intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Ẩn ức nữ tính qua sáng tác của Đỗ Bích Thúy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lí luận và thực tiễn; Chương 2 - Những cảm hứng ẩn ức nữ tính trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy; Chương 3 - Một số cách thức thể hiện ẩn ức nữ tính qua sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Ẩn ức nữ tính qua sáng tác của Đỗ Bích Thúy

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- VŨ THỊ THU HƯỜNG ẨN ỨC NỮ TÍNH QUA SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên – 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- VŨ THỊ THU HƯỜNG ẨN ỨC NỮ TÍNH QUA SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Ngân Thái Nguyên - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Thị Thu Hường
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên cùng các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Lê Thị Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Thị Thu Hường
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 12 1.1. Khái niệm ẩn ức và ẩn ức trong tâm lý học ......................................................... 8 1.1.1. Khái niệm ẩn ức ..................................................................................................... 8 1.1.2. Ẩn ức trong tâm lý học .......................................................................................... 9 1.1.3. Phân tâm học và văn học nghệ thuật ................................................................... 10 1.1.4. Sự khác biệt giữa ẩn ức với các trạng thái tâm lý tiêu cực khác ......................... 17 1.1.5. Ẩn ức hình thành trong những điều kiện, hoàn cảnh nào? .................................. 18 1.1.6. Nhận diện ẩn ức ................................................................................................... 18 1.2. Vấn đề ẩn ức nữ tính.............................................................................................. 19 1.3. Việc khai thác và phản ánh trạng thái ẩn ức trong lịch sử văn học Việt Nam 23 1.4. Đỗ Bích Thúy và sự nặng lòng của chị với những người phụ nữ vùng cao .............. 27 Tiểu kết .......................................................................................................................... 26 Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG ẨN ỨC NỮ TÍNH QUA SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY ......................................................................................................... 31 2.1. Nền cảnh của miền núi Đông Bắc .......................................................................... 27 2.1.1. Địa lý nhân văn .................................................................................................... 27 2.1.2. Không gian văn hóa ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Người phụ nữ miền núi Đông Bắc ......................................................................... 41 2.2.1. Những kiến tạo của người phụ nữ trong đời sống vật chất ................................. 41 2.2.2. Những kiến tạo của người phụ nữ trong đời sống tinh thần ................................ 45 2.2.3. Sự mặc định của cộng đồng với thân phận của người phụ nữ miền núi ............. 46 2.3. Thân phận người phụ nữ miền núi trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy ................... 48 2.3.1. Người phụ nữ không có quyền quyết định tương lai và số phận của chính bản thân mình ....................................................................................................................... 48
  6. iv 2.3.2. Người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, áp lực trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ............................................................................................................................... 57 2.3.3. Người phụ nữ với nỗi khát khao thầm kín, không thể giải tỏa ............................ 67 Tiểu kết .......................................................................................................................... 73 Chương 3: MỘT SỐ CÁCH THỨC THỂ HIỆN ẨN ỨC NỮ TÍNH QUA SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY ................................................................................................. 74 3.1. Hệ thống biểu tượng ............................................................................................... 74 3.1.1. Trang phục ........................................................................................................... 75 3.1.2. Bếp lửa ................................................................................................................. 80 3.1.3. Tiếng đàn môi ...................................................................................................... 84 3.2. Ngôn ngữ ................................................................................................................ 86 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại .............................................................................................. 87 3.2.2. Lối nói so sánh ..................................................................................................... 89 Tiểu kết .......................................................................................................................... 93 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 96
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Miền núi phía Bắc, một vùng rộng lớn và đa dạng về cảnh sắc địa lí, đa dạng về thành phần dân tộc. Hơn thế, đây còn là một vỉa tầng dồi dào về trữ lượng tài nguyên nhân văn như văn hóa, văn học nghệ thuật, phong tục - tập quán, lối sống, nếp nghĩ và cá tính con người…Trong những năm gần đây, miền núi phía Bắc được tập trung chú ý, khai thác và dựng xây trên mọi bình diện, từ kinh tế, văn hóa. Con người miền núi là chủ nhân của không gian đó, được tập trung phản ánh hơn cả, từ lối sống ngàn đời đến những đổi thay do thời đại đem lại. Việc phác họa, mô tả về hình ảnh con người nơi đây cũng góp phần vén bức màn bí ẩn của vùng đất xa xôi, hẻo lánh, tách biệt, đưa một cái nhìn toàn diện về những dân tộc anh em, với những đặc thù riêng trong lối sống, nếp nghĩ, hành động, sự khốn khó trong đời sống thường nhật, tinh thần nhân văn, sự mãnh liệt hay cam chịu của những kiếp người… Tất thảy những điều đó, đạt hiệu quả cao nhất, thực tế và hấp dẫn nhất khi thông qua phương tiện văn học, bắt lấy đời sống, lấy diễn tiến thực tại làm chất liệu phản ánh, sáng tác. “Tác phẩm chính là sự phản ánh thực tế xã hội qua cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm xúc của tác giả” [14, tr.713]. Vì vậy, cách nhìn của nhà văn trong sáng tác của mình là một yếu tố quan trọng, quyết định đến “sự phản ánh thực tế xã hội” của tác phẩm. Qua cái nhìn, có thể thấy được quan niệm về cuộc đời, con người của tác giả cũng như những khuynh hướng riêng của mỗi tác phẩm. Chẳng hạn như cái nhìn thể hiện khuynh hướng nữ tính qua những sáng tác của nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan. Lịch sử văn học trung đại nước ta có một trường hợp đặc biệt là nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Những sáng tác của “Bà chúa thơ Nôm” chính là trạng thái khát vọng của người phụ nữ bị chặn lại bởi rào cản hà khắc của chế độ phong kiến đã trở thành những bài thơ quyết liệt mà mong manh, lạnh lùng mà lửa cháy. Cái nhìn trong thơ bà đầy ẩn ức nữ tính. Rất nhiều hình ảnh trong thơ “Bà chúa thơ Nôm” dễ gợi sự liên tưởng đến hình ảnh của các bộ phận sinh dục và tính giao nam - nữ. Có những sự vật, hiện tượng qua cái nhìn của bà đã đạt đến độ phát triển sung mãn, đầy gợi cảm nhục dục. Trong tình yêu và hôn nhân, cái nhìn của bà là thiên về sự đổ vỡ, bất hạnh, không
  8. 2 trọn vẹn. Trong cái nhìn về giới tính, đó là sự coi thường, đùa cợt, giễu nhạo đối với nam giới, đồng thời là sự đồng cảm, bênh vực, ủng hộ giới nữ; là sự ấm ức về thân phận trong xã hội vốn không bình đẳng giới. Trong văn học hiện đại, cũng có nhiều cây bút đề cập đến vấn đề này, nhất là những cây bút nữ như: Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban… Gần đây nhất là truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói, cái nhìn nữ tính là biểu hiện quan trọng nhất của khuynh hướng phụ nữ trong truyện ngắn của chị, chi phối những cái nhìn khác. Cái nhìn ẩn ức trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không bộc lộ gay gắt, mãnh liệt như trong thơ của Hồ Xuân Hương nhưng đầy nỗi ám ảnh, xót xa, những khát khao đau đớn. Trong những năm gần đây, cái tên Đỗ Bích Thúy được độc giả nhắc đến nhiều với những tác phẩm đầy không gian núi và những con người của núi. Chị giành nhiều xúc cảm và sự cảm thông cho nỗi niềm của người phụ nữ, ở một miền đất còn ủ chứa nhiều cũ kĩ, gian khó - Đỗ Bích Thúy, một nhà văn sinh ra và lớn lên trong môi trường miền núi, người dành trọn tâm tình cho không gian núi và đồng bào các dân tộc ít người sinh sống ở đó, đặc biệt là vùng Đông Bắc với đồng bào dân tộc Mông. Những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy có một lối viết riêng, rất lôi cuốn và ma mị, ngôn ngữ giản dị theo cách nói của người miền núi, vẻ đẹp của thiên nhiên và khung cảnh miền núi làm mê đắm lòng người, con người trong khung cảnh đó với muôn vàn số phận, những bài học và câu chuyện nhân văn sâu sắc, đó là Người đàn bà miền núi, Bóng của cây sồi, Đêm cá nổi, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Ngải đắng ở trên núi, Sau những mùa trăng… Điểm giao tụ, hằn lên trong những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, đó là đời người, nhất là hình ảnh người phụ nữ miền núi. Họ là trung tâm, là nguyên cớ trong tất cả các tác phẩm của chị, một ẩn tính được khắc họa sâu sắc đó là sức sống mãnh liệt, sự khát khao kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc, sự chịu đựng, kìm nén, chấp nhận, lầm lũi, khi họ bị định kiến và quan niệm xã hội chống lại, kìm nén, đóng khung. Chính Đỗ Bích Thúy đã từng chia sẻ và cũng như một câu hỏi, một lời giải thích rằng: “...Tại sao tôi cứ viết về đàn bà, với những cuộc đời rủi ro và số phận nghiệt ngã, với những cái bướu xấu xí và tấm lưng còng gập? Tại sao những người đàn bà của tôi khi nào cũng phải sống trong những nỗi khát khao lớn hơn dãy Tây Côn Lĩnh, sâu hơn đáy sông Lô - những nỗi khát khao không gì nhấn chìm được, cũng không cách gì đạt
  9. 3 tới được? Những cuộc đời đầy âu lo, những năm tháng luôn phải đối mặt với thiên nhiên khốc liệt, cõi đời trắc trở, tình yêu mong manh... Tại sao vậy? Phải chăng vì, như một người đã nói với tôi: Cuộc đời đàn bà buồn nhiều hơn vui, lo âu nhiều hơn mãn nguyện? Phải chăng vì, trời sinh ra đàn bà để chẳng sống mấy cho mình? Cuốn sách này tôi vẫn dành cho những người đàn bà. Người đã án ngữ trong kí ức của tôi về vùng đất thân yêu bạt ngàn cây rừng, hoang vu gió, tầm tã mưa, sôi sùng sục nước dưới những dòng sông ngoằn ngoèo cuộn chảy…" [30, tr.7-8] Đọc tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, chúng tôi bị ám ảnh về những người đàn bà núi, nơi đó - họ là nước, hiếm và quý, là khởi nguồn cho sự sống và tồn tại, nước là sức mạnh, là sự mãnh liệt. Nhưng số phận của họ lại tỷ lệ nghịch với bản chất và sự kiến tạo của họ, số phận nghiệt ngã, sức sống nội tâm mãnh liệt, không bao giờ tàn lụi. Chính bởi thế, chúng tôi quyết định chọn chủ đề “Ẩn ức nữ tính qua sáng tác của Đỗ Bích Thúy” làm luận văn thạc sĩ, như một hành trình tâm tưởng của cá nhân đến với vùng đất ấy, con người ấy, để giải mã và thấu hiểu, trong chừng mực của bản thân và cũng hi vọng có chút đóng góp nhất định trong tập thể những người đọc và tò mò về những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy. Trong xã hội hiện đại ngày nay, xu hướng bình đẳng về giới là một tiêu chí quan trọng thể hiện sự tiến bộ, công bằng và văn minh trong xã hội. Với đề tài này, hy vọng cũng ít nhiều góp thêm một tiếng nói, một hình ảnh, một góc tiếp cận về vấn đề thực trạng của bình đẳng giới trong khu vực miền núi Đông Bắc nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Đã có rất nhiều những tác phẩm văn học lấy đề tài miền núi làm chất liệu khai thác, tập trung một đội ngũ các nhà sáng tác tâm huyết và đam mê. Họ đã tạo được một bức tranh tương đối đa sắc và toàn cảnh về miền núi phía Bắc. Trong đó, con người miền núi được xem và nhìn nhận là trung tâm của mọi sáng tác. Có thể nói, công trình sớm và mang tính khái quát bước đầu về miền núi dưới góc độ văn học - nghệ thuật là cuốn sách 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945 - 1985 do Nhà xuất bản Văn hóa ấn loát. Đây là một tập hợp những bài viết sâu sắc về các chủ đề văn hóa - văn nghệ của các dân tộc thiểu số miền núi.
  10. 4 Cùng bàn về khía cạnh song đối giữa truyền thống và hiện đại, tác giả Lâm Tiến với bài nghiên cứu Vấn đề hiện đại và truyền thống trong văn học các dân tộc thiểu số đăng trên Tạp chí Văn học năm 1992; bài nghiên cứu Văn xuôi miền núi và vấn đề truyền thống - hiện đại của Phạm Duy Nghĩa. Nhấn mạnh tới khía cạnh bản sắc dân tộc được phản ánh qua các tác phẩm của các tác giả người dân tộc thiểu số là bài viết Về bản sắc dân tộc trong sáng tác của các nhà thơ dân tộc thiểu số của Nguyễn Duy Bắc. Một số tác giả có nhiều thành tựu khi mô tả về bối cảnh và con người miền núi như Cao Duy Sơn với Ngôi nhà xưa bên suối, Người lang thang; thơ Y Phương … Một công trình chuyên khảo với nhan đề Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại của tác giả Lâm Tiến, do NXB Văn hóa dân tộc ấn loát năm 1995, đã cung cấp một cách khái quát nhất về những đặc trưng của văn học miền núi hiện đại, như đối tượng phản ánh, đặc trưng thể loại, cuộc sống và hình ảnh về miền. Ngoài ra cũng có thể kể tới các công trình nghiên cứu, các bài viết của tác giả Trần Thị Việt Trung về hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trong văn học, thi ca như: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thơ ca dân tộc và trong thơ mới (trước năm 1945); Một số đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ dân tộc thiểu số trong sáng tác của Tô Hoài và Vi Hồng, Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Sau thời kì đổi mới (1986), một cách tiếp cận trên bình diện lý luận và phê bình tác phẩm văn học được một số nhà nghiên cứu, phê bình chú tâm tới, đó là áp dụng lý thuyết phân tâm học vào nghiên cứu và phê bình văn học. Tiêu biểu có thể kể đến các công trình như tác giả Đỗ Lai Thúy với bài viết “Phê bình văn học Việt Nam: Nhìn nghiêng từ phương pháp”(Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức, Nxb Thế giới (2009), HN, tr.41-96) và sau đó là cuốn sách “Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật”; tác giả Ngô Hương Giang với bài viết “Tiếp nhận phân tâm học ở Việt Nam 1975 đến nay nhìn từ lý thuyết và ứng dụng”; tác giả Cao Hồng với chuyên luận “Một chặng đường đổi mới lí luận văn học Việt Nam (1986 – 2011)” do nhà xuất bản hội nhà văn ấn hành năm 2011; tác giả Trần Thanh Hà với “Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam”…
  11. 5 Những đánh giá, nhận định về các tác phẩm của nhà văn Đỗ Bích Thúy, cho tới hiện tại vẫn khá khiêm tốn và mới chỉ dừng lại ở phạm vi là những bài viết, chia sẻ mang tính cá nhân, nhỏ lẻ, chứ chưa mang tính tổng quát và hệ thống xâu chuỗi. Về cơ bản, có thể điểm xuyến qua một số bài viết như của nhà phê bình Nguyễn Hòa, khi ông chắp bút viết lời giới thiệu cho tập truyện Những buổi chiều ngang qua cuộc đời của Đỗ Bích Thúy, hay bài viết Về văn xuôi dân tộc và miền núi từ năm 1986 đến nay của Phạm Duy Nghĩa cũng nhấn mạnh đến hơi thở mang tính thời sự trong các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy. Tác giả Ngọc Ánh với bài viết nhan đề Nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy đánh thức lòng nhân bản” [42] đã nói lên điểm hấp dẫn trong các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy như: cảnh sắc miền núi, đời sống sinh hoạt của các cộng đồng dân tộc thiểu số, số phận con người, sự trớ trêu của cảnh đời, nội tâm nhân vật… Ngay sau tác phẩm Bóng của cây sồi xuất bản không lâu, trên báo Công an nhân dân có bài viết nhận định rằng: “Ở vùng đất cực Bắc xa xôi heo hút gió, giờ đây không còn là một miền sơn cước yên tĩnh nữa mà cộng thêm vào những hủ tục, lề thói cổ xưa là những lành dữ, hay dở do cơn bão kinh tế thị trường hỗn tạp mang đến. Những người trẻ tuổi, những đứa con sinh ra và lớn lên trên vùng đất đó sẽ sống và làm việc ra sao giữa sự giằng níu của những lề thói xưa cũ và sự đùn đẩy, tác động của cơ chế kinh tế thị trường hôm nay…Đỗ Bích Thúy trực diện viết về cuộc sống hôm nay trong sự cảm nhận chân thực của mình. Qua những trang sách, vùng đất Lao Chải dần dà hiện rõ ra với cảnh sắc, con người, phong tục tập quán, những may rủi, buồn vui, tốt xấu hay dở đan cài nhau” [43]. Đặc biệt, phải kể đến bài viết của nhà văn Lê Hương Thủy với nhan đề Đường đến văn chương của một người viết trẻ nhấn mạnh và lí giải về sự lôi cuốn và hấp dẫn từ những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy đối với độc giả, nhất là độc giả chốn thành thị. Tạp chí Văn nghệ quân đội đánh giá và cho rằng Đỗ Bích Thúy là một hiện tượng hiếm của thế hệ những nhà văn trẻ bây giờ. Nhà phê bình văn học Lê Thành Nghị trong lời giới thiệu cho tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, xuất bản năm 2005, đã giành những lời nhận xét rất chính xác và tinh tế về những trang văn của Đỗ Bích Thúy, đó là sự mộc mạc, sống động, lôi cuốn, đầy màu sắc và thanh âm cuộc sống, đời người…
  12. 6 Nhà phê bình Đoàn Minh Tâm với bài viết nhan đề Tiểu thuyết của các cây bút trẻ - đọc và cảm nhận [44] cũng đã nhấn mạnh tới khía cạnh nhẹ nhàng nhưng đầy sâu lắng và nhân văn qua tiểu thuyết Bóng của cây sồi của Đỗ Bích Thúy. Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Thị Kim Thoa với chủ đề Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa đã khái quát và chỉ ra những hình ảnh cô đặc nhất trong các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy - đó là thân phận con người trong khung cảnh và sự vận động đổi thay của miền núi phía Bắc [26]. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, việc đi sâu vào mô tả và phân tích trạng thái tâm lý, nội tâm của các tuyến nhân vật trong các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy vẫn còn là một mảng mỏng, chưa được nhấn mạnh và nhận định đánh giá như một trạng thái cốt lõi phủ suốt toàn bộ các tác phẩm, câu chuyện của nhà văn. Bởi thế, từ việc kế thừa những nghiên cứu trước đó, tác giả luận văn muốn mở rộng và ít nhiều vun góp thêm vấn đề này, hòng mong tham gia tạo dựng chung, đầy đủ và đa diện về sự độc đáo - đặc biệt qua các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với hướng tiếp cận nêu trên của luận văn nên đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng đến là hình ảnh người phụ nữ miền núi được phác dựng và phản ánh qua những sáng tác của Đỗ Bích Thúy. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Cuộc đời, số phận của những nhân vật nữ trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy. - Những ẩn ức mang tính nhân loại và sắc thái riêng của tộc người và miền đất. - Nét phong cách trong văn chương Đỗ Bích Thúy. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê phân loại Từ việc tiếp cận các tác phẩm, chúng tôi thống kê, phân loại các nhân vật để từ đó có cái nhìn khách quan, khoa học trong đánh giá.
  13. 7 - Phương pháp phân tích - tổng hợp Phân tích những hành động suy nghĩ của nhân vật người phụ nữ miền núi Đông Bắc trong từng hoàn cảnh, tình huống truyện cụ thể để có cái nhìn chi tiết, chính xác về tích cách của từng nhân vật và bên cạnh đó tổng hợp lại để có cái nhìn khái quát, xâu chuỗi những tri thức tìm được. - Phương pháp so sánh - đối chiếu So sánh đối chiếu để tìm ra sự khác biệt cũng như tạo ra sự chính xác cao cho công trình nghiên cứu. So sánh để làm nổi bật nét riêng biệt, phong cách nghệ thuật, đổi mới cách thể hiện của nhà văn Đỗ Bích Thúy với nhiều nhà văn khác. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp liên ngành khác như: tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa để khám phá triệt để dấu ấn văn hóa miền núi Đông Bắc trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy. 5. Phạm vi nghiên cứu Những sáng tác của Đỗ Bích Thúy từ trước tới nay, có đề cập tới hình ảnh người đàn bà miền núi. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó phần nội dung được triển khai thành ba phần chính như sau: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2. Những cảm hứng ẩn ức nữ tính trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Chương 3. Một số cách thức thể hiện ẩn ức nữ tính qua sáng tác của Đỗ Bích Thúy. 7. Đóng góp của luận văn Luận văn góp thêm một tiếng nói về những ẩn ức nữ tính qua sáng tác của nhà văn Đỗ Bích Thúy. Qua đó khẳng định nét độc đáo trong phong cách văn chương của Đỗ Bích Thúy. Luận văn cũng là một tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về Đỗ Bích Thúy.
  14. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm ẩn ức và ẩn ức trong tâm lý học 1.1.1. Khái niệm ẩn ức Trong đời sống của mình, loài người luôn phải đối diện và đương đầu với muôn vàn những vấn đề nảy sinh. Gắn liền với thực tiễn đời sống đó, con người bắt buộc phải đưa ra được lựa chọn, giải quyết. Với ứng xử của từng cá nhân trước thực tiễn, sẽ có hai chiều hướng: một là được sự chấp nhận và đồng tình của chính cá nhân và cộng đồng, xã hội; hai là đi lệch với quan điểm vốn được chấp nhận của cộng đồng và xã hội. Con người cá nhân trong suốt cuộc đời mình phải chọn lựa, vật lộn trong hai thái cực đó. Con người cũng là sản phẩm tiến hóa vượt trội nhất trong muôn loài trên trái đất, tức ngoài cái “bản năng” sinh học như vạn vật, thì cái làm nên sự vượt trội, chính là yếu tố “người” - tức trạng thái xã hội, đạo đức, chuẩn mực, nhân cách. Giữa “bản năng” sinh học và “yêu cầu” xã hội luôn luôn tương tác với nhau, phối hợp với nhau theo hai chiều, khi thì thúc đẩy nhau cùng song hành tồn tại và phát triển, khi thì lại xảy ra quá trình tranh đấu, đối lập, triệt tiêu lẫn nhau. Quá trình và trạng thái ấy được quy nạp cô gọn về hai thái cực đó là “vật chất” và “tinh thần”, đồng thời cũng là những chất liệu quan trọng bậc nhất của cuộc sống mà loài người luôn mưu cầu. Với sự tồn tại của mình trong thực tế đời sống, loài người luôn có hai trạng thái cơ bản, đối lập nhau: hài lòng và không hài lòng, hay nói cách khác là thỏa mãn và không thỏa mãn. Tất cả những trạng thái đó phản ánh cô đặc, sâu đậm nhất trong suy nghĩ và não bộ con người được thể hiện qua tâm lý, hành động và những biểu hiện của họ. Ở trạng thái nhứ nhất, sự hài lòng, thường đi kèm với tâm lý thỏa mãn, hưng phấn, hạnh phúc, tự tin; ở trạng thái thứ hai, không hài lòng, sẽ nảy sinh sự ức chế, buồn bã, cô đơn, thậm chí xấu hổ, tủi nhục. Nếu so sánh hai trạng thái trên, gây dấu ấn đậm sâu nhất, dai dẳng nhất trong tâm trí con người, chính là tâm lý tiêu cực, sự ức chế. Trong tâm lý tiêu cực, ức chế của con người, mãnh liệt nhất chính là ẩn ức.
  15. 9 Về giới thuyết khoa học, người ta định nghĩa ẩn ức tức là những cảm xúc tiêu cực xuất hiện lặp đi lặp lại, không được nhận thức, không được chấm dứt hoặc chuyển hóa, dẫn đến tích dồn theo thời gian. Ẩn ức để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí con người, có tác động nhất định đến tâm lý và phép ứng xử cá nhân. Nói cách khác, ẩn ức là trạng thái các khuynh hướng bị ngăn trở, không thực hiện được, trở thành một thứ xung động nội tâm, được gọi là refoulement. Ẩn ức ví như dòng nước bị chặn lại, hay giống như quả bóng ngày một bơm căng, không dừng lại. 1.1.2. Ẩn ức trong tâm lý học Ẩn ức là một hiện tượng tâm lý học đặc biệt của con người. Ẩn ức liên quan tới sự ức chế tâm lý, hay thần kinh của con người. Việc chữa bệnh suy nhược thần kinh bằng phương pháp phân tích tâm lý (qua sự dồn nén và ẩn ức tinh thần, tâm lý) được Freud gọi là phân tâm học (Psychoanalysis). Theo cách lý giải của các nhà tâm lý học, mà tiêu biểu là Sigmund Freud (1856 - 1939) thì trạng thái ẩn ức mang những đặc điểm cơ bản sau: Freud cho rằng, hệ thống vô thức trong con người thể hiện những xung năng, dục vọng, bản năng sống. Nội dung chính của chúng là những thèm muốn tính dục mãnh liệt nhưng lại bị ý thức xã hội (biểu hiện bởi những cấm đoán của xã hội) kiềm chế. Vì vậy, con người thường xuyên xuất hiện lo âu, ức chế và các trạng thái loạn tâm thần. Có khi chúng được thỏa mãn giả vờ thông qua các hình thức mộng mị, nói nhịu, viết nhầm…hoặc được thăng hoa dưới các hình thức như những khát vọng, tình cảm cao thượng, sự say mê tôn giáo, khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, âm nhạc… Về quá trình hình thành nhân cách con người, nguyên khởi được tạo dựng qua sự tương tác phức hợp giữa các xung năng (driven) với những kinh nghiệm thời ấu thơ của mỗi cá nhân. Sau này, mọi biểu hiện và hành vi của con người đều là kết quả của cách nuôi dạy, đối xử của bố mẹ, cộng đồng, khi họ còn bé, nhất là trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Freud cho rằng, con người tiếp tục thỏa mãn những mong muốn của họ trong tương lai bằng quá trình tương tác với người khác. Tâm lý con người được tạo thành bởi ba thành tố là: bản năng vô thức; cấu trúc nhân cách và cơ chế tự vệ.
  16. 10 Bản năng vô thức là phần sinh học tự nhiên mà con người được kế thừa, là thứ hình thành trước nhất, bản năng thuộc về vô thức, tức nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Trong bản năng, lại chia ra làm hai loại là bản năng sống và bản năng chết. Tiếp nữa là cấu trúc nhân cách, được cấu thành bởi ba yếu tố: Nó (Id), Cái tôi (Ego), Cái siêu tôi (Super Ego). Ba yếu tố này được sản sinh và phát triển khi con người được 5 tuổi, luôn luôn vận động và tương tác với nhau, chi phối rất lớn, thậm chí tạo ra “cá tính” riêng cho từng cá nhân. Yếu tố Nó tồn tại và vận động theo nguyên tắc thỏa mãn, yếu tố cái Tôi lại theo nguyên tắc thực tiễn, còn yếu tố siêu Tôi lại tuân theo nguyên tắc kiểm duyệt. Như thế, trong ba yếu tố này, nổi lên mâu thuẫn giữa cái Nó và cái siêu Tôi, mẫu thuẫn này dẫn tới trạng thái tâm lý đặc trưng của con người, đó là sự căng thẳng, ức chế thần kinh. Sự căng thẳng hay ức chế về thần kinh là đỉnh điểm, là điểm nút trong tâm lý con người, đòi hỏi phải được chuyển hóa và khai phóng. Để thoát khỏi trạng thái đó, con người cần có những cơ chế tự vệ để tạo được sự cân bằng trong tâm lý. Cơ chế tự vệ của bản thân con người khá đa dạng và theo những chiều hướng khác nhau, mỗi một chiều hướng lại có những biểu hiện và kết quả khác nhau. Đó là sự dồn nén, sự phóng chiếu, sự chối bỏ, sự thoái bộ, tạo lập phản ứng, phá bỏ, thăng hoa và mơ mộng. Cũng theo cách lí giải của Freud, nhân cách con người phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn ứng với độ tuổi và môi trường được nuôi dưỡng. Như thế, với tám cơ chế tự vệ của con người để giải quyết những xung năng dồn nén kia ẩn ức thường gắn với cơ chế thứ nhất, đó là sự dồn nén, mang tính vô thức. Cơ chế tự vệ này mang tính bản năng, nằm ngoài lý trí của con người. Cũng với sự đa dạng của “loại thức” xung năng, của đối tượng cá thể, của cách lựa chọn cơ chế tự vệ mà tạo nên sự đa dạng, đa diện của biểu hiện con người, thầm kín dằn vặt, loạn tâm, loạn thần, dâm loạn, chối bỏ thực tại, hoặc sáng tạo nên những giá trị độc đáo về nghệ thuật, âm nhạc, văn học - nhờ những thăng hoa tâm lý. 1.1.3. Phân tâm học và văn học nghệ thuật Mỗi con người là một tổ chức tâm thần phức hợp. Đối diện với thực tại đầy phức tạp và biến động không ngừng nên con người ai cũng có xung đột nội tâm. Đó là
  17. 11 đời sống tinh thần phong phú, với những xung đột, tình cảm xúc động, thất vọng, thỏa mãn, lo sợ và hy vọng. Cái thế giới này không có thực ngoài đời, không cụ thể, không nhìn được, ấy là thế giới nội tâm mà phân tâm học gọi là thực thể tâm thần. Nghệ thuật với các ngành của nó như điêu khắc, hội họa, văn học, điện ảnh… là của con người, do con người sáng tạo nên, từ con người, cho con người. Cần thấy rằng, con người không chỉ là cái nhìn thấy ở bề ngoài của nó, mà còn là nguồn gốc sâu xa và kín đáo trong mỗi cá nhân. Nguồn gốc sâu xa và kín đáo ấy tạo nên văn hóa, mĩ cảm của nghệ thuật. Nhờ vậy, phân tâm học đưa ra một cách nhìn mới mẻ làm sâu sắc hơn nghệ thuật. Người nghệ sĩ khi thực hiện sáng tạo nghệ thuật đã thể hiện sắc màu vô hình này của thực thể tâm thần của chính bản thân họ để tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Trước hết, nó là sự thỏa mãn riêng của mình, là giải thoát những day dứt và bó buộc của thực tế. Ước vọng của nghệ sĩ trước hết là của chính họ. Nó trở nên tác phẩm nghệ thuật nghĩa là ước vọng đó là của người nghệ sĩ chân chính, nghĩa là người nghệ sĩ với tài năng của mình đã biến đổi những gồ ghề, thô ráp của mộng mị mê sảng, dùng kỹ thuật thẩm mĩ để che giấu được nguồn gốc cá nhân của sáng tạo và trình bày lại dưới một hình thức khác gọi khoái cảm. Đó là nghệ thuật. Văn học là một ngành quan trọng của nghệ thuật. Quá trình hình thành và phát triển của nó đã được nghiên cứu từ rất lâu. Lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học đã có truyền thống với sự phong phú và đa dạng của các hình thức như văn học sử, nghiên cứu lịch đại và đồng đại, nghiên cứu so sánh, nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu liên văn bản, nghiên cứu tiếp nhận ..., nhưng đến khi phân tâm học ra đời thì nó mang một sắc thái và diện mạo mới - sâu sắc hơn, phong phú hơn, đầy đủ hơn (Mặc dù khởi thủy của phân tâm học là phương pháp chữa bệnh thần kinh. Về sau chính Freud cũng lấy làm ngạc nhiên bởi hiệu quả của nó trong khi ứng dụng vào nghiên cứu và phê bình văn học). Phân tâm học coi tác phẩm văn học là một thế giới gồm tác giả, người đọc, nhân vật, hiện tượng (phenomens) được nhà văn, nhà thơ xây dựng trong đó, có đời sống riêng với những quy luật tâm lý riêng, cá biệt không trộn lẫn nhau trong quá trình phát triển. Trong thế giới này, tất cả mọi chi tiết, sự kiện đều được coi là những biểu
  18. 12 tượng phản ánh những ước muốn và những vô thức bị dồn nén của tác giả. Cái vô thức này là một cõi riêng, một phần trong cấu trúc tâm thức của mỗi con người - nơi chứa đựng những xung lực bản năng. Những xung lực bản năng và mơ ước bị dồn nén luôn luôn có xu hướng "trồi" lên vùng ý thức dưới những hình thức ngụy trang, qua các cách thức khác nhau, trong đó nhiều nhất là ở những giấc mơ, hoài niệm, qua ngôn ngữ nhân vật, hiện tượng được nhà văn tạo nên, nói nhịu, nói tục, nói với những từ ngữ vô nghĩa, trắng nghĩa, không có thông tin cho đối tượng nghe. Trong đó giấc mơ, tuổi ấu thơ, người mẹ (căn cốt đầu tiên của bào thai) là cửa mở đi vào vô thức. Vì vậy phân tâm học coi tác phẩm văn học là một giấc mơ, là sự thăng hoa bất chợt, bất ngờ của ẩn ức có trong vô thức của thời ấu thơ và tìm cách lí giải nó. Hoạt động của giấc mơ - cũng như của tác phẩm văn học - có thể được tóm gọn vào hai quá trình chính: "dồn nén" và "hoán vị". Trong quá trình "dồn nén", vô số các ước mơ, các ẩn ức và các mặc cảm khác nhau sẽ được kết tập vào một hình thức biểu hiện nhất định. Sau đó, trong quá trình “hoán vị”, hình thức biểu hiện này sẽ được ngụy trang, tức được hoán chuyển sang một hình thức khác phù hợp với các quy ước đạo đức và văn hóa của xã hội. Hai quá trình "dồn nén" và "hoán vị" này tương tự hai cấu trúc "ẩn dụ" (dồn nén ý nghĩa lại theo nguyên tắc tương đồng) và "hoán dụ" (hoán chuyển ý nghĩa này sang ý nghĩa khác theo nguyên tắc tương cận) mà Roman Jakobson đã phát hiện như hai trục chính trong sinh hoạt ngôn ngữ nhân loại. Trong khi Freud hay nói đến bản năng và những xung lực từ vô thức, Lacan lại hay nói đến những ước mơ. Với ông, ước mơ là cái gì có tính bản thể luận, một cuộc đấu tranh nhằm vươn lên cái toàn thể hơn là gắn liền với những xung lực tính dục. Mọi ước mơ đều gắn liền với sự thiếu hụt. Ngay chính ngôn ngữ con người cũng hoạt động trên sự thiếu hụt ấy: điều kiện để từ ngữ có ý nghĩa là sự vắng mặt của cái được biểu đạt và sự loại trừ vô số những cái biểu đạt khác. Trong việc áp dụng phân tâm học vào lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học, cũng xảy ra một số khó khăn, thậm chí vướng mắc về việc lí luận, thậm chí là lên án việc áp dụng này. Điển hình trong quan điểm chống lại phân tâm học ứng dụng là tác giả Pierre Bayard trong cuốn sách Liệu có thể áp dụng văn học vào phân tâm học? (Minuit, 2004)
  19. 13 Nhưng dù có nhiều trường phái và quan điểm khác nhau thế nào, trong thực tế đã từ lâu, diễn giải theo hướng phân tâm học về văn bản văn học vẫn được các nhà phê bình văn học sử dụng. Phân tâm học trong văn học thường được thực hiện theo các cách cơ bản sau: Hoặc là tiến hành phân tâm tác giả (phân tâm tiểu sử, phân tâm phê bình); hoặc là tiến hành phân tâm nhân vật, khi đó ít nhiều người ta xem nhân vật như là những con người thực; hoặc là hình dung rằng sẽ có một “vô thức của văn bản” thuộc về tác phẩm. Trong đó, hai trường phái chính là trường phái làm việc trên tác giả, tiểu sử tác giả và trường phái tập trung vào văn bản. Trong luận văn của mình, chúng tôi kết hợp cả hai trường phái trên. Trong đó, tác giả, tiểu sử tác giả sẽ là một trong những cơ sở nền để chúng tôi đi vào phân tâm nhân vật, để tìm ra những ẩn ức vừa là của chính tác giả, vừa là của những con người tác giả gặp, đồng cảm trong cuộc đời của mình. 1.1.4. Sự khác biệt giữa ẩn ức với các trạng thái tâm lý tiêu cực khác So với một số trạng thái tâm lý tiêu cực như: hoang mang, đau khổ, xấu hổ, nhục nhã, lo lắng, tức giận… thì ẩn ức khác biệt hoàn toàn so với các trạng thái đó. Những trạng thái nêu trên chỉ là một khía cạnh, một lát cắt rất nhỏ trong cuộc sống và tâm lí con người. Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, chuyển hóa, các trạng thái đó cũng chuyển hóa theo, nó giống như cung bậc phải có trong cuộc sống, con người phải đối mặt, phải trải qua. Hoang mang hay lo lắng thì cũng có thể chấm dứt và chuyển sang an tâm, bình thản khi được giúp đỡ, động viên, được lắng nghe và chia sẻ. Đau khổ cũng có thể được xoa dịu qua thời gian, qua sự cứng cỏi và từng trải của bản thân, của hoàn cảnh và môi trường mới, bởi niềm tin và hi vọng. Xấu hổ và nhục nhã cũng có thể giảm cường độ và rơi vào quên lãng khi được phủ bởi lớp bụi thời gian, bởi sự lắng xuống của dư luận và mối quan tâm của những người xung quanh, hay sự chủ động thay đổi không gian và môi trường sống của chủ thể. Tức giận cũng sẽ nhanh chóng trôi đi, bởi nó cũng chỉ là cảm xúc nhất thời, sự bình tâm và tha thứ sẽ khỏa lấp. Trong khi đó, vượt lên trên tất cả, phép cộng của tất cả, ẩn ức là trạng thái vĩnh viễn, giam hãm, thường trực trong tâm trí, khiến cho con người không có lối thoát, không tự giải thoát được cho bản thân, cũng không có ai có thể chia sẻ và giúp đỡ được mình. Ẩn ức như một khối u tâm thức, ngày ngày xuất hiện, án ngữ trong tâm trí, lớn dần lên, tích tụ lại và đè xuống hơi thở, nhịp đập, mạch sống con người. Khối u
  20. 14 này không ác tính tới mức giết chết thân chủ của nó ngay lập tức về mặt sinh học, nhưng lại dần dà và từ từ đốt cháy, bóp nghẹt, quây kín tinh thần của thân chủ, tạo nên sự dằn vặt vĩnh viễn về tinh thần. Cơ thể sinh học của thân chủ dù có khô héo đi, còng quại đi nhưng vẫn tồn tại theo thời gian đời người, nhưng linh hồn và sức sống tinh thần thì ngày một lụi tàn và khô kiệt. Ẩn ức tạo nên cơn hấp hối tinh thần trên cái giá thể hình hài con người, khiến con người luôn luôn ở trong trạng thái dằn vặt, mâu thuẫn nội tâm, không thể đưa ra sự lựa chọn, không thể diễn đạt thành lời, cũng chẳng thể sẻ chia, không thể quyết liệt. Khốc liệt hơn, ẩn ức càng trải qua thời gian, càng tích tụ và khổng lồ hơn, sức nặng hơn, và ẩn ức còn tạo nên cơ chế di truyền, mang tính kế thừa cho thế hệ sau, ẩn ức không cho phép gột rửa, thanh lọc hay làm mới. 1.1.5. Ẩn ức hình thành trong những điều kiện, hoàn cảnh nào? Con người sinh ra và lớn lên qua trục thời gian và về mặt sinh học, còn nhân cách và tâm lý của con người được tạo dựng và sản sinh trong môi trường và không gian phức tạp hơn rất nhiều, có thể là không gian sinh tồn, không gian gia đình, không gian dòng họ, không gian làng bản, vùng đất, là sự lựa chọn của bản thân vào những thời khắc khác nhau, ngả rẽ khác nhau của cuộc đời, mà mỗi thời khắc đều phải đưa ra lựa chọn và phải nhận kết quả từ sự lựa chọn đó. Không dừng lại ở đó, quan niệm và định quy của xã hội, của cộng đồng người, cũng mặc định và chi phối mạnh mẽ nhân cách và tâm lí con người. Như thế, có hàng loạt những nhân tố tác động, những môi trường và không gian mang tính khách quan, nằm ngoài sự chủ động và mong muốn của con người, tương tác lên bản thân con người, tham gia vào quá trình tác tạo khuôn diện, nhân cách và tâm lí con người. Bắt theo quá trình đó, là một kết quả của quá trình đó, ẩn ức nảy sinh và hình thành, gắn chặt với hơi thở và bước chân sinh tồn của xã hội loài người. Ẩn ức có rất nhiều “môi trường dinh dưỡng” để nảy sinh: những bí mật riêng tư, từ niềm hạnh phúc không danh chính, hay từ nỗi đau, những đớn hèn, những mặc cảm, thậm chí là những giày vò về tội lỗi có thể là của mình, của người thân, hay của những người liên quan trực tiếp đến đời sống của mình. 1.1.6. Nhận diện ẩn ức Ẩn ức có rất nhiều dạng thức và biểu hiện tồn tại: Có thể là ẩn ức về cái nghèo truyền kiếp; ẩn ức về thân phận thấp hèn; ẩn ức vì phải chịu khiếm khuyết tự nhiên của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2