Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Biểu tượng trong thơ Tản Đà
lượt xem 6
download
Đề tài tiếp cận các tác phẩm thơ của Tản Đà theo hướng phân tích những biểu tượng chủ đạo, tiêu biểu. Từ đó bạn đọc sẽ thấy được cái hay, cái đẹp, đặc sắc trong nghệ thuật sáng tác thơ Tản Đà. Thông qua những biểu tượng đó ta thấy được tâm hồn, tình cảm của nhà thơ đối với con người cũng như cảnh sắc tươi đẹp của non sông, quê hương, dân tộc mình. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Biểu tượng trong thơ Tản Đà
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ NHUNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TẢN ĐÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THỊ NHUNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TẢN ĐÀ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Điệp THÁI NGUYÊN - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là do tôi viết. Mọi số liệu, tư liệu cũng như kết quả nghiên cứu là của riêng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nông Thị Nhung Xác nhận Xác nhận của khoa chuyên môn của người hướng dẫn khoa học TS. Hoàng Điệp i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Điệp đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo, giúp đỡ em rất nhiều trong qua trình làm luận văn tốt nghiệp. Em cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng, Khoa Sau Đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái nguyên cùng các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị em trong lớp Văn học Việt Nam CH K22 đã giúp đỡ, khích lệ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua. Do năng lực bản thân còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nông Thị Nhung ii
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9 Chương 1. THƠ TẢN ĐÀ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐỀN TÀI ................................................................................................ 1 1.1. Biểu tượng và khái niệm có liên quan .......................................................... 1 1.1.1. Biểu tượng (Symbol) ................................................................................. 1 1.1.2. Biểu tượng văn hóa .................................................................................... 3 1.1.3. Biểu tượng văn học .................................................................................... 4 1.2. Tác giả Tản Đà .......................................................................................... 6 1.2.1. Nhà nho tài tử sống trong thời hiện đại ..................................................... 6 1.2.2. Tản Đà - Nhà nho lãng mạn giữa hai thế kỷ.............................................. 9 1.3. Khái quát về biểu tượng trong thơ Tản Đà ............................................. 11 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 14 Chương 2. NHỮNG BIỂU TƯỢNG TIÊU BIỂU TRONG THƠ TẢN ĐÀ ............................................................................................................ 15 2.1 Biểu tượng Nước ......................................................................................... 15 iii
- 2.1.1 Ý nghĩa gốc của biểu tượng ...................................................................... 15 2.1.2. Ý nghĩa biểu tượng Nước trong thơ Tản Đà ........................................... 19 2.2. Biểu tượng Giời (Trời) ............................................................................... 25 2.2.1. Ý nghĩa gốc của biểu tượng ..................................................................... 25 2.2.2. Ý nghĩa biểu tượng Giời (Trời) trong thơ Tản Đà .................................. 30 2.3 Biểu tượng Đất............................................................................................. 41 2.3.1. Ý nghĩa gốc của biểu tượng ..................................................................... 41 2.3.2. Ý nghĩa biểu tượng Đất trong thơ Tản Đà............................................... 44 2.4 Biểu tượng Dư đồ (Địa đồ) ......................................................................... 52 2.4.1 Ý nghĩa gốc của biểu tượng Dư đồ (Địa đồ) ............................................ 52 2.4.2 Ý nghĩa biểu tượng Dư đồ (Địa đồ) trong thơ Tản Đà ............................. 53 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 63 Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TẢN ĐÀ .................................................................................................. 64 3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................... 64 3.1.1 Ngôn ngữ có tính giản dị, trong sáng, tự nhiên ........................................ 64 3.1.2 Ngôn ngữ giàu tính tạo hình ..................................................................... 67 3.2 Thời gian và không gian nghệ thuật ............................................................ 73 3.2.1 Thời gian mang tính biểu tượng ............................................................... 74 3.2.2 Không gian mang ý nghĩa biểu tượng ...................................................... 80 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 84 KẾT LUẬN....................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87 PHỤ LỤC iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Văn học luôn hướng con người tới những chân trời mới, khám phá những chặng đường mới của cuộc sống cũng như thế giới nội tâm khuất lấp trong mỗi con người. Trong hành trình khám phá và chinh phục đó, ta bắt gặp những biểu tượng xuyên suốt tạo nên tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ tác phẩm của từng nhà thơ. Và thông qua những biểu tượng đó ta tìm thấy được những giá trị, những vẻ đẹp tiềm ẩn của non sông, đất nước, con người. 1.2 Trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc, Tản Đà được mệnh danh là nhà nho tài tử trong thời hiện đại với nhiều sáng tác ở các thể loại khác nhau, những sáng tác của ông đều đem lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Thơ ông viết về những điều bình dị, đời thường nhất trong cuộc sống bằng tất cả sự trải nghiệm của chính cuộc đời mình thông qua những biểu tượng với nhiều tầng ý nghĩa nghệ thuật. 1.3 Được xem là một cây bút xông xáo, nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực, Tản Đà đã để lại cho hậu thế một số lượng tác phẩm đáng kể về thơ ca, văn chương, tiểu thuyết, dịch thuật…Thơ, văn của ông luôn có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhiều tâm sự, suy nghĩ của mình ẩn giấu trong từng câu chữ. Chính vì vậy nó luôn có sức thu hút đối với bạn đọc. Nhiều tác phẩm mang tính thời sự nóng bỏng, gắn liền với vận mệnh của dân tộc mình, do đó thơ văn Tản Đà luôn chiếm một vị trí quan trọng trên văn đàn văn học Việt Nam.Bởi vậy, cho đến nay vẫn còn rất nhiều công trình nghiên cứu vẫn đang tiếp tục khám phá tìm hiểu những tác phẩm văn chương của Tản Đà. 1.4 Là một người tài hoa, cá tính độc đáo với một cái tôi mới mẻ, Tản Đà đã thồi một luồng gió mới mẻ vào nên văn chương đương thời. Tuy nó không mạnh mẽ, cuồng nhiệt như Xuân Diệu,như các nhà Thơ mới, nhưng cũng đủ để cho giới nhà văn, nhà thơ đương thời phải bàn tán, xôn xao. Có rất 1
- nhiều giới nghiên cứu về nhà thi sĩ Tản Đà, nhưng chưa có một ai nghiên cứu về những biểu tượng đặc sắc trong thơ Tản Đà, từ đó đánh giá vị trí, vai trò của nó trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ. Qua những biểu tượng trong các sáng tác thơ Tản Đà, ta hiểu được những giá trị tiềm ẩn, ý nghĩa nhân văn sau từng biểu tượng cũng như những quan niệm, tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm trong đó. Từ đó có thể khẳng định được vai trò cũng như vị trí những sáng tác của Tản Đà trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Để hiểu rõ một cách sâu sắc hơn các tác phẩm văn học cũng như có thể đóng góp một phần tri thức vào việc nghiên cứu, giảng dạy, tìm hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu: “Biểu tượng trong thơ Tản Đà” để tìm ra những giá trị tiềm ẩn, khuất sâu trong từng biểu tượng đó. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khi nghiên cứu về tác giải Tản Đà, đã có rất nhiều ý kiến đánh giá, bình luận trái chiều về ông, trong đó có cả mặt tích cực và tiêu cực. Điều đó được thể hiện rất rõ trong cuốn Tản Đà - về tác gia và tác phẩm [11] của tác giả Trịnh Bá Đĩnh - Nguyễn Đức Mậu, NXB Giáo Dục, 2003. Tản Đà xuất hiện trên văn đàn với Khối tình con đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ: “Dựng ra một cái văn phái mới”, “Quốc dân nhiều người cổ võ” vì “có giọng mới, ý lạ” như lời công nhận và ca ngợi của Phạm Quỳnh. Khi Giấc mộng con xuất hiện trên văn đàn, Phạm Quỳnh đã phê phán nặng nề “Không những không có ích mà còn có hại”, “là đánh thuốc độc cho cả nước”, và răn đe “cái vạ hư văn từ trước tới nay đã gây ra cái gương vong quốc rồi đó” (Nam Phong, số 24). Cũng như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Ngọc không cho Giấc mộng con là văn chương, theo ông văn chương phải là “vỏ bọc tư tưởng” (Nam Phong, số 17). Tư tưởng cá nhân hay cái tôi cá nhân của Tản Đà, cụ thể là Giấc mộng con đã vượt ngưỡng, đã thái quá đối với quan niệm của Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Ngọc. Chính vì lý do đó, nên trong tuyển tập Đào nương ca, 2
- Nguyễn Văn Ngọc không tuyển hát nói của Tản Đà, mặc dù hát nói của Tản Đà được nhiều người đương thời thích và tuyển vào sách của họ. Khi Thơ mới xuất hiện và được khẳng định, thì Tản Đà được đưa ra làm đối tượng phê phán về sự cổ lỗ, báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn đưa Tản Đà ra giễu. Năm 1936, Lưu Trọng Lư đã khinh mạn “Nàng thơ ấm Hiếu mũi thò lò” trên báo Ngày nay. Tuy nhiên, đến năm 1939 sau khi Tản Đà qua đời, ông lại được đề cao. Nếu như trước đây các nhà Thơ mới xếp Tản Đà vào quá khứ thì giờ đây Tản Đà được khẳng định những đóng góp với thơ văn hiện đại. Xuân Diệu đã đánh giá Tản Đà là “người mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại, dám có một cái tôi, dám cho trái tim và linh hồn được có quyền sống cái đời riêng của chúng”. Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Khái Hưng đã viết chân dung Tản Đà ở những nét cá tính ngang tàng, phóng túng, tài hoa, dị thường. Như vậy, đến năm 1939, Tản Đà đã được quan tâm, khẳng định trên nhiều mặt. Năm 1942, Hoài Thanh, Hoài Chân (Thi nhân Việt Nam) và Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện đại) đã đánh giá “Tản Đà là người của hai thế kỷ, đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp sửa” [50]. Cùng năm đó, Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu) đã đưa Tản Đà vào chương trình dạy văn ở trong nhà trường - một biểu hiện đánh giá cao tài năng của Tản Đà. Dương Quảng Hàm cũng nhấn mạnh các yếu tố đã được nhiều người nói đến như giọng điệu nhẹ nhàng, Việt Nam thuần túy, tính ngông ở Tản Đà. Năm 1957, nhóm Lê Quý Đôn trong (Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam) nhận định “Thơ văn Tản Đà phản ánh tâm trạng chung của thời đại những năm cách mạng Việt Nam dịu xuống. Tản Đà là một tài năng bị chế độ thực dân phong kiến đè nén, bị những ngòi bút tay sai của nó vùi dập” [11, dẫn theo tr.135]. 3
- Cũng trong năm 1957, trong Thơ Tản Đà chọn lọc, Nguyễn Hữu Đang xếp Tản Đà gần với Nguyễn Đình Chiểu, qua các cuộc tranh luận những năm 60,79. Năm 1974, trong giáo trình (Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900- 1930) được biên soạn và giảng dạy tại Đại học Tổng hợp, in- rô- nê - ô năm 1977 đã xếp Tản Đà vào mẫu loại nhà nho tài tử…Tản Đà kết hợp văn học bác học với văn chương bình dân, cách tân văn học cũ để hiện đại hóa văn học. Năm 1975, Nguyễn Khắc Xương đã chứng minh chủ nghĩa yêu nước của Tản Đà và xếp Tản Đà vào bộ phận văn học yêu nước cùng Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Thông, Nguyễn Thiện Kê. Chỉ có lòng yêu nước là tiêu chuẩn bao trùm cao nhất để khẳng định giá trị văn học, vì vậy những sầu cảm mộng mị, ngông cuồng ở Tản Đà đã bị thành kiến. Năm 1963, Tầm Dương viết bài Một hiện tượng văn học phức tạp và năm 1964, toàn bộ ý tưởng trong bài này được hoàn chỉnh trong một công trình công phu, công trình hướng tới một cách nhìn toàn diện Tản Đà khối mâu thuẫn lớn. Tầm Dương nghiên cứu và khảo sát tư tưởng, lý giải cơ sở xã hội và mâu thuẫn của nó trong thơ văn Tản Đà. Năm 1974, giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 [24] được biên soạn và giảng dạy ở Đại học Tổng hợp, in rô nê ô năm 1977. Trong giáo trình này tác giả Trần Đình Hượu đặt Tản Đà vào giao đoạn giao thời Đông - Tây, giải quyết lại các vấn đề yêu nước, giai cấp, tư tưởng, cải lương…đã đặt ra trước đó. Đến những năm cuối 70, đầu 80, Tản Đà không được bàn trên báo chí. Năm 1983, Xuân Diệu trong cuốn Thơ Tản Đà [5] tiếp tục khẳng định Tản Đà đưa cái tôi cá nhân vào trong văn học. Từ điển văn học [1] tập II xuất bản 1984, Nguyễn Huệ Chi khẳng định Tản Đà là một hiện tượng độc đáo, đột xuất, là cây bút phóng khoáng, một nhà thơ giao tiếp giữa hai thế hệ cổ điển và Thơ mới. 4
- Năm 1988, kỉ niệm 100 năm ngày sinh Tản Đà, khoa văn Đại học Tổng hợp hội thảo khoa học đã khẳng định thêm vị trí cũng như đóng góp của Tản Đà. Năm 1989, hội nghị Khoa học về Tản Đà do viện Văn học tổ chức tại Hà Nội đã mở rộng sự quan tâm nhiều mặt về Tản Đà. Năm 1997, Trần Ngọc Vương trong cuốn Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung [66] viết về Tản Đà với một số lượng trang khá lớn, với nhan đề Sự thống nhất giữa các mâu thuẫn trong tư tưởng và trong sáng tác của Tản Đà. Mặc dù được công bố năm 1997, nhưng bài viết đã được hoàn thành từ năm 1976, dưới sự hướng dẫn khoa học của vị ân sư Trần Đình Hượu. Như vậy có thể thấy rất nhiều ý kiến trái chiều về Tản Đà nhưng cuối cùng họ đều đi đến khẳng định, công nhận những đóng góp của Tản Đà trong tiến trình văn học dân tộc, và vị trí của thi sĩ Tản Đà trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Những công trình nghiên cứu về Tản Đà chủ yếu ở phương diện thi pháp, phong cách, cá tính. Theo sự thống kê của Nguyễn Ái Học trong luận án Tiến sĩ Thi pháp thơ Tản Đà [19] cho đến nay đã có hơn 300 công trình nghiên cứu, giới thiệu, phê bình, bình luận ở các cấp về cuộc đời, thơ văn Tản Đà. Và hiện tại vẫn còn có rất nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về Tản Đà. Như vậy có thể thấy được, thơ Tản Đà có một sức sống mãnh liệt, có sức ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ bạn đọc. Nguyễn Ái Học đã chia lịch sử nghiên cứu Tản Đà thành ba hướng chính: thứ nhất là nghiên cứu Tản Đà với cái Tôi ngông nghênh, cá tính. Thứ hai là nghiên cứu thơ Tản Đà theo hướng tìm hiểu tư tưởng, loại hình nhà văn. Thứ ba là nghiên cứu thơ Tản Đà theo hướng phân tích, bình luận, bình giảng các tác phẩm thơ. Là một nhà văn lãng mạn, đa sầu đa cảm. Nên khía cạnh này cũng được nhiều nhà phê bình, nghiên cứu hướng đến. Xuân Diệu đã từng nhận định: “Chất lãng mạn thì vạn đại vốn có ở trong gió mây sấm chớp của trời đất, vốn 5
- có trong thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du…nhưng chủ nghĩa lãng mạn với cái tôi, cái bệnh của thế kỉ…với cái buồn mơ màng, cái cảm xúc chơi vơi của cái tôi…, phải những chục năm đầu của thế kỷ 20 với Tản Đà, mới có” [3, tr.9]. Trong cuốn Tản Đà thơ và đời [67], Nguyễn Khắc Xương đã đi nghiên cứu tìm hiểu khá kĩ, chi tiết, cụ thể cuộc đời, con người cũng như những thăng trầm trong sự nghiệp, những mối quan hệ phức tạp. Trong Tản Đà toàn tập [68], Nguyễn Khắc Xương đã nghiên cứu về thơ, dịch thuật, văn xuôi của Tản Đà. Đây là một công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ, có giá trị lớn vì nó mang ý nghĩa bảo tồn, gìn giữ lại tất cả khối lượng tác phẩm của ông. Trong cuốn Tản Đà,khối mẫu thuẫn lớn [8], Tầm Dương đã nghiên cứu chỉ ra những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến cá tính, sự nghiệp của Tản Đà. “Tản Đà là nhà văn đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có can đảm sinh sống bằng ngòi bút của mình. Tản Đà chính là nhà văn thứ nhất mà “vợ dại con thơ, sự sinh hoạt trông nhờ ngòi bút”[8, tr.33]. Tác giả cũng khẳng định có nhân tố lãng mạn trong những sáng tác của Tản Đà, bởi nếu không có nhân tố lãng mạn thì có thể những vần thơ của Tản Đà đã không còn đượ bạn đọc yêu mến và tồn tại. Trong cuốn Tản Đà trong lòng thời đại [71] đã giới thiệu, tập hợp những lời bình, sự nghiệp, giai thoại về Tản Đà. Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu khá kĩ càng và sắc nét, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, đa chiều về con người và cuộc đời Tản Đà. Sống trong bối cảnh đất nước rối ren, sự giao thời của cái cũ, mới nên thơ ông cũng bị ảnh hưởng. Trong cuốn sách này cũng tổng hợp rất nhiều bài nghiên cứu của nhiều học giả nổi tiếng như: Nguyễn Khắc Xương, Trần Ngọc Vương, Trần Đình Hượu… Lịch trình tiếp cận Tản Đà tuy mới chỉ là một quãng ngắn, nhưng chắc chắn đã được tiếp xúc với những vấn đề cơ bản. Tản Đà còn là một nhà thơ còn được tiếp tục nghiên cứu và bộ môn lịch sử văn học, lý luận văn học còn tiếp 6
- tục được điều chỉnh, phát triển. Như vậy có thể thấy rằng, ngoài những công trình nghiên cứu của nhiều học giả nổi tiếng trên, còn có rất nhiều bài báo, nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về Tản Đà trên nhiều phương diện, nhiều mặt khác nhau. Đó cái tôi cá nhân ngông nghênh, cá tính, phóng khoáng của Tản Đà; ảnh hưởng của văn học dân gian đến thơ Tản Đà; những cảm hứng chủ đạo trong thơ; thơ thất ngôn của Tản Đà;loại hình ký giả, văn nhân…tất cả đều được các tác giả nghiên cứu tỉ mỉ và khá rõ ràng. Tuy nhiên qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng những công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến cuộc đời tác giả với những thăng trầm, phong cách, cá tính ngông nghênh, nghệ thuật thơ ca Tản Đà… chứ chưa ai nghiên cứu sâu, kĩ về những biểu tượng trong thơ Tản Đà từ góc độ nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở những đánh giá, bình luận, nghiên cứu văn học suốt quá trình qua, chúng tôi tiến hành tìm hiểu “Biểu tượng trong thơ Tản Đà” với hy vọng sẽ hé lộ được nhiều vấn đề lý thú chưa được khai thác, và để khẳng định được những đóng góp cũng như ảnh hưởng của nhà thơ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi tiếp cận các tác phẩm thơ của Tản Đà theo hướng phân tích những biểu tượng chủ đạo, tiêu biểu. Từ đó bạn đọc sẽ thấy được cái hay, cái đẹp, đặc sắc trong nghệ thuật sáng tác thơ Tản Đà. Thông qua những biểu tượng đó ta thấy được tâm hồn, tình cảm của nhà thơ đối với con người cũng như cảnh sắc tươi đẹp của non sông, quê hương, dân tộc mình. Ngoài việc nghiên cứu khoa học cho chính bản thân, hi vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ làm tư liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc, cho nhà trường phổ thông trong việc đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, cảm thụ thơ Tản Đà. Hướng tới những mục đích trên, chúng tôi đi vào giải quyết những nhiệm vụ sau: 7
- Đi sâu vào nghiên cứu “Biểu tượng trong thơ Tản Đà” nhằm tìm ra những đặc trưng, thể hiện của biểu tượng và những ý nghĩa sâu xa, giá trị tiềm ẩn khuất lấp trong từng biểu tượng đó. Trên cơ sở đó, một lần nữa khẳng định những đóng góp của ông trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là “Biểu tượng trong thơ Tản Đà”. Chúng tôi tập trung vào tìm hiểu một số biểu tượng tiêu biểu trong các tác phẩm thơ Tản Đà, đó là những biểu tượng có ý nghĩa phổ quát, xuất hiện nhiều lần và phổ biến trong các tác phẩm từ đó tạo nên những giá trị đích thực cho tác phẩm. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn là Biểu tượng trong thơ Tản Đà trên bình diện nội dung và nghệ thuật. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đề tài luận văn “Biểu tượng trong thơ Tản Đà”, do đó đề tài này chúng tôi tập trung chủ yếu vào các sáng tác thơ của Tản Đà, cụ thể là 304 bài thơ trong Thơ Tản Đà (2012), Nxb Văn học [40]. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề của đề tài nêu ra, chúng tôi sử dụng chủ yếu những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh 6. Đóng góp của luận văn Luận văn hướng đến những đóng góp ý nghĩa: Tiếp cận các tác phẩm thơ Tản Đà từ phương diện biểu tượng nhằm phân tích, đưa ra những giá trị tiềm ẩn sau những biểu tượng. Từ đó khẳng định được vai những đóng góp của Tản Đà trong tiến trình nền văn học Việt Nam. 8
- 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài Chương 2: Những biểu tượng tiêu biểu trong thơ Tản Đà Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Tản Đà 9
- Chương 1 THƠ TẢN ĐÀ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐỀN TÀI 1.1. Biểu tượng và khái niệm có liên quan 1.1.1. Biểu tượng (Symbol) Biểu tượng là một khái niệm đã được đưa vào nghiên cứu trên nhiều phương diện ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay cả Việt Nam, biểu tượng cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra khái niệm. Trong tiếng Anh biểu tượng được viết bằng chữ “symbol” được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là ký hiệu, lời nói, dấu hiệu, triệu chứng… Theo Từ điển tiếng Việt (GS Hoàng Phê): “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào các giác quan đã chấm dứt” [42, tr.132]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi): “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [15, tr.1]. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Jean Chevalier): “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu ở chỗ dấu hiệu là một quy ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau trong khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [27, tr.76]. Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được lưu giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng không phải hoàn 1
- toàn là thực tế, bởi vì nó xây dựng lại hình ảnh thực tế sau khi đã được tri giác. Nhưng những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể. Tuy nhiên cần hiểu rằng, không phải bất cứ hình ảnh nào cũng là biểu tượng, nó phải cao hơn hình ảnh và mang một ý nghĩa sâu xa, giúp con người khơi gợi ra những giá trị tiềm ẩn mà không phải ai cũng nhận thấy ngay. Vì thế, biểu tượng phải là những hình ảnh chứa đầy ý nghĩa sâu sắc, mà khi đi sâu khám phá nó,ta mới cảm nhận được hết được những tầng nghĩa đó. Biểu tượng luôn gắn liền với cuộc sống, trải qua một quá trình từ khi con người có thể ý thức được đến khi trưởng thành, chúng ta đã tích lũy được cho bản thân mình vốn sống, kinh nghiệm sống và được lưu giữ trong trí nhớ. Những hình ảnh của sự vật hiện tượng mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống lại hàm chứa một ý nghĩa sâu xa khác theo cách cảm nhận riêng của mỗi người tạo nên tính đa nghĩa cho biểu tượng. Những hình ảnh đó được nhà văn đưa vào trong các sáng tác của mình thường xuyên và gửi gắm vào trong đó những ý nghĩa sâu xa của chính bản thân về cuộc đời và con người. Khi độc giả tiếp xúc với những hình ảnh quen thuộc đó sẽ nhận ra được dụng ý của nhà thơ, nhà văn gửi gắm trong đó, làm cho những tác phẩm đó có sức sống và tồn tại cùng thời gian. Đó là những biểu tượng mang tính cá nhân được nhà thơ quy định. Ngược lại, trong một thời điểm lịch sử nhất định, trong một xã hội nhất định, có những hình ảnh được cả cộng đồng đó thừa nhận và nó mang một dụng ý sâu xa ẩn chứa trong hình ảnh đó, trải qua một thời gian dài nó vẫn mang ý nghĩa nội hàm nhất định không thay đổi thì nó sẽ trở thành biểu tượng của cả cộng đồng đó. Nếu như với người Việt Nam chúng ta, hoa sen được coi là biểu tượng cho sự thanh xuân, tinh khiết, biết hòa nhập, thích nghi với môi trường, thanh lọc những chất nhơ bằng thân rễ của chính mình giữa mênh mông nước nổi, ngai ngái mùi bùn nhưng vẫn vươn lên rạng ngời. Thì ở đất nước Nhật Bản, 2
- loài hoa anh đào được coi là biểu tượng cho cái đẹp, sức sống mãnh liệt, cho sự khiêm nhường nhẫn nhịn. Loài hoa tưởng như mong manh, yếu đuối không thể trụ nổi trước những cơn gió, bão nhưng vẫn hiên ngang, vẫn vươn lên khoe sắc với đời. Như vậy, có thể thấy rằng biểu tượng cộng đồng phải được cả xã hội đó thừa nhận và mang một ý nghĩa nhất định cho cả cộng đồng đó. Trải qua một thời gian dài với những biến cố, thăng trầm của lịch sử nó vẫn giữ nguyên được những giá trị, ý nghĩa nhất định mà không hề bị chết yểu, vẫn luôn tồn tại cùng thời gian, đó mới được coi là biểu tượng. Hiện nay, biểu tượng vẫn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra những định nghĩa khác nhau dựa trên những cơ sở, quan điểm riêng, nhưng trong những định nghĩa đó ta vẫn thấy có những đặc điểm chung về biểu tượng. Biểu tượng chính là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã được tri giác từ trước. Nó kích thích, gợi mở, giúp chúng ta vượt qua dáng vẻ bên ngoài để đi tìm ý nghĩa ẩn kín, thiêng liêng và đạt tới cõi siêu thực. 1.1.2. Biểu tượng văn hóa Văn hóa là một khái niệm nội hàm mang ý nghĩa rất rộng với nhiều cách hiểu khác nhau bao gồm cả hai khía cạnh vật chất như: nhà cửa, đồ đạc, phương tiện, quần áo…và khía cạnh phi vật chất như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị…nó mang những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra. Theo G.S Đinh Gia Khánh đã nói: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [28, tr.4]. Theo Từ điển tiếng Việt của Hồng Mây - Ngọc Sương - Minh Mẫn: “Văn hóa là những điều hiểu biết, kiến thức có trình độ cao, biết cách cư xử” [34, tr.341]. Do đó có thể hiểu được văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người, không chỉ liên quan đến tinh thần mà còn bao gồm cả vật chất. 3
- Như vậy biểu tượng văn hóa là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được cộng đồng người nhận biết. Từ vật chất, phi vật chất: âm thanh, đồ vật, hành động đến ký tự, ngôn ngữ…đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa luôn tồn tại trong đời sống xã hội, nó có khi hiện diện trong các phong tục, tập quán, lễ hội của con người hay những tìn hiệu dân gian như: Cây Nêu - biểu tượng văn hóa trong các lễ hội của người Cor, nhà Gươl- biểu tượng văn hóa của người Cơ Tu hoặc có khi chúng lại được khai thác ở những lĩnh vực tâm linh, trong nghệ thuật truyền thống như: Biểu tượng Âm - Dương trong sự sống - chết, trong hôn nhân, trong mỗi quốc gia, dân tộc; Biểu tượng chùa Một Cột, biểu tượng long, ly, quy, phụng… Khi nói đến trang phục của dân tộc Việt Nam, ta có thể nghĩ ngay đến Áo dài. Trải qua nhiều thời, kỳ, nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng tà áo dài vẫn tồn tại cùng thời gian. Nó được xem là trang phục truyền thống, là biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Áo dài được xem như một trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt, trang trọng như những ngày lễ lớn của đất nước, lễ cưới hỏi, ngày tết, ngày tốt nghiệp và cả những cuộc thi quan trọng. Áo dài luôn được người phụ nữ Việt Nam coi trọng bởi nó tôn lên vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc. Không chỉ đơn thuần là cái áo - áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục người phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hóa vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. Chung quy lại, biểu tượng chính là một thành tố cơ bản, quan trọng để tạo nên văn hóa. Những biểu tượng mang giá trị vật chất và tinh thần đó đi cùng với sự phát triển của cộng đồng con người và xã hội đã trở thành những tinh hoa, thành những biểu tượng văn hóa truyền thống để lại những dấu ấn, những giá trị nhân văn cao cả của cộng đồng con người và dân tộc. 1.1.3. Biểu tượng văn học Biểu tượng văn học là các biểu tượng nghệ thuật cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học. Vì vậy trước hết có thể thấy biểu tượng nghệ 4
- thuật trong văn học giúp cho tác giả bộc lộ được những tư tưởng, tình cảm cá nhân, bộc lộ được nội tâm sâu kín trong tâm hồn mình. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý phân biệt được biểu tượng khác với hình ảnh. Hình ảnh có được do chúng ta dùng cảm giác hoặc tri giác sự vật hiện tượng, cho nên hình ảnh là ở thì hiện tại, nó thể hiện trọn vẹn cái chủ thể tri giác được. Nhưng khi đi vào các tác phẩm văn học, hình ảnh đó không chỉ được tác giả tri giác mà còn mang thêm những tâm tư, tình cảm, cảm xúc. Biểu tượng được hình thành trên cơ sở tri giác và cảm giác được lưu giữ lại trong ý thức, do đó biểu tượng cao hơn cảm giác. Xét trong toàn bộ tác phẩm văn học, biểu tượng đó phải là những hình ảnh mang sức gợi lớn, được lặp đi lặp lại nhiều lần. Biểu tượng văn học thường có sự cộng hưởng bởi các yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội của dân tộc. Ngay từ trong văn học dân gian, đã có rất nhiều biểu tượng mang giá trị văn hóa sâu sắc, ý nghĩa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hình ảnh “dải yếm” của người phụ nữ Việt Nam đã trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp của người thiếu nữ, là cầu nối gặp gỡ, tình tự giao duyên và biểu thị một tình yêu thủy chung son sắt… Đến những tác phẩm văn học về sau, các tác giả cũng sử dụng những biểu tượng nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân để tăng giá trị và chiều sâu cho tác phẩm của mình. Nó giúp cho tác phẩm có sức hút, ấn tượng vừa mang một vẻ đẹp thẩm mỹ vừa giúp người đọc đạt được sự khoái cảm của trí tuệ. Điều đó tạo nên sức hấp dẫn, mới lạ cho văn chương nghệ thuật. Hay một biểu tượng hay được nhắc đến trong các tác phẩm, đó là “cây tre”. Trong thơ Nguyễn Duy, “cây tre” là biểu tượng cho tâm hồn, khí phách, dân tộc Việt Nam. Cây tre còn là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, anh dũng… Nó xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm văn học, từ những câu truyện truyền thuyết, cổ tích cho đến những tác phẩm văn chương hiện đại. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 306 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 254 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 235 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 243 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn