Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm tư duy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là chỉ ra đặc điểm tư duy cũng như những đóng góp của nhà văn Nguyễn Bình Phương cho tiểu thuyết Việt Nam. Trau dồi thêm tri thức cho bản thân về vấn đề tư duy tiểu thuyết, tiểu thuyết Việt Nam đương đại và có những hiểu biết nhất định về nhà văn Nguyễn Bình Phương. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm tư duy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂM ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Đăng Dung THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trương Đăng Dung. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhâm i
- LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng thành kính, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Trương Đăng Dung đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã hết lòng giảng dạy và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, thư viện trường Đại học Sư phạm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhâm ii
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 NỘI DUNG..................................................................................................... 11 Chương 1. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TƯ DUY TIỂU THUYẾT VÀ HÀ NH TRÌ NH SÁNG TÁC CỦ A NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ............... 11 1.1. Khái lược chung về tiểu thuyết và tư duy tiể u thuyế t .............................. 11 1.1.1. Khái lươ ̣c về tiểu thuyết ........................................................................ 11 1.1.2. Tư duy tiể u thuyế t ................................................................................. 13 1.2. Nguyễn Bình Phương và hành trình sáng tác văn chương....................... 15 1.2.1. Nhà văn Nguyễn Bin ̀ h Phương ............................................................. 15 1.2.2. Tiể u thuyế t của nhà văn Nguyễn Biǹ h Phương trong bố i cảnh tiể u thuyế t Viê ̣t Nam đương đa ̣i ............................................................................. 17 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 28 Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ....................................................................................................... 30 2.1. Thế giới nhân vâ ̣t trong tiể u thuyế t của Nguyễn Bình Phương ............... 30 2.1.1. Nhân vâ ̣t khiế m khuyế t ......................................................................... 32 2.1.2. Nhân vâ ̣t người âm, hồ n ma .................................................................. 40 2.1.3. Nhân vâ ̣t cô đơn .................................................................................... 45 2.2. Không gian – thờ i gian nghê ̣ thuâ ̣t trong tiể u thuyế t Nguyễn Bình Phương ................................................................................................... 52 2.2.1. Không gian nghê ̣ thuâ ̣t .......................................................................... 52 2.2.2. Thời gian nghê ̣ thuâ ̣t ............................................................................. 58 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 63 iii
- Chương 3. KẾT CẤU VÀ NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ......................................................................... 65 3.1. Kế t cấ u trong tiể u thuyế t Nguyễn Bình Phương ...................................... 65 3.1.1. Kế t cấ u đa tuyế n .................................................................................... 67 3.1.2. Kế t cấ u phân mảnh ................................................................................ 74 3.1.3. Sự đan xen vào kết cấu tiểu thuyết các thể loa ̣i khác............................ 76 3.2. Ngôn ngữ trong tiể u thuyế t của Nguyễn Bình Phương ........................... 80 3.2.1. Ngôn ngữ sinh hoa ̣t ............................................................................... 81 3.2.2. Ngôn ngữ của sự vô thức ....................................................................... 86 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 DANH MỤC THAM KHẢO ........................................................................ 95
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Mỗi nhà văn khi cầm bút sáng tác đều mang trong mình một tư duy nghệ thuật nhất định. Đó chính là tư duy được thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng tạo, cảm thụ nghệ thuật, là sự kết tinh cao độ của tư duy thẩm mỹ. Tư duy nghệ thuật vì vậy có vai trò đặc biệt quan trọng. Mọi quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người, sự lựa chọn các hình thức và thể tài văn học đều chịu sự chi phối từ tư duy nghệ thuật của nhà văn. Đổi mới văn học cũng đồng nghĩa với việc đổi mới tư duy các thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, kí… Nhận thức được tầm quan trọng của tư duy thể loại trong hoạt động sáng tạo văn chương cũng như trong quá trình đổi mới, cách tân văn học là lí do đầu tiên để chúng tôi lựa chọn đề tài này. 1.2. Tiểu thuyết là một thể loại quan trọng của văn học. Đây là một loại hình tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Xuất hiện khá muộn ở Việt Nam và được coi là “cỗ xe tăng” tiến vào trận địa văn học, cho đến nay, tiểu thuyết Việt Nam đã trải qua gần một thế kỉ vận động, phát triển và đã đạt được những thành tựu nhất định. Những thập niên cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết nước ta bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Việc tìm ra một con đường mới, một hướng đi mới cho thể loại tiểu thuyết trở thành yêu cầu vô cùng bức thiết. Con đường mới, hướng đi mới đó lại gắn bó chặt chẽ với sự đổi mới tư duy tiểu thuyết của các nhà văn. Trong những năm gần đây, vấn đề tư duy tiểu thuyết và đổi mới tư thể loại tiểu thuyết luôn thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo các nhà nghiên cứu phê bình cũng như giới tiểu thuyết gia ở Việt Nam. Tiểu thuyết nước nhà đang phát triển ra sao? Lối đi nào là phù hợp nhất cho tiểu thuyết trong thời điểm hiện tại? Cần phải đổi mới tư duy tiểu thuyết như thế nào?… Đây đều là những dấu hỏi lớn còn chưa có câu trả lời 1
- thỏa đáng. Nhằm góp thêm một lời kiến giải cho những câu hỏi trên, việc nghiên cứu về tư duy tiểu thuyết là một vấn đề có tính cấp thiết, mang ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. 1.3. Trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bình Phương là một cây bút có nhiề u đố ng góp quan trọng. Bắt đầu viết văn từ những thập niên cuối của thế kỉ XX, cho đến nay, nhà văn này đã có một khối lượng các tác phẩm tiểu thuyết nhất định. Nhắc đến Nguyễn Bình Phương, giới nghiên cứu phê bình thường nhắc đến một chân dung văn học với nhiều tìm tòi, đổi mới, cách tân trong kĩ thuật viết tiểu thuyết cũng như một tư duy tiểu thuyết độc đáo, mới lạ. Nhà văn Thái Nguyên đã mang đến cho nền văn học nước nhà một luồng gió mới, một hơi thở mới. Phân tích những đặc điểm trong tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là một cách để tác giả luận văn khẳng định những đóng góp to lớn của cây bút văn chương này vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 1.4. Trong những ngày của tháng 10 năm 2015 vừa qua, nhà văn Nguyễn Bình Phương vừa vinh dự nhận đươ ̣c giải thưởng Văn ho ̣c ở ha ̣ng mu ̣c văn xuôi do Hội nhà văn Hà Nô ̣i bầ u cho ̣n với tiể u thuyế t Mình và họ. Với những nỗ lực lao động nghê ̣ thuật miê ̣t mài và những đóng góp to lớn vào nề n văn học nước nhà đương đa ̣i, Nguyễn Bình Phương là gương mặt trẻ nhấ t đươ ̣c bầ u cho ̣n vào Ban chấ p hành của Hô ̣i nhà văn Viêṭ Nam nhiê ̣m kì 2015 – 2020. Đây cũng là lí do thực tiễn, thúc đẩ y tác giả luận văn thực hiêṇ đề tài này, nhằm khẳ ng đinh ̣ mô ̣t lầ n nữa vi ̣ trí, vai trò và đóng góp của Nguyễn Bình Phương trong nề n văn ho ̣c dân tô ̣c. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu tư duy tiể u thuyế t ở Việt Nam thời kỳ sau Đổi mới Giai đoa ̣n văn ho ̣c sau Đổ i mớ i là thời điể m nhà văn Nguyễn Bình Phương xuấ t hiê ̣n và trưởng thành trên văn đàn nước ta. Với phương pháp đi từ diê ̣n đế n điể m, chúng tôi tiế n hành khái lươc̣ tình hình nghiên cứu về 2
- tư duy tiể u thuyế t ở Viê ̣t Nam thời kỳ sau Đổ i mớ i với mu ̣c đích nhằ m đa ̣t đươ ̣c cái nhìn toàn diê ̣n và thấ u đáo về tư duy tiể u thuyế t củ a ngòi bút Nguyễn Bình Phương. Tại Việt Nam, vấn đề tư duy tiểu thuyết luôn là một đề tài nóng hổi được đưa ra bàn luận trên văn đàn trong những năm gần đây. Đứng trước thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại và chưa thực sự có những sáng tác vượt trội cả về chất và lượng, ngày 7/11/2002, tại nhà sáng tác Đại Lải, Hội nhà văn đã tổ chức cuộc hội thảo “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”. Trong cuộc hội thảo này, nhiều cây bút tiểu thuyết, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã bày tỏ những nhận định xác đáng về tiểu thuyết đương đại, đồng thời cũng đưa ra những hướng đi mới cho việc phát triển tiểu thuyết nước nhà. Ma Văn Kháng nhận định, về căn bản, trong những năm gần đây, tiểu thuyết Việt Nam thường na ná giống nhau như cùng một kiểu kết cấu, cốt truyện. Nhà tiểu thuyết Đình Kính cũng nhận thấy, muốn đổi mới tư duy để có tiểu thuyết hay, vai trò quan trọng thuộc về nhà văn, nhưng môi trường cũng quan trọng. Cần phải thay đổi trong quan niệm, trong nhận thức, ứng xử, và cung cách quản lí các nhà văn. Dương Duy Ngữ cho rằng, người tiếp nhận cần phải có đầu óc thông thoáng, cởi mở, đồng cảm để chấp nhận được mọi phong cách, mọi cách tân của văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Phạm Đức nói rõ cầ n phải đổ i mới tư duy tiế p nhận tiể u thuyế t và nhà xuấ t ́ h là nơi bắ t đầu của sự đổ i mới đó. Tất cả những điều này đều được bản chin thâu tóm trong cuốn “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”, NXB Hội nhà văn, 2002. Nhà nghiên cứu Bùi Viê ̣t Thắ ng trong cuố n “Tiể u thuyế t đương đại” đã đề cập những vấn đề chung nhất của tiểu thuyết đương đại (tính từ năm 1975 đế n nay). Trong thời điể m này, nhiề u cây bút văn chương và phê bình vẫn tỏ ra lúng túng trong viê ̣c tìm đường và go ̣i tên các thể loa ̣i văn ho ̣c. Tác giả đă ̣c biê ̣t bày tỏ quan điể m phải đổ i mới tư duy trong văn ho ̣c, trong đó có 3
- tư duy tiể u thuyế t. Đây là mô ̣t vấ n đề bức thiế t để thúc đẩ y văn ho ̣c nước nhà tiế n lên. PGS.TS Phạm Quang Trung trong bài viết “Thời của đổi mới tư duy” đăng trên trang web http://www.pqtrung.com có đưa ra những ý kiến xác đáng về việc đổi mới tư duy trong tiểu thuyết. Ông cho rằng tiểu thuyết không chỉ có một dạng hình duy nhất mà vô cùng đa dạng, phong phú. Nhà nghiên cứu này cũng đề xuất việc để đổi mới tư duy tiểu thuyết cần tập một thói quen mới và từ bỏ những thói quen cũ. Mới đây, PGS.TS Nguyễn Bích Thu trong bài nghiên cứu “Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới” (http://123doc.org/) đã đưa ra một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Việt Nam từ khi mới hình thành cho đến thời kì đổi mới, những thành tựu về đội ngũ tiểu thuyết gia và tác phẩm tiểu thuyết trong những năm gần đây. Cùng với đó là diện mạo tiểu thuyết Việt Nam đương đại dưới góc nhìn thấu đáo về mọi phương diện. Từ đó, tác giả bài nghiên cứu đi đến khẳng định: “…đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết chỉ thực sự có ý nghĩa khi nhà văn với tài năng và tâm huyết của mình có một cái nhìn mới về hiện thực cùng giao nhịp với dòng mạch văn học nhân loại, tạo nên một sinh thể mới cho tiểu thuyết và rộng ra cho văn học Việt Nam đương đại... “ [58]. Ngoài ra, vấn đề tư duy tiểu thuyết còn được đề cập đến nhiều công trình nghiên cứu khác như: “Lại bàn về đổi mới tư duy” của Hoàng Quốc Hải (2002); bài viế t “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát” của Nguyễn Thi ̣ Bình trong cuố n “Văn học Viê ̣t Nam sau 1975 – những vấ n đề nghiên cứu và giảng dạy”, Nxb bản Giáo dục (2006); “Dòng tiểu thuyết ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới (1986-2000)” của Bùi Việt Thắng đăng trên Tạp chí Nhà văn (10/2006); “Đổi mới tư duy xung quanh vấn đề văn học và hiện thực” của Cao Thị Hồng (2009), đăng trên Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 168; Nguyễn Thị Hải Phương với bài viết “Những trăn trở về 4
- đổi mới tư duy tiểu thuyết cảu các nhà văn Việt Nam hiện nay (Nhân đọc Đổi mới tư duy tiểu thuyết),(2011) http://stdb.hnue.edu.vn. 2.2. Tình hình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương. Nguyễn Bình Phương là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong văn chương Việt Nam những năm gần đây. Với hơn 20 năm cầm bút, ông đã có 8 cuốn tiểu thuyết, một số tập thơ và truyện ngắn thu hút được sự chú ý của độc giả và giới phê bình. Qua các tác phẩm của mình, nhà văn đến từ Thái Nguyên nà y đã thổi vào nền văn học nước nhà một luồng gió mới, một hướng đi mới. Vượt lên trên tất cả, người đọc vẫn nhận thấy một Nguyễn Bình Phương miệt mài, cần mẫn bước đi trên con đường cách tân các thể loại văn học. Cho đến nay, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học lấy Nguyễn Bình Phương và các sáng tác của ông làm đối tượng tìm hiểu. Có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau xoay quanh cách viết và nghệ thuật viết văn khá mới mẻ và độc đáo của cây bút này. Nhà nghiên cứu phê bình Thụy Khuê thuộc viện nghiên cứu văn học Paris là một trong những người đầu tiên quan tâm đến các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương và có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhà văn này. Các công trình nghiên cứu đó đều được đăng tải trên trang web cá nhân của Thụy Khuê: http://thuykhue.free.fr/. Nhắc đến các bài viết của Thụy Khuê về Nguyễn Bình Phương, ta phải kể đến: “Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già”; “Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng”; “Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn”; “Thoạt kỳ thủy trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương”; “Thế tĩnh tọa trong tác phẩm Ngồi của Nguyễn Bình Phương”… Nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương, Thụy Khuê muốn nhấn mạnh đến những yếu tố mới trong tiểu thuyết của ông. Nhà nghiên cứu đánh giá cao sự nỗ lực tìm tòi và đổi mới kĩ thuật viết của Nguyễn Bình 5
- Phương được thể hiện qua từng tác phẩm của ông bởi mỗi truyện mà nhà văn viết ra đều “… có thể đọc xuôi, đọc ngược, đọc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, đều “được” cả! Cấu trúc lắp ghép, cắt dán của hội họa, cho phép mỗi độc giả có thể sáng tạo ra một lối đọc riêng. Và vì có thể có nhiều “sự đọc” khác nhau cho nên có nhiều cách hiểu khác nhau và do đó tác giả đã tạo ra một mê hồn trận” [28]. Tất cả mọi sự đổi mới hay thể nghiệm đó đều hướng đến một mục đích cao cả của văn chương đó là khám phá sâu hơn đến cái cốt lõi của cuộc sống mà ở đó con người giữ vị trí trung tâm. Cùng với Thụy Khuê, Đoàn Cầm Thi cũng là nhà nghiên cứu sớm quan tâm, chú ý tới các sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Các bài viết phải kể đến như: “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên”, “Người đàn bà nằm: Từ Thiếu nữ ngủ ngày đến Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương”. Không giống với các nhà nghiên cứu, phê bình khác, Đoàn Cầm Thi chủ yếu tiếp cận tác phẩm của nhà văn Thái Nguyên từ cái nhìn phân tâm học với những thái cực của con người: giữa vô thức và hữu thức, điên loạn và tỉnh táo, hiện thực và ảo mộng... Nhắc đến các công trình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương không thể không nói tới những bài viết của Nguyễn Chí Hoan. Nếu như Đoàn Cầm Thi tiếp cận sáng tác của nhà văn này dưới góc độ phân tâm học thì Nguyễn Chí Hoan lại rất quan tâm đến kĩ thuật viết trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Các bài viết như: “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thủy” (http://www.evan.com.vn); bài nghiên cứu: “Những hành trình qua trống rỗng” (http://phongdiep.net). Tác giả cũng chỉ ra hạn chế của tác phẩm Nguyễn Bình Phương:“…bị kĩ thuật kết cấu kéo căng ra quá mức, khiến cho tham vọng luận đề của một cuốn sách trở nên giống như một tham vọng khái quát bằng kĩ thuật dựng truyện hơn là những hoa trái của một trải nghiệm thực sự” [23]. Nhà văn Nguyễn Bình Phương cũng được nhắc đến khá nhiều qua các bài nghiên cứu của Đoàn Ánh Dương. Các bài viết tiêu biểu phải kể đến như: “Nguyễn Bình Phương, Lục đầu giang tiểu thuyết”; “Vào cõi, Những đứa trẻ 6
- chết già: Tiểu thuyết – (trong) tiểu thuyết”; “Người đi vắng: Tiểu thuyết - huyền - sử”, “Trí nhớ suy tàn: Tiểu thuyết – thơ – nhật ký”; “Thoạt kỳ thủy: Tiểu thuyết – điện ảnh” và “Ngồi: Tiểu thuyết – (có mầu sắc) âm nhạc”. Qua các bài viết này, Đoàn Ánh Dương đã khái quát lên hai đặc trưng cơ bản trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Đó là phương thức huyền thoại và thi pháp kết cấu. Ngoài ra, còn có không ít những bài nghiên cứu, báo cáo khoa học, chuyên luận viết về Nguyễn Bình Phương cùng những sáng tác của ông. Cụ thể là: Báo cáo khoa học của Hoàng Thị Quỳnh Nga “Lời câm của nhân vật Tính trong Thoạt kỳ thủy”; “Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời sống” của tác giả Phạm Xuân Thạch đăng trên báo Văn nghệ số 45/2006, Hoàng Ngọc An: “Xác định người kể chuyê ̣n trong tiể u thuyế t Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương” (http://www.evan.com.vn), Nguyễn Mạnh Hùng với “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ” (http://www.evan.com.vn), Tiểu Linh: “Ám ảnh trăng và máu trong Thoạt kỳ thủy” (http://www.vietnam.net.vn); bài nghiên cứu của Hoàng Nguyên Vũ: “Một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương” (http://nld.com.vn)... Trong những năm trở lại đây, có không ít những khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Tác giả Hồ Bích Ngọc trong luận văn thạc sĩ năm 2006 (Đại học sư phạm Hà Nội) “Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết” đã tập trung điểm nhìn nghiên cứu vào khía cạnh ngôn ngữ của tiểu thuyết nhà văn Thái Nguyên. Từ đó cho thấy được những cách tân, những đổi mới đáng trân trọng trong nghệ thuật viết văn của Nguyễn Bình Phương. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Đại học Sư phạm – đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên) với luận văn thạc sĩ “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” cũng đã 7
- có những đóng góp quan trọng trong việc làm rõ yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên các phương diện không gian, thời gian, nhân vật, kết cấu, hình ảnh, mô típ trần thuật, ngôn ngữ… Ngoài ra, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương cần phải kể đến như “Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thúy Hằng khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2010, “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương”, luận văn thạc sĩ văn học của Vũ Thị Phương, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2008, “Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, luận văn thạc sĩ của Chu Thị Minh Thảo, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm 2013, “Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngà, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm 2014… Qua việc tìm hiểu một số công trình của những người đi trước, chúng tôi nhận thấy việc tiếp cận đặc điểm tư duy tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Bình Phương chưa thật sự được nghiên cứu kĩ lưỡng và có hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đặc điểm tư duy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” theo chúng tôi là cần thiết và có ý nghĩa lí luận, thực tiễn thiết thực. Những tìm hiểu, nhận định, đánh giá của các công trình nghiên cứu kể trên là cơ sở để chúng tôi đi vào thực hiện đề tài này. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do thời lượng có hạn nên tác giả luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứu ba cuốn tiểu thuyết tiểu biểu và đươ ̣c xem là có thể bao quát đươ ̣c toàn bô ̣ đă ̣c điể m tư duy tiể u thuyế t của Nguyễn Bình Phương: 8
- - Những đứa trẻ chết già, Nxb Trẻ, 2013. - Thoạt kỳ thủy, Nxb Trẻ , 2014. - Mình và họ, Nxb Trẻ, 2014. * Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khảo sát thêm một số tác phẩm thuộc các thể loại khác của Nguyễn Bình Phương, tác phẩm của một số nhà văn khác như là những đối tượng tham khảo để có được một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về đặc điểm tư duy tiểu thuyết của cây bút văn chương này. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Khẳng định vai trò và vị trí của nhà văn Nguyễn Bình Phương đối với công cuộc đổi mới văn học Việt Nam đương đại. - Chỉ ra đặc điểm tư duy cũng như những đóng góp của nhà văn Nguyễn Bình Phương cho tiểu thuyết Việt Nam. - Trau dồi thêm tri thức cho bản thân về vấn đề tư duy tiểu thuyết, tiểu thuyết Việt Nam đương đại và có những hiểu biết nhất định về nhà văn Nguyễn Bình Phương. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu khái quát về tiểu thuyết và quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại. - Phân tích, lí giải các vấn đề liên quan đến đổi mới tư duy thể loại tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Bình Phương qua một số tiểu thuyết cụ thể. - Chỉ ra đặc điểm tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trên các phương diện: nhân vật, không gian – thời gian nghê ̣ thuâ ̣t, kết cấu, ngôn ngữ của tác phẩm. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi có vận dụng một số khái niệm của lí luận văn học, lí thuyết của thi pháp học, tự sự học. 9
- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình, phương pháp phân tích – tổng hợp. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn góp phần làm rõ vấn đề tư duy nghệ thuật trong thể loại tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua một số tiểu thuyết cụ thể của nhà văn Nguyễn Bình Phương. Khẳng định những đóng góp của Nguyễn Bình Phương về tư tưởng và kĩ thuật viết tiểu thuyết trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn của chúng tôi được triển khai theo ba chương: Chương 1: Khái lươ ̣c chung về tư duy tiể u thuyết và hành trình sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Chương 2: Thế giới nhân vật và không gian – thời gian nghê ̣ thuâ ̣t trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Chương 3: Kế t cấ u và ngôn ngữ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 10
- NỘI DUNG Chương 1 KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TƯ DUY TIỂU THUYẾT VÀ HÀ NH TRÌ NH SÁNG TÁC CỦ A NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 1.1. Khái lược chung về tiểu thuyết và tư duy tiể u thuyế t 1.1.1. Khái lươ ̣c về tiểu thuyết Khi nhắc đến văn chương, người ta không thể không nhắc đến thể loại tiểu thuyết. Đây là một thể loại tự sự cỡ lớn, được xem là con đường “rộng” và “thênh thang” nhất để những người nghệ sĩ bước những bước đi dài, qua đó phản ánh hiện thực cuộc sống con người một cách toàn diện và sâu sắc. Nói đến tiểu thuyết, có rất nhiều những cách định nghĩa khác nhau về thể loại này. Thế nào là tiểu thuyết? Định nghĩa về tiểu thuyết rất khó. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn học cũng không ngừng đi tìm lời lí giải thấu đáo cho thể loại tiểu thuyết. Những thập niên gần đây, giới văn chương và bạn đọc thường hiểu về khái niệm tiểu thuyết qua lời định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên): “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt vật chất, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [19, tr.328]. Như vậy, nói cho cùng, tiểu thuyết là một loại tác phẩm tự sự có dung lượng lớn. Nó là sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, phản ánh, tái hiện cuộc sống con người ở mọi phương diện, mọi khía cạnh khác nhau. Có thể nói, thể loại tiểu thuyết từ buổi mới khai sinh cho đến nay đã trải qua một chặng đường dài với đầy rẫy những biến động thăng trầm của 11
- thời đại. Ở châu Á, tiểu thuyết xuất hiện từ rất sớm. Vào thời kỳ Ngụy-Tấn của Trung Quốc (thế kỷ III - IV), tiểu thuyết được manh nha dưới dạng những tác phẩm chí quái, chi nhân. Sang đến đời Đường và đời Minh, tiểu thuyết phát triển rực rỡ và đạt tới đỉnh cao với những pho tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Thời hiện đại tiểu thuyết Trung Quốc vượt thoát những thể loại truyền thống, ảnh hưởng lớn từ các trào lưu văn học phương Tây đương thời với sáng tác của các tác gia như Lỗ Tấn, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn v.v. Ở phương Tây, Tiểu thuyết có mầm mống ban đầu từ các tác phẩm tự sự viết bằng tiếng Roman trong các tác phẩm thuộc về đề tài anh hùng, đó là những tiểu thuyết kỵ sĩ với những biến cố và tình huống phi thường. Tuy nhiên, nhìn nguồn gốc của thể loại, các nhà nghiên cứu có thể truy nguyên về tận thời Hi Lạp với những trang văn lấy cảm hứng từ con người cá nhân riêng lẻ. Thời kỳ Phục Hưng, tiểu thuyết phát triển trong các tác phẩm thuộc về thể truyện, thể trường ca và thể kịch, đặc biệt phải kể đến những tìm tòi triết lí sâu sắc trong tiểu thuyết kiếm hiệp Đôn Kihôtê của nhà văn Tây Ban Nha Cervantes. Sang thời đại Khai Sáng và thời cận đại, từ thế kỷ XVIII, tiểu thuyết đã đi một chặng đường dài với sự hình thành các kết cấu chính: Tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết sử thi… Thế kỷ XX, tiểu thuyết phương Tây phát triển trong sự đa dạng đối nghịch nhau về nhiều mặt. Đó là những thành tựu của tiểu thuyết hiện thực với khuynh hướng hiện thực phê phán hoặc khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các sáng tác mới của Joyce, F. Kafka lại cho thấy một loạt các nguyên tắc tiểu thuyết vốn đã thành truyền thống trước kia bị biến đổi. Các trào lưu tư tưởng đương thời như hiện tượng 12
- học, thuyết phi lý, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học, hậu hiện đại, phê bình nữ quyền… cũng góp phần tạo ra những dạng thức như phản tiểu thuyết, tiểu thuyết mới, hoặc làm nảy sinh tư tưởng về nhân vật biến mất, hoặc tiểu thuyết cáo chung. Ở Viê ̣t Nam, tiể u thuyế t đươ ̣c xem là thể loa ̣i đế n sau. Trong khi tiể u thuyế t đã trở thành mô ̣t món ăn tinh thầ n không thể thiế u đố i với phương tây hay với Trung Hoa, Nhâ ̣t Bản thì phải đế n thế kỉ XIV – XVI ở nước ta, những mầ m mố ng ban đầ u của tiể u thuyế t mới đươ ̣c manh nha. Các tác phẩ m văn xuôi cổ giai đoa ̣n này như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả đã đặt những nền móng sơ khai cho tư duy thể loại, thông qua tiến trình từ sự ghi chép các yếu tố truyền thuyết, thần thoại, cổ tích đến giai đoạn phản ánh những chuyện đời thường. Thế kỷ XVIII cho thấy sự phát triể n của văn xuôi tự sự với các tác phẩm như Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ và đặc biệt là Hoàng Lê nhất thống chí, tác phẩm xuất hiện với tầm vóc tiểu thuyết, là pho tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc. Hoàng Lê nhất thống chí tái hiện một cách sống động bức tranh xã hội rộng lớn thời vua Lê, chúa Trịnh thông qua kết cấu chương hồi tương tự tiểu thuyết thời Minh - Thanh tại Trung Hoa. Yếu tố đời tư và mạch tự sự trong các truyện Nôm khuyết danh và hữu danh đương thời như Hoa tiên kí, Nhị độ mai, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa và Truyện Kiều cũng ít nhiều góp phần thúc đẩy sự phát triển của thể loại. Tấ t cả những điề u trên đề u là nề n tảng, tiề n đề quan tro ̣ng để bước sang thế kỉ XX, tiể u thuyế t hiê ̣n đa ̣i thâ ̣t sư ̣ đươ ̣c hình thành và nở rô ̣ ở Viê ̣t Nam. Đó là mô ̣t bước tiế n dài của nề n văn ho ̣c dân tô ̣c trên con đường hô ̣i nhâ ̣p với nề n văn ho ̣c nhân loa ̣i. 1.1.2. Tư duy tiể u thuyế t Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam có nhâ ̣n đinh ̣ rằ ng tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt của bộ não con 13
- người. Tư duy có đić h cuố i cùng của nó là phản ánh hiê ̣n thực khách quan. Trong thực tế , tư duy là mô ̣t quá trình tổ ng hơ ̣p của lí trí và tình cảm. Quá trình tư duy cũng mang trong mình yế u tố chủ quan, có người dựa trên lí trí, có người nghiêng về tình cảm. Tư duy ta ̣o nên sự biế n đổ i về chấ t trong kế t quả của hành đô ̣ng và nhâ ̣n thức. Các nhà khoa ho ̣c tư duy bằ ng logic, còn người nghê ̣ si ̃ tư duy bằ ng hình tươ ̣ng. Tư duy bằ ng hiǹ h tươ ̣ng là yế u tố trung tâm của tư duy văn chương mà mô ̣t trong số đó là tư duy tiể u thuyế t. Tư duy tiể u thuyế t tấ t yế u phải chiụ sự chi phố i từ hoa ̣t đô ̣ng sáng ta ̣o đă ̣c thù của thể loại. Đặc trưng của tiểu thuyế t là thể loại với khố i lươ ̣ng nô ̣i ́ hiêụ nghê ̣ thuật phong phú. Trong mỗi tác phẩ m không chỉ có dung lớn, tin cuô ̣c số ng khách quan sinh đô ̣ng mà còn có sự đa cảm trong cảm xúc nô ̣i tâm. Việc khai thác thế giới nội tâm của bản thân người nghê ̣ si ̃ sẽ ta ̣o cho tác phẩm những đặc trưng riêng, góp phầ n đinh ̣ hình phong cách sáng ta ̣o cho mỗi nhà văn. Chính từ những xúc cảm từ sâu thẳ m trong người cầ m bút khiế n tiểu thuyế t không chỉ là mô ̣t câu chuyê ̣n đơn thuầ n mà nó thực sự là một phầ n của cuô ̣c sống, đầy ắ p những cảm xúc và suy tư vâ ̣n đô ̣ng không ngừng trên từng trang viế t. Tóm la ̣i, tư duy tiể u thuyế t là những quan niê ̣m, nhân sinh quan của nhà văn về hiện thực đời số ng. Nó ta ̣o nên cá tính sáng tác và nét đô ̣c đáo riêng biêṭ trong phong cách nghê ̣ thuâ ̣t của mỗi nhà văn. Tư duy tiểu thuyế t trước hế t đươ ̣c phản ánh quan hê ̣ thố ng hình tươ ̣ng trong tác phẩm. Các hiǹ h tươ ̣ng đó la ̣i được thể qua những nhân vâ ̣t mà người cầ m bút đã du ̣ng công xây dựng. Nhân vật được xây dựng theo khuynh hướng nào chính là đươ ̣c quy đinh ̀ , cách cảm của nhà văn về con người trong đời số ng. Bên ̣ bởi cách nhin cạnh đó, tư duy tiểu thuyết cũng đươ ̣c biể u hiện qua những yế u tố thuô ̣c về phương diê ̣n hiǹ h thức của tác phẩm như ngôn từ, kế t cấu, không gian, thời gian nghê ̣ thuâ ̣t… 14
- Đổ i mới tư duy tiể u thuyế t đang là mô ̣t xu hướng đồ ng thời cũng là nhu cầu cấp bách của nề n văn học Viêṭ Nam đương đa ̣i. Quá trình này đòi hỏi những nỗ lực lao động sáng ta ̣o không ngừng của mỗi nhà văn và đô ̣c giả. Đổ i mới tư duy tiểu thuyế t đang nằm ngay trong sự sáng ta ̣o thường nhật của mỗi nhà văn và kế t quả được thể hiêṇ ở viêc̣ cho ra đời những thành tựu tiể u thuyết mới. Đây là cơ sở hiê ̣n thực quan tro ̣ng giúp ta mạnh da ̣n tin tưởng vào mô ̣t tương la ̣i tươi sáng hơn của tiể u thuyế t Viêṭ Nam. 1.2. Nguyễn Bình Phương và hành trình sáng tác văn chương 1.2.1. Nhà văn Nguyễn Bin ̀ h Phương Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 29 -12 - 1965 tại thị xã Thái Nguyên. Sinh ra tại nơi phố thị nhưng tâm hồn của nhà văn lại thấm đượm chất “quê” vì ngay từ những ngày thơ ấu, Nguyễn Bình Phương đã phải theo gia đình sơ tán về miền quê Linh Nham của huyện Đồ ng Hỷ (Thái Nguyên), đến năm 1979 mới trở về thi ̣ xa.̃ Học hết phổ thông trung học, năm 1985, Nguyễn Bình Phương ra nhập quân ngũ và cũng sớm tới với văn chương. Năm 1989, Nguyễn Bình Phương thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du. Ra trường, anh được phân về Đoàn Kịch nói Tổng cục Chính trị rồi sau đó chuyển về công tác tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân cho đến nay. Nguyễn Bình Phương bắt đầu cho ra mắt những tác phẩm của mình từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX. Ở thời điểm đó, nhà văn đã hòa chung cùng với không khí sáng tạo ở trường viết văn Nguyễn Du đồ ng thời thể hiện được rất rõ cá tính sáng tạo độc đáo của mình. Nguyễn Bình Phương đến với văn chương đầu tiên bằng những vần thơ. Tác phẩm đầu tiên của anh được đăng báo, dĩ nhiên là thơ, được in trên báo Văn Nghệ: “Dạo ấy in được ở báo Văn Nghệ là oách chiến, mà người chọn in là nhà thơ Trần Ninh Hồ. Tôi đọc đi đọc lại bài thơ in trên báo Văn Nghệ và thấy mình viết cũng hay, thế là lao vào viết và gửi tiếp. Sau đó thì 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 230 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 241 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 156 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn