intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm ca dao Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

68
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi sưu tầm những bài ca dao Đồng Tháp, tác giả nghiên cứu đã tập hợp, thống kê, phân loại...ca dao theo tiêu chí cụ thể. Từ đó tìm hiểu đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật ca dao vùng đất này. Trong chừng mực nhất định, luận văn cũng chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa ca dao Đồng Tháp với ca dao Nam Bộ và ca dao các vùng miền khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm ca dao Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thúy Hằng ĐẶC ĐIỂM CA DAO ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thúy Hằng ĐẶC ĐIỂM CA DAO ĐỒNG THÁP Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình khoa học được thực hiện một cách nghiêm túc bằng chính khả năng của tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Luận văn có tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn và có ghi rõ nguồn trích dẫn. Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do chính tôi thực hiện và chưa được đăng trên bất kì phương tiện nào. Tác giả Trần Thị Thúy Hằng
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tham gia lớp cao học, chuyên ngành Văn học Việt Nam tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tôi đã được Quý lãnh đạo cơ quan hiện đang công tác cùng các bạn đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để học tập. Để hoàn thành nhiệm vụ học tập tại trường, tôi đã nhận sự quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các vị Giáo sư Tiến sĩ, Phó giáo sư Tiến sĩ về nội dung kiến thức chuyên ngành cũng như cách thức nghiên cứu khoa học, trình bày luận văn. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp vì đã giúp tôi hình thành ý tưởng để chọn đề tài của luận văn. Cảm ơn cô đã dành thời gian quý báu và tâm huyết để hướng dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn một cách thuận lợi. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị Giáo sư Tiến sĩ, Phó giáo sư Tiến sĩ, quý thầy cô khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Sau đại học đã thực hiện tốt ở khâu quản lý, kịp thời cập nhật thông tin, sắp xếp thời gian hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình học tập tại trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn quý Lãnh đạo cơ quan hiện đang công tác, Thư viện tỉnh Đồng Tháp, các anh chị học viên cùng lớp, cùng khoa, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài. Về phía bản thân, người viết đã không ngừng tìm tòi, thu thập tài liệu nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. Cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, tôi đã có thêm nhiều kiến thức về đề tài cũng như kỹ năng trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình làm luận văn, bản thân người viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ phía thầy cô cùng bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017 Tác giả Trần Thị Thúy Hằng
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt, ký hiệu dùng trong luận văn Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ........... 10 1.1. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp .......................................................................... 10 1.1.1. Địa lý ........................................................................................................ 10 1.1.2. Lịch sử...................................................................................................... 16 1.1.3. Tín ngưỡng, phong tục và tập quán ......................................................... 19 1.1.4. Văn học .................................................................................................... 22 1.2. Giới thiệu chung về ca dao Đồng Tháp........................................................... 23 1.2.1. Khái niệm ca dao ..................................................................................... 23 1.2.2. Khái niệm ca dao Đồng Tháp .................................................................. 26 1.2.3. Các môi trường và hình thức diễn xướng ca dao Đồng Tháp.................. 27 1.2.4. Tình hình nguồn văn bản ......................................................................... 32 1.2.5. Số lượng và giá trị những bài ca dao sưu tầm được ................................ 34 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 38 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CA DAO ĐỒNG THÁP ............................. 39 2.1. Ca dao Đồng Tháp phản ánh sinh động hình ảnh của thế giới tự nhiên ......... 39 2.1.1. Nước và đất Đồng Tháp ........................................................................... 39 2.1.2. Thực vật ................................................................................................... 46 2.1.3. Động vật ................................................................................................... 54 2.2. Ca dao phác họa rõ nét chân dung con người Đồng Tháp .............................. 58 2.2.1. Con người trong lao động sản xuất .......................................................... 58 2.2.2. Con người trong sinh hoạt hàng ngày ...................................................... 62 2.2.3. Con người trong chiến đấu....................................................................... 79 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 83
  6. Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CA DAO ĐỒNG THÁP ....................... 84 3.1. Thể thơ trong ca dao Đồng Tháp rất phong phú ............................................. 84 3.1.1. Lục bát và lục bát biến thể ....................................................................... 85 3.1.2. Song thất lục bát và song thất lục bát biến thể ........................................ 91 3.1.3. Song thất và song thất biến thể ................................................................ 95 3.1.4. Thể ba dòng.............................................................................................. 98 3.1.5. Thể hỗn hợp ........................................................................................... 101 3.2. Ngôn ngữ trong ca dao Đồng Tháp vừa mang đậm hơi thở của đời sống lại vừa rất uyên bác........................................................................................ 104 3.2.1. Ngôn ngữ sinh hoạt đời thường ............................................................. 105 3.2.2. Ngôn ngữ văn chương bác học .............................................................. 109 3.3. Kết cấu của ca dao Đồng Tháp khá đa dạng ................................................. 114 3.3.1. Kết cấu đối thoại .................................................................................... 114 3.3.2. Kết cấu theo công thức .......................................................................... 127 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 133 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 137 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN Viết tắt, ký hiệu Viết đầy đủ CD- DC Ca dao- dân ca ĐVTP Đơn vị tác phẩm Nxb Nhà xuất bản PGS. TS Phó Giáo sư Tiến sĩ Tp. Thành phố Tr. Trang VHDG Văn học dân gian
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Tháp............................................... 12 Bảng 1.2. Thống kê nguồn tư liệu ca dao Đồng Tháp ................................................ 36 Bảng 1.3. Thống kê ca dao Đồng Tháp theo chủ đề .................................................. 37 Bảng 2.1. Thống kê các loại cây tiêu biểu trong ca dao Đồng Tháp .......................... 47 Bảng 2.2. Thống kê sự xuất hiện của từ “nghĩa” trong CD- DC ................................ 77 Bảng 3.1. Thống kê việc sử dụng thể thơ trong ca dao Đồng Tháp ........................... 84 Bảng 3.2. Thống kê việc sử dụng thể thơ lục bát chính thể trong CD- DC ............... 86 Bảng 3.3. Thống kê ca dao Đồng Tháp theo các dạng kết cấu ................................ 115
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc chọn đề tài cho luận văn cao học của tôi xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, bản thân tôi rất yêu thích ca dao. Có những vẻ đẹp rồi sẽ phai mờ theo lớp bụi thời gian, nhưng vẻ đẹp của ca dao giống như ngọc vậy, càng mài càng sáng mãi. Từ thuở nhỏ, tâm hồn tôi đã được nuôi dưỡng từ những lời ca, câu hát mượt mà dung dị, đậm màu sắc thôn quê. Không chỉ vậy, thơ ca dân gian mà đặc biệt là những bài ca dao gần gũi dễ nhớ đã hình thành trong ký ức tôi về hình ảnh làng quê với những đặc trưng về địa lý, về dấu ấn lịch sử một thời oanh liệt của dân tộc ta. Tôi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc giữ gìn vẻ đẹp của ca dao. Thứ hai, trong quá trình học tập, tôi được giảng viên truyền thêm cảm hứng và hình thành ý tưởng. Ở Việt Nam, miền nào cũng có ca dao. Ngoài nét chung, ca dao lại có đặc điểm riêng theo vùng miền về nhiều mặt như địa lý, lịch sử, văn hóa xã hội… Ở miền Tây Nam Bộ có một vùng đất thân thương đã từng đi vào ca dao: Ai về Đồng Tháp xa xôi, Cho tôi nhắn gởi đôi lời nhớ nhung, Ai về Ngã Sáu ấp Trung, Cho tôi gởi nhớ về trong Tháp Mười. Là người con của đất Đồng Tháp, những lời ca, câu hát dân gian mượt mà, dung dị ấy đã đi vào tâm thức tôi. Vẻ đẹp của nó càng khai thác, càng phát hiện ra nhiều điều thú vị. Chính vì vậy, tôi muốn tìm hiểu về vẻ đẹp của ca dao quê mình . Thứ ba, ca dao có sức ảnh hưởng rộng rãi không chỉ với người dân lao động mà theo thời gian, ca dao còn xuất hiện trong các tác phẩm văn học viết, bài chính luận, sân khấu, điện ảnh…Hơn nữa, ca dao xuất hiện như một đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với nhiều góc nhìn khác nhau. Bên cạnh những vẻ đẹp từ góc độ văn học nghệ thuật, chúng ta còn phát hiện ra dấu ấn riêng của vùng đất Tháp với yếu tố địa hình, thiên nhiên, lịch sử. Điều này xuất hiện trong ca dao Đồng Tháp với tần số cao. Điều thú vị là dấu ấn lịch sử không chỉ tồn tại ở thể loại truyền thuyết mà nó còn tồn tại trong ca dao. Địa lý và lịch sử trong ca dao Đồng Tháp có ý nghĩa như thế nào? Có quan hệ gì với đời sống vật chất và tinh thần của con người
  10. 2 nơi đây? Có những đặc trưng gì của ca dao Việt Nam nói chung và ca dao đất Tháp nói riêng? Đó là những câu hỏi cần được giải đáp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ca dao Đồng Tháp mang lại nhiều hứa hẹn giúp tôi có thể hiểu rõ hơn về địa lý, lịch sử, con người quê hương thông qua cái nhìn đậm chất trữ tình của người bình dân. Thứ tư, ca dao Đồng Tháp là ca dao về một vùng đất trũng miền Tây Nam Bộ đã được các nhà khoa học sưu tầm và biên soạn. Lâu nay đã có không ít công trình khoa học về ca dao Đồng Tháp nhưng việc nghiên cứu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật thì hiện nay tôi chỉ tìm thấy một vài công trình có đề cập đến. Tôi mong muốn tiếp tục tìm ra những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của ca dao Đồng Tháp cũng như hiểu thêm về con người, văn học, văn hóa... địa phương nói riêng, Nam Bộ nói chung. Qua đó, tôi muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc giữ gìn phát huy vẻ đẹp của ca dao Đồng Tháp, văn học dân gian (VHDG) tỉnh nhà, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa ca dao Đồng Tháp với ca dao Nam Bộ. Thứ năm, xuất phát từ nhu cầu giảng dạy, đề tài này giúp ích cho việc giảng dạy chuyên đề VHDG, trong đó có VHDG địa phương. Từ những lý do nói trên, tôi đã chọn “Đặc điểm ca dao Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về công trình sưu tầm, giới thiệu ca dao Đồng Tháp, chúng tôi tìm được những công trình như sau: Công trình Ca dao Đồng Tháp Mười của Đỗ Văn Tân, xuất bản tháng 11 năm 1984 có 815 (tám trăm mười lăm) đơn vị tác phẩm (ĐVTP). Trong đoạn ba của lời giới thiệu về quyển sách thì đây là công trình sưu tầm ca dao trên một địa bàn khá rộng “gồm hầu hết các xã, ấp thuộc 7 huyện và 2 thị xã trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” (Đỗ Văn Tân, 1984). Tài liệu này cung cấp cho luận văn số lượng văn bản khá lớn để nghiên cứu về ca dao Đồng Tháp. Nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh và Bùi Mạnh Nhị đã có đóng góp cho nền VHDG nước nhà với quyển Ca dao dân ca Nam Bộ xuất bản tháng 12 năm 1984, tại nhà xuất bản (Nxb) Thành phố (Tp.) Hồ Chí Minh. Đây là công trình sưu tầm và biên soạn tập thể của cán bộ giáo viên đang làm
  11. 3 việc tại Tp. Hồ Chí Minh. Phần một của quyển sách này trình bày về đặc điểm nội dung, nghệ thuật, sắc thái địa phương của ca dao dân ca (CD-DC) Nam Bộ nói chung, có trên dưới mười bài ca dao Đồng Tháp được nhắc đến. Phần hai là sưu tầm CD-DC, có nhiều bài ca dao mang dấu ấn của Đồng Tháp về lịch sử, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình và các quan hệ xã hội khác. Tuy nhiên, những bài ca dao chưa được ghi lại nơi sưu tầm và chúng nằm trong hệ thống tác phẩm CD-DC Nam Bộ nói chung. Quyển Ca dao dân ca Nam Bộ mang đến nhiều điều cần thiết và bổ ích khi nghiên cứu chuyên sâu hơn về ca dao ở các tỉnh, các tiểu vùng ở Nam Bộ, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. Hai quyển Thơ văn Đồng Tháp tuyển tập I và tuyển tập II do Lê Trí Viễn chủ nhiệm đề tài, xuất bản năm 1986. Đây là công trình nghiên cứu, sưu tầm thơ văn Đồng Tháp. Trong lời giới thiệu, Lê Trí Viễn đã nói rằng: Khó mà xác định được cái mốc bắt đầu. Chỉ biết khi con người Việt Nam có mặt trên đất này, tâm hồn họ đã vang vọng câu ca, câu hò mang tình quê hương cũ tới đây [….]Cách mạng tháng Tám mới thật sự là một cái mốc có ý nghĩa lớn [...]Thời điểm cuối cùng lấy làm mốc tạm thời là năm 1985 [...] Về mặt không gian, lấy gì để xác định đây là thơ văn Đồng Tháp, còn đó là không phải?[…] Nhưng tất cả đều được sưu tầm từ cửa miệng, tấm lòng của người dân Đồng Tháp chính cống (Lê Trí Viễn, 1986). Mỗi tuyển tập đều có hai phần: thơ văn dân gian và thơ văn tác giả. Tuyển tập I, thơ văn Đồng Tháp trước năm 1945, có trên 900 (chín trăm) bài ca dao được sưu tầm . Tuyển tập II, sưu tầm thơ văn Đồng Tháp từ năm 1945 đến 1985, có 316 (ba trăm mười sáu) bài CD- DC được xác định theo ba mốc thời gian: 1945-1954; 1954- 1975; 1975- 1985. Những bài ca dao đều được xác định rõ nơi sưu tầm, riêng ở tuyển tập II, mỗi ĐVTP đều có đánh số thứ tự. Đồng thời tác giả cũng có điểm qua một số nét cơ bản về văn hóa tỉnh ở phần giới thiệu sách. Hai tuyển tập này là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu về thơ văn Đồng Tháp nói chung, trong đó có ca dao Đồng Tháp.
  12. 4 Công trình Địa chí Đồng Tháp Mười (1996) của Hội đồng Khoa Học Xã hội Tp. Hồ Chí Minh biên soạn. Ở quyển này, chúng tôi được cung cấp nhiều tư liệu về Đồng Tháp Mười qua các chặng đường lịch sử. Chúng tôi tìm thấy trên dưới 60 (sáu mươi) bài ca dao về Đồng Tháp Mười qua bài viết Đồng Tháp Mười qua thơ văn của tác giả Sơn Nam và bài Văn nghệ dân gian vùng Đồng Tháp Mười của tác giả Anh Đức. Những bài ca dao này nằm trong hệ thống thơ văn nghệ thuật của Đồng Tháp Mười nói chung, chỉ có tính chất dẫn chứng minh họa cho chủ đề của hai bài viết, chưa có tính chuyên biệt về đặc điểm ca dao Đồng Tháp. Tuy nhiên, những bài viết này cung cấp thêm cho luận văn những thông tin cần thiết về hình ảnh Đồng Tháp Mười qua một số bài ca dao. Công trình Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long (1999) của Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Cần Thơ, Nxb Giáo Dục. Công trình này chủ yếu công bố những tư liệu đã sưu tầm được về các thể loại văn xuôi dân gian và các thể loại văn vần dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long. Phần CD- DC, căn cứ theo ghi chú nơi sưu tầm, chúng tôi tìm thấy nhiều bài ca dao Đồng Tháp phân loại theo các chủ đề: quê hương đất nước, lao động sản xuất, đời sống tình cảm, phong tục tập quán. Nguyễn Văn Hầu đã có bước đầu sưu tầm nghiên cứu VHDG Nam bộ với công trình Diện mạo văn học dân gian Nam bộ (2004). VHDG biểu hiện ý chí tình cảm con người trong cảnh ly hương, trên đường khai phá; ghi nhận những tình sự kiện từ thời sự lịch sử từ nhân vật địa danh đến những sự kiện thường thức. Có trên dưới mười bài ca dao về địa danh, con người, lịch sử Đồng Tháp. Nhưng những bài ca dao này được đặt trong hệ thống của các thể loại, tác phẩm VHDG Nam Bộ nói chung, chưa đề cập đến phạm vi của Đồng Tháp, chưa ghi rõ nơi sưu tầm. Đây là tài liệu sưu tầm văn chương dân gian Lục Tỉnh, góp thêm phong phú cho kho tàng gia sản chung. Trước một vấn đề quá lớn lao, phức tạp nhưng lại bị hạn chế rất nhiều trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt (năm 1974), nên việc sưu tầm chưa đầy đủ. Tác giả khiêm tốn với độc giả: “Đây là tiếng trống mở đường cho những công trình dồi dào hơn nữa” (Nguyễn Văn Hầu, 2004). Công trình này góp thêm cơ sở cho việc tìm thấy mối quan hệ giữa ca dao Nam Bộ với ca dao Đồng Tháp.
  13. 5 Công trình Địa chí tỉnh Đồng Tháp (2013) của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. Công trình này đã ghi lại bức tranh khái quát về mảnh đất và con người Đồng Tháp, gồm 958 trang. Ở chương 6, mục 6.1, giới thiệu về văn học dân gian, ở loại trữ tình dân gian, tác giả có phân loại ca dao. Ca dao đất Tháp (từ trang 700- trang 715) trên 80 (tám mươi) bài với các mảng nội dung: đồng dao- ru con, ca dao về đất nước con người Đồng Tháp; tình yêu quê hương đất nước; tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình; các mối quan hệ khác và lịch sử - điển tích. Phần này chủ yếu sưu tầm, chọn lọc một số bài ca dao tiêu biểu theo từng mảng nội dung và có điểm qua một vài nét tiêu biểu về văn hóa vùng đất Tháp. Công trình này giúp cho người nghiên cứu có thêm cơ sở xác định đặc điểm thiên nhiên, con người, lịch sử mà đặc biệt là lịch sử ba mươi năm đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ. Như vậy, ca dao Đồng Tháp đã bắt đầu được sưu tầm cách đây gần 50 năm, là kết quả của quá trình điền dã vất vả và ghi chép, sắp xếp công phu của các bậc tiền nhân. Ban đầu gần 1000 (một nghìn) ĐVTP được lưu giữ trong quyển Ca dao Đồng Tháp Mười. Hầu hết các ĐVTP trong quyển này đều thuộc ca dao Đồng Tháp vì chúng được sưu tầm trên địa bàn tỉnh. Tiếp theo đó, quyển Thơ văn Đồng Tháp, tuyển tập I và II ra đời đã góp thêm số lượng ĐVTP cao hơn. Ca dao Đồng Tháp còn xuất hiện trong các công trình sưu tầm ca dao khu vực miền Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long và được giới thiệu trong các công trình khác. Đến thời điểm này, ca dao Đồng Tháp đã được lưu lại trong tài liệu với số lượng khá lớn, được sắp xếp theo trật tự nhất định. Điều đó thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài. Về các công trình nghiên cứu ca dao Đồng Tháp, trong Thơ văn Đồng Tháp (1986) của GS. Lê Trí Viễn, ở lời giới thiệu, tác giả có nói về địa danh, đặc sản, lịch sử, thiên nhiên Đồng Tháp, trong đó có dẫn nhiều bài ca dao Đồng Tháp. Công trình Nhận định đánh giá ca dao Đồng Tháp, khóa luận tốt nghiệp Đại học, có nguồn dẫn từ internet nhưng không rõ tên tác giả và thời gian ra đời của công trình. Bài viết gồm ba chương. Ở chương 2 và chương 3, tác giả trình bày những vấn đề sau:
  14. 6 - Chương 2: Nội dung ca dao Đồng Tháp, gồm: tình yêu quê hương đất nước của nhân dân Đồng Tháp; tình cảm của các chàng trai, cô gái Đồng Tháp; tình cảm của nhân dân Đồng Tháp trong các mối quan hệ gia đình; tình cảm của nhân dân Đồng Tháp trong các mối quan hệ xã hội. Đánh giá: Phần lớn câu ca dao Đồng Tháp mang tính phổ biến cả nước và ở Nam Bộ có yếu tố biến đổi; một số câu ca dao là những sáng tác mới - Chương 3: Nghệ thuật ca dao Đồng Tháp, gồm: + Thể thơ (Thể lục bát: Lục bát không biến thể (chính thể), lục bát biến thể; Thể song thất lục bát: Song thất lục bát không biến thể, song thất lục bát biến thể; Thể song thất: song thất không biến thể, song thất biến thể; thể hỗn hợp). + Kết cấu ca dao Đồng Tháp (Kết cấu một vế đơn giản, kết cấu một vế có phần vần, kết cấu hai vế tương hợp, kết cấu hai vế đối lập, kết cấu nhiều vế nối tiếp) + Ngôn ngữ ca dao Đồng Tháp: từ địa phương, từ chỉ địa danh, từ gốc Hán và điển cố, câu mở đầu. Công trình này chủ yếu là bàn luận, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của ca dao Đồng Tháp. Qua đó, chúng tôi được cung cấp nhiều thông tin gần gũi với đề tài nghiên cứu. Chúng tôi đọc được tài liệu này trên internet sau khi đã đăng ký tên đề tài luận văn. Chúng tôi có hướng khai thác riêng và đi sâu hơn nữa để làm nổi bật đặc điểm của ca dao Đồng Tháp, tìm ra nét tương đồng và dị biệt so với ca dao trong khu vực và ca dao các vùng miền khác. Chúng tôi tiến hành tổng hợp nghiên cứu trên cả quyển Ca dao Đồng Tháp Mười, sưu tầm từ thực tế và có thêm phần phụ lục các bài ca dao để tham khảo. Ngoài ra, chúng tôi không thấy công trình nghiên cứu riêng biệt về đặc điểm ca dao Đồng Tháp. Phần lớn những nghiên cứu về ca dao vùng đất này được viết chung trong phần Thơ văn Đồng Tháp hoặc trong CD-DC Nam Bộ, VHDG đồng bằng sông Cửu Long. Các công trình trên rất có giá trị để tham khảo, nhất là về tài liệu sưu tầm. Nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật ca dao Đồng Tháp vẫn còn là đề tài thú vị được nhiều người quan tâm. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng khảo
  15. 7 sát đặc điểm nội dung và nghệ thuật ca dao Đồng Tháp một cách có hệ thống và chuyên sâu với hy vọng đóng góp thêm nhiều điểm mới. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm nội dung và nghệ thuật ca dao Đồng Tháp. Phạm vi nghiên cứu là ca dao Đồng Tháp từ truyền thống đến hiện đại(trước 1945 và sau 1945 đến nay), được sưu tầm từ nhiều công trình như sau: - Chúng tôi tập trung chủ yếu vào công trình Thơ văn Đồng Tháp (Tuyển tập I, II), do Lê Trí Viễn chủ biên (1986), Nxb Tổng Hợp Đồng Tháp vì công trình này có số lượng bài ca dao khá lớn so với các công trình khác, tổng cộng 1233 (một nghìn hai trăm ba mươi ba) ĐVTP. - Bên cạnh đó chúng tôi chọn thêm hai công trình: Đỗ Văn Tân (1984), Ca dao Đồng Tháp Mười, Nxb Văn hóa thông tin Đồng Tháp với 915 (chín trăm mười lăm) bài và Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long (1999) của Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Cần Thơ, Nxb Giáo Dục có 126 (một trăm hai mươi sáu) bài. - Ngoài ra còn có thêm những bài ca dao do người nghiên cứu sưu tầm được từ địa phương, gồm 164 ĐVTP. Khi lược bớt những dị bản và ĐVTP trùng nhau, chúng tôi có khoảng 1985 (một nghìn chín trăm tám mươi lăm) ĐVTP để nghiên cứu. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc thực hiện đề tài Đặc điểm ca dao Đồng Tháp là: Sau khi sưu tầm những bài ca dao Đồng Tháp, người nghiên cứu sẽ tập hợp, thống kê, phân loại...ca dao theo tiêu chí cụ thể. Từ đó tìm hiểu đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật ca dao vùng đất này. Trong chừng mực nhất định, luận văn cũng chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa ca dao Đồng Tháp với ca dao Nam Bộ và ca dao các vùng miền khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục đích khoa học của đề tài “Đặc điểm ca dao Đồng Tháp”, chúng tôi vận dụng một số phương pháp và thao tác nghiên cứu sau:
  16. 8 Phương pháp điền dã: cũng như các thể loại văn học dân gian khác, ca dao ra đời và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Việc sưu tầm ca dao Đồng Tháp đã được thực hiện nhiều năm trước. Ngày nay, chúng tôi tiếp tục công việc của người đi trước với mong muốn được trải nghiệm, tìm hiểu đời sống của ca dao trong hiện tại và hy vọng tìm thêm nhiều dị bản và ĐVTP mới. Điều đó giúp chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn, đồng thời góp phần vào sự phong phú của ca dao miền quê này. Phương pháp hệ thống: việc đặt ca dao Đồng Tháp trong hệ thống những bài ca dao Nam Bộ, ca dao Việt Nam để nghiên cứu là điều cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Với số lượng lớn các bài ca dao và phạm vi khảo sát mang tính vùng miền thì việc phân nhóm đối tượng sẽ giúp ích cho việc khảo sát và người nghiên cứu dễ dàng tìm ra kết quả từ hệ thống đó. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: là phương pháp tiếp cận một đối tượng bằng nhiều cách thức, dựa trên cứ liệu của nhiều chuyên ngành. Do đặc điểm ca dao Đồng Tháp được xác định bằng những yếu tố địa lý, lịch sử, kinh tế…của vùng miền nên việc nghiên cứu theo phương pháp này giúp người viết có thêm cơ sở để đi đến kết luận. Phương pháp thống kê: dựa vào những bài ca dao Đồng Tháp, người nghiên cứu thống kê các từ ngữ, hình ảnh được sử dụng theo một số tiêu chí đã được định hướng từ đó có thêm số liệu giúp làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. Thao tác tổng hợp, phân tích và so sánh: Tổng hợp là thao tác được sử dụng sau khi tiến hành sưu tầm để tổng hợp những bài ca dao thuộc phạm vi của đề tài. Việc tổng hợp phải được thực hiện một cách khoa học. Số lượng bài ca dao càng nhiều càng tốt giúp người nghiên cứu dễ dàng khảo sát và đưa ra những kết luận thỏa đáng. Với thao tác phân tích, người nghiên cứu có thể vận dụng để chia nhỏ đối tượng, đi sâu tìm hiểu các mặt, các yếu tố tạo thành đối tượng. Việc so sánh nhằm mục đích tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa ca dao Đồng Tháp với ca dao Nam Bộ về nội dung và hình thức. Từ kết quả của việc so sánh, người viết sẽ có thêm hiểu biết sâu sắc về đặc điểm ca dao Đồng Tháp, nhận ra nguyên nhân dẫn đến những khác biệt đó. Đây là điều rất cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài này.
  17. 9 Có thể nói, việc nắm rõ và vận dụng kết hợp phương pháp đối với việc nghiên cứu văn học là rất quan trọng. Nhờ có phương pháp luận nghiên cứu, việc nghiên cứu diễn ra một cách dễ dàng, có định hướng và khoa học hơn. Để việc nghiên cứu đạt được kết quả cao, chúng tôi cố gắng kết hợp nhiều phương pháp và vận dụng các thao tác một cách hợp lý nhất. 6. Cấu trúc luận văn Trong khuôn khổ của đề tài, luận văn trình bày theo 3 chương, gồm: Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN Trong phần này, luận văn giải thích về nguồn gốc của tên gọi Đồng Tháp; tổng quan địa lý; khái quát lịch sử hình thành phát triển; nêu những đặc điểm về tín ngưỡng, phong tục, tập quán, văn học và nêu khái quát tình hình chung của ca dao Đồng Tháp. Những thông tin ở chương này làm cơ sở cho các chương tiếp theo trong luận văn. Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CA DAO ĐỒNG THÁP Chương này đi vào nghiên cứu những nội dung nổi bật của ca dao Đồng Tháp, đó là những hình ảnh sinh động của thế giới tự nhiên và chân dung con con người trong lịch sử hình thành, đấu tranh và phát triển. Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CA DAO ĐỒNG THÁP Chương cuối của đề tài đi vào tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của ca dao Đồng Tháp về nhiều mặt như thể thơ, ngôn ngữ và kết cấu. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: Gồm một số hình ảnh khi đi sưu tầm điền dã và hình ảnh về thiên nhiên, con người Đồng Tháp; danh sách người cung cấp tác phẩm; các văn bản ca dao sưu tầm được; những bài ca dao có hình ảnh thiên nhiên như: cá, sen và súng; những bài ca dao theo thể 3 dòng và những bài ca dao có nhóm từ hoặc dòng mở đầu giống nhau.
  18. 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 1.1. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp 1.1.1. Địa lý 1.1.1.1.Tên gọi hành chính Nguyễn Hữu Hiếu (2013) đã cho rằng: Về tên gọi hành chính, chữ “Tháp” xuất hiện trước. Ban đầu “tháp” là danh từ chung được dùng với nghĩa là ngôi tháp, không viết hoa. Theo truyền thuyết, xưa kia trên địa bàn tỉnh, có một vùng đất rộng nhiều gò, giồng, trong đó người ta phát hiện có một cái gò có ngôi tháp và được cho rằng đây là ngôi tháp thứ mười của Thủy Chân Lạp dựng lên để thờ thần Bà-la- môn. Đến năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm cho xây lại một cái Tháp 10 tầng theo cấu trúc giống như chùa Thiên Mụ (xem hình 1.1.) để làm viễn vọng đài, gây nhiều bất lợi nên sau đó bị bộ đội ta đánh sập. Người dân quen gọi nơi đây là gò Tháp Mười, gò Tháp hoặc vùng Tháp Mười. Xoay quanh chuyện cái tháp này đã có rất nhiều giả thuyết, có biết bao nhà khoa học tìm tòi nhưng xem ra chưa có cách lý giải nào hoàn toàn có cơ sở thuyết phục cả. Không chỉ vậy, Gò Tháp được nhiều nhà khoa học chú ý đến bởi nơi đây mang đậm dấu ấn của nền văn minh cổ xưa, là kho báu chứa đựng nhiều di tích khảo cổ vô giá về kiến trúc, nghệ thuật của nền văn hóa Óc Eo cách đây hơn 1.500 năm. Có lẽ vì những lý do trên mà thành tố “Tháp” dần được dùng ở phạm vi rộng, làm thành tố để định danh cho toàn địa diện của một vũng đất trũng quanh nó, rồi làm một thành tố trong tên của tỉnh nhà- nơi có ngọn tháp huyền thoại ấy. Ngày nay người ta cũng quen dùng từ “đất Tháp” để gọi tên cho tỉnh Đồng Tháp. Chữ “Đồng” xuất hiện từ thời kháng Pháp. Lúc bấy giờ, Tháp Mười trở thành nơi “Ông Kiều xây lũy đánh Tây rửa thù”. Anh hùng Võ Duy Dương đã chọn nơi đây làm căn cứ kháng chiến, từ đó tên gọi Tháp Mười xuất hiện nhiều trong các văn bản hành chính và được đông đảo nhân dân biết đến. Đây cũng là một chiến trường ác liệt mà địch luôn mở các trận càn quét, ruồng bố. Từ trên tầng cao của tháp, ta có thể quan sát được cả một vùng đất trũng, rộng tiếp giáp giữa ba tỉnh Đồng Tháp,
  19. 11 Long An và Tiền Giang. Khi đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Pháp đã đặt tên cho cả vùng đất trũng này là “Cánh đồng ngập nước đầy cỏ”, “Đồng Cỏ Lác” hay “Đồng Cỏ Bàng”. Như vậy chữ “Đồng” ban đầu cũng là danh từ chung chỉ cánh đồng. Qua thời gian, chữ đồng được thêm vào địa danh và viết hoa thành vùng Đồng Tháp Mười. Vì thế, tên gọi Đồng Tháp Mười gắn với những dấu vết của nền văn hóa Óc Eo và các cuộc đấu tranh chống xâm lược. Sau này, có người cho rằng đó là tên gọi dựa vào đặc điểm của đối tượng, có liên quan đến đặc điểm địa hình. “Đồng: chỉ vùng đất rộng lớn, tương đối bằng phẳng, được khai phá hoặc chưa” (Phẩm Long An, 2013). Có thể thấy, địa danh hành chính Đồng Tháp có liên quan đến các yếu tố trên nên đôi khi cả ba cách gọi Đồng Tháp Mười, Đồng Tháp, hay Tháp Mười đều khiến người ta nghĩ ngay đến tỉnh Đồng Tháp. Cũng có ý kiến cho rằng: “Đồng Tháp là cách gọi rút gọn của Đồng Tháp Mười […]. Vậy nên nói Đồng Tháp là nói Đồng Tháp Mười” (Lê Trí Viễn, 1986a). Ngày nay đã phân biệt rõ, cụm từ “Đồng Tháp Mười” dùng để chỉ một vùng đất trũng, gồm một phần thuộc tỉnh Đồng Tháp, một phần thuộc tỉnh Long An và một phần thuộc tỉnh Tiền Giang. “Đồng Tháp” là tên của một tỉnh và “Tháp Mười” là tên của một huyện trong tỉnh. Tên gọi hành chính Đồng Tháp được chính thức công nhận từ sau Quyết định ngày 3/ 7/1976 của Hội đồng Chánh phủ, hợp nhứt hai tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc thành tỉnh Đồng Tháp và cho đến nay. Như vậy, hai chữ Đồng Tháp được hình thành trong quá trình vận động biến đổi của lịch sử và gắn liền với những nét riêng của thiên nhiên miền quê này. Địa danh ấy đã trở nên quen thuộc trong tâm hồn người lao động, đi vào những điệu hò câu hát dân gian một cách tự nhiên, chân tình mộc mạc và đằm thắm yêu thương. 1.1.1.2. Địa lí hành chính Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, diện tích 3275,8 km² (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 2013). Phía bắc giáp Prey- veng (Cam- pu-chia) và tỉnh Long An với đường biên giới dài 48,7 km, theo sông Tiền và Sông Hậu ra biển Đông, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang và Cần Thơ, phía đông giáp Long An và Tiền Giang, có một vùng trũng giáp với vùng trũng của hai tỉnh Long An và Tiền Giang nay là vùng Đồng Tháp Mười.
  20. 12 Trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi (năm 1802), Gia Định phủ gồm bốn dinh: Trấn Biên, Phiên Trấn, Trấn Định, Long Hồ và trấn Hà Tiên. Địa giới tỉnh Đồng Tháp thuộc một phần của dinh Trấn Định (phần phía bắc sông Tiền) và dinh Long Hồ (phần phía nam sông Tiền). Dưới triều Nguyễn (1802- 1862), Đồng Tháp là phần đất thuộc huyện Kiến Phong của tỉnh Định Tường (nay thuộc các huyện ở bắc sông Tiền) và huyện Vĩnh An (của tỉnh An Giang, nay thuộc các huyện nam sông Tiền). Thời Pháp thuộc (từ năm 1900- 1954), Đồng Tháp thuộc tỉnh Sa Đéc, có địa giới gần giống ngày ngay. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (1956- 1975), vùng này là hai tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong. Từ năm 1976, hai tỉnh này hợp nhất mang tên tỉnh Đồng Tháp. Các đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Tháp đã qua nhiều lần thay đổi. Tính đến năm 2013, sau khi Chính phủ ra quyết định thành lập thành phố Sa Đéc (14/10/2013). Hiện nay (tính đến tháng 10/ 2018), tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính: thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện (xem bảng 1.1.). Bảng 1.1. Các đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Tháp 1 Thành phố Cao Lãnh 2 Thành phố Sa Đéc 3 Thị xã Hồng Ngự 4 Huyện Tân Hồng 5 Huyện Hồng Ngự 6 Huyện Tam Nông 7 Huyện Thanh Bình 8 Huyện Cao Lãnh 9 Huyện Lấp Vò 10 Huyện Tháp Mười 11 Huyện Lai Vung 12 Huyện Châu Thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2