intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

170
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận tập trung tìm hiểu về ngữ nghĩa của danh từ đơn vị thực vật. Với các bạn chuyên ngành Ngôn ngữ học thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Dĩnh NGỮ NGHĨA CỦA DANH TỪ ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Dĩnh NGỮ NGHĨA CỦA DANH TỪ ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 66 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình Cao học và Luận văn này, người viết xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của quý thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn ngữ của khoa Ngữ văn trường Đại học Sư Phạm TP HCM. Người viết xin gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Sâm. Thầy đã dành nhiều thời gian định hướng, hướng dẫn, góp ý giúp người viết hoàn thành Luận văn. Ngoài ra, để hoàn thành Luận văn này người viết đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của người thân trong gia đình, quý thầy cô Phòng sau Đại học trường ĐHSP TPHCM, đồng nghiệp và Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn An Ninh . Tác giả Phạm Thị Dĩnh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 8 4. Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm tài liệu ........................................... 9 5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 10 6. Bố cục của luận văn................................................................................ 10 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................... 12 1.1. Tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận................................................... 12 1.1.1. Khái niệm...................................................................................... 12 1.1.2. Một số xu hướng chính ................................................................. 13 1.2. Danh từ đơn vị tiếng việt ..................................................................... 14 1.2.1. Khái niệm...................................................................................... 15 1.2.2. Vấn đề thuật ngữ.......................................................................... 16 1.2.3. Phân loại ....................................................................................... 21 1.2.4. Danh từ đơn vị và danh từ khối trong danh ngữ .......................... 26 1.2.5. Đặc điểm của danh từ đơn vị ........................................................ 30 1.3. Tiểu kết ................................................................................................ 43 Chương 2. NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM DANH TỪ ĐƠN VỊ ĐỘNG, THỰC VẬT .................................................................................................. 44 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cách sử dụng DĐV ............................ 44
  5. 2.1.1. Phân định các sự vật theo “chiều” không gian ............................. 45 2.1.2. Những định hướng không gian khi mô tả sự vật .......................... 45 2.2. Ngữ nghĩa của DĐV động vật ............................................................. 47 2.2.1. Danh từ đơn vị động vật lâm thời ................................................. 47 2.2.2. Danh từ đơn vị động vật chính danh ............................................ 49 2.3. Ngữ nghĩa của DĐV thực vật .............................................................. 59 2.3.1. Danh từ đơn vị thực vật lâm thời .................................................. 59 2.3.2. Danh từ đơn vị thực vật chính danh ............................................. 62 2.4. Một số nhận xét ................................................................................... 82 2.5. Một số ẩn dụ từ DĐV tiếng Việt ......................................................... 87 2.5.1. Ẩn dụ ............................................................................................ 87 2.5.2. Ẩn dụ của danh từ đơn vị động, thực vật ..................................... 89 KẾT LUẬN .................................................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 98 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DK : danh từ khối DĐV : danh từ đơn vị CL : chất liệu ĐV : đơn vị ĐĐ : đếm được HT : hình thức DND : danh từ đơn vị trội về nội dung DHT : danh từ đơn vị trội về hình thức DTĐVQU : danh từ đơn vị qui ước DT : danh từ DN : danh ngữ (*) : không được chấp nhận, không đúng với cách nói của người Việt ± : thế đối lập có/không
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa bốn tiêu chí [± đơn vị],[± đếm được], [± hình thức], [± chất liệu]. ...............................................23 Bảng 2: Tiêu chí phân biệt giữa DHT và DND ..................................................24 Bảng 3: Bảng phân loại danh từ đơn vị ................................................................25 Bảng 4: Bảng nhiệm vụ của trung tâm danh ngữ theo Nguyễn Tài Cẩn......28 Bảng 5: Cấu trúc danh ngữ của Nguyễn Tài Cẩn ..............................................30 Bảng 6: Cấu trúc danh ngữ của Dư Ngọc Ngân .................................................31 Bảng 7: Bảng khảo sát kết quả bầy/đàn trênwww. Google.com.vn ..............53 Bảng 8 : Bảng tham tố nghĩa của danh từ đơn vị động vật chính danh .........58 Bảng 9: Các tham tố nghĩa của danh từ đơn vị thực vật ..................................86 Bảng 10: Những cách thức ẩn dụ của danh từ đơn vị động, thực vật .............92
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiếng Việt, danh từ chiếm một số lượng lớn. Danh từ có nhiều tiểu loại, mỗi tiểu loại có đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp khác nhau. Trong số những tiểu loại danh từ thì danh từ đơn vị là vấn đề rất thú vị nhưng cũng rất phức tạp. Thú vị vì những từ ngữ đó ta thường xuyên sử dụng trong đời sống, trong giao tiếp nhưng theo phản xạ tự nhiên, nay tìm hiểu được ngữ nghĩa - ngữ pháp của chúng, nên từ đó ta có cách sử dụng đúng, sử dụng hay. Phức tạp là bởi vì có quá nhiều quan điểm về danh từ đơn vị, có những quan điểm đối lập nhau, có những vấn đề không dễ dàng giải quyết. Do xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau nên vấn đề thuật ngữ về chúng cũng chưa thống nhất. Mặt khác, trước đây ngôn ngữ học truyền thống khi nghiên cứu về danh từ đơn vị thường quan tâm đến mặt cú pháp hơn là mặt ngữ nghĩa và tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận là một khuynh hướng ngôn ngữ học ra đời vào những năm 80 của thế kỉ XX với nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của con người, nghiên cứu cách con người nhận thức thế giới qua lăng kính ngôn ngữ. Ngôn ngữ học tri nhận đã giúp người viết trả lời những câu hỏi: Vì sao một đơn vị sự vật lại có thể kết hợp được với nhiều danh từ đơn vị khác nhau? Vì sao chọn dùng danh từ đơn vị này mà không dùng danh từ đơn vị khác? Cái gì cho phép ta tập hợp danh từ đơn vị vào những nhóm khác nhau? Từ đó, người viết hiểu được cách thức mà người Việt dùng các danh từ đơn vị để mô tả các thuộc tính không gian của vật thể (như: hình dáng, kích cỡ, tư thế) và từ đó xếp loại chúng. Với hai lí do trên, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình với hi vọng thông qua góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận ta có thể suy đoán về một cách thức riêng của
  9. 2 người Việt trong việc ý niệm hóa, phạm trù hóa, phân loại và mô tả thế giới khách quan. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1 Danh từ đơn vị trong ngôn ngữ học tiền tri nhận Khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, nhà nghiên cứu Việt ngữ nào cũng dành một phần không nhỏ cho từ loại danh từ. Trong từ loại danh từ, người ta không quên nhắc tới danh từ đơn vị. Từ trước đến nay, danh từ đơn vị được gọi bằng những tên gọi khác nhau: tiền danh từ (Phan Khôi), loại tự (Lê Văn Lý, Trần Trọng Kim, Phạm Tất Đắc), phó danh từ (Nguyễn Kim Thản), loại từ (Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Phú Phong), danh từ chỉ loại (Lê Cận, Quang Thiều, Diệp Quang Ban) và danh từ đơn vị (Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Dư Ngọc Ngân, Nguyễn Thị Ly Kha, Lê Ni La). Điều này phản ánh sự phức tạp của loại từ này, đồng thời cũng phản ánh bản chất ngữ nghĩa cú pháp của nó. Đinh Văn Đức cho danh từ đơn vị là hư từ, là lớp từ công cụ rỗng nghĩa, xuất hiện bên cạnh danh từ để phân loại danh từ, cá thể hóa danh từ. Lưu Vân Lăng cho rằng danh từ đơn vị nằm giữa ranh giới hư từ và thực từ, Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban xem nó là thực từ. Quan niệm về danh từ đơn vị không hoàn toàn đồng nhất. Có bốn khuynh hướng nổi bật sau: 2.1.1. Khuynh hướng thứ nhất Khuynh hướng này không nhắc đến thuật ngữ danh từ đơn vị, xem những từ như cái, chiếc, con, quyển, ngôi… là loại từ, là một từ loại tồn tại độc lập bên cạnh những từ loại khác. Khuynh hướng này cho rằng, về bản chất loại từ là hư từ, chuyên đảm đương chức năng phụ trợ cho danh từ. Loại từ không có ý nghĩa từ vựng, không có khả năng đứng độc lập và chức năng của chúng là cá thể hóa danh từ. Đại diện tiêu biểu của khuynh hướng này
  10. 3 có thể nhắc đến Phạm Tất Đắc, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Lê Văn Lý, Nguyễn Kim Thản… Phạm Tất Đắc, Trần Trọng Kim gọi danh từ đơn vị là loại tự. Cả hai ông đều định nghĩa “loại tự là tiếng đặt trước một danh tự để chỉ danh tự ấy thuộc về loại nào”[14, tr26; 25, tr45]. Hai tác giả này chia loại tự thành loại tự chung (gồm con và cái) và loại tự riêng (vốn là những danh tự dùng để chỉ một loại, một giống, một hạng như chim bồ câu, chim chích chòe, chim sáo; người thợ nề, người bù nhìn, người tài xế…). Có thể thấy hai tác giả này đưa ra danh sách loại từ quá ít ỏi và có những quan niệm nhầm lẫn. Ví dụ như các từ hoa (sen), hoa (đào), hoa (cúc), cá (thu), cá (rô), cá (trê)…cũng được hai ông xem là loại tự. Theo Nguyễn Tài Cẩn, những từ như “hoa sen”, “lá chuối”, “hột dưa” “đều là những từ tổ bình thường, đặt theo quan hệ chính phụ. Yếu tố đầu bao giờ cũng là một danh từ chỉ sự vật, còn giữ nguyên nghĩa gốc của chúng, đúng như khi chúng dùng một mình” [3, tr.194]. Trong tác phẩm “Sơ thảo về ngữ pháp Việt Nam”, Lê Văn Lý cho rằng từ loại tiếng Việt gồm: tự loại A (danh tự), tự loại B (động tự), tự loại B, (tĩnh tự), tự loại C1 (ngôi tự), tự loại C2 (số tự), tự loại C3 (phụ tự). Theo đó ông đưa ra định nghĩa về loại tự như sau: “loại tự là những chứng tự của tự loại A; chúng cho phép ta nhận định được những tự ngữ nào thuộc tự loại A và đồng thời chúng cũng xếp những tự ngữ đó vào một loại riêng biệt”. [35, tr.50]. Ông chia loại tự thành ba tiểu loại: loại tự cho những danh tự chỉ người, loại tự cho những danh tự chỉ loài vật và loại tự cho những danh tự chỉ sự vật. Bỏ qua bước xác định tiêu chí nhận diện loại từ, ông liệt kê 171 loại từ và miêu tả cụ thể cách dùng chúng. Không dùng thuật ngữ loại từ nhưng Nguyễn Kim Thản trong tác phẩm “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” cũng tán đồng quan điểm này. Ông cho rằng những từ như bài, bản, bông, bức, cái, chiếc, con, đứa, tấm…là phó
  11. 4 danh từ, luôn đứng phụ cho danh từ, có tác dụng chỉ sự vật riêng lẻ, chỉ đơn vị tự nhiên, nằm giữa ranh giới hư từ và thực từ. Ông định nghĩa “Phó danh từ là những từ chỉ đơn vị tự nhiên của sự vật, phục vụ cho danh từ để cá thể hóa sự vật và có những khả năng kết hợp như danh từ” [47, tr167]. Ông cho rằng: “công dụng ngữ pháp chủ yếu của phó danh từ là làm công cụ ngữ pháp để cá thể hóa danh từ, nghĩa là làm một thứ trợ phụ từ. Song, phó danh từ còn có khả năng thay thế cho danh từ”. Tuy nhiên chính ông cũng thừa nhận điểm chưa ổn trong quan niệm của mình “Gọi là phó danh từ thì nói chung có thể được nhưng khi chúng chỉ đơn vị động tác thì lại không đủ, bởi vì chúng không làm phó cho danh từ nào cả (ví dụ: tát một cái)” [47, tr165] 2.1.2. Khuynh hướng thứ hai Khuynh hướng này cho rằng danh từ đơn vị và loại từ hoàn toàn khác nhau. Đại diện tiêu biểu của khuynh hướng này là Lưu Vân Lăng và Nguyễn Phú Phong. Lưu Vân Lăng cho rằng “Khi đứng trước một danh từ khác, một số danh từ đơn vị đã mất đi một phần nội dung ngữ nghĩa, chỉ còn lại một phần có tác dụng xác định chủng loại và đơn vị của danh từ đặt sau, nên mới chuyển thành loại từ. Như vậy nó không còn là danh từ đơn vị nữa. Do đó loại từ nhất thiết phải đứng trước danh từ” [32, tr.139]. Danh từ đơn vị, theo ông, phải vừa có “nội dung” vừa có “hình thức”, đứng ở vị trí trung tâm danh ngữ, kết hợp với lượng từ, loại từ, chỉ định từ,…đảm nhận chức năng cú pháp như đề ngữ, bổ ngữ; còn loại từ chỉ là một nhóm nhỏ trong hạn từ, chuyên làm thành tố phụ cho hạt nhân danh từ. Nó không thể một mình làm thành tố cú pháp, giữ riêng một chức năng cú pháp, mà chỉ có thể cùng với danh từ hạt nhân đứng sau đảm nhận chung một chức năng cú pháp nào đó. Ông đề nghị: đưa loại từ ra khỏi danh từ, coi nó là một loại phụ từ chuyên hạn định cho hạt nhân danh từ. Vì danh từ đơn vị chủ yếu định lượng còn loại từ chủ yếu định tính, định loại.
  12. 5 Nguyễn Phú phong cho rằng “loại từ phải được xem như là định từ của danh từ, một định từ mà chức năng định lượng là chính vì nó bất biến, còn chức năng gia nghĩa cho danh từ thì phụ, phụ với ý nghĩa là một biến số có thể đi từ zerô đến “đầy” [41, tr.13]. Dựa vào chức năng định đơn vị của loại từ, ông quan niệm “những từ nào biểu đạt một khái niệm phân lập có thể đếm được đều có thể sử dụng làm loại từ” [41, tr.13] 2.1.3. Khuynh hướng thứ ba Khuynh hướng này thừa nhận thuật ngữ danh từ đơn vị và cho rằng loại từ là một tiểu loại nằm trong nhóm này. Trong tác phẩm “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Tài Cẩn đã khảo sát rất kĩ danh từ đơn vị. Theo ông, “trong số những danh từ chung không tổng hợp, trước hết cần phải tách những kiểu như “chiếc, đứa, con, cây, thước, cân, xu, giờ, miếng, đàn, tá, lần, lượt…thành một tiểu loại riêng. Đây là tiểu loại danh từ dùng để chỉ đơn vị đo lường, đơn vị tính toán” [3, tr.17]. Ông cho rằng loại từ là một tiểu loại của danh từ đơn vị “Trong danh từ đơn vị, trước hết cần phải kể đến nhóm thường được gọi là loại từ. Đây là một nhóm không có ý nghĩa từ vựng rõ ràng và chuyên dùng để phục vụ việc đếm thành từng cá thể, thành từng đơn vị tự nhiên của sự vật cũng như phục vụ việc phân chia sự vật vào các loại” [3, tr.123]. Loại từ được ông xếp vào hệ thống công cụ từ để dạng thức hóa danh từ “Nói đến các công cụ từ dùng để dạng thức hóa danh từ và diễn đạt các phạm trù ngữ pháp của từ loại này, trước hết phải kể đến nhóm mà ta quen gọi là nhóm loại từ”. [3, tr.187] Lê Ni La dùng tiêu chí [± đơn vị] phân chia danh từ tiếng Việt thành danh từ khối và danh từ đơn vị. Tác giả tiếp tục dùng tiêu chí [± chất liệu] để phân loại danh từ đơn vị thành hai loại: danh từ đơn vị có tính trội về nội dung và danh từ đơn vị hình thức thuần túy. Tác giả cho rằng “theo quan điểm của chúng tôi, những từ vốn quen được gọi là loại từ là một mảng của
  13. 6 DĐV hình thức thuần túy, chỉ đơn vị các đối tượng tự nhiên (phân biệt với các đối tượng khác: hành động, thời gian, không gian, trạng thái, quá trình, tính chất). Vì vậy, cách gọi DĐV tự nhiên trước đây rất thích hợp với loại từ” [29, tr.73]. 2.1.4. Khuynh hướng thứ tư Khuynh hướng này cho rằng thuật ngữ loại từ không tồn tại, đó chỉ là một chức năng nghĩa học, xem danh từ đơn vị là một tiểu loại của danh từ. Tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này gồm Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Ly Kha… Nguyễn Tài Cẩn không có sự phân biệt rạch ròi giữa loại từ và danh từ đơn vị nữa mà gọi chung là danh từ đơn vị “trong tiếng Việt, còn có những từ chỉ đơn vị qui ước như tấn, tạ, cân, lạng, thước, tấc, lít, đoàn, dãy, mớ, miếng…chúng không tồn tại riêng rẽ như ở nhiều ngôn ngữ khác mà tồn tại song song với các từ chỉ đơn vị tự nhiên như anh, ông, con, cái, cuốn, bức…Trong tiếng Việt, cả hai nhóm đó đều tập hợp lại với nhau, tạo thành một loại lớn gọi chung là những từ chỉ đơn vị” [4, tr.209]. Theo ông, danh từ đơn vị là một trong hai thành tố trung tâm của đoản ngữ có danh từ làm trung tâm “T1 (chỉ danh từ đơn vị) là trung tâm chỉ về đơn vị đo lường; T2 là trung tâm chỉ về sự vật được đem ra kế toán đo lường. T1 nêu chủng loại khái quát, T2 nêu sự vật cụ thể. T1 là trung tâm về mặt ngữ pháp, T2 là trung tâm về mặt ý nghĩa từ vựng. Đứng về mặt liên hệ với thực tế mà xét, T2 có phần quan trọng hơn; nhưng đứng về mặt tìm hiểu quy tắc ngôn ngữ mà xét thì T1 có phần quan trọng hơn.” Cao Xuân Hạo là người đã quyết liệt chỉ ra sai lầm của các nhà nghiên cứu khi sử dụng thuật ngữ “loại từ”. Ông cho rằng “trong lịch sử ngôn ngữ học, thuật ngữ “loại từ” là sản phẩm của một sự hiểu lầm vĩ đại” [19, tr.380]. Theo ông, danh từ khối là một thứ khối chưa phân lượng cho nên thường đi với “loại từ” vốn có tác dụng phân lượng cái khối ấy ra. Thuật ngữ
  14. 7 “loại từ” lẽ ra dùng cho những danh từ khối như bò, sách thì phải hơn vì trong danh ngữ con bò, bò là định ngữ cho biết các đơn vị động vật thuộc chủng loại nào. Ông đưa ra định nghĩa về danh từ đơn vị (count nouns) “danh từ đơn vị là những danh từ chỉ những hình thức tồn tại của những thực thể phân lập trong không gian, trong thời gian hay trong một chiều nào khác được hình dung như giống với không gian, có thể được tri giác tách ra khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác” [19, tr.392]. Với tiêu chí [± đếm được], ông đã phân danh từ đơn vị thành hai loại: các danh từ hình thức thuần túy (205 từ) và danh từ vừa có thuộc tính nội dung vừa có hình thức tồn tại phân lập (225 từ). (Xem bảng ở phần Phụ lục 2) Trong luận án tiến sĩ, Nguyễn Thị Ly Kha đã dùng tiêu chí [± đơn vị] để tăng thêm thế đối lập giữa danh từ đơn vị và danh từ khối. Tác giả cho rằng “danh từ đơn vị là loại danh từ biểu thị hình thức tồn tại của thực thể hoặc biểu thị những sự vật được ngôn ngữ đối xử như những thực thể phân lập, có kích thước xác định, có thể phân lượng hóa được, dùng để chỉ đơn vị của thực thể, chuyên đảm đượng chức năng thành tố chính trong cấu trúc danh ngữ” [23, tr42]. Với tiêu chí [± đơn vị] tác giả đã chia danh từ đơn vị thành hai loại: danh từ đơn vị có tính trội về hình thức (gồm 405 từ) và danh từ đơn vị có tính trội về nội dung (gồm 449 từ). (Xem bảng ở phần Phụ lục 3) Có thể nói, dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tiền tri nhận, các nhà nghiên cứu có những quan điểm chưa thống nhất và những vấn đề tranh cãi của danh từ đơn vị xoay quanh địa hạt ngữ pháp. 2.2. Danh từ đơn vị trong ngôn ngữ học tri nhận Ngôn ngữ học tri nhận là một xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới, được nhiều nhà Việt ngữ quan tâm. Những đề tài về ngôn ngữ học tri nhận được đăng tải trên Tạp chí Ngôn ngữ cũng được người đọc tìm tòi học hỏi nhằm có thêm những hiểu biết sâu sắc cho luận văn. Có thể kể đến “Khảo
  15. 8 luận ẩn dụ tri nhận” của Trần Văn Cơ [8], “Dòng sông và cuộc đời” (tri nhận của người Việt về sông nước) của Trịnh Sâm [4], “Ngôn ngữ học tri nhận là gì?” của Trần Văn Cơ [5], “Cảm nhận và suy nghĩ về tầm nhìn kinh điển trong hướng đi của ngôn ngữ học tri nhận” của Nguyễn Lai [28], “Về khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận” của Lê Quang Thiêm [50], “Tri nhận thời gian trong tiếng Việt” của Nguyễn Đức Dân [11]… Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, danh từ đơn vị càng được khám phá đầy đủ hơn. Tác phẩm “Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” của tác giả Lý Toàn Thắng đã có những chương nghiên cứu sâu sắc về danh từ đơn vị. Tác giả đã đưa ra những cách mô tả danh từ đơn vị theo đặc trưng “chiều” không gian, những định hướng không gian khi mô tả sự vật. Theo tác giả, “loại từ ẩn chứa trong nó một cách nhìn, một cách tri nhận về sự vật ấy” [49, tr.303] và những sự kiện về nghĩa và cách dùng của các loại từ và các danh từ chỉ đơn vị qui ước cho phép ta nghĩ đến một cách thức riêng của người Việt trong việc phạm trù hóa và phân loại các sự vật của thế giới bên ngoài con người. Tác phẩm đã góp phần lí giải được cách thức mà người Việt sử dụng danh từ đơn vị cho các sự vật. Những gợi ý của tác giả trong cuốn sách này là tài liệu vô cùng quí giá cho người viết luận văn. Những công trình nghiên cứu trên là những cơ sở để nghiên cứu ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Dù ở những góc độ và quan điểm khác nhau, song các tài liệu trên là nguồn tư liệu đáng quí giúp cho người viết tìm hiểu, rút kinh nghiệm, vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu danh từ đơn vị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu, luận văn hướng vào đối tượng là danh từ đơn vị tiếng Việt.
  16. 9 Đây là một phạm trù lớn vì cách mở rộng của ngữ pháp tiếng Việt hiện đại không chỉ bó hẹp trong cách hiểu loại từ trong các ngôn ngữ Ấn- Âu. Do vậy, luận văn cần giới hạn đề tài. Cụ thể đối tượng khảo sát của luận văn gồm hai mảng danh từ đơn vị: danh từ đơn vị dùng cho động vật (gọi tắt là danh từ đơn vị động vật), theo khảo sát của chúng tôi gồm có 19 đơn vị chính danh. Và danh từ đơn vị dùng cho thực vật (gọi tắt là danh từ đơn vị thực vật), chúng tôi đã khảo sát gồm 74 đơn vị. Khi khảo sát ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong tổ hợp “danh từ đơn vị + danh từ thực vật” và “danh từ đơn vị + danh từ động vật”, do nhóm danh từ đơn vị qui ước dùng cho động, thực vật như kí, cân, yến, mét, tạ, tấn...ít thể hiện (chứ không phải không thể hiện) sự tri nhận của người Việt nên luận văn không khảo sát nhóm từ này. 4. Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm tài liệu Ngoài những phương pháp, thủ pháp thông dụng mà bất kì một công trình nghiên cứu nào cũng phải vận dụng như sưu tầm, phân loại, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 4.1. Phương pháp hệ thống cấu trúc Danh từ là một hệ thống từ vựng, danh từ đơn vị là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn hơn. Danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực vật cũng là một tiểu hệ thống của danh từ đơn vị. Như vậy, mặc dù mô tả ngữ nghĩa tri nhận của hai tiểu hệ thống nêu trên nhưng chúng tôi cũng chú ý đến những đặc điểm về mặt cấu trúc, hình thức, nội dung, đồng thời đặt chúng vào trong hệ thống. 4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa tri nhận Luận văn này không đi quá sâu vào chi tiết các nét nghĩa của một danh từ đơn vị biểu hiện mà thông qua sự hoạt động của chúng trong giao tiếp cố gắng khái quát thành các ý niệm, các phạm trù, tức là cách thức mà người Việt tri nhận.
  17. 10 4.3. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học Bên cạnh những nhận định có tính chất định tính, luận văn còn chú ý đến phương pháp thống kê. Tuy con số chưa lớn lắm, nhưng trong phạm vi mà chúng tôi khảo sát, các số liệu thống kê sẽ là những phương tiện củng cố cho những phân tích của luận văn. 5. Ý nghĩa của đề tài 5.1. Về mặt lí luận Luận văn này không có tham vọng giải quyết những vấn đề phức tạp về mặt lí thuyết của danh từ đơn vị. Thông qua việc mô tả những danh từ đơn vị, luận văn góp phần chỉ ra sự khác biệt giữa loại từ trong các ngôn ngữ Ấn - Âu với danh từ đơn vị trong tiếng Việt, trong đó có danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực vật 5.2. Về mặt thực tiễn Luận văn vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trong việc mô tả ngữ nghĩa của các danh từ đơn vị từ các đặc trưng “chiều” không gian. Việc phân biệt các nét nghĩa giữa các danh từ đơn vị sử dụng cho cùng một đơn vị sự vật sẽ giúp cho việc sử dụng danh từ đơn vị trong từng hoàn cảnh giao tiếp trở nên chính xác hơn. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Dẫn nhập giới thiệu lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài, luận văn tập trung vào hai chương: Chương một tập trung làm sáng tỏ cơ sở lí luận của đề tài. Cụ thể gồm hai phần. Phần thứ nhất giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về Ngôn ngữ học tri nhận. Phần thứ hai giúp người đọc tìm hiểu về thuật ngữ, phân loại, đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong ngôn ngữ học tiền tri nhận. Đây sẽ là những cơ sở lí thuyết soi sáng cho những vấn đề cụ thể trong chương hai.
  18. 11 Chương hai cũng gồm hai phần. Phần thứ nhất miêu tả ngữ nghĩa của danh từ đơn vị động vật và danh từ đơn vị thực vật dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, các tham tố nghĩa của chúng. Và để giúp người đọc hình dung một cách rõ ràng về danh từ đơn vị đang miêu tả chúng tôi cũng mạnh dạn chọn lọc một số hình ảnh, hình minh họa. Phần thứ hai chúng tôi tập trung vào một số ẩn dụ của danh từ đơn vị nhằm thấy được cách thức, đặc điểm ẩn dụ của danh từ đơn vị. Từ đó, luận văn góp phần giúp người đọc thấy rõ hơn đặc điểm tri nhận của người Việt qua danh từ đơn vị. Phần cuối của luận văn là danh sách tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Phần phụ lục giới thiệu bảng danh sách danh từ đơn vị mà chúng tôi khảo sát để làm luận văn. Đồng thời, chúng tôi cũng giới thiệu thêm ba bảng danh sách danh từ đơn vị của Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Ly Kha và Lê Ni La.
  19. 12 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận 1.1.1. Khái niệm Những công trình nghiên cứu lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới rất phong phú. Trong lĩnh vực ứng dụng lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu Việt ngữ, tác giả Lý Toàn Thắng và Trần Văn Cơ đã có những đóng góp lớn lao. Những tiền đề lý luận về ngôn ngữ học tri nhận được trình bày dưới đây đều được tham khảo từ những nghiên cứu của hai tác giả này. Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái nghiên cứu ngôn ngữ mới, xuất hiện từ những năm cuối thập kỉ 60 đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX. Nhưng thời điểm ra đời của ngôn ngữ học tri nhận thường được tính là năm 1989, thời điểm các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã quyết định thông qua nghị quyết thành lập Hội ngôn ngữ học tri nhận và sau đó bắt đầu xuất bản tạp chí “Cognitive Linguistics”. Khoa học tri nhận và ngữ pháp tạo sinh của Chomsky chính là đòn bẩy cho sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận. Cùng với tâm lí học tri nhận, ngôn ngữ học tri nhận trở thành ngành học trung tâm của khoa học tri nhận. Vậy “tri nhận” là gì? Thuật ngữ này được dịch ra từ một từ của tiếng Anh là cognition. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh, do sự hợp lại của hai từ: cognitio (có nghĩa là nhận thức) và cognitatio (có nghĩa là tư duy, suy nghĩ). [8, tr.18]. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận Mỹ khi đặt nền móng cho ngôn ngữ học tri nhận đã dùng thuật ngữ “Cognitive Linguistics”. Tri nhận chính là quá trình nhận thức, quá trình tư duy của con người, quá trình con người phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình. Tri nhận, hiểu theo nghĩa hẹp, là cách thức mà con người nhận thức thế giới, theo nghĩa
  20. 13 rộng, là toàn bộ tri thức được trải nghiệm, là sự hiểu biết được tích lũy của một cộng đồng dân tộc hay của một cá nhân. Tóm lại, có thể nói rằng, ngôn ngữ học tri nhận “đó là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó”. [49, tr.13]. 1.1.2. Một số xu hướng chính “Ngôn ngữ học tri nhận là một khuynh hướng trong khoa học về ngôn ngữ ra đời vào nửa sau thế kỉ XX có đối tượng nghiên cứu đặc thù là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các quá trình tư duy của con người (bao gồm trí tuệ, sự hiểu biết, sự thông hiểu, trí nhớ, ý niệm hóa thế giới,…) trên cơ sở kinh nghiệm và suy luận logich”. [8, tr53]. Đối tượng cụ thể của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ trong tư cách là một trong những khả năng tri nhận và một trong những cấu trúc tri nhận của con người. Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu một cách bao quát và toàn diện chức năng tri nhận (nhận thức) của ngôn ngữ. Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của hoạt động tri nhận vừa là công cụ của hoạt động tri nhận của con người. Ngôn ngữ là cửa sổ để đi vào thế giới tinh thần của con người, là phương tiện để đạt đến những bí mật của quá trình tư duy. Có thể nói, “ngôn ngữ học tri nhận giương cao ngọn cờ “hướng tới con người”. Nó nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với con người- con người suy nghĩ, con người hành động. Đối tượng của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ tự nhiên của con người với tư cách là một bộ phận cấu thành của nhận thức” [8, tr40 -41]. Ngôn ngữ học tri nhận theo nghĩa hẹp được hiểu là ngữ nghĩa học tri nhận Mỹ và ngữ pháp học tri nhận Mỹ với các tên tuổi như Lakoff G, Johnson M, Langacker R.W…và một số học giả Châu Âu như Taylor J, Haiman J…Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ học tri nhận còn nghiên cứu ngữ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0