intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong hai tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

91
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đưa ra những kết quả đáng tin cậy về đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư về đặc điểm kết cấu truyện ngắn, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện, và đặc điểm về việc sử dụng từ ngữ trong truyện. Trên cơ sở đó, luận văn đóng góp ngữ liệu giúp định vị phong cách nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong hai tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận

  1. Đại học quốc gia Hà nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn ----  ---- LÊ THỊ CÚC KHẢO SÁT NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG HAI TẬP TRUYỆN NGẮN “NGỌN ĐÈN KHÔNG TẮT” VÀ “CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN” LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC MS: 60 22 01 Người hướng dẫn: GS.TS Hoàng Trọng Phiến HÀ NỘI - 2008 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính thời sự So với nhiều thể loại văn xuôi nghệ thuật, truyện ngắn Việt Nam những năm gần đây là thể loại phát triển nhanh và có nhiều thành tựu nhất. Sự phát triển về mặt số lượng đồng nghĩa với sự xuất hiện thêm ngày càng nhiều những gương mặt mới. Truyện ngắn được nhiều người tìm đọc cho chúng ta một nhận định rằng tuy người viết mới xuất hiện nhưng những nỗ lực sáng tạo của họ đã nhanh chóng thuyết phục được độc giả. Trong số những nhà văn trẻ xuất hiện đầu thế kỉ 21, Nguyễn Ngọc Tư là một tác giả tiêu biểu góp phần làm thay đổi diện mạo truyện ngắn trong thế kỉ này. Nguyễn Ngọc Tư được biết đến không chỉ do sức viết khoẻ mà còn ở mức độ trưởng thành trong phong cách viết. Năm 2005 tác phẩm “Cánh đồng bất tận” của chị đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, trở thành hiện tượng văn học của năm 2006. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã nhanh chóng gây sự chú ý, thu hút đối với độc giả và giới phê bình. Có ý kiến cho rằng truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư hấp dẫn độc giả ở cái đẹp dân dã, mộc mạc mang tính địa phương được thể hiện hết sức tinh tế. Chính cái đẹp ấy đã gợi lên trong lòng người xa xứ nỗi nhớ quê hương da diết. Cũng chính cái đẹp ấy lại khiến những người chưa một lần đặt chân đến vùng đất của Nguyễn Ngọc Tư phải tò mò tìm đến. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư còn hấp dẫn bởi chất Nam bộ thấm đẫm trong ngôn ngữ tác phẩm khiến cho không gian Nam bộ hiện lên chân thực và sống động tới mức "rưng rưng từng con chữ”. Sự lạ hoá kết cấu văn bản cũng làm tăng hiệu quả của lối kể chuyện dung dị, hấp dẫn rất Nguyễn Ngọc Tư. Đã có một số công trình bắt đầu nghiên cứu thế giới nghệ thuật và phong cách của Nguyễn Ngọc Tư như khoá luận tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ của Trần Thị Thu Hảo, năm 2006: “Ngôn ngữ đối thoại trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo", và của Hoàng Thị Thanh, năm 2007: “Khảo sát phương ngữ Nam bộ 2
  3. trong tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư”. Song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt ngôn ngữ đối với các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong hai tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận”, nhằm đem đến một số kiến giải tương đối toàn diện về đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát kết cấu truyện ngắn, ngôn ngữ kể chuyện và cách thức sử dụng từ ngữ Nam bộ trong các tác phẩm của hai tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và Cánh đồng bất tận. Từ đó, bổ sung và luận giải những phê bình của độc giả. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1 Mục đích Luận văn đưa ra những kết quả đáng tin cậy về đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư về đặc điểm kết cấu truyện ngắn, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện, và đặc điểm về việc sử dụng từ ngữ trong truyện. Trên cơ sở đó, luận văn đóng góp ngữ liệu giúp định vị phong cách nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. 2.2 Nhiệm vụ Chúng tôi cần hoàn thành các công việc sau: 1) Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn trên bình diện kết cấu trong sự thống nhất giữa tiêu đề, đoạn văn mở đầu và đoạn văn kết thúc. 2) Khảo sát ngôn ngữ kể chuyện bao gồm: ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện, các phương tiện phi ngôn ngữ, đặc điểm câu văn. 3) Khảo sát đặc điểm sử dụng từ ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. 4) Đưa ra một số kiến giải về phong cách riêng của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. 2.3 Phạm vi nghiên cứu 3
  4. Đối tượng khảo sát của luận văn là hai mươi truyện ngắn trong hai tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận”. Tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đã được trao giải nhất Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20, năm 2000 và tập Cánh đồng bất tận là tập truyện mới nhất và cũng gây ấn tượng nhất tính tới thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 3.1 Phương pháp thống kê Luận văn tiến hành thống kê các bộ phận cơ bản và những đặc trưng cơ bản theo cấu tạo, chức năng và quan hệ của chúng trong truyện ngắn. 3.2 Phương pháp miêu tả Luận văn áp dụng phương pháp miêu tả để phân tích các đặc điểm về hình thức, nội dụng, chức năng và quan hệ của các bộ phận cơ bản làm nên diện mạo ngôn ngữ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời khái quát những đặc trưng được coi là cơ bản nhất trong ngôn ngữ truyện ngắn. 3.3 Phương pháp phân tích tu từ Chúng tôi sử dụng phương pháp tu từ nhằm làm rõ hiệu quả của việc sử dụng linh hoạt các điểm nhìn trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp ta thấy rõ giá trị của việc thay thế, cải biến các ngữ khí từ trong phương ngữ Nam bộ với ngữ khí từ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân. 4. Đóng góp của luận văn Lần đầu tiên, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được khảo sát chi tiết về nghệ thuật biểu hiện ngôn từ. Giúp người đọc cảm nhận một cách trọn vẹn cái hay trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, từ hình thức (kết cấu tác phẩm) đến ngôn ngữ kể chuyện và từ ngữ - thành tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Chúng tôi coi ngôn ngữ kể chuyện là một yếu tố quan trọng trong việc biểu đạt chủ đề tưởng của tác phẩm. Từ đó, chúng tôi chỉ ra sự sáng tạo trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. 4
  5. Chúng tôi cho rằng chính việc sử dụng phương ngữ một cách sáng tạo đã góp phần tạo lên một phong cách rất riêng của Nguyễn Ngọc Tư. Điều này không chỉ cho thấy tài năng của tác giả mà còn chứng minh khả năng biểu đạt cũng như giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, đặc biệt là phương ngữ khi được đặt đúng vị trí của nó. 5. Vài nét về tác giả và tác phẩm 5.1 Nguyễn Ngọc Tư Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1977 tại vùng đất Mũi Cà Mau. Hiện nay, Nguyễn Ngọc Tư là hội viên hội nhà văn Việt Nam và là biên tập viên Tạp chí Bán đảo Cà Mau. Truyện của Nguyễn Ngọc Tư như những bức tranh sống động về thiên nhiên về cuộc sống của người dân Nam bộ với những dòng sông, những kênh rạch chằng chịt bao quanh cánh đồng, với những người dân vùng sông nước giàu tình cảm. Từng trang văn đều mang hơi thở rất riêng, tiếng nói riêng của người Nam bộ. Nếu mọi người coi văn của Nguyễn Ngọc Tư như là món “đặc sản đồng bằng Sông Cửu Long” thì đối với nhà văn, đó chỉ như một trái sầu riêng - thứ trái khó tính chỉ hợp khẩu vị với từng người. Nguyễn Ngọc Tư không muốn đánh bóng trang văn cũng không cố gắng cầu kì trong cách viết. Tất cả hiện lên trên trang giấy mộc mạc dung dị như chính cuộc sống đang diễn ra rất thực trên vùng sông nước Cửu Long. Nguyễn Ngọc Tư mới chỉ viết nhiều ở thể loại truyện ngắn. Trong truyện ngắn của mình, chị kể những câu chuyện gia đình, những câu chuyện xã hội đương thời, của làng, của xã, của huyện trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Song chính những câu chuyện dung dị ấy lại làm lên một phong cách Nguyễn Ngọc Tư không thể trộn lẫn. 5.2 Các tập truyện đã xuất bản - Ngọn đèn không tắt, (tập truyện, Nxb Trẻ, 2000) - Ông ngoại, (tập truyện thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, 2001); Biển người mênh mông (tập truyện (tập truyện, Nxb Kim Đồng, 2003) - Giao thừa (tập truyện, Nxb Trẻ, 2003) 5
  6. - Nước chảy mây trôi (tập truyện và kí, Nxb Văn nghệ Tp. HCM, 2004) - Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện, Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2005). 5.3 Giải thưởng - Giải nhất, Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần 2 năm 2000- với tập truyện Ngọn đèn không tắt. - Giải B, Hội nhà văn Việt Nam năm 2001, với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt. - Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ, Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2000, tập truyện Ngọn đèn không tắt . - Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 do Trung ương Đoàn trao tặng. - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2005. - Giải “Hiện tượng văn học năm 2006”, với tác phẩm “Cánh đồng bất tận”. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1: Kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Chương 2: Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Chương 3: Đặc điểm sử dụng từ ngữ Nam bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 6
  7. CHƯƠNG 1: KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 1.1 TIỂU DẪN Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của NNT là hướng đi từ hình thức ngôn từ đến nội dung của truyện. Ngôn ngữ truyện ngắn là một cấu trúc nghệ thuật. Đơn vị của nó không phải đơn giản là chữ là câu là lời mà còn là hình thức biểu hiện của người nói, người nghe trong một kiểu giao tiếp, gắn liền với một mô hình tự sự, có một giọng điệu nhất định. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu ngôn ngữ truyện ngắn người ta nên chú ý đến hình thức ngôn từ và hình thức ở đây không chỉ dừng lại ở những câu chữ tài tình riêng lẻ mà phải nhìn cho ra được những hình thức, những kiểu tổ chức văn bản. Để làm cơ sở cho việc khảo sát, chúng tôi trình bày một số kiến giải về kết cấu tác phẩm truyện ngắn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể bên trong của tác phẩm. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật; kết cấu phải đảm nhiệm chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề tư tưởng của tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn cùa tác phẩm như một hiện tượng thẩm mỹ”. [45] Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường không được kết cấu theo trình tự thời gian tuyến tính mà kết cấu theo tâm lí của nhân vật trong truyện tại một thời điểm sự kiện đang diễn ra. Chẳng hạn, truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” được kết cấu theo lối vào ngay tình huống diễn ra cảnh cô gái điếm tên Sương bị đánh ghen, hai chị em 7
  8. Nương-Điền đã cứu Sương thoát khỏi đám người đánh hội đồng và họ chuyển đến một cánh đồng mới. Ngay sau khi bình phục, Sương lại quyến rũ người cha của hai đứa trẻ nhưng không thành công. Để động viên, an ủi Sương, hai đứa trẻ đã kể cho Sương biết lí do tại sao cha không chấp nhận Sương: “Tôi buộc phải kể câu chuyện của chúng tôi để chị không phải ray rứt gì với thân phận làm đĩ”. Và tiếp ngay sau đó, câu chuyện được kể theo những cảm nhận của nhân vật xưng “tôi” về tâm lí của cha mình. Những thay đổi về tâm lí của người cha đã đẩy hai đứa trẻ đến tột cùng của sự bất hạnh rồi kết thúc. Tổ chức kết cấu phải làm cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ các bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất, đặc biệt là các thành phần cơ bản của truyện ngắn như: tiêu đề, đoạn văn mở đầu và đoạn văn kết thúc. Các bộ phận của tác phẩm được gắn kết với nhau trong mối liên hệ trực tiếp với chủ đề. Mỗi bộ phận có một giá trị và chức năng riêng nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau để cùng có được một giá trị nội dung trọn vẹn. Vì lẽ đó, chúng tôi giới hạn việc nghiên cứu kết cấu truyện ngắn ở các bộ phận cơ bản là tiêu đề, đoạn văn mở đầu và đoạn văn kết thúc trong tác phẩm. Đó là các bộ phận cần yếu của kết cấu truyện ngắn. Một tiêu đề hấp dẫn sẽ gây chú ý và giữ độc giả lại với tác phẩm. Một đoạn mở đầu ấn tượng sẽ kích thích trí tò mò của độc giả muốn khám phá những đoạn văn kế tiếp. Một đoạn văn kết thúc hay không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn chỉnh nội dung, tổng kết chủ đề, mà nó còn chứa đựng thông điệp của nhà văn. 1.2 TIÊU ĐỀ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NNT 1.2.1 Đặc điểm về hình thức của tiêu đề Tiêu đề truyện ngắn nói riêng và tiêu đề văn bản nói chung là phần không thể thiếu được trong cấu trúc của một văn bản. Tiêu đề “có sức mạnh định giới văn bản và tạo ra sự hoàn chỉnh cho văn bản. Nó không chỉ là tín hiệu hướng sự chú ý của người đọc vào cách trình bày tư tưởng đã dự báo mà còn đặt ra khuôn khổ cho sự trình bày ấy” [trích theo 3, 152]. 8
  9. Theo Trịnh Sâm, một tiêu đề lí tưởng phải là một tiêu đề gợi mở nhiều nhất những khả năng liên tưởng để kích thích và phát huy sức tưởng tượng của độc giả theo hướng có lợi cho sức hấp dẫn của tác phẩm. [35,160] 1.2.1.1 Xét theo số lượng âm tiết Tiêu đề truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường ngắn gọn. Trong hai mươi tiêu đề được khảo sát thì có tới sáu tiêu đề gồm hai âm tiết, chiếm 30% như: Có xanh, Ngổn ngang, Cải ơi, ...: mười một tiêu đề gồm bốn âm tiết, chiếm 55% như: Ngọn đèn không tắt, Hiu hiu gió bấc, Cá, ...; hai tiêu đề gồm ba âm tiết: Huệ lấy chồng, Chuyện của Điệp; chỉ có duy nhất một tiêu đề gồm năm âm tiết: Lý con sáo sang sông. 1.2.1.2 Xét theo cấu tạo ngữ pháp Tiêu đề truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có cấu tạo rất đa dạng. a) Tiêu đề có hình thức là một từ Xét về mặt từ loại, tiêu đề có hình thức là một từ thường do các danh từ, hoặc tính từ đảm nhiệm. Các danh từ sử dụng ở tiêu đề chủ yếu là những từ chỉ sự vật được nói đến trong tác phẩm, người đọc có thể dễ dàng nhận ra sự vật ấy trong phần nội dung của tác phẩm. Tuy nhiên, tính từ sử dụng ở tiêu đề, do đặc trưng của từ loại chỉ trạng thái tính chất của người hoặc sự vật nên nó mang tính khái quát cao, cần đến sự liên tưởng của người đọc. Ví dụ (1): “Ngổn ngang” là câu chuyện của cô gái làm báo tên Viên, cô mải mê với công việc làm báo của mình. Cô quan tâm tới mọi ngõ ngách của đời người, nhưng lại không quan tâm tới bạn thân mình, nên để mất tình yêu, tình bạn. Để rồi đến khi nhận ra: “Tôi tự dưng thèm được yêu thương ai đó để chia sẻ dìu dắt nhau đi trên con đường đời ngổn ngang mà vì một nỗi đam mê nào đó tôi đã đánh mất rất nhiều.” [5. N.N]. Như vậy, mãi đến đoạn kết của truyện người đọc mới gặp được từ “ngổn ngang” làm định ngữ cho danh từ “đường đời”, nhưng trong toàn bộ câu chuyện, tác giả đã cho thấy sự ngổn ngang của cuộc sống mà cô gái trẻ tên Viên đã trải qua. b) Tiêu đề có hình thức là một cụm từ. 9
  10. Về bản chất, tiêu đề là một cụm từ có đầy đủ cả ba loại: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Ví dụ (2): Tiêu đề có hình thức là một cụm danh từ. Tiêu đề “Một trái tim khô”, là một cụm danh từ có hai thành tố: thành tố trung tâm là một danh từ chỉ bộ phận cơ thể người (trái tim); thành tố phụ sau là một tính từ chỉ tính chất (khô), có chức năng làm định ngữ cho thành tố trung tâm. Tiêu đề là một cụm danh từ thường có ý nghĩa xác định, mang tính tường minh, giúp người đọc dễ dàng lĩnh hội, nắm bắt cái chủ chốt mà tác giả sẽ đề cập đến trong tác phẩm. So với loại tiêu đề có hình thức là một từ, tiêu đề có hình thức là một cụm từ có ý nghĩa xác định hơn, mức độ độc lập cao hơn, mức độ khái quát cao hơn và mang tính định danh. c) Tiêu đề có hình thức là một câu Có thể là tên một ca khúc như: Lý con sáo sang sông, hoặc là một lời gọi như: Cải ơi, Cũng có khi là một câu đơn như: Ngọn đèn không tắt, Nỗi buồn rất lạ, ... Những tiêu đề có hình thức là một câu thường là câu đơn đầy đủ hai thành phần chủ - vị. Về ý nghĩa, những tiêu đề này là một thông báo trọn vẹn, có tính khái quát chủ đề. Những thông báo này là tiền đề quan trọng giúp người đọc nắm bắt chủ đề của tác phẩm dễ dàng hơn. Bảng 1.1: Đặc điểm hình thức của tiêu đề Đặc điểm Kiểu tiêu đề Số lượng Tỉ lệ TĐ gồm 2 âm tiết 6 30% Xét theo số TĐ gồm 3 âm tiết 2 10% lượng âm tiết TĐ gồm 4 âm tiết 11 55% TĐ gồm 5 âm tiết 1 5% Xét theo cấu TĐ là một từ 3 15% tạo ngữ pháp TĐ là một cụm từ 11 55% TĐ là một câu 6 30% Nhìn chung, tiêu đề trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường có số lượng âm tiết rất ít (nhiều nhất là năm âm tiết), điều này phù hợp với thể 10
  11. loại truyện ngắn “có tính ngắn gọn và khái quát cao”. Về mặt cấu tạo ngữ pháp, các tiêu đề trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường có kết cấu rất đơn giản nhưng đa dạng về hình thức biểu hiện và ấn tượng về nội dung. 1.2.2 Đặc điểm về nội dung của tiêu đề Tiêu đề của văn bản thể hiện ý đồ chủ đạo, tư tưởng của người tạo ra văn bản. Tiêu đề có khả năng nêu lên nội dung cơ bản của văn bản và đảm nhận những chức năng nhất định. Tiêu đề chứa trong bản thân nó sự triển khai chủ đề quan trọng nhất, nó đề xuất cái chủ chốt định ra toàn bộ cơ cấu chuyện kể. Đối với truyện ngắn, việc xác định tiêu đề cho mỗi truyện là một công việc hết sức công phu. Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Sâm (35) thì một tiêu đề hay phải có sự tương hợp với nội dung tác phẩm. Tuy nhiên, sự tương hợp hay bất tương hợp (có thể chấp nhận được) giữa ý nghĩa của tiêu đề với nội dung văn bản lại tuỳ thuộc rất nhiều vào đặc điểm phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản. Đối với những văn bản phi nghệ thuật, người đọc dễ dàng so sánh đối chiếu giữa những gì được nêu ở tiêu đề với những gì được giải thích, chứng minh trong văn bản. Còn trong phong cách nghệ thuật mức độ bất tương hợp là có thể xảy ra trong các trường hợp tác giả muốn sử dụng tiêu đề như một ẩn dụ. Chẳng hạn, tương ứng với tiêu đề “Thương quá rau răm" là câu chuyện về một bác sĩ trẻ về cù lao Mút Cà Tha làm tình nguyện. Chàng trai luôn cảm thấy buồn chán, cô đơn, mặc dù người dân cù lao, đặc biệt cô con gái ông trưởng ấp đã hết lòng quan tâm, chăm sóc. Cuối cùng chàng trai đã ra đi không một lời từ biệt để lại sự mất mát, thiệt thòi rất lớn cho người dân cù lao. Nhưng có lẽ không có nỗi mất mát, hụt hẫng nào lớn bằng sự trống trải trong lòng cô gái đang yêu. Nội dung của truyện khiến người đọc liên tưởng đến câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời - Rau răm ở lại...”. 1.2.3 Chức năng của tiêu đề trong tác phẩm Tiêu đề có khả năng nêu lên nội dung cơ bản của văn bản và đảm nhận những chức năng nhất định. I.R. Galperin cho rằng tiêu đề “có hai chức năng: định danh (tường minh) và dự báo (tàng ẩn)” [trích theo 3, 152]. 11
  12. 1.2.3.1 Chức năng định danh của tiêu đề Chức năng định danh (tường minh) thường được thể hiện rõ nét nhất ở những tiêu đề đặt theo lối “biểu trưng” hay “chủ ngôn”. Tiêu đề mang tính “biểu trưng” khi nó chứa đựng cho nội dung toàn văn bản hoặc một đoạn văn trong văn bản. Trong tương quan với toàn văn bản có thể nói tiêu đề là phần nêu, phần đề, phần còn lại của văn bản là phần báo, phần thuyết. Chẳng hạn, tiêu đề “Chuyện của Điệp” thông báo rằng câu chuyện này sẽ kể về nhân vật tên Điệp. Và sự thực trong nội dung truyện đã kể về Điệp từ hình dáng, tính cách, gia cảnh, nghề nghiệp, thói quen, đến mối quan hệ và cách ứng xử của cô. Tiêu đề mang tính “chủ ngôn” là khi tác giả sáng tạo ra nó với đầy đủ dấu ấn cá tính của mình. Đối với một số tác giả có bản lĩnh thì thông qua một số tiêu đề, có thể ghi nhận những nét độc đáo về phong cách cá nhân của họ. Tiêu đề truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đa phần được đặt theo lối chủ ngôn như: Duyên phận So Le, Biển người mênh mông, Cánh đồng bất tận, ... Chức năng định danh của tiêu đề giúp người đọc nắm được ngay chủ đề tư tưởng của tác phẩm khi tiếp nhận tiêu đề. Phần nội dung có nhiệm vụ triển khai phần đã nêu trên tiêu đề. 1.2.3.2 Chức năng dự báo của tiêu đề Chức năng dự báo (tàng ẩn) thường được thể hiện ở những tiêu đề đặt theo lối “khách ngôn”. Tiêu đề mang tính “khách ngôn” khi nó được trích dẫn từ một phát ngôn hoặc một bộ phận của phát ngôn đã có sẵn trong xã hội, tồn tại khách quan ngoài sự sáng tạo riêng tư của người phát ngôn. Nguồn trích dẫn này rất phong phú và đa dạng. Nó có thể từ nguồn văn học dân gian, từ một văn bản khác, hoặc từ một câu tuyên ngôn nổi tiếng nào đó. Phần trích dẫn có thể vẫn được giữ nguyên dạng hoặc chỉ lấy ra một vài thành tố và được chủ ngôn hoá. Chẳng hạn, tiêu đề “Lý con sáo sang sông”, được trích dẫn nguyên vẹn từ tiêu đề của một bài hát. Câu chuyện kể về việc lấy chồng của cô gái tên 12
  13. Thà - người yêu của Phi. Vì hoàn cảnh khó khăn mà Phi đành để người yêu đi lấy chồng trong nỗi tiếc nuối, xót xa. Trong lúc buồn chán nhất anh đã hát ca khúc “Lý con sáo sang sông”, như lời tiễn biệt cho một cuộc tình dở dang của mình. Hay, tiêu đề “Thương quá rau răm” có một phần của tiêu đề (rau răm) nằm trong câu ca dao rất quen thuộc: Gió đưa cây cải về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”. Trong câu ca dao này “cây cải” và “rau răm” là hình ảnh ẩn dụ cho chàng trai và cô gái. Chàng trai sau khi chiếm được cả tâm hồn và thể xác cô gái đã “quất ngựa truy phong” để lại cô gái với nỗi đau khổ tột cùng. Nội dung của truyện ngắn cũng đề cập đến sự ra đi của anh chàng bác sĩ trẻ tuổi, để lại nỗi trống trải, nỗi nhớ thương da diết trong lòng cô gái trẻ ở cù lao Mút Cà Tha. Phân tích ta thấy, tiêu đề được đặt theo lối khách ngôn không mang chức năng định danh (không tường minh) mà tiềm ẩn trong nó khả năng dự báo. 1.3 ĐOẠN VĂN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NNT 1.3.1 Đặc điểm hình thức của đoạn văn mở đầu Đoạn văn mở đầu là đoạn văn nằm ở phần đầu của văn bản nên nó sẽ có những hình thức và cấu tạo sao cho phù hợp với văn bản, với ý đồ, mục đích của văn bản cũng như của tác giả khi tạo ra văn bản. Xét về phương diện hình thức, có thể chia đoạn văn mở đầu thành hai loại: đoạn văn đơn thoại và đoạn văn đối thoại 1.3.1,1 Đặc điểm hình thức của đoạn văn mở đầu đơn thoại Xét về dạng thức tồn tại, đoạn văn mở đầu đơn thoại có hai kiểu: đoạn văn bình thường và đoạn văn đặc biệt. a) Đoạn văn bình thường Đoạn văn bình thường là đoạn văn từ hai câu trở lên tạo thành, biểu thị một nội dung tương đối hoàn chỉnh, mang những đặc điểm cơ bản của đoạn văn nói chung, làm cơ sở để tạo lập văn bản. Xét theo cấu tạo ngữ pháp của câu, đoạn văn bình thường có thể chỉ gồm thuần nhất một kiểu câu nhưng cũng có thể xen kẽ nhiều kiểu câu. Đoạn văn gồm các câu ghép và câu mở rộng thành phần. 13
  14. Câu ghép trong đoạn văn mở đầu thường có đặc điểm là chứa hai thành phần mở rộng, đó là định ngữ và trạng ngữ. Ví dụ (3): “Năm Hậu ba mươi chín tuổi, Hậu gặp một chuyện ly kỳ, chạng vạng trên đường về nhà, qua cua Bún Bò, Hậu bị đâm. Thằng cha này giết người mà nhát hít, nhắm mắt đâm hai nhát nhưng chỉ ngoáy trúng bả vai.” [19. M.T.T.K] Phần định ngữ (phần gạch chân) trong những ví dụ trên có thể tách ra thành một câu văn khác. Tuy nhiên, tác giả đã để thành phần đó ở vị trí của một định ngữ cho thành phần trước nó. Bằng cách này, tác giả có thể khai triển tối đa nội dung thông tin trung tâm của câu và mở rộng trường liên tưởng cũng như tạo sự liên kết chặt chẽ cho văn bản. Đây là một cách cấu tạo văn bản mang tính chủ quan. Câu mở rộng thành phần định ngữ được sử dụng rất phổ biến, không chỉ ở đoạn văn mở đầu mà có mặt trong các đoạn văn khác, đó là một đặc trưng nổi bật trong văn phong của Nguyễn Ngọc Tư. Câu mở rộng thành phần trạng ngữ. Ví dụ (4): “Chỗ sân ấy hồi hè tụi con nít còn cò cò, u hơi, vậy mà mới vài ba trận mưa mùa đã mênh mông nước. Rồi bèo lấm tấm xanh, rau ngổ, rau muống mọc đầy, vươn những cái ngọn non nhuốt, trắng phau phau. Từ ngoài đường vào khu nhà thuê chỉ còn một lối nhỏ lát gạch Tàu rêu trơn tuột. Dặn hoài, nhưng đêm qua ông già Sáu Đèo lại trợt chân. [15. B.N.M.M] Trong ví dụ trên trạng ngữ còn được sử dụng để nêu thông tin chính trong câu, là hoàn xảy ra cho hành động trượt chân của nhân vật ông Sáu Đèo. Việc sử dụng câu ghép, câu mở rộng thành phần trước hết phản ánh nhận thức của tác giả đối với hiện thực khách quan. Trong những đoạn văn mở đầu này, giữa các câu ghép, câu mở rộng thành phần luôn có sự 14
  15. liên kết chặt chẽ với nhau. Vì thành phần phụ, bên cạnh chức năng bổ sung ý nghĩa cho câu, chúng còn có chức năng liên kết văn bản. Đoạn văn mở đầu là hai câu đơn tồn tại. Ví dụ (5): “Chỗ đất đó người ta tính xây một nhà bảo tàng truyền thống. Trước khi xây, cỏ chỉ với cỏ ống kéo lại mọc xanh chơi.” [2. C.X] Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu câu với một thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn phiếm định “chỗ đất ấy”. Về mặt tiếp nhận văn bản, cách vào đề rất tự nhiên, làm như người đọc đã biết trước về chỗ đất đó ở đâu hay như thế nào rồi, làm cho khoảng cách giữa người đọc và tác giả được rút ngắn lại. Về mặt từ ngữ, tổ hợp có chứa chỉ định từ đó trong câu văn mở đầu không thể quy chiếu theo cách hồi chiếu thông thường (chiếu vào câu trước) mà sử dụng cách khứ chiếu (chiếu vào những câu kế tiếp hoặc trong những đoạn văn tiếp theo) như cách Nam Cao mở đầu tác phẩm “Chí Phèo”: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi... A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn, để ra cái thằng Chí Phèo!” (Nam Cao, Chí Phèo). Đại từ hắn đã được khứ chiếu vào từ được thay thế là Chí Phèo ở những câu văn tiếp theo, tạo ra tính tự nhiên và sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm. b) Đoạn văn mở đầu đặc biệt Đoạn văn mở đầu có hình thức đặc biệt trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là đoạn văn chỉ do một câu tạo thành. Đoạn văn này chỉ xuất hiện trong 2/20 truyện ngắn chiếm 10% trong tổng số đoạn văn được khảo sát. Ví dụ (6): “Vậy là ông Tư Đờ, giám đốc công ty xuất nhập khẩu bị bắt rồi.” [3. N.B.R.L] Đoạn văn mở đầu có hình thức như một câu kết luận hơn là một câu mở đầu. Tác giả đã vào đề một cách đơn giản như kể một chuyện phiếm trước đám đông. Chỉ một câu nhưng lại chứa đầy đủ thông tin về một con người. Ai? Ông Tư Đờ. Làm gì? Làm giám đốc. Ở đâu? Công ty xuất nhập khẩu. Tình trạng hiện nay? Đã bị bắt. Tuy thông tin về một con người trong một 15
  16. hoàn cảnh nhất định đã đầy đủ nhưng điều khiến người đọc quan tâm là: Làm sao ông ấy bị bắt? và việc ông ấy bị bắt có liên quan đến ai? Như vậy, cách mở đầu đó ngay lập tức đã hoàn thành nhiệm vụ của nó là khơi gợi trí tò mò của độc giả, khiến người đọc hăm hở khám phá câu chuyện được kể sau đó. 1.3.1.2 Đặc điểm hình thức của đoạn văn mở đầu đối thoại a) Xét theo số lượng lượt lời Lượt lời là đơn vị cơ bản của hội thoại. “Đó là một lần nói xong của một người trong khi những người khác không nói, để rồi đến lượt một người tiếp theo nói”. [5,78]. Sự luân phiên lượt lời trở thành nguyên lí của hội thoại. Cơ chế của sự luân phiên lượt lời là sự trao lời và đáp lời của các nhân vật tham gia đối thoại. Sự trao đáp của các nhân vật có thể diễn ra trong hai lượt hoặc hơn hai lượt. Mỗi lượt có thể gồm một câu hoặc nhiều câu. Số lượng các lượt lời ở đoạn thoại mở truyện phụ thuộc vào chủ đề của đoạn thoại. Trong đoạn văn mở đầu đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường chỉ có hai lượt lời thậm chí có đoạn văn mở đầu chỉ có một lượt lời. Đoạn thoại có hai lượt lời Ví dụ (7): “Đoàn ca múa nhạc giải tán, thằng Quách Phú Thàn dẫn ông già Năm Nhỏ về ngã ba Sương. Thàn có nhỏ bồ quen bán quán ở đó. Con nhỏ tên Diếm Thương, nghe hay, mà khuôn mặt cũng hay, không đẹp nhưng bình thản, lạnh trơ, vui buồn không ra, đó ai biết nó nghĩ gì. Nó hất mái tóc nhuộm vàng hoe chơm chởm như rễ tre, nhìn hai người, cười héo hắt. “Ăn bám mà kéo theo cả bầy”. Thàn cười hề hề, bảo “Ông Năm, bạn anh. Dễ thương lắm.” [7.C.Ơ] Trong đoạn văn đối thoại trên có hai lượt lời, một lượt lời của Diễm Thương và một lượt lời của Thàn. Như vậy, xét về cấu tạo, một đoạn thoại tối thiểu phải có hai lượt lời của hai nhân vật tham gia đối thoại. Tuy nhiên, trong đoạn thoại mở đầu truyện ngắn, cá biệt vẫn có trường hợp chỉ có một lượt lời duy nhất. Đoạn thoại có một lượt lời 16
  17. Ví dụ (8): “Khoa gọi điện thoại cho tôi từ phòng lab: hình xong rồi, đã lắm. Mầy kiếm đâu ra ông già ngon vậy?” [11. C.N.K.K] Đoạn văn mở đầu này chỉ chứa lời thoại của nhân vật Khoa, người rửa ảnh. Đây là cuộc thoại chỉ có thông tin một chiều không có lời đáp của đối tượng nhận tin. Lời thoại này bộc lộ sự ngạc nhiên xen lẫn sự ngưỡng mộ của nhân vật Khoa trước những tấm ảnh chụp hình một ông già mà anh ta vừa rửa. Để trả lời câu hỏi “Mày kiếm đâu đâu ra ông già ngon vậy?” là cả một vấn đề nên đối tượng nhận tin không thể trả lời trong một câu qua điện thoại mà phải đến tận nơi. Cách mở truyện như thế đã hấp dẫn người đọc, buộc họ phải theo dõi truyện để tìm ra lời giải cho câu hỏi bên trên. b) Xét theo số lượng cặp thoại Trong hội thoại, các lượt lời luôn có mối quan hệ với nhau: lượt lời này kéo theo lượt lời kia, lượt lời kia quy định giá trị của lượt lời này. Do đó có khái niệm cặp thoại. Cặp thoại là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa hai lượt lời được thể hiện trực tiếp qua mối quan hệ giữa các phát ngôn. Đó là các kiểu quan hệ như: hỏi - hỏi; hỏi - trả lời; chào - chào; đề nghị - đáp ứng; đề nghị - từ chối. Khảo sát đoạn thoại mở truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi thấy, đoạn thoại mở truyện trong truyện ngắn của chị thường chỉ có một cặp thoại. Ví dụ (9): “... Nên nghe râm ran chị Hảo để lòng thương anh, má chị kêu trời, “bộ hết người rồi sao, con. Cái thằng mê cờ tới mất mất vợ, không sợ?”. Không, chị Hảo nghiêm nghị, cờ tướng là loại cờ tao nhã chỉ dành cho quân tử, có gì mà sợ. Mê rượu, mê gái mới ghê. chỉ sợ người ta không thương mình. Má chị định càm ràm nữa thì chị đã quay lưng ra quán mất rồi.” [8. T.Q.R.R] Trong ví dụ trên, đoạn văn mở đầu có một cặp thoại có quan hệ: hỏi - trả lời diễn ra giữa mẹ chị Hảo và chị Hảo. c) Xét theo số lượng vai thoại Vai thoại là chủ thể của lời thoại, là các nhân vật tham gia hội thoại. Trong hội thoại bao giờ cũng có sự tương tác giữa các nhân vật tham gia đối 17
  18. thoại. Đó là sự tương tác bằng lời thoại giữa các nhân vật qua sự luân phiên lượt lời. Khi đoạn thoại gồm lời thoại của hai nhân vật, ta có song thoại; khi đoạn thoại gồm lời thoại của ba nhân vật, ta có tam thoại; khi đoạn thoại gồm lời thoại của nhiều nhân vật, ta có đa thoại. Khảo sát cho thấy, đoạn văn mở đầu đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu là song thoại. Ví dụ (10): “Mùa chướng xô cửa đất Phương Điền. Nửa đêm cả nhà tôi tốc mùng ngồi nghe tiếng ngói dịch lắc cắc, rờn rợn trên trên mái nhà phía đông Nhân Phủ. Má tôi mở cửa sổ, kêu vọng qua bên đó, “Thằng Tứ Hải đem mấy đứa nhỏ qua ngủ với má con tao nè. Để không may ngói rớt trúng đầu, tội nghiệp tụi nó lắm nghen”. Dứt tiếng thì cái đầu tóc ngái ngủ bù xù của ông chủ trẻ “Nhân Phủ” lù lù trước sân, tay là con Tha, chị Thể vợ anh dắt con Tho đi sau, thả hai đứa nhỏ vô mùng tôi, anh làu bàu “Cha, điệu này biết nhà mình có qua được mùa gió nầy không đây, Út Nhỏ?” [12. N.C] Trong đoạn văn mở đầu đối thoại trên, có sáu nhân vật đã xuất hiện, nhưng chỉ có hai người tham gia hội thoại, là chủ thể của những lời được nói ra nên chỉ có hai vai thoại. Đó là vai “má tôi” và vai Tứ Hải. Bảng 1.2: Đặc điểm hình thức các đoạn văn mở đầu Đặc điểm Kiểu đoạn văn SL Tỉ lệ Bình thường ĐV có câu ghép và câu mở 4/13 30% Đơn rộng thoại ĐV có câu đơn và câu ghép 8/13 62% ĐV có các câu đơn 1/13 8% Đặc biệt ĐV có một câu ghép 1/2 50% ĐV có một câu đơn mở rộng 1/2 50% SL lượt lời Đoạn thoại có 2 lượt lời 3/5 60% Đối Đoạn thoại có 1 lượt lời 2/5 40% thoại SL cặp thoại Đoạn thoại có 1 cặp thoại 5/5 100% SL vai thoại Đoạn song thoại 4/5 80% Đoạn đơn thoại 1/5 20% Như vậy, đặc điểm chính về hình thức của đoạn văn mở đầu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là đoạn văn mở đầu truyện ngắn có hai loại: đoạn văn đơn thoại và đoạn văn đối thoại. Mỗi loại đều mang những đặc điểm hình 18
  19. thức nhất định. Trong đoạn đơn thoại có hai hình thức: đoạn văn bình thường và đoạn văn đặc biệt. Tuy nhiên, đặc trưng chung nhất của đoạn văn mở đầu là ngắn gọn, cô đọng và dồn nén thông tin. 1.3.2 Đặc điểm nội dung của đoạn văn mở đầu Việc xem xét đặc điểm nội dung của đoạn văn mở đầu truyện ngắn chỉ được nhìn nhận một cách đầy đủ đối với những đoạn văn hoàn chỉnh về hình thức. Vì thế, những đoạn văn có hình thức đặc biệt không phải là đối tượng được xem xét về mặt nội dung. 1.3.2.1 Đặc điểm nội dung của đoạn văn mở đầu đơn thoại a) Xét theo câu chủ đề Câu chủ đề là những câu mang thông tin chính, định hướng cho sự phát triển của đoạn văn. Đoạn văn có câu chủ đề Ở loại cấu trúc này, câu chủ đề đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Căn cứ vào vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn ta có đoạn văn diễn dịch hoặc đoạn văn quy nạp. Đoạn văn diễn dịch, là đoạn có câu chủ đề đứng ở vị trí mở đoạn, các câu tiếp theo triển khai nội dung câu chủ đề. Đoạn văn quy nạp, là đoạn văn có câu chủ đề đứng ở vị trí cuối đoạn, thâu tóm nội dung đã trình bày ở các câu mở đoạn. Những đoạn văn có hình thức bình thường mở đầu truyện ngắn có câu chủ đề trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường có đủ cả đoạn văn diễn dịch lẫn quy nạp. Ví dụ (11): Đoạn văn quy nạp “Người ta gởi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề “Kính gởi ông Hai Tương”. Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi, thấy có người nhắc lại chồng, bà cụ Hai Tương nhớ quá ứa nước mắt. Khui lá thơ ra, thì ra là thơ mời nói chuyện khởi nghĩa.” [1. N.Đ.K.T] Đoạn văn mở đầu không có câu chủ đề 19
  20. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn, ta có đoạn văn song hành và đoạn văn móc xích. Đoạn văn song hành, các câu trong đoạn văn có mối quan hệ song hành với nhau. Đoạn văn móc xích, các câu trong đoạn văn có mối quan hệ móc xích với nhau, ý của câu sau nối tiếp phát triển ý của câu trước. Với những đoạn văn không có câu chủ đề, có đoạn được tác giả viết theo lối song hành, có đoạn được viết theo lối móc xích Ví dụ (12): Đoạn văn móc xích “Vóc dáng Điệp vốn nhỏ nhắn, đi hát cải lương từ năm mười sáu tuổi đến năm hai mươi hai tuổi chỉ chuyên đóng vai đào con. Điệp coi kiếng tự nhận xét: “Tại cái tướng em nhỏ chớ cái mặt em già”. Lên sân khấu với giọng ca lảnh lót, trong suốt lại thấy Điệp non tơ.” [4. C.C.Đ] b) Xét theo cách thức phản ánh nội dung các câu trong đoạn văn Xét theo tiêu chí này đoạn văn mở đầu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư gồm các loại sau: Đoạn văn miêu tả Các câu trong đoạn văn miêu tả những khía cạnh khác nhau của sự vật hiện tượng. Đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường dùng để miêu tả nhân vật hoặc cảnh vật. Ví dụ (13): Đoạn văn miêu tả cảnh vật. “Cái sân trước không có ai, lá bạch đàn khô se sẽ đậu trên băng đá. Nhà trên cũng không có ai, cây chổi lông gà nằm chéo trên cái bàn chữ U, nửa ngoài đã sạch bong, nửa trong bụi còn đóng một lớp dày. Con Phèn chắc cũng đi cua gái, không thấy nhảy xổ ra, tí tởn. Có tiếng nước chảy tồ tồ ở đằng sau, chắc má tôi ở trong ấy.” [5. N.N] Đoạn văn lập luận Các câu trong đoạn văn thể hiện lập luận, suy nghĩ của nhân vật. Trong đoạn văn này, các câu thường liên kết với nhau bằng các từ ngữ chỉ lập luận như: vì, vậy, bởi vậy, do đó... 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2