Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu biểu hiện của mạch lạc qua cách thức sử dụng các quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Qua đó rút ra mối liên hệ giữa cách triển khai mạch lạc thời gian, mạch lạc không gian với việc xây dựng hình tượng và phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC MẠCH LẠC TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC MẠCH LẠC TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT Chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS-TS Nguyễn Hữu Đạt và có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Những tài liệu sử dụng để thực hiện đề tài được trích dẫn cụ thể, có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung bản luận văn này của mình. Hà Nội, ngày 21, tháng 04, năm 2015. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc
- MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................... 3 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4 5. Bố cục của luận văn ................................................................................. 4 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5 Chƣơng I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG................................................... 5 1.1 Lý thuyết về mạch lạc .......................................................................... 5 1.1.1 Quan niệm về mạch lạc: .................................................................... 5 1.1.2 Một số biểu hiện của mạch lạc: ......................................................... 8 1.1.2.1 Biểu hiện của mạch lạc theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm .. 9 1.1.2.2 Biểu hiện của mạch lạc theo quan điểm của Diệp Quang Ban:.. 9 1.1.2.3 Biểu hiện của mạch lạc qua một số quan niệm khác ................ 11 1.2 Mạch lạc trong văn xuôi và mạch lạc trong thơ. ................................ 13 1.2.1 Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi ........................................... 13 1.2.2 Mạch lạc trong thơ và mạch lạc trong văn xuôi .......................... 16 1.3 Một vài nét về nhà thơ Phạm Tiến Duật ............................................. 19 Chƣơng II: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ THỜI GIAN TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT ..................................................................................... 21 2.1 Vài nét về mạch lạc theo quan hệ thời gian ........................................ 21 2.1.1. Biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ: .............................................. 21 2.1.2. Mạch lạc theo quan hệ thời gian: ................................................... 22 2.1.2.1 Quan hệ trình tự: ....................................................................... 26 2.1.2.2 Quan hệ thời hạn: ...................................................................... 30 2.1.2.3 Quan hệ tần số........................................................................... 30 1
- 2.1.3 Đặc điểm về quan hệ thời gian trong thơ: ....................................... 31 2.2 Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật ............ 35 2.2.1 Quan hệ thời gian trình tự: ........................................................... 37 2.2.1.1 Quan hệ thời gian đơn tuyến:.................................................... 37 2.2.1.2 Quan hệ thời gian đa tuyến: ...................................................... 48 2.2.2. Thời gian thời hạn: ......................................................................... 53 2.2.2.1 Thời gian thời hạn có các từ ngữ thời gian đánh dấu: .............. 54 2.2.2.2 Quan hệ thời hạn không có từ đánh dấu: .................................. 58 2.2.3 Thời gian tần số ............................................................................... 61 2.2.3.1. Thời gian đơn ứng: .................................................................. 62 2.2.3.2 Thời gian trùng ứng: ................................................................. 63 2.2.3.3 Thời gian hội ứng: .................................................................... 68 Tiểu kết chương II: ................................................................................... 70 Chƣơng III: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ KHÔNG GIAN TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT ........................................................................... 72 3.1 Vài nét về mạch lạc theo quan hệ không gian .................................... 72 3.1.1. Biểu hiện không gian trong ngôn ngữ ............................................ 72 3.1.2. Mạch lạc theo quan hệ không gian:................................................ 73 3.1.3 Đặc điểm quan hệ không gian trong thơ ......................................... 75 3.2 Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật ........ 78 3.2.1 Quan hệ không gian theo thế đối lập trong – ngoài: ....................... 78 3.2.2 Quan hệ không gian theo thế đối lập cao – thấp: ............................ 80 3.2.3 Quan hệ không gian theo thế đối lập trên – dưới: ........................... 82 3.2.4 Quan hệ không gian theo thế đối lập xa – gần ................................ 83 3.2.5 Một số quan hệ không gian khác: ................................................... 86 Tiểu kết chương III:.................................................................................. 88 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ. Ông đã gắn bó với con đường Trường Sơn suốt giai đoạn kháng chiến và ghi lại những hình ảnh về một thế hệ sống gian lao mà kiên cường, đầy lý tưởng. Xuyên suốt các tác phẩm thơ của ông là giọng đùa nghịch, tếu táo nhưng lại bộc lộ những miền sâu thẳm của tình cảm con người trong chiến tranh. Phê bình và nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật đã có nhiều công trình của các tác giả như: Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Quần Phương, Đỗ Trung Lai, Vũ Văn Sỹ, Thiếu Mai, Mai Hương, Hoàng Kim Ngọc, …Ông cũng được giới thiệu trong các nghiên cứu văn học như: “Dọc đường văn học” (Nxb Văn học, H, 1996); Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, tập III (Nxb Hội nhà văn, H, 2000); “Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỉ XX” (Nxb Hội nhà văn, H, 2003)… Các công trình nghiên cứu đã tiếp cận thơ Phạm Tiến Duật ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó có những đóng góp nhất định về việc tìm ra nét độc đáo trong phong cách thơ ông. Tuy vậy, việc nghiên cứu về mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật đến nay vẫn chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài: “Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật” để khảo sát mạch lạc trong thơ ông. Với những nghiên cứu đạt được, chúng tôi mong muốn bổ sung thêm hướng tiếp nhận về mạch lạc trong thơ nói chung, về mạch lạc theo quan hệ thời gian, không gian trong thơ nói riêng; đồng thời góp phần đổi mới việc giảng dạy và phê bình thơ Phạm Tiến Duật. 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các tác phẩm thơ Phạm Tiến Duật. - Phạm vi nghiên cứu: Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật được biểu hiện ở nhiều loại, trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên 3
- cứu của mạch lạc thông qua hai loại: mạch lạc theo quan hệ thời gian và mạch lạc theo quan hệ không gian. - Nghiên cứu ngữ liệu: Các văn bản được lấy từ hai tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” (1970 – Nhà xuất bản Văn học) và “Ở hai đầu núi” (1981- Nhà xuất bản Tác phẩm mới). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu biểu hiện của mạch lạc qua cách thức sử dụng các quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật. - Tìm hiểu biểu hiện của mạch lạc thông qua cách thức sử dụng các quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật. - Qua đó rút ra mối liên hệ giữa cách triển khai mạch lạc thời gian, mạch lạc không gian với việc xây dựng hình tượng và phong cách thơ Phạm Tiến Duật. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này được tiến hành bằng những phương pháp sau: - Phương pháp phân tích diễn ngôn. - Phương pháp miêu tả. - Phương pháp cải biến. - Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Chương 3: Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật. 4
- PHẦN NỘI DUNG Chƣơng I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Lý thuyết về mạch lạc 1.1.1 Quan niệm về mạch lạc: Mạch lạc là một phạm trù gắn liền với bộ môn ngôn ngữ học văn bản. Nghiên cứu văn bản học không thể tách rời việc nghiên cứu các nhân tố tạo nên nó. Bởi vậy, cùng với khái niệm liên kết, mạch lạc được tập trung nghiên cứu khá sâu. Trong lịch sử Ngôn ngữ học, khái niệm mạch lạc được hình thành và nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX. Khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, khái niệm này được nghiên cứu sôi nổi ở Việt Nam. Đến nay, mạch lạc đã trở thành một khái niệm quan trọng, chuyên sâu trong ngôn ngữ học văn bản trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mặc dù mạch lạc là một khái niệm khá quen thuộc và là đối tượng chính của ngôn ngữ học văn bản nhưng vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về mạch lạc. Ở mỗi cách tiếp cận khác nhau, mỗi người lại có những nhận định riêng của mình về khái niệm này. Vì các quan niệm về mạch lạc đa dạng như vậy, nên dưới đây, chúng tôi chỉ đưa ra và phân tích một số quan niệm tiêu biểu về mạch lạc. Với một cách nhìn dung dị và đơn giản, David Nuan cho rằng: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu và phát ngôn không có liên quan tới nhau” [32, tr.165]. “Tầm rộng” ở đây chính là phạm vi hàm chứa mạch lạc. Đó có thể là một văn bản dài, ngắn khác nhau, một đoạn văn, một số câu, hay một đoạn hội thoại có quan hệ “mắc vào nhau”. Tác giả không chỉ ra biểu hiện cụ thể“mắc vào nhau” là như thế nào nhưng có thể hiểu chung rằng nó có liên quan đến nhau, phụ thuộc và chi phối nhau chứ không phải là “một tập hợp 5
- câu và phát ngôn không liên quan đến nhau”. Định nghĩa đã nêu được bản chất mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên văn bản, từ đó tạo nên tính văn bản của mỗi văn bản đích thực. Bách khoa thư ngôn ngữ và Ngôn ngữ học lại đưa ra cách hiểu cụ thể và chuyên sâu hơn về mạch lạc: “Mạch lạc là sự nối kết có tính logic được trình bày trong quá trình triển khai một cốt truyện, một truyện kể, … lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được kết nối với nhau hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết)” [2; tr10]. So với định nghĩa của David Nuan thì định nghĩa này cụ thể hơn khi quan niệm “mắc bằng nhau” là sự “kết nối có tính logic”. Mặc dù, cách nói khác nhau nhưng hai định nghĩa này đều có nét trùng hợp nhau. Cả hai định nghĩa đều thừa nhận sự quan hệ, phụ thuộc nhau giữa các thành phần cấu tạo văn bản khi khẳng định chúng “có mắc vào nhau” hay “là sự kết nối có tính logic”. Điểm khác của định nghĩa này so với định nghĩa của David Nuan là nó không những chỉ ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo văn bản mà còn chỉ ra bản chất của mạch lạc trong tương quan với liên kết; bởi các thành phần cấu tạo văn bản luôn “lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được kết nối với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết)”. Một văn bản bao gồm các câu có mối quan hệ hình thức liên quan với nhau, mắc vào nhau chưa hẳn đã tạo ra mạch lạc. Mạch lạc phải là bản chất chiều sâu bên trong mỗi văn bản thông qua quan hệ logic, ngữ nghĩa. Quan tâm đến vai trò của mạch lạc đối với văn bản, - K.Wales cho rằng: “Mạch lạc là một trong những điều kiện ban đầu hay tính ban đầu của một văn bản: Không có mạch lạc, một văn bản không phải là một văn bản đích thực” [23;tr9]. Ở đây, K.Wales không đi sâu vào bản chất của mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên văn bản. Nói cách khác, ông không tập trung vào việc làm thế nào để có mạch lạc mà ông nhấn mạnh đến vai trò của mạch lạc đối với văn bản. Nó là “điều kiện ban đầu”, “tính ban đầu” của một 6
- văn bản. Vai trò của mạch lạc đối với văn bản quan trọng đến mức: “không có mạch lạc, một văn bản không phải là một văn bản đích thực”. Ở một góc độ tiếp cận khác, Nguyễn Thị Thìn có sự phát triển cụ thể hơn về quan niệm mạch lạc: “Mạch lạc được hiểu là logic của sự trình bày. Logic của sự trình bày có quan hệ chặt chẽ với logic khách quan, logic nhận thức nhưng không đồng nhất. Bởi nó còn là kết quả của ý đồ, chiến lược giao tiếp của chủ thể tạo lập văn bản. Nó còn được hình thành trong quan hệ với các quy tắc giao tiếp, với phong cách và thể loại của từng văn bản…Do vậy, người ta có nói tới đặc trưng mạch lạc của từng thể loại văn bản, nét đặc thù về mạch lạc của từng văn bản thuộc cùng thể loại” [27;tr46]. Ở định nghĩa này, mạch lạc cũng được khai thác trên khía cạnh về mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên văn bản, nhưng tác giả còn mở rộng thêm về khía cạnh phong cách và dụng học đối với mạch lạc. Nếu như Bách khoa thư ngôn ngữ và Ngôn ngữ học chỉ nói đến mối liên hệ logic chung chung trong mối quan hệ giữa các thành tố cấu tạo văn bản thì Nguyễn Thị Thìn lại có cái nhìn sâu hơn khi nhấn mạnh đến “logic của sự trình bày”. Logic trình bày mặc dù có quan hệ chặt chẽ với logic khách quan, logic nhận thức nhưng nó không trùng khớp mà nó phụ thuộc vào “quy tắc giao tiếp, với phong cách và thể loại của từng văn bản” .Chẳng hạn, thời gian vật lý trong thế giới khách quan luôn tiến triển theo trình tự từ trước đến sau nhưng trong văn bản nghệ thuật có thể thời gian đó đảo chiều theo quan hệ hỗn hợp không theo trình tự đó. Mặt khác, mạch lạc trong văn bản hành chính – sự vụ sẽ khác với mạch lạc trong văn bản nghệ thuật, mạch lạc trong văn xuôi sẽ khác mạch lạc trong thơ, …. Trong cái nhìn so sánh giữa mạch lạc với liên kết, Diệp Quang Ban tổng kết rằng: “Cách nhìn chung nhất hiện nay là những từ ngữ trực tiếp diễn đạt các quan hệ kết nối giữa các câu – phát ngôn làm thành các tiểu hệ thống (các phương tiện liên kết) thì được xếp vào liên kết, còn những mối quan hệ kết nối nào thiết lập được thông qua ý nghĩa giữa các câu thì thuộc về mạch 7
- lạc” [23, tr10]. Mạch lạc và liên kết là hai khái niệm gắn liền với Ngôn ngữ học văn bản. Chúng có mối quan hệ qua lại và chung một phần nội hàm; bởi vậy, giữa mạch lạc và liên kết thường có sự nhầm lẫn. Định nghĩa về mạch lạc trong cái nhìn so sánh với liên kết là một cách để Diệp Quang Ban một mặt nêu được bản chất của từng thể loại, mặt khác phân biệt hai khái niệm dễ nhầm lẫn này. Theo ông, cách hiểu phổ biến nhất hiện nay là liên kết thuộc về phần nổi của bề mặt văn bản, được thể hiện qua các từ ngữ trực tiếp thể hiện các quan hệ liên kết; còn mạch lạc thuộc về bề sâu trong văn bản, được thể hiện qua “ý nghĩa giữa các câu”. Qua các định nghĩa đã dẫn trên, ta thấy mạch lạc là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt. Bởi vậy, Diệp Quang Ban đã nhận xét rằng: “khó giảng giải thế nào là mạch lạc nhưng dễ cảm nhận khi thiếu vắng nó” [6, tr62]. Chính đây là nguyên nhân dẫn đến việc có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mạch lạc. Mặc dù, các cách hiểu về mạch lạc đa dạng như vậy, nhưng có thể tóm lại một số nét đặc trưng cơ bản về mạch lạc như sau: - Mạch lạc là yếu tố tiên quyết, quan trọng hàng đầu để tạo nên văn bản. Thiếu mạch lạc, một văn bản không thể là một văn bản đích thực. - Mạch lạc được biểu hiện qua mối quan hệ móc xích, ràng buộc, chi phối lẫn nhau về mặt nghĩa giữa các thành phần tham gia cấu tạo văn bản nhằm hướng tới thể hiện chủ đề chung. - Mạch lạc được chi phối bởi quy tắc giao tiếp, ngữ cảnh, phong cách chức năng, .. và phong cách cá nhân của người sáng tạo ra văn bản. 1.1.2 Một số biểu hiện của mạch lạc: Như trên đã nói, bản chất của mạch lạc là mối quan hệ qua lại, ràng buộc nhau giữa các thành phần tham gia cấu tạo văn bản. Nhưng mối quan hệ đó được biểu hiện cụ thể như thế nào thì ngay trong mỗi định nghĩa khó có thể nêu đầy đủ. Các nghiên cứu gần đây đã giúp chúng ta thấy rõ hơn những biểu hiện phong phú của mạch lạc. Từ đó, chúng góp phần củng cố cơ sở lý 8
- thuyết về mạch lạc và giảm dần yếu tố mơ hồ, khó nắm bắt của thuật ngữ này. Dưới đây là một số quan niệm về biểu hiện của mạch lạc: 1.1.2.1 Biểu hiện của mạch lạc theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm Trong nghiên cứu của mình, tác giả Trần Ngọc Thêm không dùng khái niệm “mạch lạc” mà dùng khái niệm “liên kết nội dung” [25]. Tuy vậy, phát hiện của ông về liên kết nội dung đã tạo cơ sở khơi nguồn cho những nghiên cứu về mạch lạc. Theo ông, liên kết nội dung gồm hai bình diện là: liên kết chủ đề và liên kết logic. Liên kết chủ đề của văn bản chính là sự tổ chức những phần nêu của các phát ngôn. Hai phát ngôn có thể coi là liên kết chủ đề khi chúng nói đến những đối tượng chung hoặc những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau. Khác với liên kết chủ đề, liên kết logic chủ yếu là sự tổ chức phần báo. Nó là một bình diện “sâu” hơn liên kết nội dung, mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn, và cũng phụ thuộc vào những nhân tố ngoài ngôn ngữ nhiều hơn.” Theo tác giả, liên kết chủ đề là một sợi dây xuyên suốt, xâu chuỗi các phần nêu bộ phận lại với nhau, còn liên kết logic là sợi dây khác xâu chuỗi các phần báo bộ phận với nhau. Liên kết chủ đề, liên kết logic hay nói cách khác là liên kết nội dung đã làm nên sự thống nhất chặt chẽ và toàn vẹn của nội dung toàn văn bản. Sau này, một số nhà nghiên cứu đã đưa liên kết nội dung (theo cách hiểu của ngữ pháp văn bản) vào phạm trù mạch lạc, đồng thời tách những phương thức sử dụng phượng tiện ngôn ngữ để thể hiện liên kết nội dung ra thành một phạm trù riêng: phạm trù liên kết. 1.1.2.2 Biểu hiện của mạch lạc theo quan điểm của Diệp Quang Ban: Trong cuốn “Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn”, Diệp Quang Ban đã chỉ ra một số biểu hiện của mạch lạc như sau: a. Mạch lạc trong quan hệ nghĩa-logic giữa các từ ngữ trong văn bản Biểu hiện này của mạch lạc được biểu hiện có quan hệ với nhau xét 9
- ở mặt nghĩa và logic của cá sự việc được nói tới. Trong quan hệ nghĩa- logic giữ các từ ngữ trong văn bản, mạch lạc được biểu hiện qua bốn trường hợp sau: - Mạch lạc được biểu hiện qua mối quan hệ giữa vật nêu ở chủ ngữ với đặc trưng được nêu ở vị ngữ. - Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các chủ đề của các câu - Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau: - Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lý giữa các câu: b. Mạch lạc trong quan hệ giữa văn bản với ngữ cảnh tình huống (mạch lạc biểu hiện qua quan hệ ngoại chiếu) Mạch lạc của văn bản với ngữ cảnh tình huống là mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu – quy chiếu từ ngữ trong văn bản với tình huống ngoài văn bản. Ví dụ: “Nó kinh quá”. Muốn hiểu “nó” là gì phải quy chiếu vào môi trường ngữ cảnh cụ thể tại thời điểm người nói phát ngôn. Để thể hiện mạch lạc của văn bản với ngữ cảnh tình huống, các quy chiếu được thực hiện bằng 3 trường hợp chỉ suất là chỉ xuất nhân xưng (tao, tôi, mày, nó, hắn, chúng mày, chúng nó, …); chỉ suất thời gian (hôm qua, hôm nay, bây giờ, ngày mai, hồi đó, ngày đó, …); chỉ suất không gian (này, kia, nọ, đấy, đây, đó, …). c. Mạch lạc diễn ngôn (mạch lạc trong chức năng) Mạch lạc diễn ngôn được thể hiện ở khả năng dung hợp nhau giữa các hành động nói như: mời, chào, hỏi, yêu cầu, cảm ơn, hứa, … Có những hành động nói luôn phải đi liền với nhau nhưng có những hành động nói không ăn nhập gì với nhau. Chẳng hạn: hành động hỏi đi liền với hành động trả lời, hành động xin phép gắn với hành động đồng ý hoặc từ chối, … Những hành 10
- động không nằm trong thói quen ứng xử của xã hội bị xem là lệch chuẩn, không mạch lạc. 1.1.2.3 Biểu hiện của mạch lạc qua một số quan niệm khác Nguyễn Thị Thìn [27] khẳng định mạch lạc là sự tổng hợp của 4 phương diện sau đây: - Sự thống nhất về chủ đề và đích giao tiếp của toàn văn bản: . Sự thống nhất chủ đề và đích giao tiếp trên phạm vi toàn văn bản tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong văn bản, làm cho các câu luôn “mắc vào nhau”, không thể tách rời. - Trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính hợp lý. Ý đồ giao tiếp của người tạo lập văn bản được thể hiện qua nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo tính hợp lý. Tính hợp lý ở đây được hiểu là: có thể lý giải được từ phía người tạo lập văn bản, và có thể chấp nhận được từ phía người tiếp nhận. Trình tự triển khai chủ đề qua các phần của văn bản có thể được lý giải theo quan hệ thời gian, quan hệ không gian, quan hệ liên tưởng, quan hệ lập luận, … giữa các thành tố của văn bản. - Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung của văn bản: Mạch lạc được tạo ra bởi quan hệ nội dung mệnh đề (nội dung phẩn ánh hiện thực khách quan) và quan hệ nội dung dụng học (nội dung bộc lộ, nội dung hành động, …). Nó được thể hiện ở các thành tố tạo văn bản ở tầng nghĩa cụ thể trực tiếp và cả tầng nghĩa sâu hàm ẩn. Đối văn bản nghệ thuật, bên cạnh những thành tố nội dung thường được trình bày theo trật tự trước – sau (như sự kiện, thời gian, …) bằng những khúc đoạn lời nói kế tiếp, còn có những thành tố được trình bày theo lối đan xen khá phức tạp. Khi xác định mạch lạc văn bản, không thể bỏ qua những mối quan hệ đa dạng này. - Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp với ý đồ giao tiếp và thể loại văn bản. Giải pháp triển khai chủ đề không chỉ phụ thuộc vào ý đồ giao tiếp của 11
- chủ thể mà còn bị chi phối bởi thể loại văn bản. Chẳng hạn, trong văn bản chính luận, chủ đề thường được triển khai theo phương pháp luận: phản đề, quy nạp, diễn dịch, … hoặc phối hợp một vài phương pháp luận. Ở một góc độ khác, trong bài viết “Mạng nghĩa và tính mạch lạc của văn bản nghệ thuật” [14], tác giả Hữu Đạt cho rằng: “ cấu trúc tầng nền trong một văn bản không chỉ là mạng nghĩa tạo nên tính mạch lạc của nó mà còn có tác dụng xây dựng tính cách nhân vật cũng như biểu hiện phong cách nhà văn”. Qua nhận định đó, ông đã khẳng định rằng mạng nghĩa là một biểu hiện góp phần tạo nên mạch lạc trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Cụ thể hơn, trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra và phân tích cấu trúc của một văn bản nghệ thuật bao gồm 3 lớp khác nhau là: lớp cấu trúc bề mặt, lớp cấu trúc trung gian, lớp cấu trúc tầng nền. Chính cách tổ chức này tạo nên mạng nghĩa, từ đó tạo ra mạch lạc cho một tác phẩm nghệ thuật. Phan Văn Hòa (trong luận án tiến sĩ mang tên: “Phương tiện liên kết liên câu, đối chiếu ngữ liệu Anh – Việt) [17] đưa ra một số biểu hiện về mạch lạc như sau: - Sự thống nhất nội dung văn bản qua các quy tắc về cấu trúc ngữ nghĩa. - Sự đồng nhất trong kênh giao thoa chia sẻ giữa người sáng tạo văn bản và tiếp nhận văn bản. - Sự thống nhất mang tính hệ thống giữa các yếu tố trên với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp. Nguyễn Hòa, khi bàn về mạch lạc diễn ngôn thì cho rằng mạch lạc là sự tích hợp của 3 yếu tố là: liên kết, cấu trúc và quan yếu [18]. Từ đó tạo thành các dạng mạch lạc khác nhau: mạch lạc trong liên kết, mạch lạc trong cấu trúc và mạch lạc trong quan yếu. Ông khẳng định rằng nếu như trong một văn bản nào đó mà liên kết hình thức vắng mặt thì tính mạch lạc của diễn ngôn sẽ giảm. Về cấu trúc, cấu trúc là yếu tố của mạch lạc mà thiếu nó văn bản sẽ trở nên lộn xộn, không mạch lạc. Mạch lạc trong quan yếu có 4 yếu tố phát triển 12
- nội dung chính: - Thông tin nền - Thông tin nhận xét phản ứng của bên thứ ba. - Bằng chứng chi tiết hóa. - Kết quả hay hành động kéo theo của sự kiện chính. Nguyễn Thị Hồng Thúy [29] đã đưa ra một số nhận định như sau: “Trật tự câu có vai trò to lớn đối với việc thiết lập tính mạch lạc cho văn bản. Để văn bản có tính mạch lạc thì các nội dung, các sự kiện có liên quan đến chủ đề phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định nào đó”. - Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự thời gian, không gian sẽ tạo ra mạch lạc về thời gian, không gian. - Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự quan hệ logic về mặt ngữ nghĩa sẽ tạo mạch lạc theo nội dung quan yếu. - Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo kiểu lý giải vấn đề sẽ tạo ra mạch lạc trong quan hệ lập luận. Ngoài những quan niệm về biểu hiện về mạch lạc vừa nêu trên, còn rất nhiều quan niệm khác mà trong điều kiện luận văn này, chúng tôi chưa nêu ra hoặc chưa có điều kiện tìm hiểu. Rõ ràng, biểu hiện của mạch lạc là vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó có biểu hiện về thời gian, không gian mà tới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn. 1.2 Mạch lạc trong văn xuôi và mạch lạc trong thơ. 1.2.1 Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi Ngôn ngữ mỗi văn bản đều bị chi phối bởi phong cách chức năng riêng của thể loại. Bởi vậy, ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi cũng mang những đặc trưng riêng thể loại của chúng. Cùng thuộc thể loại văn học nghệ thuật nên có một số điểm chung giữa ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ như: tính hình tượng, tính phong cách cá nhân, … Một số đặc điểm như tính biểu cảm, tính tạo hình, … mặc dù ở mỗi thể loại có mức độ biểu hiện cao – thấp khác 13
- nhau nhưng nhìn chung cả ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi đều có. Chính bởi giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi có những điểm chung như vậy nên trên thực tế ranh giới giữa ngôn ngữ thơ và ngôn văn xuôi không phải khi nào cũng rõ ràng. Người ta vẫn thường nói một đoạn văn, một bài văn nào đó có chất thơ. Sỡ dĩ có điều đó bởi lúc này ngôn ngữ văn xuôi có những đặc trưng gần với ngôn ngữ thơ như: giàu chất trữ tình, giàu tính đối xứng, giàu hình ảnh và khả năng biểu hiện, .... Bên cạnh những nét chung vừa nêu, trên phương diện ngôn ngữ học, ở cả ba lĩnh vực ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, thơ và văn xuôi đều có những điểm khác nhau căn bản. Về ngữ âm, điểm khác nổi bật giữa thơ và văn xuôi là tính nhạc. Trong khi văn xuôi là thể loại viết dàn trải, đều đều thì thơ lại rất giàu tính nhạc. Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động, tình cảm. Thế giới nội tâm của tác giả không chỉ được phản ánh qua ngôn ngữ bằng ý nghĩa, nó còn được biểu hiện âm thanh, nhịp điệu. Ở mỗi ngôn ngữ, tính nhạc lại được biểu hiện khác nhau dựa trên đặc thù ngữ âm riêng của nó. Nhận xét về tính nhạc trong tiếng Việt, Hữu Đạt cho rằng: “Tiếng Việt có một đặc điểm là giàu có về nguyên âm, phụ âm và thanh điệu. Chính vì thế độ dài của âm tiết thường ngắn và bao giờ cũng tách rời nhau. Đây là một đặc điểm có ưu thế về tính nhạc hơn so với các thứ tiếng có số lượng nguyên âm, phụ âm ít hơn và không có thanh điệu” [12, tr201]. Điều này khiến ngôn ngữ thơ Việt Nam rất giàu tính nhạc và tính nhạc có vai trò lớn trong việc bộc lộ cảm xúc trữ tình của thi sĩ. Về mặt ngữ nghĩa, ngôn ngữ thơ có những đặc trưng khác với ngôn ngữ văn xuôi. “Thơ là một nghệ thuật biểu hiện”, so với văn xuôi, ngôn ngữ thơ giàu tính biểu hiện hơn. Thơ thường gắn với niêm luật, nhịp điệu và sự lạ hóa nên phương thức biểu hiện đòi hỏi sự cầu kỳ, mới lạ. Theo Hữu Đạt thì phương thức biểu hiện là “việc khai thác các khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp trong quá trình tổ chức văn bản. Thao tác lựa chọn giúp nhà nghệ sĩ lựa chọn một đơn vị trong 14
- một loạt các đơn vị có giá trị tương đương với nhau có thể thay thế nhau trên trục dọc. Thao tác kết hợp cho phép nhà nghệ sĩ, sau khi đã lựa chọn có thể tạo ra những giá trị bất ngờ, sáng tạo dựa trên những tiền đề vật chất mà ngôn ngữ dân tộc cho phép” [12;tr81, 82]. Như vậy, yêu cầu cao từ phương thức biểu hiện sẽ khiến tính chọn lọc và tính hình tượng của ngôn ngữ thơ cao hơn so với văn xuôi. Đó cũng là lý do khiến ngôn ngữ thơ thường có tính đa nghĩa và có nhiều hiện tượng chuyển nghĩa hơn ngôn ngữ văn xuôi. Ví dụ: “Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai”. (Truyện Kiều) “Ong bướm” trong câu thơ trên không mang nghĩa đen thuần túy là chỉ con vật trong tự nhiên mà mang nghĩa hình tượng về sự tán tỉnh trai gái. Về mặt ngữ pháp, nếu như trong các tác phẩm văn xuôi, mỗi câu thường được viết đúng quy chuẩn ngữ pháp thì trong thơ quy chuẩn ngữ pháp mẫu mực không được áp dụng nhiều. Mỗi câu thơ không thực sự ứng với mỗi câu theo quy chuẩn ngữ pháp bởi có thể một câu gồm nhiều vế, mỗi vế lại được viết dưới dạng một dòng thơ. Ngoài ra, các hiện tượng đảo ngữ, trùng điệp, vắt dòng cũng được các nhà thơ vận dụng khá nhiều. Điều này không những không ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của độc giả mà còn có tác dụng nhấn mạnh ý và nâng cao giả trị thẩm mỹ. Ví dụ: “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”. (Vội vàng – Xuân Diệu). Về mặt ngữ pháp thì hai câu thơ đầu chỉ là một câu, hai câu thơ sau 15
- cũng là một câu và được viết liền, không xuống dòng. Nhưng trong đoạn thơ này, chúng lại được chia làm 4 câu thơ. 1.2.2 Mạch lạc trong thơ và mạch lạc trong văn xuôi Văn xuôi và thơ cũng như những loại văn bản chức năng khác, chúng phải tuân thủ những nguyên tắc của một văn bản nói chung. Một tác phẩm văn xuôi hay một tác phẩm thơ phải có tính mạch lạc. Điều đó được thể hiện qua sự gắn kết có tính móc xích với nhau giữa các câu, các đoạn văn, khổ thơ, … để cùng hướng đến một chủ đề thống nhất. Tuy vậy, do đặc điểm ngôn ngữ thơ và văn xuôi có những điểm khác nhau nên mạch lạc trong thơ và mạch lạc trong văn xuôi cũng có những điểm khác biệt. Ngôn ngữ văn xuôi không bị chi phối bởi giới hạn câu chữ, không bị nguyên tắc lạ hóa ảnh hưởng nhiều nên mạch lạc được thể hiện rõ ràng hơn qua câu chữ. Ngược lại, ngôn ngữ thơ do sự áp chế bởi dung lượng câu chữ, niêm luật và nguyên tắc lạ hóa nên mạch lạc trong thơ có phần khó nắm bắt hơn. Trong văn xuôi, mạch lạc có thể được triển khai theo quan hệ ngữ nghĩa như sau: Ví dụ 1: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem về cho một người đàn bà góa mù (1). Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con, và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ(2). Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến, bấy giờ cụ bá Kiến, ăn tiên chỉ làng”(3). (Chí Phèo – Nam Cao) Các câu (1), (2), (3) quan hệ với nhau theo trình tự thời gian trong thực tế. Sự việc xảy ra trước được kể trước, sự việc xảy ra sau được kể sau. Có khi quan hệ mạch lạc trong văn xuôi được triển khai theo quan hệ suy lý – logic: 16
- Ví dụ 2: “Nhưng cụ không phải là một người ưa than thở(4). Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén kia sỡ dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi bị đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác (5). Cụ bá Kiến không cần than thở: trị không lợi thì cụ dùng (6)”. (Chí Phèo – Nam Cao). Trong ví dụ trên thì câu (4) đưa ra một nhận định. Các câu (5), (6) là những luận cứ để thể hiện rõ nhận định trước đó. Nhìn chung trong văn xuôi, mạch lạc ngầm ẩn qua bề sâu ngôn từ không nhiều, nó thường được thể hiện trên bề mặt câu chữ, ở nghĩa hiển ngôn; đối với thơ thì mạch lạc lại gồm nhiều bậc khác nhau: mạch lạc theo bậc hiển ngôn và mạch lạc theo bậc hàm ngôn hoặc mạch lạc thông qua sự chuyển nghĩa của từ. Ví dụ 3: “Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”. (Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên), Trong ví dụ trên, đang nói về hình ảnh đập cửa – cửa vẫn đóng thì hình ảnh “cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ” hiện ra. Nhìn về lớp nghĩa bề mặt của ngôn từ, ta khó có thể cắt nghĩa được nội dung, mục đích của đoạn thơ. Bởi thế mạch lạc của nó chỉ có thể được hiểu khi mã hóa được các hình tượng thơ thông qua việc hiểu quá trình chuyển nghĩa của các cụm từ: “đấm nát tay”, “cửa cuộc đời”, “cửa đóng”, “đời im ỉm khóa” và “pho tượng chùa Tây Phương”. Chúng ta có thể hiểu rằng hình ảnh “đấm nát tay” thể hiện sự nỗ lực đến kiệt sức của ông cha để tìm đường lối đổi đời cho dân tộc; hình ảnh “cửa cuộc đời” là ranh giới làm nên cách mạng, sự thay đổi; “cửa đóng” , “đời im ỉm khóa” thể hiện sự bất lực của ông cha; “pho tượng chùa Tây Phương” là 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 240 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn