Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: So sánh ngữ âm của một số phương ngữ Nùng
lượt xem 10
download
Luận văn được chia thành ba chương với bố cục như sau: Chương 1 - Sơ lược về dân tộc Nùng ở Việt Nam và lịch sử nghiên cứu ngữ âm tiếng Nùng; chương 2 - Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Nùng An; chương 3: So sánh ngữ âm Nùng An với một số phương ngữ Nùng. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: So sánh ngữ âm của một số phương ngữ Nùng
- ðẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC -----****----- HỨA NGỌC TÂN SO SÁNH NGỮ ÂM CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG NGỮ NÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01 Hà Nội – 2008 ðẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC -----****----- HỨA NGỌC TÂN SO SÁNH NGỮ ÂM CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG NGỮ NÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VƯƠNG TOÀN Hà Nội - 2008
- Môc lôc LỜI CAM ðOAN MỤC LỤC QUY ƯỚC TRÌNH BÀY PHẦN MỞ ðẦU 1 1. Mục ñích nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 1 2. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3. Phương pháp nghiên cứu 4 4. Một vài ñặc ñiểm về ñịa bàn khảo sát 6 5. Bố cục của luận văn 9 Chương 1: Sơ lược về dân tộc Nùng ở Việt Nam và lịch sử nghiên 10 cứu ngữ âm tiếng Nùng 1.1. Sơ lược về dân tộc Nùng ở Việt Nam 10 1.2. Mối quan hệ Tày – Nùng 22 1.3. Lịch sử nghiên cứu ngữ âm tiếng Nùng 25 1.3.1 Hướng nghiên cứu thứ nhất 25 1.3.2 Hướng nghiên cứu thứ hai 26 1.3.3 Hướng nghiên cứu thứ ba 26 Tiểu kết chương 1 27 Chương 2: Bước ñầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Nùng An 29 2.1. Một số khái niệm cơ bản 29 2.2. Âm tiết tiếng Nùng An 32 2.2.1. Nhận diện và phân xuất 32 2.2.2. Các kiếu âm tiết 34 2.3. Hệ thống âm ñầu tiếng Nùng An 34 2.3.1 Số lượng 35 2.3.2 Mô tả 38 2.3.3 Tiêu chí khu biệt 49 2.3.4 Nhận xét 50 2.4 Hệ thống vần tiếng Nùng An 52 2.4.2 Âm chính 52
- 2.4.2.1 Số lượng 52 2.4.2.2 Mô tả 55 2.4.2.3 Tiêu chí khu biệt 61 2.4.2.4 Nhận xét 62 2.4.3 Âm cuối 63 2.4.3.1 Số lượng 63 2.4.3.2 Tiêu chí khu biệt 64 2.4.3.3 Nhận xét 66 2.5 Hệ thống thanh ñiệu 68 2.5.1 Mô tả 68 2.5.2 Tiêu chí khu biệt 76 2.5.3 Nhận xét 77 Tiểu kết chương 2 77 Chương 3: So sánh ngữ âm Nùng An với một số phương ngữ Nùng 80 3.1 Tương ứng PÂð của Nùng An với PÂð các PN Nùng 80 3.1.1 Hệ thống PÂð các PN Nùng 80 3.1.2. Tương ứng PÂð của Nùng An với PÂð các PN Nùng 83 3.2 Tương ứng NÂ của Nùng An với NÂ các PNNùng 102 3.2.1 Hệ thống NÂ các PN Nùng 102 3.2.2 Tương ứng ñối ứng NÂ PN Nùng An với NÂ các PN Nùng 104 3.3 Tương ứng âm cuối Nùng An với các phương ngữ Nùng 118 3.4 Tương ứng thanh ñiệu 120 3.5 Khác biệt từ vựng giữa Nùng An với các PN Nùng 128 Tiểu kết chương 3 130 KẾT LUẬN 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 PHỤ LỤC 142
- MỞ ðẦU 1. Mục ñích nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài Cho ñến nay, ñã có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Nùng dưới các góc ñộ khác nhau như: dân tộc học, văn hoá, văn học dân gian, lịch sử tộc người, ngôn ngữ. Tiếng Nùng có rất nhiều phương ngữ tồn tại với những tên gọi khác nhau và chắc chắn chứa ñựng những ñặc ñiểm riêng, nhưng cho ñến nay hầu như chưa có một công trình nào phân tích ñược một cách thấu ñáo những sự khác biệt của các phương ngữ Nùng một cách toàn diện, nhất là về mặt ngôn ngữ học. Hơn nữa, những công trình nghiên cứu thường gắn việc nghiên cứu tiếng Nùng và các phương ngữ Nùng trong mối quan hệ với tiếng Tày. Do quan niệm giữa hai dân tộc có những tương ñồng về ngôn ngữ và văn hoá nên ñã không làm nổi bật ñược những ñặc trưng riêng vốn có của tiếng Nùng. Hai dân tộc Tày, Nùng có nhiều ñiểm chung về lịch sử tộc người, ñặc trưng văn hoá và ñặc biệt là hai dân tộc này, xét về mặt ngôn ngữ, cơ bản là có thể hiểu và giao tiếp với nhau ñược. Tuy nhiên tương ñồng và ñồng nhất về ngôn ngữ và văn hoá là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Việc tìm ra những dị biệt về ngôn ngữ và văn hoá là rất quan trọng, nhất là ñối với việc xác ñịnh thành phần các dân tộc thiểu số hiện nay ở Việt Nam. Những sự khác biệt của các phương ngữ Nùng là do ñâu, sự khác biệt ñó ñến mức ñộ nào và liệu những khác biệt ñó có nằm trong giới hạn phương ngữ của một ngôn ngữ như các phương ngữ trong tiếng Việt hay ñã mang tính ngôn ngữ. ðó là vấn ñề cần những nghiên cứu toàn diện ñể ñưa ra kết luận chính xác, khách quan, khoa học. Ở Việt Nam, tuy ñược coi là một dân tộc thiểu số thống nhất nhưng người Nùng có sự khác biệt ñịa phương khá rõ nét. Sự khác biệt ñó thể hiện ở chỗ ở mỗi vùng khác nhau họ có những tên gọi ñịa phương khác nhau. Những tên gọi ñịa phương ấy ít nhiều phản ánh những nét dị biệt về ngôn ngữ, ñến mức giữa các nhóm Nùng có sự khác nhau về mặt ngôn ngữ. Tính không ñồng nhất trong ngôn ngữ là một thực tế rất dễ nhận thấy ở hầu hết các phương ngữ Nùng. Trong ñó, một vài nhóm có những ñặc Hứa Ngọc Tân -1- Luận văn Cao học
- trưng riêng về mặt ngôn ngữ làm cho chúng có những khác biệt với các nhóm khác, như Nùng An, Nùng Dín, Nùng Giang. Nhưng mức ñộ khác biệt ấy ñược thể hiện như thế nào thì cho ñến nay vẫn chưa có một nghiên cứu tỉ mỉ. Các công trình ñề cập ñến tiếng Nùng và các phương ngữ Nùng dưới góc ñộ ngôn ngữ cho ñến nay chưa nhiều. Trong bài Some cultural Distinctions between the Tay and the Nung in Lang Son of Vietnam, Vương Toàn cũng chỉ dừng ở miêu tả một số sự khác biệt giữa hai dân tộc này mà chưa phân tích sâu [47; tr.77-86]. Trong một công trình phục vụ cho việc xây dựng phương án chữ viết Tày – Nùng, GS ðoàn Thiện Thuật có ñưa ra nhận xét là một số nhóm Nùng như Nùng An, Nùng Dín có những ñặc ñiểm về mặt ngôn ngữ khiến các nhóm Nùng khác không thể hiểu ñược [46;19]. Cũng ñi theo hướng nhận ñịnh trên trong luận án của mình Lê Văn Trường [34] ñã lấy phương ngữ Nùng Dín làm ñối tượng nghiên cứu trên cơ sở ñó xác ñịnh mối quan hệ với các phương ngữ Nùng và Tày ở Việt Nam. Nhìn chung các công trình nghiên cứu ñã tiếp cận dưới các góc ñộ nhằm giải quyết những vấn ñề khác nhau của tiếng Nùng. Song các công trình nghiên cứu chưa nhiều và cũng chưa ñi sâu vào làm rõ những khác biệt của các phương ngữ Nùng một cách tỉ mỉ, trong mối tương quan với các ngành Nùng. Trong tình hình tồn tại nhiều phương ngữ cho thấy sự khác nhau về không gian (nơi) và thời ñiểm di cư ñến thì việc muốn hiểu rõ và sâu sắc hơn về tiếng Nùng thì sự khảo sát càng nhiều về các phương ngữ Nùng là ñiều rất cần thiết. Nghiên cứu kĩ lưỡng từng phương ngữ Nùng dưới góc ñộ ngôn ngữ sẽ góp phần làm sáng tỏ những ñặc ñiểm riêng của tiếng Nùng (trong sự so sánh với tiếng Tày). Hiểu rõ về tiếng Nùng cũng sẽ là cơ sở ñể hiểu rõ hơn khối Choang ở Nam Trung Quốc, mặt khác sẽ cho ta hiểu ñúng bản thân tiếng Tày, ñược coi là ngôn ngữ bản ñịa của khu vực nhưng ñã biến ñổi khá nhiều [6;197]. Xuất phát từ tình hình như vậy, chúng tôi ñã lựa chọn hướng ñề tài nhằm góp phần làm rõ những vấn ñề còn bỏ ngỏ. ðồng thời, những kết quả nghiên cứu của luận Hứa Ngọc Tân -2- Luận văn Cao học
- văn có thể góp phần thiết thực vào việc giảng dạy song ngữ Việt – Nùng ở ñịa bàn cư trú của người Nùng. 2. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu Dân tộc Nùng có nhiều nhóm ñịa phương khác nhau tuỳ theo ñặc ñiểm về trang phục hay ñịa danh cư trú của tổ tiên họ trước khi di cư ñến Việt Nam mà có các phụ danh khác nhau như Nùng An, Nùng Dín, Nùng Phàn Slình, Nùng Inh, Nùng Cháo, ......... Do di cư từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc, những nhóm Nùng này mang theo những ñặc ñiểm của các phương ngữ nơi họ sinh sống. Sự khác biệt của các PN Nùng nằm ở các khía cạnh và mức ñộ cũng khác nhau. Khi di cư ñến Việt Nam họ bị những ñặc ñiểm về di cư chi phối như: số lượng di cư ồ ạt hoặc lẻ tẻ, thời ñiểm khác nhau. Hơn nữa, khi sinh sống ở Việt Nam họ lại sống ở những vùng khá xa nhau, ít tiếp xúc với nhau, do vậy, tiếng của các ngành Nùng ở Việt Nam ñã vượt ra khỏi phạm vi biến thể ñịa lí. Có ý kiến cho rằng vì những khác biệt này mà nên coi mỗi biến thể như vậy ñược coi như là tiếng của một ngành như: tiếng ngành Nùng Cháo, tiếng ngành Nùng Fàn Slình, .... Cho ñến nay chưa có một nghiên cứu nào thoã mãn ñược về cả mặt ngữ âm lẫn từ vựng. Tên gọi hiện nay của các phương/ thổ ngữ Nùng thường là do dân ñịa phương (tự gọi và ñược gọi) sử dụng. Có thể thấy rằng việc tìm ra ñược sự tương ứng ñầy ñủ và hoàn hảo trong so sánh giữa các phương ngữ Nùng trên phương diện ngôn ngữ là rất khó. Do vậy, khi nhận ñề tài liên quan ñến so sánh ngữ âm các PN Nùng chúng tôi ñã suy nghĩ rất nhiều về hướng và khả năng thực hiện ñề tài. Chúng tôi lựa chọn tiếng (phương ngữ) Nùng An làm ñối tượng nghiên cứu chính vì theo các kết quả nghiên cứu bước ñầu thì tiếng Nùng An có tính ñặc thù phương ngữ rất cao so với các phương ngữ Nùng khác [34;43], [46;19], [47;80]. Hơn nữa, chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về ngữ âm tiếng Nùng An. Do vậy, cùng với việc lựa chọn theo hướng so sánh các phương ngữ Nùng, chúng tôi xác ñịnh ñối tượng cụ thể là mô tả một hệ thống ngữ âm của một phương ngữ Nùng cụ thể, rồi Hứa Ngọc Tân -3- Luận văn Cao học
- trên cơ sở ñó so sánh ngữ âm của Nùng An với các PN Nùng khác trên bình diện ñồng ñại. Chúng tôi ñịnh hướng tiếp cận ñề tài như vậy là vì bản thân không phải là người bản ngữ nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, do vậy, chỉ có nắm bắt và hiểu một cách sâu sắc một phương ngữ làm nền tảng thì mới có thể hiểu và nghiên cứu ñược các phương ngữ Nùng khác một cách toàn diện. Chính vì những ñặc ñiểm rất riêng về sự tồn tại nhiều phương ngữ khác nhau trong một dân tộc thống nhất như tiếng Nùng, cho nên lựa chọn nghiên cứu tiếng Nùng từ cách tiếp cận ngữ âm học, theo chúng tôi, có vai trò quan trọng, là việc làm có tính cơ bản cho phép hiểu sâu về tiếng Nùng hơn là cách tiếp như cận từ vựng học hay ngữ pháp học..... Chúng tôi hi vọng, những khảo sát bước ñầu này của ñề tài sẽ góp thêm tư liệu vào việc xác ñịnh ñược một số vấn ñề còn bỏ ngỏ trong nghiên cứu tiếng Nùng. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn tiếp cận và mô tả hệ thống ngữ âm trên bình diện ñồng ñại của một phương ngữ Nùng là Nùng An. Như vậy, tiếng Nùng An trong luận văn ñược hiểu là phương ngữ Nùng An (cư trú chủ yếu ở huyện Quảng Uyên và Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng). Do hạn chế về mặt thời gian, những phương ngữ Nùng ñược lựa chọn so sánh với Nùng An chỉ mới dừng lại ở các phương ngữ: Nùng Inh (ở huyện Hữu Lũng và huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn), Nùng Cháo (ở Hữu Lũng và Tràng ðịnh, tỉnh Lạng Sơn và kết quả nghiên cứu của Mông Ký Slay), Nùng Fàn Slình (ở Hữu Lũng, Chi Lăng và kết quả nghiên cứu của ðoàn Thiện Thuật). 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Giải thích phương pháp 3.1.1 Phương pháp chung ðề tài lựa chọn mô tả hệ thống ngữ âm PN Nùng An và so sánh với một số phương ngữ Nùng khác trên bình diện ñồng ñại. ðề tài ñược thực hiện chủ yếu theo phương pháp quy nạp, trên cơ sở thu thập, phân tích, xử lí, so sánh ñối chiếu tư liệu ñể tìm ra sự tương ñồng và khác biệt của ngữ âm các phương ngữ Nùng. Từ ñó mô tả và Hứa Ngọc Tân -4- Luận văn Cao học
- ñưa ra những kết luận, ñánh giá chung, dự báo khuynh hướng biến ñổi về vấn ñề nghiên cứu. 3.1.2 Phương pháp, thao tác cụ thể ðề tài ñược thực hiện trên cơ sở một số phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp ñiều tra ñiền dã ðối tượng khảo cứu là tiếng nói của một dân tộc thiểu số nên ñiều tra ñiền dã là công việc ñầu tiên phải làm. Nguồn tư liệu ñược chúng tôi tiến hành thu thập thông qua các chuyến ñiền dã tại ñịa bàn từ tháng 12 năm 2006 ñến tháng 3 năm 2008. Chúng tôi lựa chọn một số ñịa bàn tiêu biểu tập trung cao các nhóm Nùng cư trú, như Nùng An là ở xã Phúc Sen, Quảng Uyên (Cao Bằng); Nùng Inh, Nùng Cháo ở 2 huyện Hữu Lũng và Bình Gia (Lạng Sơn); Nùng Fàn Slình ở ðồng ðăng (Cao Lộc) và Chi Lăng (Lạng Sơn). Bảng từ dùng ñể nghiên cứu với khoảng gần 2000 mục từ cơ bản ñể mô tả hệ thống ngữ âm ngôn ngữ dân tộc thiểu số (do GS Trần Trí Dõi và GS M.Ferlus biên soạn), và một bảng từ gần 1000 mục từ về các hiện tượng tự nhiên, từ chỉ tính chất trạng thái, ñộng từ, từ thân tộc, từ xưng hô dùng trong sinh hoạt hàng ngày.... Chúng tôi ñến những ñịa bàn này và sử dụng phương pháp phỏng vấn, quan sát trực tiếp bằng thính giác, ghi âm dưới dạng băng từ ñể có thể kiểm tra cho kết quả có ñộ tin cậy cao và ghi chép lại dưới dạng phiên âm quốc tế (IPA) các từ tương ñương trong tiếng Nùng. Sau khi ghi lại các từ dưới dạng phiên âm, chúng tôi tiến hành thao tác kiểm tra bằng cách nhìn vào bảng phiên âm, ñọc lại cho chính người bản ngữ nghe, sửa lại những từ ghi âm sai. - Phương pháp miêu tả ngữ âm ñồng ñại. ðể thấy ñược bức tranh ñồng ñại của các phương ngữ Nùng chúng tôi vận dụng phương pháp miêu tả ngữ âm ñồng ñại ñể miêu tả và xác lập hệ thống ngữ âm và danh sách âm vị học của phương ngữ Nùng An. Hứa Ngọc Tân -5- Luận văn Cao học
- Chúng tôi sử dụng thao tác phân tích âm vị học theo lối truyền thống ñể phân tách các ñơn vị ngữ âm tiếng Nùng An. Việc sử dụng phương pháp phân xuất âm vị bằng bối cảnh ñồng nhất là cách làm giúp chúng tôi ñạt ñược kết quả. - Phương pháp so sánh ñồng ñại. Phương pháp này ñược sử dụng ñể so sánh hệ thống phụ âm ñầu, nguyên âm, âm cuối tiếng Nùng An và các phương ngữ Nùng. Sau khi thu thập tư liệu dưới dạng ngữ ñoạn, chúng tôi sử dụng thao tác phân tích, so sánh, ñối chiếu, tổng hợp nhằm tìm ra hệ thống âm vị của phương ngữ ñó và trên cơ sở ñó có những nhận xét, so sánh các phương ngữ là ñối tượng ñã ñược lựa chọn. 4. Một vài ñặc ñiểm về ñịa bàn khảo sát chính 4.1. Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng Xã Phúc Sen nằm ở phía Tây của huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, bao bọc xung quanh là những dãy núi ñá. Vị trí của xã nằm dọc theo quốc lộ số 3, cách thị xã Cao Bằng 37 km, ngược lên phía Bắc cách thị trấn Quảng Uyên 4 km. Từ ñây có thể ñi ñến các nơi trong huyện và trong tỉnh. Từ xã Phúc Sen có thể ñến khu du lịch thác Bản Giốc - ñộng Ngườm Ngao (huyện Trùng Khánh), ñi cửa khẩu Tà Lùng. Tổng diện tích ñất tự nhiên của xã là 1280 ha, trong ñó diện tích ñất canh tác là 217ha (chiếm 16,9%). Như vậy, diện tích tự nhiên dành cho hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp là rất thấp. Tính ñến ngày 31/12/2007, dân số toàn xã là 2062 người, với 413 hộ gia ñình, số người trong ñộ tuổi lao ñộng chiếm 37%. Phúc Sen là xã có duy nhất một dân tộc Nùng (Nùng An) cư trú phân tán trong mười bản. Do tính cục bộ về cư trú nên tình trạng tiếng Nùng ñược sử dụng tương ñối phổ biến ở nhiều môi trường khác nhau (gia ñình, làng bản, chợ, trường học, cơ quan hành chính xã - huyện); trong khi ñó tiếng Việt chỉ ñược sử dụng một cách hạn chế ở một số môi trường như trong trường học, cơ quan hành chính nhưng song song với tiếng Nùng. Hứa Ngọc Tân -6- Luận văn Cao học
- Về tình hình kinh tế, hoạt ñộng sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung do ñịa bàn bị bao bọc bởi núi ñá không thuận tiện cho việc canh tác tập trung. Bình quân lương thực tính theo ñầu người là 500 kg/năm. Ngoài hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp một năm chỉ có một vụ lúa người dân còn trồng hoa màu như ngô, khoai, sắn và một số loại rau như: rau cải, củ cải, bắp cải, rau cần và phát triển chăn nuôi như: lợn, gà, ngựa, trâu , bò…. Xã còn là ñơn vị trồng giống ngô lai có hiệu quả và cho năng suất cao, trình ñộ thâm canh của dân trong xã có nhiều tiến bộ. Nhưng nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn là tự cung tự cấp nên ñời sống người dân còn nhiều khó khăn, xã vẫn còn tới 120 hộ nghèo (29%) trên 413 hộ. Bên cạnh hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp, xã còn phát triển nghề phụ ñể tăng thêm thu nhập như ñan lát, dệt, trồng thảo quả, trong ñó phát triển nhất là nghề rèn. Hầu hết các gia ñình ñều làm nghề rèn và do nam giới ñảm nhận, còn các công việc gia ñình, ñồng áng do nữ giới ñảm nhiệm. ðồng bào Nùng An nổi tiếng trong và ngoài nước với nghề rèn; nhờ hệ thống giao thông thuận tiện, những sản phẩm của ñồng bào ngoài phục vụ nhu cầu của người dân còn xuất ñi khắp các ñịa phương trong huyện, tỉnh và khắp các tỉnh miền ðông Bắc, một số tỉnh miền nam Trung Quốc. Về xã hội, hệ thống trường học của xã có 01 trường Mẫu giáo, 01 trường cấp I, 01 trường cấp II. Công tác văn hoá, y tế, dân số ñã ñược quan tâm ñầu tư với 01 trạm y tế, 01 nhà sinh hoạt cộng ñồng, 01 bưu ñiện văn hoá xã, 01 sân vận ñộng phục vụ các hoạt ñộng của người dân. Hệ thống ñiện lưới quốc gia ñã phủ khắp 10/10 xã, toàn xã có 193 hộ ñạt gia ñình văn hoá, 03 làng văn hoá. Năm 2001 xã vinh dự ñược Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao ñộng. ðây là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm ñối với ñịa bàn miền núi còn nhiều khó khăn như Phúc Sen. 4.2. Xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Hữu Lũng. Cho ñến nay xã vẫn chưa có ñiện lưới, hệ thống giao thông còn kém phát triển, ñường nối từ thị trấn Hữu Hứa Ngọc Tân -7- Luận văn Cao học
- Lũng ñến xã hiện vẫn là con ñường ñất ñỏ bụi mù, khó ñi lại, mùa mưa xã như là một ốc ñảo cách biệt với bên ngoài. Bản Sa nơi chúng tôi khảo sát nằm hoàn toàn ngăn cách với bên ngoài bằng con suối tự nhiên, có một cầu treo bắc qua. Cách duy nhất vào bản là ñi bộ, xe máy chỉ ñi ñược vào mùa khô vì ñường vào bản nhỏ, gồ ghề men theo chân ruộng. Nhà ñược xây dựng dựa theo triền núi ñá, phía trước nhà là ñồng ruộng, bao bọc xung quanh là dãy núi ñá. Diện tích ñất canh tác tự nhiên thấp, ñặc biệt là tuy là một xã miền núi, vùng sâu nhưng chỉ cao 25m so với mực nước biển. Hệ thống giao thông thuỷ lợi còn kém, hệ thống mương nước tuy ñã ñược xây dựng nhưng một số ñiểm vẫn dùng hệ thống mương dẫn nước cổ truyền. Một năm chỉ làm một vụ lúa, một vụ khoai, ngô. Không canh tác thêm ñược vì thời tiết rất khắc nghiệt. Toàn xã có một trường cấp I, 01 trường cấp II nhưng hiện tượng học sinh bỏ học là phổ biến. Có thể nói, ñây là xã khó khăn rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Sinh hoạt văn hoá còn rất nghèo nàn, thấp kém, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn ñeo ñẳng. Nhưng vì vậy mà vẫn giữ ñược những ñặc ñiểm về mặt ngôn ngữ và văn hoá. 4.3. Xã ðồng Tân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Xã ðồng Tân có vị trí nằm trên giao lộ của trục ñường quốc lộ 1A, cách thị trấn Hữu Lũng 5 km về hướng ñông nam, dân cư trên ñịa bàn ña số là người dân tộc, trong ñó dân tộc Nùng chiếm ña số (65%), với các nhóm Nùng Inh, Nùng Cháo, Nùng Fàn Slình. Hiện nay, ñồng bào Nùng ở ñây không còn giữ ñược nét văn hóa truyền thống xưa nữa. Nhà cửa, trang phục, sinh hoạt hàng ngày ñều theo người Kinh, các hoạt ñộng văn hóa như hát sli, lễ hội như lồng tồng ở ñây cũng không còn nữa. Tiếng mẹ ñẻ không còn ñược sử dụng phổ biến trong môi trường giao tiếp truyền thống như gia ñình, làng bản nữa (chỉ ñược các các cụ già và lớp người trung niên sử dụng). Hệ thống giáo dục ñã ñược hoàn thiện với hệ thống trường học khang trang, ñược ñầu tư từ bậc mẫu giáo cho ñến trung học cơ sở. Tuy có nhiều dân tộc cùng sinh Hứa Ngọc Tân -8- Luận văn Cao học
- sống nhưng trong các môi trường giao tiếp tiếng Việt ñã ñảm nhiệm tốt chức năng của mình. Do có ñược những thuận lợi về mạng lưới giao thông, hệ thống kênh mương thuỷ lợi ñược Nhà nước quan tâm ñầu tư, người dân trong xã lại có một số nghề phụ như làm ngói, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nên ñời sống của người dân trong xã ñã tương ñối ổn ñịnh. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở ñầu và phần kết luận, luận văn ñược chia thành ba chương với bố cục như sau: Chương 1: Sơ lược về dân tộc Nùng ở Việt Nam và lịch sử nghiên cứu ngữ âm tiếng Nùng. Chương 2: Bước ñầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Nùng An. Chương 3: So sánh ngữ âm Nùng An với một số phương ngữ Nùng. Hứa Ngọc Tân -9- Luận văn Cao học
- Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ DÂN TỘC NÙNG Ở VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NGỮ ÂM TIẾNG NÙNG 1.1. Sơ lược về dân tộc Nùng ở Việt Nam 1.1.1 Dân số và ñịa bàn cư trú Theo “Tổng ñiều tra dân số năm 1989”, dân tộc Nùng có 705.709 người. 10 năm sau, theo “Tổng ñiều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999” thì dân tộc Nùng có 856.412 người, và ñến năm 2000 thì dân số tăng lên 900.000 người1, là dân tộc có dân số ñông hàng thứ 6 trên 53 dân tộc thiểu số sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Ở Việt Nam, dân tộc Nùng cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi nằm giữa vùng ðông Bắc và Tây Bắc. Có thể nói người Nùng cư trú trên một vùng rộng lớn phía Bắc, kéo dài từ Lào Cai ñến Quảng Ninh, xen kẽ với dân tộc Tày và các dân tộc khác. Hai tỉnh có số người Nùng cư trú ñông nhất là Lạng Sơn (302.415 người) và Cao Bằng (161.134 người). Ngoài ra người Nùng còn cư trú ở Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái. Vài chục năm trở lại ñây, một bộ phận người Nùng di cư ñến vùng kinh tế mới, nên ở một số tỉnh miền Nam, Tây Nguyên ñã có người Nùng cư trú như ở ðắc Lắc, Lâm ðồng, ðồng Nai [6;57], [26;11]. Ngoài lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Nùng còn cư trú ở các tỉnh Quảng ðông, Quảng Tây (Trung Quốc). 1.1.2 Nguồn gốc lịch sử tộc người Cho ñến nay, vẫn chưa có một nhận ñịnh thống nhất về lịch sử tộc người và những ñặc trưng văn hoá của người Nùng ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu mới chỉ thống nhất ở nhận ñịnh: Nùng là tộc danh của dân tộc Nùng, một trong những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, ngữ hệ Thái - Kadai. 1 Theo Sổ tay công tác dân tộc và miền núi. NXB Hà Nội, năm 2000, 238 trang. Hứa Ngọc Tân - 10 - Luận văn Cao học
- Tư liệu Hán văn của Việt Nam ghi chép về người Nùng sớm nhất có lẽ là trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý ðôn (thế kỷ XVIII). Qua những ghi chép trong tác phẩm này chúng ta biết ñược người Nùng thuộc 12 thổ châu thuộc Trung Quốc di cư ñến Việt Nam [9; tr.334]. Năm 1950, các tác giả Bùi ðình [8; tr.43-46], Nguyễn Trắc Dĩ [5] ñưa ra nhận ñịnh: người Nùng vốn thuộc dòng Thái giống Bách Việt, có gốc từ vùng Quảng Tây (Trung Quốc) vào khoảng thế kỉ XVI di cư sang một số vùng của Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Ninh - Móng Cái. Những nghiên cứu về sau hầu hết ñều thống nhất với nhận ñịnh là người Nùng từ Trung Quốc di cư ñến Việt Nam, chỉ khác nhau ở thời gian di cư. Có tác giả cho rằng người Nùng di cư vào Việt Nam khoảng giữa thế kỉ XIX, gắn với phong trào Thái bình thiên quốc [21;21]; hoặc cho rằng họ ñến Việt Nam ñược khoảng 200 - 300 năm [35;115]. Kết quả nghiên cứu của các nhà sử học, khảo cổ học, dân tộc học ñã chỉ ra rằng khoảng từ thế kỷ VII ñến thế kỷ XI – XII, vào thời ðường - Tống, khu vực cư trú của bộ phận người Man – Lão sinh sống ở vùng biên giới ðông Bắc nước ta và vùng Lưỡng Quảng (Trung Quốc) ñã xuất hiện một loạt bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc có thế lực lớn mạnh, họ liên kết lại lại với nhau một mặt là bảo vệ nhau khi có tranh chấp, va chạm với các bộ lạc, liên minh khác, mặt khác là ñể chống lại sự áp bức của các vương triều ðường - Tống. Mỗi bộ lạc như vậy do một dòng họ có uy thế lớn cầm ñầu. Dòng họ Nùng chiếm cứ các châu An Bình, Vũ Lặc, Tư Lãng, Quảng Uyên tức là một dải ñất rộng lớn biên giới phía ñông Cao Bằng và Quảng Tây; cùng với họ Hoàng, Chu ở phía Tây Hữu Giang, chủ yếu ở các châu An ðức, Quy Lạc, Lê Thành, ðiền Châu (tức Tây và Tây Nam Quảng Tây, ðông Nam tỉnh Vân Nam). Ba họ Nùng, Chu, Hoàng cũng sống xen kẽ với dòng họ Ninh chiếm cứ ở mé cực ðông vùng Lưỡng Quảng và Lạng Sơn [27;39]. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khi ñề cập ñến nguồn gốc dân tộc Nùng cho rằng: Liêu tộc ñời ðường ñã chia ra nhiều nhóm nhỏ vào ñời Tống thành các tên: ðồng, Nùng, Ngật Lão. ðến ñời Minh – Nguyên – Thanh thì toàn bộ cư dân ở Quảng Tây gọi là ðồng; người ở vùng Quý Châu phần nhiều là Ngật Lão; ….[36]. Hứa Ngọc Tân - 11 - Luận văn Cao học
- Như vậy, tộc danh Nùng lúc ñầu bắt nguồn từ tên dòng họ ñông người, có thế lực với ñịa vực cư trú chủ yếu ở nam Trung Quốc, sau ñó họ thiên di dần về phía ñông, phía nam và phía Tây. Lịch sử còn ghi nhận nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại sự áp bức của các triều ñại phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, tiêu biểu nhất là hai cuộc khởi nghĩa của Nùng Dân Phú và Nùng Trí Cao. Sau thất bại của cuộc nổi dậy do Nùng Trí Cao ñứng ñầu, từ thế kỷ XIII họ mất quyền tự trị về chính trị và phụ thuộc vào phong kiến Trung Quốc [16;33], [38; tr.117-121]. 1.1.3. ðặc ñiểm hoạt ñộng kinh tế ðặc ñiểm cư trú của người Nùng thường là ở những thung lũng, khe suối, chân núi, những cánh ñồng giữa núi và trên những suờn ñồi thấp nên trong quá trình ñịnh cư, từ lâu người Nùng ñã có trình ñộ canh tác nông nghiệp cổ truyền khá phát triển. ðồng bào Nùng ñã lựa chọn cho mình những hình thức lao ñộng, sản xuất phù hợp với ñiều kiện ñịa lí tự nhiên. Nền kinh tế của ñồng bào Nùng căn bản là dựa trên nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt, cây lương thực chính là cây lúa, sau là cây ngô. Ngoài ra ñồng bào còn trồng các loài cây hoa màu khác như khoai lang, khoai sọ, củ từ, rau, ñậu, ….. Tính ña dạng của các loại cây trồng không chỉ phụ thuộc vào ñiều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sản xuất của ñồng bào. Cơ cấu mùa vụ khá ña dạng, trên những chân ruộng nước (nà nặm), ñồng bào thường trồng hai vụ lúa mùa và ñông xuân, có những nơi do ñiều kiện thời tiết, không nước nên chỉ trồng ñược một vụ lúa, ở chân ruộng cạn (nà lẹng) ñồng bào trồng ngô, khoai lang, rau ñậu… Người Nùng là cư dân nắm vững và sử dụng thành thạo các bản tính nông lịch, ñồng thời họ cũng biết tuỳ vào tình hình thời tiết thông qua những biến ñổi của tự nhiên ñể có những ñiều chỉnh gieo cấy cho phù hợp. ðể có năng suất cao, ñồng bào Nùng ñặc biệt quan tâm ñến việc bón lót, bón thúc và làm công tác thủy lợi. Bên cạnh việc làm ruộng nước, ñồng bào còn làm nương bãi. Nương ở chân ñồi hay ven rừng thường trồng ngô, sắn, ñậu, lạc, chè, vừng… ðồng bào còn có nhiều kinh nghiệm trong Hứa Ngọc Tân - 12 - Luận văn Cao học
- việc xen canh, gối vụ trên các loại ñất. Ở một số vùng, hoàn cảnh cư trú khiến người Nùng gặp khó khăn trong việc canh tác ruộng nước, do ñó nương và rẫy ñối với họ rất quan trọng. Hiện nay, do hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn chỉnh nên ruộng hai vụ tăng lên. Việc áp dụng phương pháp khoa học kỹ thuật ñang ñược ñẩy mạnh, nhiều trạm máy kéo xuất hiện, máy móc, công cụ sản xuất, vật tư nông nghiệp ñược ñồng bào sử dụng một cách phổ biến. Sản xuất nông nghiệp ñòi hỏi và cũng tạo ñiều kiện cho chăn nuôi phát triển. Trong chăn nuôi, cư dân Nùng ñều nuôi gia súc (trâu, bò, lợn, ngựa…), gia cầm (gà, vịt, chim); nuôi ong cũng khá phát triển, ở những nơi gần rừng nhiều nơi ñã thu ñược lượng mật tốt. Các nghề thủ công tuy là nghề phụ nhưng cũng khá phát triển trong ñời sống cư dân Nùng. Phụ nữ Nùng rất khéo trong việc dệt vải phục vụ nhu cầu may mặc trong gia ñình, ngoài ra còn dệt thổ cẩm làm của hồi môn hay bán cho khách du lịch, xuất khẩu. Bên cạnh ñó, người Nùng còn có các nghề khác mang tính thời vụ như ñan lát, nghề mộc, rèn, làm gạch ngói, nung vôi, như nghề rèn của người Nùng An ở Phúc Sen rất nổi tiếng (Quảng Uyên, Cao Bằng). Nghề làm ngói phát triển rộng rãi trong nhóm Nùng An, Nùng Cháo ở Lạng Sơn, Cao Bằng, sản phẩm làm ra ñược tiêu thụ rộng trên thị trường. Hiện nay, một số nghề ñã mai một dần (nghề rèn, ñúc, dệt), ñồng bào chủ yếu sử dụng các vật dụng mua sẵn chứ không tự sản xuất như trước ñây, ñặc biệt nghề dệt vải, nhuộm chàm vốn là nghề truyền thống của người Nùng nhưng nay không còn phổ biến nữa. Ngoài hoạt ñộng kinh tế truyền thống thì săn bắt, hái lượm cũng tồn tại ít nhiều ở các vùng và các nhóm ñịa phương. Sản phẩm hái lượm là rau (rau bồ khai, rau ngót rừng, lá mác mật…), củ, quả, nấm và mộc nhĩ. Sản phẩm săn bắn là thú rừng: sóc, dũi, chim… Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên không còn nhiều, hoạt ñộng săn bắt cũng hạn chế. So với các dân tộc thiểu số ở miền Bắc nước ta, có thể thấy rằng dân tộc Nùng là một trong những dân tộc có chất lượng sống cao hơn cả. Bên cạnh những kinh Hứa Ngọc Tân - 13 - Luận văn Cao học
- nghiệm, kiến thức sản xuất truyền thống, họ ñã và ñang từng bước tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cơ chế thị trường. ðiều này có ý nghĩa hết sức quan trọng ñối với công cuộc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực miền núi. 1.1.4. ðặc ñiểm gia ñình – xã hội Quan hệ của các thành viên trong cộng ñồng làng bản của người Nùng ñược dựa trên sự tương thân tương ái, mọi người có thái ñộ tôn trọng, giúp ñỡ nhau trong mọi công việc. Ở mỗi bản có một trưởng thôn lo các công việc hành chính. Ngoài ra, người dân tín nhiệm, kính trọng mời một người làm trưởng bản, là người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong các công việc chung của bản. Do ñặc ñiểm cư trú khá tập trung, ở mỗi bản thường có vài ba họ trong cùng một dân tộc Nùng cư trú. Tinh thần gia tộc ñược thể hiện rất mạnh mẽ trong ñồng bào Nùng. Người trưởng tộc ñược mọi người kính trọng và có ảnh hưởng rất lớn trong dòng họ. Gia ñình người Nùng là gia ñình nhỏ phụ hệ, người cha quyết ñịnh mọi việc, con trai ñược thừa hưởng gia tài. Trrong quan hệ dòng họ (cùng thế hệ như con cô, cậu, chú, bác…..), người Nùng không phân biệt ngôi thứ mà tuân theo lứa tuổi, ai lớn tuổi hơn thì làm anh, chị, ai ít tuổi hơn thì làm em. Trong phân công công việc, nam nữ ñều tham gia công việc ñồng áng thường thì nam cày bừa, nữ cấy gặt. Phụ nữ Nùng thường làm việc rất nhiều, ngoài công việc ñồng áng họ còn phải chăm sóc gia ñình, may mặc. Họ là người ñóng vai trò quan trọng trong sản xuất và quản lí kinh tế. Còn nam giới, ngoài thời gian cày bừa họ dùng thời gian rỗi vào công việc săn bắn, ñánh cá, một số nơi nam giới chỉ tập trung vào làm nghề như rèn, gạch ngói….. Người Nùng theo thị tộc ngoại hôn, những người cùng họ không ñược lấy nhau trừ trường hợp họ xa, khác chi. Quan hệ hôn nhân của người Nùng cũng khá lành mạnh và tiến bộ, nam nữ ñược tự do tìm hiểu và yêu ñương. Trai gái thường thông qua các phiên chợ, lễ hội, bằng những làn ñiệu sli mượt mà, trữ tình ñể làm quen, tìm hiểu và chọn người yêu, người bạn ñời. Chế ñộ hôn nhân của người Nùng thiên nhiều về vật chất. ðể cưới một cô gái cho con trai mình, nhà trai và nhà gái tiến hành một cuộc “gả Hứa Ngọc Tân - 14 - Luận văn Cao học
- bán” (khai lù), nhà trai sẽ phải trả cho nhà gái một số tiền và hiện vật sau khi gia ñình nhà trai xem xét những yếu tố xem ñôi trai gái có “hợp mệnh số” hay không?. Sau ngày cưới, người vợ chưa phải về cư trú bên nhà chồng ngay mà vẫn ở bên nhà bố mẹ ñẻ cho ñến khi sinh ñứa con ñầu lòng, thời gian về nhà chồng hoàn toàn phụ thuộc vào việc sinh con ñầu lòng. Trong thời gian này, người vợ chỉ về khi nhà chồng có việc và người nhà chồng phải sang ñón, xong việc lại về. Theo tập tục thì vợ phải về cư trú bên nhà chồng nhưng cũng có trường hợp ngược lại. ðiều này xảy ra khi bố mẹ nhà gái già yếu, em út chưa trưởng thành, người chồng phải gánh vác công việc nhà vợ một thời gian (gọi là ở rể tạm thời) sau ñó mới chuyển về nhà chồng (cũng có trường hợp là do bố mẹ vợ chia tài sản, ruộng ñất lập nghiệp ở quê vợ). Trường hợp nữa là nhà gái không có con trai, cưới rể về ñể nối dõi (người con trai và gia ñình ñồng ý), người chồng không phải ñổi họ nhưng con của anh ta mang họ vợ (ở rể ñời). Cưới xin là chuyện quan trọng của cả ñời người cho nên các nghi lễ cưới xin trước ñây của người Nùng rất phức tạp và chi tiết. Ở mỗi nhóm có thể có ít nhiều khác nhau nhưng ñại ñể là thống nhất. Ngày nay, việc cưới xin của ñồng bào Nùng ñã có những tiến bộ, những nghi thức phức tạp, tốn kém, những tập tục có tính mê tín dị ñoan ñã ñược giản lược rất nhiều. 1.1.5. ðặc ñiểm tín ngưỡng – tôn giáo Người Nùng tin rằng có linh hồn và người chết sẽ hồi sinh ở thế giới bên kia, ở ñó người chết vẫn sinh hoạt như khi còn ở trần gian. Nếu không lo chu ñáo việc ma chay thì linh hồn của người chết sẽ không ñược siêu thoát, lẩn quất chung quanh người sống, quấy rối cuộc sống hoặc sẽ bị thiếu thốn ở cuộc sống bên kia. Người Nùng cho rằng mỗi khi linh hồn người chết ñến hỏi thăm là gây ñau ốm cho con cháu. Cho nên phải làm mọi cách ñể cho linh hồn người chết về thế giới bên kia một cách an bình. Hơn nữa, do ảnh hưởng của Nho giáo về ñạo hiếu nên bổn phận làm con phải chăm sóc cha mẹ khi già yếu, lo ma chay, thờ cúng khi cha mẹ mất và cho ñó là cách báo hiếu Hứa Ngọc Tân - 15 - Luận văn Cao học
- quan trọng nhất. Do vậy, ñám ma của người Nùng bao gồm nhiều nghi lễ rất phức tạp và tốn kém có khi ñến mười mấy nghi lễ trong một ñám ma. Người Nùng chịu ảnh hưởng rất lớn từ ðạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo. Tuy nhiên người Nùng tiếp thu chủ yếu những yếu tố liên quan ñến mê tín dị ñoan, mang tính tiêu cực của tam giáo. Nó có ảnh hưởng tới mọi mặt của ñời sống ñồng bào Nùng. Tín ngưỡng chủ yếu của người Nùng là thờ cúng tổ tiên. Trong mỗi gia ñình ñều có bàn thờ tổ tiên, ñược ñặt ở nơi trang trọng nhất, thường ở gian chính giữa, hoặc trong buồng kín sát vách nhà thuộc gian thứ hai. Khách lạ và phụ nữ ít khi ra vào nơi này. Người Nùng theo tộc hệ 7 ñời nhưng chỉ thờ từ ñời ông bà trở lại còn các ñời từ cụ kị thì biến thành ma nhà (phi slườn). Thần bảo vệ nhà cửa ñược thờ cúng ở bên ngoài cửa. Người Nùng có tục thờ phật bà Quan Âm trong nhà. Bàn thờ là một khám kín ñặt trên bàn thờ tổ tiên. Các gia ñình người Nùng có tín ngưỡng thờ bà Mụ (mẻ Bjóc) ñể bảo vệ trẻ em. Bàn thờ ñược lập khi ñôi vợ chồng có ñứa con ñầu lòng, bàn thờ ñược lập ở vách cạnh buồng ngủ hay trong buồng ngủ của ñôi vợ chồng. Ngoài ra, người Nùng còn thờ cúng nhiều vị thần khác khác như: ma bếp lửa (phi hủn fày) không lập bàn thờ mà chỉ có bát hương gần bếp lửa; ñể bảo vệ người và gia súc trong nhà, người Nùng thờ ma ngoài sàn (phi hang chàn) bằng một ống tre găm cạnh sàn phơi. Người Nùng kiêng mang những thứ uế tạp như thịt trâu, thịt chó vào nhà. Trong mỗi bản của người Nùng có thờ một số vị thần chung của cả bản là thần thổ ñịa và thành hoàng. Thần thổ ñịa là vị thần cai quản ñất ñai, núi rừng, gia súc và con người trong phạm vi của một bản, là vị thần có uy thế rất lớn phù hộ ñộ trì an khang, thịnh vượng cho từng gia ñình và toàn thể cộng ñồng. Miếu thờ thổ ñịa thường ñược dựng ở dưới gốc cây cổ thụ hay khu ñất cây cối sum suê nơi ñầu bản hoặc trong khu rừng cấm của làng. Thành hoàng ñược một số làng bản trong vùng thờ chung. Thành hoàng thường là người có công giúp dân bản khai hoang lập bản, có công với nước với dân ñánh dẹp giặc giã. Hứa Ngọc Tân - 16 - Luận văn Cao học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn