Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam
lượt xem 12
download
Luận văn tập trung nghiên cứu những những quy định của pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam như: phạm vi và đối tượng được bồi thường; phương thức bồi thường; căn cứ thu hồi; nguyên tắc bồi thường; giá đất bồi thường; điều kiện để được bồi thường; thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giá đất; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi thu hồi đất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƯU THỊ XUÂN NỮ HOÀN KHẢI PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI VỀ ĐẤT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƯU THỊ XUÂN NỮ HOÀN KHẢI PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: LUẬT KINH TẾ Mã ngành: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI KIM HIẾU Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Bùi Kim Hiếu; các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu, tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Tp.HCM, ngày … tháng 7 năm 2023 Học Viên Lưu Thị Xuân Nữ Hoàn Khải
- ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Kim Hiếu đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong thời gian học cao học vừa qua. Mặc dù đã vận dụng tất cả kiến thức đã được học tập và kinh nghiệm thực tế từ bản thân để hoàn thành đề tài này, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy, cô giáo.
- iii TÓM TẮT Tiêu đề: Pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam Luận văn tập trung nghiên cứu những những quy định của pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam như: phạm vi và đối tượng được bồi thường; phương thức bồi thường; căn cứ thu hồi; nguyên tắc bồi thường; giá đất bồi thường; điều kiện để được bồi thường; thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giá đất; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi thu hồi đất. Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất, cũng như sự cần thiết của điều chỉnh pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật, đề tài cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc về quy định của pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất Từ khóa: Bồi thường; Thu hồi đất; Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất
- iv ABSTRACT Title: Law on land compensation when the state recovers land in Vietnam Law on compensation for land when the state recovers land in Vietnam The thesis focuses on studying the provisions of the law on land compensation when the state recovers land in Vietnam such as: scope and subjects of compensation; compensation method; grounds for withdrawal; compensation principles; compensation land price; conditions for compensation; authority to settle disputes over land prices; compensation responsibility of the State upon land recovery. The thesis clarifies the theoretical issues and the law of compensation for land when the state recovers land, as well as the necessity of adjusting the law on compensation for land when the state recovers land. On the basis of understanding the current situation of the law, practical application of the law, the topic also points out the inadequacies, limitations and problems in the provisions of the law, thereby making recommendations to improve the compensation law. usually return to the land when the state recovers the land Keywords: Compensation; Land acquisition; Compensation for land when the State recovers land.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT................................................................... 10 1.1 Lý luận chung của việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất 1.1 Lý luận chung của việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ...................... 10 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thu hồi đất ........................................................................ 10 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất................................................................................................................................ 13 1.2 Lý luận về pháp luật bồi thường đất khi nhà nước thu hồi đất ............................ 18 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ....................................................................................................................... 18 1.2.2 Vai trò của pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ......... 18 1.2.3 Nội dung pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ............. 21 1.2.4 Các trường hợp cụ thể về bồi thường đất khi nhà nước thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi ................................................................................. 233 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 288 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT................................................................... 28 2.1 Quy định của pháp luật về phạm vi và đối tượng được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất .......................................................................................................... 28 2.2. Quy định của pháp luật về phương thức bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ................................................................................................................................ 29 2.3 Quy định của pháp luật về căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ............................................. 37 2.4 Quy định của pháp luật về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ..................................................................................................................................... 41 2.5 Quy định của pháp luật về giá đất bồi thường khi thu hồi đất cho người bị thu hồi ..................................................................................................................................... 44 2.6 Quy định của pháp luật về điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất ......... 477 2.7 Quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giá đất bồi thường khi thu hồi đất ................................................................................................. 50 2.8 Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường khi nhà nước thu hồi đất...... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 53 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
- vi BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT............................... 554 3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và kiến nghị ............. 555 3.1.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng .................. 555 3.1.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ...... 599 3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất và kiến nghị ..................................................................................................... 61 3.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về giá đất bồi thường khi thu hồi đất cho người bị thu hồi và kiến nghị..................................................................................................... 64 3.3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về giá đất bồi thường khi thu hồi đất cho người bị thu hồi ........................................................................................................ 60 3.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giá đất bồi thường khi thu hồi đất cho người bị thu hồi .............................................................................................. 70 3.4 Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất và kiến nghị...................................................................................................................... 73 3.4.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất .................................................................................................................. 73 3.4.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất ............................................................................................................ 777 3.5 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giá đất bồi thường khi thu hồi đất và kiến nghị .......................................................................... 788 3.5.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giá đất bồi thường khi thu hồi đất ...................................................................... 788 3.5.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giá đất bồi thường khi thu hồi đất ...................................................................... 866 3.6 Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và kiến nghị ............................................................................................................... 877 3.6.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường khi nhà nước thu hồi đất .......................................................................................................... 877 3.6.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ...................................................................................................... 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 90 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 93
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Cụm từ diễn giải đầy đủ 1 BLDS Bộ luật dân sự Giấy chứng nhận quyền sử dụng 2 GCNQSDĐ đất 3 HGĐ Hộ gia đình 4 LĐĐ Luật Đất đai 5 NN Nhà nước 6 NNTHĐ Nhà nước thu hồi đất 7 SDĐ Sử dụng đất 8 TAND Tòa án nhân dân 9 TĐC Tái định cư 10 THĐ Thu hồi đất 11 UBND Ủy ban nhân dân
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước, việc đầu tư các công trình công cộng, mở rộng đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản là kết quả tất yếu, đặc biệt là đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống Pháp luật thống nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện đại và Pháp luật quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu phát triển kinh tế - Xã hội theo hướng công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, hội nhập vào kinh tế, quốc tế thì nhu cầu sử dụng đất đai càng nhiều. Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là yêu cầu thực tế khách quan. Tuy nhiên, Pháp luật liên quan đến đất đai là một vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, trong đó liên quan đến công tác thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế xã hội vẫn còn tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Thời gian qua, Nhà nước thu hồi nhiều đất của dân để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Theo số liệu tổng hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau gần 7 năm triển khai Luật Đất đai năm 2003, trên cả nước tổng diện tích đất đã thu hồi là 728 nghìn ha (trong đó có 536 nghìn ha đất nông nghiệp) của 826.012 hộ gia đình, cá nhân. Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, tình hình khiếu kiện của người bị thu hồi đất diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn cả nước. Nguyên nhân tình hình khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhiều như hiện nay được xác định chủ yếu là do những vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích của người sử dụng đất còn nhiều bất cập. Để khắc phục tình hình này như thế nào, đây là vấn đề thời sự, luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ: "Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng. Những năm qua, hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về đất đai từng bước được hoàn thiện, bổ sung, phát triển phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn; ý thức chấp hành pháp luật về đất đai ngày càng được nâng lên. Nghị quyết số 19-NQ/TW của
- 2 Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; Luật Đất đai năm 2013. Mới đây, Hội nghị Trung ương lần thứ năm, khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18- NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" … Các văn bản nói trên là cơ sở, là tiền đề góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong Nhân dân. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hội nghị Tổng kết năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022: cả nước đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, rà soát, thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi đất với diện tích 16.000ha; yêu cầu đưa vào sử dụng gần 53.000ha; chấm dứt chủ trương đầu tư 7.700ha... Đặc biệt, nguồn thu từ đất đạt 172.250 tỷ đồng, chiếm 15,2% tổng thu ngân sách nội địa, gấp 3,5 lần so với năm 2015. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế, bất cập trong quản lý và sử dụng đất, như Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: "Khai thác tài nguyên thiếu bền vững, hiệu quả quản lý, sử dụng chưa cao, chưa theo nguyên tắc của thị trường, nhất là đất đai. Việc khai thác, sử dụng, định giá đất còn nhiều hạn chế, chưa sát thực tế, nhất là trong vấn đề xác định thuế, địa tô, gây thất thu ngân sách nhà nước"1. Đặc biệt, ở các địa phương việc quản lý, sử dụng đất còn yếu, gây bức xúc trong Nhân dân; quy hoạch đất đai không nhằm mục đích đem lại lợi ích cho người dân; pháp luật về đất đai còn nhiều "kẽ hở", tạo điều kiện cho "nhóm lợi ích" trục lợi, tham nhũng, tiêu cực về đất; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo liên quan đến đất đai chậm được giải quyết, còn kéo dài ở một số nơi. Hiện nay, công tác thu hồi đất và thực hiện các chính sách bồi thường đất sau thu hồi gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhiều vướng mắc, hiệu quả thấp, kể cả việc thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho chính cộng đồng dân cư có đất bị thu hồi. Nhiều địa phương phải điều chỉnh lại quy hoạch, sửa đổi thiết kế dự án, chờ đợi trong thời gian dài do không giải phóng được mặt bằng. Hậu quả là làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện các công trình, gây thiệt hại lớn về kinh tế của doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất và Nhà nước, làm mất ổn định tình hình chính trị - xã hội ở địa phương. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên thực trạng này trong đó có nguyên nhân sâu xa là từ các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất chưa hoàn thiện. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII, tập I, Nxb CTQG-ST, H.2021, tr.73.
- 3 Thu hồi đất là vấn đề pháp lý quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những chủ thể có đất bị thu hồi, họ không chỉ bị mất quyền sử dụng đất mà còn phải di dời chỗ ở, thay đổi địa điểm kinh doanh... Do đó, yêu cầu đặt ra là chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vừa phải đảm bảo tính thực tiễn, vừa phải có tính khoa học để quyền lợi của người sử dụng đất được đảm bảo. Vì những hạn chế trên mà cần thiết phải xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hướng đến việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có đất bị thu hồi. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có những điểm mới về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất so với Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018). Điển hình là các quy định về vấn đề này đã được Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tách thành một chương riêng trong hệ thống các quy định pháp luật đất đai, cụ thể là Chương VII của Dự thảo. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt cơ bản trong quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, các điều kiện để được bồi thường... Trước tình hình đó, việc nghiên cứu pháp luật bồi thường thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết, góp phần tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót và nâng cao hiệu quả công tác bồi thường thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất, tạo được sự đồng thuận giữa người bị thu hồi đất với Nhà nước, hạn chế tình hình khiếu kiện của công dân. Xuất phát từ yêu cầu này, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất và pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất; phân tích thực trạng pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để nhận diện những tồn tại, vướng mắc; trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thực thi ở nước ta. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm quan điểm, đường lối của Đảng về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi
- 4 đất; chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền tài sản của người sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất; khái niệm, đặc điểm; mục đích, ý nghĩa của bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; phân tích thiệt hại phát sinh khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận của pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm một số khái niệm của pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; cơ cấu điều chỉnh của pháp luật và các yếu tố tác động đến việc xây dựng pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghiên cứu nội dung của pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất và đánh giá thực trạng thi hành chế định pháp luật này ở Việt Nam; - Đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thực thi ở Việt Nam. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau: - Một là, phạm vi và đối tượng bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào? - Hai là, căn cứ để nhà nước thu hồi đất? - Ba là, điều kiện để được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất? - Bốn là, giá đất để được tính bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất? - Năm là, bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đựa trên những nguyên tắc cơ bản nào? - Sáu là, cần làm gì để hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam trong thời gian tới? 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây: - Các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay; - Các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đặt trong mối liên hệ, so sánh với Luật Đất đai năm 2003 và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); - Các quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của một số nước trên thế giới dưới góc độ luật học so sánh; - Thực tiễn thi hành pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam
- 5 5.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật học, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số nội dung cụ thể sau: - Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có so sánh với Luật Đất đai năm 2003 và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); tác giả đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. - Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi Việt Nam. - Giới hạn về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội từ năm 2013 (năm ban hành Luật Đất đai 2013 đến nay) đặt trong mối liên hệ luật đất đai so sánh với các văn bản liên quan đến năm 2020. 6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong việc nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của sự vật, hiện tượng; nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng đặt trong mối quan hệ tương tác với các sự vật, hiện tượng khác; - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: + Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp lập luận logic được sử dụng khi nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luận văn; + Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp đối chiếu v.v được sử dụng tại Chương 1,2 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất và pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam; + Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp v.v được sử dụng tại Chương 2,3 khi nghiên cứu quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam; + Phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn giải v.v được sử dụng tại Chương 3 khi nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
- 6 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung chương 1: tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, cũng như lý luận pháp luật về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Nội dung chương 2: Luận văn phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực; các nguyên nhân khách quan và chủ quan của vấn đề pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đồng thời có sự phân tích các quy định trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Nội dung chương 3: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; các giải pháp hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Về khoa học: góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cần thiết và đáng tin cậy đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về lĩnh vực này. Đồng thời, luận văn còn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập môn học Luật Đất đai tại các cơ sở đào tạo cũng như trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp Luật Đất đai nói chung và pháp luật bồi thường thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng. - Về thực tiễn: khi hoàn thành đề tài nghiên cứu, trước hết giúp cho tác giả có kiến thức sâu rộng hơn về lĩnh vực này, luận văn sẽ là tài liệu hữu ích, phục vụ cho công tác hiện nay của tác giả và đồng nghiệp. Bên cạnh đó, các giải pháp mà tác giả đưa ra có thể được các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn công tác bồi thường, giải tỏa khi thu hồi đất. 9. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Đã có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về lĩnh vực này dưới góc độ lý luận và thực tiễn; tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của các tác giả: - Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2014 của tác giả Phạm Thu Thủy, bảo vệ tại Trường Đại Học Luật Hà Nội với đề tài “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả chủ yếu nghiên cứu pháp luật về bồi thường mà không đi sâu nghiên cứu pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. - Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2013 của tác giả tác giả Đặng Thị Phương Thủy, bảo vệ tại Trường Đại học Thương mại Hà Nội với đề tài “Quản lý bồi thường, hỗ trợ
- 7 và tái định cư với đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội”. Với công trình bày, tác giả đi sâu nghiên cứu hoạt động quản lý việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung trên địa bà huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, không nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất. - Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2014 của tác giả Trần Thị Huyền Lê, bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tài Hà Nam”. Công trình này ngoài việc nghiên cứu pháp luật về bồi thường còn pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Tuy nhiên, công trình chỉ hạn chế phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Nam và thời điểm nghiên cứu chưa có Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, chưa nghiên cứu hoạt động hỗ trợ trên phạm vi các tỉnh, thành phố khác và chưa nghiên cứu quy định của pháp luật hiện nay. - Bài viết“Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở một số quốc gia” của tác giả Bùi Quang Hậu đăng trên tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 8, năm 2016. Tác giả đã tìm hiểu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan,… đánh giá và kinh nghiệm rút ra để hoàn thiện hơn việc xây dựng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa đi sâu nghiên cứu pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. - Từ Thanh Sơn (2013), Nguy cơ tiềm ẩn tham nhũng từ quy định thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế trong Luật Đất đai 2003, Tạp chí Thanh tra, Thanh tra Chính phủ, (số 8), tr. 15-16: Bài nghiên cứu cho thấy thực trạng trong nhiều năm hoạt động thu hồi đất trên cả nước diễn ra tùy tiện, cơ quan công quyền lạm dụng quy định về thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế để tư lợi, xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp mạnh tay nhằm hạn chế tình trạng này. - Bài viết “Vấn đề hỗ trợ khi NNTHĐ trong LĐĐ năm 2013” của tác giả Phạm Văn Võ - Tạp chí Luật học số 1/2015. Bài viết phân tích chính sách hỗ trợ khi NNTHĐ, bao gồm sự cần thiết của chính sách hỗ trợ khi NNTHĐ, mối quan hệ giữa chính sách hỗ trợ và chính sách bồi thường; đối tượng được hỗ trợ; hình thức, điều kiện và các khoản hỗ trợ (bao gồm hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ TĐC; hỗ trợ khi THĐ công ích của xã, phường, thị trấn và hỗ trợ khác) theo LĐĐ năm 2013 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi NNTHĐ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 47/2014/NĐ-CP). - Cuốn sách “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam” do tác giả Doãn Hồng Nhung chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp 2014. Trên cơ sở phân tích LĐĐ năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cuốn sách phân tích một số vấn đề về giá đất, như khái niệm giá đất, bản chất của giá đất, các yếu tố ảnh hưởng đến
- 8 giá đất; phân tích các quy định và thực trạng định giá đất nói chung, định giá đất trong bồi thường khi NNTHĐ nói riêng. Từ đó, tác giả chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về giá đất phục vụ bồi thường như sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất tính bồi thường và giá thị trường, các phương pháp xác định giá đất chưa hợp lý, bảng giá đất do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh ban hành sử dụng cho nhiều mục đích là không hợp lý. - Bài viết “Về giá đất trong LĐĐ năm 2013” của tác giả Nguyễn Thị Dung - Tạp chí Luật học, số 11/2014. Bài viết phân tích khái niệm giá đất, các quy định về giá đất trong LĐĐ năm 2013, như nguyên tắc xác định giá đất, phương pháp xác định giá đất, khung giá và bảng giá đất, giá đất cụ thể, đấu giá quyền SDĐ. Theo tác giả, giá đất là một trong những điểm mấu chốt trong các quy định, chính sách bồi thường và là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại phức tạp. - Bài viết “Xác định giá đất để tính bồi thường khi NNTHĐ” của tác giả Phan Trung Hiền - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1+2 (329+330) T1/2017. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về nguyên tắc, phương pháp, chủ thể, quy trình, tư vấn, thời điểm xác định giá đất; đối chiếu giá đất tính bồi thường, hỗ trợ và giá đất khi tính tiền SDĐ để TĐC. Từ việc phân tích thực trạng này, tác giả đưa các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cơ chế xác định giá đất để người dân tham gia vào quá trình xây dựng giá đất, cơ chế xác định giá đất theo giá thị trường. - Bài viết “Hoàn thiện các quy định về định giá đất ở Việt Nam hiện nay” của các tác giả Châu Hoàng Thân và Phan Trung Hiền - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2017. Bài viết phân tích các quy định của LĐĐ năm 2013 về định giá đất, các yếu tố ảnh hưởng đến định giá đất, những bất cập của định giá đất hiện nay và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về định giá đất. - Bài viết “Bất cập trong quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng” của tác giả Châu Hoàn Thân - Tạp chí Khoa học, số 44 (2016). Bài viết chỉ ra những bất cập về trình tự, thủ tục THĐ của LĐĐ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đó là có nhiều văn bản quy định về nội dung này, hạn chế trong quy định về hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC; quy định về trình tự, thủ tục THĐ chưa thống nhất. - Đề tài khoa học cấp bộ (2016) “THĐ và giải quyết khiếu nại về THĐ ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) do tác giả Đinh Văn Minh làm chủ nhiệm. Đề tài chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến khiếu nại khi THĐ theo LĐĐ năm 2013. Thứ nhất, về nguyên nhân khách quan: Một là, do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho nhu cầu về đất tăng lên thúc đẩy giá đất tăng cao dẫn đến lợi ích liên quan đến đất lớn; Hai là, chính sách liên quan đến lợi ích
- 9 người SDĐ còn nhiều bất cập, nhất là giá đất chưa phù hợp và thường xuyên thay đổi; Ba là, THĐ nhưng không ưu tiên trả bằng đất mà trả bằng tiền, điều kiện tại khu TĐC không bằng khu dân cư có đất bị thu hồi; Bốn là, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế nên đòi hỏi quyền lợi vượt quá quy định. Thứ hai, về nguyên nhân chủ quan: Một là, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện nay chưa chú ý đúng mức quyền lợi của người dân; Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý đất đai còn yếu kém, bị buông lỏng; Ba là, chưa có chế tài hoặc xử lý không cương quyết nhiều dự án treo; Bốn là, khi thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều địa phương, ban quản lý dự án chưa thực hiện đầy đủ quy định, quy trình THĐ và chưa làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của THĐ; Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức và việc giải quyết khiếu nại từ cơ sở đến các cấp chưa kịp thời, có biểu hiện qua loa, có trường hợp giải quyết không đúng hoặc không giải quyết. • Nhận định về tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu quý giá để tác giả Luận văn kế thừa và tiếp tục mở rộng nghiên cứu về “pháp luật về bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam” trên các bình diện: Cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật và trong thực tiễn thi hành. Có thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau để phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất, có so sánh với Luật Đất đai 2003 và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Để từ đó hoàn thiện những quy định mới về vấn đề này để có thể đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn áp dụng. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài này với mong muốn sau khi hoàn thành, sẽ làm rõ hơn những vấn đề áp dụng pháp luật về bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất, tìm và hiểu rõ, chỉ ra được những bất cập của quy định này trong thực tiễn. Qua đó rút ra được giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất. 10. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung được chia thành hai chương, cụ thể như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Chương 2. Quy định của pháp luật hiện hành bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Chương 3. Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
- 10 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 1.1 Lý luận chung của việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thu hồi đất 1.1.1.1 Khái niệm thu hồi đất Thu hồi đất là điều không tránh khỏi khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng hoặc do vi phạm pháp luật đất đai. Bản chất của thu hồi đất là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không mang tính tự nguyện thỏa thuận của người bị thu hồi đất. Qua đó, khái niệm thu hồi đất được hiểu theo nhiều cách khác nhau: Trước đây, mặc dù được quy định và áp dụng khá lâu nhưng khái niệm thu hồi đất chưa được quy định cụ thể trong Luật, đến khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành, thì khái niệm thu hồi đất mới được định nghĩa chính thức2. Theo khoản 5 Điều 4 của Luật Đất đai năm 2003 thì "Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này". Sau đó, tại khoản 11 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định "Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai"3. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai còn là nguồn lực, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước. Việc hiểu đúng, nắm rõ bản chất nội dung của các quy định pháp luật đặc biệt về thu hồi đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc áp dụng và chấp hành đúng pháp luật đất đai. Bởi vì, hiểu đúng và nhận thức đúng thì con người mới áp dụng đúng và thực hiện đúng pháp luật đất đai. Có thể thấy, thu hồi đất là thuật ngữ không mang tính phổ thông, đại chúng mà mang tính pháp lý, kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng trong quản lý nhà nước về đất đai cần phải được giải thích để có cách hiểu thống nhất nhằm tránh việc áp dụng tùy tiện hoặc do không hiểu cặn kẽ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Tại khoản 3 Điều 54 của Hiến pháp năm 2013 quy định "Nhà nước thu hồi đất do cá nhân, tổ chức đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải minh bạch, công khai và được bồi thường theo quy định của pháp luật". 2 Lưu Quốc Thái (2016), Những vấn đề pháp lý về thị trường quyền sử dụng đất Việt Nam, Nxb Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh, tr.117. 3 Khoản 11 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013.
- 11 Còn theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì thu hồi đất được hiểu là "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất của người vi phạm quy định về sử dụng đất để Nhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trả lại cho chủ sử dụng đất bị lấn chiếm. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, công cộng"4. Có thể thấy, vấn đề thu hồi đất đặt ra ở nhiều phương diện khác nhau, việc thu hồi đất có thể vì lý do nhằm đảm bảo một trật tự chung trong quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật đất đai đối với người sử dụng đất hay thu hồi đất để phục vụ cho những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của đất nước như quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì thu hồi đất đều được biểu hiện là một quyết định mang tính một chiều từ Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể đang khai thác và sử dụng đất. Ngay cả khái niệm thu hồi đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất năm 2013 cũng có sự khác biệt nhưng tất cả các khái niệm trên đều có một điểm chung là dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt hành vi quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc quyền quản lý đất đai của các chủ thể được Nhà nước giao đất để quản lý5. Việc thu hồi đất được biểu hiện bằng hình thức pháp lý là quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giao đất, cho thuê đất. Như vậy, thu hồi đất sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Việc thu hồi đất có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhưng đều hướng đến hai mục đích6: Thứ nhất, thu hồi đất nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà nước khi người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật đất đai có khả năng gây tổn hại đến tài sản của Nhà nước. Thứ hai, thu hồi đất để hỗ trợ cho quá trình điều phối đất đai khi Nhà nước cần điều chỉnh lại việc sử dụng đất về mục đích, chủ thể sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có thể thấy, thu hồi đất vừa là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai. Vì đây là một quá trình ngược so với hoạt động giao đất, cho thuê đất. Khi bị thu hồi đất, người sử dụng đất 4 Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa – NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.725. 5 Lưu Quốc Thái (2016), sđd (1), tr.117. 6 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, tr.170 – 171.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 266 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 103 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 120 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 76 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 89 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 30 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 180 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 15 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn