Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam
lượt xem 5
download
Đề tài đánh giá một số nét tổng quan về tiểu thuyết Lê Hoài Nam đặt trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam sau 1986; Tìm hiểu về cuộc đời, văn nghiệp của nhà văn Lê Hoài Nam. Chỉ ra một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Lê Hoài Nam được thể hiện qua các phương diện: cảm hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật, nghệ thuật dựng truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ----------o0o----------- HOÀNG THỊ THU LOAN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LÊ HOÀI NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Thái Nguyên, năm 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------------- HOÀNG THỊ THU LOAN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LÊ HOÀI NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS.Cao Thị Hồng Thái Nguyên, năm 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Cao Thị Hồng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố trong bất cứ tài liệu nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích được chính tác giả khảo sát từ tác phẩm. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả, cơ quan tổ chức khác được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí khoa học và đều có trích dẫn theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Người cam đoan Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Loan
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các quý Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, tận tình dìu dắt, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc nhất đến TS.Cao Thị Hồng, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, định hướng, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu, giúp tác giả giải quyết các vấn đề và những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp và học trò đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Trân trọng. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Loan
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu .................................................................. 7 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 8 5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 9 6. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 9 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 10 PHẦN HAI: NỘI DUNG ................................................................................... 11 Chương 1: TIỂU THUYẾT LÊ HOÀI NAM TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 ..................................................................... 11 1.1. Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết ....................................................... 11 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết ............................................................................... 11 1.1.2. Những đặc điểm chính của tiểu thuyết ..................................................... 11 1.2. Những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ................................... 14 1.2.1. Đổi mới về tư duy nghệ thuật ................................................................... 14 1.2.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người ........................................... 20 1.2.3. Đổi mới cái nhìn về hiện thực và phương thức phản ánh hiện thực ....... 27 1.3. Lê Hoài Nam với thể loại tiểu thuyết .......................................................... 29 1.3.1. Vài nét về cuộc đời và văn nghiệp của Lê Hoài Nam .............................. 29 1.3.1.1. Nhà văn Lê Hoài Nam ........................................................................... 29 1.3.1.2. Hành trình sáng tác của Lê Hoài Nam ................................................. 31 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật của Lê Hoài Nam ................................................. 38 1.3.2.1. Quan niệm về trải nghiệm trong sáng tác ............................................. 38 1.3.2.2. Quan niệm về văn chương và trách nhiệm của người cầm bút ............ 40 1.3.3. Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Lê Hoài Nam.......................... 44
- iv Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LÊ HOÀI NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ............................................................................................. 48 2.1. Đặc điểm cảm hứng nghệ thuật ................................................................... 48 2.1.1. Cảm hứng về hiện thực đời sống ............................................................. 48 2.1.1.1. Một cái nhìn đa diện, đa chiều về hiện thực chiến tranh ...................... 48 2.1.1.2. Số phận con người trong cuộc sống đời thường thời hậu chiến trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam............................................................................................ 54 2.1.2. Cảm hứng về con người ........................................................................... 56 2.2. Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam ...................................... 64 2.2.1. Nhân vật tha hóa và bị tha hóa .................................................................. 64 2.2.1.1. Tha hóa bởi môi trường, hoàn cảnh....................................................... 64 2.2.1.2. Tha hóa do quyền lực, lòng tham .......................................................... 65 2.2.2. Nhân vật vượt lên số phận........................................................................ 67 2.2.3. Nhân vật giàu đức hy sinh, lòng vị tha..................................................... 69 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LÊ HOÀI NAM - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ...................................................................... 71 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và khắc họa nội tâm nhân vật .................... 71 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................. 71 3.1.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật .................................................... 77 3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng nhân vật ............................. 79 3.2.1. Ngôn ngữ đời thường ............................................................................... 79 3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại .................................................................................. 83 3.3. Kết cấu......................................................................................................... 86 3.3.1. Kết cấu theo trình tự thời gian ................................................................. 86 3.3.2. Kết cấu lồng ghép - tiểu thuyết trong tiểu thuyết ..................................... 87 3.4. Giọng điệu ................................................................................................... 89 3.4.1. Giọng trữ tình tha thiết ............................................................................ 89 3.4.2. Giọng thiết tha, thương cảm .................................................................... 90 3.4.3. Giọng hài hước, hóm hỉnh........................................................................ 94 3.4.4. Giọng triết luận ........................................................................................ 95 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 103
- v
- 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỷ XX là thế kỷ phát triển của công nghệ thông tin, của truyền hình nên đứng trước sức cạnh tranh đó, đã có nhiều người cho rằng đây là “dấu chấm hết” của tiểu thuyết. Nhưng trải qua thời gian với những thăng trầm, đến nay tiểu thuyết vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn học của nhân loại. Bởi nó có những ưu thế mà không một thể loại nào có được, tiểu thuyết được xem là thể loại “năng động” nhất, là hình thức tự sự cỡ lớn, vừa có khả năng tái hiện sâu rộng bức tranh hiện thực đời sống vừa có khả năng đi sâu khám phá đời tư, tâm hồn con người một cách “tinh vi” nhất…Như vậy, tiểu thuyết ngay từ khi ra đời cho tới nay, nó vẫn luôn là thể loại “mới mẻ” với những tìm tòi khám phá để tìm ra “bức chân dung” của mình và “Trong cuộc kiếm tìm và hướng tới sự đổi mới, điều quan trọng là phải thấy được sự cần thiết phải thay đổi bản thân khái niệm của tiểu thuyết dẫn đến sự thay đổi của bản thân khái niệm về văn học cùng với sự phát triển của nó” (Theo M.Butor). Để làm nổi bật sự đổi mới đó, bên cạnh việc nghiên cứu tổng quát về những đặc điểm văn học, thành tựu văn học, thiết nghĩ, cần điểm lại chân dung của từng nhà văn với những thành công, những sáng tạo nghệ thuật của họ đã ít nhiều góp phần tạo nên bộ mặt cho văn học giai đoạn này. Những tác giả có công đưa tiểu thuyết nhập vào trào lưu đổi mới văn học không thể không kể đến Lê Hoài Nam, ông là một chân dung mới của văn học Việt Nam hiện đại thuộc giai đoạn này, thành công ở nhiều loại hình nghệ thuật như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản điện ảnh. Riêng về mảng tiểu thuyết, ông sáng tác không nhiều, nhưng ở mỗi tác phẩm, ông đều tạo được những dấu ấn riêng cả về nội dung lẫn phương thức thể hiện. Với các tiểu thuyết đã gắn liền với tên tuổi của ông: Những đêm huyền ảo (NXB Phụ nữ, 1988), Đôi tình nhân ham sống (NXB Hội Nhà văn, 1990), Hoang mạc tâm hồn (NXB Lao
- 2 động, 1998), Danh tiếng và bóng tối (NXB Phụ nữ, 2008). Điểm nhấn của các tác phẩm này là nhìn thẳng vào sự thật, viết sự thật về xã hội đang trong giai đoạn chuyển mình sáng, tối đấu tranh quyết liệt. Đó là cái nhìn của một người dám đấu tranh cho lẽ phải, dám nhìn vào thẳng sự thật để phơi bày những hiện thực đang diễn ra trong xã hội; sự ăn chơi sa đoạ của một số người. Sự quái đản đó khiến cho người ta liên tưởng tới một sự tha hóa biến chất của một số ít cán bộ có chức quyền, giống như một hồi chuông cảnh tỉnh về sự băng hoại đạo đức xã hội và con người… Có những chuyện ngoài đời khi đưa nguyên xi vào tác phẩm tự thân nó đã mang tính khái quát, điển hình. Trong văn chương Việt Nam nhiều nhà văn của nhiều thế hệ đã viết theo cách này. Nhưng Lê Hoài Nam không dẫm chân lên lối mòn mà người khác đã đi, không viết những chuyện người khác đã viết. Chẳng hạn những truyện ngắn khai thác đề tài lịch sử, ông khai thác lịch sử theo cách nhìn khá riêng của mình. Trong mỗi truyện tưởng như đã cũ ấy, dưới ngòi bút và trí tưởng tượng của ông, nó lại lấp lánh lên, tắm tưới vào tâm hồn người đọc một điều gì đó rất mới mẻ. Thường là khi truyện khép lại, người đọc mới tự rút ra một ý nghĩa xã hội, một giá trị nhân đạo, một triết lý nhân sinh. Với tài năng và phong cách độc đáo, Lê Hoài Nam đã khẳng định mình với một lối đi riêng. Bằng những cách tân, sáng tạo độc đáo, ông đã thay đổi được quan niệm tiếp cận của độc giả và tạo nét mới cho tiểu thuyết Việt Nam. Lựa chọn nghiên cứu “Đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam” để khẳng định đóng góp của nhà văn ở những cách tân nghệ thuật của văn xuôi thời kì đổi mới đặt trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn góp phần đem lại một cái nhìn toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Lê Hoài Nam cũng như sự phát triển, đổi mới của nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Đã có một số bài viết, công triǹ h nghiên cứu về Lê Hoài Nam và sáng tác
- 3 của ông. Xem xét nô ̣i dung các bài viế t, các công trình nghiên cứu, chúng tôi chia thành hai nhóm chiń h sau: 2.1. Những bài viế t về Lê Hoài Nam và sự nghiệp sáng tác văn chương. Từ sau tiểu thuyết đầu tay Những đêm huyền ảo (NXB Phụ nữ, 1988), các nghiên cứu về sáng tác của ông đã tạo được nhiều ấn tượng, dư vang trong lòng bạn đọc nói chung và nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình nói riêng. Những bài viết có tính chất nghiên cứu vẫn còn rất hạn chế, thường chỉ quan tâm đến một tác phẩm nào đó, chưa có những bài nghiên cứu mang tính tổng hợp. Hầu hết các bài viết được đăng rải rác trên các trang báo, tạp chí, từ nguồn internet, hoặc từ trang cá nhân của một số bạn bè văn chương của nhà văn Lê Hoài Nam, và nhất là được tập hợp khá đầy đủ trong trang cá nhân của ông. Trước hết, cần nói đến các bài viết, ý kiến về số phận con người trong tiểu thuyết “Những đêm huyền ảo” (cuốn tiểu thuyết đầu tay của Lê Hoài Nam). Vừa ra đời, tác phẩm đã nhận được nhiều ý kiến phê bình, nhận xét bởi vấn đề được đặt ra. Hoàng Ngọc Trì, trong bài viết số phận con người trong tiểu thuyết “Những đêm huyền ảo” đăng trên Báo Văn nghệ năm 1988, ngay sau khi tác phẩm ra đời đã khái quát tính bi thảm của cốt truyện trong cuốn tiểu thuyết này. Theo tác giả, “Những đêm huyền ảo đã dẫn người đọc đi dần vào cái xã hội ngột ngạt với những mâu thuẫn gay gắt, những chuyện đau lòng làm nhức nhối tim gan những con người chân chính đang tiến hành công cuộc đổi mới đầy gian nan phức tạp hôm nay”, tác giả bài viết đã khẳng định “Lê Hoài Nam có cách viết khá hấp dẫn, cái hấp dẫn trong Những đêm huyền ảo không phải ở đề tài còn ít người khai thác cũng không phải là ở những triết lý sâu sắc làm lay động tiềm thức của người đọc mà là ở phương pháp tổ chức những diễn biến của các tình tiết. Anh vận dụng lối kết cấu của kịch. Quá
- 4 trình diễn biến của cốt truyện là quá trình phát triển của mâu thuẫn. Độ gay gắt của các mâu thuẫn ngày càng tăng dần và nâng tới mức đỉnh điểm. Đỉnh điểm của mâu thuẫn trong Những đêm huyền ảo là cảnh Huyên và Sen (vợ Hoàng Phan) đều ra đi để lại cho Hoàng Phan một nỗi cô đơn trống vắng mênh mông” [82]. Không chỉ phân tích tác phẩm để làm toát lên nội dung tư tưởng mà tác giả Hoàng Ngọc Trì còn mạnh dạn nêu lên một số “chỗ yếu”, hạn chế của tác phẩm như một lời chia sẻ chân thành dành cho nhà văn Lê Hoài Nam: “Nếu cần nói đến những nhược điểm của Những đêm huyền ảo thì đó là một số đoạn triết lí còn nhạt, chưa đạt tới chiều sâu cần thiết, một số câu văn chưa thật ổn về văn pháp, một số từ dùng chưa thật chính xác. Biết anh đang tập trung sức chuẩn bị cho một cuốn tiểu thuyết mới, nhắc anh lưu ý những điều trên đây, chắc là có ích” [82]. Với tiểu thuyết Danh tiếng và bóng tối, bài viết trên báo của Công ty cổ phần sách Việt Nam Savina đã khẳng định “Văn chương trong Danh tiếng và bóng tối giản dị nhưng không hề thô sơ. Người đọc bị cuốn hút từ đầu đến cuối tác phẩm lối mô tả hiện thực, mô tả nhân vật và phương pháp dẫn chuyện của tác giả. Ngồn ngộn hiện thực mà vẫn lấp lánh, bay bổng” [81]. Nếu bài viết trên báo của Công ty cổ phần sách Việt Nam Savina chỉ dừng lại ở những lời nhận xét chung, đánh giá một cách khái quát, thì bài viết trên trang cá nhân của mình, nhà văn Thủy Hướng Dương lại đi sâu vào việc mổ xẻ, phân tích nội dung tác phẩm ở nhiều góc cạnh. Chị khẳng định một cách chắc chắn, mạnh mẽ, rằng: “Tôi có cảm giác những sự việc, những tình tiết của cuốn sách được tác giả viết hầu hết là sự thật, phần hư cấu là rất ít. Đó là cuốn tiểu thuyết đầy ắp hiện thực. Hiện thực trên từng trang, từng trang viết. Hiện thực trong từng cá thể nhân vật và hiện thực trong từng số phận con người. Bằng bút pháp rất giản dị, tả thực theo lối truyền thống, Lê Hoài Nam đã khắc họa được những nhân vật “Danh tiếng” cùng với những âm mưu thủ đoạn để ngoi lên địa
- 5 vị cao nhất trong ngành văn hóa của tỉnh “Hải Thành” từ một tên lưu manh chuyên móc túi hay từ một tay thợ gò hàn thất học. Những mánh khóe để tiêu diệt đối thủ của những nhân vật này được nhà văn lột tả ghê tởm đến mức rùng mình. Nhưng ghê sợ hơn, là người đọc có cảm giác hình như mình đã gặp đâu đó quanh đời sống thực của mình cũng có một nhân vật như thế” [81]. Đặc biệt, chị còn nhấn mạnh “Danh tiếng và Bóng tối như thức tỉnh chúng ta… hãy nhìn thẳng vào cuộc sống. Mong muốn cho chúng ta xây dựng một xã hội đẹp hơn, như lẽ ra nó phải được như thế” [81]. Ngoài ra, còn hai cuốn tiểu thuyết của Lê Hoài Nam đó là Đôi tình nhân ham sống và Hoang mạc tâm hồn nhưng chưa có bài viết nào đi phân tích nội dung của chúng. Vì vậy, ở đề tài này chúng tôi sẽ đi khảo sát nội dung của hai cuốn tiểu thuyết trên một cách cụ thể và đầy đủ hơn để người đọc thấy được giá trị nhân văn, những triết lí sâu xa ẩn chứa trong mỗi cuốn tiểu thuyết của Lê Hoài Nam. Tuy nhiên, tác phẩm của nhà văn Lê Hoài Nam có rất nhiều độc giả. Dù viết về bất cứ chuyện gì, chuyện của chiến tranh, chuyện hậu quả của chiến tranh, chuyện thế thái của đời thường, chuyện vui, chuyện buồn, chuyện tốt, chuyện xấu..., tất cả màu sắc âm thanh của cuộc sống hôm nay nhà văn đều viết với một tinh thần công dân rất cao. Mỗi tác phẩm của ông, dù là truyện ngắn hay tiểu thuyết, đều viết về những vấn đề của số phận con người, trong niềm vui, trong nỗi buồn, trong thăng trầm, trong tất cả cảnh ngộ.... Chính vì thế, tác phẩm của Lê Hoài Nam có sự vang dội trong xã hội. Ông là người viết về cái hôm nay, viết cho ngày hôm nay, mặc dù có những cái không phải ở thì hiện tại. Sau chiến tranh ông bắt đầu nhìn sâu vào cuộc sống và phát hiện ra những vấn đề phức tạp của cuộc sống và con người. Lê Hoài Nam có thái độ quyết liệt đối với những cái ác, cái xấu, sự băng hoại của đạo đức trước sự tác động của đồng tiền. Nhà
- 6 văn đã có những cách nhìn, cách phát hiện vấn đề và đưa vào tiểu thuyết làm cho những tác phẩm của mình có sức hấp dẫn với bạn đọc. Qua đó, có thể thấy sự ảnh hưởng của Lê Hoài Nam cũng như tác phẩm của ông đối với người đọc. Điều đáng chú ý hơn cả là những vấn đề được nêu ra trong các tác phẩm lại chính là những hiện trạng của cuộc sống đời thường đang diễn ra xung quanh chúng ta. Vì vậy, tác phẩm của Lê Hoài Nam gần gũi và gắn bó với cuộc sống của con người. Điều này lí giải vì sao nhà văn cùng những tác phẩm của ông lại có vị trí đặc biệt trong lòng người đọc. 2.2. Những bài viết có tính khái quát về tiểu thuyết Lê Hoài Nam Theo thống kê của chúng tôi, đến nay có khoảng bốn nghiên cứu viết về tiểu thuyết Lê Hoài Nam. Trong bài viết “Cuộc chiến giữa con người và quyền năng sói” Mai Tiến Nghị đưa ra lời nhận xét: “Bằng lối viết giản dị và chân thật, có thể khẳng định tác giả không hư cấu nhiều. Chính cái sự chân thực ấy làm nên sự hấp dẫn. Tôi đọc một hơi hết tác phẩm và bị cuốn hút bởi sự đậm đặc chi tiết sống động. Tuy nhiên tôi vẫn băn khoăn bởi tác giả thật quá. Liệu có khỏi hệ luỵ gì không. Chắc chắn sẽ có những tiếng la ó nhân danh điều này, điều nọ của những người tự vơ vào nhận mình là người trong cuộc. Thực lòng khi đọc “Danh tiếng và bóng tối” tôi cảm thấy hơi nặng nề và buồn vì tiếc cho một vùng quê văn hiến. Cách giải quyết của tác phẩm cũng còn hơi khiên cưỡng và cách giải quyết ấy lại để ở thì tương lai. Vì biết rằng không có chuyện cổ tích ở thời hiện tại và không nghi ngờ về tính chân thực của tác phẩm nên tôi cũng tự an ủi mình: Muốn xây một lâu đài vững chắc thì phải chuẩn bị nền móng cho vững chắc. Để có nền móng vững chắc buộc phải dọn dẹp đi những rác rưởi. Có những thứ rác rưởi mắt thường khó nhìn thấy, hoặc có thấy nhưng người ta tặc lưỡi: chẳng hề gì! Cứ xây, không sao! Nhưng toà lâu đài ấy liệu có bền vững? Người xây dựng liệu có an toàn? Việc làm của tác giả trong tác phẩm có lẽ đã làm được cái việc cảnh tỉnh cho những người xây dựng. Đó là việc làm tích cực
- 7 và là việc làm dũng cảm” [81]. Mai Tiến Nghị đã ghi nhận cái chân thực trong tác phẩm của Lê Hoài Nam, chính cái sự chân thực ấy làm nên sự hấp dẫn và cuốn hút người đọc bởi các chi tiết sống động. Tuy nhiên tác giả vẫn băn khoăn bởi lối viết thật như vậy liệu có khỏi hệ luỵ gì không? Nhìn chung, các bài viết về Lê Hoài Nam và các sáng tác của ông vẫn còn khá khiêm tốn về nội dung cũng như số lượng và chỉ được đăng tải rời rạc trên một số trang báo, tạp chí. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về “Đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam”. Phần lớn là các bài viết ngắn, thiên về cảm nhận, nhận xét và đánh giá. Các nghiên cứu chủ yếu dừng ở mức tiếp cận về phương diện nội dung tác phẩm chứ chưa nghiên cứu về nghệ thuật tác phẩm. Trên cơ sở kế thừa thành tựu khoa học quý báu của những người đi trước, với luận văn này chúng tôi hy vọng tiếp tục khám phá, kiến giải những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tiểu thuyết Lê Hoài Nam, góp tiếng nói khẳng định sự nghiệp và tôn vinh một nhà văn đương đại từng là người lính cầm súng trong quân đội mà với lao động nghệ thuật bền bỉ, miệt mài, nghiêm túc ông đã dâng tặng cuộc sống những trang viết tràn đầy giá trị nhân văn, để lại dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc. 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam. 3.2 Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm hướng tới mục tiêu: - Đánh giá một số nét tổng quan về tiểu thuyết Lê Hoài Nam đặt trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam sau 1986; Tìm hiểu về cuộc đời, văn nghiệp của nhà văn Lê Hoài Nam.
- 8 - Chỉ ra một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Lê Hoài Nam được thể hiện qua các phương diện: cảm hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật, nghệ thuật dựng truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. - Trên cơ sở đó luận văn khẳng định những thành công và sự độc đáo của tiểu thuyết Lê Hoài Nam cả về nội dung và nghệ thuật. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát tác phẩm, thống kê, phân tích, chỉ ra những đặc điểm cơ bản tiểu thuyết Lê Hoài Nam ở hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt luận văn chú ý đi sâu nghiên cứu các thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tác phẩm, từ đó khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. - Khẳng định giá trị tiểu thuyết Lê Hoài Nam và những đóng góp của ông đối với văn học đương đại Việt Nam, xác định vị trí của Lê Hoài Nam trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp hệ thống Khảo sát, phân loại và xác định thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam sau 1986 trên tinh thần kết hợp các yếu tố tương đồng về nội dung và hình thức để rút ra những nhận định, đánh giá chính xác về hệ thống nhân vật trong tác phẩm. 4.2.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Vận dụng phương pháp này, người viết có thể tìm hiểu, phân tích những đặc điểm nổi bật của hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam sau 1986 ở một số phương diện như quan niệm nghệ thuật về con người, nhân vật và các phương thức thể hiện nhân vật…
- 9 Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp và thao tác bổ trợ như: Phương pháp loại hình, phương pháp liên ngành giữa văn học và văn hóa, thao tác so sánh, phân tích - tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam sau 1986. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam, chúng tôi tập trung khảo sát bốn tác phẩm sau: Những đêm huyền ảo (tiểu thuyết – NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1988) Đôi tình nhân ham sống (tiểu thuyết – NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1990) Hoang mạc tâm hồn (tiểu thuyết – NXB Lao động, Hà Nội, 1998). Danh tiếng và bóng tối (tiểu thuyết – NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2008) 6. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, phần trọng tâm là Nội dung chính gồm ba chương. Chương 1: Tiểu thuyết Lê Hoài Nam trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết, những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. Vài nét về cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm về văn chương nghệ thuật cũng như quan niệm về con người trong sáng tác của Lê Hoài Nam. Giới thiệu sơ lược về thể loại tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Lê Hoài Nam. Chương 2: Đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam nhìn từ phương diện nội dung Đây là phần tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu bốn cuốn tiểu thuyết của Lê Hoài Nam. Nhìn từ phương diện nội dung, cảm hứng, có thể tìm thấy
- 10 nhiều đề tài khác nhau trong các sáng tác của Lê Hoài Nam sẽ được làm rõ như: cảm hứng về hiện thực đời sống, cảm hứng về con người, đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam. Trong chương này, nội dung cụ thể của mỗi tác phẩm sẽ được tìm hiểu, phân tích, nhằm làm nổi bật chủ đề tác phẩm, cũng như tư tưởng, quan niệm của nhà văn về cuộc đời và thân phận con người. Chương 3. Đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam nhìn từ phương diện nghệ thuật Tập trung khảo sát một số đặc điểm về thể loại và hình thức ngôn từ trong sáng tác của Lê Hoài Nam trong việc biểu đạt ý nghĩa nội dung. Đi sâu khai thác các yếu tố chính: Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và khắc họa nội tâm nhân vật, Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng nhân vật, kết cấu và đặc biệt là một lối tự sự đa giọng điệu đã tạo nên nét độc đáo riêng của nhà văn. 7. Đóng góp của luận văn - Là luận văn đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam. Làm sáng tỏ những đặc điểm tiểu thuyết Lê Hoài Nam đặt trong bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. - Luận văn góp phần khẳng định: + Mỗi thể loại có những cách thức kết tinh của nó và ở những tiểu thuyết xuất sắc của mình Lê Hoài Nam đã tạo ra một giọng điệu trần thuật và một cách thức tiếp cận hiện thực mới. + Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 (trong đó có tiểu thuyết của Lê Hoài Nam) đã có những nỗ lực cách tân nghệ thuật, tạo nên những giá trị nghệ thuật độc đáo, làm nên sự khởi sắc của văn xuôi Việt Nam trong một giai đoạn phát triển mới. + Luận văn cung cấp một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về tiểu thuyết của Nhà văn Lê Hoài Nam.
- 11 PHẦN HAI: NỘI DUNG Chương 1: TIỂU THUYẾT LÊ HOÀI NAM TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 1.1. Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại. 1.1.2. Những đặc điểm chính của tiểu thuyết Đặc điểm thứ nhất làm cho tiểu thuyết khác biệt sử thi (anh hùng ca), ngụ ngôn là ở cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư. Đời tư là tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Tùy theo từng thời kỳ phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu sắc đến mức thể hiện được, kết hợp được với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Nhưng yếu tố đời tư càng phát triển, chất tiểu thuyết càng tăng, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển, chất sử thi càng đậm đà. Tiểu thuyết sử thi, theo nhà nghiên cứu Sirerin, là “tiểu thuyết mà từ trong tới ngoài vượt khỏi các khung của nó, trong đó đời tư con người thấm nhuần lịch sử và triết học lịch sử, con người được thể hiện như một phần tử sống động của nhân dân mình. Tiểu thuyết sử thi nắm bắt những đổi thay của các thời kỳ lịch sử, sự tiếp nối của các thế hệ, nó hướng tới các số phận tương lai của nhân dân hay giai cấp”. Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống “hiện tại” không ngừng biến đổi sinh thành. Nhưng đối với tiểu thuyết cận đại, hiện đại mà đối tượng là hiện thực đương thời, thì dấu
- 12 hiệu khu biệt chất tiểu thuyết và chất sử thi lại là yếu tố nội dung lịch sử anh hùng dân tộc hiện đại. Đặc điểm thứ hai làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên và sử thi là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ. Các thể loại nói trên, nói chung, không thể dung nạp chất văn xuôi như một đặc trưng của nội dung thể loại, mặc dầu trên quỹ đạo của văn học hiện đại, thể loại ấy có thể bị “tiểu thuyết hóa” và dung nạp ít nhiều chất văn xuôi. Chính chất văn xuôi đã mở ra môt vùng tiếp xúc tối đa với thời hiện tại đang sinh thành làm cho tiểu thuyết không bị giới hạn nào đó trong nội dung phản ánh. Thứ ba, nhân vật tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải” trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành động. Nhân vật tiểu thuyết cũng hành động, và trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhân vật còn tích cực tham gia cải tạo môi trường, nhưng với tư cách là đặc trưng thể loại, nhân vật ấy xuất hiện như là con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau dằn vặt của đời. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh một cách nhân tạo, không cô lập nó cũng như không cường điệu sức mạnh của nó. Nó miêu tả nhân vật như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Trong khi hành động, nhân vật tiểu thuyết “lãnh đủ” mọi tác động của đời. Khi miêu tả nhân vật, phân tích tâm lí là một phương tiện rất đặc trưng cho tiểu thuyết, mặc dù nói chung, loại văn học nào cũng không thể bỏ qua được khía cạnh tâm lí.
- 13 Thứ tư, tiểu thuyết khác với truyện ngắn trung cổ, truyện vừa, “tiểu thuyết đoản nhiên” (noven) như Mười ngày của Boocaxio là ở chỗ trong các truyện ấy, cốt truyện đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật. Mọi yếu tố tác phẩm được tổ chức sát với sự vận động của cốt truyện và tính cách, hầu như không có gì “thừa”, tất cả nằm trọn trong các liên hệ nhân quả. Lời nói nhân vật cũng chỉ là một khâu thúc đẩy cốt truyện phát triển, hoặc mở nút. Tiểu thuyết thì không thế. Nó chứa bao nhiêu cái “thừa” so với cốt truyện vừa và truyện ngắn trung cổ, mà đó lại là cái chính yếu trong thành phần của thể loại tiểu thuyết: các suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiền sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với người, về toàn bộ tồn tại của con người. Thứ năm, xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật như một khoảng cách về giá trị dẫn đến lí tưởng hóa của anh hùng ca, tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật. Là một hiện tại cùng thời, tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những người bình thường, thường tình, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình. Chính khoảng cách gần gũi này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình. Và từ đó, có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, sử dụng nhiều giọng nói. Tiểu thuyết hấp thu mọi lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời trong trong văn học và ngoài văn học, tạo nên sự đối thoại giữa các giọng khác nhau. Cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái gì đó chưa xong xuôi. Kết cấu của tiểu thuyết cũng thường là kết cấu để ngỏ. Cuối cùng, với các đặc điểm đã nêu, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác nhau. Những hiện tượng tổng hợp đó làm cho bản thân thể loại tiểu thuyết cũng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 679 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn