intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

79
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành nghiên cứu một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu biểu trong ca dao Việt Nam nhằm phát hiện những ý nghĩa biểu trưng trong cách sử dụng THTM của thơ ca dân gian. Từ đó thấy được vai trò của những TH đó trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Đồng thời khẳng định những đóng góp của thơ ca dân gian trong việc lưu giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐÀO THỊ DƢƠNG MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG CA DAO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐÀO THỊ DƢƠNG MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG CA DAO VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Mai Ngọc Chừ Hà Nội- 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Một số tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự góp ý của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là xác thực, chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2015 Tác giả luận văn Đào Thị Dƣơng
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của thầy cô cũng như bạn bè, người thân. Trước tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Mai Ngọc Chừ - người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em hoàn thành tốt luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện học tập cho em trong suốt thời gian em học ở trường. Nhân đây em cũng xin phép gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt để em hoàn thành luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 06/08/2015 Học viên Đào Thị Dƣơng
  5. BẢNG VIẾT TẮT TH : Tín hiệu THTM : Tín hiệu thẩm mĩ CBH : Cái biểu hiện CĐBH : Cái được biểu hiện
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................8 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................8 7. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................10 1.1. Tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ ...........................................10 1.1.1. Tín hiệu ...........................................................................................................10 1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ..........................................................................................12 1.1.3. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ ...........................................................................13 1.2. Một số đặc tính cơ bản của THTM ................................................................15 1.2.1. Tính nguồn gốc ..............................................................................................15 1.2.2. Tính cấp độ .....................................................................................................16 1.2.3. Tính hệ thống .................................................................................................17 1.2.4. Tính biểu hiện ................................................................................................19 1.2.5. Tính biểu trưng ..............................................................................................20 1.2.6. Tính trừu tượng và cụ thể ..............................................................................22 1.3. Quá trình để hiểu Tín hiệu thẩm mĩ ...............................................................24 1.3.1. Tín hiệu thẩm mĩ với các yếu tố giao tiếp .....................................................24 1.3.2. Lý thuyết chiếu vật .........................................................................................27 1.4. Vài nét về ca dao và ngôn ngữ ca dao ...........................................................28 Tiểu kết: ...................................................................................................................30 Chƣơng 2: KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ ..................................31 TRONG CA DAO VIỆT NAM ..............................................................................31 2.1. Một số tín hiệu thuộc tự nhiên ........................................................................31 1
  7. 2.1.1. Tín hiệu mưa ..................................................................................................33 2.1.1.1. Các biến thể từ vựng của tín hiệu mưa trong ca dao ................................33 2.1.1.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu mưa trong ca dao .................................35 2.1.1.3. Các biến thể quan hệ của tín hiệu mưa trong ca dao................................38 2.1.2. Tín hiệu nắng .................................................................................................40 2.1.2.1. Các biến thể từ vựng của tín hiệu nắng trong ca dao ...............................40 2.1.2.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu nắng trong ca dao ................................42 2.1.2.3. Các biến thể quan hệ của tín hiệu nắng trong ca dao...............................44 2.1.3. Tín hiệu gió.....................................................................................................45 2.1.3.1. Các biến thể từ vựng của tín hiệu gió trong ca dao ..................................45 2.1.3.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu gió trong ca dao ...................................47 2.1.3.3. Các biến thể quan hệ của tín hiệu gió trong ca dao ..................................50 2.2. Một số tín hiệu là vật thể nhân tạo .................................................................52 2.2.1. Tín hiệu áo ......................................................................................................54 2.2.1.1. Các biến thể từ vựng của tín hiệu áo trong ca dao....................................54 2.2.1.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu áo trong ca dao ....................................56 2.2.1.3. Các biến thể quan hệ của tín hiệu áo trong ca dao ...................................58 2.2.2. Tín hiệu yếm ...................................................................................................60 2.2.1.1. Các biến thể từ vựng của tín hiệu yếm trong ca dao .................................60 2.2.1.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu yếm trong ca dao..................................62 2.2.1.2. Các biến thể quan hệ của tín hiệu yếm trong ca dao ................................64 Tiểu kết .....................................................................................................................65 Chƣơng3: GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG CỦA MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG CA DAO VIỆT NAM ..............................................................................66 3.1. Tín hiệu thuộc tự nhiên....................................................................................66 3.1.1. Tín hiệu mưa ..................................................................................................66 3.1.1.1. Mưa – hiện thân của sự sống .....................................................................66 3.1.1.2. Mưa mang dáng hình lam lũ, chịu thương chịu khó của người lao động ........ 69 3.1.1.3. Mưa trong lòng người .................................................................................71 2
  8. 3.1.1.4. Mưa biểu trưng cho hình ảnh người phụ nữ ............................................73 3.1.1.5. Mưa và mô thức tình cảm ái ân .................................................................74 3.1.2. Tín hiệu nắng .................................................................................................77 3.1.2.1. Nắng mở ra một không gian tràn ngập ánh sáng trong ca dao ................77 3.1.2.2. Nắng biểu trưng cho nét tính cách của người lao động ...........................79 3.1.2.3. Nắng biểu trưng cho thời cuộc và các mối quan hệ xã hội ......................80 3.1.3. Tín hiệu gió.....................................................................................................82 3.1.3.1. Gió – không gian nên thơ, êm đềm và thanh thản ....................................82 3.1.3.2. Gió – không gian tình yêu lãng mạn ..........................................................84 3.1.3. Gió – không gian li biệt ..................................................................................87 3.1.3.4. Gió – sự thay lòng đổi dạ ............................................................................90 3.2. Tín hiệu là vật thể nhân tạo.............................................................................93 3.2.1. Tín hiệu áo ......................................................................................................93 3.2.1.1. Áo và sự đồng nhất với chủ thể ..................................................................93 3.2.1.2. Áo biểu trưng cho tình cảm gia đình .........................................................97 3.2.1.3. Áo biểu trưng cho tình yêu lứa đôi.............................................................98 3.2.1.4. Áo biểu trưng cho quan niệm về cái đẹp ..................................................100 3.2.1.5. Áo thể hiện nhân sinh quan của người xưa ............................................102 3.2.2. Tín hiệu yếm ................................................................................................103 3.2.2.1. Yếm biểu trưng cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam..104 3.2.2.2. Yếm trở thành ngôn ngữ trao gửi tình yêu lứa đôi .................................107 3.2.2.3. Yếm biểu trưng cho tính dục ....................................................................110 Tiểu kết ...................................................................................................................114 KẾT LUẬN ............................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................119 NGUỒN TƢ LIỆU ................................................................................................123 3
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Ca dao ra đời từ rất sớm và lưu truyền cho đến ngày nay. Ca dao thấm vào tâm hồn mỗi chúng ta từ lúc lọt lòng qua lời ru của bà, câu hát của mẹ. Nhà thơ Nguyễn Duy đã giãi bày niềm xúc cảm chân thành của mình: “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” Vòng tròn đời người khởi phát từ lời ca dao được mẹ ru bên cánh võng từ thuở ấu thơ, để rồi qua từng trường đoạn bể dâu, ca dao lại là lời gợi nhắc con người trở về với cội nguồn, với những giá trị văn hóa – nhân bản của dân tộc mình. Bao đời nay, từ những câu ca dao đẹp như lòng mẹ, mỗi lớp hậu sinh vẫn tìm thấy mình trong tinh hoa ngàn đời của dân tộc tích tụ lại thành một dấu ấn riêng. Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, ca dao chính là một viên ngọc vô giá và đến nay vẫn là một mảnh đất màu mỡ cho những tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học trên cả lĩnh vực văn hóa, văn học và ngôn ngữ học. 2. Nói đến tín hiệu thẩm mĩ (THTM) là nói đến một vấn đề lí luận mang tính liên ngành. Đây là một thuật ngữ có thể dùng trong nhiều bộ môn nghệ thuật nhưng có lẽ quen thuộc hơn cả là người ta thường nói đến THTM như sự thể hiện của những tín hiệu (TH) ngôn ngữ được đặt trong mối quan hệ với tác phẩm văn chương. Bản thân TH ngôn ngữ đã mang nghĩa biểu trưng. Không dừng lại ở đó, một TH ngôn ngữ thông thường khi đi vào thế giới thi ca thì đã được chuyển hóa thành TH nghệ thuật, THTM – ngôn ngữ hay TH văn chương. THTM có nhiều đặc tính trong đó đáng chú ý nhất là tính biểu trưng. Tính biểu trưng được xét trong mối quan hệ hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Đó là mối quan hệ “có lí do” liên quan đến năng lực biểu trưng hóa, đến khả năng của THTM vừa có tính chất biểu thị - nói lên một cái gì, vừa có tính chất hàm nghĩa - sự thêm nghĩa trên một nghĩa có sẵn. Ví dụ: Cây thuỳ dương trong thơ dân gian Nga biểu trưng cho tư tưởng, tình cảm nam nữ; con cò biểu trưng cho điều lành, đức thiếu thảo; hoa sen biểu trưng cho lòng trong trắng… Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện nó là đối tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực. Mặt khác, là ý nghĩa xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận. 4
  10. 3. Vấn đề tiếp cận văn học dưới ánh sáng của ngôn ngữ học đang trở thành mối quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Từ góc độ ngôn ngữ, người nghiên cứu sẽ có những phương pháp hữu hiệu để biến những cảm nhận trực quan của người tiếp nhận văn học thành những phân tích khoa học khách quan và xác đáng. Ở Việt Nam những năm qua, nghiên cứu ngôn ngữ ca dao đã có nhiều thành tựu,đặc biệt là những công trình của các tác giả Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Xuân Kính, Mai Ngọc Chừ, Phạm Thị Thu Yến… Trong tình hình nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay, cách tiếp cận nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ được coi như một trong những con đường đến với những cái hay, cái đẹp cũng như những giá trị đích thực, muôn đời của ca dao Việt Nam. Con cò, con bống, hạt mưa, làn gió, hoa sen, hoa nhài, ngọn đèn không tắt, chiếc áo rách, dải yếm đào, trầu cau, tấm gương mờ… là những THTM quen thuộc trong ca dao. Đó là những hình ảnh có khả năng biểu trưng những ý nghĩa sâu xa, được dân gian chọn lọc trong sử dụng và thử thách qua nhiều năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của folklore. Với những lý do như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Việt Nam”. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi hy vọng góp phần xử lý một vấn đề thu hút được quan tâm từ cả hai phía nghiên cứu ngôn ngữ và văn học. Mặt khác, thông qua việc chọn lọc và phân tích một số THTM tiêu biểu, chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra đúng những từ chìa khóa để đi vào giải mã thế giới nghệ thuật ca dao đồng thời góp phần làm sáng tỏ những giá trị đặc sắc của ngôn ngữ ca dao Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Khái niệm THTM ra đời gắn với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật những năm giữa thế kỷ XX, được đưa vào nước ta từ những năm 70 qua các bản dịch công trình của Iu. A. Philipiep, M. B. Khrapchenco, các nghiên cứu của Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai, Trần Đình Sử… Cho đến nay, vấn đề về THTM đang được quan tâm và việc tiếp cận tác phẩm văn học bằng cách nghiên cứu THTM trở nên phổ biến hơn. Các luận án, luận văn triển khai theo hướng ngôn ngữ học khi đi vào phân tích THTM trong tác phẩm văn học đã xuất hiện nhưng không nhiều. Với luận án “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ – không gian trong ca 5
  11. dao”(1995), tác giả Trương Thị Nhàn đã vận dụng những phương pháp và kiến thức ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu một phương diện của văn học – phương diện THTM, góp phần đưa ngôn ngữ học vào nghiên cứu văn học và xử lý THTM trong văn học; đồng thời, luận án cũng tiến hành nghiên cứu thi pháp ca dao cũng như đưa ra cách tiếp cận mới đối với ca dao. Trong luận văn “Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ tình Xuân Quỳnh” (1990), tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh đã ứng dụng phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học vào việc phát hiện và khẳng định giá trị của một số THTM có tần số xuất hiện cao trong thơ tình Xuân Quỳnh, từ đó góp cơ sở cho việc tìm hiểu những đặc sắc và sáng tạo về nội dung cũng như nghệ thuật của phong cách thơ Xuân Quỳnh. Gần đây nhất là các luận văn sau đại học “Khảo sát một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu biểu thuộc trường nghĩa tự nhiên trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trước Cách mạng tháng Tám” (2008) của Phùng Thị Cảnh Trang, luận văn “Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học” (2008) của Nguyễn Ngọc Bích… Các tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh tu từ để làm sáng rõ giá trị của các THTM được khảo sát. Nhiều công trình đã vận dụng khái niệm “biểu trưng”, “biểu tượng” để nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn học, song thực chất đó cũng là nghiên cứu về THTM. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong luận án “Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt” (2002) đã tiến hành phân loại, miêu tả và tìm hiểu hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong ca dao từ nhiều phương diện như: nguồn gốc và con đường hình thành biểu tượng, sự vận động của biểu tượng trong từng chỉnh thể đơn vị hoặc nhóm đơn vị ca dao. Tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa trong luận án “Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam” (2005) đã phân loại và phân tích sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong các giai đoạn thơ ca khác nhau dưới ánh sáng của lý thuyết về biểu tượng. Đó là những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc và đạt được nhiều thành tựu. Nhiều công trình nghiên cứu thơ ca dân gian cũng đã sử dụng các khái niệm THTM, biểu trưng, biểu tượng. Vấn đề nghiên cứu biểu tượng trong ca dao và một số biểu tượng con cò, con bống… đã được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan chú ý ngay từ khi ông công bố lần đầu tuyển tập “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của 6
  12. mình. Sau đó, Cao Huy Đỉnh, Phan Đăng Nhật, Hà Công Tài, Trương Thị Nhàn, Nguyễn Xuân Kính, Mai Ngọc Chừ, Phạm Thị Thu Yến… cũng đã có các bài nghiên cứu về biểu tượng, biểu trưng, THTM trong thơ ca dân gian ở những góc độ khác nhau. Hà Công Tài đi sâu khảo sát biểu tượng “trăng” trong ca dao. Nguyễn Xuân Kính chỉ ra đặc sắc riêng của một số biểu tượng ca dao trong tương quan với văn học viết.Với “Lối đối đáp trong ca dao trữ tình”, tác giả Cao Huy Đỉnh đã đề cập đến các cặp tín hiệu như: “trúc – mai”, “mận – đào”, “thuyền – bến”… Từ đó, tác giả chỉ ra nét độc đáo, thú vị trong ca dao chính là ở lối đối đáp, trò chuyện giữa hai người… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã tiếp cận tác phẩm văn học nói chung và thơ ca dân gian nói riêng dưới ánh sáng lý thuyết của ngôn ngữ học như: lý thuyết về tín hiệu, lý thuyết về hệ thống, lý thuyết về biểu tượng, trường nghĩa… và đã có những đóng góp nhất định. Trong bối cảnh của sự gặp gỡ, giao thoa giữa hai ngành nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, chúng tôi lựa chọn một đề tài nghiên cứu ngôn ngữ học liên quan đến văn học “Một số tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Việt Nam”. Tiếp thu thành tựu của những công trình đã công bố, đồng thời để tránh trùng lặp với người đi trước, luận văn tập trung vào một số THTM chưa được khai thác hoặc mới chỉ được nói đến một cách sơ lược. Đó là các tín hiệu: mưa, nắng, gió, áo, yếm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu một số THTM tiêu biểu trong ca dao Việt Nam nhằm phát hiện những ý nghĩa biểu trưng trong cách sử dụng THTM của thơ ca dân gian. Từ đó thấy được vai trò của những TH đó trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Đồng thời khẳng định những đóng góp của thơ ca dân gian trong việc lưu giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, người viết đã đặt ra và thực hiện những nhiệmvụ chính dưới đây: - Khảo sát một cách hệ thống về tần số xuất hiện của các TH thuộc tự nhiên(mưa, nắng, gió)và các TH là vật thể nhân tạo(áo, yếm). Các TH này liên kết 7
  13. tạo thành bức tranh tự nhiên và con người hài hòa, phong phú, sinh động trong ca dao Việt Nam. - Khảo sát, phân tích về khả năng phân bố của các THTM dựa trên hai trục song hành: trục tuyến tính và trục liên tưởng. - Phân tích, miêu tả giá trị biểu trưng của một số THTM tiêu biểu đó trong ca dao Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một sốTHTM tiêu biểu trong ca dao Việt Nam: mưa, nắng, gió, áo yếm. - Phạm vi nghiên cứu: Nguồn tư liệu mà chúng tôi chọn để khảo sát là tất cả các lời ca dao trong cuốn “Ca dao Việt Nam” – Vũ Dung, Vũ Thúy Anh sưu tầm và biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003. Sở dĩ chúng tôi chọn nguồn tư liệu này bởi vì đây là một công trình tiêu biểu và được đánh giá cao. Đồng thời chúng tôi cũng thu thập thêm tư liệu từ một số tuyển tập ca dao khác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ học là chủ yếu. Trên cơ sở những tư liệu được thu thập và xử lý, trên nền tảng những con số được thống kê và phân tích, chúng tôi đưa ra những nhận xét mang tính khái quát về vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thao tác thống kê, phân loại để được tần số xuất hiện của các TH, sắp xếp chúng vào các nhóm TH có chung đặc điểm. Từ đó chúng tôi xác định cấp độ của đối tượng đang xem xét rồi đặt vào trong quan hệ dọc, quan hệ ngang để so sánh nhằm tìm ra những yếu tố đồng nhất và đối lập trong hệ thống. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh kết hợp với các yếu tố giao tiếp để khai thác các tầng nghĩa biểu trưng của TH. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lí luận liên quan đến THTM. Đề tài cũng góp phần làm rõ những đặc trưng nghệ thuật của ca dao Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn, bằng việc làm sáng tỏ các THTM trong ca dao, luận văn sẽ góp phần vào việc giúp bạn đọc hiểu thêm cái hay, cái đẹp của ca dao Việt 8
  14. Nam, giúp các thầy cô giáo trong việc phân tích sâu hơn những tác phẩm ca dao được giảng dạy trong nhà trường. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Khảo sát một số tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Việt Nam Chương 3: Giá trị biểu trưng của một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu biểu trong ca dao Việt Nam 9
  15. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Cho đến nay các định nghĩa về THTMđã được tìm thấy rải rác trong những công trình của các tác giả như In. A. Philipiep, M. B. Khrapchenko, Hoàng Trinh, Trần Đình Sử, Đỗ Hữu Châu… Trong chương này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày một cách vắn tắt những điểm chủ yếu trong quan niệm của các tác giả kể trên, để từ đó tự định cho mình một cách hiểu cụ thể, làm cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu THTM trong đề tài. Vì THTM, về bản chất cũng là một loại TH cho nên nghiên cứu một THTM phải đặt nó trong phạm trù chung của TH. Mặt khác, yêu cầu của việc nghiên cứu THTM trong tương quan với hệ thống ngôn ngữ biểu hiện trong tác phẩm văn học đòi hỏi phải nhìn nhận THTM trong mối quan hệ với TH ngôn ngữ. Những vấn đề về THTM mà chúng tôi quan tâm liên quan đến cả những quan niệm về TH nói chung và TH ngôn ngữ nói riêng. 1.1. Tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ 1.1.1. Tín hiệu Có nhiều định nghĩa khác nhau về TH, liên quan đến những cách hiểu rộng hẹp khác nhau của các tác giả. Trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”, Đỗ Hữu Châu đã nêu ra định nghĩa TH của P. Guiraud: “Một tín hiệu… là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh ký ức của một kích thích khác” [6, 51]. Còn A. Schaff lại định nghĩa THTM theo nghĩa hẹp:“Một sự vật vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành TH nếu như trong quá trình giao tiếp nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm” [6, 51]. Định nghĩa của A. Schaff hẹp ở chỗ chỉ thừa nhận những sự vật hiện tượng là TH khi nó được sử dụng có ý thức trong phạm vi một hệ thống có tư cách như một ngôn ngữ để trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa người với người, còn những TH giao tiếp không ý thức của động vật không được thừa nhận là TH. Quan niệm của P. Guiraud về TH rộng hơn vì nó bao hàm cả những TH hẹp, những TH nhận biết đối với thế giới sinh vật, cả những TH giao tiếp có tính chất bản năng của loài vật. Theo cách hiểu này, tất cả những hình thức vật chất có khả năng gợi ra những hình ảnh đều được coi là TH, không phân biệt nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay phi giao tiếp… Một đám mây với 10
  16. khả năng gợi ra hình ảnh về cơn mưa trong nhận thức của con người. Một giọng nói “tự nói lên” những đặc điểm về quê quán, về tuổi tác, nghề nghiệp, trạng thái tâm sinh lý… của người nói trong sự nhận thức của người nghe. Một câu hỏi nhưng chính là một lời tỏ tình của ca dao: “Tre non đủ lá đan sàng được chăng?”. Một con thuyền trong ý nghĩa của “người đi” mà ca dao vẫn thường nhắc đến… Các nhà nghiên cứu lý thuyết về thông tin gọi đó là những yếu tố mang tin. Các nhà nghiên cứu ngữ nghĩa học gọi đó là những yếu tố mang nghĩa. Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đãchỉ ra những điều kiện cần cho một sự vật, hiện tượng, hay thuộc tính vật chất trở thành TH: 1. Phải có một hình thức cảm tính (cái biểu hiện); 2. Phải có một nội dung ý nghĩa (cái được biểu hiện); 3. Phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó (đối tượng của thông tin); 4. Phải nằm trong một hệ thống nhất định. Chúng tôi coi những điều kiện này là cơ sở cho sự nhận diện TH trong đề tài. Một TH là một yếu tố bao hàm hai mặt: “Cái biểu hiện” (CBH) và “cái được biểu hiện” (CĐBH), đồng thời cũng là một yếu tố chỉ có thể xác định được trong mối tương quan với chủ thể nhận thức và với hệ thống mà nó tham gia. Về phân loại TH, các tác giả cũng đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau dựa vào những tiêu chí khác nhau. Phân loại của C. Peirce phân biệt ba phạm trù chính của TH: hình hiệu, dấu hiệu, biểu trưng. C. Morris đưa thêm vào hệ thống phân loại những phạm trù: chỉ hiệu, định hiệu. Bảng phân loại của P. Guiraud có sự phân biệt TH tự nhiên với TH nhân tạo, TH biểu hiện và TH giao tiếp. Lấy bảng phân loại TH của P. Guiraud làm trục chính, trên cơ sở bổ sung thêm kết quả phân loại của các tác giả khác, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra nguyên tắc phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào chức năng xã hội có thể phân loại các TH thành TH giao tiếp và TH phi giao tiếp. Căn cứ vào đặc tính thể chất của cái biểu đạt có thể phân loại thành: TH thị giác, TH tính giác, TH xúc giác… Căn cứ vào nguồn gốc để chia thành TH tự nhiên và TH nhân tạo. Căn cứ vào quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có thể quy TH thành ba loại: dấu hiệu, hình hiệu và ước hiệu. Các phạm trù TH được kể ở đây tuy không đồng nhất trong quan niệm của mỗi tác giả và cũng không tương đồng với nhau trên cùng một tiêu chí phân loại nhất định nhưng có tác dụng cung cấp những khái niệm TH quan trọng trong việc nghiên cứu những đặc tính tín hiệu học khác nhau của các TH, làm cơ sở cho sự phân biệt TH được nghiên cứu trong đề tài. 11
  17. Trong tất cả những phân loại kể trên, chúng tôi sử dụng bảng phân loại của Đỗ Hữu Châu mà ưu điểm là bao quát được tất cả những phạm trù – loại khác nhau của TH, đồng thời chỉ ra được mối quan hệ loại hình giữa các TH trên các tiêu chí khác nhau như: chức năng xã hội của TH, đặc tính thể chất của CBH, nguồn gốc TH, tính chất mối quan hệ giữa hai mặt CBH và CĐBH, sự chuyển mã, đặc tính tổ chức của TH… 1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ Ngôn ngữ thường được nói đến như một hệ thống TH đặc biệt. Cuốn giáo trình “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” đã nhấn mạnh đến vấn đề chức năng và đặc tính đa chức năng của các TH ngôn ngữ so với các hệ thống TH nói chung và TH mang chức năng giao tiếp nói riêng. Ngôn ngữ không chỉ thuần túy mang chức năng giao tiếp mà đồng thời còn là công cụ để tư duy, để tổ chức xã hội, để duy trì sự sống con người, ngôn ngữ còn mang chức năng thi pháp… Riêng đối với chức năng giao tiếp, cũng có sự phân biệt giữa những chức năng khác nhau liên quan đến những nhân tố khác nhau của hoạt động giao tiếp: chức năng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng phát ngôn, chức năng cú học. Từ những khía cạnh chức năng khác nhau của ngôn ngữ có thể xác định ý nghĩa “tín hiệu” của chúng trên tất cả những đơn vị mang nghĩa (đơn vị hai mặt), từ từ đến cụm từ, đến câu, đoạn, văn bản. Một từ, ngữ, câu nói nào đó có thể vừa mang thông tin về sự vật, hiện tượng được nói tới, vừa bộc lộ những đặc điểm về địa phương, về nghề nghiệp, về trạng thái tâm lý của người nói… Từ “nỏ” trong câu ca dao “Đã thương thì thương cho chắc, Nỏ bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn…” cho biết người nói là người xứ Nghệ. Câu hỏi “Mấy giờ rồi?” trong những hoàn cảnh nhất định, có thể cho biết thái độ khó chịu (mong khách ngồi lâu đứng dậy ra về) của người nói… Ở bất kỳ cấp độ nào, một TH ngôn ngữ cũng phải bao hàm một hình thức ngữ âm (CBH) tương ứng với một nội dung ngữ nghĩa (CĐBH) và ở bất kỳ cấp độ nào, giá trị của TH ngôn ngữ cũng phải do những mối quan hệ thuộc hệ thống ngôn ngữ quy định. Về các quan hệ hệ thống của TH ngôn ngữ,“Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” của F. de Saussure đề cập đến hai loại quan hệ chung nhất: 1. Quan hệ đồng nhất – đối lập và quan hệ khác biệt; 2. Quan hệ hình tuyến và quan hệ trực tuyến. Ngôn ngữ học hiện đại lưu ý thêm các loại quan hệ: 3. Quan hệ tôn ti (giữa các cấp 12
  18. độ của ngôn ngữ) và 4. Quan hệ hiện thực hóa (giữa bình diện trừu tượng và bình diện cụ thể, giữa điển dạng và hiện dạng của TH)… Những nguyên tắc của đồng nhất và đối lập, của kết hợp và liên tưởng, của trừu tượng và cụ thể… trong hệ thống TH ngôn ngữ cũng chính là những vấn đề cốt yếu giúp cho việc lý giải về TH ngôn ngữ trong quá trình hoạt động thực hiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, kể cả giao tiếp nghệ thuật (giao tiếp của văn học). 1.1.3. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ Bước vào thế giới nghệ thuật, những TH thông thường sẽ chuyển hóa thành THTM, mang những đặc thù nghệ thuật. Hiểu một cách chung nhất, THTM là yếu tố thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Nói đến phương tiện biểu hiện nghệ thuật là nói đến hai mặt: thể chất và tinh thần. Mặt thể chất là những chất liệu (hình thức vật chất) được sử dụng trong mỗi ngành nghệ thuật, mỗi loại chất liệu sẽ có chỗ mạnh, chỗ yếu riêng làm nên đặc thù của ngành nghệ thuật đó: đường nét, màu sắc trong hội họa, âm thanh có nhịp điệu trong âm nhạc, ngôn ngữ trong văn học. Còn mặt tinh thần thì trừu tượng và phức tạp, bao hàm nhiều loại nội dung, nhiều lớp ý nghĩa, nhiều tầng khái quát hóa, trừu tượng hóa mang tính thẩm mĩ. Đối với tác phẩm văn học, hình thức vật chất của THTM chính là ngôn ngữ. Cấu trúc đặc biệt của TH ngôn ngữ cho phép chứa đựng trong mỗi ngôn từ của tác phẩm văn học một phạm vi nào đó của đời sống hiện thực cùng những nét thuộc tính khách quan của đời sống hiện thực được phản ánh, làm thành ý nghĩa biểu vật, biểu niệm của từ. Vì vậy, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà còn là chất liệu của văn học. Tuy nhiên, không thể đồng nhất ngôn ngữ với văn học, và không thể đồng nhất TH ngôn ngữ với THTM. THTM trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có hình thức vật chất của nó, đó là hình thức ngôn ngữ. Các yếu tố của hiện thực được đưa vào tác phẩm với vai trò THTM, bao giờ cũng phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên. Nhưng ngược lại những tín hiệu của ngôn ngữ tự nhiên, ngay cả khi đã được sử dụng vào tác phẩm văn học cũng chưa hẳn đã là THTM. THTM phân biệt với các TH ngôn ngữ tự nhiên ở chỗ ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở phạm vi tái tạo hiện thực mà phải 13
  19. là một khái quát nghệ thuật về tư tưởng, một ý nghĩa nào đó của tác giả văn học. Có thể hình dung THTM trong quan hệ với TH ngôn ngữ theo sơ đồ sau: Cbh Âm thanh TH ngôn ngữ Cbh Cđbh Ý nghĩa ngôn ngữ THTM Cđbh Ý nghĩa thẩm mĩ Từ sơ đồ trên, ta có thể hiểu cả hợp thể CBH và CĐBH của TH ngôn ngữ lại lại trở thành CBH cho một CĐBH mới là THTM trong tác phẩm văn học. Do vậy, trong văn học, không thể đánh đồng phương tiện văn học – THTM với TH ngôn ngữ thông thường được dùng làm chất liệu của tác phẩm văn học. Sự khác biệt có tính chất vượt cấp này là do vai trò quyết định của chủ thể sáng tạo khiến cho “giữa cách dùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không qua được” [45; 9]. Trong TH ngôn ngữ tự nhiên, quan hệ giữa CBH và CĐBH có thể là võ đoán. Nhưng trong THTM, nó luôn có lý do và là lý do liên hội. Tính chất liên hội của THTM trong văn học giúp cho hình tượng nghệ thuật luôn thoát khỏi những giới hạn ngữ nghĩa thuần ngôn ngữ, trở thành những yếu tố có sức khái quát lớn về mặt nội dung và tư tưởng nghệ thuật. Thông thường, cái được biểu hiện của một THTM càng có tính khái quát hơn so với nội dung khái niệm của ngôn ngữ, càng có giá trị hơn trong việc giúp người đọc tư duy rộng hơn, cao hơn những gì thuộc về thực tại. Có thể nói, hiện thực, để trở thành chất liệu hiện hình trong tác phẩm văn học, đã đi theo con đường “ngôn ngữ hóa”, sử dụng những hình thức ngữ âm mang ý nghĩa biểu vật, biểu niệm, sử dụng những kết cấu ngữ pháp chứa đựng những yếu tố, sự kiện của cuộc sống… Nhưng các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, muốn trở thành chất liệu thực thụ của văn học phải chịu một quá trình khái quát hóa nghệ thuật, biểu trưng hóa nghệ thuật để đạt tới những ý nghĩa thẩm mĩ (hay còn gọi là ý nghĩa biểu trưng hóa nghệ thuật). Từ sự phân tích ý nghĩa thực sự của phương tiện nghệ thuật, tác giả Đỗ Hữu Châu đã có những kiến giải cụ thể hơn về THTM: THTM là phương tiện sơ cấp của văn học. Ngôn ngữ (chất liệu) trong văn học chỉ là hình thức – cái biểu hiện của 14
  20. THTM, là phương tiện thứ cấp so với THTM. Đi tìm THTM vì vậy không thể chỉ căn cứ trên các hình thức ngôn ngữ thuần túy. Để trả lời câu hỏi đặt ra: thế nào là một THTM, tác giả chủ trương căn cứ vào sự tương ứng của THTM với các vật quy chiếu thuộc thế giới hiện thực: “THTM phải tương ứng với một vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện thực: một con thuyền, một dòng sông, một nỗi buồn… nào đó chẳng hạn. THTM là cái được tác giả lựa chọn từ thế giới hiện thực mà xây dựng nên, sáng tạo ra”. Trên cơ sở những điều trình bày trên, chúng ta có thể hiểu THTM là TH thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, những chi tiết, những sự vật, hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích thẩm mĩ. Như vậy, điều kiện để các yếu tố hiện thực trở thành THTM bao gồm: Thứ nhất, phải có cái biểu hiện là các hình thức vật chất (chất liệu) nghệ thuật. Thứ hai, THTM phải đảm bảo cái được biểu hiện mang một nội dung tinh thần (ý nghĩa thẩm mĩ) rộng hơn, cao hơn bản thân hiện thực được nói đến. Thứ ba, một yếu tố hiện thực trở nên mang tính thẩm mĩ là do vai trò của sự liên tưởng trong tư duy của chủ thể tiếp nhận; những nội dung ý nghĩa thẩm mĩ có được tiếp nhận, được mở rộng hay không qua các thời đại, các cộng đồng, các cá nhân… phụ thuộc ở những điều kiện về lịch sử, xã hội, về tâm lý liên quan đến sự liên tưởng của chủ thể tiếp nhận. Cuối cùng, một yếu tố hiện thực được coi là THTM chỉ khi nó thuộc về một hệ thống THTM nhất định, mỗi hệ thống có những đặc điểm cụ thể với những kiểu quan hệ đem lại giá trị riêng cho THTM trong mỗi lần xuất hiện. 1.2. Một số đặc tính cơ bản của THTM Để có một cái nhìn toàn diện hơn về THTM, cần tìm hiểu một số đặc tính thường được nói tới của THTM. 1.2.1. Tính nguồn gốc Việc chỉ ra nguồn gốc của một THTM là việc bước đầu xác định hai phương diện rất quan trọng: phương diện thể chất và phương diện tinh thần của THTM. THTM có nguồn gốc trước hết là từ thế giới hiện thực, bao gồm toàn bộ những chi tiết, những sự vật, hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích thẩm mĩ. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0