intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp - Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp - Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp - Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI VĂN HUY PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2023
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI VĂN HUY PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TRUNG TÍN BÌNH DƯƠNG – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS. Võ Trung Tín và TS. Nguyễn Gia Viễn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Dương, ngày …… tháng …. năm 2023 Người cam đoan Bùi Văn Huy i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tôi xin trân trọng cảm ơn hai Thầy đã hướng dẫn tôi là TS. Võ Trung Tín và TS. Nguyễn Gia Viễn, đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Chương trình cao học Luật Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày …… tháng …. năm 2023 Tác giả Bùi Văn Huy ii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BVMT Bảo vệ môi trường BQL Ban quản lý CSMT Cảnh sát môi trường ĐTM Đánh giá tác động môi trường KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế NTCN Nước thải công nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TN&MT Tài nguyên và Môi trường XLNT Xử lý nước thải iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................ 2 3. Tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ......................................... 6 7. Bố cục của luận văn nghiên cứu .................................................................. 6 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ................................................. 7 1.1 Tổng quan về xử lý nước thải công nghiệp .............................................. 7 1.1.1. Khái niệm về nước thải công nghiệp và xử nước thải công nghiệp ...... 7 1.1.2. Vai trò của việc xử lý nước thải công nghiệp ..................................... 13 1.2. Xử lý nước thải công nghiệp và vấn đề bảo vệ môi trường ..................... 16 1.3. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp ............................................................................. 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 27 Chương 2 PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................................... 29 2.1. Các quy định của pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp .................... 29 2.1.1. Quy định của pháp luật kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật liên quan đến xử lý nước thải ................................................................... 29 2.1.2. Quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp............................................................................................................... 31 2.1.3. Xử lý vi phạm trong việc xử lý nước thải công nghiệp ......................... 34 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ............................................................................................... 41 2.3. Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp qua thực tiễn tỉnh Bình Dương ............................................................. 43 2.3.1 Quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về xử lý nước thải ...................................................................................................... 43 2.3.2. Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải .......................... 44 2.3.3. Xử lý vi phạm ........................................................................................ 49 iv
  7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 51 Chương 52 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................... 52 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................... 52 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý nước thải công nghiệp .................... 53 3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật xử lý nước thải công nghiệp tại địa bàn tỉnh Bình Dương ................................................................. 58 3.3.1. Tăng cường các biện pháp phân loại, thu gom nước thải công nghiệp . 58 3.3.2 Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử lý nước thải công nghiệp ....... 60 3.3.3. Tăng cường đầu tư cho hoạt động xử lý nước thải công nghiệp ........... 62 3.3.4. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về xử lý nước thải công nghiệp ............................................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 66 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 69 v
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề BVMT được Việt Nam thực sự quan tâm từ những năm 90 của thế kỉ XX. Những nhận thức mới về định hướng phát triển trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trong những năm gần đây và tầm nhìn xa hơn để định hướng phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045 nhằm chủ động hội nhập mạnh mẽ với sự phát triển kinh tế của thế giới1. Tuy nhiên, nhịp độ phát triển công nghiệp tăng nhanh kèm theo đó sẽ là một lượng lớn chất thải công nghiệp (bao gồm cả nước thải) bị thải ra môi trường. Điều đó cho thấy, để phát triển kinh tế, song song với việc đảm bảo môi trường sống cho người dân thì cần phải có những giải pháp về khoa học và công nghệ nhằm hạn chế các tác động xấu của chất thải công nghiệp đến môi trường. Bên cạnh đó, các chính sách quản lý, quy định pháp luật về vấn đề này cũng là biện pháp cần thiết để quản lý và kiểm soát chất thải công nghiệp khi thải ra môi trường. Tính đến tháng 03/2023, tỉnh Bình Dương đã có 29 khu công nghiệp đi vào hoạt động với diện tích 10.963 ha, trong đó có 27 khu công nghiệp đang hoạt động2. Với quy mô và sự phát triển của các khu công nghiệp hiện nay, cho phép tỉnh Bình Dương có thể sử dụng khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, nguồn vốn của nhà đầu tư vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Do đó, Đảng và các cấp chính quyền luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các khu vực sản xuất tập trung này với các điều kiện tự nhiên thuận lợi và các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Đảng và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế thì trong các khu công nghiệp tập trung đó còn tồn tại một số hạn chế chủ 1 “Những nhận thức mới về định hướng phát triển trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thong-tin-ly-luan/-/2018/821908/nhung-nhan-thuc-moi-ve- dinh-huong-phat-trien-trong-van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx (truy cập vào ngày 28/6/2023); 2 Báo cáo số 58/BC-UBND ngày 10/3/2023 của UBND tỉnh Bình Dương về Công tác bảo vệ môi trường năm 2022, tr. 20. 1
  9. yếu là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: Hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ môi trường và đầu tư thường xuyên thay đổi và chậm trễ trong việc hướng dẫn, đồng thời còn nhiều bất cập và còn nhiều chồng chéo giữa các ngành, các cấp; tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Bình Dương diễn ra nhanh, làm gia tăng lượng chất thải, nước thải, tạo ra áp lực lớn đến công tác bảo vệ môi trường; khối lượng công việc ngày càng tăng và có lúc tăng ngoài dự kiến trong khi đó biên chế giảm; nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật có mặt còn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số và mô hình hóa. Để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường cần được quan tâm và đầu tư. Đặc biệt là về xử lý nước thải công nghiệp ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của hầu hết các quốc gia. Phát triển công nghiệp đồng nghĩa với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định để nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn nước thải và bảo vệ môi trường. Các nguyên nhân gây nên ô nhiễm các nguồn nước tại các sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch là do chưa quản lý chặt chẽ, nhiều công trình, công ty, xí nghiệp và các cơ sở xả thải chưa được cấp phép hoặc không tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều này gây nên gây ô nhiễm môi trường nước tại các khu vực xung quanh khu công nghiệp và nơi xả thải. Mà khi đó, nước là một nguồn tài nguyên sẵn có, dồi dào nếu chúng ta không quản lý được nước thải công nghiệp xả ra môi trường sẽ gây ra một hệ luỵ rất lớn cho đất nước, để lại những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội. Cũng với tinh thần đó, cùng với sự nhiệt huyết góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường sống của chúng ta; tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp - Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
  10. - Tiếp tục nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về nước thải công nghiệp và pháp luật điều chỉnh về vấn đề xử lý nước thải công nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nước thải công nghiệp? - Pháp luật hiện hành về xử lý nước thải công nghiệp gồm những nội dung gì? Những hạn chế nào cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện? - Một số giải pháp gì góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật qua thực tiễn tại tỉnh Bình Dương? 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Bảo vệ môi trường đang là một chủ đề phổ biến ở Việt Nam, các chính sách ưu đãi nhằm phát triển kinh tế đang được đặt lên hàng đầu, song song đó các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ. Do đó, tình hình áp dụng và thi hành pháp luật về môi trường được Đảng và nhà nước quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã và đang tập trung tìm hiểu để qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này có thể kể đến như: - Nguyễn Sơn Hà (2020), “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các Khu kinh tế ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Huế. Luận án đã làm rõ thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng khu kinh tế, cụ thể: Quy định chồng chéo về trách nhiệm lập quy hoạch, lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong khu kinh tế; thiếu các quy định cụ thể về hướng dẫn thiết kế mạng lưới cây xanh bảo vệ môi trường trong khu kinh tế; không quy định khoảng cách an toàn để bố trí, lắp đặt các công trình xử lý chất thải độc hại cũng như tiếng ồn trong khu 3
  11. kinh tế với khu vực xung quanh; chưa quy định cụ thể về trách nhiệm nhà đầu tư có hay không phải lắp - Võ Trung Tín (2018), “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong công trình, tác giả đã định hướng được cách thức xử lý về hành vi gây ô nhiễm môi trường, làm rõ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và chỉ ra những bất cập còn tồn tại nhằm định hướng hoàn thiện pháp luật về môi trường. - Đỗ Hồng Nhung (2018), “Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ”, luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong công trình, tác giả đã phân tích các quan điểm, luận điểm khoa học về quản lý nước thải công nghiệp, các phương thức quản lý nước thải công nghiệp và các quy định của pháp luật Việt Nam khi áp dụng tại tỉnh Phú Thọ. - Lê Thị Hằng (2019), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩmh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như cơ sở, thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử lý, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nguyễn Đức Đồng (2018), “Pháp luật về bảo vệ môi trường qua thực tiễn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Quảng Bình”, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Huế. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào chỉ tập trung nghiên cứu chuyên sâu vấn đề pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp. Vì vậy các vấn đề về lý luận, thực tiễn áp dụng pháp luật còn gặp nhiều bất cập, nguyên nhân, các giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong việc xả nước thải công nghiệp đều chưa được làm sáng tỏ, chưa được nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể. 4
  12. Như vậy, có thể khẳng định đề tài “Pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp - thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” là đề tài còn mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp và việc áp dụng pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp tại tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý của việc xử lý nước thải công nghiệp từ cách tiếp cận của pháp luật môi trường. Đề tài được nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 5.2. Phương pháp cụ thể - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến việc nghiên cứu luận văn này như các Nghị quyết của Đảng; Luật, Nghị định, Thông tư; các quy định của các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu khoa học trước đó, các báo cáo, tài liệu thống kê của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới pháp luật xử lý nước thải công nghiệp ở nước ta nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 1 và chương 2 để phân tích các cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp tại Việt Nam; từ đó rút ra những hạn chế, nguyên 5
  13. nhân dẫn đến hạn chế và để ra các giải pháp nhằm góp phần giải quyết một số hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phương pháp so sánh: Phương pháp nghiên cứu này tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 2 nhằm so sánh các quan điểm của các học thuyết, quy định của pháp luật, các số liệu về xử lý nước thải. Chỉ ra những nội dung liên quan đến Luận văn mà các công trình nghiên cứu đã công bố chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu để tiếp tục nghiên cứu làm rõ. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nước và pháp luật xử lý nước thải công nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là một công trình nghiên cứu được thực hiện thông qua quá trình tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, phân tích, chọn lọc và tổng hợp từ những kiến thức có giá trị của những công trình nghiên cứu trước và kết hợp với quá trình học tập trau dồi kiến thức hàng ngày. Trong luận văn, tác giả đưa ra những hạn chế, bất cập, khó khăn và giải pháp xử lý. Tác giả hy vọng luận văn sẽ có giá trị tham khảo nhất định đối với những người quan tâm về xử lý nước thải công nghiệp và hỗ trợ đối với việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về môn Luật Môi trường và góp phần xây dựng hiệu quả các quy phạm pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp tại tỉnh Bình Dương. 7. Bố cục của luận văn nghiên cứu Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 Chương: Chương 1: Khái quát về nước thải công nghiệp và pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam. Chương 2: Pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương. Chương 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý nước thải công nghiệp qua thực tiễn tỉnh Bình Dương. 6
  14. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về xử lý nước thải công nghiệp 1.1.1. Khái niệm về nước thải công nghiệp và xử nước thải công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là một dạng của chất thải, vì vậy để hiểu rõ nội hàm của NTCN, cần làm rõ khái niệm về chất thải, nước thải. Dưới góc độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những chất không còn sử dụng được nữa, bị con người thải ra trong các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt và sản xuất được gọi là rác thải, chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất gọi là phế liệu, chất thải sau quá trình sử dụng nước gọi là nước thải, … Theo định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì “Chất thải là rác là những đồ vật bị bỏ đi nói chung”3. Theo cách hiểu của khái niệm này, chất thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vứt bỏ vương vãi, làm bẩn và những đồ đạc không có giá, không có tác dụng nên không được giữ lại. Dưới góc độ pháp lý, Luật BVMT 1993, đạo luật đầu tiên về vấn đề bảo vệ môi trường của nước ta, đã nêu khái niệm chất thải như sau: “Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác”4. Tuy đây là lần đầu tiên một văn bản pháp luật nêu khái niệm về chất thải nhưng đây là một khái niệm khá đầy đủ và toàn diện, nó nêu bật được tính chất và các dạng tồn tại của chất thải. Luật BVMT 2005 giải thích “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”5. Khái 3 Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 144. 4 Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường 1993. 5 Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005. 7
  15. niệm này có nội hàm không khác so với khái niệm được nêu trong Luật BVMT 1993 nhưng được diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu hơn. Luật BVMT 2014 thì quy định “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”6. Qua so sánh, Luật BVMT 2014 không còn liệt kê các dạng tồn tại của chất thải như Luật BVMT 2005. Luật BVMT 2020 giải thích “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”7. Từ những định nghĩa trên, cho thấy: Thứ nhất, chất thải được định nghĩa là vật chất mà chúng ta không cần hoặc không muốn sử dụng nữa và chúng thường được loại bỏ. Chất thải có thể tồn tại dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí, nhưng các yếu tố phi vật chất không thể được xem là chất thải. Các yếu tố phi vật chất là những yếu tố không có tính chất vật chất, không có khối lượng hoặc không thể tồn tại dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí. Ví dụ về các yếu tố phi vật chất bao gồm năng lượng, thông tin, ý thức, tình yêu, ý nghĩa, ý niệm, v.v. Những yếu tố này không thể được phân loại là chất thải vì chúng không có hình dạng vật chất và không thể bị loại bỏ hoặc xử lý theo cách thông thường như chất thải vật chất. Thứ hai, chất thải có thể hiểu là các vật chất mà con người tạo ra và thải ra từ các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác. Chúng bao gồm các chất còn lại sau quá trình sử dụng hoặc xử lý của con người và không còn giá trị sử dụng nữa. Các loại chất thải thường gặp bao gồm chất thải rắn như rác thải, bao bì, đồ điện tử hỏng hóc, chất thải lỏng như nước thải từ các nhà máy sản xuất hoặc hệ thống thoát nước, cũng như chất thải khí như khí thải từ phương tiện giao thông hoặc các quá trình công nghiệp. Chất thải tồn tại trong thực tế rất đa dạng và phong phú, phân loại chất thải có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các phương pháp, biện pháp quản lý 6 Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014. 7 Khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020. 8
  16. cũng như trách nhiệm của các chủ thể xử lý chất thải. Tùy thuộc và căn cứ mà chất thải được phân thành các loại khác nhau, cụ thể: Căn cứ vào nguồn phát sinh, chất thải được phân thành: chất thải sinh hoạt – phát sinh từ các sinh hoạt hàng ngày của dân cư và các hoạt động phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ; chất thải công nghiệp – phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp; chất thải nông nghiệp – phát sinh từ hoạt động nông nghiệp như phân gia súc, gia cầm, xác thực vật, …; và chất thải y tế – phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, … của các cơ sở y tế. Căn cứ vào mức độ nguy hại, chất thải được phân thành 02 loại: chất thải nguy hại – là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác; và chất thải không nguy hại – là những chất thải thông thường, không chứa những yếu tố nguy hại kể trên8. Căn cứ vào thành phần chất thải, chất thải thường được phân loại thành hai loại chính dựa trên thành phần hóa học của chúng: chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ. Đối với chất thải vô cơ: Đây là loại chất thải chủ yếu bao gồm các chất không chứa cacbon và hợp chất không hữu cơ. Ví dụ của chất thải vô cơ bao gồm kim loại và hợp chất kim loại như nhôm, sắt, đồng, chì, thuốc nhuộm công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ mối, thuốc trừ muỗi, chất phụ gia công nghiệp, axit, kiềm... Chất thải hữu cơ: Đây là loại chất thải chứa cacbon và thường là từ các nguồn hữu cơ như sinh hoạt con người, sản xuất thực phẩm, công nghiệp chế biến thực phẩm, nông nghiệp... Ví dụ của chất thải hữu cơ bao gồm thức ăn thừa, chất thải từ nhà bếp, bã hèm, chất thải thực vật, chất hữu cơ từ quá trình sản xuất và xử lý sinh học, chất hữu cơ từ động vật… Căn cứ vào dạng tồn tại, chất thải được phân thành 03 loại: chất thải rắn; khí thải; và nước thải. Chất thải rắn là loại chất thải tồn tại dưới dạng rắn. Chúng 8 Khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020. 9
  17. bao gồm các vật liệu không cần thiết hoặc không mong muốn như rác thải hộ gia đình, bao bì, bột giấy, đồ gỗ, phế liệu kim loại, tro bay từ lò hơi, tro bụi từ quá trình công nghiệp… Khí thải là loại chất thải tồn tại dưới dạng khí. Chúng được tạo ra bởi các quá trình đốt cháy, quá trình công nghiệp, hoạt động giao thông và các quá trình khác. Ví dụ bao gồm khí thải từ động cơ xe ô tô, khí thải từ nhà máy và nhà máy nhiệt điện, khí thải từ lò đốt chất thải... Nước thải là loại chất thải tồn tại dưới dạng nước. Chúng bao gồm nước mà chúng ta sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày như nước thải từ bồn cầu, rửa tay, tắm, nước rửa bát đĩa, nước rửa xe, nước thải từ nhà máy sản xuất và xử lý, nước thải từ hệ thống thoát nước... Như vậy, nước thải cũng là một loại chất thải. Trong lĩnh vực pháp lý nước thải được hiểu là “Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường”9. Khái niệm này đã nêu được các đặc điểm cơ bản của nước thải như bản chất, nguồn gốc, … Tuy nhiên, khái niệm chưa nêu được tình trạng sử dụng của nước thải, đó là “không còn giá trị sử dụng và bị thải loại”. Như vậy, qua các cách định nghĩa trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của nước thải như sau: là chất thải; tồn tại ở thể lỏng; không còn giá trị sử dụng và bị thải loại; được tạo ra từ hoạt động SXKD, sinh hoạt hoặc hoạt động khác; và được xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường. Trong thực tế, nước thải thường được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, gồm: Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân sư, khu vực công sở, trường học hoặc các cơ sở tương tự khác; Nước thải công nghiệp: là nước bị ô nhiễm được tạo ra như một sản phẩm phụ của các quá trình và hoạt động công nghiệp. Đó là nước thải được sản xuất trong các ngành công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như nhà máy sản xuất, nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất và các cơ sở công nghiệp khác. 9 Khoản 7 Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải. 10
  18. Nước thải công nghiệp thường chứa nhiều loại chất ô nhiễm và chất gây ô nhiễm, bao gồm hóa chất, kim loại nặng, dầu, dung môi, chất rắn lơ lửng, hợp chất hữu cơ và các chất độc hại. Những chất gây ô nhiễm này có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người nếu thải ra môi trường không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách. Các nguồn NTCN có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành cụ thể, nhưng các ví dụ phổ biến bao gồm nước xử lý, nước làm mát, nước rửa, nước rửa và nước thải từ các hoạt động tẩy rửa. Thành phần và đặc tính của nước thải công nghiệp có thể khác nhau tùy theo ngành công nghiệp, nguyên liệu thô được sử dụng và quy trình sản xuất liên quan. Quản lý nước thải công nghiệp đúng cách là điều cần thiết để giảm thiểu tác động của nó đối với môi trường, nhất là khâu xử lý. Các cơ sở công nghiệp thường được yêu cầu triển khai các hệ thống xử lý nước thải để loại bỏ hoặc giảm thiểu các chất gây ô nhiễm trước khi xả nước thải đã xử lý vào các vùng nước hoặc hệ thống thoát nước đô thị. Các phương pháp xử lý có thể bao gồm các quy trình vật lý, hóa học và sinh học để loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các chất gây ô nhiễm, đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và bảo vệ nguồn nước. Đối với NTCN hiện có nhiều cách phân loại nhưng thông thường phân loại theo 02 căn cứ, cụ thể: Căn cứ vào thành phần, NTCN được phân thành 02 loại: nước thải sản xuất bẩn – là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước này chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn, ...; và nước thải sản xuất không bẩn – là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch. Căn cứ nguồn gốc NTCN được phân thành nhiều loại như: NTCN dệt may; NTCN chế biến thủy sản; NTCN chế biến cao su tự nhiên; NTCN sản xuất phân bón hóa học; NTCN nhiệt điện… 11
  19. Ngoài hai cách trên, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu, có thể căn cứ vào công đoạn làm phát sinh NTCN. Theo cách này, NTCN chia thành ba nguồn chính: (i) từ các công đoạn sản xuất; (ii) từ thiết bị làm việc, bao gồm nồi hơi, tháp làm mát và các hệ thống nước sinh hoạt và (iii) từ dòng thải của các công đoạn xử lý nước. 1.1.1.2. Khái niệm về xử lý nước thải công nghiệp Mục tiêu chính của xử lý nước thải công nghiệp là loại bỏ chất ô nhiễm có trong nước thải. Đây có thể là các chất hữu cơ, chất hóa học, kim loại nặng, vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây hại khác. Quá trình xử lý nhằm loại bỏ, giảm thiểu hoặc biến đổi các chất này thành các dạng ít độc hại hoặc không độc hại. Và song song đó, xử lý nước thải công nghiệp cũng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của nước thải đến môi trường nước, đất và không khí. Việc xử lý nước thải công nghiệp đảm bảo rằng nước thải được xả ra môi trường tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường, nhằm bảo vệ các nguồn nước tự nhiên, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Quá trình xử lý nước thải công nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn môi trường định sẵn. Các quy định này thường được quy định bởi cơ quan quản lý môi trường của mỗi quốc gia hoặc khu vực, và nhằm đảm bảo rằng các hoạt động công nghiệp không gây tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Xử lý nước thải công nghiệp cũng nhằm cải thiện chất lượng nước, đảm bảo rằng nước thải sau khi qua xử lý gần bằng hoặc tương đương với chất lượng nước sạch. Điều này có thể đảm bảo an toàn cho môi trường và con người khi nước thải được xả ra môi trường hoặc tái sử dụng cho các mục đích khác. Một mục tiêu quan trọng trong xử lý nước thải công nghiệp là khai thác tiềm năng tái sử dụng nước và tiết kiệm tài nguyên. Nước thải công nghiệp đã qua xử lý có thể được tái sử dụng cho mục đích như làm mát, tưới cây, hoặc quá trình sản xuất công nghiệp khác. Điều này không chỉ giảm tải lên nguồn nước sạch mà còn giúp tiết kiệm nguồn nước và tài nguyên tự nhiên khác. Quá trình xử lý nước thải công nghiệp có thể bao gồm các công nghệ và phương pháp như lọc cơ học, kết tụ, flocculation, xử lý hóa học, xử lý sinh học, khử trùng, kết tủa, trao đổi ion, quá trình oxi hóa, sử dụng vi sinh vật và nhiều 12
  20. phương pháp khác. Các phương pháp được lựa chọn phụ thuộc vào loại nước thải, quy mô của hoạt động công nghiệp và yêu cầu môi trường cụ thể. Theo khoản 15 Điều 3, Luật BVMT 2014 thì “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”. Qua đó, theo các định nghĩa, khái niệm bên có thể thấy được “Xử lý nước thải công nghiệp” là một trong những khâu của Quản lý chất thải. Đó là quá trình loại bỏ hoặc giảm thiểu sự ô nhiễm và tác động tiêu cực của nước thải từ các hoạt động công nghiệp đến môi trường nước. 1.1.2. Vai trò của việc xử lý nước thải công nghiệp Xử lý nước thải công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy quản lý nước bền vững. Qua đó, có thể thấy một số vai trò và lợi ích chính của xử lý nước thải công nghiệp sau đây: Thứ nhất, vai trò chính của xử lý nước thải công nghiệp là giảm thiểu tác động môi trường của các hoạt động công nghiệp. Bằng cách loại bỏ hoặc giảm các chất ô nhiễm khỏi nước thải, các quy trình xử lý giúp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước, đất và hệ sinh thái. Sự bảo vệ này rất quan trọng để duy trì đa dạng sinh học, bảo tồn môi trường sống dưới nước và hỗ trợ sức khỏe môi trường tổng thể. Xử lý nước thải công nghiệp cũng có tác động tích cực đến kinh tế và phát triển bền vững của một quốc gia. Bằng cách loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước thải, quá trình xử lý giúp tái sử dụng nước và tài nguyên, tạo ra nguồn nước tái tạo và năng lượng. Điều này không chỉ giảm chi phí sản xuất mà còn giúp tăng hiệu suất và cạnh tranh của các công ty trong ngành công nghiệp. Hơn nữa, việc xử lý nước thải công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ và đổi mới. Để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt, các công ty phải tìm ra các phương pháp xử lý tiên tiến và hiệu quả hơn. Điều này thúc đẩy nhu cầu về nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, góp phần thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực môi trường và kỹ thuật. Thứ hai, một lợi ích quan trọng khác của việc xử lý nước thải công nghiệp là đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường của các cơ quan quản 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2