intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm đưa ra những nét nổi bật trong việc sử dụng chất liệu ngôn từ của Nguyễn Nhật Ánh cũng như những đóng góp về mặt ngôn ngữ của ông trong mảng văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

  1.     BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Hồng Nhung HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HÀNH ĐỘNG TRẦN THUẬT QUA LỜI THOẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  2.     BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Hồng Nhung HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HÀNH ĐỘNG TRẦN THUẬT QUA LỜI THOẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 8229020 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  3.     LỜI CAM ĐOAN   Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Học viên thực hiện Hoàng Hồng Nhung  
  4.     LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của luận văn, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Dư Ngọc Ngân. Cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi cũng xin cảm ơn quý thầy, cô trong tổ bộ môn Ngôn ngữ học, các thầy cô trong và ngoài Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn được dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Xin trân trọng cảm ơn! Tp. HCM, ngày tháng năm 2019 Học viên Hoàng Hồng Nhung  
  5.     MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN ... 10 1.1. Lý thuyết hội thoại .................................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm hội thoại........................................................................... 10 1.1.2. Quy tắc hội thoại ............................................................................... 13 1.1.3. Những nhân tố chi phối hội thoại ..................................................... 16 1.2. Lý thuyết hành động ngôn từ .................................................................. 18 1.2.1. Khái niệm hành động ngôn từ........................................................... 18 1.2.2. Các quy tắc sử dụng hành động ngôn từ ........................................... 19 1.3.1. Khái niệm hành động hỏi .................................................................. 21 1.3.2. Khái niệm hành động trần thuật........................................................ 22 1.4. Giới thiệu tác giả - tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh .................................... 24 1.4.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và quá trình sáng tác của ông .... 24 1.4.2. Vị trí của hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh trong văn nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh .................................................................................................... 26 1.5. Thống kê định lượng và phân loại tổng quát các hành động ngôn từ qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh .............................. 31 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 33  
  6.     Chương 2. HÀNH ĐỘNG HỎI QUA LỜI THOẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .......................................... 34 2.1. Dấu hiệu nhận biết hành động hỏi qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ................................................................................... 34 2.2. Điều kiện thực hiện hành động hỏi qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ................................................................................... 35 2.3. Phân loại hành động hỏi qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ................................................................................................. 40 2.3.1. Phân loại hành động hỏi dựa vào từ ngữ cấu tạo .............................. 40 2.3.2. Phân loại hành động hỏi dựa vào nội dung và hiệu lực ở lời ........... 46 Chương 3. HÀNH ĐỘNG TRẦN THUẬT QUA LỜI THOẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .............. 70 3.1. Dấu hiệu nhận biết hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ................................................................... 70 3.2. Điều kiện thực hiện hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ............................................................. 72 3.3. Phân loại hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ................................................................................... 77 3.3.1. Phân loại hành động trần thuật dựa vào từ ngữ cấu tạo.................... 77 3.3.2. Phân loại hành động trần thuật theo nội dung và hiệu lực ở lời ....... 83 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 99 KẾT LUẬN .................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO  
  7.     DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐ : Hành động HĐNT : Hành động ngôn từ HĐTT : Hành động trần thuật CTXMVĐTT : Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ TTHVTCX : Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Nxb : Nhà xuất bản  
  8.     DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê định lượng và phân loại tổng quát của các HĐNT qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ............................. 31 Bảng 2.1. Khái quát đặc điểm nhận diện hành động hỏi qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ..................................................... 35 Bảng 2.2. Bảng thống kê hành động hỏi dựa vào từ ngữ cấu tạo ................... 40 Bảng 3.1. Khái quát đặc điểm nhận diện hành động trần thuật ...................... 71 Bảng 3.2. Bảng thống kê hành động trần thuật dựa vào từ ngữ cấu tạo ......... 77 Bảng 3.3. Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ giữa các tiểu nhóm hành động trần thuật qua lời thoại trong hai tác phẩm ..................................... 84  
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lý thuyết hành động ngôn từ là một mảng đề tài lớn được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới quan tâm, trong đó có cả Việt Nam. Việc nghiên cứu hành động ngôn từ không chỉ dừng lại trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày mà hành động ngôn từ qua lời thoại trong các tác phẩm văn chương cũng là một hướng được các nhà ngôn ngữ học quan tâm đến. Trong các tác phẩm văn chương, hệ thống lời thoại giúp nhà văn bộc lộ, thể hiện được chủ đề, tư tưởng và chiều sâu tâm lý nhân vật. Đặc biệt, việc nghiên cứu các dạng hành động ngôn từ trong lời thoại nhân vật đóng góp vai trò không nhỏ trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà văn. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học. Ông được đánh giá là một cây bút tài năng. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ra đời đều mang tới một ấn tượng mới mẻ cho người đọc. Với phong cách trẻ trung, hài hước cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, bút pháp xây dựng lời thoại lôi cuốn, những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh thực sự hấp dẫn các độc giả ở nhiều lứa tuổi. Bắt đầu sự nghiệp văn chương vào năm 1984 đến nay, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã sáng tác hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: truyện, truyện ngắn, truyện dài, thơ, tạp văn… Nhiều tác phẩm của ông đạt những giải thưởng lớn, một số tác phẩm được chuyển thể thành phim, dịch sang tiếng nước ngoài và phổ nhạc… Hầu hết các tác phẩm của ông đều đón nhận được sự quan tâm chú ý của phần đông khán thính giả trong suốt khoảng thời gian dài. Chọn đề tài “Hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh”, chúng tôi muốn tìm hiểu những điểm nổi bật trong cách xây dựng lời thoại nhân vật của nhà văn qua những hành động ngôn từ mà ông thể hiện. Từ đó luận văn nhìn nhận rõ hơn đặc trưng ngôn từ được sử dụng trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh nói riêng cũng  
  10. 2 như những đóng góp của ông trong mảng văn học thiếu nhi đương đại nói chung. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về ngữ dụng học và hành động ngôn từ Việc nghiên cứu về ngữ dụng học và hành động ngôn từ (HĐNT) lâu nay đã trở thành một lĩnh vực được nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm. Trong đó, các tác giả: J. Austin, J. Searle, G.Yule, T. Thomas, H.P. Grice… là những người đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý về ngữ dụng học nói chung và hành động ngôn từ nói riêng. J. Austin (1962), tác giả cuốn: How to do thing words, đã nêu lên những vấn đề Ngữ dụng học có tính chất định hướng hết sức cơ bản với các vấn đề: điều kiện không hợp lệ, tiêu chuẩn ngôn hành, ngôn hành tường minh và động từ ngôn hành tường minh, các hành động tạo lời, hành động ở lời, hành động xuyên lời, sự phân biệt giữa hành động ở lời và xuyên lời, lực xuyên lời và lực tại lời. Tác giả J. Searle (1969) lại quan tâm đặc biệt đến hành động ngôn trung. Còn G.Yule, trong cuốn Dụng học đã giới thiệu những tri thức nền hết sức cơ bản cho người đọc về lí thuyết ba bình diện có quan hệ chặt chẽ với nhau (cú pháp, nghĩa học, dụng học) và các khái niệm nền tảng. Tác giả J. Thomas với công trình Meaning in Interection: An introduction to Pragmatics, đã có công hệ thống hoá cách phân loại các phát ngôn ngôn hành. Trong khi đó H.P.Grice đã nghiên cứu sâu vấn đề lí thuyết cộng tác hội thoại, tương tác hội thoại, lôgíc hội thoại… Tại Việt Nam, những nghiên cứu về ngữ dụng học nói chung, hành động ngôn từ nói riêng được bắt đầu từ những 70, 80 của thế kỷ XX. Nhìn chung những công trình nghiên cứu như các bài báo khoa học chuyên ngành, chuyên luận, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ... đã đề cập đến mảng hành động ngôn từ dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:  
  11. 3 Tác giả Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng học - đã tiếp thu những quan điểm của các nhà dụng học lớn trên thế giới về những vấn đề căn bản có tính dẫn luận của Ngữ dụng học như: chiếu vật và chỉ xuất; hành vi ngôn ngữ, lý thuyết lập luận; lý thuyết hội thoại; ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh. Ông đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra những kết luận phù hợp với thực tiễn ngôn ngữ ở Việt Nam Tác giả Nguyễn Đức Dân với cuốn Ngữ dụng học, tập 1 - đã trình bày khá chi tiết về các vấn đề lý luận chung của dụng học như: Hội thoại; Lý thuyết lập luận; Các vấn đề cơ bản về HĐNT như: các loại HĐNT, điều kiện sử dụng HĐNT, phân loại hành động ở lời, biểu thức ngữ vi, những dấu hiệu ngữ vi, HĐNT gián tiếp... Những vấn đề này được ông giới thiệu khá công phu dưới góc nhìn logic - ngữ nghĩa trong ngôn ngữ, qua đó tác giả đưa ra những quan niệm của mình làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu về dụng học nói chung và HĐNT nói riêng. Tác giả Cao Xuân Hạo trong cuốn Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng đã giới thiệu cặn kẽ lý thuyết ba bình diện, trong đó bình diện dụng pháp được ông vận dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt. Cao Xuân Hạo đã phân tích khá kỹ lưỡng giá trị ngôn trung của câu hỏi. Các giá trị ngôn trung của câu hỏi được ông đề cập đến như: câu hỏi chính danh, câu hỏi có giá trị cầu khiến, câu hỏi có giá trị khẳng định - phủ định, câu nghi vấn có giá trị phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại, câu nghi vấn có giá trị cảm thán. Quan niệm này là một cơ sở quan trọng cho chúng tôi khi tiến hành nhận diện các HĐNT theo hiệu lực ở lời của các hành động nói. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong Ngữ nghĩa lời hội thoại và Giáo trình Ngữ dụng học cũng đã trình bày những vấn đề cơ bản về dụng học và HĐNT trên cứ liệu tiếng Việt với các vấn đề cụ thể chi tiết. Đặc biệt là các nhóm HĐNT qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn được đề cập đến như: hành động trần thuật, hành động ứng xử, hành động ý chí, hành động nói năng, hành động cầu  
  12. 4 khiến, hành động phủ định - bác bỏ, từ chối và ngữ nghĩa do chúng biểu thị. Tuy nhiên, do giới hạn của giáo trình nên tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát mà chưa đi sâu vào miêu tả cụ thể chi tiết. Ngoài ra còn phải kể đến một số không ít luận án, luận văn, chuyên đề đề cập đến những vấn đề liên quan đến lý thuyết hội thoại và lý thuyết hành động ngôn từ như luận văn thạc sĩ Hành động bác bỏ trong tiếng Việt của Vũ Thị Kỳ Hương (2010), luận văn thạc sĩ Hành động cảm thán trong tiếng Việt của Phạm Thanh Vân (2010), luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Lê Thị Trang (2002), luận án tiến sĩ Câu cầu khiến tiếng Việt của tác giả Chu Thị Thuỷ An (2002)… Các bài viết Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi của tác giả Lê Đông (1985) trên tạp chí Ngôn ngữ, số phụ, tr. 12 – 27; Bài viết Hành động từ chối trong tiếng Việt hiện đại của tác giả Nguyễn Thị Hai (2001) Ngôn ngữ, Số 1… Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã đi sâu nghiên cứu về các HĐNT được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày của người Việt cũng như trong tác phẩm văn chương. Chính từ sự kế thừa những khái quát lịch sử của ngữ dụng học và hành động ngôn từ, cùng các công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi đã có cơ sở để tổng hợp một số vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn. Đây cũng là những gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện luận văn này. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã được độc giả nhắc đến với bao tình cảm yêu mến bởi ông là nhà văn của tuổi trẻ, đặc biệt là thiếu nhi. Tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh và hàng loạt các tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí như báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi trẻ; Phụ nữ, Mực Tím; tạp chí Nghiên cứu Văn học, Văn nghệ Quân đội…; trên các trang thông tin điện tử như vietnamnet.vn, Sài Gòn Giải phóng Online, baomoi.com, eva.net… và đặc biệt là trong các sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam.  
  13. 5 Khi nhận xét về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông, tác giả Nguyễn Hoài Nguyên trên báo Tiền Phong đã có nhận xét: “Đọc tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, dễ nhận thấy nhà văn sử dụng tiếng Việt tinh tế và trong sáng. Ngôn từ trong tác phẩm của ông trong sáng như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói hàng ngày, không lên gân, không màu mè son phấn, làm dáng phô trương… Sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Nhật Ánh là thuộc lĩnh vực ngôn từ. Hành văn, cách dùng từ của anh có một lối đi riêng, giản dị mà thâm trầm, hồn nhiên nhưng rất hóm hỉnh”. Tác giả Thái Phan Vàng Anh trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi đưa ra những lý giải cho sự thành công của Nguyễn Nhật Ánh rằng: "Gia tăng lời thoại, giảm thiểu kể, tả, bình luận (hay lời thoại đã bao hàm luôn chức năng kể, tả, bình luận) là một trong những điểm nổi bật ở nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Ở nhiều truyện, đối thoại chiếm tỉ lệ lớn, lời người kể chuyện chỉ mang tính chất dẫn chuyện. Nhân vật vừa kể chuyện vừa tham gia vào hội thoại… Phải chăng nhờ vậy mà truyện Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một hiện tượng văn học nói chung chứ không bị giới hạn bởi ranh giới văn học thiếu nhi (mà lằn ranh nhiều khi vẫn khó xác định rõ)?”. Trong bài viết “Tạp văn Nguyễn Nhật Ánh” (2012), nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương đã khẳng định: “Cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ vào sự hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật…”. Một số luận văn thạc sĩ từ góc độ văn học đã đi sâu nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Luận văn“Thế giới trẻ em qua cái nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính Vạn Hoa” của tác giả Phạm Thị Bền (2005), đã nghiên cứu khá chuyên sâu về cách tiếp cận thế giới trẻ thơ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính Vạn Hoa. Luận văn “Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh” của tác giả Bùi Thị Thủy (2009) đã trình bày một  
  14. 6 cách hệ thống những đặc điểm về nội dung cũng như nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Nhật Ánh, được khảo sát trên bốn tác phẩm chính: Kính vạn hoa, Chuyện xứ LangBiang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là BêTô. Ngoài ra còn một số bài viết, công trình khác như :“Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh” của tác giả Vũ Thị Hương; “Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” của Nguyễn Thị Đài Trang, bài viết“Nghệ thuật trần thuật trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ; Đồi mộng mơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh”… Như vậy, có thể thấy rằng Nguyễn Nhật Ánh là cây bút đang được quan tâm và giành được nhiều tình cảm ưu ái của độc giả ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, cho đến nay, theo ghi nhận của chúng tôi, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh từ góc độ ngôn ngữ học nói chung và ngữ dụng học nói riêng. Đây cũng là lý do để tác giả luận văn chọn đối tượng hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh làm đề tài nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hành động hỏi và hành động trần thuật trong lời thoại được tác giả Nguyễn Nhật Ánh thể hiện trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khi đi vào thực hiện đề tài “Hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh”, chúng tôi tiếp cận hành động ngôn từ được tác giả thể hiện qua lời thoại trong tác phẩm. Ngữ liệu khảo sát được giới hạn trong phạm vi hai tác phẩm: - Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nhà xuất bản Trẻ năm 2016; - Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nhà xuất bản Trẻ năm 2017  
  15. 7 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của chúng tôi khi thực hiện luận văn này là tìm hiểu, phân loại, phân tích, miêu tả các hành động hỏi và hành động trần thuật được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thể hiện trong lời thoại của hai tác phẩm kể trên. Từ đó luận văn đưa ra những nét nổi bật trong việc sử dụng chất liệu ngôn từ của Nguyễn Nhật Ánh cũng như những đóng góp về mặt ngôn ngữ của ông trong mảng văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ chính phải thực hiện sau đây: - Tổng hợp, trình bày một số vấn đề về lý thuyết hội thoại, lý thuyết hành động ngôn từ làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận văn. - Thu thập, khảo sát, phân loại ngữ liệu lời thoại được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong hai tác phẩm. - Vận dụng lý thuyết hành động ngôn từ vào tìm hiểu lời thoại nhân vật được nhà văn sử dụng trong các tác phẩm. Qua khảo sát, chúng tôi thấy số lượng hành động ngôn từ được thể hiện khá nhiều, do đó luận văn tập trung chủ yếu vào hành động hỏi và hành động trần thuật. Chúng tôi thống kê được đây là hai hành động ngôn từ có tần số xuất hiện nhiều nhất trong lời thoại nhân vật thuộc hai tác phẩm được khảo sát của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Trong đó hành động hỏi có 448/1106 hành động ngôn từ (chiếm 40,5%) và hành động trần thuật có 350/1106 hành động ngôn từ (chiếm 31,6%). - Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu và đưa ra kết luận. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: + Phương pháp thống kê  
  16. 8 Phương pháp này được sử dụng nhằm thống kê các hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại được thể hiện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những đặc điểm hành động ngôn từ cụ thể trong hai tác phẩm được khảo sát. + Phương pháp miêu tả Trên cơ sở kết quả thống kê, phân loại chúng tôi tiến hành miêu tả các hành động ngôn từ trong lời thoại, đoạn thoại được tác giả thể hiện; từ đó, đưa ra những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết, những điều kiện thực hiện hành động hỏi, hành động trần thuật trong lời thoại nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh. + Phương pháp phân tích - tổng hợp Dựa vào những kết quả đạt được ở hai phương pháp trên, luận văn phân tích, tổng hợp khái quát những hiệu quả nghệ thuật của các hành động ngôn từ, đưa ra những đặc điểm trong ngôn ngữ lời thoại nhân vật nói riêng và ngôn ngữ nhân vật trẻ em nói chung. Trên cơ sở đó có thể thấy được những nét nổi bật trong phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh. 6. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu đề tài “Hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh”, luận văn hy vọng có những đóng góp sau: + Trình bày một cách tường minh, có hệ thống về lý thuyết hội thoại, lý thuyết hành động ngôn từ và ứng dụng những lý thuyết này vào việc nghiên cứu lời thoại trong tác phẩm văn học. + Miêu tả, phân tích hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. + Kết quả của luận văn bước đầu có thể góp phần làm rõ những đặc điểm, phong cách ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận  
  17. 9 văn gồm ba chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề hữu quan Trong chương này, luận văn tập trung trình bày những vấn đề lý thuyết về hội thoại, lý thuyết hành động ngôn từ, cụ thể là khái niệm hội thoại, quy tắc hội thoại, những nhân tố chi phối hội thoại; khái niệm hành động ngôn từ và các quy tắc sử dụng hành động ngôn từ. Cùng với đó, luận văn cũng giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh cùng hai tác phẩm được dùng làm ngữ liệu khảo sát trong luận văn. Phần cuối của chương này, luận văn đưa ra bảng thống kê định lượng và phân loại tổng quát các hành động ngôn từ qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh Chương 2: Hành động hỏi qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh Trong chương hai, luận văn tiến hành thống kê, miêu tả những hành động hỏi qua lời thoại được tác giả Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Dựa trên những vấn đề lý thuyết chung về hành động hỏi, luận văn đi vào phân loại, phân tích hành động hỏi qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Chương 3: Hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh Tương tự như kết cấu của chương hai, trong chương ba này, luận văn tiến hành thống kê, miêu tả những hành động trần thuật qua lời thoại được tác giả Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh; sau đó, dựa trên những vấn đề lý thuyết chung về hành động trần thuật, luận văn đi vào phân loại, phân tích hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.  
  18. 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN 1.1. Lý thuyết hội thoại 1.1.1. Khái niệm hội thoại Trong sự hành chức của ngôn ngữ, hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. Khi bàn về hội thoại, đã có nhiều ý kiến được đưa ra, tiêu biểu như: Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo mục đích đề ra”. (Nguyễn Như Ý - Chủ biên - 2002) Tác giả Đỗ Hữu Châu (1998) viết: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”. Tác giả Nguyễn Đức Dân (1998) trong cuốn Ngữ dụng học viết: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: Bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại”. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2004) định nghĩa: “Hội thoại là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời”. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên (1999) định nghĩa: “Hội thoại là một trong những hành động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”.  
  19. 11 Như vậy, nhìn chung các tác giả đã nêu lên được rằng hội thoại là hành động tiếp xúc giữa con người với con người trong xã hội thông qua một số phương tiện nhất định, nhằm một mục đích nào đó, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất. Hoạt động này bao gồm các yếu tố: người nói (trao lời), người nghe (đáp lời) và sự tương tác. Trao lời là vận động của người nói, nói ra lượt lời của mình và hướng về phía người nghe, nhằm làm cho người nghe nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho mình. Định hướng đối tượng giao tiếp là hoạt động đầu tiên trong vận động trao lời. Trong một cuộc song thoại, vấn đề xác định đối tượng giao tiếp không đặt ra bởi vì chỉ có một người nói và một người nghe. Nhưng đối với những cuộc đa thoại thì vận động trao lời có khi hướng vào toàn thể người nghe trong hội thoại, nhưng cũng có khi chỉ nhằm vào một (hoặc một số) người trong toàn bộ đương trường... Trong trường hợp này, lượt lời của người nghe phải có những dấu hiệu báo cho những người nghe đương trường biết ai là người nghe đích thực của lượt lời đó (Đỗ Hữu Châu, 2001). Như vậy, trong hội thoại, không phải người nói tự do muốn nói gì thì nói. Sự trao lời của người nói phải phù hợp với người nghe và phải được người nghe chấp nhận, nếu không cuộc thoại khó tiếp diễn xa hơn. Muốn cho cuộc thoại diễn ra bình thường, ở phía mình người nói - người trao lời phải chủ động đối với người nghe, phải dự kiến hình dung được tâm lý, tình cảm, sở thích, hiểu biết... của người nghe. a. - Làm sao biết con ma có chui ra hay không hở chú? Mình đâu có nhìn thấy nó! b. Chú Đàn nheo mắt nhìn tôi: - Người phàm mắt thịt không nhìn thấy ma, nhưng mấy ông thầy cúng thấy tất. (TTHVTCX, 2016). Ở có một cặp trao đáp, lượt lời (a) của nhân vật Tôi là lời trao cho nhân vật chú Đàn. Sự trao lời của nhân vật Tôi phù hợp với người nghe (chú  
  20. 12 Đàn) và được chú Đàn chấp nhận. Nhân vật Tôi nhắm vào sự hiểu biết của chú Đàn về nội dung câu chuyện chú đang kể, bằng hành động hỏi và hành động khẳng định nhân vật Tôi hướng nhân vật chú Đàn phải đáp lời sự thắc mắc của mình. Đáp lời là vận động của người nghe sau khi tiếp nhận lời trao của người nói. Lời trao của người nói mặc dù được người nghe tiếp nhận nhưng không có một hình thức trao đáp nào thì đó chưa phải là hội thoại đích thực. Một cuộc hội thoại chính thức hình thành khi người nghe đáp lại lượt lời của người nói. Hay nói cách khác, với vận động trao đáp cuộc thoại chính thức được thành lập. Vận động trao đáp khiến cho hội thoại diễn ra liên tục, vai nói, vai nghe thay đổi liên tục (tôi nói - anh nghe - anh nói - tôi nghe...) cho đến khi cuộc hội thoại kết thúc. Sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời, thường thì hai yếu tố này đồng hành với nhau. a. - Mày lại đánh nhau rồi phải không? b. - Con không đánh nhau. Tụi bạn đánh con và con đánh lại. (CTXMVĐTT, 2017) Ở là một cặp hội thoại giữa hai nhân vật ba và con. Tham thoại (b) là lời đáp cho hành động hỏi của nhân vật ba (a), tạo thành một cặp hội thoại. Tương tác là hiện tượng các thoại nhân ảnh hưởng lẫn nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, văn hoá, giới tính... tác động đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại. Trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác. Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện cộng giao với nhau. Vừa là cái chịu tác động vừa là phương tiện sử dụng, gây tác động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lý, sinh lý, vật lý của người nói và người nghe. Hội thoại tồn tại dưới hai dạng: (1) Lời ăn tiếng nói thể hiện trong sinh hoạt hằng ngày của con người; (2) Lời trao đáp của các nhân vật hội thoại đã được chủ thể nhà văn tái tạo, sáng tạo và thể hiện trong tác phẩm văn học. Với  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0