intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lí luận và thực tiễn của cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Phong Điệp; Chương 2 - Cảm quan về đời sống và con người đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp; Chương 3 - Một số phương thức nghệ thuật thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp

  1. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- NGUYỄN THÁI DŨNG CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2017
  2. ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- NGUYỄN THÁI DŨNG CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hải Ninh Thái Nguyên – 2017
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thái Dũng
  4. iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Văn - X ã h ộ i , T rường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Hải Ninh - người đã tận tình hướng dẫn, tin tưởng và giúp đỡ trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tác giả hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thái Dũng
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. i PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 2.1. Những đánh giá về văn học đô thị trong văn học Việt Nam đương đại . 2 2.2. Những đánh giá về tác phẩm của Phong Điệp ........................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 8 4. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................. 9 4.1. Phương pháp hệ thống. ............................................................................ 9 4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu. ............................................................. 9 4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp. ......................................................... 9 4.4. Phương pháp lịch sử - xã hội.................................................................. 9 4.5. Phương pháp thống kê - khảo sát. ........................................................... 9 4.6. Phương pháp thi pháp học ..................................................................... 10 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................. 10 5.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 10 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 10 6. Cấu trúc của luận văn................................................................................... 10 7. Đóng góp của luận văn. ............................................................................... 11 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT PHONG ĐIỆP ........................................................... 12 1.1. Giới thuyết về cảm quan đô thị trong văn học ......................................... 12 1.1.1. Văn học đô thị .................................................................................... 12 1.1.2. Cảm quan đô thị ................................................................................. 14
  6. vi 1.2. Sơ lược về cảm quan đô thị trong văn học Việt Nam............................... 17 1.2.1. Giai đoạn trước thế kỷ XX ................................................................. 17 1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ XX đến 1945 ...................................................... 19 1.2.3. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 ............................................................... 25 1.2.4. Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay ................... 26 1.3. Sự hình thành cảm quan đô thị trong sáng tác Phong Điệp...................... 29 TIỂU KẾT ........................................................................................................ 33 CHƯƠNG 2: CẢM QUAN VỀ ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP ................................................................ 35 2.1. Cảm quan về đời sống đô thị .................................................................... 35 2.1.1. Quá trình đô thị hóa và góc nhìn đô thị.............................................. 35 2.1.2. Những xung đột giá trị văn hóa, đạo đức trong đời sống đô thị ........ 40 2.2. Cảm quan về con người đô thị .................................................................. 47 2.2.1. Con người trong cuộc mưu sinh và lập nghiệp .................................. 47 2.2.2. Con người với ký ức về quá khứ và quê nhà ..................................... 54 2.2.3. Con người tha hóa. ............................................................................. 57 TIỂU KẾT ........................................................................................................ 60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP ...................... 62 3.1. Ngôn ngữ nhân vật .................................................................................... 62 3.1.1. Ngôn ngữ mang màu sắc thị dân đời thường ..................................... 62 3.1.2. Ngôn ngữ giàu nhịp điệu và tốc độ. ................................................... 67 3.2. Ngôi kể và điểm nhìn ................................................................................ 71 3.2.1 Ngôi kể ................................................................................................ 71 3.2.2. Điểm nhìn ........................................................................................... 74 3.2.2.1. Điểm nhìn bên trong .................................................................... 75 3.2.2.2. Sự di động điểm nhìn ................................................................... 78 3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật ......................................................... 84
  7. vii 3. 3.1 Không gian nghệ thuật. ...................................................................... 84 3.3.1.1. Không gian thành thị đầy bất trắc. ............................................... 85 3.3.1.2. Không gian đô thị ảo. ................................................................... 92 3.3.2. Thời gian nghệ thuật........................................................................... 93 3.3.2.1. Độ căng và sức nén của thời gian ................................................ 97 3.3.2.2 Mất ý thức về sự diễn tiến của thời gian..................................... 101 TIỂU KẾT ...................................................................................................... 104 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 108
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc xâm lược thuộc địa của thực dân Pháp năm 1858 đã làm thay đổi rõ rệt mọi mặt của xã hội Việt Nam và tác động lớn tới đời sống văn hóa cũng như văn học Việt Nam. Tuy chưa hình thành một dòng văn học đô thị nhưng ngay từ nửa đầu thế kỷ XX, cảm quan đô thị đã xuất hiện khá nhiều trong văn học đặc biệt là văn học giai đoạn 1930-1945. Các nhà văn như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao…, những người sống trong bầu khí của quá trình đô thị hóa thời kỳ này đã bộc lộ những cảm xúc, thái độ và cái nhìn riêng về đời sống đô thị qua hàng loạt các tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu của mình. Phong Điệp thuộc thế hệ nhà văn sinh ra sau chiến tranh, trưởng thành trong thời kì hội nhập mạnh mẽ. Tác giả này được đông đảo độc giả biết đến qua truyện ngắn Ma mèo, truyện ngắn được giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ Trẻ 1996 – 1997, khi chị vẫn còn là sinh viên đại học. Sau này, tên tuổi của chị đã có một vị trí vững chắc trong lòng độc giả qua hàng loạt các tiểu thuyết như Lạc chốn thị thành, Blogger, Ga kí ức, Vực gió và các tập truyện ngắn tiêu biểu như Khi ta hai mươi, Ma mèo, Người phía bên kia đường, Phòng trọ, Vườn hoang, Kẻ dự phần..., tản văn Bay trên mái nhà thành phố... Sinh ra ở thành Nam, học tập, sinh sống và làm việc ở Hà Nội, tuy nhận mình là dân “ngụ cư” nơi Hà thành nhưng Phong Điệp luôn nặng trĩu suy tư về đô thị nơi chị đang sống. Có thể nói rằng, Phong Điệp viết nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết về đề tài đô thị. Qua các tác phẩm của mình, Phong Điệp đã có những kiến giải riêng về đời sống đô thị theo cách nhìn của một nhà văn nữ sắc sảo và tinh tế Trong thời gian qua, các tác phẩm của Phong Điệp đã được đông đảo các nhà văn, giới phê bình, nghiên cứu và bạn đọc nhiệt thành đón nhận. Đã có những cuộc hội thảo, bài viết, luận văn nghiên cứu về cấu trúc tác phẩm, nghệ thuật tự
  9. 2 sự của tiểu thuyết Phong Điệp. Nhiều bài báo đã đề cập vấn đề đô thị trong tiểu huyết của Phong Điệp, song chưa có công trình nghiên cứu nào lấy cảm quan đô thị làm đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện. Luận văn lựa chọn “Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu và lý giải những nét mới và riêng khác trong cảm quan đô thị của một cây bút đáng chú ý hiện nay, góp phần nhận diện sự đa dạng, phong phú của bức tranh văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những đánh giá về văn học đô thị trong văn học Việt Nam đương đại Có thể nói, trong những năm gần đây, văn học đô thị thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình, học viên, sinh viên và cả bạn đọc. Nhiều cuộc hội thảo, nhiều luận văn thạc sĩ, đã lấy văn học đô thị làm đối tượng nghiên cứu. Trong cuộc tọa đàm “Văn học đô thị hôm nay” do tạp chí Người đô thị tổ chức, nhà báo Trần Trung Chính cho rằng: “Trong các thuộc tính của văn học đô thị đã được nêu: cuộc sống người viết, khung cảnh và con người thị dân, tính hiện đại (cũng là tính đô thị) có thể là các cơ sở để nhận biết một tác phẩm văn học đô thị. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp cụ thể nào, một tác phẩm cụ thể nào cũng hội đủ các yếu tố đó. Có thể nói rằng văn học đô thị Việt Nam vẫn đang trong quá trình hình thành, như hình hài các đô thị Việt Nam.” [47]. Cũng trong tọa đàm về văn học đô thị này, Đỗ Lai Thúy cho rằng “tiểu thuyết đô thị Việt Nam còn ít về đề tài đô thị, nếu có thì đôi khi đô thị thường được nhìn bằng sự hoài niệm nông thôn. Bởi vậy, tính đô thị của nó chủ yếu biểu hiện ở phương diện thể loại”[47]. Đại diện cho các nhà văn trẻ tham gia buổi tọa đàm, Hà Thủy Nguyên chia sẻ: “Thế hệ những người được sinh ra ở đô thị (8x, 9x) thì sự ám ảnh về đô thị hóa như là sự thoái hóa về nhân cách con người không phải vấn đề lớn. Đề tài mà họ quan tâm là viết về bản thân mình, những chiêm nghiệm, suy nghĩ, suy
  10. 3 tưởng bản thân. Họ chui vào đó (bản thân) và câu chuyện văn chương của họ, viết về chính thế giới ấy”[47]. Chị tin tưởng: “khi chúng ta hoàn toàn ở trong đô thị rồi, chúng ta thấm nhuần tính đô thị, họ sẽ viết về những điều khác”. Là người luôn bám sát mảng văn xuôi Việt Nam đương đại, Đỗ Hải Ninh nhấn mạnh đến cảm thức về đô thị: “Trong văn học đương đại đã có những tác giả thành công khi viết về đô thị, thể hiện được nét đặc sắc cuộc sống và con người đô thị như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Danh Lam, Trần Nhã Thụy, Phong Điệp,... Sáng tác của họ đã chạm đến nơi sâu khuất của con người và đời sống đô thị: nỗi cô đơn, sự trống rỗng, cuộc sống đơn điệu, thiếu vắng. Cuộc sống đô thị vừa là biểu tượng của cái hiện đại, của văn minh công nghiệp, đầy cám dỗ vừa ẩn chứa những đe dọa, với sự tha hóa nhân tính và nỗi mặc cảm…”[47]. Với cái nhìn khá lạc quan về văn học đô thị, Nguyễn Mạnh Tiến cũng có nhận xét: “nếu như văn học đô thị ở phương Tây là một dòng phát triển lớn, có nhiều thành tựu đáng kể thì văn học đô thị ở Việt Nam, dù là một vấn đề thú vị, vẫn chưa phải là dòng chủ lưu. Đó là, đô thị Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thực sự là đô thị theo đúng nghĩa của nó. Đô thị Việt Nam là sự chắp vá, chỉ là “cái siêu làng” trương nở ra mà thôi. Vì thế, người sống ở đô thị Việt Nam, trong đó có cả các nhà văn, vẫn mang nặng tâm tính, nếp nghĩ, nếp cảm của nông dân, cho dù họ có tuyên bố là đã “đô thị hóa” hoàn toàn. Chính bởi thế, văn học đô thị dù hình thành nhưng không phát triển mạnh mẽ và chưa được giới nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của các đô thị, sự mở rộng các đô thị xâm lấn vùng nông thôn, có thể nhìn thấy trước văn học đô thị sẽ là một chủ đề nổi trội.”[47]. Cũng có những kiến giải riêng về văn học đô thị, Mai Anh Tuấn khẳng định “sự vắng mặt hoặc bị lép vế khá lâu của tầng lớp trung lưu đô thị và tư sản nội địa trong xã hội miền Bắc từ sau 1945 khiến cho văn học giai đoạn này ít đề cập đến đô thị. Phải từ Đổi mới, trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị
  11. 4 Hoài thì đô thị mới tái xuất với tư cách là nơi chốn của các yếu tố thị trường và nhân cách, đạo đức mới/khác có khả năng phá vỡ các giá trị mặc định và đối kháng với nông thôn. Muộn hơn, trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà và gần đây là của các nhà văn trẻ, đô thị được nhìn ở khía cạnh lịch sử, thế tục của nó, nơi cần đến thái độ chấp nhận hơn là chối từ, dù về cơ bản, nó luôn khía vào nỗi cô đơn, lạc lõng, sự phân rã của con người. Cảm thức đô thị đương đại, vì thế, đòi hỏi những nỗ lực làm mới bút pháp và thể loại để vừa lòng độc giả ngày một sành sỏi”[47]. Dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng các ý kiến đều khẳng định văn học đô thị Việt Nam tuy chưa phát triển mạnh mẽ và chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức nhưng mảng văn học này đã có những đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam và trong tương lai sẽ là một mảng đề tài nổi trội. 2.2. Những đánh giá về tác phẩm của Phong Điệp Nhà văn Phong Điệp thành công khá sớm và có sức viết khá bền bỉ, các tập truyện ngắn và sau này là tiểu thuyết của chị liên tục xuất hiện với tần suất khá dày và đều, một số tập truyện ngắn đã được giải thưởng cao trong các cuộc thi. Đọc truyện ngắn của Phong Điệp ta có thể nhận thấy “cái hay trước hết là ở nội dung câu chuyện, thấm đẫm sự cảm thông, chia sẻ, bao dung và độ lượng với từng số phận, hoàn cảnh (khốn khổ, khốn nạn, nhếch nhác) của các nhân vật Chị chưa hề lên án những nhân vật mà ở những cây bút khác rất dễ "xây dựng" thành "kẻ xấu", để đối lập với người tốt mà nhiều khi còn "bênh"họ, "bào chữa" cho họ với những luận lý không có trong sách luật nhưng lại tìm thấy trong trái tim nhân hậu” [62]. Nói về nghệ thuật trong văn xuôi của nhà văn Phong Điệp, nhà văn Hoàng Quảng Uyên nhận xét: “truyện của Phong Điệp hầu như không có cốt truyện (lớp trẻ bây giờ hay viết thế, văn học hiện đại, hậu hiện đại hay viết thế?) - Truyện chỉ là những mảnh ghép số phận và hoàn cảnh bằng một chất keo dính chặt bởi bàn tay khéo léo, xâu chuỗi bởi sợi chỉ đỏ. Những mảnh ghép tưởng bình thường, không có gì, đôi khi còn "vớ vẩn" nữa bỗng trở nên có vấn đề, có tư tưởng.
  12. 5 Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói (đại ý): “Văn người ta (ý nói văn nước ngoài) toàn viết những truyện nhỏ nhặt, "vớ vẩn" mà ra cái to lớn, mà có tư tưởng . Văn ta viết toàn những vấn đề, đề tài lớn mà lại thành ra "vụn vặt", "vớ vẩn"” Đúng vậy,năng lực quan trọng nhất của nhà văn là ở chỗ nhìn ra được những cái to lớn, vĩ đại trong những cái (tưởng như) nhỏ bé, tầm thường. "Anh hùng đoán giữa trần ai mới tài". Đọc truyện ngắn Phong Điệp tôi như hiểu thêm ra những điều này.” [62] Trong bài viết Đôi nét về Phong Điệp và tập truyện Phòng trọ nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Thông thường khi viết truyện ngắn, các nhà văn thường “thủ” sẵn một vấn đề nào đó làm thông điệp gửi đến độc giả. Rồi từ vấn đề đó mà tạo dựng truyện và các nhân vật. Cốt truyện dựng sao cho hấp dẫn và các nhân vật cũng phải thật sinh động. Có khi chỉ một vài câu đối thoại ngắn gọn là lột tả được hết tính cách và tâm địa của nhân vật. Phong Điệp dường như không quan tâm lắm đến những thao tác quen thuộc ấy của nghề văn. Chị viết tự nhiên. Mỗi truyện là một khoảnh khắc, một mảnh đời. Khoảnh khắc không có gì đặc biệt và mảnh đời cũng rất bình dị, lại được kể bằng một giọng nhỏ nhẹ, dửng dưng, dửng dưng đến lạnh lùng. Dường như truyện nào của chị cũng là những nét chấm phá bàng bạc, cốt để gợi chứ không tả, cũng không nói hết, nghĩa là không đi đến tận cùng của mọi vấn đề. Đây có lẽ là một ý thức, một dụng công của tác giả”[35]. Trong bài viết Phong Điệp – một sức viết đáng nể, một cách viết đã đi vào độ thành thục, tác giả Nguyên An đánh giá: “Phong Điệp với các trang viết của mình, với sự có mặt trên diễn đàn sáng tác đương đại đã là một hiện tượng mà khi ta nghiên cứu, phân tích, bình luận thì không chỉ có ích cho Phong Điệp mà còn có ích cho rất nhiều người sáng tác khác, bất kể họ mới cầm bút hay đã in ấn một số tác phẩm rồi”.[1] Sau thành công của tập truyện ngắn Ma mèo và hàng loạt tập truyện ngắn khác, Phong Điệp đã thử sức với loại hình tiểu thuyết bằng tác phẩm Lạc chốn thị thành. Khi cuốn sách ra đời nhà văn Nguyễn Đông Thức đã đánh giá: “Cả
  13. 6 một thực trạng giới trẻ vất vả chen chân vào đời ở các thành phố lớn hiện ra khá đầy đủ trong Lạc chốn thị thành. Đẹp nhất trong truyện là một tình bạn thủy chung, thứ tình cảm quý hiếm hiện nay. Một tình bạn dựa vào đó, người ta dẫu có đi lạc vẫn có thể quay về. Đọc và thấy lòng nhẹ hẳn đi với thứ tình bạn thuần khiết ấy, sau bao nhiêu bạo liệt của cuộc sống đã được tác giả thỏa tay."[16]. Ông khẳng định cuốn Lạc chốn thị thành: “hoàn toàn có thể thể xây dựng thành một bộ phim dài nhiều tập dành cho giới trẻ”[16]. Tuy nhiên, nói theo nhà văn Đông Thức thì Phong Điệp viết có phần hơi vội vì là một nhà báo trẻ ở thủ đô, Phong Điệp có quá đủ tư liệu và vốn sống để có thể viết sâu và hay hơn nữa với đề tài và cốt truyện này. Từ Lạc chốn thị thành đến Blogger đã đánh dấu một thay đổi lớn trong văn phong của tác giả Phong Điệp. Nhiều đánh giá, nhận xét về những đổi mới trong cuốn tiểu thuyết Blogger đã được đưa ra. Đoàn Minh Tâm trong bài viết Vài cảm nhận về tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp đã nhận định: “thoạt nhìn vào nhan đề tiểu thuyết, không ít người lầm tưởng Blogger sẽ chỉ đề cập thuần túy đến cuộc sống của những cư dân mạng. Nhưng Blogger không chỉ giới hạn ở đề tài đang là một trong những đề tài “hot” thu hút sự quan tâm của nhiều người mà còn mở rộng biên độ sang chuyện thân phận, cuộc đời của người phụ nữ, sang chuyện gia đình… Nói một cách chính xác, blog và cuộc sống của cư dân mạng là điểm tựa cho Phong Điệp mô tả và lí giải về cuộc sống hiện tại của những người phụ nữ trẻ tuổi… Có một thế giới phụ nữ trong Blogger. Họ đa dạng về tuổi đời: bà già, trẻ em, phụ nữ, trung niên, thanh niên, phong phú về xuất thân: nông dân, trí thức, doanh nhân, nhà văn, nhân viên văn phòng, lao công, thợ gội đầu”[50]. Về ngôn ngữ của tác phẩm, Đoàn Minh Tâm cũng nhận xét: “Ngôn ngữ “mạng” trong Blogger thu hút sự chú ý của tôi vì đây là một trong những thành tố quyết định sự thành công của tác phẩm. Ngôn ngữ mạng muôn hình vạn trạng ngoài đời thường được Phong Điệp dụng công trau chuốt, chọn lựa để đưa vào tác phẩm. Đó là thứ ngôn ngữ “mạng” vừa có tính khách quan, nhiều màu sắc cá
  14. 7 nhân vừa giảm đi hỗn tạp, xô bồ và có phần “tục tĩu” vốn có của đời thường.”[50]. Bài Blogger - những lát cắt cuộc sống đăng trên báo Người lao động của tác giả H.Dung viết: “Mỗi lát cắt trong Blogger là entry trong blog. Mỗi entry là mỗi thước phim sống động đến nghẹt thở. Ở đây là cuộc sống nham nhở chốn thị thành, một cuộc sống vụ lợi với những góc u mê bị bóc trần ra những gì hiện thực nhất có thể.”[7]. Là người theo dõi sát quá trình sáng tác của Phong Điệp từ những năm 1996 -1997, tự nhận là khắt khe khi để tập truyện ngắn Ma mèo chỉ đạt giải nhì (không có giải nhất) nhà văn Bảo Ninh luôn hi vọng vào hành trình mai sau của Phong Điệp. Sự ra đời của tiểu thuyết Ga kí ức năm 2015 đã hiện thực hóa sự kì vọng đó. Trong bài viết Sống động và ám ảnh thay cho lời tựa cho cuốn Ga kí ức, nhà văn Bảo Ninh đã đánh giá: “Ga kí ức là bức tranh sống động và ám ảnh thể hiện được sâu sắc những chuyển biến của thời cuộc từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Song, không chỉ hay ở nội dung và văn phong, Ga kí ức còn độc đáo mới lạ trong cấu trúc. Ba chứ không phải một câu chuyện trong cùng một tiểu thuyết mà mạch truyện vẫn xuyên suốt và mạch lạc. Ba nhân vật, ba số phận riêng rẽ nhưng không biệt lập, tương phản nhưng lại soi rọi nhau, và nhờ vào sự liên tưởng của độc giả mà ba nhân vật ấy có thể gặp gỡ nhau ở sân ga kí ức.” [22]. Cùng quan điểm với Bảo Ninh, nhà văn Lê Phương Liên cho rằng, Phong Điệp đã lựa chọn cách thể hiện hoàn toàn đổi mới và tiểu thuyết Ga kí ức được đánh giá là tác phẩm vượt trội cả bút pháp và câu chuyện: “Cũng là sự hồi tưởng kí ức nhưng tác giả viết theo lối tương đối nhanh, đưa ra 3 nhân vật khác nhau, 3 tuyến đi khác nhau và cuối cùng hội tụ lại ở một điểm "sân ga kí ức". Nó không bày sẵn sàng trên câu chữ hay ở cái kết mà nó đòi hỏi người đọc phải nhận ra được những điều mới, những điều cần phải suy ngẫm" [55]. Trân trọng cách nhìn và đánh giá cao cách khai thác, thể hiện của nhà văn Phong Điệp, nhà phê bình Nguyễn Hòa cho rằng: “Đọc tới trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, có thể xác định thời gian tuyến tính của một chuyện kể, nhưng sẽ khó kể lại một cách rành mạch, vì từ đầu tới
  15. 8 cuối, Phong Điệp kể - tả khá tỉ mỉ, cụ thể nhưng hiệu quả của những gì được kể - tả lại sự ám ảnh ở “Phía sau con chữ” chứ không hiển hiện như các sự kiện, chi tiết để từ đó hình thành một cốt truyện. Dấu hiệu của lối viết này từng manh nha xuất hiện trong hai tiểu thuyết "Lạc chốn thị thành" và "Blogger", nhưng đến "Ga ký ức" thì Phong Điệp tỏ ra thuần thục, nên có thể nói chị đã có một bước tiến khá dài. Và nếu coi ba cuốn tiểu thuyết có mối liên hệ nhất định thì dường như với "Ga ký ức", Phong Điệp đã tìm ra đáp án cho các câu hỏi: Tại sao người ta lại “lạc chốn thị thành”? Tại sao người ta lại sống với thế giới ảo để trở thành một “blogger”?”[32]. Bên cạnh một số bài phê bình giới thiệu, khóa luận tốt nghiệp một số luận văn thạc sĩ đã chọn tác phẩm của chị làm đề tài nghiên cứu như: Những tìm tòi nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết Phong Điệp của Đặng Thị Lan và Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết “Blogger’’ và “Ga kí ức” của Phong Điệp của Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên. Qua phần lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy tác phẩm của Phong Điệp đã được quan tâm chú ý và dành cho những đánh giá cao về ý thức nghệ thuật, những nỗ lực cách tân trong lối viết của nhà văn. Tuy nhiên, chưa có nhiều những nghiên cứu đánh giá về cảm quan đô thị trong tác phẩm của nhà văn. Có chăng chỉ là những ý kiến riêng lẻ được đưa ra trong các bài viết, trong các bài giới thiệu. Vì vậy, việc tìm hiểu cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của nhà văn Phong Điệp là một việc làm cần thiết để thấy rõ hơn những giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật, cũng như những đóng góp của nhà văn trong bức tranh tổng thể văn học Việt Nam đương đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu cảm quan về đô thị trong các tiểu thuyết Phong Điệp Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát ba cuốn tiểu thuyết: Lạc chốn thị thành, Blogger và Ga kí ức. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo và một
  16. 9 số truyện ngắn, tản văn của Phong Điệp, cũng như một số tiểu thuyết viết về đô thị đương đại. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp sau: 4.1. Phương pháp hệ thống. Đây là một phương pháp quan trọng giúp người thực hiện luận văn xâu chuỗi được các hiện tượng văn học đơn lẻ, đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng để từ đó nhận diện được cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp. 4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Để làm nổi bật những đặc sắc và sự độc đáo trong cảm quan đô thị của Phong Điệp, chúng tôi đã đối chiếu, so sánh với những tác giả khác có tác phẩm viết về đề tài đô thị. Với phương pháp này, chúng tôi có thể thấy được những điểm khá tương đồng và những điểm riêng trong cảm quan đô thị của Phong Điệp. 4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp. Đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này giúp chúng tôi có thể đi sâu khám phá từng khía cạnh của vấn đề rồi từ đó tổng hợp, khái quát làm rõ đặc điểm cảm quan đô thị của Phong Điệp. 4.4. Phương pháp lịch sử - xã hội. Trong luận văn, chúng tôi sự dụng phương pháp này để tìm hiểu sự phát triển đô thị trong văn học của mỗi thời kỳ đồng thời nhận ra sự kế thừa và nét riêng trong cảm quan đô thị của Phong Điệp. 4.5. Phương pháp thống kê - khảo sát. Để làm rõ cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Phong Điệp, chúng tôi đã tiến hành thống kê, khảo sát những biểu hiện cụ thể trên phương diện nội dung và nghệ
  17. 10 thuật của các tiểu thuyết nhằm nhận diện cảm quan riêng của Phong Điệp về đô thị. 4.6. Phương pháp thi pháp học Trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp thi pháp học qua việc phân tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm để làm rõ cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài sẽ nhận diện và làm nổi bật cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thể hiện rõ nét riêng khác trong cảm quan đô thị và những đóng góp của Phong Điệp với thể loại tiểu thuyết trong bộ phận văn học đô thị nói riêng và trong bức tranh văn học Việt Nam đương đại nói chung. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu: - Cảm quan đô thị chi phối việc lựa chọn nội dung và phương thức nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Phong Điệp. - Thế giới quan và thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống đô thị. - Những phương thức nghệ thuật thể hiện cảm quan đô thị của Phong Điệp 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính được cấu trúc thành ba chương chính. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Phong Điệp.
  18. 11 Chương 2: Cảm quan về đời sống và con người đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp. Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp. 7. Đóng góp của luận văn. Với đề tài “Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp”, luận văn là công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống về cách quan niệm, thái độ, cái nhìn của nhà văn về xã hội, con người và lối sống đô thị. Khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu quả về chiều sâu tư tưởng, quan niệm và tài năng qua nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Góp phần nghiên cứu những nét mới trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn đương đại, qua tiểu thuyết của một cây bút đáng chú ý. Qua đó, góp phần tìm hiểu, đánh giá những đóng góp của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
  19. 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT PHONG ĐIỆP 1.1. Giới thuyết về cảm quan đô thị trong văn học 1.1.1. Văn học đô thị “Văn học đô thị” (hay văn học thành thị) là một cụm từ khá quen thuộc trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học sử. “Văn học đô thị” được hiểu là văn học phản ánh cuộc sống ở các đô thị từ mọi góc độ. Nhưng có hay không một khái niệm “văn học đô thị” với đối tượng nghiên cứu thống nhất và phương pháp sáng tác đặc thù? Có phải mọi sáng tác ra đời ở đô thị, trong bối cảnh văn hoá đô thị và viết về đô thị đều được gọi là văn học đô thị hay không? Là những câu hỏi không dễ có lời giải đáp. Ở Việt Nam, cụm từ “văn học đô thị” cũng đã từng tồn tại với tư cách định danh cho một bộ phận văn học trong một thời kỳ nhất định. Khi nói về “văn học đô thị”, nhà lý luận phê bình Bùi Việt Thắng đã viết: “Văn học đô thị là từ chỉ văn học ở lãnh thổ miền Nam dưới quyền kiểm soát của chính phủ Sài Gòn tồn tại trong các đô thị, chúng ta gọi là văn học đô thị của miền Nam trước đây”[26]. Tuy nhiên, đây là cách gọi một thời của các nhà phê bình miền Bắc dành cho văn học ở thành thị miền Nam. Cách định danh này mang nhiều nội dung chính trị hơn là văn học. Nếu như văn học viết về nông thôn phổ biến và được khẳng định bằng tên gọi hẳn hoi thì văn học viết về đô thị có vẻ vẫn còn chưa được định danh và thừa nhận. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam vẫn còn băn khoăn liệu đã bao giờ tồn tại một dòng văn học đô thị theo đúng nghĩa của từ này ở Việt Nam chưa. Nhà nghiên cứu Văn Giá khẳng định: “Bây giờ đặt vấn đề ở ta đã có văn học đô thị hay chưa, tôi xin trả lời rằng vẫn chưa có văn học đô thị của hôm nay, rằng văn học vẫn đang chuyển động cùng sự chuyển động của đô thị
  20. 13 (…) Vả lại, đất nước chúng ta có nhiều nghìn năm lịch sử là nông thôn, nông nghiệp, nông dân - cái gen trội trong tâm hồn máu huyết người Việt, nên viết về nông thôn thấy thuận tay hơn. Nó có tâm thức văn hoá xóm làng nâng sức, chắp cánh. Chứ viết về đô thị đâu có được cái đà đi, sức bút như thế. Tập làm người đô thị cho ra người đô thị chân chính đã khó, huống chi là viết cho đô thị và về đô thị.”[25]. Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều nhau về khái niệm văn học đô thị nhưng các nhà nghiên cứu đều dễ nhận thấy sự ra đời của các thành thị và văn hoá thị dân vào giai đoạn hậu kỳ trung đại, kéo theo sự ra đời của dòng văn học thị dân đối lập với văn học cung đình vốn được xem là chính thống. Như vậy, khái niệm văn học đô thị ở đây là sự đối lập với văn học cung đình khuôn phép, lý trí và đầy đạo đức. Nó hướng vào những cảm xúc riêng tư, những nhu cầu trần thế, và khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân trong một xã hội coi trọng tập thể. Đô thị giải phóng cho văn học khỏi cái rọ đạo đức, mang đến cho văn học đặc tính giải trí, cũng là một trong những đặc tính chung của nghệ thuật muôn đời. Không chỉ đối lập với văn học cung đình, nếu đem so sánh với văn học nông thôn thì ta cũng sẽ nhân thấy những đặc trưng cơ bản của bộ phận văn học này: “Văn học đô thị đối lập với văn học nông thôn được xác định dựa trên căn cứ định nghĩa đô thị và nông thôn về mặt xã hội học. Đô thị và nông thôn phân biệt với nhau dựa trên các hoạt động sống của xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, dịch vụ… hoặc dựa trên các thiết chế chủ yếu của xã hội như thiết chế kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị, gia đình… hoặc theo các nhóm, các giai tầng xã hội. Về mặt xã hội, đó là sự khác biệt trong lối sống, giao tiếp, ứng xử gia đình, mật độ dân số, vai trò của thiên nhiên trong đời sống. Xét theo nghĩa này, văn học đô thị được định nghĩa từ đối tượng phản ánh của nó, tức là đời sống đô thị trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, với những xô bồ, chật chội, phiền muộn, trống rỗng và cả những niềm vui ngắn ngủi. Nó phản ánh lối sống và cách tư duy của con người
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2