Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
lượt xem 25
download
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, luận văn có 3 chương được kết cấu như sau: Chương 1 - Những vấn đề lý luận về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa; Chương 2 - Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam; Chương 3 - Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI __________________ HOÀNG TÙNG NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI - năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________________ HOÀNG TÙNG NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC HIỂN HÀ NỘI - năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận văn không có sự trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố. Hà Nội, tháng 06 năm 2019 Tác giả Hoàng Tùng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ............................. 6 1.1.Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa ................................... 6 1.2. Khái quát về nghĩa vụ hợp đồng .......................................................... 11 1.3. Khái niệm và đặc điểm của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ............................................................................................... 15 1.4. Nội dung của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa 19 1.5. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ...................................................... 20 1.6. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán và xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ............................................ 25 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................... 33 2.1 Thực trạng pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ....................................................................................................... 33 2.2. Thực trạng tranh chấp nghĩa vụ thanh toán và thực tiễn giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa .................... 40 2.3 Đánh giá pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................... 59 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ........ 59 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ............................................................ 61
- 3.3 Giải pháp hạn chế tranh chấp và nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp nghĩa vụ thanh toán trong Hợp đồng mua bán hàng hóa .............. 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, các hoạt động thương mại đang diễn ra rất mạnh mẽ và sôi động. Đặc biệt, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, ký kết và gia nhập hàng loạt các Điều ước quốc tế về thương mại thế hệ mới trong đó có Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế. Trong các hoạt động thương mại hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra phổ biến nhất và đóng vai trò quan trọng. Có thể thấy, trải qua nhiều thế kỷ, trao đổi hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn ở phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, một thực tế là còn khá nhiều thương nhân trong nước tỏ ra lúng túng khi thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá, từ đó dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc xảy ra giữa các thương nhân với nhau trong quan hệ mua bán hàng hoá. Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại được thực hiện dưới hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa. Trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa làm phát sinh các nghĩa vụ hợp đồng trong đó có nghĩa vụ thanh toán. Thực tiễn cho thấy, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu từ việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Điều này có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ việc pháp luật về hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa và nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoa còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh kịp thời, toàn diện, đầy đủ các quan hệ về mua bán hàng hóa đang diễn ra sôi động và phức tạp như hiện nay. Bên cạnh đó, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, nghĩa vụ thanh toán của các thương nhân chưa cao. Chính vì 1
- vậy, làm cho pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa chưa đi vào cuộc sống, trong giao dịch mua bán hàng hóa vẫn còn tiềm ẩn rủi ro cho các bên tham gia quan hệ, chưa thúc đẩy các giao dịch mua bán hàng hóa phát triển lành mạnh. Từ thực tiễn đó đặt ra yêu cầu phải bổ sung hành lang pháp lý điều chỉnh mới hoặc sửa đổi cách thức điều chỉnh tại Luật Thương mại nói chung, pháp luật về mua bán hàng hóa và nghĩa vụ thanh toán trong mua bán hàng hóa nói riêng để phù hợp với sự phát triển của các hoạt động này cũng như mục tiêu quản lý trong giai đoạn mới. Điều này vừa nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý thực hiện các quy định của Hiến pháp về quyền tự do kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà luật không cấm, vừa nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra lành mạnh, minh bạch, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để làm được điều đó cần thiết có những nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt nam hiện nay. Đây là lý do để học viên lựa chọn đề tài cho Luận văn Thạc sĩ luật học: Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Mua bán hàng hóa là một trong những chế định quan trọng của Luật Thương mại đã được nghiên cứu nhiều trong khoa học pháp lý Việt Nam. Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, học viên tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở các cấp độ và phạm vi khác nhau Nhóm thứ nhất, các nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa. Các tài liệu này giúp học viên tổng kết, khái quát lý luận làm nền tảng để giải quyết vấn đề nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Về nội dung này có các công trình sau đây: 2
- Sách Tìm hiểu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và đại diện thương mại, TS Nguyễn Am Hiều- Ths Quản Thị Mai Hương, NXH Đà Nẵng năm 2000; PGS.TS Nguyễn Như Phát- ThS Ngô Huy Cương, Những khác biệt giữa Luật Thương mại Việt Nam và chế định pháp luật thương mại các nước; PGS. TS. Nguyễn Như Phát ( chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”; Sách “ Chuyên khảo Luật Kinh tế” của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, “ Pháp luật thương mại về mua bán hàng hoá - Thực trạng và nhu cầu hoàn thiện” của Ths. Đặng Quốc Tuấn, “ Các chế định cụ thể về các loại hành vi thương mại nên được xử lý như thế nào trong Luật Thương mại sửa đổi và phương pháp điều chỉnh” của PGS. TS. Mai Hồng Quỳ; Luận văn “Hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH IPC” của tác giả Phạm Thị Lan Phương – Đại học Kinh tế Quốc dân; luận văn“Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex” của tác giả Vũ Phương Huyền; Luận văn “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của tác giả Dương Bảo Trân – Đại học Cần Thơ... Các công trình trên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thực hiện HĐMBHH. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu trên đều chưa tập trung đánh giá thực tiễn việc thực hiện hợp đồng này cũng như chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc ký kết cũng như thực thi HĐMBHH. Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng ở nước ta. Nhóm tài liệu thứ hai, bao gồm các công trình nghiên cứu về nghĩa vụ dân sự. Trong nhóm này kể đến các công trình tiêu biểu như: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015 do PGS.TS Nguyễn Văn cừ- PGS TS trần Thị Huệ chủ biên; Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự- Bản án và Bình luận bản án của PGS.TS Đỗ Văn Đại, NXB Chính trị quốc gia 2012; Nghĩa vụ dân sự và quan niệm về nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam của 3
- PGS.TS Ngô Huy Cương trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2008; Nguồn gốc nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ của TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2008; Một số vấn đề cơ bản về nghĩa vụ dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thái Mai bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 1998… Liên quan nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng MBHH, ở Việt Nam có rất ít các công trình nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thanh toán toán dưới góc độ kinh tế học. Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng MBHH chủ yếu được đề cập trong các công trình nghiên cứu về hợp đồng MBHH như là một điều khoản chủ yếu của hợp đồng hoặc trong các giáo trình, sách bình luận Bộ luật dân sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH Để đạt được mục đích đó, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ khái niệm nghĩa vụ thanh toán đặc điểm, nội dung và thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH - Phân tích quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về nghĩa vụ trong HĐMBHH ở Việt Nam - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào các khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, luận văn đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH ở Việt nam 4
- 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Được sử dụng Luận văn, sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp sau: Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra, luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu phổ dụng trong khoa học xã hội như: phương pháp thống kê, khảo sát; phương pháp so sánh, đối chiếu pháp luật; phương pháp phân tích, tổng hợp… nhằm làm sáng tỏ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 6. Đóng góp mới của Luận văn Luận văn có đóng góp mới sau đây: Thứ nhất, bổ sung lý luận về mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa bằng việc làm rõ khái niệm, đặc điểm của mua bán hàng hóa và HĐMBHH Thứ hai, đưa ra được khái niệm, đặc điểm, nội dung của nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH và thực hiện nghĩa vụ thanh toán Thứ ba, đề xuất các giải pháp và luận giả tính khả thi của các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán và nâng cao hiệu quả thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong HĐMBHH ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn có 3 chương được kết cấu như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa Chương 2 : Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam Chương 3: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1 Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa Mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại. Xét dưới góc độ kinh tế, mua bán hàng hóa là hình thức luân chuyển hàng hóa trên thị trường theo đó hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua theo các quy luật của thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.. Dưới góc độ pháp luật mua bán hàng hóa là sự dịch chuyển tài sản, quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác. Bản chất của mua bán hàng hóa là việc người bán chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản cho người mua và nhận tiền còn người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận tài sản và quyền sở hữu tài sản theo thỏa thuận. Mua bán hàng hóa khác với các hình thức luân chuyển hàng hóa khác như cho thuê, giao nhận. Trong quan hệ thuê tài sản cũng có sự chuyển giao hàng hóa nhưng việc thuê tài sản chỉ là sự chuyển giao tài sản, quyền sử dụng, chiếm hữu tài sản từ bên cho thuê sang bên thuê mà không chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu tài sản. Mua bán hàng hóa khác với hoạt động giao nhận hàng hóa vì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa chỉ thực hiện chức năng trung gian, theo đó bên làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và các hoạt động khác để giao hàng hóa cho bên nhận. Bên cạnh đó, cần phân biệt mua bán hàng hóa (sale of goods) với khái niệm thương mại hàng hóa (trade in goods). Theo quy định tại Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAT), thương mại hàng hóa bao gồm: cung cấp trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, sản xuất, cho thuê, xây dựng công trình, tư vấn, thiết kế kỹ thuật, licence, đầu tư, cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa…. Như 6
- vậy, thương mại hàng hóa rộng hơn mua bán hàng hóa. Theo hiệp định Thương mại WTO và hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) thì thương mại hàng hóa chia làm 4 nhóm chính: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ và các hoạt động đầu tư có tính chất thương mại. Ngoài ra theo WTO và BTA còn có các hoạt động gắn liền với thương mại hàng hóa. Phân loại mua bán hàng hóa căn cứ vào yếu tố địa lý: mua bán hàng hóa quốc tế và trong nước. Căn cứ vào phương thức mua bán, thực hiện hợp đồng: mua bán trực tiếp và mua bán thông qua các công cụ trung gian. Quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam về mua bán hàng hóa thể hiện trong Luật Thương mại 2005 là tiếp thu quan điểm của Luật mẫu về trọng tài thương mại (UCITRAL). Theo đó, “mua bán hàng hóa được định nghĩa là “hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển hàng, chuyển quyền sở hữu và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.” Mua bán hàng hóa là một quan hệ dân sự phổ biến nhất trong các giao dịch dân sự . Mua bán hàng hóa là một quan hệ pháp luật được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Chính vì vậy, quan hệ này trước hết được điều chỉnh bởi luật gốc là luật dân sự, quy định về hợp đồng dân sự. Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng dân sự nên nó phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Cụ thể là hợp đồng mua bán tài sản ở các điều kiện về gia kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu….Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa có đặc điểm khác với hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản. Sự khác biệt này do xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa. 7
- Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân hoặc ít nhất một bên tham gia quan hệ hợp đồng là thương nhân. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những tiêu chí về thương nhân không giống nhau. Bộ Luật thương mại Pháp 1807 (Bộ luật thương mại đầu tiên trên thế giới) định nghĩa thương nhân: Thương nhân là những người thực hiện các hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình” . Theo đó, thương nhân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân. Thương nhân là cá nhân được xác định theo bản chất của hành vi, còn thương nhân pháp nhân được xác định bằng hình thức của chúng. Pháp luật Hoa Kỳ đặc tính của thương nhân là buôn bán hàng hóa, có kiến thức và kỹ năng đặc biệt cho việc hành nghề hoặc tiến hành các giao dịch mua bán hàng hóa; hoặc có kiến thức và kỹ năng sử dụng đại lý, môi giới, trung gian khác mà có kiến thức hoặc kỹ năng mua bán hàng hóa. Theo Khoản1, Điều 6, Luật Thương mại Việt Nam, Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân theo pháp luật Việt Nam cần phải tồn tại dưới các hình thức: Cá nhân, pháp nhân (trước đây có thêm hộ gia đình tổ hợp tác và doanh nghiệp tư nhân). Để trở thành thương nhân có điều kiện thứ hai nếu các cá nhân, pháp nhân có tiến hành các hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Bên cạnh đó, thương nhân phải có hoạt động thương mại độc lập. Tính độc lập của hoạt động thương mại thể hiện ở việc chủ thể tự chịu trách nhiệm trực tiếp cho các hành vi của mình, có quyền tự quyết định nội dung hoạt động, thời gian hoạt động của mình. Ngoài ra, thương nhân cần phải có hoạt động thương mại thường xuyên, có nghĩa là các chủ thể tiến hành các hoạt động thương mại 8
- trên cơ sở một kế hoạch lâu dài, mật độ nhiều lần , lấy hoạt động thương mại là nghề nghiệp chính. Điều kiện cuối cùng được coi là điều kiện về hình thức hay điều kiện đủ của thương nhân là họ phải có đăng ký kinh doanh bao gồm cả điều kiện để được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Dưới góc độ kinh tế, hàng hóa được hiểu là một sản phẩm mà nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và nó được làm ra để bán chứ không phải để tiêu dùng. Hàng hóa theo nghĩa rộng được hiểu là sản phẩm lao động của con người tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu của con người. Dưới góc độ pháp luật thương mại, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu là tài sản bao gồm hai thuộc tính cơ bản là có thể đưa vào lưu thông và có tính chất thương mại. Trong khi đó, . Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) 1980 (công ước Viên) nhấn mạnh tính chất và mục đích thương mại của hợp đồng mua bán hàng hóa bằng việc loại trừ hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình, hàng hóa bán đấu giá, tài sản thi hành án hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyên; các cổ phiếu, cổ phần, chứng chỉ đầu tư, các công cụ chuyển nhượng hoặc tiền; tàu bay, tàu thủy và các phương tiện chạy trên không khí; điện. Theo Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC) thì hàng hóa là mọi vật là động sản bao gồm cả hàng hóa hiện có và hàng hóa trong tương lai. Không đưa ra định nghĩa hàng hóa mà chỉ dùng phương pháp loại trừ bằng việc quy định: Theo Khoản 2, Điều 3,Luật thương mại Việt Nam hiện hành, hàng hóa là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai. Thứ ba, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ mua bán.Theo đó, hợp đồng mua 9
- bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, hợp đồng có đền bù theo cách phân loại hợp đồng dân sự. Quyền của bên bán là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua,; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán cho bên bán. Hành vi mua bán hàng hóa có tính chất thương mại với mục đích của các bên là tìm kiếm lợi nhuận. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa được pháp luật điều chỉnh khác nhau. Bộ luật thương mại chung Hoa Kỳ (UCC) chỉ yêu cầu thỏa thuận bắt buộc trong hợp đồng đối tượng của hợp đồng, còn quyền, nghĩa vụ các bên mặc nhiên được viện dẫn đến tập quán thương mại để giải quyết. Trong khi đó các nước Civil law yêu cầu thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác của hợp đồng như giá cả, phương thức thanh toán. Thứ tư, về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thiết lập bằng nhiều hình thức khác nhau. Bộ nguyên tắc UNIDROIT không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình thức đặc biệt. Chúng có thể được chứng minh bằng bất kỳ cách thức nào, kể cả bằng nhân chứng. Hợp đồng thương mại có thể xác lập bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, ở một số nước không sử dụng Bộ nguyên tắc UNIDROIT thì đối với những trường hợp bắt buộc bằng văn bản thì hợp đồng thương mại phải được xác lập bằng văn bản. Thông thường các hợp đồng thương mại được xác lập bằng văn bản để đảm bảo sự an toàn và dễ giải quyết khi xảy ra tranh chấp, nhưng đối với những hợp đồng đơn giản, việc mua bán cần diễn ra nhanh chóng thì các bên có thể xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng một hành vi cụ thể. Như vậy việc xác định hình thức của hợp đồng như thế nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên đối với một số hợp đồng mà pháp luật qui định phải bằng hình thức văn bản thì các bên phải xác lập hợp đồng bằng văn bản, chẳng hạn như: hợp đồng cung ứng dịch vụ (Điều 74 LTM 2005), hợp đồng nhượng quyền thương mại ( Điều 285 LTM 2005). 10
- Thứ năm, hợp đồng mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự với tư cách là luật gốc và các quy định của pháp luật thương mại trong nước và quốc tế. Từ các phân tích trên có thể đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa là hình thức pháp lý của hoạt động mua bán hàng hóa mà trong đó người bán chuyển giao hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và người mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa, quyền sở hữu và thanh toán cho người bán dựa trên thỏa thuận của các bên. 1.2 Khái quát về nghĩa vụ hợp đồng Nghĩa vụ “obligation” có nguồn gốc từ danh từ “obligatio” của tiếng Latinh được giải thích về mặt tiền điển là trách nhiệm, bổn phận phải làm theo đúng chuẩn mực của cộng đồng. Nghĩa vụ tự nhiên thuộc phạm trù đạo đức và lương tâm của người thực hiện nghĩa vụ đó. Nghĩa vụ này không phát sinh hiệu lực pháp lý, không được đặt dưới sự bảo đảm của nhà nước bằng pháp luật nhưng thể hiện ý thức của cá nhân trong cộng đồng. Trong pháp luật, nghĩa vụ không được hiểu theo nghĩa tự nhiên mà được hiểu là một quan hệ xã hội phát sinh giữa người với người khi các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật. “Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật được xác lập giữa hai chủ thể theo đó một chủ thể (chủ thể quyền – người có quyền) có quyền yêu cầu chủ thể kia (chủ thể nghĩa vụ – người có nghĩa vụ) phải hoàn thành một yêu cầu nhất định”. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực của đời sống dân sự trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể, trong các quan hệ đó có quan hệ pháp luật dân sự về nghĩa vụ còn gọi là quan hệ nghĩa vụ. Do đó, nghĩa vụ dân sự là một chế định quan trọng của luật dân sự thuộc dòng họ civil law bên cạnh các chế định như tài sản, quyền sở hữu, hợp đồng…. Thậm chí, có quan điểm cho rằng: Nghĩa vụ là một tiểu phân ngành quan trọng của luật dân sự. Nếu phân biệt giữa luật 11
- dân sự và luật thương mại, thì luật nghĩa vụ là nền tảng đầy chất lý luận của luật thương mại. Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự có đầy đủ tính chất của quan hệ pháp luật như có chủ thể, khách thể, đối tượng của quan hệ, được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật và phát sinh khi có các sự kiện pháp lý. Cơ sở của nghĩa vụ dân sự mang tính khách quan. Trước hết xuất phát từ quan hệ tất yếu giữa người với người trong xã hội xuất phát từ luận điểm nổi tiếng của Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Con người là thực thể tự nhiên- xã hội. Để mang tính chất xã hội con người phải tham gia vào các quan hệ xã hội hướng đến các lợi ích khác nhau. Để thỏa mãn lợi ích đó, con người phải không ngừng trao đổi, mua bán, hợp tác, liên kết với nhau theo các quy luật khách quan và các quy định, luật lệ của cộng đồng. Quan hệ giữa người và người trong xã hội đó chính là nguồn gốc khách quan của quan hệ nghĩa vụ. Quan hệ nghĩa vụ còn có tính chủ quan đó chính là vấn đề tự do ý chí của con người trong khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Sự tự do ý chí làm tiền đề để con người cân nhắc, lữa chọn cho mình cách xử sự có lợi cho mình và phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Chính điều đó lý giải không có tự do ý chí thì không phát sinh hoặc không ai phải gánh chịu nghĩa vụ. Tính chất chủ quan của nghĩa vụ với tư cách là một quan hệ pháp luật thể hiện ở chỗ con người luôn đặt ra các quy tắc luật lệ về nghĩa vụ để các thành viên thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự do của người này không ảnh hưởng tới tự do người khác. Cũng từ tính chất chủ quan nên quan niệm về nghĩa vụ dân sự không giống nhau giữa các trường phái pháp luật cũng như pháp luật thực định của mỗi quốc gia. Nghĩa vụ dân sự xuất phát từ các luật gia La mã. Họ quan niệm rằng, nghĩa vụ là những ràng buộc về pháp lý, theo đó, chúng ta buộc phải thực hiện một việc gì đó phù hợp với pháp luật của nhà nước hoặc “bản chất của nghĩa vụ không phải để làm một cái gì đó, hoặc thực hiện một dịch vụ 12
- nào đó cho chúng ta mà để ràng buộc một ai đó đã đưa, phải làm, phải cấp cho chúng ta một cái gì đó” (Luật gia Pavel). Tiếp thu di sản pháp lý của luật La Mã,, về sau các nước Civil Law chịu ảnh hương sâu sắc của Luật la mã đã dựa vào đó, quy định nghĩa vụ dân sự trong pháp luật thực định của mình. Điều 201 Bộ luật dân sự Pháp định nghĩa: “Nghĩa vụ là một mối quan hệ pháp lý theo đó một người, được gọi là trái chủ, có thể sử dụng phương cách cưỡng chế của quyền lực công theo sự lựa chọn của anh ta để buộc người khác, người thụ trái xác định, chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm việc gì đó. Điều 241, Bộ Luật Dân sự Đức nhấn mạnh bản chất của nghĩa vụ là quyền yêu cầu của trái chủ đối với bên kia : Hiệu lực của nghĩa vụ là việc trái chủ có quyền yêu cầu sự thực hiện từ người thụ trái. Sự thực hiện này có thể bao gồm việc không hành động”. Trong cuốn “Việt Nam dân luật lược khảo – Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước”, Vũ Văn Mẫu định nghĩa: “Nghĩa vụ là mối liên hệ pháp lý giữa hai người, nhờ đó một người là trái chủ (hay chủ nợ) có quyền đòi người kia là người phụ trái (hay con nợ) phải thi hành một cung khoản có thể trị giá bằng tiền”. Điều 280 Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam tiếp cận nghĩa vụ theo hướng là quan hệ pháp luật (quan hệ nghĩa vụ) bằng định nghĩa Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Qua định nghĩa này cho thấy các yếu tố cấu thành lên quan hệ pháp luật về nghĩa vụ bao gồm: - Về chủ thể, định nghĩa này đã nhắc tới các bên trong quan hệ nghĩa vụ đó là bên có quyền và bên có nghĩa vụ luôn được xác định cụ thể trong đó bên có quyền, và bên có nghĩa vụ trái ngược nhau về mặt lợi ích: một bên có 13
- quyền yêu cầu và một bên khác (bên có nghĩa vụ) phải thực hiện yêu cầu của bên kia. Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện tham gia quan hệ pháp luật về nghĩa vụ. Định nghĩa này cũng chỉ ra hành vi của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ bao gồm hành vi hành động “phải làm” và không hành động “không được làm” một công việc vì lợi ích của người khác. - Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các bên trong quan hệ nghĩa vụ hướng tới được xác định thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ nhất định của bên mang nghĩa vụ đối với bên mang quyền. - Nội dung của quan hệ pháp luật nghĩa vụ là các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ nghĩa vụ. Nội dung của nghĩa vụ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Nội dung của nghĩa vụ do các bên thoả thuận không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội được pháp luật bảo đảm thực hiện. Nội dung của nghĩa vụ có thể thoả thuận: mang tính linh hoạt và phù hợp với các bên. Khi thoả thuận nội dung các bên chủ thể cần lưu ý: luôn phải xác định đối tượng, phạm vi cụ thể để có căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ các bên đến mức độ nào (thực hiện đến đâu, không thể thực hiện được hay không thể thực hiện được). Từ đó xét yêu tố lỗi vì lý do lỗi của một bên, lỗi của bên thứ ba hay sự kiện bất khả kháng và xác định trách nhiệm dân sự trong quan hệ nghĩa vụ cụ thể. Quyền và nghĩa vụ dân sự trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ dân sự thể hiện: quyền yêu cầu và nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu. Bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện, nếu đã yêu cầu trực tiếp mà không thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự: - Nghĩa vụ dân sự là một loại quan hệ pháp luật bởi nó được pháp luật công nhận và có giá trị cưỡng chế. Quan hệ này được phát sinh từ những sự 14
- kiện mà pháp luật đã dự liệu. Có những sự kiện làm hình thành, quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện. - Là một quyền đối nhân bới nó chỉ được thi hành đối với người có nghĩa vụ. Có nghĩa là quyền của chủ thể mang quyền được thực hiện bằng hành vi của bên kia. Việc chuyển giao nghĩa vụ không được tự do như chuyển giao quyền đối vật mà phải tuân theo điều kiện nhất định. - Quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể đối lập nhau: Trong nghĩa vụ dân sự: quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Bên có quyền bao nhiêu thì bên có nghĩa vụ tương ứng. - Có tính chất tài sản: Bởi vì nghĩa vụ có thể trị giá bằng tiền. Chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc hay không thực hiện một công việc đều có giá trị nhất định. Khi có giá trị có nghĩa là có tính chất tài sản. Tính chất này có thể nhìn nhận rõ hơn khi đối chiếu vào việc bồi thường thiệt hai khi không thực hiện đúng nghĩa vụ Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự tương đối do vậy nó cũng có những căn cứ phát sinh, căn cứ làm thay đổi và chấm dứt quan hệ nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp pháp hay theo quy định của pháp luật. Việc xác lập quan hệ nghĩa vụ do ý chí chủ quan của các chủ thể, việc hình thành quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ còn do pháp luật quy định căn cứ vào sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ. Có căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ, mới có quan hệ nghĩa vụ dân sự. Việc thực hiện nghĩa vụ đến đâu, nghĩa vụ được thực hiện ở mức độ nào, còn tuỳ thuộc vào hành vi pháp lý của các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Đó cũng là căn cứ để xác định hành vi thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự hoặc hành vi xâm phạm quan hệ nghĩa vụ dân sự. 1.3 . Khái niệm và đặc điểm của nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa Để làm rõ nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần làm rõ khái niệm thanh toán dưới góc độ kinh tế học. Thanh toán là sự chuyển 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 106 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 123 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 78 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 20 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn