Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức của sinh viên học chuyên ngành tiếng Đức và các biện pháp khắc phục
lượt xem 4
download
Nội dung chính của luận văn trình bày các dạng lỗi phát âm phụ âm mà sinh viên hay mắc phải trên cơ sở khảo sát cách phát âm các phụ âm của sinh viên năm thứ hai trường Đại học dân lập Phương Đông. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức của sinh viên học chuyên ngành tiếng Đức và các biện pháp khắc phục
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC --------------- TRẦN THỊ THANH KHẢO SÁT LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ĐỨC CỦA SINH VIÊN HỌC CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ĐỨC VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI -2008 146
- Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n CTV: Céng t¸c viªn PA: Phô ©m NA: Nguyªn ©m L1: Ng«n ng÷ thø nhÊt L2: Ng«n ng÷ thø hai 2
- môc lôc Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 6 2. Phạm vi và nội dung của đề tài ................................................. 8 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 8 2.2. Nội dung của luận văn ........................................................... 8 2.3. Giới hạn của đề tài ................................................................. 9 3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................. 9 4. Những đóng góp của luận văn ........................................................ 10 5. Bố cục của luận văn ....................................................................... 01 CHƢƠNG 1: Những khái niệm liên quan ............................................... 11 1. Các tiêu chí phân loại và miêu tả phụ âm ....................................... 11 2. Cấu trúc âm tiết và hệ thống phụ âm tiếng Đức. ............................. 12 2.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Đức. .................................................... 12 2.2. Hệ thống phụ âm tiếng Đức ................................................... 13 2.3. Miêu tả các nét khu việt của phụ âm tiếng Đức. ..................... 16 2.3.1. Các phụ âm tắc. ........................................................... 16 2.3.2. Các phụ âm xát ............................................................ 17 2.3.3. Các âm mũi ................................................................. 18 2.3.4. Các bán âm .................................................................. 19 2.4. Mối tƣơng quan giữa âm và chữ ở các phụ âm ....................... 20 3. Âm tiết và hệ thống phụ âm tiếng Việt ........................................... 21 3.1. Âm tiết tiếng Việt .................................................................. 21 3.2. Hệ thống phụ âm tiếng Việt ................................................... 24 3.2.1. Hệ thống phụ âm đầu ................................................... 24 3
- 3.2.2. Hệ thống phụ âm cuối .................................................. 25 3.2.3. Mối quan hệ giữa âm và chữ của hệ thống phụ âm tiếng Việt .................................................................... 26 4. Những nét tƣơng đồng và dị biệt của hệ thống phụ âm tiếng Đức và tiếng Việt. ......................................................................... 27 4.1. Sự tƣơng đồng và khác biệt của cấu trúc âm tiết .................... 27 4.2. Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai hệ thống phụ âm. .......... 28 4.2.1. Các phụ âm đơn. .......................................................... 28 4.2.2. Tổ chức các phụ âm. .................................................... 29 5. Khái niệm giao thoa và lỗi phát âm ................................................ 31 5.1. Khái niệm giao thoa ............................................................... 31 5.2. Khái niệm lỗi và phân tích lõi ................................................ 33 CHƢƠNG 2: Các dạng lỗi điển hình về phát âm phụ âm tiếng Đức ..... 38 1. Phƣơng pháp xác định lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức .................... 38 1.1. Xây dựng bảng từ khảo sát lỗi ................................................ 38 1.1.1. Nguyên tắc xây dùng bảng từ khảo sát lỗi ................... 38 1.1.2. Bảng từ khảo sát lỗi ..................................................... 38 1.2. Chọn đối tƣợng để khảo sát lỗi phát âm ................................. 40 1.3. Các bƣớc thu thập tƣ liệu ....................................................... 41 1.4. Phân loại và đánh giá các dạng lỗi ......................................... 43 1.4.1. Quan niệm về lỗi phát âm ............................................ 43 1.4.2. Cách xác định lỗi cụ thể............................................... 43 1.4.3. Phân loại, thống kê và miêu tả các dạng lỗi phát âm phụ tiếng Đức. ............................................................. 45 2. Kết quả phân tích các lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức ..................... 47 2.1. Các phụ âm đơn ..................................................................... 47 2.1.1. Phụ âm đơn đứng trƣớc nguyên âm ............................. 47 2.1.2. Phụ âm đơn đứng giữa nguyên âm. .............................. 48 4
- 2.1.3. Phụ âm đứng sau nguyên âm ....................................... 50 2.2. Các cụm phụ âm .................................................................... 52 2.2.1. Cum phụ âm đứng trƣớc nguyên âm ............................ 52 2.2.2. Cum phụ âm đứng sau nguyên âm ............................... 57 CHƢƠNG 3: Bước đầu giải thích nguyên nhân gây lỗi và một số biện pháp khác phục hồi lỗi phát âm ............................... 67 1. Các nguyên nhân gây lỗi ................................................................ 67 1.1. Giao thoa ngôn ngữ ................................................................ 68 1.2. Giáo trình tiếng Đức. ............................................................. 72 1.3. Phƣơng pháp dạy ngoại ngữ. .................................................. 73 1.4. Môi trƣờng học ...................................................................... 73 1.5. Ý thức về việc rèn luyện phát âm ........................................... 74 1.6. Đặc điểm tâm lý ngƣời Việt khi học ngoại ngữ ...................... 75 2. Giài pháp đề nghị đối với việc khắc phục các lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức ................................................................................ 75 2.1. Truyền đạt kiến thức ngữ âm cơ bản đồng thời với việc luyện tập phát âm .................................................................. 76 2.2. Bài tập luyện phát âm phụ âm tiếng Đức ................................ 78 2.3. Tạo một môi trƣờng học ngoại ngữ thuận lợi ......................... 86 2.4. Thái độ đối với lỗi phát âm .................................................... 89 2.5. Sử dụng phƣơng pháp dạy học mới ........................................ 90 KẾT LUẬN ............................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 97 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................ 103 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................ 112 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay, xu hƣớng toàn cầu hóa nhƣ một tất yếu đối với mọi quốc gia. Đất nƣớc chúng ta cũng đang từng bƣớc mở cửa và hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh chung đó, việc làm chủ một ngoại ngữ, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, không chỉ đƣợc xem nhƣ một nhu cầu tất yếu mà còn là một công cụ, một chìa khóa của mỗi cá nhân để hòa nhập và bắt nhịp chung với xu thế toàn cầu hóa của nhân loại. So với các ngoại ngữ khác nhƣ tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc…tiếng Đức là một ngoại ngữ “trẻ” nhƣng có những tiềm năng. Nó mới chỉ đƣợc phổ biến nhiều và dạy ở một số trƣờng đại học (trong đó có trƣờng Đại học dân lập Phương Đông) từ những năm 90 của thế kỉ XX do ngƣời Việt Nam có nhu cầu trong việc học nghề, học đại học và đoàn tụ với gia đình ở các quốc gia nói tiếng Đức. Nhu cầu đó ngày một lớn hơn do việc nƣớc Đức hiện có vị thế nhất định ở Cộng đồng Châu Âu (EU) cũng nhƣ trên thế giới. Những điều kiện thuận lợi trong việc học đại học ở các nƣớc nói tiếng Đức cũng là một động lực cho thế hệ trẻ học tiếng Đức. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép sinh viên phổ thông tham gia thi tuyển niên học 2007 - 2008 là một minh chứng về vai trò của tiếng Đức trong xã hội chúng ta. Cũng giống nhƣ học bất cứ một ngoại ngữ nào, trong quá trình học tiếng Đức, việc rèn luyện kĩ năng pháp âm đúng và hay ngay từ ban đầu là mong muốn của bất cứ ngƣời dạy và ngƣời học nào. Tuy nhiên, trong học ngoại ngữ, ngƣời học luôn sử dụng những thói quen vốn trở thành bản năng của tiếng mẹ đẻ để áp dụng cho ngoại ngữ mà mình học ở tất cả các cấp độ: dùng từ, đặt câu và hiểu câu… và cả trong cách phát âm. Sự khác biệt giữa 7
- hai ngôn ngữ cả về mặt cấu trúc nội tại của hệ thống cũng nhƣ những khác biệt về văn hóa mang tính chủng tộc luôn là rào cản của việc học ngoại ngữ. Nguyên nhân này đã tạo ra những lỗi ngoại ngữ ở tất cả các bình diện của ngôn ngữ. Những ngƣời Việt học tiếng Đức, trong phát âm, thƣờng mắc những lỗi tiêu biểu mà nguyên nhân trƣớc tiên thói quen phát âm đơn âm tiết của tiếng Việt sau đó là sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong hệ thống nguyên âm, phụ âm và cách dùng trọng âm, ngữ điệu… Để chỉ ra những lỗi phát âm tiêu biểu nhằm khắc phục chúng ngay từ giai đoạn đầu học tiếng Đức, việc đối chiếu, so sánh hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng Đức là bƣớc đầu tiên. Đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này nhƣ : Vũ Kim Bảng (1993, 1994, 1997, 2000). Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng ở mức độ so sánh cấu trúc âm tiết, hệ thống nguyên âm, phụ âm nhằm chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Cho đến nay, chưa có một khảo sát chi tiết mang tính thống kê nào về thực tế lỗi phát âm của ngƣời Việt khi học tiếng Đức để chỉ ra các kiểu lỗi phát âm điển hình là gì. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi muốn tiến hành một đề tài ứng dụng là khảo sát các lỗi phát âm các phụ âm tiếng Đức của ngƣời học Việt Nam (các sinh viên học chuyên tiếng Đức) để từ đó tìm những nguyên nhân gây lỗi và đề xuất cách khắc phục. Việc lựa chọn các lỗi phụ âm xuất phát từ đặc điểm rất khác biệt của kết hợp các tổ hợp phụ âm trong tiếng Đức là rất phức tạp trong khi trong tiếng Việt vốn chỉ là các phụ âm đơn để tạo thành âm tiết. Những kết quả có đƣợc sẽ giúp nhiều cho việc nghiên cứu so sánh đối chiếu và khắc phục lỗi phát âm. 8
- Đề tài này cũng là tâm huyết của chúng tôi vốn là ngƣời dạy tiếng Đức ở bậc đại học muốn học sinh thực hiện tốt kĩ năng nói và đọc bên cạnh các kĩ năng khác trong việc dạy và học ngoại ngữ. 9
- 2. Phạm vi và nội dung của đề tài 2.1. Đối tượng Đối tƣợng mà chúng tôi quan tâm là cách phát âm hệ thống phụ âm tiếng Đức và những lỗi phát âm điển hình về phụ âm của các sinh viên năm thứ hai, chuyên ngành tiếng Đức, khoa Ngoại ngữ của Đại học dân lập Phƣơng Đông. Các sinh viên này sẽ học chuyên tiếng Đức liên tục 4 năm để nhận bằng Cử nhân tiếng Đức. Trong năm thứ nhất và đầu thứ hai, các sinh viên này sử dụng các giáo trình Themen Neu I, II, III và EM- Brỹckenkurs, EM-Hauptkurs, EM-Abschluskurrs. Về lí thuyết, kết thúc năm học thứ nhất, bắt đầu năm học thứ hai các sinh phải nắm vững kĩ năng phát âm để thời gian tiếp theo các em tiếp tục học các vấn đề lí thuyết tiếng Đức. Việc lựa chọn thời điểm này để khảo sát năng lực phát âm của sinh viên, chúng tôi muốn xác định: những lỗi phát âm điển hình nào còn tồn tại sau khi kết thúc quá trình học thực hành tiếng để chuyển sang giai đoạn học lí thuyết tiếng. Từ đó đề ra các biện pháp sớm khắc phục lỗi phát âm của sinh viên Việt Nam học tiếng Đức với tƣ cách là một ngoại ngữ. 2.2. Nội dung của luận văn Luận văn của chúng tôi thực hiện 3 nội dung cơ bản sau: - Xác định các dạng lỗi phát âm phụ âm mà sinh viên hay mắc phải trên cơ sở khảo sát cách phát âm các phụ âm của sinh viên năm thứ hai trƣờng Đại học dân lập Phƣơng Đông. - Giải thích các nguyên nhân gây lỗi trên cơ sở so sánh đối chiếu cấu trúc âm tiết và hệ thống phụ âm giữa tiếng Đức và tiếng Việt; các nguyên nhân bên ngoài gây ra lỗi phát âm, ví dụ: giáo trình dạy tiếng, môi trƣờng dạy tiếng... - Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các lỗi phát âm phụ âm của sinh viên Việt Nam học tiếng Đức. Các giải pháp này có 10
- tính đến đặc điểm khác biệt mang tính loại hình giữa hai ngôn ngữ; đặc điểm ngƣời học; môi trƣờng dạy ngoại ngữ… Hệ thống các bài tập dạy phát âm các phụ âm tiếng Đức đƣợc xem là biện pháp cụ thể nhằm mục đích giúp sinh viên trong một thời gian ngắn phát âm lƣu loát và chuẩn xác. 2.3. Giới hạn của đề tài Luận văn này giới hạn phạm vi nghiên cứu là cách phát âm và các lỗi phát âm về phụ âm của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Đức. Thực tế, trong khi học tiếng Đức, do sự khác biệt về loại hình, sinh viên việt Nam còn mắc các lỗi ngữ âm khác nhƣ: lỗi phát âm nguyên âm, lỗi trọng âm, ngữ điệu… Những vấn đề đó cần đƣợc nghiên cứu sâu bằng các chuyên luận khác. Các sinh viên theo học tiếng Đức tại Đại học dân lập Phƣơng Đông phần lớn là từ các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy, các em có cùng một đặc điểm phát âm chung đó là phƣơng ngữ Bắc Bộ. Đây đƣợc xem là cơ sở chung giúp cho việc so sánh, đối chiếu và giải thích các lỗi phát âm phụ âm của các sinh viên khi học tiếng Đức. 3. Phương pháp nghiên cứu Nội dung của luận văn này là phân tích lỗi phát âm. Do vậy, các bƣớc tiến hành điều tra lỗi tuân thủ theo các bƣớc: - Xây dựng bảng từ điều tra (test) - Lựa chọn đối tƣợng điều tra (các cộng tác viên là sinh viên - CTV) - Tiến hành ghi âm - Xác định lỗi phát âm (Các bước cụ thể của phương pháp điều tra và phân tích lỗi chúng tôi sẽ trình bày kĩ ở Chương II) 11
- Kết quả của điều tra lỗi sẽ đƣợc trình bày bằng phƣơng pháp: phân loại, thống kê và miêu tả. 4. Những đóng góp của luận văn Thực trạng lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức của sinh viên Việt Nam lần đầu tiên đƣợc thu thập và nghiên cứu một cách có hệ thống trong luận văn này. Từ kết quả thu đƣợc, cho phép chúng tôi phân tích những nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây ra lỗi phát âm để từ đó đƣa ra những biện pháp thiết thực giúp ngƣời học phát âm đúng và hay tiếng Đức, trƣớc hết là các tổ hợp phụ âm trong tiếng Đức vốn là rào cản khó vƣợt qua của ngƣời học. 5. Bố cục của luận văn Luận văn này, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 4 chƣơng. Chương 1: Những khái niệm liên quan Chương II: Các dạng lỗi điển hình về phát âm phụ âm tiếng Đức Chương III: Bước đầu giải thích nguyên nhân gây lỗi Và một số biện pháp khắc phục lỗi phát âm. 12
- CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Các tiêu chí phân loại và miêu tả phụ âm Trong cách mô tả truyền thống, một phụ âm đƣợc nhận diện và phân biệt bằng chính hai tiêu chí cơ bản : - Vị trí cấu âm: vị trí xuất hiện chƣớng ngại - Phương thức cấu âm: phƣơng thức khắc phục vật chƣớng ngại cho phép luồng không khí đi từ phổi ra ngoài để tạo thành một vật chƣớng ngại trong khoang cấu âm liên quan đến các cơ quan cấu âm động và tĩnh của cơ quan cấu âm. Các cơ quan động gồm: môi dưới, lưỡi và dây thanh. Các cơ quan tĩnh tính từ ngoài vào trong bao gồm: môi trên, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm; họng và hầu. Một chƣớng ngại vật tạo ra khi một cơ quan động tiếp xúc với một cơ quan tĩnh và vị trí của cơ quan tĩnh đó đƣợc xem là vị trí cấu âm. Các vị trí cấu âm cơ bản gồm: môi (bilabial); môi-răng (labio- dental); răng (dental); lợi (alveolar); sau lợi (post-alveolar); quặt lưỡi (retroflex); ngạc cứng (palatal); ngạc mềm (velar); lưỡi con (uvular); họng (pharyngeal); hầu (glottal). Phƣơng thức cấu âm nhƣ đã trình bày là cách thức vƣợt qua chƣớng ngại vật của luồng hơi. Có những phƣơng thức chủ yếu thƣờng gặp nhƣ sau: tắc (plosive); xát (fricative); mũi (nasal); rung (trill); vỗ (tap or flap); tắc bên (lateral fricative); nước (approximant); nước bên (lateral approximant) mà trong đó hai phƣơng thức tắc và xát là chủ đạo bắt gặp ở tất cả các ngôn ngữ. Trong thực tế còn có các âm đƣợc tạo ra bằng cách kết hợp cả phƣơng thức tắc và xát đƣợc gọi là những phụ âm tắc xát (afficative). 13
- Trên cơ sở của hai phƣơng thức cấu âm cơ bản tắc và xát, ngƣời ta còn có thể phân tích chi tiết hơn về ba cách khắc phục chƣớng ngại vật ở khoang cấu âm: a) có sự tham gia của dây thanh hay không, ta có các phụ âm vô thanh và hữu thanh; b) lối thoát của luồng hơi đi ra qua miệng hay qua mũi ta có phụ âm tắc nổ hay tắc vang và c) luồng hơi thoát ra theo chính giữa hay hai bên của khoang miệng, chúng ta có các âm xát giữa hay xát bên. Trên cơ sở của các nguyên tắc trên, Hiệp hội ngữ âm học quốc tế đã xây dựng bảng ký hiệu các phụ âm quốc tế IPA làm cơ sở cho việc miêu tả hệ thống phụ âm các ngôn ngữ nói chung. Bảng các ký hiệu phụ âm quốc tế IPA (1993) Thanh Hai Ngạc Hỗu Môi răng Răng Lợi Sau lợi Quặt Mạc Lưỡi con quản (Pulmonic) môi cứng (Glottal (Bilabdent) (Dental) (Alveo) (Postalveo) (Retroflex) (Velar) (Uvu) (Pharyn (Bibl) (Palatal) ) ) Nổ (plosive) p b t d k g q Mũi (Nasal) m n Rung (trill) r Vỗ (tap/ flap) Xát (fricative) s z h Xát bên (Lat. fric) Nƣớc j (approximant) Nƣớc bên (Lat. l approx) 2. Cấu trúc âm tiết và hệ thống phụ âm tiếng Đức 14
- 2.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Đức Giống nhƣ các ngôn ngữ khác, trong tiếng Đức, vị trí hạt nhân hay đỉnh của âm tiết là một nguyên âm (đơn hay đôi). Kết hợp với hạt nhân là các phụ âm hay nhóm phụ âm đứng ở vị trí trước (onset) hay sau (coda) để tạo thành âm tiết. Ở vị trí trƣớc hạt nhân âm tiết có thể tồn tại một phụ âm, tổ hợp hai hoặc nhiều nhất là ba phụ âm. Còn ở vị trí sau hạt nhân có thể tồn tại từ một đến nhiều nhất là tổ hợp năm phụ âm nhƣ sơ đồ dƣới đây: Onset Nguyên âm Coda Ví dụ NA a + NA wie + + NA kla + + + NA spree NA + an NA + + Abt NA + + + Nackt NA + + + + Warmst NA + + + + + Schimpfst 2.2. Hệ thống phụ âm tiếng Đức a. Tiêu chí phân loại Phụ âm (consonant) là những âm đƣợc phát ra bị một cản trở nào đó, nhƣ qua khe hở của dây thanh, sự tiếp xúc của đầu lƣỡi với răng, sự khép chặt của môi …làm cho tiếng phát ra không dễ nghe, không êm tai, có tiếng động, tần số không ổn định. Ví dụ phụ âm /b/, /v/, /f/…So với việc phát âm của nguyên âm thỡ sự phỏt õm của phụ õm khú hơn, cần luyện tập nhiều 15
- mới phát âm đúng đƣợc. Cũn cú những õm vừa cú tớnh chất phụ õm vừa cú tớnh chất nguyờn õm nờn gọi là những bỏn phụ õm (semei - consonant). Trong phân tích đối chiếu để xác định lỗi phát âm, chúng ta cần xác định cơ sở miêu tả ngữ âm. Đặc điểm cơ bản của phụ âm là khi phát âm chúng đƣợc cấu tạo bằng luồng không khí bị cản trở. Sự cản trở này xảy ra ở những mức độ khác nhau. Nói chính xác là sự cản trở diễn ra bằng những cách khác nhau và ở những bộ phận khác nhau của cơ quan phát âm. Việc mô tả và phân loại các phụ âm tiếng Đức căn cứ vào hai tiêu chí là: phương thức cấu âm và vị trớ cấu õm. Tiếng Đức có 21 phụ âm đơn. Các phụ âm này đƣợc miêu tả nhƣ sau: + Căn cứ vào vị trí cấu âm Theo nguyên tắc căn cứ vào bộ phận cản trở không khí xảy ra ở đâu trong hệ thống cơ quan cấu âm, có hàng loạt phụ âm đƣợc gọi theo vị trí cản trở đó trong tiếng Đức. 21 phụ âm đƣợc phân loại theo tiêu chí này, cụ thể là: - Cỏc õm mụi : [m], [b], [p] - Các âm đầu lƣỡi : [t], [d], [s], [z], [v], [f], [], [], [l], [r], [n] - Các âm mặt lƣỡi : [j], [] - Các âm gốc lƣỡi : [g], [k], [], [x] - Cỏc õm thanh hầu : [h]. + Căn cứ vào phương thức cấu âm Dựa vào cách thức phát âm, các phụ âm tiếng Đức lại đƣợc phân chia thành: - Cỏc õm tắc: [p], [b], [t], [d], [g], [k] 16
- Đặc trƣng của phụ âm tắc là có một tiếng nổ sinh ra do luồng không khí từ phổi bị cản trở, rồi phải phá vỡ cái cản trở để phát ra. - Cỏc õm xỏt: [v], [f], [s], [z], [], [], [], [j], [x] Ngƣợc lại với phụ âm tắc, đặc điểm phụ âm xát là do cọ xát, phát sinh do luồng không khí đi ra bị cản trở một phần, khí phải lách qua khe hở để phát ra với sự cọ xát của bộ phận cấu âm. - Cỏc õm xỏt bờn: [l] - Cỏc õm rung: [r] Sự rung là do luồng không khí thoát ra đƣờng miệng bị lƣỡi chặn lại nhƣng sau đó lại đƣợc thoát ra ngay do chỗ chặn đƣợc mở ra, rồi lại bị chặn, rồi mở ra, cứ thế luõn phiờn. - Cỏc õm mũi vang: [m], [n], [] Các phụ âm này có đặc điểm là trong thành phần cấu tạo của chúng tiếng thanh là chính, là cơ sở. - Cỏc õm họng: [h]. Dựa vào hai tiêu chí đã nêu, 21 phụ âm tiếng Đức đƣợc trình bày bằng sơ đồ sau: Vị trí môi đầu lưỡi - lợi ngạc cứng ngạc mền họng (Lab.) (Dent - Alv.) (Pal.) (Vel.) (Glo.) Phương thức sth stl sth stl sth stl sth stl sth stl tắc (Veschl.) b p d t g k trung z s j x tâm xát (zentr.) v f (Enge) biên l (lat.) tắc giữa (interm. Verschl.) r h 17
- mũi (Nas.) m n (Theo Wọngler, H. tr. 33) 18
- 2.3. Miêu tả các nét khu biệt của phụ âm tiếng Đức 2.3.1. Các phụ âm tắc Đối với các PA tắc luồng hơi bị tắc lại hoàn toàn tại một vị trí nào đó trong khoang miệng, do hai môi, đầu lƣỡi hoặc gốc lƣỡi và sau đó luồng hơi đƣợc xả ra với tiếng bật nổ nhẹ. Có 3 cặp PA tắc, mỗi cặp đều gồm một PA vô thanh và một PA hữu thanh. a. /p - b/ - Hai môi mím chặt lại, luồng hơi không thể thoát ra ngoài qua đƣờng mũi hoặc đƣờng miệng nhƣng luồng hơi đƣợc giữ lại trong khoang miệng một khoảng thời gian ngắn. - Khi hai môi mở ra ngay lập tức luồng hơi đƣợc thoát ra ngoài với một tiếng bật nổ nhẹ. - Trƣớc khi hai môi mở ra, các cơ quan phát âm còn lại trong khoang miệng chuẩn bị cấu âm cho âm kế tiếp. b. /t - d/ - Đầu lƣỡi (chứ không phải mặt lƣỡi) ép chặt vào giữa lợi, nhƣng không quá gần với răng cũng không quá gần với ngạc cứng. - Luồng hơi không thể đƣợc thoát ra ngoài qua đƣờng mũi cũng nhƣ qua đƣờng miệng nhƣng luồng hơi đƣợc giữ lại trong khoang miệng trong một thời gian ngắn. - Hai bên lƣỡi ép chặt vào hai bên ngạc vì thế luồng hơi không thể thoát ra theo hai bên lƣỡi. - Khi đầu lƣỡi hạ xuống thấp luồng hơi lập tức từ vị trí chân răng (teeth ridge) thoát ra ngoài với tiếng nổ nhẹ. c. /k - g/ - Gốc lƣỡi ép sát vào ngạc mềm để cho luồng hơi đƣợc giữ lại một thời gian ngắn. 19
- - Khi lƣỡi hạ xuống thấp lập tức luồng hơi từ ngạc mềm đƣợc thoát ra ngoài miệng với một tiếng nổ nhẹ. 2.3.2. Các âm xát Đối với các âm xát luồng hơi từ phổi đi qua một khe hẹp để thoát ra ngoài gây nên sự cọ xát. a. /f - v/ - Ngạc mềm không cho luồng hơi thoát ra ngoài qua đƣờng mũi mà đi qua đƣờng miệng. - Môi dƣới ép xát vào hàm răng trên (upper front teeth). Lúc này tạo nên một khe hẹp và luồng hơi đƣợc thoát ra ngoài qua khe hẹp đó gây ra một sự cọ xát nhẹ. - Lƣỡi không trực tiếp liên quan đến việc tạo ra những âm này nhƣng không phải lƣỡi không có tác dụng gì. Thật ra, lƣỡi giúp cho việc phát âm các âm tiếp theo, ví dụ nhƣ trong /fi:/ lƣỡi sẽ ở vị trí của /i:/; trong /fri:/ lƣỡi sẽ ở vị trí /r/… Sự khác nhau giữa /f/ và /v/ chủ yếu là về thanh tính . /f/ là một phụ âm vô thanh; /v/ là một phụ âm hữu thanh. b. / - j/ - Ngạc mềm tĩnh không cho luồng hơi thoát ra qua đƣờng mũi mà đi qua đƣờng miệng. - Đầu lƣỡi ép sát vào răng trên, tạo ra một khe hẹp, gây ra sự cọ xát khi luồng hơi thoát ra ngoài. - Tiếng động do sự cọ xát gây ra trong trƣờng hợp và không lớn lắm, không bằng s và z. c. /s - z/ - Đầu lƣỡi và mặt lƣỡi ép xát vào lợi. Vị trí gây ra sự cọ xát không ở gần răng mà ở gần ngạc cứng. 20
- - Hai hàm răng xít chặt vào nhau. - Sự cọ xát của hai âm này, đặc biệt là /s/ mạnh hơn rất nhiều so với /f, v, và j / d. / - / - Có sự chẽn hẹp ở giữa đầu lƣỡi và chân lợi (back of the alvelor ridge). - Phía trƣớc lƣỡi cao hơn khi phát âm s và z. - Hai môi hơi tròn. e. /h/ Âm /h/ luôn đứng trƣớc NA. Cách phát âm /h/ nhƣ một luồng hơi đi qua những dây thanh để ngỏ và thoát ra ngoài qua đƣờng miệng rồi chuẩn bị cấu âm NA đứng ngay sau nó. Để phát âm /h/, miệng ở vị trí cấu âm của NA đứng kế ngay sau /h/. Ví dụ khi đứng trƣớc /i:/, miệng ở vị trí cấu âm /i:/, trƣớc /a:/ miệng ở vị trí cấu âm của /a:/. Đồng thời việc chuẩn bị phát âm NA là một luồng hơi ngắn từ phổi thoát ra ngoài /h/ không đƣợc phát âm quá mạnh cũng nhƣ không thể bị bỏ qua. Bởi vì nhiều từ cần có sự phân biệt giữa sự hiện diện và vắng mặt của /h/ . Lý do thứ hai là vì bỏ qua không phát âm /h/ là cách phát âm của những ngƣời chƣa có kỹ năng phát âm đúng. 2.3.3. Các âm mũi Khi cấu âm ba âm mũi, luồng hơi bị giữ lại trong khoang miệng để sau đó đƣợc thoát ra ngoài qua đƣờng mũi. a. /m-n/ - Đối với /m/, hai môi mím chặt vào nhau; đối với /n/ đầu lƣỡi ép chặt với lợi và hai bên lƣỡi cùng ép chặt vào hai bên của ngạc. - Cả hai âm đều hữu thanh và luồng hơi đƣợc thoát qua đƣờng mũi. b. // 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 666 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 247 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 121 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn