Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát nhóm vị từ đa trị biểu thị hoạt động cảm nghĩ - nói năng
lượt xem 6
download
Luận văn phân tích, miêu tả làm rõ các lớp nghĩa để nhận xét vai nghĩa nào là chính, vai nghĩa nào là phụ. Đồng thời nêu lên những yếu tố nào tác động tới cấu trúc cú pháp làm cho mỗi tham tố có vị trí nhất định. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát nhóm vị từ đa trị biểu thị hoạt động cảm nghĩ - nói năng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------***-------- HÀ THỊ CHÍNH KHẢO SÁT NHÓM VỊ TỪ ĐA TRỊ BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG CẢM NGHĨ - NÓI NĂNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS.Đào Thanh Lan Hà nội, 2008
- KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN N1: Hoạt tố 1 N2: Hoạt tố 2 N3: Hoạt tố 3 V : Động từ D1: Danh/đại từ ngôi thứ nhất D2: Danh/đại từ ngôi thứ hai Dg: Ngôi gộp D3: Danh/đại từ ngôi thứ ba Vttck : Vị từ tình thái cầu khiến Vnhck : Vị từ ngôn hành cầu khiến VD: Ví dụ GT: Giới từ CTMĐ: Chu tố mặc định PT : Phó từ TTCK: Tiểu từ cầu khiến
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu 2 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 2.3. Phương pháp nghiên cứu 4 2.3.1. Phương pháp chung 4 2.3.2. Các bước cơ bản của quá trình làm việc 4 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4 3.1. Ý nghĩa khoa học 4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 4. Bố cục của luận văn 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ 6 1.1. Vị từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về động từ 11 1.2.1 Các tác giả nước ngoài 12 1.2.2. Các tác giả Việt Nam 13 1.3. Phân biệt chu tố và hoạt tố 16 1.4. Vị từ đa trị biểu thị hành động cảm nghĩ nói năng 17 2. Cách hiểu về vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu 20 2.1. Các quan điểm khác nhau về vai nghĩa 20 2.2. Phân loại vai nghĩa 23 2.3. Quan điểm của luận văn 28 3 Khái niệm hành động ngôn trung 29 3.1 Định nghĩa 29 3.2 Các kiểu hành động ngôn trung 30 3.3 Câu biểu thị hành động ngôn trung cầu khiến 31 3.4 Câu biểu thị hành động ngôn trung trần thuật 32
- CHƢƠNG 2: CÁC LỚP NGHĨA VÀ VAI NGHĨA TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CHỨA NHÓM ĐỘNG TỪ TAM TRỊ CẢM NGHĨ NÓI NĂNG. 1. Các lớp nghĩa 34 1.1. Lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu 35 1.2. Lớp nghĩa không gian động 39 1.3. Lớp nghĩa lợi ích 44 1.4. Lớp nghĩa quyền lực 46 2. Các hoạt tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ cảm nghĩ nói năng 51 2.1. Hoạt tố thứ nhất 51 2.2. Hoạt tố thứ hai 55 2.3. Hoạt tố thứ ba 58 CHƢƠNG 3: CẤU TRÚC NGHĨA DỤNG HỌC CỦA CÂU CHỨA NHÓM VỊ TỪ CẢM NGHĨ NÓI NĂNG 1. Câu biểu thị hành động ngôn trung cầu khiến 62 1.1. Xét về mục đích phát ngôn 62 1.1.1. Câu biểu thị hành động ngôn trung cầu khiến 62 1.1.1.1. Đặc điểm các thành tố thuộc mô hình cầu khiến 62 1.1.1.2. Ý nghĩa ngôn trung 70 1.1.1.3. Ngữ nghĩa cấu trúc 71 1.1.2. Câu biểu thị hành động ngôn trung hỏi mà có đích cầu khiến 74 1.1.2.1. Đặc điểm các thành tố thuộc mô hình câu hỏi mà có đích cầu khiến 75 1.1.2.2. Ý nghĩa ngôn trung 75 1.1.2.3. Ngữ nghĩa cấu trúc 75 1.2. Xét về phương diện sử dụng trong thực tế 82 1.2.1. Cấu trúc rút gọn của câu cầu khiến chứa nhóm vị từ cảm nghĩ nói năng 83 1.2.2. Cấu trúc mở rộng của câu cầu khiến chứa nhóm vị từ cảm nghĩ nói năng 84 2. Nhóm câu biểu thị hành động ngôn trung trần thuật 88 2.1. Xét về mục đích phát ngôn 88 2.1.1. Đặc điểm các thành tố thuộc mô hình trần thuật 88 2.1.2. Ý nghĩa ngôn trung 89 2.1.3. Ngữ nghĩa cấu trúc 90 2.2. Xét về phương diện sử dụng trong thực tế 92 2.2.1. Cấu trúc rút gọn của câu trần thuật chứa nhóm vị từ
- cảm nghĩ nói năng 93 2.2.2. Trường hợp chỉ có một hoạt tố 93 2.2.3. Trường hợp chỉ có hai hoạt tố 94 2.3. Cấu trúc mở rộng 96 2.4. Hiện tượng chuyển loại và kiêm nhiệm từ 99 PHẦN KẾT LUẬN 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 NGUỒN TƯ LIỆU CỦA LUẬN VĂN MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU 1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một giáo viên dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài tôi đã nhận đƣợc nhiều câu hỏi thắc mắc của sinh viên về những hiện tƣợng ngữ pháp của tiếng Việt. Những câu hỏi của họ luôn thôi thúc tôi tìm hiểu để trả lời cho thấu đáo. Trong số những câu hỏi đó có những câu hỏi về trật tự từ trong những loại câu có vị từ đa trị. Bởi trong tất cả các ngôn ngữ đều có kiểu câu có vị từ đa trị tuy nhiên trật tự từ trong kiểu câu này ở mỗi ngôn ngữ một khác vì vậy trong quá trình sử dụng tiếng Việt họ luôn luôn mắc lỗi về trật tự từ, việc sử dụng giới từ, và cải biến chủ động - bị động. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu, khảo sát sâu một nhóm vị từ đa trị cụ thể là nhóm vị từ biểu thị hoạt động cảm nghĩ nói năng. Đó là các vị từ: Bảo, nói, kể, bật mí, tiết lộ,.... Nhóm vị từ biểu thị hoạt động cảm nghĩ nói năng ( Nói tắt là vị từ cảm nghĩ nói năng) là một trong số các nhóm từ vựng cơ bản của ngôn ngữ. Chúng là một trong số những yếu tố ngôn ngữ đƣợc tiếp thu và sử dụng sớm nhất ở trẻ em, và đƣợc xem là nền móng để tạo nên các đơn vị ngữ nghĩa khác. Nhóm vị từ này có số lƣợng phong phú, thể hiện nhiều hoàn cảnh, tính chất, cách thức của sự tình nói năng, suy nghĩ và thể hiện nhiều mối liên nhân khác nhau giữa các đối tƣợng tham gia sự tình này. Sự đa dạng về nghĩa của vị từ, số lƣợng các tham thể - đối tƣợng tham gia sự tình, vai nghĩa, tƣ cách, quan hệ, đặc trƣng,.v.v., của các tham thể đó trong cấu trúc nghĩa của câu với vị từ cảm nghĩ nói năng giúp cho nhóm vị từ này có tính đại diện cao trong số các nhóm vị từ đa trị. Mặc dù những vấn đề về nhóm động từ cảm nghĩ cảm nghĩ nói năng đã đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu song vẫn còn rất 1
- nhiều điểm cần đƣợc tiếp tục xem xét và giải quyết cho thấu đáo. Do vậy về mặt lý luận, việc nghiên cứu nhóm vị từ này sẽ giúp giải quyết một số vấn đề về cấu trúc nghĩa của câu có vị ngữ là vị từ đa trị nhờ vào việc áp dụng những quan điểm mới, phƣơng pháp tiếp cận mới. Bên cạnh đó cũng giúp phát hiện ra nhiều điều thú vị về ngôn ngữ và văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy giúp cho giáo viên giảng dạy cũng nhƣ sinh viên ngƣời nƣớc ngoài khi học ngoại ngữ có những cách hiểu rõ hơn. Một trong những nguyên nhân chính gây lỗi là do cấu trúc nghĩa của câu, đặc biệt là những tƣơng đồng, khác biệt giữa các ngôn ngữ về cấu trúc nghĩa của câu với những vị từ này chƣa đƣợc hiểu một cách rõ ràng, tƣờng tận. Cần phải nghiên cứu nhóm vị từ này để có những phƣơng thức giúp cho sinh viên nƣớc ngoài học tiếng Việt hay ngƣời Việt học ngoại ngữ nhận thức đƣợc chúng và khắc phục đƣợc những khó khăn trên. 2/ ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là câu với vị từ cảm nghĩ nói năng trong tiếng Việt. Tiêu biểu có thể kể đến các vị từ: Bảo, nói, kể, bàn, bật mí, tiết lộ, v.v. Tuy nhiên trong khi xem xét, luận giải các vai nghĩa của các vị từ này chúng tôi cũng có so sánh với những vị từ có nhiều điểm tƣơng đồng với chúng để làm rõ và kiểm chứng luận điểm của mình. Chúng tôi chọn cách tiếp cận từ nội dung ngữ nghĩa tới hình thức thể hiện tức là cùng một nội dung của sự tình song ở những hoàn cảnh khác nhau chúng lại đƣợc nhìn nhận, diễn giải và mô tả khác nhau với những tham thể khác nhau và vai nghĩa của những tham thể đó cũng khác nhau. Nội dung ngữ nghĩa là cái tiên quyết, quy định ngữ pháp nên phải đi từ ngữ nghĩa đến ngữ pháp. Vì vậy khi nghiên cứu luận văn tập trung vào lõi sự tình của câu, lấy đó làm xuất phát điểm để khảo sát và phân tích. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Căn cứ vào đối tƣợng vừa nêu ở trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Điểm lại những công trình nghiên cứu về động từ nói chung và động từ cảm nghĩ nói năng nói riêng. - Phân tích, miêu tả làm rõ các lớp nghĩa để nhận xét vai nghĩa nào là chính, vai nghĩa nào là phụ. - Những yếu tố nào tác động tới cấu trúc cú pháp làm cho mỗi tham tố có vị trí nhất định. - Xem xét vai trò của từng hoạt tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. - Xem xét vai trò của những chu tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Chỉ một vài chu tố trong số đó có khả năng thay thế đƣợc cho một hoạt tố nào đó trong ba hoạt tố tức là chỉ một vài chu tố đó có thể hoạt động nhƣ hoạt tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ cảm nghĩ nói năng. Điều này tuỳ thuộc vào từng trƣờng hợp và từng vị từ cụ thể. Vậy đó là những chu tố nào? Những chu tố này giúp cho cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có thể mở rộng đến mức nào? - Tiếng Việt sử dụng những hình thức nào để đánh dấu các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ cảm nghĩ nói năng? - Cách khắc phục những lỗi về trật tự từ mà sinh viên nƣớc ngoài thƣờng gặp phải? 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng pháp chung Chúng tôi áp dụng các phƣơng pháp: Phƣơng pháp miêu tả, phƣơng pháp phân tích thành tố nghĩa và phƣơng pháp cải biến. 3
- Trong luận văn chúng tôi cũng sử dụng thao tác thống kê, so sánh. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng triệt để lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để phân tích, lý giải khi phân tích cấu trúc nghĩa của vị từ cảm nghĩ nói năng. Với quan điểm lấy vị từ làm trung tâm của câu, dựa vào ngữ nghĩa của vị từ , chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các thành tố nghĩa, xem xét mối quan hệ về nghĩa, xác định vai nghĩa của các tham thể, từ đó tổng kết thành mô hình cấu trúc nghĩa mang tính khái quát cho loại vị từ này. 2.3.2. Các bƣớc cơ bản của quá trình làm việc Chúng tôi thu thập tƣ liệu là những câu với vị từ cảm nghĩ nói năng. Tƣ liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn: Từ các tác phẩm văn học, báo in, báo điện tử tới ngôn ngữ nói hàng ngày để có đƣợc một cái nhìn tổng thể, toàn diện về các kết cấu sử dụng vị từ cảm nghĩ nói năng. Tƣ liệu đƣợc sắp xếp theo các tiêu chí cần thiết để phục vụ việc phân tích. Từ việc phân tích tƣ liệu đến tổng hợp tƣ liệu, luận văn đƣa ra đƣợc một cái nhìn tổng quát về việc sử dụng câu có vị từ cảm nghĩ nói năng và biểu diễn bằng sơ đồ. 3/ Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 3.1. Ý nghĩa khoa học Về lý luận, luận văn sẽ cung cấp một cái nhìn mới về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị từ đa trị, đặc biệt là loại vị từ cảm nghĩ nói năng. Đồng thời cũng làm rõ khả năng kết hợp của vị từ cảm nghĩ nói năng trong câu và hoạt động của chúng trong thực tế. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
- Về thực tiễn, luận văn có đóng góp một số ứng dụng trong việc giảng dạy, học tập liên quan tới kiểu câu có vị ngữ là vị từ đa trị trong tiếng Việt, đặc biệt là vị từ biểu thị ý nghĩa cảm nghĩ nói năng. 4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƢƠNG 2: CÁC LỚP NGHĨA VÀ VAI NGHĨA CỦA CÂU CHỨA NHÓM VỊ TỪ CẢM NGHĨ NÓI NĂNG CHƢƠNG 3: CẤU TRÚC NGHĨA DỤNG HỌC CỦA CÂU CHỨA NHÓM VỊ TỪ CẢM NGHĨ NÓI NĂNG 5
- CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1/ Cấu trỳc ngữ nghĩa của vị từ 1.1/ Vị từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt Theo Nguyễn Kim Thản (1977) [37, tr13]. Trong cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu về động từ tiếng Việt tồn tại 2 quan điểm trái ngƣợc nhau . Quan điểm thứ nhất phủ nhận sự tồn tại của động từ trong hệ thống từ vựng và đồng thời cũng phủ nhận sự tồn tại của các từ loại nói chung. Những tác giả theo quan điểm này là: M.Grammông ( M. Grammont); Lê Quang Trinh và H. Busee (H. Bouchet) M. Grammụng và Lờ Quang Trinh viết: “ Trong tiếng Việt không có mạo từ, danh từ, đại từ, động từ, cũng không có giống, số mà chỉ có những từ không thôi; những từ này đều là đơn âm tiết, nói chung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi hay được xác định nhờ những từ đặt trước hay đặt sau, nghĩa là nhờ chức năng, vị trí của chúng ở trong câu. Vỡ vậy từ “xe” cú thể cú nghĩa là rouler, roule (động từ), roulé, roulant (tính từ), char (danh từ); từ “thương” có thể có nghĩa là aimer, amoureux, amour… " Quan điểm thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ nhƣng theo quan điểm này lại có ba ý kiến khác nhau về xuất phát điểm cũng nhƣ về kết quả đạt đƣợc. Ý kiến thứ nhất: Vẫn theo quan điểm cũ, lẫn lộn giữa động từ với vị ngữ. Những ngƣời theo quan điểm này gồm : Trần Trọng Kim và những ngƣời cùng soạn ra Việt Nam văn phạm; Bùi Đức Tịnh. í kiến thứ hai: Chủ yếu dựa vào nghĩa. Theo quan điểm này gồm có các tác giả: G.ôbarê (G. Aubaret), Trƣơng Vĩnh Ký, A. Đirơ (A. Dire), Ê. Đighê ( E. Diguet), V. Bacbiê (V. Barbier), Nguyễn Lân. v. v. 6
- í kiến thứ ba: Chủ yếu dựa vào đặc điểm ngữ pháp. Ngƣời theo ý kiến thứ ba này là Lê Văn Lý. ễng viết: “ người chức năng chủ nghĩa tốt nhất là làm việc khụng dựa vào ý nghĩa của các từ mà dựa vào chức năng của chúng, sự ứng phó của chúng và kết cấu của chúng…không phải là nhỡn vào bản thõn từ để tỡm ra cỏi quy định đặc tính của nó, mà phải nhỡn vào hoàn cảnh của nú, tức là các khả năng kết hợp với các từ khác trong ngôn ngữ.” Dựa vào khả năng kết hợp với những từ chứng ( mot – témoin), Lê Văn Lý chia từ trong tiếng Việt làm ba loại chính là: A, B và C.Trong đó loại B lại có hai loại nhỏ hơn là B và B’. B tƣơng đƣơng với động từ cũn B’ tƣơng đƣơng với tính từ. Theo ông B có những đặc điểm sau: Có khả năng đặt trƣớc nhiều, lắm, bao nhiờu và không thể đặt sau những từ ấy. Đặt sau những từ chỉ loại nhƣ: người, kẻ, sự, đồ, việc, cái, con thỡ trở thành loại A. Có thể đặt trƣớc một từ chỉ định, một từ chỉ phẩm chất qua các từ trung gian nhƣ cỏch... Có thể đặt sau những từ chỉ vị trí nhƣng phải có một từ môi giới nhƣ: Lúc, khi, chỗ, nơi. Có thể đặt sau những từ chỉ ngôi và những từ nghi vấn. Có thể đặt sau những từ: hóy, cứ, hẵng, kẻo, chớ, gỡ, ước gỡ, vẫn, vốn, đang, đương, sẽ, sắp, đó, chỉ, bị, chịu, đều, thà, đành. Cú thể đặt sau những hỡnh vị phủ định: không, chưa, chả, chẳng, đừng, chớ. Có thể đặt trƣớc những hỡnh vị phủ định khi đó câu đƣợc tạo ra sẽ là câu nghi vấn 7
- Điểm khiến B khác B' là những từ thuộc loại B thỡ khụng thể đặt sau rất, khá, khí, hơi, cũn những từ thuộc B' thỡ cú thể đƣợc. Sau Lê Văn Lý, M.B. ấmờnụ (M.B. Emeneau) cũng đƣa ra những nhận định về động từ và đƣa ra một bảng trật tự của chuỗi động từ nhƣ sau: 1 2 3 4 Cũng sẽ chớ / đừng tự ... đó khụng / chừng chƣa Tuy nhiên thuật ngữ "động từ" (Verb) mà M.B. Êmênô quan điểm có nghĩa rất rộng: nó bao gồm cả động từ, tính từ lẫn phó từ. Loại thứ tƣ: gồm các tác giả F. Mactini ( F.Martini) và tỏc giả cỏc giỏo trỡnh của trƣờng đại học tổng hợp Hà Nội và trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội. F.Martini đó dựng phƣơng pháp chỉ ra các khả năng hết hợp với những từ chỉ định (này, kia...) với từ chỉ sở thuộc "của", với đại từ (có "là" và khụng cú "là") với định ngữ tính từ, với những từ phủ định để thấy đƣợc sự tồn tại của danh từ và động từ trong tiếng Việt. Dựa vào cả nghĩa lẫn đặc điểm ngữ pháp tác giả giáo trình về Việt ngữ chia từ trong tiếng Việt ra làm hai loại A và B. Trong đó A có đặc điểm: Có khả năng làm vị ngữ trực tiếp sau chủ ngữ mà không cần phải có hệ từ "là". Có thể đứng trƣớc và trực tiếp trƣớc "nhiều, lắm". 8
- Có khả năng đứng sau một số tiểu từ tỡnh thỏi "đó, sẽ, đang, đều, chỉ..." Nhờ vào các đặc điểm có khả năng kết hợp với "rất, xong" khả năng điệp âm để biểu thị sự giảm nghĩa, có thể chia A thành 3 loại nhỏ: A 1, A2, A3 ( tính từ, trạng từ và động từ) Nhận xét: Tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về động từ trong tiếng Việt cả về phạm vi lẫn đặc điểm ngữ pháp. Trong luận văn này chúng tôi chủ chƣơng dựa vào cả đặc điểm nội dung lẫn đặc điểm ngữ pháp, nghĩa là dựa vào cả đặc điểm nghĩa lẫn đặc điểm hoạt động ngữ pháp để xem xét vị trí của động từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Trong tiếng Việt dựa vào đặc điểm hỡnh thức là dựa vào khả năng thay thế bằng từ nghi vấn tức là khả năng trả lời cho câu hỏi. Khả năng kết hợp với các từ nhất định cũng đƣợc sử dụng là một tiêu chí bổ sung. Dựa vào đặc điểm hỡnh thức cú thể chia từ vựng tiếng Việt ra làm hai nhúm lớn: Nhóm thực từ và nhóm hƣ từ. Nhúm thực từ là nhúm từ cú ý nghĩa từ vựng chõn thực, cụ thể và cú khả năng thay thế bằng từ nghi vấn. Ví dụ: học trũ, đi, chạy, đẹp,... Nhóm hƣ từ: là nhóm từ không có hoặc có rất ít nghĩa từ vựng và hoàn toàn không có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn. Ví dụ: Đó, đang, rất, của, à, ôi, nhỉ... Ngoài hai nhúm trờn, trong tiếng Việt cũn cú một số nhúm từ đứng giữa ranh giới của thực từ và hƣ từ. Chúng có một số đặc điểm của thực từ và cũng có một số đặc điểm của hƣ từ. 1. Nhúm 1: Cỏi, con, quả, chiếc, cuốn, bức, sự, cuộc... 2. Nhúm 2: Trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau ... 3. Nhúm 3: Có thể, cần, phải, được, bị, trở nên, trở thành... 9
- Đặc điểm chung của những nhóm từ này là: Chỳng khụng cú ý nghĩa từ vựng cụ thể nhƣng chúng lại không hoàn toàn trống nghĩa nhƣ các hƣ từ và chúng có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn một cách hạn chế. Chúng cũng có ít khả năng độc lập trả lời cho câu hỏi. Khi phõn loại chỳng cú nhiều ý kiến khỏc nhau. Cú tỏc giả xếp những nhúm từ trờn thành một khối riờng độc lập nhƣng cũng có ngƣời lại xếp chúng vào khối thực từ hay vào khối hƣ từ. Chúng tôi chọn cách phân loại gần với cách phân loại truyền thống nhất đó là xếp ba nhóm trên vào nhóm thực từ nhƣng trong quá trỡnh nghiờn cứu phải phõn biệt chỳng với cỏc thực từ đích thực. Tiếp tục phân loại nhóm thực từ ta có đƣợc hai nhóm nhỏ đối lập nhau là thể từ và vị từ. Theo Nguyễn Kim Thản (1977), [37, tr.21] Thể từ có đặc điểm là: Về mặt ý nghĩa, thể từ biểu thị sự vật (gồm cả động vật, thực vật, đồ vật, sự kiện, hiện tƣợng...) Về mặt hỡnh thức thể từ khụng cú khả năng trực tiếp làm vị ngữ mà phải có sự môi giới của hệ từ "là". Vỡ vậy mà thể từ khụng đứng trực tiếp sau: " đều, chẳng, sẽ..." và không đứng trƣớc những từ phủ định " khụng, chưa" để tạo câu nghi vấn. Thể từ có khả năng đặt trƣớc những từ chỉ định: này, kia, ấy, đó... Vị từ có đặc điểm: Về mặt ý nghĩa vị từ biểu thị một quỏ trỡnh hay tớnh chất của sự vật. Về mặt hỡnh thức: Vị từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ mà không cần có sự môi giới của hệ từ "là". 10
- Vị từ không có khả năng đặt trƣớc những từ chỉ định: này, kia, ấy, đó... Có một số nhóm từ đứng giữa đƣờng ranh giới của thể từ và vị từ đó là số từ và đại từ. Những nhóm từ này có một số điểm ngữ pháp nhƣ thể từ nhƣng cũng có đặc điểm ngữ pháp nhƣ của vị từ. Tiếp tục chia nhỏ vị từ ta có hai loại với những nét khu biệt tƣơng đối: động từ và tính từ. ►Định nghĩa động từ: Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa vận động hay quá trỡnh của sự vật . [29] Động từ có đặc điểm: -Về mặt ý nghĩa, động từ biểu thị một quá trỡnh, tức là biểu thị hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật trong quá trỡnh. -Về mặt hỡnh thức: Động từ có khả năng bổ sung ý nghĩa thời thể và đứng sau các hƣ từ chỉ thời thể: đó, đang, sẽ. Có khả năng thay thế bằng "làm sao", "làm gỡ". Có khả năng đứng sau những hƣ từ chỉ sự cầu khiến: hóy, đừng, chớ. -Những đặc điểm ngữ pháp của động từ: Động từ có chức năng tự mỡnh làm thành một vị ngữ trong cõu hoặc làm trung tõm ngữ phỏp, hay hạt nhõn ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu hiện nội dung của sự thể. 1.2/ Tình hình nghiên cứu về động từ 11
- Có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu về ngữ nghĩa của câu từ nhiều góc độ khác nhau và với những quan điểm khác nhau. Dƣới đây chúng tôi xin đƣợc điểm lại một số tác giả có các công trình nghiên cứu có liên quan tới quan điểm nghiên cứu của luận văn. 1.2.1/ Các tác giả nƣớc ngoài 1.2.1.1/ Fillmore Fillmore là nhà ngôn ngữ học đầu tiên quan tâm tới cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Theo Fillmore thì câu gồm một động từ và một hay nhiều danh từ, mỗi danh từ lại liên hệ với động từ theo một quan hệ cách cụ thể và mỗi quan hệ cách chỉ xuất hiện một lần trong một câu đơn. Mọi câu đơn có các quan hệ cách đặc biệt với câu. Động từ đƣợc phân loại theo bối cảnh quan hệ cách chấp nhận chúng, và các đặc trƣng ngữ nghĩa của động từ liên kết chúng với các yếu tố cách cụ thể trong bối cảnh hoặc với các yếu tố có các đặc trƣng bắt buộc đối với những quan hệ cách cụ thể. Mỗi câu có các khung quan hệ cách khác nhau và các khung quan hệ cách này có các tiêu chí lựa chọn danh ngữ và động từ để đƣa vào các ô trống. Tuy nhiên danh sách các cách ngữ nghĩa mà Fillmore đƣa ra còn đơn giản, chƣa thể hiện hết các quan hệ cách mà danh ngữ có thể thể hiện. (2006) [12, tr. 11] 1.2.1.2/ Chafe Chafe cho rằng động từ là trung tâm của câu, quyết định cấu trúc ngữ nghĩa, cấu trúc ngữ pháp của câu. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu gồm vị từ làm trung tâm với các hoạt tố xung quanh nó, các hoạt tố này đƣợc thể hiện bằng danh từ. Các hoạt tố này thể hiện các đối tƣợng khác nhau mà nó chi phối thông qua các quan hệ nghĩa khác nhau. Những hoạt tố này đóng vai trò gì là tuỳ thuộc vào sự phân vai của vị từ. 12
- Một điểm tiến bộ trong thuyết của Chafe là ông đã phát hiện ra: nhiều đơn vị trong cấu trúc ngữ nghĩa không xuất hiện ở cấu trúc bề mặt (surface structure), và nhiều đơn vị ngữ nghĩa đƣợc biểu thị bằng cùng một biểu thức ngôn ngữ. Kết quả là một sự tình có thể đƣợc nhận thức và đƣợc mô tả theo nhiều cách khác nhau, bằng những đơn vị ngữ âm, ngữ pháp khác nhau, hoặc cùng một đơn vị ngữ âm, ngữ pháp có thể thể hiện nhiều sự tình khác nhau hoặc nhiều phƣơng diện khác nhau của sự tình. (2006) [12, tr. 12] 1.2.1.3/ L. Tesnière L. Tesnière cho rằng động từ trong vai trũ mà ngữ phỏp truyền thống gọi là vị ngữ thực chất chớnh là thành tố hạt nhõn, là cỏi nỳt chớnh của cõu. Với vai trũ hạt nhõn, động từ quy định số lƣợng và các đặc tính của các thành tố có quan hệ với nó. Các thành tố này xét theo mức độ gắn bó với động từ đƣợc chia ra thành thành tố bắt buộc ( chủ ngữ và bổ ngữ truyền thống) và thành tố tự do ( trạng ngữ truyền thống). Cỏc thành tố bắt buộc là cỏc hoạt tố ( actants) đó là: Chủ ngữ và bổ ngữ truyền thống. Cỏc thành tố tự do là các chu tố ( Circumstants) đó là: Trạng ngữ truyền thống. (2002) [23, tr. 20] 1.2.2/ Các tác giả Việt Nam 1.2.2.1/ Đinh Văn Đức Bắt nguồn từ quan điểm về ngữ trị của L. tensnière, Đinh Văn Đức cũng có quan điểm về ngữ trị của động từ. Theo ông, ngữ trị của động từ là một bình diện khác nhƣng nó không phải là không có liên quan đến cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Ngữ trị của động từ, mà động từ hay vị từ lại là cái cốt lõi của câu, là trung tâm của câu. Theo ông ngữ trị chỉ ra các quan hệ nghĩa trong câu. Trong tiếng Việt không chỉ động từ mới có kết trị mà các từ loại thực từ khác cũng có 13
- kết trị. Mỗi từ loại thực từ không chỉ tham gia vào một màn kịch mà có thể là nhiều màn kịch khác nhau, trong đó một từ loại có thể diễn vai chính trong màn này và vai phụ trong màn khác. Những vai ngữ pháp khác cũng biểu đạt những giá trị tuỳ thuộc vào bối cảnh mà nó tham gia. Mỗi vai diễn chính luôn đặc trƣng cho tiềm năng ngữ pháp tiêu biểu, mang tính hằng thể của một từ loại, nó không lặp lại ở từ loại khác. Nhƣ vậy ngữ trị của từ loại sẽ là một loại giá trị rộng hơn, không riêng của vị ngữ động từ nữa. Nó trở thành một loại giá trị ngữ pháp chung có thể ứng dụng cho danh từ và cho cả tính từ nữa trong tiếng Việt. Tóm lại: theo Đinh Văn Đức, ngữ trị đƣợc hiểu là cái giá trị ngữ pháp thống nhất từ các kết hợp có tính trật tự và các vai diễn có tính chức năng đặc trƣng cho mỗi từ loại. Ngữ trị của động từ tiếng Việt gồm hai khía cạnh ngữ pháp khác nhau là diễn trị và kết trị. Kết trị của động từ tiếng Việt bao gồm những giỏ trị ngữ phỏp thuần tuý, xuất hiện từ cỏc kết hợp thƣờng xuyên giữa động từ và các thuộc tố cơ hữu của nó và giá trị tỡnh thỏi đồng hành trong các kết hợp ấy. Diễn trị là một mặt khỏc, nú là những giỏ trị cũng xuất hiện từ những vai cú pháp mà động từ có đƣợc từ các sàn diễn khác nhau ở trong câu. Các giá trị ngữ pháp mà kết trị và diễn trị bao hàm, luôn tƣơng liên và thống nhất với nhau. Tác giả nhấn mạnh đến việc khi quan tâm, nghiên cứu về kết trị của động từ tiếng Việt phải quan tõm nghiờn cứu khụng chỉ cỏc kết hợp hỡnh thức mà phải quan tõm đến cả các giá trị tỡnh thỏi xuất hiện ở cỏc kết hợp đó dƣới những tác động khác nhau do cách thức phản ánh của ngƣời bản ngữ. (2001) [13, tr. 295] 1.2.2.2/Cao Xuân Hạo 14
- Cao Xuân Hạo cho rằng nghĩa của câu không đơn giản là một phép cộng của các từ ngữ trong câu mà là một cấu trúc có nhiều tầng. Các tầng nghĩa trong câu phối hợp với nhau tạo ra cái nghĩa hành chức của câu (nội dung thông báo của câu). Ông nhấn mạnh cấu trúc Đề - Thuyết, và tiêu điểm thông báo của câu. Ông cũng chú ý phân biệt giữa đồng nghĩa với đồng sở chỉ. Ví dụ: a. A đi trước B b. B đi sau A Hai câu trong ví dụ (a) và (b) đồng sở chỉ nhƣng không đồng nghĩa. Nghĩa của những từ đồng sở chỉ phản ánh những cách nhìn nhận sự vật từ những góc độ khác nhau. Việc chọn một trong những cách diễn đạt đồng sở chỉ ấy liên quan đến thái độ của ngƣời nói, mạch lạc của các câu trong ngôn cảnh. Theo ông, các sự tình đƣợc biểu hiện trong ngôn ngữ bằng những câu mà hạt nhân là khung vị ngữ. Khung vị ngữ này gồm lõi vị ngữ mà trung tâm là vị từ và các tham tố của nó trong đó có một tham tố làm đề (hay tiêu đề nếu câu có nhiều bậc cấu trúc đề thuyết). Vì vậy câu có thể đƣợc chia ra làm ba loại: Câu tồn tại; câu chỉ sự tình động hay sự việc, biến cố; câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình. Từ đó, ông phân loại câu theo vị từ hành động (vô tác, chuyển tác), Quá trình (vô tác, chuyển tác), Trạng thái, Quan hệ với số lƣợng các hoạt tố và vai nghĩa của các hoạt tố cùng với một vài chu tố. (1991) [19, tr. 22] Kết luận: Từ những quan điểm của các tác giả trên ta thấy rằng các tác giả đều có chung một nhận định: Trong câu, động từ là hạt nhân ngữ nghĩa. Xoay xung quanh nó là các thành tố. Động từ quy định số lƣợng và đặc tính của những thành tố đó. Nhỡn chung cú hai loại thành tố cơ bản là thành tố bắt buộc và thành tố tự do. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 685 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 678 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 154 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 209 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 131 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 164 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 127 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn