Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt và cách giải thích trong Từ điển Tiếng Việt
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng rõ các đặc điểm về cấu tạo, về định danh các từ ngữ là tên gọi các loại cây nông nghiệp trong tiếng Việt. Phân tích, nhận xét định nghĩa các mục từ tên gọi các loại cây nông nghiệp trong từ điển giải thích tiếng Việt để xác định mô hình cấu trúc nghĩa tên gọi cây nông nghiệp; Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt và cách giải thích trong Từ điển Tiếng Việt
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THÙY DƯƠNG TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THÙY DƯƠNG TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 9229020 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VIỆT HÙNG HÀ NỘI – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Hùng Việt. Các tư liệu được sử dụng trong luận án có xuất xứ rõ ràng. Để hoàn thành luận án này, ngoài các tài liệu tham khảo đã liệt kê, tôi cam đoan không sao chép các công trình hoặc nghiên cứu của người khác. Những kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hà Thùy Dương i
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi vô cùng biết ơn PGS.TS. Phạm Hùng Việt – người đã trực tiếp dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, cung cấp những thông tin và tài liệu tham khảo quý báu giúp tôi hoàn thành Luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, nơi tôi đang công tác; các thầy cô giáo Khoa Ngôn ngữ học – Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận án này. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân cùng bạn bè đồng nghiệp, những người luôn cổ vũ, động viên tôi hoàn thiện Luận án này. Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hà Thùy Dương ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................. 1 2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .............................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ....... 3 4.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 3 4.2. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu.............................................................. 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................... 6 5.1. Đóng góp về mặt lí luận .................................................................... 6 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................ 6 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ........................................ 6 6.1. Về mặt lí luận .................................................................................... 7 6.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................ 7 7. Cơ cấu của luận án ......................................................................... 7 CHƯƠNG 1: .................................................................................................... 8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .......... 8 1.1. Tổng quan tình hình hình nghiên cứu ........................................ 8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tên gọi thực vật trên thế giới .................... 8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tên gọi thực vật ở Việt Nam ................... 10 1.1.3. Tình hình nghiên cứu, biên soạn từ điển tiếng Việt ............. 16 1.2. Cơ sở lí luận của việc nghiên cứu tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt .......................................................................................... 22 1.2.1. Vấn đề định danh ......................................................................... 22 iii
- 1.2.2. Một số cơ sở lí thuyết về từ và ngữ .............................................. 31 1.2.3. Một số vấn đề về nghĩa của từ ..................................................... 36 1.2.4. Một số vấn đề từ điển học ............................................................ 42 1.3. Khái quát về cây nông nghiệp ................................................... 48 Tiểu kết............................................................................................. 49 CHƯƠNG 2: .................................................................................................. 50 ĐẶC ĐIỂM TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT .. 50 2.1. Dẫn nhập ................................................................................... 50 2.2. Tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt xét về nguồn gốc ngôn ngữ .................................................................................................... 51 2.3. Tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt xét về cấu tạo .......... 53 2.3.1. Cách thức biểu thị tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt .... 53 2.3.2. Mô hình cấu tạo tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt........ 60 2.4. Tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt xét về đặc điểm định danh .................................................................................................. 70 2.4.1. Những dấu hiệu được lựa chọn để định danh cây nông nghiệp70 2.4.2. Các mô hình định danh cây nông nghiệp trong tiếng Việt ........ 73 2.4.3. Tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt xét về các bậc định danh . 80 Tiểu kết............................................................................................. 87 CHƯƠNG 3: .................................................................................................. 89 ĐỊNH NGHĨA TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TIẾNG VIỆT TRONG CÁC TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH ...................................................................... 89 3.1. Dẫn nhập ................................................................................... 89 3.2. Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt ................................................................................ 89 3.2.1. Miêu tả và phân tích định nghĩa tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt ........................................................................................................... 90 3.2.2. Mô hình cấu trúc ngữ nghĩa tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt ............................................................................................................... 104 iv
- 3.2.3. Nhận xét về định nghĩa từ ngữ chỉ tên gọi cây nông nghiệp trong "Từ điển tiếng Việt" .............................................................................. 107 3.3. So sánh định nghĩa tên gọi cây nông nghiệp trong các từ điển giải thích tiếng Việt ........................................................................ 115 3.3.1. So sánh định nghĩa tên gọi cây lương thực trong các từ điển giải thích tiếng Việt ...................................................................................... 116 3.3.2. So sánh định nghĩa tên gọi cây ăn quả trong các từ điển giải thích tiếng Việt ..................................................................................... 123 3.3.3. So sánh định nghĩa tên gọi cây nguyên liệu trong các từ điển giải thích tiếng Việt ...................................................................................... 134 3.3.4. Đề xuất mô hình định nghĩa mục từ cây nông nghiệp trong từ điển giải thích tiếng Việt ...................................................................... 142 Tiểu kết........................................................................................... 143 KẾT LUẬN .................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 165 v
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên gọi Trang Bảng 2.1 Nguồn gốc ngôn ngữ của tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt 53 Bảng 2.2 Tổng hợp cấu tạo tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt 59 Bảng 2.3 Mô hình cấu tạo tên gọi cây nông nghiệp là ngữ định danh 69 Bảng 2.4 Tổng hợp các đặc điểm dùng để định danh cây nông nghiệp 79 Bảng 2.5 Các bậc định danh tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt 85 Bảng 3.1 Các nét nghĩa đặc trưng của tên gọi cây nông nghiệp tiếng Việt 103 Nét nghĩa "cây trồng/được gieo trồng" được bổ sung vào lời định Bảng 3.2 111 nghĩa Bảng 3.3 Nét nghĩa "thời điểm" được bổ sung vào lời định nghĩa 114 vi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Việt Nam là nước thuộc vào nền văn minh nông nghiệp nên cây nông nghiệp tự nhiên và thuần dưỡng rất phong phú và đa dạng. Tương ứng với đặc điểm tồn tại khách quan đó, việc định danh, đặt tên cho cây nông nghiệp cũng trở nên phong phú và đa dạng tương ứng. Ở nước ta trong số các công trình nghiên cứu ở cấp trên và sau đại học đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về thuật ngữ, về từ nghề nghiệp, còn tên gọi cây nông nghiệp là những từ, ngữ thông thường chưa có công trình nghiên cứu tương xứng. Chưa có một công khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống các từ ngữ là tên gọi các loại cây nông nghiệp trong tiếng Việt về phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, đặc điểm định danh. 1.2. Từ điển là công cụ tra cứu hữu hiệu cho người sử dụng ngôn ngữ. Trong sự phát triển thực tiễn, từ điển học thực hành ở Việt Nam, trong đó điển hình là từ điển giải thích ngữ văn, đã phát triển mạnh mẽ. Số lượng từ điển tiếng Việt tăng vọt vào thời gian mấy năm trở lại đây. Đến nay, chưa có những nghiên cứu sâu sắc và có giá trị ứng dụng về các mô hình định nghĩa, cách giải thích ý nghĩa của các kiểu loại mục từ trong các từ điển giải thích tiếng Việt. Việc tìm hiểu định nghĩa các mục từ là tên gọi cây nông nghiệp trong các từ điển giải thích sẽ bước đầu góp phần nâng cao chất lượng định nghĩa của từ điển. 1.3. Từ hai lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt và cách giải thích trong từ điển tiếng Việt cho luận án của mình. Luận án của chúng tôi sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu những đặc điểm về cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ là tên gọi các cây nông nghiệp trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó tìm hiểu định nghĩa các từ ngữ này trong từ điển giải thích và đề xuất mô hình ngữ nghĩa để định nghĩa chính xác và thống nhất các mục từ cây nông nghiệp trong từ điển giải thích tiếng Việt. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 1
- 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng rõ các đặc điểm về cấu tạo, về định danh các từ ngữ là tên gọi các loại cây nông nghiệp trong tiếng Việt; - Phân tích, nhận xét định nghĩa các mục từ tên gọi các loại cây nông nghiệp trong từ điển giải thích tiếng Việt để xác định mô hình cấu trúc nghĩa tên gọi cây nông nghiệp; - Đề xuất bổ sung các thông tin cần thiết vào định nghĩa và đưa ra một mô hình định nghĩa phù hợp cho các mục từ là tên gọi cây nông nghiệp trong từ điển giải thích tiếng Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: a. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tên gọi về thực vật nói chung, cây nông nghiệp nói riêng. Từ đó xác định được các nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. b. Xác lập được một khung lí thuyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của luận án. Khung lí thuyết này gồm các vấn đề: lí thuyết về định danh ngôn ngữ, lí thuyết về từ, cấu tạo từ, cụm từ; lí thuyết về nghĩa từ; lí thuyết về từ điển học. c. Khảo sát, thống kê, phân loại từ ngữ là tên gọi các loại cây nông nghiệp trong tiếng Việt từ các nguồn ngữ liệu khác nhau; tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của chúng; xác định các đặc trưng được sử dụng để gọi tên (định danh) các loại cây nông nghiệp, miêu tả cụ thể các phương thức định danh, mô hình định danh các loại cây nông nghiệp trong tiếng Việt. d. Khảo sát nội dung ngữ nghĩa tên gọi các loại cây nông nghiệp qua các định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), xác định các nét nghĩa được sử dụng để định nghĩa tên gọi cây nông nghiệp và mô hình cấu trúc ngữ nghĩa tổng quát của các định nghĩa tên gọi cây nông nghiệp. e. So sánh định nghĩa một số mục từ tên gọi cây nông nghiệp trong 8 cuốn từ điển giải thích tiếng Việt. Từ đó nêu nhận xét về cách định nghĩa, bổ sung các 2
- thông tin cần thiết vào định nghĩa về cây nông nghiệp và đề xuất mô hình định nghĩa các mục từ tên gọi cây nông nghiệp trong từ điển giải thích tiếng Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt và định nghĩa cây nông nghiệp trong các từ điển giải thích trên cơ sở 2609 các từ ngữ là tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt được thu thập từ các nguồn ngữ liệu đáng tin cậy khác nhau và các mục từ tên gọi cây nông nghiệp trong các từ điển tiếng Việt. Đó là những từ thường dùng gọi tên các loại cây được con người trồng, chăm sóc và thu hoạch phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Một số tên gọi cây nông nghiệp đã được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt cho trình độ phổ thông, đại học, phân biệt với nghĩa thuật ngữ và phân biệt với từ nghề nghiệp về phạm vi sử dụng. Như vậy, những loại cây hoang dã không phải là đối tượng nghiên cứu của luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án gồm hai phương diện sau đây: - Đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt. - Ngữ nghĩa của các từ tên gọi cây nông nghiệp được thể hiện trong định nghĩa các mục từ trong Từ điển tiếng Việt. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án này sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học sau đây: 4.1.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả được dùng để miêu tả đặc điểm cấu tạo tên gọi các loại cây nông nghiệp, các phương thức định danh trong tên gọi các loại cây nông 3
- nghiệp trong tiếng Việt. Từ đó nêu lên những nhận xét về những đặc trưng về cấu tạo và định danh của tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt. 4.1.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Phương pháp này được áp dụng để phân tích cấu tạo tên gọi các cây nông nghiệp theo thành tố trực tiếp nhằm xác định các yếu tố cấu tạo tên gọi các loại cây nông nghiệp. Từ đó, tìm ra được các nguyên tắc cấu tạo tên gọi cây nông nghiệp tiếng Việt, các mô hình cấu tạo của chúng. 4.1.3. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa Phương pháp này được áp dụng để phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từ là tên các loại cây nông nghiệp được định nghĩa bằng cách dùng từ bao trong từ điển tiếng Việt thành các nét nghĩa, từ đó xác lập các đặc trưng định danh làm cơ sở xây dựng các mô hình định danh tên cây nông nghiệp, đồng thời xác định các đặc trưng ngữ nghĩa (được thể hiện bằng các nét nghĩa trong lời định nghĩa) được sử dụng để định nghĩa cây nông nghiệp tiếng Việt. 4.1.4. Phương pháp lịch sử so sánh Luận án sử dụng phương pháp lich sử so sánh để so sánh một số định nghĩa cây nông nghiệp trong 7 quyển từ điển tiếng Việt xuất bản trong khoảng thời gian 80 năm (Việt Nam tự điển (Hội Khai trí - Tiến Đức, Sài Gòn, 1931 đến Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, Hà Nội, tái bản năm 2012) để phân tích trúc ngữ nghĩa của mục từ tên gọi cây nông nghiệp.Từ đó xác định các đặc trưng ngữ nghĩa (được thể hiện bằng các nét nghĩa trong lời định nghĩa) được sử dụng để định nghĩa các loại cây nông nghiệp trong tiếng Việt. 4.1.5. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp thống kê được sử dụng để xác định số lượng từ ngữ là tên gọi các loại cây nông nghiệp trong tiếng Việt, tỉ lệ phần trăm của các phương thức cấu tạo, các mô hình định danh tên cây nông nghiệp trong tiếng Việt. Các kết quả thống kê sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức của bảng biểu giúp hình dung rõ 4
- hơn các đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh trong tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt. 4.2. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là các từ ngữ gọi tên các cây nông nghiệp trong tiếng Việt, tức là những loài cây có ích cho đời sống, được con người gieo trồng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. - Các mục từ là tên gọi các loại cây nông nghiệp xuất hiện trong các cuốn từ điển: Việt Nam tự điển (Hội Khai trí - Tiến Đức, Sài Gòn, 1931) [46], Tự điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập biên soạn, Sài Gòn, 1951) [93], Việt Nam tân từ điển (Thanh Nghị biên soạn, Sài Gòn, 1952) [75], Tự điển Việt Nam (Lê Văn Đức biên soạn, Sài Gòn, 1970) [32], Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Hà Nội, 1977) [92], Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, Hà Nội, 1999) [136], Từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân biên soạn, Tp. Hồ Chí Minh, 2000) [57], Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, Hà Nội, 2012) [125]. - Các Thông tư Ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Tổng hợp danh sách các giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đến 20/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Tổng hợp danh sách các giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đến 28/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2019/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Danh sách giống lúa tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ - BNN ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5
- - Danh sách giống khoai tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ - BNN ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực tế khảo sát các nguồn ngữ liệu, chúng tôi chỉ có ngữ liệu về một số loại cây nông nghiệp là: lúa, ngô, khoai lang, sắn, đậu, lạc, vừng,...; cây ăn quả: cam, bưởi, nhãn, vải, chuối, xoài, thanh long, mận, táo, dứa, dừa, nho, ổi,...; cây trồng phục vụ công nghiệp, lâm nghiệp: cà phê, cao su, chè, mía, bông, đay, thuốc lá, sơn, sở, trẩu, hồ tiêu, ca cao, hồi,... Số lượng tên cây thuốc rất lớn và cũng đã có những công trình nghiên cứu chúng. Còn các cây thực phẩm như các loại rau, cây gia vị không có tư liệu đầy đủ. Vì vậy, luận án này chỉ khảo sát tên gọi cây nông nghiệp chỉ giới hạn là tên gọi cây lương thực, cây trồng phục vụ công nghiệp, lâm nghiệp và cây ăn quả. Từ các nguồn ngữ liệu khác nhau, chúng tôi đã thu thập được 2609 tên gọi cây nông nghiệp được biểu thị bằng từ và cụm từ của tiếng Việt. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lí luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm vào việc vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học (định danh ngôn ngữ, ngữ nghĩa học, từ điển học thực hành) để nghiên cứu, xử lí từ ngữ tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt, chỉ rõ tính khoa học, hiệu quả của các lí thuyết ngôn ngữ học vào nghiên cứu thực tế nguồn ngữ liệu tiếng Việt. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng trong việc làm cơ sở đặt tên bằng tiếng Việt cho các loại cây trồng mới ở Việt Nam, cũng như vào việc định nghĩa các mục từ này trong từ điển được chính xác, khoa học hơn. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Có thể nói, đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm cơ bản về phương diện cấu tạo, định danh và cấu 6
- trúc nghĩa tên gọi cây nông nghiệp trong định nghĩa của từ điển giải thích tiếng Việt. Vì vậy, luận án sẽ có ý nghĩa như sau: 6.1. Về mặt lí luận - Luận án sẽ làm rõ các đặc điểm được sử dụng để gọi tên (định danh) các loại cây nông nghiệp trong tiếng Việt. Qua đó thấy được đặc điểm trong tư duy của người Việt trong quá trình nhận thức thế giới khách quan thường chú ý tri giác như thế nào, lựa chọn những đặc trưng nào của sự vật, đối tượng để làm cơ sở đặt tên (định danh) cho chúng. - Kết quả nghiên cứu của luận án là minh chứng về mối quan hệ giữa nghiên cứu lí thuyết với nghiên cứu ứng dụng trong địa hạt ngôn ngữ học, sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng, độ chính xác của các định nghĩa về tên gọi các loại cây nông nghiệp nói riêng trong các loại từ điển tiếng Việt. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ: - Cho phép xác định, đề xuất được các biện pháp, cách thức gọi tên (định danh) các loại sự vật, hiện tượng mới xuất hiện dựa vào các đặc điểm riêng, nổi bật (các đặc điểm định danh) của chúng. - Có thể sử dụng cho việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt và định nghĩa hệ thống tên gọi các loài thực vật nói chung, tên gọi các loại cây nông nghiệp nói riêng trong tiếng Việt trong từ điển giải thích tiếng Việt. - Sử dụng thống nhất mô hình định nghĩa mà luận án đã đề xuất vào việc định nghĩa các mục từ cây nông nghiệp trong từ điển giải thích tiếng Việt. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3 chương được bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2: Đặc điểm tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt 7
- Chương 3: Định nghĩa tên gọi cây nông nghiệp tiếng Việt trong các từ điển giải thích CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình hình nghiên cứu Vì tên gọi cây nông nghiệp nói riêng thường được coi như một phần của tên gọi thực vật nói chung, nên để thấy được tình hình nghiên cứu về tên gọi cây nông nghiệp, luận án trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu tên gọi thực vật trên thế giới và tình hình nghiên cứu tên gọi thực vật và tên gọi cây nông nghiệp ở Việt Nam. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tên gọi thực vật trên thế giới Trong ngôn ngữ học hiện đại, việc nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và định danh tên gọi thực vật trong các ngôn ngữ trên thế giới còn ít được nghiên cứu. Với sự hiểu biết hạn chế của mình, chúng tôi trình bày khái quát một số công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài luận án. Luận án Phó tiến sĩ về đề tài Tên gọi dân tộc các loài thực vật (dựa trên ngữ liệu tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Cadắc) [152] của G.I. Uiukbôva bảo vệ năm 1983 tại Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô thuộc loại công trình nghiên cứu đầu tiên. Lựa chọn 523 tên gọi thực vật tiếng Anh, 290 tên gọi thực vật tiếng Nga và 302 tên gọi thực vật tiếng Cadắc làm đối tượng nghiên cứu, luận án đã miêu tả tên gọi thực vật trong ba ngôn ngữ này, xác định được 10 thuộc tính được sử dụng (tác giả gọi là "bộ lí do") để định danh thực vật trong các ngôn ngữ Anh, Nga và Cadắc. Luận án Phó tiến sĩ về đề tài Trường nghĩa "thực vật" trong tiếng Nga [151] của Said Aliafar bảo vệ năm 1999 tại Trường Đại học Tổng hợp Xanh Pêtecbua đã dựa vào 800 từ là tên gọi thực vật trong tiếng Nga được định nghĩa trong Từ điển 8
- tiếng Nga của S.I. Ojegov và N. Ju. Svedova để nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của các từ tên gọi thực vật trong tiếng Nga và cách giải thích nghĩa từ vựng của chúng trong từ điển. Luận án cũng tìm hiểu đặc điểm định danh tên gọi các loại cây và hoa trong tiếng Nga. Luận án Phó tiến sĩ về đề tài Các phương thức định danh thực vật trong tiếng Nanai [147] của L.J. Zacsor bảo vệ năm 2005 tại Xanh Pêtecbua đã dựa vào 1171 tên gọi thực vật trong tiếng Nanai để miêu tả nguồn gốc hình thành và đặc điểm phát triển lịch sử tên gọi thực vật trong tiếng Nanai. Luận án cũng đã nghiên cứu phương thức phụ tố trong định danh thực vật, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo tên gọi thực vật và đặc điểm định danh thực vật bằng các phương tiện hình thái, từ vựng - ngữ nghĩa và cú pháp trong trong ngôn ngữ Nanai. Luận án Phó tiến sĩ về đề tài Tên gọi các loài thực vật ngoại lai trong tiếng Anh và tiếng Nga: Các bình diện cấu trúc - cấu tạo từ và mô típ định danh [146] của A.V. Berestneva, bảo vệ năm 2008 tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Gomen (Bêlarus). Dựa vào 2.000 tên gọi tiếng Nga và hơn 2.500 tên gọi tiếng Anh các loài thực vật ngoại lai, luận án đã phân tích cấu trúc - cấu tạo từ tên gọi các loài thực vật ngoại lai tiếng Anh và tiếng Nga, xác định các nguyên tắc, dấu hiệu định danh thực vật ngoại lai trong hai ngôn ngữ và xác định các loại dấu hiệu được dùng để định danh các loài thực vật ngoại lai. Từ đó, luận án tiến hành đối chiếu các dấu hiệu ngữ nghĩa có trong tên gọi các loài thực vật ngoại lai trong hai ngôn ngữ để làm sáng rõ những nguyên tắc định danh mang tính phổ quát và dân tộc. Luận án Phó tiến sĩ về đề tài Tên gọi các loài dược thảo trong các ngôn ngữ có cấu trúc khác nhau (dựa trên ngữ liệu tiếng Nga, tiếng Maria, tiếng Đức và tiếng Latinh [150] của O.G. Rubxôva bảo vệ năm 2015 tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Maria. Đối tượng nghiên cứu là tên gọi các loài dược thảo trong tiếng Nga, tiếng Maria, tiếng Đức và tiếng Latin, gồm 4.000 tên gọi các loài dược thảo, phân tích 3003 tên gọi, trong đó có 70 tên gọi Latinh, 1953 tên dược thảo tiếng 9
- Nga, 383 tên dược thảo tiếng Maria và 597 tên dược thảo tiếng Đức. Luận án đã nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản được dùng để định danh các loài dược thảo trong các ngôn ngữ này; xác định những đặc trưng làm cơ sở định danh và những nguyên tắc định danh các loài dược thảo. Trên cơ sở đó, luận án đã phân loại và so sánh tên gọi các loài dược thảo được thể hiện trong bốn ngôn ngữ này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tên gọi thực vật ở Việt Nam Trong vốn từ vựng tiếng Việt, tên gọi các loài thực vật nói chung, tên gọi các loại cây nông nghiệp nói riêng được coi là một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa. Đặc điểm sinh học của các loài thực vật ở nước ta đã được nghiên cứu chuyên sâu từ phương diện thực vật học, sinh học, nông học. Còn về phương diện ngôn ngữ học, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tên gọi thực vật nói chung, tên gọi cây nông nghiệp nói riêng. Vân đài loại ngữ [29] của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chí [19] của Phan Huy Chú có thể xem là những sách có tính bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam đề cập đến nghề nông và sử dụng nước. Gần đây một số chuyên khảo về nghề trồng lúa, một số quyển từ điển bách khoa chuyên ngành về nông nghiệp, về cây thuốc Việt Nam đã được biên soạn: Từ điển Bách khoa nông nghiệp [115], Từ điển Bách khoa nông nghiệp Việt Nam [23], Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới), 2 tập [17], Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa Việt Nam [27]. Trong Việt ngữ học hiện đại, với tư cách là một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, tên gọi các loài thực vật nói chung, tên gọi cây nông nghiệp nói riêng trong tiếng Việt được nghiên cứu theo ba hướng: nghiên cứu từ cách tiếp cận từ vựng học truyền thống; nghiên cứu theo hướng phong cách học và nghiên cứu theo hướng của ngôn ngữ học tri nhận. a. Nghiên cứu nhóm từ tên gọi thực vật theo truyền thống Theo hướng nghiên cứu này có thể nêu ra một số bài viết, luận văn sau: Luận văn tốt nghiệp đại học của Cao Thị Thu Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt [106] bảo vệ năm 1995 tại 10
- Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Dựa vào lời giải thích trong định nghĩa từ điển giải thích tiếng Việt của 657 từ ngữ chỉ thực vật, tác giả luận văn sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa để phân giải lời giải thích thành các nghĩa vị khu biệt phản ánh những đặc trưng cơ bản của thực vật được biểu thị. Tác giả đã xác định được 14 nghĩa vị khu biệt xuất hiện trong lời giải thích tên gọi thực vật: tên chỉ loại; đặc điểm hình thức/cấu tạo; đặc điểm kích cỡ; vai trò trong đời sống; đặc điểm màu sắc; đặc điểm vị trí, quan hệ trong phân loại sinh vật học; vai trò trong y học; môi trường sống; đặc điểm vị; đặc điểm mùi; đặc điểm thuần dưỡng; đặc điểm thời gian; đặc điểm tập tính sinh sống. Trên cơ sở đó tác giả tìm hiểu quá trình chuyển nghĩa và những ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt. Luận văn thạc sĩ của Trần Hạnh Nguyên Trường trường từ vựng - ngữ nghĩa thực vật trong kho tàng ca dao người Việt [76] bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của tên các loài thực vật cùng những bộ phận cơ bản của chúng (hoa, quả) xuất hiện trong kho tàng ca dao Việt Nam. Khảo sát 11825 lời ca trong Kho tàng ca dao người Việt, tác giả luận văn xác định được có 2875 lời ca về trường nghĩa thực vật, chiếm 24% và thống kê được 325 loại thực vật chỉ cây (tùng, cúc, trúc, mai, tre, lúa, cây đa, rau cải, rau muống, rau răm,…). Có 2226 từ nói về cây và rau (chiếm 49%): cây đào, cây liễu, cây trúc, cây tre, cây đa, cây lúa, cây bèo, cỏ, rau muống, rau cải, rau răm, rau má, rau húng, gừng,...Dựa vào kết quả thống kê, phân loại nêu trên tác giả tiến hành khảo sát, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa, sự chuyển trường của các từ ngữ chỉ tên thực vật trong ca dao, tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của các từ thuộc trường nghĩa thực vật trong kho tàng ca dao người Việt. Luận án Từ ngữ chỉ động thực vật trong tiếng Việt và tiếng Anh [118] của Nguyễn Thanh Tùng đã so sánh từ chỉ thực vật tiếng Việt và tiếng Anh trong từ điển giải thích, trong thành ngữ và tục ngữ dựa trên cơ sở phân loại từ chỉ thực 11
- vật dùng theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của hai dân tộc Việt và Anh với hai loại hình ngôn ngữ và văn hóa khác biệt nhau. Hồ Văn Tuyên (2005) trong Đặc điểm định danh từ vựng trong phương ngữ Nam Bộ [119], tác giả có đề cập đến cách định danh thực vật ở Nam Bộ xét về mặt cấu tạo, phương thức biểu thị và ngữ nghĩa. Qua cách định danh này, tác giả cho ta thấy rõ nét văn hóa rất đặc trưng trong tư duy của người Việt nói chung và người Nam Bộ nói riêng. Luận văn thạc sĩ của Lê Hồng Nhiên Từ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ) [77], bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã thu thập được 391 từ chỉ thực vật có tên gọi khác nhau trong các phương ngữ của tiếng Việt qua khảo sát các từ điển thường dùng và điền dã. Tác giả công trình này đã phân loại và miêu tả đặc điểm cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ láy), các mô hình cấu tạo từ ghép là các loài thực vật có tên gọi khác nhau trong các phương ngữ tiếng Việt. Luận văn đã đối chiếu từ chỉ thực vật giữa các phương ngữ xét về mặt cấu tạo, ngữ âm - ngữ nghĩa để làm rõ cách tri nhận, tìm hiểu các yếu tố văn hóa, địa lí có ảnh hưởng đến quy luật định danh tên gọi thực vật trong từng phương ngữ nói riêng và trong tiếng Việt nói chung. Thông qua đối chiếu nhóm từ chỉ thực vật giữa các phương ngữ, luận văn đã nêu lên những đặc trưng, những nét khác biệt chủ yếu về mặt cấu tạo, ngữ âm - ngữ nghĩa giữa các phương ngữ, có sự so sánh với ngôn ngữ toàn dân. Luận án của Trần Thị Hường Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh) [50] bảo vệ năm 2020 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án nghiên cứu định danh tên gọi cây thuốc Việt Nam nhằm xác định nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và cơ sở đặt tên cho cây thuốc, đồng thời khám phá đặc trưng văn hóa dân tộc của người Việt đối với việc định danh cây thuốc, có sự liên hệ với tên gọi Latinh. Khảo sát 1966 tên cây thuốc, luận án xác định được 1538 tên gọi thuần Việt, 414 tên gọi vay mượn 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 305 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 251 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 242 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 124 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn