intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt (ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

41
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là xác định khái niệm so sánh tĩnh và so sánh động trong tiếng Việt, chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa các đối tượng đem ra so sánh. Đồng thời nghiên cứu sự vận động biến đổi các đặc trưng phẩm chất hành động trên cùng một đối tượng mà vẫn có sự so sánh (khi kết hợp với các động từ chỉ sự phát triển: trở nên, trở thành, và các tổ hợp từ chỉ mức độ biến đổi theo thời gian: càng ...càng, càng ngày càng, mỗi lúc một.....).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt (ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài)

  1. Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa ngôn ngữ học -------------- Bùi Thanh Thuỷ Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng việt (ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài) Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học Chuyên ngành: ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn chí hoà Hà Nội - 2007
  2. MỤC LỤC Mở đầu ............................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 5 2. Tổng quan về so sánh .............................................................................. 5 2.1. So sánh theo quan điểm của triết học biện chứng. ...................................... 6 2.2. So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học .................................................. 6 3. ý nghĩa của luận văn ................................................................................ 8 4. mục đích của luận văn ............................................................................. 9 5. giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 10 6. Phạm vi tư liệu của luận văn ............................................................... 12 7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13 Chương 1 Các phát ngôn So sánh tĩnh ........................................................ 14 1. Khái niệm ................................................................................................... 14 2.Tiêu chí để miêu tả phép so sánh tĩnh ...................................................... 14 3. các phương tiện biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh ........................................ 15 3.1.Một kết cấu ngữ pháp trong đó yếu tố chi phối so sánh là một từ: như, giống, giống như, tựa như, hệt như, bằng, là, khác, .... .................... 15 3.2. Dùng khác + gì / nào .............................................................................. 16 3.3.Dùng không / chẳng + khác .................................................................... 16 3.4. Dùng không / chẳng + khác + gì / nào .................................................. 16 3.5. Dùng liên từ đối lập “còn”, “nhưng”................................................... 16 3.6. Dùng không / chẳng... + giống.... ........................................................... 16 4. Mô hình so sánh tĩnh ................................................................................. 16 4.1.Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng .............................. 16 4.1.1.Mô hình 1 .............................................................................................. 17 P1 ................................................................................................................. 17 P2..................................................................................................................... 18 1
  3. Đặc trưng hành động của P1 và P2 có sự tương ứng vì đối tượng đưa ra so sánh là hai đối tượng khác nhau. ........................................................................18 thức ăn cho con trẻ (LH)......................................................................................18 4.1.2.Mô hình 2 .............................................................................................. 24 4.1.3.Mô hình 3 .............................................................................................. 27 4.1.4.Mô hình 4 .............................................................................................. 27 4.1.5. Từ “như” và từ “là” đều mang ý nghĩa khẳng định nhưng khi dùng từ “là” thì làm cho giọng văn sắc thái khẳng định cao hơn ...................... 28 4.1.6. Dùng các đại từ gì, nào: khác gì, hơn gì, khác nào,.... có ý nghĩa là giống nhau ...................................................................................................... 28 4.1.7. Dùng các phụ từ “không”, “chẳng”: không khác, không khác gì, chẳng khác, chẳng khác gì....... có ý nghĩa biểu thị sự tương tự, giống nhau. ............................................................................................................... 29 4.2. Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt ................................. 29 4.2.1.Mô hình 1 .............................................................................................. 29 4.2.2.Mô hình 2 .............................................................................................. 30 4.2.3.Mô hình 3 .............................................................................................. 31 4.2.4.Mô hình 4 .............................................................................................. 31 4.2.5. Dùng cách so sánh hai sự vật có thuộc tính đối lập nhau bằng cấu trúc “nếu ..... thì” ........................................................................................... 33 4.2.6.Dùng cấu trúc câu để so sánh .............................................................. 33 4.2.7.Dùng các từ phủ định “không”, “chẳng” kết hợp với “giống” thì câu lại có ý nghĩa biểu thị sự khác nhau. ........................................................... 34 4.2.8. Các từ so sánh hơn, kém, nhất cũng mang ý nghĩa so sánh tĩnh biểu thị sự khác nhau. ........................................................................................... 34 Tiểu kết ....................................................................................................... 38 Chương 2 Các phát ngôn so sánh động ....................................................... 40 1. Khái niệm và đặc trưng về ý nghĩa so sánh động................................... 40 2
  4. 1.1. Khái niệm về ý nghĩa so sánh động ...................................................... 40 1.2. Đặc trưng của so sánh động .................................................................. 41 1.2.1. So sánh động có những thông số biểu thị sự giống nhau ................. 43 1.2.2.So sánh động có những thông số biểu thị sự khác nhau ................... 43 1.2.3. Khả năng biểu thị đặc trưng tăng hay giảm của phép so sánh động ... 44 2. So sánh động gồm có hai đối tượng ......................................................... 44 2.1. K1 thay đổi, K2 không thay đổi ............................................................ 44 2.2. K1 không thay đổi, K2 thay đổi ............................................................ 46 2.3. K1 và K2 thay đổi, sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng................. 48 Tóm lại: ....................................................................................................... 53 3. Phép so sánh động chỉ xảy ra ở trong một đối tượng ............................ 55 3.1. Trở nên, trở thành, biến thành... có chủ ngữ là những danh từ, cụm danh từ chỉ đối tượng được biến đổi ........................................................... 55 3.1.1. Chủ ngữ biển đổi là người .................................................................. 55 3.1.2. Chủ ngữ có thể là hiện tượng thiên nhiên được biến đổi ................ 56 3.1.3. Chủ ngữ có thể là sự vật cụ thể .......................................................... 56 3.2. Trở nên, trở thành, biến thành....không có khả năng tồn tại độc lập. .... 57 3.2.1.Các động từ biểu thị sự chuyển đổi có bổ ngữ là danh từ ................ 57 3.2.2. Các động từ biểu thị sự chuyển đổi có bổ ngữ là tính từ ................. 58 3.3.Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ cho thấy động từ “trở nên” thường đi cùng với những từ biểu thị chỉ mức độ : hơn, nhiều hơn, càng, càng ngày, càng ngày càng, càng lúc càng để biểu thị sự tăng trưởng của đặc trưng............ 59 3.3.1.Trở nên + ....hơn ................................................................................... 59 3.3.2.Càng + trở nên + TT ............................................................................ 60 3.3.3.Càng ngày càng + trở nên + TT .......................................................... 60 3.3.4.Ngày càng + trở nên + TT ................................................................... 60 3.3.5.Càng lúc càng + trở nên + TT ............................................................. 60 3.3.6.Mỗi lúc một + TT + TT ........................................................................ 60 3
  5. 3.3.7.Càng: từ biểu thị mức độ tăng thêm do nguyên nhân nhất định nào đó. “Càng” thường đứng trước động từ và tính từ.................................... 60 3.3.8.Các tổ hợp từ : ngày càng, ngày càng.... hơn, càng ngày.... càng, càng lúc càng, càng ngày càng biểu thị mức độ tăng theo thời gian ........ 61 Tiểu kết ....................................................................................................... 63 Chương 3 Ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng cho ..................................... 64 học viên người nước ngoài ............................................................................ 64 1.Vai trò của ngữ nghĩa trong việc dạy tiếng.............................................. 64 2. Phương pháp dạy ngôn ngữ truyền thống và phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp ................................................................................................... 67 2.1. Phương pháp dạy ngôn ngữ truyền thống ........................................... 68 2.2.Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp.................................................... 68 3. Vai trò của người dạy và người học theo đường hướng giao tiếp ........ 74 4. Một số đề xuất............................................................................................ 81 5. Quy trình chung để dạy các phát ngôn so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ. ............................................................... 81 5.1.Mục đích của bản thiết kế ...................................................................... 81 5.2. Quy trình thiết kế ................................................................................... 82 5.3. Mẫu thiết kế dạy các phát ngôn so sánh tĩnh trong tiếng Việt biểu thị ý nghĩa tương đồng........................................................................................ 83 5.4. Mẫu thiết kế dạy các phát ngôn so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt. .....85 5.5.Mẫu thiết kế về phép so sánh động...............................................................87 Kết luận .......................................................................................................... 89 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 93 Nguồn tài liệu trích dẫn ................................................................................ 99 PHỤ LỤC 4
  6. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài So sánh là một phạm trù của tư duy, so sánh phản ánh thực tế khách quan và cách thức tư duy bằng các phương tiện so sánh So sánh là một hành vi ngôn ngữ, một hành vi nhận thức đồng thời cũng là một trong những phương thức của nhận thức. Thao tác so sánh được tiến hành theo quan hệ liên tưởng của tư duy vừa mang tính khách quan và vừa mang tính chủ quan. Khách quan là ở chỗ từ sự vật này liên tưởng đến sự vật khác có chung một hay nhiều thuộc tính. Còn chủ quan là vì hoạt động liên tưởng diễn ra trong tư duy của mỗi cá nhân, thể hiện khả năng nhận thức, thái độ tình cảm, thói quen sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân. Cái hay của so sánh chính là ở chỗ hai sự vật được đưa ra so sánh không cùng một loại, nh-ng giữa chúng lại có phương tiện chung để so sánh. Cho đến nay, hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Việt chỉ đề cập đến các cấu trúc so sánh với các hình thức cơ bản là bằng nhau, hơn/kém, nhất, so sánh danh từ chỉ lượng số ít và số nhiều.... Để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế cần hiểu thêm về cách cấu tạo câu so sánh. Vì vậy, nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt nhằm đưa ra các cấu trúc so sánh đặc trưng. Qua đó, nhằm đề xuất thêm một số loại mô hình câu so sánh nhằm góp phần làm phong phú thêm hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Những cấu trúc so sánh mà chúng tôi đưa ra có lẽ từ trước đến nay chưa được chú ý đến. 2. Tổng quan về so sánh So sánh là một vấn đề rất quen thuộc đối với đời sống hàng ngày của con người. Chính vì vậy, có nhiều nhà khoa học xó hội nghiên cứu như trong triết học và ngôn ngữ học, văn học..... 5
  7. 2.1. So sánh theo quan điểm của triết học biện chứng. Các nhà triết học Liên Xô (cũ) (TĐTH, 1985, tr 506) cho rằng: “So sánh là đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra các đối tượng, nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng (hoặc cả hai cùng một lúc) là tiền đề quan trọng nhất của khái quát hoá”. 2.2. So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học 2.2.1.So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học thế giới Trong Anh ngữ học, hiện nay cã hai khuynh hướng t¸ch so s¸nh ra khỏi đối chiếu với c¸c đại diện như: Oshima, Hogue (1992), Jordan (1980), A. Macdonald (1996)…Reid (1992:33) cho rằng mục đÝch của so s¸nh là chỉ ra sự giống nhau trong chừng mực nào đã giữa những người, sự vật hay nơi chốn thường được xem là kh¸c nhau. Cßn đối chiếu là chỉ ra chỗ kh¸c nhau giữa người, sự vật hay nơi chốn thường được cho là giống nhau (Reid 1992: 34) Tuy nhiªn, một khuynh hướng kh¸c lại kh«ng t¸ch đối chiếu ra khỏi so s¸nh. Hornby (1989: 234) “quan niệm so s¸nh là xem xÐt những người, những vật giống nhau và kh¸c nhau ra sao”. 2.2.2.So s¸nh theo quan điểm của giới Việt ngữ học Theo Hữu Đạt: “So s¸nh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm t×m ra sự giống nhau và kh¸c biệt giữa chóng” Theo Đào Thản: “So s¸nh là lối nãi đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng cã một hay nhiều dấu hiÖu giống nhau về h×nh thức bªn ngoài hay tính chất bªn trong” Theo Đinh Trọng Lạc: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một sự tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”. 6
  8. Theo Nguyễn Thế Lịch: “So s¸nh là đưa một vật ra xem xÐt sự giống nhau, kh¸c nhau, sự hơn kÐm về một phương diện với một vật kh¸c được coi là chuẩn, cã thể kh«ng chỉ là một vật mà là nhiều sự vật, nhiều thuộc tÝnh được so s¸nh”. Trong giới Việt ngữ học các tác giả đó chú ý nghiên cứu về vấn đề so sánh như: Nguyễn Kim Thản (1997) xác nhận sự tồn tại của câu so sánh trong tiếng Việt. Nguyễn Đức Dân (1987, 1988) nêu lên khái niệm thang độ trong so sánh và hiện tượng từ vựng hoá những từ ngữ để so sánh trên thang độ. Hoàng Trọng Phiến (1980) đề nghị sáu nhóm mô hình câu so sánh trong tiếng Việt, chủ yếu là câu so sánh ngang bằng. Đào Thản (1988), Nguyễn Thế Lịch khảo sát các phát ngôn so sánh tập trung so sánh ở cấp độ ngang bằng tu từ học. Hữu Đạt (2000) đưa ra một số mô hình của cấu trúc so sánh trên ba cấp độ: ngang bằng, hơn kém và tuyệt đối. Bùi Phụng và Nguyễn Chí Hoà (2001) bước đầu nghiên cứu ý nghĩa so sánh đối chiếu động”. 2.3. So sánh theo quan điểm của văn học Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm. Nói đến văn chương là nói đến so sánh. A. Phơrăngxơ một lần định nghĩa: “Hình tượng là gì? Chính là sự so sánh…” và Gôlup: “Hầu như bất cứ sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh” (Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà. Phong cách học tiếng Việt. NXBGD, H…1982,tr146). Một phép so sánh đẹp là một phát hiện. Phát hiện những gì người thường không nhìn ra, không nhận thấy. Nguyễn Tuân có những so sánh rất tài tình: “Màu vỏ lòng trai ngọc thật là kiều diễm như nửa vòng cung cầu vồng bắc lên từ một thế giới đáy biển vẫn hoài bão ánh trời”. Chỉ màu xanh của biển Cô Tô mà ông viết gần hai trang giấy, tìm hàng chục các so sánh khác nhau: như “lá chuối non”, như “lá chuối già”, như “mùa thu ngả cốm làng Vòng”, như “màu áo Kim Trọng”, như “vạt nước của 7
  9. ông Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu”…. Tìm được một so sánh không phải là dễ dàng vì đó là tâm hồn, tài năng nghệ thuật. Paolơ cho r»ng: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, còn sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”. Nếu nói so sánh nãi chung thì điều ấy rất có lý. Nhưng không phải mọi so sánh đều cụ thể, đều lấy một hình ảnh cụ thể hơn để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể. Ví dụ: Tiếng thì thầm kể chuyện cổ tích của bà nội hiền từ, phúc hậu, dịu dàng như bà tiên. (NDT – tr71) Hình ảnh “bà tiên” được coi là chuẩn để so sánh. “Bà tiên” là một hình ảnh không có thực ở cuộc sống đời thường, nhưng trong tâm trí của con người “bà tiên” có những phẩm chất hết sức tốt đẹp. Thế giới tiên phật là những hình ảnh được tạo ra theo hình ảnh của loài người, những hình ảnh vốn đã hiện rõ với đường nét cụ thể qua kho truyện cổ dân gian. Trong ngôn ngữ, vế được so sánh có một tiền giả định làm chuẩn mực đã được khẳng định, không hoàn toàn đồng nhất với cái được so sánh. Vì vậy, mọi so sánh đều khập khiễng. So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật. So sánh có cấu tạo đơn giản nên được dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt như: phong cách khẩu ngữ, tự nhiên; phong cách chính luận; phong cách khoa học; phong cách ngôn ngữ văn chương. Qua so sánh người ta có thể nhận ra những nét riêng thuộc về người sử dụng. Có tác giả ưa dùng so sánh mang tính phát hiện trí tuệ. Có tác giả ưa sự mộc mạc chân chất, chính xác và xen lẫn chút ít hài hước của dân gian. 3. ý nghĩa của luận văn Trong so sánh những yếu tố được so sánh ký hiệu là K1 và K2, đặc trưng của chúng được ký hiệu là P1 và P2. Bản chất các sự vật hiện tượng này trong quá trình so sánh được ghi lại trong một nhóm tương ứng với những 8
  10. thông số so sánh. Chính vì vậy K1 và K2, P1 và P2 tạo ra cơ cấu so sánh nghĩa. Cấu trúc nghĩa có nhiệm vụ miêu tả khả năng và những quy tắc biểu hiện ngữ nghĩa. Về cấu trúc so sánh,ngữ nghĩa được xác định như một cái bắt buộc đối với việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa. Do đó một vài đặc trưng cấu tạo có thể là quan trọng trong những quan hệ điển hình, nhưng cũng có thể là quan trọng theo quan điểm phản ánh ý nghĩa. Khi so sánh một trong những cặp được đưa so sánh có thể là những đặc trưng, phẩm chất, hành động thống nhất hay có thể là những đặc trưng, hành động, phẩm chất không thống nhất. Căn cứ vào khả năng biểu thị của ý nghĩa so sánh chúng tôi cho rằng có những phát ngôn mang ý nghĩa so sánh tĩnh, có những phát ngôn mang ý nghĩa so sánh động Nghiên cứu so sánh tĩnh và so sánh động nhằm làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Việc nghiên cứu các phương tiện biểu đạt ý nghĩa so sánh với chức năng giao tiếp của nó làm sáng tỏ thêm các cấu trúc diễn đạt ý nghĩa so sánh trong tiếng Việt. Nghiên cứu ý nghĩa so sánh tĩnh và so sánh động sẽ cung cấp cho người đọc phương tiện sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giúp người đọc hiểu đúng, phân loại được các phát ngôn về so sánh. Đồng thời cũng góp phần vào công việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiệu quả hơn. 4. mục đích của luận văn 1. Xác định khái niệm so sánh tĩnh và so sánh động trong tiếng Việt 2. Chỉ ra những điểm tương đồng, kh¸c biệt giữa các đối tượng đem ra so sánh 3. Nghiên cứu sự vận động biến đổi các đặc trưng phẩm chất hành động trên cùng một đối tượng mà vẫn có sự so sánh (khi kết hợp với các động từ chỉ sự phát triển: trở nên, trở thành, và các tổ hợp từ chỉ mức độ biến đổi theo thời gian: càng ...càng, càng ngày càng, mỗi lúc một.....) 9
  11. 4.Khảo sát và mô tả, mô hình hoá các cấu trúc so sánh tĩnh và động 5.Xác lập các biến thể so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt 6.Ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. 5. giới hạn nghiên cứu Trong tiếng Việt, về phương diện lý luận và hoạt động giao tiếp cũng như hoạt động giảng dạy thì việc khảo sát những mô hình mang ý nghĩa so sánh là hết sức cần thiết. So sánh là để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Trong so sánh có những thông số biÓu thÞ sự giống nhau và khác nhau. Luận văn này nghiên cứu về vấn đề so sánh tĩnh và so sánh động, từ đó áp dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. * So sánh tĩnh là đối tượng ở vị trí trạng thái, hoặc tính chất không thay đổi theo thời gian. So sánh tĩnh có thể là: a. So sánh về địa điểm Ví dụ: Ngoài hang nắng chói chang bao nhiêu, trong hang càng lạnh bấy nhiêu. (TĐTVV-tr127) Địa điểm là nơi cụ thể trong quan hệ với hoạt động tiến hành hoặc sự việc xảy ra ở đó. Trong ví dụ trên địa điểm được nêu ra để so sánh là “ngoài hang” và “trong hang” b.Có thể là so sánh về không gian: Ví dụ: -Bên ngoài bóng tối đen đặc, bên trong biển càng gầm lên dữ dội. (MTHM-tr68) 10
  12. -Một công việc làm bề ngoài là chạy theo thành tích, nhưng bề trong là dốt nát vô trách nhiệm mà hậu quả mỗi ngày mỗi ngấm, sau mỗi năm lại càng ngấm sâu vào số phận một ngàn rưởi con người làm nghề đánh cá.(MĐTY-tr153) Không gian là khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người “bên ngoài” và “bên trong”, “bề ngoài” và “bề trong” là những từ chỉ về không gian đã được nêu ra để so sánh. c.Có thể là so sánh về đối tượng Đối tượng được hiểu là người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ, hành động để làm thông số so sánh. Ví dụ: So về tuổi tác Kinh hơn Nhẫn có lẽ gần một chục tuổi. (DCNL-tr280) Đối tượng được so sánh trong ví dụ trên là “Kinh” và “Nhẫn” d.Có thể là so sánh về khái niệm Khái niệm là ý nghĩa phản ánh ở dạng khái quát các sự vật hiện tượng của hiện thực và những mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ: Vật chất là hiện thực khách quan tồn tại ở bên ngoài ý thức của con người và độc lập với ý thức, còn tinh thần là những thái độ, ý nghĩa định hướng cho hoạt động của con người. Chất là tổng hợp các mặt các yếu tố, cỏc thuộc tính cấu thành sự vật tạo cho sự vật đó thành một chỉnh thể và phân biệt được sự vật này với sự vật khỏc, trong khi đó lượng là tính quy định bên trong sự vật cơ sở xác định chất biểu hiện cả trình độ cao và thấp. e.Có thể là so sánh ngôi. Ngôi là phạm trù ngữ pháp gắn với các loại từ như đại từ, động từ… biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp là : người nói, người nghe hoặc người được nói đến. 11
  13. Ví dụ: Anh nhìn những công việc trong gia đình như một nhu cầu tình cảm, còn em nhìn nó như là một khâu sản xuất. (TNCL-tr145) Bây giờ bà ấy trở thành một bà lão thực sự, còn anh vẫn trẻ mãi.(CTNX-tr420) * so sánh động là đối tượng ở vị trÝ trạng th¸i hoặc tÝnh chất thay đổi theo thời gian. VÝ dụ: - Đôi mắt ấy, gương mặt ấy, trước kia linh hoạt và ®¸ng yªu bao nhiªu, giờ đây càng lỳ lợm và trơ trẽn bấy nhiêu. (TĐTVV-tr110) - Cú phải lúc nào trăng cũng sáng được đâu. Nhưng trăng đó lên lúc đầu còn non, sau sẽ tròn.(TN-tr196) - Giờ đây tôi nằm trên giường nệm nhưng xưa kia đã có bao tháng ngày ròng rã tôi không hề được đặt lưng ngủ trên mặt phẳng dù chỉ là mặt đất. (TNCL - tr41) Trong các ví dụ trên, các từ biểu hiện trạng thái hay tính chất thay đổi theo thời gian là: trước kia/giờ đây, lúc đầu/ lúc sau, giờ đây/xưa kia So sánh tĩnh và so sánh động là những vấn đề cần phải phõn tích riêng biệt. Để xác định được so sánh tĩnh và so sánh động thì phải thông qua việc miêu tả khả năng biểu thị các thông số đặc trưng, các phương tiện của chúng. Ngoài ra, để miêu tả những khả năng phản ánh hai kiểu so sánh này cần phải có sự khu biệt về mặt ngữ nghĩa. Vấn đề này sẽ được trình bày một cách chi tiết ở các chương sau. 6. Phạm vi tư liệu của luận văn Những dẫn chứng sử dụng trong luận văn được trích dẫn từ : *Báo *Tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn 12
  14. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng các thủ pháp sau: * Ghi chép thu thập câu có ý nghĩa so sánh trong các sách báo, tạp chí và trong các tác phẩm văn học, truyện ngắn * Phân loại tư liệu * Sử dụng phương pháp miêu tả phân tích, mô hình hoá và so sánh đối chiếu. Phương pháp trình bày trong luận văn chủ yếu là phương pháp quy nạp. Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng sự kiện riêng đến những kết luận chung. 13
  15. Chương 1 Các phát ngôn So sánh tĩnh 1. Khái niệm Xét ví dụ: (1) Hoa gạo đỏ như những đốm lửa. (HĐXHN - tr101) “Hoa gạo” và “đốm lửa” là hai sự vật đưa ra để so sánh. Chúng đều có đặc trưng là “đỏ”. Vậy kết quả của phép so sánh trên là giống nhau. (2) Những tàu non vàng bóng như phát sáng, còn những tàu già thì xanh đặc mà vẫn bóng bẩy. (BCTS - tr181) Yếu tố so sánh ở (2) là “những tàu non” được so sánh với “những tàu già có đặc trưng phẩm chất khác nhau. Tàu non thì vàng bóng còn tàu già thì xanh. Vì vậy, kết quả so sánh là khác nhau. (3) Bố mẹ Hoàng Oanh sống ở một căn hộ tập thể giống như những bao diêm xếp, còn gia đình Hải Điệp thì sống trong một khu phố cổ. (ĐC-tr110) Ở (3) yếu tố so sánh là “bố mẹ Hoàng Oanh” và “gia đình Hải Điệp” một gia đình cư trú ở nhà tập thể còn một gia đình thì sống ở khu phố cổ. Do đó kết quả của phép so sánh này là khác nhau. Từ những ví dụ trên, ta có khái niệm về so sánh tĩnh như sau: So sánh tĩnh là kết quả của việc so sánh xác định được sự giống hoặc khác nhau của các thông số tại thời điểm nêu ra sự so sánh. 2.Tiêu chí để miêu tả phép so sánh tĩnh 1.Đối tượng được so sánh: K1, K2 (K2f) 2.Thông số so sánh: Đặc trưng, mức độ (P1, P2) 3. Kết quả của so sánh: Giống nhau-khác nhau Việc phân tích quan hệ ngữ nghĩa cho thấy có trường hợp một nhân vật là đối tượng được miêu tả và một nhân vật khác như cái đã biết – cái mang thông tin cũ, và nó được đem ra để so sánh. Điều đó cũng có nghĩa là K1 và K2(f) luôn luôn có đặc trưng chung và đặc trưng này của nhân vật chỉ được 14
  16. nêu ra một lần. Các đối tượng đưa ra so sánh được tổ hợp với một phông nào đó hoặc có sự hiện diện hoặc không có sự hiện diện của những đặc trưng đối tượng thì đặc trưng của K1 vẫn cứ đồng nhất với đặc trưng của phông K2(f). Phông được đưa vào không phải là nhân vật được miêu tả. Còn đối tượng được miêu tả (K1) là đơn vị mang thông tin mới. Nó cùng với P tạo ra một bối cảnh hoàn chỉnh. Bối cảnh chỉ đặc trưng nhân vật K1 là bối cảnh được hiển thị. Trong trường hợp này, người ta thường không nêu lại đặc trưng của phông để tránh sự lặp lại. 3. các phương tiện biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh 3.1.Một kết cấu ngữ pháp trong đó yếu tố chi phối so sánh là một từ: như, giống, giống như, tựa như, hệt như, bằng, là, khác, .... Ví dụ: - ánh trăng thanh khiết, bao dung như mẹ che chở. (CĐ - tr39) - Mỗi khi giơ tay kéo hoặc vén mớ tóc xoà trước trán, những mảnh đá phản chiếu ánh đèn sáng óng ánh khiến cô giống một nàng công chúa trong màn cải lương. (CDNHX – tr14) - Thời gian học hành và trưởng thành dài bằng thời gian của cuộc chiến tranh hai miền Bắc Nam xa cách. (TNCL – tr14) - Từ dưới chân núi, ngước nhìn lên vùng giữa lưng chừng những triền núi cao, những hoa rừng giống như những vầng mây ủ sườn núi sau cơn mưa. (GR - tr1) - Lên bờ đê, mưa phùn lất phất, gió thổi mạnh, đoàn người cứ chúi về phía trước hệt như những toán linh hồn lang thang trong tích chèo cổ. (NNNG – tr149) - Dưới nền trời chiều màu xanh vàng, chòm xóm nổi rõ những thân dừa không lá y như hàng cột buồm xa ở một vùng bến sông. (TNCL – tr117) - Chỗ vết gỗ bị xé rách, một dòng nhựa màu trắng sữa rỉ ra, trông đau đớn y hệt những giọt máu đang rỉ ra từ một vết thương vậy. (HCĐ - tr87) - Giao thông là mạch máu của mọi việc” (TTHCM – tr236) 15
  17. 3.2. Dùng khác + gì / nào Ví dụ: Lúa non phủ lên các cánh đồng khác nào những tấm thảm xanh rộng mênh mông hứa hẹn năm nay sẽ no ấm được mùa (TT – tr 395) 3.3.Dùng không / chẳng + khác - Những cọng rơm của tổ chim chẳng khác những sợi vàng ròng. (NNG – tr137) 3.4. Dùng không / chẳng + khác + gì / nào Những kỷ niệm thời kháng chiến chẳng khác gì viên ngọc trai nằm sâu trong đáy lòng từng người, họ vẫn giữ gìn nó mà không biết, bỗng một lúc trí nhớ chiếu ánh sáng chói lọi vào, những kỷ niệm vụt hiện ra đẹp đẽ lạ thường và cuộc sống xung quanh họ cũng đẹp đẽ lạ thường. (CS – tr71) 3.5. Dùng liên từ đối lập “còn”, “nhưng” - Ông lão chăm chú theo dõi thấy đứa con dâu trở nên trẻ và đẹp ra, còn ông lão trở nên già đi trông thấy. (DCML – tr372) 3.6. Dùng không / chẳng... + giống.... Ví dụ: Nhã nghĩ lan man đến sự giàu nghèo, mỗi nơi lộ ra một cách thức và những nỗi khổ của con người lại chẳng ai giống ai (KTGB – tr102) 4. Mô hình so sánh tĩnh Với tư cách là thông số so sánh của K1 và K2 các phẩm chất được lựa chọn mang đặc trưng (P). Kết quả phân tích có thể đưa đến sự giống nhau hoặc là sự khác biệt giữa K1 và K2 theo thông số P. Trong những trường hợp khác việc lựa chọn mô hình còn phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau của các nhân vật được đưa ra so sánh. Sau đây là một số câu mẫu và khảo sát chúng trong hoạt động thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hơn những mô hình so sánh đưa ra ở trên. 4.1.Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng với những tiêu chí trên kết hợp với các phương tiện so sánh sau: như, cũng như, giống như, hệt như, tựa như....... có bốn mô hình cơ bản sau: 16
  18. 1. Đối tượng để so sánh : K1, K2 Thông số so sánh : Đặc trưng P1, P2 Kết quả so sánh : Giống nhau 2. Đối tượng để so sánh : K1, K2(f) Thông số so sánh : Đặc trưng P1 Kết quả so sánh : Giống nhau 3. Đối tượng để so sánh : K1, K2 Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1, P2 Kết quả so sánh : Gièng nhau 4. Đối tượng để so sánh : K1, K2(f) Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1 Kết quả so sánh : Giống nhau 4.1.1.Mô hình 1 Ví dụ: Nếu ở đâu có một làng quê giống thế, tôi tin rằng người dân của K1 làng đó cũng sẽ có đủ yêu thương, trừu mến và tự hào về quê mình giống như P1 tôi đã yêu thương, trừu mến và tự hào đối với quê hương tôi. (ĐSBC- tr 113) K2 P2 P1 và P2 đồng nhất hoàn toàn Cấu trúc của các câu trên là một cấu trúc đồng nhất hoàn toàn. Trong thực tế giao tiếp, loại biến thể này không phải bao giờ cũng đáp ứng đầy đủ những đặc trưng như mô hình mẫu trên mà nhiều câu cũng có tính chất phức tạp của nó. Sự phức tạp đó là: 17
  19. a.Bên cạnh những cấu trúc đồng nhất hoàn toàn giữa P1 và P2 cũng có những biến thể mà P1 và P2 chỉ là những cái tương tự. Ví dụ: Năm đầu là bọn cỏ, rêu, năm sau là bọn sẹ, giang phủ đất, cho lớp cây tầm thấp mọc gió đưa hạt về, chim đưa hạt tới. Lòng đất ủ hạt giống như mẹ K1 P1 K2 ủ con.(TN- tr74) P2 Đặc trưng hành động của P1 và P2 có sự tương ứng vì đối tượng đưa ra so sánh là hai đối tượng khác nhau. Trong những trường hợp này tính chất nền của K2 và P2 thể hiện tương đối rõ. Ví dụ: (4) Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp K1 P1 K2 thức ăn cho con trẻ (LH) P2 Những đặc trưng trong ví dụ trên không chỉ được phản ánh bằng lời mà còn bằng những gì ẩn sau những câu, những chữ cụ thể. Để hiểu được điều đó thì đòi hỏi người đọc cần phải có những hiểu biết chung về tri thức nền. Tri thức nền là sự hiểu biết và khả năng cảm nhận các hiện tượng văn hoá của cả hai bên người nói và người nghe, là cơ sở đảm bảo thành công cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tri thức nền là toàn bộ các tri thức được tích luỹ và củng cố không chỉ qua ngôn ngữ, không chỉ trong các văn bản mà là sự thể hiện và vật chất hoá văn hoá. Tóm lại, đó là toàn bộ nền văn hoá nào đó, tri thức nền được coi là một yếu tố không lời của quá trình giao tiếp bằng lời, chúng hoà 18
  20. quyện vào nhau trong văn bản, trong đó có cả điều cú thể giải thích được và cả những điều không thể giải thích được. Hệ thống ngôn ngữ hoạt động được, phát huy được những tác dụng của nó là dựa vào hàng loạt các tri thức hiểu biết có trước về thế giới. Những tri thức đó tham gia vào việc hiểu các sự kiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp gọi là các tri thức nền. Những người tham gia giao tiếp cần phải có những tri thức nền. Tri thức nền là những hiểu biết có trong nhận thức của con người. Tri thức nền là tổng thể của các tri thức có tính chất văn hoá, xã hội, lịch sử, địa lý mà người bản ngữ phải nắm được. Tri thức nền thực sự là vô hạn và thiếu chúng thỡ quá trình giao tiếp không thể thực hiện được. Chính nhờ tri thức nền mà (4) được hiểu là: Người ta gắp thức ăn cho trẻ con với sự quý mến, tận tình đòi hỏi phải có một sự chăm sóc chu đáo, cẩn thận. “Nó” ở đây chỉ “con chó vàng”. Sự chăm sóc “con chó vàng” của lão được so sánh như là chăm sóc một đứa trẻ. Như vậy “lão” rất quý con chó vàng này. Vậy bản chất của (4) sẽ là: Lão đối xử với con chó của lão một cách thân thiện cũng như người ta đối xử thân thiện quý mến đối với con người. Có nghĩa là lão coi con chó của lão như một đứa trẻ được cưng chiều. b. Để miêu tả những cái có tính trừu tượng tác giả thường lấy cái thông thường phổ quát cái có thể hình dung được để so sánh với một cái có tính trừu tượng cái khó có thể hình dung được. Một trong những cách đó là phép nhân cách hoá. Phép nhân cách hoá là phép chuyển đổi từ những vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người. Trong văn xuôi, ký của Nguyễn Tuân ghi lại những con thác sông Đà, những trận bão trên đảo Cô Tô… khi mà thiên nhiên dồn hết cái sức mạnh hoang dại của nó. Đây là một trận đánh giáp lá cà không cân sức giữa chiếc thuyền bé nhỏ của con người với luồng nước hung hãn độc ác và những đoàn quân đá tảng lì lợm: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1