Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao dưới góc độ Ngữ pháp chức năng hệ thống
lượt xem 3
download
Nghiên cứu đề tài "Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao dưới góc độ ngữ pháp chức năng hệ thống" nhằm chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ đánh giá thực hiện chức năng liên nhân trong văn bản văn học, qua đó góp phần làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa của truyện ngắn Nam Cao xét trên bình diện liên nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao dưới góc độ Ngữ pháp chức năng hệ thống
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THÙY TUYẾT TÂM NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO DƢỚI GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐÀ NẴNG – 2022
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THÙY TUYẾT TÂM NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO DƢỚI GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 8 22 90 22 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG ĐÀ NẴNG – 2022
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... ii TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ .................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ...................................................................................................... x MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5 5. Quan điểm tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ........................ 7 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 7 1.1.1. Khái quát lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống .......................................... 7 1.1.2. Lý thuyết ngôn ngữ đánh giá .................................................................................. 8 1.1.3. Về nguồn lực ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt ............................................... 16 1.2. Nam Cao và truyện ngắn Nam Cao .................................................................................. 18 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương ...................................................................... 18 1.2.2. Truyện ngắn Nam Cao ......................................................................................... 19 1.3. Tiểu kết ............................................................................................................................. 20 CHƢƠNG 2. NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ “THÁI ĐỘ” TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ........................................................................................................................................ 22 2.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” trong truyện ngắn Nam Cao ..... 22 2.1.1. Các nguồn lực ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao xét theo cấp độ cấu tạo ..................................................................................................................................... 23 2.1.2. Các nguồn lực ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao xét theo các lớp từ vựng ......................................................................................................................................... 26 2.2. Đặc điểm ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thái độ” hiển ngôn trong truyện ngắn Nam Cao29 2.2.1. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Tác động” trong truyện ngắn Nam Cao .................... 31
- vi 2.2.2. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Phán xét hành vi” trong truyện ngắn Nam Cao ................ 34 2.2.3. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Đánh giá sự vật hiện tượng” trong truyện ngắn Nam Cao .......................................................................................................................................... 36 2.3. Ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” hàm ngôn trong truyện ngắn Nam Cao ............................ 37 2.3.1. Biện pháp “Gợi mở” ............................................................................................ 38 2.3.2. Biện pháp “Ra hiệu”............................................................................................ 44 2.3.3. Biện pháp “Cung cấp” ........................................................................................ 48 2.4. Tiểu kết ............................................................................................................................. 52 CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ “THANG ĐỘ” TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ........................................................................................................................................ 54 3.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “thang độ” theo cấp độ và đặc điểm ngôn ngữ .................................................................................................................................. 54 3.1.1. Nguồn lực ngôn ngữ đánh giá ở cấp độ từ........................................................... 54 3.1.2. Nguồn lực ngôn ngữ đánh giá ở cấp độ ngữ ........................................................ 54 3.1.3. Nguồn lực đánh ở cấp độ câu/cú ......................................................................... 55 3.2. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn Nam Cao ............................ 56 3.2.1. Biện pháp thể hiện “Thang độ” hiển ngôn trong truyện ngắn Nam Cao ............ 57 3.2.2. Biện pháp thể hiện “Thang độ” hàm ngôn trong truyện ngắn Nam Cao ............ 63 3.2.3. Hiện thực hóa “Tiêu điểm”.................................................................................. 72 3.3. Tiểu kết ............................................................................................................................. 73 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 78 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ PL1 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Trong luận văn có một số từ ngữ được lặp lại nhiều lần, chúng tôi viết tắt theo quy ước sau: - NNHCNHT : Ngôn ngữ học chức năng hệ thống - NNĐG : Ngôn ngữ đánh giá - PXHV : Phán xét hành vi - SVHT : Sự vật hiện tượng - NLĐG : Nguồn lực đánh giá
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Ví dụ về nguồn từ vựng hiện thực hóa phán xét hành vi 12 2.1 Bảng thống kê và phân loại theo cấp độ và đặc điểm ngôn ngữ hiện thực 24 hóa thái độ trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 2.2 Thể hiện số lượng và tỉ lệ các lớp từ ngữ có vai trò như nguồn lực đánh 28 giá trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và “Đời thừa” 2.3 Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và 30 “Đời thừa” 2.4 Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “Tác động” trong truyện ngắn của Nam Cao 32 2.5 Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “PXHV” trong các truyện ngắn: “Chí 34 Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 2.6 Tỉ lệ các nhóm giá trị “Đánh giá SVHT” trong truyện ngắn 36 2.7 Tỉ lệ các biện pháp hiện thực hóa “Thái độ” hàm ngôn trong các truyện 38 ngắn: “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 2.8 Các hình thức hiện thực hóa của biện pháp “Gợi mở” thể hiện thái độ 38 hàm ngôn trong các truyện ngắn: “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 2.9 Tỉ lệ các biện pháp hiện thực hóa “Thái độ” hàm ngôn trong các truyện 42 ngắn: “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 2.10 Tổng hợp các cặp từ xưng hô trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, 44 “Đời thừa” của Nam Cao 2.11 Các hình thức của biện pháp “Cung cấp” trong các truyện ngắn “Chí 48 Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 3.1 Phân loại nguồn lực NNĐG thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn 55 “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao 3.2 Mức độ nghĩa đánh giá 56 3.3 Tỉ lệ các loại “Thang độ” đánh giá trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão 56 Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao 3.4 Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn “Chí Phèo”, 57 “Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao 3.5 Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Cường độ” trong truyện ngắn “Chí Phèo”, 58 “Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao 3.6 Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Lượng hóa” trong các truyện ngắn “Chí 63 Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 3.7 Sự phân bổ thời gian trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 68 3.8 Hiện thực hóa độ gần/ xa không gian trong truyện ngắn 69
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Biểu đồ Trang biểu đồ Thống kê và phân loại theo cấp độ và đặc điểm ngôn ngữ hiện thực 2.1. 25 hóa thái độ trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” Thể hiện số lượng và tỉ lệ các lớp từ ngữ có vai trò như nguồn lực 2.2. 28 đánh giá trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và “Đời thừa” Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc” 2.3. 31 và “Đời thừa” Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “Tác động” trong truyện ngắn của 2.4. 33 Nam Cao Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “PXHV” trong các truyện ngắn: “Chí 2.5. 35 Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 2.6. Tỉ lệ các nhóm giá trị “Đánh giá SVHT” trong truyện ngắn 37 Tỉ lệ các loại “Thang độ” đánh giá trong truyện ngắn “Chí Phèo”, 3.1. 57 “Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn “Chí 3.2. 58 Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Cường độ” trong truyện ngắn “Chí 3.3. 59 Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Lượng hóa” trong các truyện ngắn 3.4. 64 “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
- x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 1.1 Các tầng ngôn ngữ và các siêu chức năng của ngôn ngữ 9 1.2 Phán xét hành vi và đánh giá sự vật hiện tượng- tác động thể 10 chế hóa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Gần đây ngôn ngữ chức năng hệ thống đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học ứng dụng vào Việt Nam. Ngữ pháp chức năng được xây dựng trên quan niệm triết học coi ngôn ngữ là một hệ thống giao tiếp của con người. John Rupert Firth (1890 – 1960) là người đặt nền móng cho lý thuyết ngữ pháp chức năng – hệ thống và M.A.K. Halliday [41] là người phát triển lý thuyết này. Firth cho rằng ngôn ngữ, văn hóa và xã hội phụ thuộc lẫn nhau và ngôn ngữ trước hết là công cụ con người sử dụng hành chức trong xã hội. Cũng theo Halliday [41], ngôn ngữ được giải thích như là một hệ thống các ý nghĩa, được kèm theo bởi các hình thức mà qua đó các ý nghĩa được hiện thực hóa, một mạng lưới của những sự lựa chọn được móc nối với nhau mà sự lựa chọn này có sẵn trong ngữ pháp của ngôn ngữ. Ngôn ngữ học chức năng hệ thống quan tâm đến ba bình diện nghĩa: nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung vào bình diện nghĩa liên nhân. Với bình diện nghĩa này, chúng tôi sử dụng bộ công cụ đánh giá (Appraisal framework) được phát triển bởi Martin & White (2005) [42] để phân tích ngôn ngữ đánh giá (NNĐG). Là một trong số những nhà văn viết về hiện thực xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Nam Cao đã gặt hái được khá nhiều thành công trong việc tái hiện hiện thực của đời sống. Tuy không phải là người có công đầu trong khai phá trên mảnh đất hiện thực và được biết đến khá muộn sau những cây bút tên tuổi như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,… nhưng Nam Cao đã nhanh chóng tìm được cho mình một chỗ đứng trên văn đàn. Ông đã góp ngòi bút của mình như thế nào vào tiến trình hoàn thiện nền văn học hiện thực phê phán. Hiện nay, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nam Cao từ nhiều cách tiếp cận văn học và ngôn ngữ học nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá truyện ngắn của Nam Cao từ góc nhìn NNHCNHT. Từ góc nhìn lí thuyết đánh giá, dựa trên khung lí thuyết NNHCNHT, việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thể hiện chức năng liên nhân trong truyện ngắn của Nam Cao có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện luận văn. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao dưới góc độ Ngữ pháp chức năng hệ thống” như là một hướng đi mới, có tính thời sự.
- 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá và ngữ pháp chức năng Ngữ pháp chức năng hệ thống được xây dựng dựa trên quan niệm coi ngôn ngữ là một hệ thống giao tiếp của con người. John Ruper Firth (1890 – 1960) là người đặt nền móng cho lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống (Systemic Functional Grammar/FSL) và M.A.K Halliday [41] là người phát triển lý thuyết này từ thập niên 70 của thế kỉ trước. Halliday có ảnh hưởng sâu rộng đến các chủ đề và vấn đề trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Điều này thể hiện qua chuyên khảo Dẫn luận ngữ pháp chức năng [10], [41]. Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà ngôn ngữ đã nghiên cứu về ngữ pháp chức năng như Cao Xuân Hạo [11], Hoàng Văn Vân [36], [37], [38], Diệp Quang Ban [1], Nguyễn Văn Hiệp[13], [14]. Trong đó, công trình Tiếng Việt: sơ khảo ngữ pháp chức năng (1991), Cao Xuân Hạo [11] được xem là cái mốc quan trọng, đã đi sâu vào việc nghiên cứu tiếng Việt từ bình diện chức năng. Đường hướng nghiên cứu theo cách tiếp cận chức năng này đã được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm áp dụng trong nghiên cứu của mình. Tại Việt Nam, cho đến nay, nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt vẫn còn rất hạn chế. Gần đây nhất công trình nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá là của Nguyễn Thị Hương Lan (2018), Phân tích ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc Tiểu học, so sánh sách Tiếng Anh Tiểu học của Singapore và sách Tiếng Việt Tiểu học của Việt Nam [23]. Tác giả tập trung vào hai phạm trù “Thái độ” và “Thang độ” trong các bài đọc hiểu của hai bộ sách giáo khoa bậc Tiểu học nhằm tìm những tương đồng và khác biệt về cấu trúc thể loại và đặc điểm Ngôn ngữ đánh giá thể hiện chức năng liên nhân. Luận án đã giúp xác định đầy đủ hơn về nguồn lực ngôn ngữ thể hiện ý nghĩa đánh giá. Tác giả luận án đã khảo sát, phân tích định lượng cho ra kết quả về tỉ lệ các loại ngôn ngữ đánh giá thể hiện thái độ và thang độ trong hai bộ sách tiếng Anh và tiếng Việt bậc tiểu học ở Singapore và Việt Nam; khảo sát, phân tích định tính một số thể loại văn bản được xem là cốt lõi trong chương trình tiểu học để tìm hiểu cấu trúc thể loại và đặc điểm ngôn ngữ đánh giá thực hiện chức năng liên nhân, cụ thể là ngôn ngữ thể hiện thái độ và thang độ trong từng thể loại văn bản đó. Luận án đã khẳng định tính khả thi khi áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống và bộ công cụ đánh giá trong việc miêu tả, phân tích cấu trúc thể loại và ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt; đồng thời tìm ra những đặc trưng riêng biệt về ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt. Những đặc trưng đó là: Nguồn lực ngôn ngữ thể hiện thái độ: từ xưng hô
- 3 và tiểu từ “được”; Nguồn lực ngôn ngữ thể hiện thang độ: từ ghép, từ láy và từ ngẫu hợp vào trong nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá tiếng Việt. Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ thể hiện “Thái độ” và “Thang độ” trong các bài đọc hiểu trong sách tiếng Anh tiểu học ở Singapore và sách tiếng Việt cùng bậc ở Việt Nam. Như chúng ta đã biết ngôn ngữ trong sách giáo khoa tiểu học có vai trò rất quan trọng bởi nó chứa đựng các ngữ liệu làm cở sở để học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ lành mạnh mà không chứa lớp từ ngữ xã hội đặc biệt như tiếng lóng. Luận văn “Ngôn ngữ đánh giá trong phóng sự “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng” của Trần Thị Tú Linh (2019, Đại học Khoa học-ĐH Huế) [25] dựa vào lý thuyết đánh giá của Martin và White để làm sáng tỏ đặc điểm ngôn ngữ thể hiện chức năng liên nhân qua trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, qua đó góp phần vào việc nghiên cứu ngôn ngữ phóng sự nói chung và ngôn ngữ phóng sự văn học của Vũ Trọng Phụng nói riêng. Luận văn chỉ đề cập đến hai góc độ Thái độ và Thang độ và chưa đề cập đến giọng điệu. 2.2. Các công trình nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao Trong số các tác giả hàng đầu của văn xuôi hiện thực giai đoạn văn học 1930 – 1945, Nam Cao đến với làng văn không sớm nhưng sáng tác để lại dấu ấn hiện đại rõ nét. Không chỉ mới mẻ trong kết cấu, văn Nam Cao tạo sức hấp dẫn bền lâu ở việc sử dụng ngôn ngữ. Nhiều nghiên cứu từ góc độ văn học của Nguyễn Đăng Mạnh [27], Hà Minh Đức [7], Phong Lê [24],… đã khẳng định Nam Cao là một nhà văn lớn, một tác gia truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam. Cách tiếp cận truyện ngắn Nam Cao từ góc độ ngôn ngữ học, có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Lê Thị Thư (2010) qua luận văn thạc sĩ “Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao” [35] đã tiếp cận theo hướng ngữ dụng học, và đã làm rõ biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ cũng như phân loại và vai trò của hành vi ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao, nhằm tiếp cận các giá trị của Nam Cao một cách sâu sắc và mới mẻ. Trần Thị Ngọc Hà (2010) qua luận văn thạc sĩ “Khảo sát việc sử dụng từ ngữ Hán Việt trong sáng tác của Nam Cao” [15] cũng đã có khảo sát việc sử dụng từ Hán Việt trong truyện ngắn Nam Cao. Tác giả đã làm rõ sử dụng từ ngữ Hán Việt trong sáng tác của Nam Cao như một biện pháp từ vựng đặc thù. Luận văn thạc sĩ “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945” (2010) [40], đã tìm hiểu, phân tích các nghệ thuật của
- 4 Nam Cao để làm rõ đặc trưng truyện ngắn của nhà văn trên các mặt nội dung phản ánh hiện thực, và một số phương diện nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn. Trong bài “Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao”, Phan Diễm Phương [32] cũng đã tiếp cận sáng tác của Nam Cao từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm về ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của nhà văn qua “cách kể, giọng kể”: vừa kể chuyện vừa kể tâm trạng, vừa kể vừa suy ngẫm, kể chuyện bằng nhiều chất giọng: nghiêm nghị và hài hước, trân trọng, nâng niu và nhạo, đay, mỉa” [32, 79]. Trong các tác phẩm được nhiều người yêu thích, “Chí Phèo” là truyện ngắn có sức thu hút lớn đối với giới nghiên cứu phê bình văn học và đông đảo bạn đọc. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm “Chí Phèo” có thể kể đến nhiều công trình với nhiều bình diện khác nhau. Từ góc độ ngôn ngữ học, có thể kể đến Phạm Thị Lương (2011) với luận văn “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao” [26]; Vũ Thị Thanh Hằng (2015) với luận văn “Rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (Ngữ văn 11, tập 1) [16]. Những vấn đề các luận án và luận văn thạc sĩ đề cập đến đã có những đóng góp nhất định trong việc khẳng định vai trò của truyện ngắn Nam Cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Như vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu về truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta có thể thấy truyện ngắn của Nam Cao đã được nhiều tác giả đề cập đến từ cả góc nhìn văn học và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về ngôn ngữ truyện ngắn của Nam Cao từ góc nhìn Ngôn ngữ học chức năng hệ thống nói chung, lý thuyết đánh giá nói riêng. Vì vậy, việc tìm hiểu “Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao dưới góc độ Ngữ pháp chức năng hệ thống” vẫn là một đề tài hoàn toàn mới mẻ và có tính cấp thiết. Với việc khảo sát tương đối toàn diện ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao, luận văn cố gắng chứng minh cách sử dụng các nguồn lực ngôn ngữ và các cấu trúc ngôn ngữ của tác giả thể hiện “Thái độ” và “thang độ” để bày tỏ quan điểm của bản thân về hành vi con người, về các hiện tượng, sự vật trong đời sống xã hội nước ta vào giai đoạn những năm 1930 - 1945. Hy vọng luận văn sẽ đóng góp thêm một phần nhỏ vào những kết quả của lĩnh vực nghiên cứu thể loại truyện ngắn văn học giai đoạn 1930 - 1945, đặc biệt, từ góc nhìn lý thuyết ngôn ngữ đánh giá của ngôn ngữ học chức năng hệ thống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao dưới góc độ ngữ pháp chức năng hệ thống nhằm chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ đánh giá thực hiện chức
- 5 năng liên nhân trong văn bản văn học, qua đó góp phần làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa của truyện ngắn Nam Cao xét trên bình diện liên nhân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài có nhiệm vụ: - Nghiên cứu lý thuyết, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Ngôn ngữ đánh giá. - Khảo sát, thống kê, phân loại nguồn lực đánh giá, chỉ ra hệ thống ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thái độ” và “Thang độ” trong một số truyện ngắn Nam Cao. - Phân tích, làm sáng tỏ những đặc điểm ngôn ngữ của nguồn lực đánh giá và sự thể hiện chức năng liên cá nhân – nghĩa liên nhân trong truyện ngắn Nam Cao. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ đánh giá thực hiện chức năng liên nhân trong truyện ngắn Nam Cao. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Bộ công cụ đánh giá dùng để miêu tả Ngôn ngữ đánh giá xét từ ba góc độ: “Thái độ” (attitude), “Thang độ” (graduation) và “Giọng điệu” (engagement). Trong luận văn này, áp dụng khung lý thuyết ngôn ngữ đánh giá để phân tích truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi chỉ khảo sát nguồn lực đánh giá thể hiện “Thái độ” và “Thang độ” với mục đích tìm hiểu việc thực hiện chức năng liên nhân như thế nào trong truyện ngắn Nam Cao. Về ngữ liệu, chúng tôi chỉ khảo sát các truyện ngắn Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa trong Chí Phèo tập truyện ngắn, NXB Văn học, 2018. 5. Quan điểm tiếp cận và Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm tiếp cận: Luận văn sử dụng các kiến thức và phương pháp của ngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday và khung lý thuyết Đánh giá của Martin & White [42] để miêu tả đặc điểm ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học được thực hiện qua các thủ pháp như: thủ pháp thống kê, thủ pháp phân loại và hệ thống hóa, thủ pháp phân tích ngôn cảnh, thủ pháp phân tích ngữ nghĩa, thủ pháp phân tích diễn ngôn. 6. Đóng góp của luận văn Về phương diện lý luận, luận văn mong muốn góp phần làm rõ thêm lý thuyết về Ngôn ngữ học chức năng hệ thống và bộ công cụ đánh giá, cụ thể là trong việc xác định và bổ sung về nguồn lực đánh giá trong tiếng Việt.
- 6 Về phương diện thực tiễn, những kết quả của luận văn sẽ góp phần vào công tác giảng dạy, học tập môn Ngữ văn ở nhà trường đối với thể loại truyện ngắn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề liên quan Chương 2: Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thái độ” trong truyện ngắn của Nam Cao Chương 3: Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn Nam Cao
- 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống Theo quan điểm của NNHCNHT, ngôn ngữ như là một hệ thống ký hiệu xã hội và được tổ chức theo các tầng bậc, theo các quan hệ hiện thực hóa và cụ thể hóa. Các tầng bậc tạo ra một nguồn lực nghĩa, một tập hợp các khả năng lựa chọn. Đối với Halliday, ngữ pháp được xem là hệ thống, chứ không phải là các quy tắc và ngôn ngữ là một tiềm lực về nghĩa. Theo Halliday [41], tổ chức chức năng của ngôn ngữ quyết định hình thức cũng như quy tắc ngữ pháp và ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp phải thực hiện ba chức năng. Ba chức năng này không phải tự thân mà là để phục vụ chức năng giao tiếp – nhiệm vụ chính của ngôn ngữ, cụ thể: + Chức năng kinh nghiệm: Chức năng này trả lời các câu hỏi: Ai? Làm gì? Ở đâu? Là sự thể hiện kinh nghiệm của con người về thế giới xung quanh, trong bản thân người phát ngôn và thể hiện nội dung giao tiếp. Phân tích câu nói từ góc độ chức năng kinh nghiệm sẽ liên quan đến việc lựa chọn các kiểu quá trình, các kiểu tham thể và các kiểu chu cảnh. Theo cấu trúc nghĩa biểu hiện, cú được phân chia thành: Quá trình + tham thể + chu cảnh. Theo đó, cấu trúc nghĩa biểu hiện có 6 quá trình khác nhau: quá trình vật chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ, quá trình phát ngôn, quá trình tồn tại và quá trình hành vi. + Chức năng liên nhân: Đối với cấu trúc nghĩa liên nhân, cú được tổ chức như một sự kiện tương tác giữa hai phía, trong đó người nói/ người viết dùng ngôn ngữ để tác động vào người nghe/người đọc. Chức năng liên nhân của câu luân phiên thay đổi vai trò trong cách tác động qua lại. Trong hành động nói năng, người nghe tự thân tiếp nhận một vai phát ngôn riêng biệt và cũng bằng cách đó phân công cho người nghe vai trò bổ sung. Theo đó, khi đặt câu hỏi, người nói/ người viết nhận vai trò là người cần thông tin, tìm thông tin và yêu cầu người nghe/ người đọc nhận vai là người cung cấp thông tin. Theo Halliday [41], sự trao đổi, cho và đòi hỏi hàng hóa, dịch vụ, thông tin tạo thành bốn chức năng lời nói cơ bản: đề nghị (offer), ra lệnh (command), trình bày (statement) và hỏi (question). Những chức năng này, đến lượt chúng, được làm cho phù hợp bởi bốn phản ứng được mong đợi là: chấp nhận một lời đề nghị, thực hiện một mệnh lệnh, thừa nhận một lời
- 8 tuyên bố hay trình bày và trả lời một câu hỏi. Như vậy, nghĩa liên nhân sẽ xác lập mối quan hệ giữa các vai giao tiếp, thể hiện cách ứng xử của các nhân vật và qua đó bộc lộ bản chất của họ. Sự thể hiện cá nhân của người nói/người viết được thực hiện thông qua cách dùng từ ngữ mang tính đánh giá. Theo Lý thuyết khung đánh giá (Appraisal Framework) của Martin và Peter White (2005) [42] – một lý thuyết được phát triển gần đây dựa trên mô hình lý luận của NNHCNHT do Halliday [41] khởi xướng – thì từ ngữ thể hiện sự đánh giá của người nói/ người viết được xem xét ở các góc độ sau [dẫn theo 14, 19]: – Thái độ (Attiute): Người nói/ người viết trực tiếp bày tỏ thái độ tích cực hay tiêu cực đối với người khác, đối với nội dung phản ánh hoặc tác động để người khác có cùng thái độ với mình; – Thang độ (Graduation): Người nói/ người viết điều biến (tăng hay giảm) mức độ xác quyết, làm mờ hoặc làm rõ ranh giới các phạm trù ngữ nghĩa mà người nói muốn biểu đạt; – Giọng điệu (Engagement): Người nói/ người viết hướng mình vào đối thoại hay tranh luận với những gì người khác đã nói hay có thể nói trước đó. + Chức năng tạo văn bản: Nghĩa văn bản liên quan đến việc tổ chức các yếu tố trong văn bản. Nó được sử dụng để tổ chức nghĩa tư tưởng và nghĩa liên nhân và tạo ra sự mạch lạc trong toàn bộ văn bản. 1.1.2. Lý thuyết ngôn ngữ đánh giá Lý thuyết Đánh giá cung cấp một bộ công cụ để khám phá NNĐG trong văn bản bằng cách phân tích nguồn tài nguyên mang chức năng liên nhân đồng thời cho thấy những tác động về mặt xã hội thể hiện xuyên suốt trong toàn văn bản. Bộ công cụ Đánh giá được phát triển bởi Martin [42] và các cộng sự (Martin, 2000; Martin & Rose, 2007; Martin & White, 2005). NNĐG nằm ở vị trí tầng ngữ nghĩa diễn ngôn. Trong điều kiện lý thuyết này chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, chúng tôi chỉ tổng hợp chủ yếu dựa trên quyển sách của Martin & White [42] công bố năm 2005, bản tiếng Anh làm tài liệu để tổng thuật cơ sở cho luận văn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 171 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn