Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
lượt xem 18
download
Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp nói riêng; Đề xuất các kiến nghị nhằm tháo gỡ, khó khăn và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG …….o0o……. LUẬN VĂN THẠC SĨ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Ngành: Luật kinh tế NGUYỄN VĂN HIẾU Hà Nội, năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Ngành: Luật kinh tế Mã số : 8380107 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Thư Hà Nội, năm 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài của luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Thư, các tài liệu, số liệu tác giả sử dụng đều được ghi chép rõ ràng và tuân thủ theo quy định. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trên các ấn phẩm, bài báo khoa học. Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu có sai sót tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Văn Hiếu
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin cảm ơn TS.Nguyễn Minh Thư đã nhiệt tình hướng dẫn tôi từ cách tiếp cận đề tài đến kiến thức để tôi có thể hoàn thành luận văn. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Luật, Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các giáo sư, giảng viên tham gia khóa học Thạc sĩ kinh tế đã truyền đạt những kiến thức vô cùng phong phú và quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................................. vii LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY ÔNMT CỦA DOANH NGHIỆP ....................................................7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ...................................................................7 1.1.1. Khái niệm về gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .....................................7 1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ..................................................................................14 1.2. Căn cứ pháp sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ....................................................................................16 1.2.1. Có hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .................................................................................................................16 1.2.2. Có thiệt hại gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .......................18 1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, sự kiện gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp và thiệt hại xảy ra ............................................19 1.2.4. Có yếu tố lỗi của doanh nghiệp (không bắt buộc) .................................20 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .....................22 1.3.1. Trên thế giới.............................................................................................22 1.3.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................23 1.4. Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .................................................................26 1.4.1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ...............................................................26
- iv 1.4.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .................................................................................................................30 1.4.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ...............................................................31 Kết luận chương 1 ...................................................................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................................34 2.1. Quy định pháp luật Việt Nam về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .....................34 2.1.1. Quy định pháp luật Việt Nam về hành vi, sự kiện trái pháp luật gây thiệt hại ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .............................................34 2.1.2. Quy định pháp luật về thiệt hại do ô nhiễm môi trường .......................37 2.1.3. Quy định pháp luật về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, sự kiện gây thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ........................................45 2.1.4. Quy định pháp luật về yếu tố lỗi của doanh nghiệp (không bắt buộc) .48 2.2. Quy định pháp luật Việt Nam về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ....50 2.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể được bồi thường thiệt hại .50 2.2.2. Quy định pháp luật Việt Nam về chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .................................54 2.2.3. Quy định pháp luật về chủ thể yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ..........................................55 2.3. Quy định pháp luật Việt Nam về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ..............................................................59 2.3.1. Quy định pháp luật về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền .....59 2.3.2. Quy định pháp luật về nguyên tắc phòng ngừa .....................................62 2.3.3. Quy định pháp luật nguyên tắc đảm bảo hiệu lực pháp luật ................63 2.3.4. Quy định về nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững ..........................64
- v 2.4. Quy định pháp luật Việt Nam về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp...................................65 2.5. Đánh giá chung của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. ..........................................67 2.5.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................67 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................69 Kết luận chương 2 ...................................................................................................72 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................................73 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp..........................................73 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp...................................76 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ....................76 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp .....................................................................................................78 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiẽm môi trường của doanh nghiệp .....................................................83 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thời hiệu khởi kiện .........................86 3.3. Một số đề xuất và kiến nghị .........................................................................87 3.3.1. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam .......................................................87 3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ..................................................88 Kết luận chương 3 ...................................................................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTTH Bồi thường thiệt hại BLDS Bộ luật dân sự BVMT Bảo vệ môi trường DN Doanh nghiệp NĐ - CP Nghị định Chính phủ ÔNMT Ô nhiễm môi trường TNBTTH Trách nhiệm BTTH XĐTH Xác định thiệt hại
- vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Học viên: Nguyễn Văn Hiếu Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Thư 1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về TNBTTH nói chung, và TNBTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp gây ÔNMT và người bị thiệt hại trong thời gian qua, luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm: + Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTTH nói chung và TNBTTH do ÔNMT của doanh nghiệp nói riêng. + Đề xuất các kiến nghị nhằm tháo gỡ, khó khăn và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về TNBTTH do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam 2. Nội dung nghiên cứu: Luận văn gồm 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Lí luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hai do gây ÔNMT của doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ÔNMT của doanh nghiệp. Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ÔNMT của doanh nghiệp 3. Kết luận: Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận chung về hành vi của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, trên cơ sở này phân tích thực trạng việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Phân tích thực trạng khung pháp lý xử lý ÔNMT do gây ÔNMT, việc áp dụng pháp luật về ÔNMT của
- viii các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị nhà nước có liên quan và thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến ÔNMT. Như vậy, luận văn đã chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp thiết thực.
- 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường hiện tại là vấn đề nóng bỏng, là sự bận tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng về nhiều mặt. Tuy nhiên, là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn về môi trường như các nước trên thế giới, cụ thể: ở Việt Nam sự cố Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh năm 2016 đã làm ÔNMT biển 4 tỉnh Miền Trung đặc biệt nghiêm trọng, làm hệ sinh vật biển chết bất thường và kéo theo hàng loạt những thiệt hại cho người dân tại 4 tỉnh trên và một số vụ việc gây ÔNMT nghiệm trọng trên thế giới như: sự cố tràn dầu vịnh Mexico của tập đoàn dầu khí British Petroleum (BP). vào năm 2010, vụ tràn dầu bắt nguồn từ một vụ nổ tại giàn khoan Deepwater Horizon của tập đoàn dầu khí British Petroleum ngoài khơi nước Mỹ đã làm 11 người thiệt mạng. Sự cố khiến hơn 100 triệu thùng dầu chảy ra ngoài và tàn phá bờ biển các bang miền Nam nước Mỹ, từ Florida đến Texas, hàng loạt sinh vật biển chết với số lượng lớn. Tại bang Louisiana năm 2014, số lượng cá heo mũi chai được phát hiện chết cao gấp 4 lần mức kỷ lục trong lịch sử, hàng chục nghìn con rùa biển nhỏ đã chết sau thảm hoạ và số lượng tổ rùa trong khu vực tiếp tục giảm mạnh… Trong khi đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT mặc dù đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng hiệu quả thực thi trên thực tế lại không cao. Cùng với đó là số lượng và tốc độ tăng trưởng nhanh của cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo ra áp lực rất lớn lên môi trường và đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp và chính sách để bảo vệ môi trường. Pháp luật về bảo vệ môi trường từ năm 1993 đã sớm đưa ra những nguyên tắc bảo vệ môi trường, các quy định về phòng, chống, khắc phục ÔNMT, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tiếp tục được hoàn thiện hơn qua các đạo luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các Bộ luật dân sự qua các thời kỳ. Thậm chí đến Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có những quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân gây ÔNMT nhưng các vụ việc
- 2 ÔNMT không có chiều hướng giảm mà thậm chí còn gia tăng về số lượng và mức độ thiệt hại. Một trong các nguyên nhân lý giải cho thực trạng nói trên là xuất phát từ nghịch lý người gây ÔNMT đôi khi lại nhận được những lợi nhuận khổng lồ từ hành vi của mình mà bất chấp thiệt hại cho các chủ thể khác. Pháp luật quy định nguyên tắc người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải khắc phục, BTTH và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề người gây ÔNMT phải trả bao nhiêu lại phụ thuộc vào quá trình xác định kết quả, lượng giá thiệt hại, trong khi quy định pháp luật về vấn đề này ở nước ta vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập cần phải được điều chỉnh, hoàn thiện để các nguyên tắc BTTH được đảm bảo. Hiện nay, TNBTTH làm ÔNMT mặc dù đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng hiệu quả thực thi trên thực tế lại không cao. Do đó, việc nghiên cứu các quy định liên quan đến TNBTTH do làm ÔNMT của cơ sở sản xuất kinh doanh và kết quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn có thể cung cấp cho người đọc hình dung bức tranh tổng quát thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh, qua đó nhận diện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và đưa ra những kiến nghị cần thiết để hoàn thiện pháp luật. Từ những lý do trên đây, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ÔNMT của DN tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nước ta hiện đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đương nhiên đi kèm với sự phát triển là sự ÔNMT. ÔNMT ảnh hưởng đã và đang trực tiếp đến cuộc sống của con người, nhưng vấn đề do làm ÔNMT đang là một vấn đề đòi hỏi nhiều sự quan tâm để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể chịu thiệt hại và đây cũng là một bài toán khó và không rõ ràng. Các nghiên cứu về TNBTTH do ÔNMT đã đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi trường. Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công trình và tài liệu đề
- 3 cập đến vấn đề này, như: Bồi thường thiệt hại do ÔNMT, suy thoái môi trường gây ra – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Bùi Đức Hiển (2010); Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ÔNMT ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam” Luận văn cao học của thạc sỹ Chu Thu Hiền, Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; Những công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng và đều giới thiệu một cách khái quát về pháp luật BTTH do làm ÔNMT, mà chưa đi sâu vào phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề cũng như được viết ở thời điểm pháp luật bảo vệ môi trường 2005 còn hiệu lực và có nhiều quan điểm đã được hoàn thiện trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Bên cạnh đó, các tài liệu kể trên mặc dù đã nêu được thực trạng của quy định pháp luật về BTTH do làm ÔNMT và một số kiến nghị mà Việt Nam có thể tiếp thu để sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, nhưng vẫn chưa có sự phân tích cụ thể, toàn diện hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề này cũng như thực trạng áp dụng pháp luật trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong bối cảnh hiệu quả thực thi những quy định về TNBTTH do làm ÔNMT của các DN hiện nay lại không đạt được kết quả cao. Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định BTTH cũng được nhiều nhà khoa học pháp lý ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, những công trình của một số tác giả về các vấn đề liên quan đến đề tài này như: Viet Nam Forest Protection And Development Fund,“Newsletter Payment for Forest Environmental Services”,2016; International Union For Conservation of Nature (IUCN), “Application of the ecosystem, Approach to Wetlands in Vietnam”, 2008. Ngoài ra, các công trình này chỉ giới hạn trong việc giải thích các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường do ô nhiễm và suy thoái môi trường gây ra trong pháp luật của nước ngoài như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ mà chưa được phân tích một cách hệ thống và cụ thể. Bên cạnh những mặt tích cực
- 4 đạt được, sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực, nhiều hạn chế, bất cập của lĩnh vực BTTH do ÔNMT cũng được đưa ra làm đề tài cần giải quyết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu - Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về TNBTTH nói chung, và pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp gây ÔNMT và người bị thiệt hại trong thời gian qua, luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm: + Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTTH nói chung và TNBTTH do ÔNMT của doanh nghiệp nói riêng. + Đề xuất các kiến nghị nhằm tháo gỡ, khó khăn và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về TNBTTH do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần làm sáng tỏ các nhiệm vụ sau: + Đưa ra các khái niệm, đặc điểm cơ bản về TNBTTH do làm ô nhiễm môi trường. + Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về TNBTTH do làm ÔNMT của doanh nghiệp. + Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật TNBTTH do làm ÔNMT của doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các tài liệu mang tính lý luận và thực tiễn về TNBTTH do làm ÔNMT; hệ thống văn bản pháp luật thực thi của Việt Nam về TNBTTH do làm ÔNMT; các lý thuyết về khoa học môi trường và kinh nghiệm thế giới về xây dựng pháp luật BTTTH do ÔNMT.
- 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn 2018 - 2022. Về không gian nghiên cứu: Do thời gian và tính chất của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam trong các doanh nghiệp Việt Nam. . . Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận chung và thực trạng của pháp luật Việt Nam về ÔNMT do doanh nghiệp gây ra. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở phương pháp luận của luận văn là triết học Mác - Lênin, nhất là phép duy vật biện chứng. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp thu quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cũng như các nội dung có liên quan đến đề tài. Cụ thể: Tại chương 1: tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng hợp để thu thập các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài trong các công trình nghiên cứu trước đây, báo, tạp chí, sách tham khảo, tạp chí khoa học, các trang web. Tại chương 2: phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, tổng hợp được sử dụng để phân tích thực trạng quy định của pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp. Tại chương 3: trên cơ sở thực tiễn quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp dự báo để đưa ra các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTTH do gây ÔNMT của DN. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài sau khi được hoàn thiện có thể là tài liệu để các cơ quan chức năng tham khảo khi thực tiễn giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT và cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học hoặc có giá trị tham khảo
- 6 đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ÔNMT ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luật văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn này gồm 3 chương, nội dung chính như sau: Chương 1, Lí luận chung về trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT của các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2, Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do ÔNMT của doanh nghiệp Chương 3, Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do ÔNMT của doanh nghiệp.
- 7 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY ÔNMT CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm gây ô nhiễm môi trường Hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang là vấn đề nhức nhối đối với mỗi quốc gia. Không riêng gì Việt Nam, mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa điểm đều xảy ra tình trang ô nhiễm. Không ít thì nhiều, không ô nhiễm không khí thì ô nhiễm nguồn nước, không ô nhiễm nguồn đất thì ô nhiễm tiếng ồn,… Ô nhiễm môi trường là một hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với nó là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự nhiên. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động xả thải từ đời sống, sinh hoạt, sản xuất của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động từ tự nhiên khác có các tác động tới môi trường theo hướng tiêu cực. Vấn đề nguyên nhân biến đổi khí hậu ở việt nam đang rất được quan tâm. Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang là vấn đề nhức nhối đối với nhà nhà, người người. Không chỉ riêng ở Việt Nam, tại mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa phương đều xảy ra tình trang ô nhiễm. Có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm biển… Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Một là, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do các yếu tố tự nhiên Sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn,… làm giảm chất lượng của nước. Khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống.
- 8 Ô nhiễm môi trường nước cũng là do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại nặng… Sự phân hủy xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ bị ngấm xuống đất, lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm, hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp. Đặc biệt, với một hệ thống nối liền của các dòng chảy ao hồ, kênh rạch,…khi các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra như lũ lụt, mưa bão,…rác thải sẽ dễ dàng bị cuốn trôi và phát tán nhanh chóng, khó khống chế. Hai là, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do tác nhân con người - Từ sinh hoạt hàng ngày gây ra ô nhiễm môi trường: hàng ngày, con người sử dụng nước cho rất nhiều hoạt động khác nhau, từ các cá nhân đến các cơ quan, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện; nước từ các hoạt động này đều chứa các chất thải với thành phần dễ phân hủy, dầu mỡ, chất rắn, vi khuẩn thường không được xử lý mà thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông,… - Chất thải nông nghiệp góp phần gây ra ô nhiễm môi trường lớn: các chất thải từ phân, nước tiểu gia súc, phân bón, hóa chất,…thường không được thu gom, xử lý. Những chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. - Chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ lâu đã trở thành xu hướng phát triển chung của mỗi quốc gia. Lượng chất thải từ các hoạt động này là vô cùng lớn thành phần có sự khác biệt với mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mức độ gây nguy hiểm thì tất cả đều có. Ba là, do các chất thải từ phương tiện giao thông Trong tổng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu hiện nay. Trong các loại phương tiện tham gia giao thông, xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng là nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn nhất.
- 9 Bởi theo các chuyên gia thì các phương tiện giao thông sử dụng loại xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều các loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen… Bốn là, ô nhiễm môi trường do chất thải ở các xí nghiệp nhà máy Do chi phí đầu tư các trang thiết bị, ứng dụng xử lý chất thải, khí thải không hề nhỏ nên rất ít công ty có biện pháp xử lý, hoặc thậm chí họ có xây dựng các khu vực xử lý thì vẫn có một phần nào đó được xả trực tiếp ra môi trường do lượng chất thải quá lớn, không xử lý hết được. Năm là, ô nhiễm môi trường do chất độc hóa học, chất bảo vê thực vật Đặc biệt, các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi. Chai lọ, bao, bao bì để chứa các loại thuốc này sau khi sử dụng hay được người dùng vất lung tung, thậm chí vất trực tiếp xuống nước. Lượng hoá chất tồn dư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước khi nó ngấm vào nước ngầm cũng như đất ở nơi đó. Sáu là, sử dụng các nguyên liệu hóa thạch để đun nấu CO2 chính là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính hàng đầu, được mô tả như là ô nhiễm khí hậu tồi tệ nhất. Và hiện nay hàng tỷ tấn CO2 được thải ra hàng năm tới môi trường bằng việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay nồng độ CO2 trong khí quyển của trái đất ngày một tăng, vì thế cần có những biện pháp để giảm thiểu khí này ra ngoài môi trường sống. Bảy là, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do phóng xạ Chất phóng xạ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, chúng được tạo ra bởi các vụ nổ hạt nhân, chiến tranh và các quá trình tự nhiên như phân rã phóng xạ của radon. Dưới góc độ pháp lý, “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”; Dưới góc độ sinh học, khái niệm ÔNMT là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đối với đời
- 10 sống của con người và các sinh vật khác. Trong đó, (i) quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường và (ii) tiêu chuẩn môi trường là giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. Trên thế giới, ÔNMT cũng được hiểu là sự biến đổi của thành phần môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển bình thường của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các công trình nghiên cứu tuy không đưa ra khái niệm về ÔNMT nói chung nhưng cũng đưa ra được định nghĩa về “ô nhiễm” đối với từng thành phần môi trường cụ thể. Bên cạnh đó trên thế giới, ÔNMT trường cũng được hiểu là sự biến đổi của thành phần môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển bình thường của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các công trình nghiên cứu tuy không đưa ra khái niệm về ô nhiễm môi trường nói chung nhưng cũng đưa ra được định nghĩa về “ô nhiễm” đối với từng thành phần môi trường cụ thể. 1.1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Một là, trách nhiệm BTTH do gây ÔNMT là cơ sở pháp lí quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể bị thiệt hại. Khi môi trường bị xâm phạm thì cũng chính là lúc mà những lợi ích vật chất lẫn tinh thần của tổ chức, cá nhân bị tổn hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ, đe dọa sự sống lẫn khả năng kinh tế của các gia đình. Thực tế đó đời hỏi phải có cơ chế thích hợp để có thể bù đắp lại những thiệt hại mà người dân đã gánh chịu và chế định bồi thường thiệt hại đã thực hiện được điều đó. Bồi thường thiệt hại yêu cầu các chủ thể gây hại phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bồi hoàn những thiệt hại mà mình đã gây ra cho môi trường và tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như những lợi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 289 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 114 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 225 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 130 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 83 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 104 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 33 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 188 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 88 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn