. Nếu như BLDS năm 1995 đưa ra những quy định về điều kiện được thừa kế sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở (Điều 740, Điều 741, Điều 742, Điều 743 của BLDS năm 1995) thì đến Bộ luật Dân sự 2005 và hiện nay là Bộ luật Dân sự 2015 không còn những quy định cụ thể riêng biệt đối với từng loại đất này. Việc phân chia như trước đây cũng như việc quy định về quyền tiếp tục sử dụng đất của các thành viên trong hộ gia đình tại Điều 744 của BLDS năm 1995 thực chất là có ý nghĩa thực tế rất hạn chế, đó là chưa kể đến quy định ở Điều 740 của BLDS năm 1995 đã tạo ra một sự bất hợp lí khi quy định về điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản. Đó là một người thuộc đối tượng được hưởng thừa kế, tuy nhiên khi mở thừa kế họ “không có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích” như đang ở trong quân ngũ, hay đang thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, thì có chia thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp này cho họ hay không? Qua đó, việc đưa ra cụm từ “sử dụng đất đúng mục đích” còn chưa rõ ràng, cụ thể, gây ra những nhầm lẫn trên thực tế. Nhận thức rõ những hạn chế này, Luật Đất đai 2013 đã xác định quyền sử dụng đất là một loại tài sản, theo đó “Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Bên cạnh đó, Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó cũng được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 302 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 116 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 228 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 132 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 85 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 107 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 34 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 191 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 118 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn