intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

39
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam. Phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những vướng mắc, bất cập tồn tại của các quy định pháp luật hiện hành về và sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI THỊ HUYỀN TRANG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8380107 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI THỊ HUYỀN TRANG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THU HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tác giả, hoàn toàn không có sự sao chép, giả mạo của tác giả khác. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung luận văn trung thực. Đồng thời cam kết kết quả của quá trình nghiên cứu luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước trường về vấn đề này. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả Mai Thị Huyền Trang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn có chủ đề: "Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh." Người viết muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô ở Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, cùng với Ban chủ nhiệm Khoa và các giáo viên thuộc Khoa Luật Kinh tế nói riêng, đã tạo điều kiện để tác giả có cơ hội nghiên cứu, học tập về lý thuyết và tiếp xúc với những kỹ năng thực tiễn. Nhờ đó, tác giả đã có cái nhìn trung thực và sống động hơn về thực tế kinh doanh, gắn kết chặt chẽ hơn với các hoạt động thực hành pháp luật trong tương lai, như yêu cầu của một sinh viên chuyên ngành Luật. Không thể không đề cập đến sự ủng hộ và hướng dẫn tận tình của TS. Trần Thị Thu Hà - giảng viên hướng dẫn cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện nội dung đề tài, tuy nhiên, do vừa phải thích nghi với quá trình nghiên cứu khoa học và hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm ban đầu, không tránh khỏi việc xuất hiện những điểm thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những góp ý chân thành từ phía các thầy cô giáo, nhằm giúp luận văn trở nên hoàn thiện hơn, tốt hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề: Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tóm tắt: Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Hiện nay, hành lang pháp lý liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo vẫn chưa được hoàn thiện. Căn cứ vào những đóng góp quan trọng mà DNNVVKNST mang lại và những khó khăn về mặt pháp luật và thực tiễn mà loại hình doanh nghiệp này đang gặp, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ luật kinh tế của mình. Mục tiêu nghiên cứu: Tác giả muốn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo cũng như sự cần thiết phải ban hành các quy định về hỗ trợ DNNVVKNST để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện dựa trên việc sử dụng chủ yếu phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx-Lenin. Kết quả nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của luận văn có thể được ứng dụng trong thực tiễn xây dựng chính sách, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành về hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, luận văn cũng là tài liệu tham khảo có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở đào tạo luật học ở bậc đại học và sau đại học. 3. Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
  6. iv ABSTRACT 1. Title: Legal Framework for Supporting Small and Medium-sized Innovative Startups from the Practical Context of Ho Chi Minh City. 2. Abstract: Rationale for the research topic selection: The current legal landscape concerning small and medium-sized innovative startup enterprises remains incomplete and inadequately developed. Recognizing the significant contributions of small and medium-sized innovative startups and the legal and practical challenges they encounter, the author has chosen the topic "Legal Framework for Supporting Small and Medium-sized Innovative Startups from the Practical Context of Ho Chi Minh City" for their master's thesis in economic law. Research objectives: The author intends to elucidate the fundamental theoretical issues concerning legal provisions to support small and medium-sized enterprises (SMEs) and innovative startup ventures, as well as the imperative need for the enactment of regulations pertaining to the assistance of SMEs and innovative startups to meet the demands of Vietnam's industrialization, modernization, and international economic integration. Research methodology: The thesis "Legal Framework for Supporting Small and Medium-sized Innovative Startups from the Practical Context of Ho Chi Minh City" employs primarily dialectical materialism and historical materialism, derived from the Marxist-Leninist ideology. Research outcomes: The research content of the thesis holds practical applications for formulating policies, amending and supplementing existing legal provisions related to supporting small and medium-sized innovative startups. Furthermore, the thesis serves as a valuable reference for studying, teaching, and learning legal aspects of supporting small and medium-sized innovative startups in undergraduate and postgraduate legal education institutions. 3. Keywords: Innovative startup enterprises; Small and medium-sized innovative startups.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt DNKNST Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo DNNVVKNST Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo DN Doanh nghiệp HUBA Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh TCTD Tổ chức tín dụng TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân ĐMST Đổi mới sáng tạo ĐTMH Đầu tư mạo hiểm GTGT Gía trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp QSDĐ & TSGLTĐ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư nước ngoài VCCI Vietnam Chamber of Liên đoàn Thương mại và Công Commerce and Industry nghiệp Việt Nam OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development Kinh tế ACE Action Community for Cộng đồng Hành động Khởi Entrepreneurship nghiệp TIS Technology Incubation Chương trình Vườn ươm công Scheme nghệ SBA Small Business Association Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ WEF World Economy Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới SMEDF Small and Medium Enterprise Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ Development Fund và vừa NAFOSTED National Foundation for Quỹ Phát triển Khoa học và Công Science and Technology nghệ Quốc gia Development NATIF National Technology Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc Innovation Foundation gia
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii 1. Tiêu đề: ..................................................................................................................... iii 2. Tóm tắt: .................................................................................................................... iii 3. Từ khóa: ................................................................................................................... iii ABSTRACT ................................................................................................................. iv 1. Title: .......................................................................................................................... iv 2. Abstract: ................................................................................................................... iv 3. Keywords:................................................................................................................. iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO.......13 1.1. Các vấn đề cơ bản về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo .13 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo .......................................................................................................................................13 1.1.2. Khái niệm và vai trò của việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ..................................................................................................................................18 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ..................................................................................................................................20 1.2. Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ...........................21 1.2.1. Khái niệm pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ......21 1.2.2. Nội dung pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ........22 1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận được sự hỗ trợ .......................................................................................................................................28
  10. viii 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận sự hỗ trợ .........................................................................................................................28 1.3.2. Bài học cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận sự hỗ trợ ....................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................38 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................................39 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ..........................................................................................................................39 2.1.1. Tổng quan pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo......39 2.1.2. Thực trạng pháp luật về điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỡ trợ .....................................................................................................................41 2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về hỗ trợ vốn ......................................................43 2.1.4. Thực trạng quy định pháp luật về ưu đãi tín dụng ..............................................45 2.1.5. Thực trạng quy định của pháp luật về ưu đãi thuế ..............................................48 2.1.6. Thực trạng các hình thức hỗ trợ khác ..................................................................50 2.1.7. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ..............................................................................................................53 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................59 2.2.1. Tổng quan những lợi thế cho khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh .............60 2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trợ vốn để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ .................................................64 2.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi tín dụng để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ .....................................65 2.2.4. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi thuế để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ .....................................66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................69
  11. ix CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................................70 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: .................70 3.2. Hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo ...71 3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về hỗ trợ vốn ......................................................71 3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi tín dụng ..............................................74 3.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi thuế .....................................................75 3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức hỗ trợ khác để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ..............................................................76 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................85 KẾT LUẬN ..................................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. i
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường cạnh tranh, khuyến khích sáng tạo và phát triển công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách. Từ nhiều thập kỷ trước, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã xác định vai trò quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo, từ đó có các biện pháp để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh, với ưu tiên dành cho các hoạt động đầu tư – kinh doanh có yếu tố sáng tạo, sử dụng công nghệ, có hiệu quả kinh tế cao. Các DNNVVKNST là các tổ chức kinh tế năng động nhất trên thị trường, chính nhóm này tạo thêm động lực và khả năng cạnh tranh cho hệ thống kinh tế trên cơ sở tận dụng thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại, nắm bắt xu hướng phát triển mới dẫn đến vị thế của các công ty truyền thống bị đe dọa. Chính điều này đưa đến động lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc nắm bắt tri thức nhân loại và tận dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản phẩm, dịch vụ. Tại hội thảo bàn giải pháp thu hút nguồn lực trong nước và quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam mới diễn ra, bà Phan Hoàng Lan, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhấn mạnh: Tại Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015. Đồng thời, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng ngày càng tăng, thể hiện ở số lượng các thương vụ đầu tư, số lượng vườn ươm, khu làm việc chung… Việt Nam hiện có khoảng 30 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA), tăng thêm 10 vườn ươm và 3 tổ chức thúc đẩy kinh doanh so với năm 2016 với những vườn ươm tiêu biểu như: Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh; Vườn ươm Đà Nẵng (DNES); Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC); Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội… Sự hiện diện của các nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam rất lớn, theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI), năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng
  13. 2 gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD), trong đó phải kể đến: Kyber Network – nền tảng giao dịch phân cấp mới đáng tin cậy dựa trên công nghệ chuỗi khối; Foody – Mạng xã hội kết nối chia sẻ ẩm thực….Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) - ISEV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 đánh dấu động thái cụ thể của Chính phủ để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Đề án 844 (ISEV) có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Đến năm 2025, Đề án 844 (ISEV) dự kiến hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp ĐMST; 600 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có khoảng 40 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, phần lớn là các quỹ đầu tư nước ngoài. Số lượng và hoạt động của nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng, với nhận diện chủ yếu là những doanh nhân khởi nghiệp đã thành công ở thế hệ đầu mong muốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở thế hệ sau. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống hơn qua việc phát triển một số hoạt động liên kết, kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: VIC Impact, iAngel, Angel4us... Cũng theo bà Phan Hoàng Lan, thời gian qua, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã phối hợp với Văn phòng Đề án 844 hỗ trợ quảng bá và giới thiệu các start-up tiêu biểu tham gia các diễn đàn kết nối với kiều bào, tri thức quốc tế; kết nối quốc tế qua các vườn ươm, cơ sở thúc đẩy kinh doanh, đại sứ quán… để đẩy mạnh hợp hợp tác quốc tế trong thời gian tới. Ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc Văn phòng Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) cho rằng: Số lượng giao dịch có sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế chiếm hơn 30% tổng số giao dịch nhưng giá
  14. 3 trị đầu tư từ quốc tế lớn hơn nhiều so với đầu tư trong nước. Hiện có nhiều startup gọi vốn quốc tế thành công nhưng việc thu hút nguồn lực, thúc đẩy hợp tác quốc tế, kết nối với hệ sinh thái quốc tế hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam rất quan trọng, đặc biệt khi các startup Việt đang ngày càng hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian tới, Đề án 844 hướng tới mở rộng kết nối vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế để thu hút nguồn nhân lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam; nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực cho cá nhân người nước ngoài tới Việt Nam để xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đầu tư và tìm kiếm cơ hội đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, ngược chiều với những chuyển động tích cực của khối tư nhân trong hoạt động khởi nghiệp, tốc độ chuyển động của chính sách, đặc biệt là cải thiện môi trường pháp lý lại không đồng tốc với nhịp độ phát triển sôi động của làn sóng khởi nghiệp trong thời gian qua. Hành lang pháp lý liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn trống, vẫn chưa được hoàn thiện, những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vốn được đề cập đến từ lâu vẫn còn nằm trên giấy. Căn cứ vào những đóng góp quan trọng mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mang lại và những khó khăn về mặt pháp luật và thực tiễn mà loại hình doanh nghiệp này đang gặp, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ luật kinh tế của mình. 2. Mục tiêu của đề tài 2.2. Mục tiêu tổng quát: Luận văn muốn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST cũng như sự cần thiết phải ban hành các quy định về hỗ trợ DNNVVKNST. Thực trạng pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST, thực tiễn thi hành tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
  15. 4 2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung đã nêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận văn được xác định cụ thể như sau: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST. Góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về DNNVV và sự hỗ trợ DNNVVKNST. - Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST, thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam. Phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những vướng mắc, bất cập tồn tại của các quy định pháp luật hiện hành về và sự hỗ trợ DNNVVKNST. - Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST tại Việt Nam và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về và sự hỗ trợ DNNVVKNST. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Luận văn được triển khai với những câu hỏi nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, DNNVVKNST là gì? Vị trí, vai trò của DNNVVKNST trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thế nào? Tại sao cần phải có sự hỗ trợ đối với DNNVVKNST trong giai đoạn hiện nay? Pháp luật về sự hỗ trợ DNNVVKNST là gì? Tại sao phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với sự hỗ trợ DNNVVKNST? Nội dung, nguyên tắc của pháp luật về sự hỗ trợ DNNVVKNST là như thế nào? Thứ hai, nội dung của pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ DNNVVKNST gồm những quy định nào? Thực tiễn thi hành các quy định này ra sao, đã đạt được những kết quả thế nào, những quy định nào chưa phát huy được hiệu quả và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nào? Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ DNNVVKNST cần phải thực hiện trên những định hướng nào và giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành như thế nào? Để nâng cao hiệu quả thi hành quy định pháp luật về sự hỗ trợ DNNVVKNST cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” thì luận văn có đối tượng nghiên cứu như sau:
  16. 5 - Đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, về hỗ trợ DNNVVKNST trong giai đoạn hiện nay. - Các quy định pháp luật đã hết hiệu lực thi hành về hỗ trợ DNNVVKNST. - Các quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ DNNVVKNST, bao gồm: quy định pháp luật về hỗ trợ tín dụng; quy định pháp luật về hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; quy định pháp luật về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; quy định pháp luật về hỗ trợ mặt bằng sản xuất… 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi nội dung: Tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST, tập trung vào các vấn đề: Hỗ trợ vốn; Hỗ trợ tín dụng; Hỗ trợ thuế; Hỗ trợ khác (Sở hữu trí tuệ, chuyển giao khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, giao thông..). 4.2.2. Phạm vi không gian và thời gian: Tác giả nghiên cứu luận văn này trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST từ khi có Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên việc sử dụng chủ yếu phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx-Lenin. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn, để đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm tính khách quan, chân thực. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong quá trình nghiên cứu: đó là phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành (kinh tế, luật học, lịch sử, chính trị); phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp luật học so sánh; phương pháp xã hội học pháp luật. Để thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, luận văn kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp trong suốt quá trình nghiên cứu của toàn bộ nội dung luận văn. Tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng chương, tác giả lại sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm rõ các vấn đề, nội dung của chương đó, cụ thể: Chương 1: Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành (kinh tế, luật học, chính trị); phương pháp luật học so sánh; phương pháp xã hội học pháp luật đưa ra những
  17. 6 vấn đề lý luận cơ bản về hỗ trợ và vai trò hỗ trợ DNNVVKNST, những yếu tố tác động đến sự hỗ trợ của Nhà nước. Chương 2: Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp luật học so sánh để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về hỗ trợ DNNVVKNST; xác định tiêu chí và các nguyên tắc hỗ trợ DNNVVKNST, đưa ra những nhận xét, đánh giá cơ bản về thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST ở Việt Nam. Chương 3: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu xác định định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6. Nội dung nghiên cứu Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung của pháp luật về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Nội dung chương 1: Doanh nghiệp khởi nghiệp là đại diện cho mô hình kinh doanh mới, là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng năng suất trong xã hội dựa trên tri thức và công nghệ. Đó là hình thức phù hợp nhất để thực hiện các phát minh, sáng kiến và đó là cơ chế tốt nhất để thương mại hóa các công nghệ mới, đưa các thành tựu khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sáng tạo. Nội dung Chương này phân tích những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Sau phần trình bài những nội dung nội hàm cơ bản của khởi nghiệp, DNNVV, DNNVVKNST, hệ sinh thái khởi nghiệp, những đặc thù của DNNVVKNST. Tác giả phân tích một số chính sách và bài học khởi nghiệp và hỗ trợ DNNVVKNST của một số Quốc gia trên Thế Giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương 2. Thực trạng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh Nội dung chương 2: Doanh nghiệp khởi nghiệp là đại diện cho mô hình kinh doanh mới, là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng năng suất trong xã hội dựa trên tri thức và công nghệ. Tác giả phân tích thực trạng hiện nay của pháp luật về hỗ trợ ưu đãi tín dụng, vốn, thuế và một số ưu đãi khác đối với DNNVVKNST.
  18. 7 Cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVVKNST trên địa bàn cả nước theo hướng linh động, mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, và cần sự kết hợp giữa nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhằm hỗ trợ tốt hơn, làm bệ phóng tốt hơn cho các DNNVVKNST vươn tầm thế giới. Nhà nước cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và vườn ươm các DNNVVKNST với mục tiêu thúc đẩy một quốc gia khởi nghiệp, mỗi một trường đại học là một vườn ươm doanh nghiệp. Với tiềm năng hiện có, nếu có những bước đi phù hợp để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ DNNVVKNST sẽ là bước đi có giá trị đột phá cho nền kinh tế, hệ sinh thái khởi nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ tạo được những thành tích ấn tượng. Các quy định pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp cần được sự quan tâm đặc biệt nhằm xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh và đủ sức hỗ trợ để doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng và hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung trở thành nền tảng của nền kinh tế, động lực thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và khẳng định vị thế của quốc gia trên bản đồ thế giới. Chương 3. Hoàn thiện quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh Nội dung chương 3: Có thể nhận thấy rằng Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVVKNST, và coi việc hỗ trợ các DNNVVKNST là mục tiêu chính trị tiên quyết và quan trọng trong thời kì mới. Luận văn tập trung phân tích và đánh giá việc thi hành pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST nhằm hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý cho việc hỗ trợ DNNVVKNST được tốt hơn và thật sự thiết thực. Trong chương 3 luận văn làm rõ những thực trạng đề cập ở chương 2, đưa ra những quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST. Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVVKNST vẫn còn những hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất là việc chưa có luật dành riêng cho DNNVVKNST. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi và áp dụng các chính sách, giúp cho việc thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Các chính sách quy định nhiều về hỗ trợ
  19. 8 DNNVVKNST song từ quy định pháp luật đến thực thi trên thực tế là cả một quá trình đầy gian nan, đòi hỏi nguồn lực tài chính và con người cũng như nỗ lực và sự quyết tâm của từng bộ, ngành, địa phương. Dù triển khai theo hình thức nào thì việc bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cũng là một vấn đề các địa phương đều phải quan tâm, nếu không muốn nói là đặc biệt lưu ý. 7. Đóng góp của luận văn: Luận văn có nhiều đóng góp mới cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, cụ thể: - Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về DNNVVKNST và sự hỗ trợ DNNVVKNST, xác định các nguyên tắc, nội dung hỗ trợ DNNVVKNST đảm bảo sự bình đẳng với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế; - Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những kết quả và hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST; đồng thời xác định nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó; - Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST trong công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật trong giai đoạn hiện nay; - Với những đóng góp trên, luận văn có thể được ứng dụng trong thực tiễn xây dựng chính sách, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành về hỗ trợ của DNNVVKNST. Đồng thời, luận án cũng đồng thời là tài liệu tham khảo có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST trong các cơ sở đào tạo luật học ở bậc đại học và sau đại học. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được Quốc hội thông qua tháng 6/2017 chính thức tạo cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ nhóm doanh nghiệp mới, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì tính mới của loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hệ thống pháp luật hỗ trợ vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và từng bước hoàn thiện để hướng dẫn công tác quản lý của nhà nước và hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp mới này. Chính vì vậy chưa có nhiều bài viết, nghiên cứu về pháp luật hỗ trợ đối với loại hình doanh nghiệp
  20. 9 khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong giai đoạn trước đây mà chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm 2016 trở lại đây. Một số bài viết, nghiên cứu có liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong thời gian qua: - VCCI (2017), Báo cáo nghiên cứu cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Kinh nghiệm quốc tế - Đề xuất giải pháp cho Việt Nam. Báo cáo được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng và dự kiến chính sách đối với DNKNST Việt Nam, lựa chọn và phân tích kinh nghiệm hỗ trợ DNKNST của các Chính phủ nước ngoài, từ đó đề xuất mô hình, cơ chế hỗ trợ từ góc độ Nhà nước cho các DNKNST, trước hết là cho các Nghị định hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV về DNKNST và sau đó là các văn bản pháp luật, chính sách liên quan (các Thông tư, Nghị quyết, Quyết định, Đề án… của các cấp có thẩm quyền) liên quan tới nhóm doanh nghiệp đặc biệt này. - Đặng Bảo Hà, Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia (2015), Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: vai trò của chính sách chính phủ. Tác giả đã tổng hợp các tài liệu về tinh thần kinh doanh và hệ sinh thái khởi nghiệp của OECD và của một số nước có kinh nghiệm xây dựng thành công các hệ sinh thái khởi nghiệp, cung cấp khái niệm toàn diện, các đặc điểm và các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp và vai trò của chính sách chính phủ trong việc phát triển thành công các hệ sinh thái khởi nghiệp. - Trần Lương Sơn, Chu Thái Hòa (2016), Nhà nước và khởi nghiệp: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tác giả đã cung cấp thông tin một cách tổng quan về phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam, chỉ ra các yếu tố cơ bản của khởi nghiệp kinh doanh, vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính cho DNKNST, kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam. - Lê Minh Hương (2017), Chính sách tài chính hỗ trợ DN khởi nghiệp: Kinh nghiệm một số nước và gợi ý cho Việt Nam Tác giả đã cung cấp thông tin đầy đủ về các biện pháp hỗ trợ DNKNST của một số nước trên thế giới bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế, chính sách tín dụng, chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2