intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát hành vi chào và mời trong các sách dạy tiếng Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

37
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới tìm hiểu một cách hệ thống những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa thể hiện qua lời chào, mời khi gặp mặt trong tiếng Anh và tiếng Việt với mục đích giúp nâng cao năng lực và hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ và dịch thuật để nhận rõ cái đúng, cái hay trong giao tiếp ngôn ngữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát hành vi chào và mời trong các sách dạy tiếng Anh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TỐNG THỊ NGÂN KHẢO SÁT HÀNH VI CHÀO VÀ MỜI TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG ANH (Có liên hệ tiếng Việt) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TỐNG THỊ NGÂN KHẢO SÁT HÀNH VI CHÀO VÀ MỜI TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG ANH (Có liên hệ tiếng Việt) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60220240 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính Hà Nội -2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các vấn đề trình bày, kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác./. Tác giả luận văn Tống Thị Ngân
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Chính – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè – những người đã đóng góp ý kiến và luôn động viên tôi trong quá trình làm Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Tống Thị Ngân
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8 5. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 8 6. Bố cục luận văn ............................................................................................. 9 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HÀNH VI CHÀO VÀ MỜI... 10 1.1 Lý thuyết hành vi ngôn ngữ (HVNN) .................................................... 10 1.1.1 Khái niệm HVNN ............................................................................. 10 1.1.2. Các loại HVNN ............................................................................... 11 1.1.3. Phân loại hành vi ngôn ngữ ............................................................ 13 1.1.4. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời ............................................... 15 1.1.5. HVNN ở lời trực tiếp và HVNN ở lời gián tiếp .............................. 16 1.1.6. Động từ ngữ vi (ĐTNV), Biểu thức ngữ vi (BTNV) và Phát ngôn ngữ vi (PNNV)........................................................................................... 19 1.1.7. Hội thoại và các khái niệm liên quan ............................................. 21 1.1.8. Lý thuyết lịch sự trong giao tiếp ..................................................... 24 1.2. Hành vi Chào ........................................................................................ 27 1.2.1. Khái niệm HVNN Chào................................................................... 27 1.2.2. Chức năng của HVNN chào............................................................ 28 1.2.3. Các loại HVNN chào ...................................................................... 29 1.3. Hành vi mời........................................................................................... 32 1.3.1. HVNN mời ....................................................................................... 32 1.3.2. Chức năng của HVNN mời ............................................................. 34 1
  6. 1.3.3. Các loại HVNN mời ........................................................................ 34 1.4. Tiểu kết ................................................................................................. 35 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT HÀNH VI CHÀO TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG ANH (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG VIỆT) .............................................. 37 2.1. Khái quát chung .................................................................................... 37 2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................... 37 2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................... 37 2.2. Phân tích số liệu khảo sát hành vi chào trong Tiếng Anh và Tiếng Việt .....38 2.2.1. Dựa trên phương diện cấu trúc và chức năng ................................ 38 2.2.2. Dựa vào các khía cạnh chiến lược ................................................. 50 2.2.3. Những nét tương đồng và dị biệt trong hành vi chào hỏi Tiếng Anh và Tiếng Việt ............................................................................................. 58 2.3. Một số gợi ý sử dụng các chiến lược chào trong dạy và học Tiếng Anh .......66 2.4 Tiểu kết .................................................................................................. 67 CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT HÀNH VI MỜI TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG ANH (CÓ LIÊN HỆ TIẾNG VIỆT) .............................................. 68 3.1. Khái quát chung .................................................................................... 68 3.2. Phân tích số liệu khảo sát hành vi mời trong Tiếng Anh và Tiếng Việt ......68 3.2.1. Lời mời dưới dạng câu ngôn hành (Invitations in form of performative sentences) ............................................................................ 69 3.2.2. Lời mời dưới dạng câu trần thuật (Invitations in forms of declarative sentence) ................................................................................ 74 3.2.3. Lời mời dưới dạng câu mệnh lệnh (Invitations in form of imperatives)............................................................................................... 77 3.2.4 Lời mời dưới dạng câu hỏi (Invitations in form of questions) ........ 80 3.3 Những điểm tương đồng và dị biệt trong hành vi mời Tiếng Anh và Tiếng Việt..................................................................................................... 83 2
  7. 3.3.1 Những điểm tương đồng .................................................................. 83 3.3.2 Những nét dị biệt.............................................................................. 83 3.4. Một số gợi ý sử dụng lời mời trong dạy và học Tiếng Anh ................. 84 3.5. Tiểu kết ................................................................................................. 85 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90 PHỤ LỤC 3
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT Quy ước viết tắt HV : hành vi HVNN : hành vi ngôn ngữ HVCH : hành vi chào hỏi NTCH : nghi thức chào hỏi HVOL : hành vi ở lời ĐTNV : động từ ngữ vi BTNV : biểu thức ngữ vi PNNV : phát ngôn ngữ vi 4
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mức độ sử dụng hành vi chào hỏi theo phương diện cấu trúc .................39 chức năng ..................................................................................................................39 Bảng 2.2: Số liệu thể hiện hành vi chào hỏi chiến lược Tiếng Anh và Tiếng Việt ..50 Bảng 2.3: Hình thức chào dựa vào thời đểm thực hiện lời chàotrong Tiếng Anh ....59 Bảng 2.4: Bảng tóm tắt điểm khác nhau trên phương diện chiến lược .....................62 Bảng 3.4: Mức độ sử dụng hành vi mời trong tiếng Anh và tiếng Việt....................68 Bảng 3.5: Các hình thức mời trong tiếng Anh và tiếng Việt ....................................82 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. - Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng hành vi chào theo phương diện cấu trúc chức năng ..................................................................................................................39 Hình 2.2.: Biểu đồ thể hiện hành vi chào chiến lược ................................................51 Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng hành vi mời trong tiếng Anh và tiếng Việt .......... 69 5
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì việc học ngoại ngữ - phổ biến là tiếng Anh - đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người học ngoại ngữ muốn tăng cường được khả năng giao tiếp trong ngôn ngữ đích thì cần phải nâng cao vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội. Bên cạnh những khó khăn về ngữ pháp, cấu trúc, hay ngữ âm, người học ngoại ngữ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp liên quan tới các thành ngữ hay quy phạm văn hóa của ngôn ngữ đích. Chào và mời cũng như những hành động nói năng khác thể hiện đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Trong thực tế, người học tiếng Anh thường mắc sai lầm trong giao tiếp với người Anh. Điều này chủ yếu là do những ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam và giới hạn hiểu biết về văn hóa Anh. Lời chào đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp và chức năng như là một sự bắt đầu của một cuộc trò chuyện, xác định sự xuất hiện của người nói hoặc để thể hiện sự tôn trọng với người nghe. Ngoài ra, lời chào giúp thiết lập, duy trì mối quan hệ và tạo điều kiện cho cuộc hội thoại. Hành vi chào và mời được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm duy trì, củng cố có hiệu quả mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, là sợi dây tình cảm để gắn kết những con người trong xã hội với nhau. Đây cũng là hành vi nhạy cảm về phép lịch sự thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi dân tộc. Với tất cả những điều cần thiết ở trên, chúng tôi đã chọn đề tài “khảo sát hành vi chào và mời trong các sách dạy tiếng Anh (có liên hệ tiếng Việt)” với mong muốn tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong lời chào và mời về văn hóa giữa tiếng Việt và tiếng Anh một phần giúp người học tiếng Anh có nhiều hơn kiến thức và kỹ năng chào và mời, đạt được nhiều thành 6
  11. công trong giao tiếp bằng tiếng Anh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng tới tìm hiểu một cách hệ thống những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa thể hiện qua lời chào, mời khi gặp mặt trong tiếng Anh và tiếng Việt với mục đích giúp nâng cao năng lực và hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ và dịch thuật để nhận rõ cái đúng, cái hay trong giao tiếp ngôn ngữ. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản của HVNN, các lời chào và lời mời để làm cơ sở lý luận cho đề tài. (2) Thông qua khảo sát và phân tích tư liệu thực tế hội thoại trong sách dạy đọc hiểu tiếng Anh và tiếng Việt có sử dụng HVNN chào và mời, đối chiếu với những lời chào và mời trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, nêu ra những nét giống nhau và những điểm khác biệt trên bình diện ngữ ngôn, ngữ dụng và bình diện liên văn hóa. Từ đó, đưa ra những gợi ý hữu ích cho việc dạy và học tiếng Anh, cũng như trong quá trình dịch thuật. Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết về văn hóa chào, mời trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó giúp tiếp nhận và sử dụng được hai ngôn ngữ này một cách hiệu quả. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào hành vi chào và mời thông qua các tình huống giao tiếp cụ thể trong các sách dạy Tiếng Anh. Trọng tâm của nghiên cứu là tập hợp, hệ thống hóa, phân tích hành vi của các lời chào, mời trong những ngữ cảnh khác nhau, so sánh và khái quát hóa những nét tương đồng và dị biệt của những lời chào, mời trong tiếng Anh và tiếng Việt. 7
  12. Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến hành vi chào và mời khi gặp mặt trong các sách dạy tiếng Anh hiện dùng cho sinh viên ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lời chào, lời mời mang tính chất cá biệt, đặc trưng cho một nhóm hay một số đối tượng cá biệt, những lời chào mang tính nghi lễ đặc thù trong quân đội, tôn giáo, cũng như những ước lệ chào hỏi qua điện thoại và những hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ âm thanh và văn bản khác trên mạng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu về HVNN, về hội thoại, nghiên cứu các HVCH, NTCH, HV mời được người Anh và người Việt sử dụng,… để rút ra những kết luận cần thiết. Nghiên cứu riêng lẻ từng bộ phận của vấn đề từ các tài liệu, sau đó liên kết thông tin thu được, tổng hợp khái quát thành các luận điểm làm cơ sở cho việc đề ra giả thuyết khoa học của luận văn. - Phương pháp phân tích, mô tả: Phân tích, mô tả các cách thức, phương tiện ngôn ngữ dùng trong lời chào và lời mời. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp quan trọng nhằm chỉ rõ những khác biệt đặc trưng giữa hành vi chào và mời trong tiếng Anh và tiếng Việt. - Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để tập hợp nguồn tư liệu, tiến hành phân loại và khảo sát rút ra những kết luận cần thiết. 5. Những đóng góp của đề tài Luận văn này là một nỗ lực để cung cấp một so sánh đa văn hóa của các hành vi chào, mời trong Tiếng Anh và tiếng Việt. Các loại lời chào, mời được phân tích với dữ liệu lấy từ kết quả khảo sát hành vi chào và mời trong các sách tiếng Anh và tiếng Việt. Sử dụng phân tích tương phản, chỉ ra những 8
  13. điểm khác biệt liên quan tới nội dung, ngữ nghĩa, cú pháp và từ vựng trong lời chào, mời của hai ngôn ngữ này. Chào và mời là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa. Một số vấn đề được coi là cấm kỵ trong tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Đây là những nét văn hóa cụ thể trong hai ngôn ngữ. Sau đó, chúng tôi đưa ra một số gợi ý cho người học tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm cá nhân. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết của hành vi chào và mời Ở chương này, chúng tôi đề cập đến các khái niệm có liên quan đến đề tài như lý thuyết HVNN, lý thuyết hành vi chào và mời để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Chƣơng 2: Khảo sát hành vi chào trong các sách dạy tiếng Anh (có liên hệ tiếng Việt) Trong chương 2, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các loại hành vi chào trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, phân tích, so sánh đặc điểm hành vi chào trên bình diện ngữ ngôn, ngữ dụng và bình diện liên văn hóa của hai ngôn ngữ Anh – Việt để rút ra những kết luận cần thiết. Chƣơng 3: Khảo sát hành vi chào trong các sách dạy tiếng Anh (có liên hệ tiếng Việt) Ở chương này, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các loại hành vi mời trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, phân tích, so sánh đặc điểm hành vi mời trên bình diện ngữ ngôn, ngữ dụng và bình diện liên văn hóa của hai ngôn ngữ Anh – Việt để rút ra những kết luận cần thiết. 9
  14. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HÀNH VI CHÀO VÀ MỜI 1.1 Lý thuyết hành vi ngôn ngữ (HVNN) 1.1.1 Khái niệm HVNN Theo F.de.Sausure, giữa ngôn ngữ và lời nói có sự phân biệt rõ rệt và triệt để. Quan điểm này đã thống trị, chi phối các nghiên cứu về ngôn ngữ học trong một thời gian dài. Mãi đến những năm 60 của thế kỉ XX với các công trình của J.L.Austin (1962), của J.Searle (1969) quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói mới được nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ hơn. Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loạt hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C.” [2, 88] Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi ngôn ngữ là hành động ngôn từ, ông cho rằng “Các hành động được thực hiện bằng lời là hành động ngôn từ … Hành động ngôn từ chính là ý định về mặt chức năng của phát ngôn.” [3, 337-338] Trong "Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học" của Nguyễn Như Ý (1998), thuật ngữ hành vi ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu định nghĩa là: "Một đoạn lời có mục đích nhất định thực hiện trong những điều kiện nhất định được tách biệt bằng các phương tiện trên ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói, người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó. Hành vi ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (người viết) nói (viết) ra một phát ngôn cho người nghe (người đọc) trong một ngữ cảnh nhất định.” [4,176] Tóm lại, hành vi ngôn ngữ là các phát ngôn được thực hiện để phục vụ 10
  15. cho các chức năng giao tiếp. Chúng ta thực hiện một hành vi ngôn ngữ khi muốn đưa ra lời chào, lời mời, xin lỗi, xin phép hay một lời phàn nàn … Chẳng hạn như hành vi ngôn ngữ thể hiện bằng một từ “hello” để chỉ hành vi chào, có thể là một phát ngôn dưới dạng nghi vấn như “Why don’t we go to the library?” thể hiện hành vi mời, hay “Could I use your cell phone?” để thể hiện hành vi xin phép. Hành vi ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong xã hội, nó có khả năng làm thay đổi trạng thái, tâm lý, hành động và suy nghĩ của người nghe, thậm chí của cả người nói. 1.1.2. Các loại HVNN Theo Austin, nói năng là hành động của con người, khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động; chúng ta thực hiện một hành vi đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Ông cho rằng hành động ngôn ngữ có ba loại hành vi lớn là loccutionary act, perlocutionary act, illocutionary act, mà Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã dịch là: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. 1. Hành vi tạo lời (loccutionary act): “là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu … để tạo thành một phát ngôn về hình.” [2, 87] Để thực hiện hành vi tạo lời, người phát ngôn phải nắm chắc hình thức và ý nghĩa của các yếu tố từ vựng và các quy tắc cú pháp. 2. Hành vi mượn lời (perlocutionary act): “là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ, nói đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói.” [2, 88]. Hiệu quả này rất đa dạng, phụ thuộc các đặc điểm cá nhân của người tham gia giao tiếp như quê quán, nguồn gốc, nghề nghiệp, tâm lí xã hội ... 3. Hành vi ở lời (illocutionary act): “là những hành vi được thực hiện 11
  16. ngay trong lời nói và bằng việc sử dụng ngôn ngữ, phát ngôn. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận”. [2, 89]. Chúng thường có những động từ ngữ vi tương ứng để gọi tên (hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, khẳng định,…). Nếu đích ở lời được thoả mãn thì ta có hiệu quả ở lời. Hiệu quả ở lời được thể hiện bằng lời hồi đáp của người tiếp nhận phát ngôn. O. Ducrot nói rõ thêm về hành vi ở lời là ở chỗ chúng thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại. Chúng đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện HVOL đó. [2, 90]. Ví dụ: Em chào cô ạ! Khi phát ngôn của người nói kết thúc thì cũng là lúc người nói thực hiện xong HV chào hỏi. Các HVOL khi được nói ra đều có một hiệu lực nhất định, tức là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ, khi người nói nói: “Em chào cô ạ” thì người được chào sẽ phản ứng lại bằng những lời nói có nội dung tương ứng với câu chào đó. Ví dụ, người nghe có thể đáp lại bằng phát ngôn “Chào em”. Lời đáp tùy vào thiện ý, hiểu biết của người nghe. Nếu người nghe không đáp lại thì theo nguyên tắc hội thoại sẽ bị coi là không lịch sự. Vì lẽ đó mà O. Ducrot cho rằng HVOL làm thay đổi tư cách pháp nhân của những người đối thoại. Nghĩa là khi thực hiện HVOL, cả người nói và người nghe đều bị ràng buộc vào những “nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện HV đó” [19; 90]. Đây cũng là điểm khác biệt rõ rệt so với HV tạo lời và mượn lời. Như vậy, HVOL mang tính chủ định của người nói, rõ nhất là đích giao tiếp mà người nói đặt ra khi sử dụng HVOL. Mỗi HVOL khi được thực hiện 12
  17. đều đòi hỏi sự cộng tác của người giao tiếp. Trong ba loại hành vi này thì hành vi ở lời là đối tượng của ngữ dụng học. Và khái niệm hành vi ngôn ngữ hiểu theo nghĩa hẹp chính là hành vi ở lời. Các hành vi chào, mời mà luận văn nghiên cứu chính là các hành vi ở lời. 1.1.3. Phân loại hành vi ngôn ngữ 1.1.3.1 Sự phân loại của Austin Theo Austin, các hành động ở lời được phân thành 5 lớp lớn: 1. Phán xử (verditives): là hành động đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cứ hiển nhiên hoặc dựa vào những lí lẽ vững chắc như: xét xử, tính toán, miêu tả, phân loại, đánh giá, hủy bỏ, nêu đặc điểm… 2. Hành xử (exercitives): là những hành động đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó như ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, di chúc, bổ nhiệm, đặt tên,… 3. Cam kết (commissives): gồm những hành động ràng buộc người nói vào những trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định: hứa hẹn, kí kết, giao ước, đảm bảo, thề nguyền, cá cược… 4. Trình bày (expositives): là những hành vi dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, từ chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn thí dụ, chuyển dạng lời, báo cáo luận điểm … 5. Khu xử (behabitives): là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác đối với các sự kiện liên quan hoặc biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa, nâng cốc, chống lại, thách thức, nghi ngờ… 13
  18. Với cách phân loại trên đây, bản thân J.L Austin cũng nhận thấy còn những điều không thỏa đáng: có chỗ chồng chéo, có chỗ còn mơ hồ không xác định được rõ ràng các khái niệm, các phạm trù. Có nhiều ý kiến phê bình sự phân loại này đặc biệt là ý kiến của Searle. 1.1.3.2 Sự phân loại của Searle Searle cho rằng Austin đã phân loại trên những tiêu chí chồng chéo nhau và không rõ ràng nên đã có những yếu tố không tương hợp được xếp trong một lớp, lại có những hành động về bản chất cùng loại được xếp vào các lớp khác nhau. Searle đã phân loại các hành vi ở lời theo nhiều tiêu chí chứ không chỉ dựa vào các động từ gọi tên chúng. Theo hướng nghiên cứu đó, ông cho rằng cần phải xác lập cho được một hệ thống tiêu chí trước khi đưa ra kết quả phân loại. Searle đã chỉ ra mười một tiêu chí để phân loại, trong đó có bốn tiêu chí đặc biệt quan trọng là: 1. Đích tại lời (mục đích của hành vi) 2. Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến. 3. Trạng thái tâm lí được thể hiện 4. Nội dung mệnh đề. Ngoài ra còn một số các tiêu chí khác như: Hiệu lực; Cương vị xã hội của người nói và người nghe; Chức năng liên kết ngôn từ; Có cần động từ ngữ vi không? Thể chế xã hội và hành động nói; Hành động nói và các biểu thức ngữ vi … Dựa vào bộ tổng hợp các tiêu chí, Searle đã phân loại các hành động tại lời thành 5 lớp lớn: 1. Biểu hiện (representatives) (còn gọi là trình bày, khảo nghiệm, thông tin, miêu tả, xác tín). Lớp này gồm các hành vi như: kể, tự sự, miêu tả, mách, tường thuật, báo cáo, thuyết minh, lập biên bản, tường trình, tố cáo, khai, khai báo … 14
  19. 2. Điều khiển (directives) (còn gọi là chi phối). Các hành vi thuộc lớp này là: ra lệnh, sai, sai khiến, bảo, yêu cầu, đề nghị, xin phép, cho phép, chỉ, khuyên, chỉ thị, kiến nghị, khuyến nghị, chỉ định, hỏi, tra … 3. Kết ước (commissives) (còn gọi là Cam kết). Các hành động thuộc lớp này là: hứa, cam đoan, cam kết, hẹn, giao ước, đảm bảo, thỏa thuận, thề… 4. Biểu cảm (expressives). Các hành động thuộc lớp này là cảm thán, than thở, thán phục, trầm trồ, cảm ơn, xin lỗi, ân hận, lấy làm tiếc, khen chê… 5. Tuyên bố (declaratives). Các hành động thuộc lớp này là: tuyên bố, tuyên án, buộc tội, kết tội, từ chức, khai trừ, rút phép thông công … Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay những tư tưởng và đóng góp to lớn của hai nhà ngôn ngữ học Austin và Searle đã tạo điều kiện tiền đề vững chắc, đặt nền móng cho các nghiên cứu về lý thuyết hành vi ngôn ngữ sau này. Trong luận văn, chúng tôi sẽ chủ yếu sử dụng tiêu chí và kết quả phân loại của Searle để nhận diện và phân loại hành vi chào mời trong Tiếng Anh và tiếng Việt. 1.1.4. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời Hành vi ở lời cũng như bất kì hành vi nào khác muốn thực hiện được cần có sự thỏa mãn những điều kiện nhất định. GS Đỗ Hữu Châu định nghĩa: "Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó."[2, tr.111]. Theo Austin, điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là các điều kiện "may mắn", nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới "thành công", đạt hiệu quả. Sau khi điều chỉnh và bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin, Searle đã gọi chúng là những điều kiện sử dụng hay điều kiện thoả mãn. Mỗi hành vi ở lời có một hệ những điều kiện thỏa mãn. Mỗi điều kiện là một điều kiện cần, còn toàn bộ cả hệ là điều kiện đủ đối với một hành vi ở lời. 15
  20. Ông cho rằng có bốn điều kiện sử dụng các hành vi ở lời sau: - Điều kiện nội dung mệnh đề: Điều kiện này chỉ ra bản chất nội dung của hành động. Mỗi hành động ở lời sẽ có một nội dung mệnh đề đặc trưng. Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín). Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói (hứa hẹn) hay một hành động của người nghe (ra lệnh, yêu cầu). - Điều kiện chuẩn bị: Đây là điều kiện liên quan tới hiểu biết của người thực hiện hành động về những tri thức nền của người tiếp nhận hành động, về quyền lợi, về trách nhiệm, ý định, năng lực vật chất tinh thần cũng như quyền lực của người nói đối với hành động ở lời mà mình đưa ra. - Điều kiện chân thực: Điều kiện này gồm các trạng thái tâm lí của người nói. Khi xác tín, khảo nghiệm phải có niềm tin vào điều mình xác tín; khi ra lệnh phải có mong muốn, khi hứa hẹn phải chắc chắn thực hiện… - Điều kiện căn bản: Người nói hoặc người nghe chịu ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra. Trách nhiệm có thể thuộc về hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc ở trong tính chân thật của nội dung phát ngôn. 1.1.5. HVNN ở lời trực tiếp và HVNN ở lời gián tiếp Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tạo ra những phát ngôn có hiệu lực người ta có thể sử dụng những cách nói khác nhau. Có thể nói trực tiếp, nói thẳng, rõ ràng, hoặc cũng có thể nói quanh co, lấp lửng, không đi thẳng vào vấn đề. Chính vì thế mà có sự phân biệt hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0