Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Dân ca nghi lễ hát Dậm ở Quyển Sơn – tiếp cận từ góc độ diễn xướng Folklore
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ diện mạo dân ca nghi lễ hát Dậm trong quá trình lưu truyền và tồn tại ở vùng đất Quyển Sơn. Mô tả dân ca hát Dậm ở Quyển Sơn theo quy trình diễn xướng của cộng đồng. Phân tích và lý giải đặc điểm nội dung, nghệ thuật của dân ca nghi lễ hát Dậm trong đời sống văn hóa tinh thần người dân Quyển Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Dân ca nghi lễ hát Dậm ở Quyển Sơn – tiếp cận từ góc độ diễn xướng Folklore
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ NỤ DÂN CA NGHI LỄ HÁT DẬM Ở QUYỂN SƠN – TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ DIỄN XƯỚNG FOLKLORE Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Bỉnh Thái Nguyên – 2017
- i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Huy Bỉnh – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, khoa Văn – Xã hội và phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn nhà trường – nơi tôi công tác, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Nụ
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Huy Bỉnh. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn tài liệu của luận văn này. Kết quả nghiên cứu không trùng với bất cứ tác giả nào đã được công bố. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Nụ
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3 3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. ........................................ 7 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .................................................... 8 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 10 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 10 7. Đóng góp của luận văn............................................................................ 11 NỘI DUNG..................................................................................................... 12 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 12 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 12 1.1.1. Thuật ngữ “Hát Dậm”, “Hát Dặm” ............................................... 12 1.1.3. Khái niệm “Dân ca nghi lễ” .......................................................... 14 1.1.4. Quan niệm về diễn xướng folklore ............................................... 15 1.1.5. Các hình thức diễn xướng folklore ............................................. 19 1.2 . Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 23 1.2.1 Khái quát về vùng đất Quyển Sơn và các loại hình dân ca ở Hà Nam ......................................................................................................... 23 2.1. Phản ánh công cuộc chiến đấu chống giặc Tống ................................. 39
- iv 2.2. Phản ánh công cuộc lao động, sản xuất ............................................... 52 2.3. Phản ánh phong tục tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo ........................ 59 2.4. Phản ánh mơ ước và khát vọng của người lao động ............................ 65 Chương 3. NGHỆ THUẬT DÂN CA NGHI LỄ HÁT DẬM Ở QUYỂN SƠN ................................................................................................................. 70 3.1. Môi trường diễn xướng dân ca nghi lễ hát Dậm .................................. 70 3.2. Nghệ thuật diễn xướng dân ca nghi lễ hát Dậm.................................. 73 3.4. Thể thơ ................................................................................................. 80 Tiểu kết ....................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 NHỮNG BÀI DÂN CA HÁT DẬM QUYỂN SƠN .................................... 99 TRẤN NGŨ PHƯƠNG ................................................................................. 99 (Hồi dạ) Đông phương Giáp Ất Mộc ........................................................... 99 PHỤ LỤC ...................................................... .............................................100
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mỗi vùng quê sản sinh ra một loại hình dân ca khác nhau đều mang bản sắc riêng của mảnh đất đó. Nếu như dân ca Quan Họ nảy sinh ở vùng đất Kinh Bắc, hát Xoan sinh ra ở vùng quê Phú Thọ, Hát Văn ở Nam Định, Hát Dô ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)... thì hát Dậm lại nảy sinh ở làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Hát Dậm Quyển Sơn là một loại dân ca nghi lễ đặc sắc diễn ra ở cửa đình, cửa đền diễn ra từ ngày 10 - 1 đến 10 - 2 hằng năm, nhằm ca ngợi công đức của Thành Hoàng làng Lý Thường Kiệt. Trải qua hơn 1000 năm, đến nay đã sưu tập được 38 làn điệu. Mỗi làn điệu lại có một nội dung và nghệ thuật thể hiện khác nhau. Chính sự phong phú này đã tạo nên nét độc đáo của hát Dậm. Ở hát Dậm có vui có buồn, có bi có hùng, có dài có ngắn, có êm xuôi phẳng lặng có ghập ghềnh trắc trở, có thực tế có lãng mạn bay bổng hay nội tâm thẳm sâu. Toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, tôn giáo của người dân xưa kia đã được phản ánh đầy đủ và rõ nét trong những làn điệu dân gian này. Có thể nói, hát Dậm như cuốn lịch sử bằng âm nhạc ghi lại những ngày tháng còn sơ khai của hồng hoang lịch sử của con người Quyển Sơn. Các bài hát này cầu chúc cho quốc thái dân an, vạn vật sinh sôi nảy nở trồng trọt chăn nuôi phát triển. Vùng đất Quyển Sơn với những nét văn hóa độc đáo của mình đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hóa, văn học dân gian, tạo nên những gam màu tuyệt đẹp trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của các làn điệu dân ca trong cả nước. Cũng như dân ca Quan Họ Bắc Ninh, hát Dô, Hát Xoan, thì dân ca hát Dậm là tiếng nói tâm hồn, trí tuệ, thể hiện những tâm tư, tình cảm những khát vọng tốt đẹp của con người. Bởi thế cho nên đã
- 2 từ lâu, nó đã trở thành hơi thở, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Quyển Sơn. Dân ca hát Dậm Quyển Sơn chứa đựng trong nó văn hóa truyền thống của cộng đồng cư dân. Ở đó thế giới quan, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, lịch sử, tâm lí của cộng đồng... đã được phản ánh. Do vậy, từ những bài dân ca hát Dậm Quyển Sơn được lưu truyền trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Quyển Sơn, ta thấy được đặc tính văn hóa, thấy được những tâm tư, tình cảm của người dân nơi đây. Dân ca nghi lễ hát Dậm Quyển Sơn vừa thể hiện tính thống nhất trong đời sống tinh thần của người dân Quyển Sơn, vừa biểu hiện nét khác biệt so với người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ. Việc tìm hiểu dân ca hát Dậm Quyển Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, do vậy sẽ góp phần chỉ ra những nét đặc thù và phổ quát của loại hình nghệ thuật này. Dân ca nghi lễ hát Dậm Quyển Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với một số lượng phong phú, phản ánh sinh hoạt văn hóa sống tinh thần và có vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng. Tuy nhiên cho đến nay nó vẫn chưa được khai thác, tìm hiểu một cách toàn diện đúng với tiềm năng và thực trạng vốn có. Do vậy, việc đặt vấn đề tìm hiểu dân ca nghi lễ hát Dậm Quyển Sơn một cách hệ thống sẽ góp phần tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Dân ca hát Dậm Quyển Sơn được lưu truyền trong các gia đình và cộng đồng làng xã từ đời này sang đời khác. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dân ca hát Dậm đã và đang dần bị mai một. Sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu về loại dân ca này luôn là việc làm có ý nghĩa sâu sắc về nhiều phương diện (văn hóa phong tục tập quán, lịch sử, xã hội). Vì vậy hơn lúc nào hết vấn đề bảo tồn, phát huy được đề ra cấp thiết, tìm hiểu dân ca hát
- 3 Dậm ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cũng góp phần giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống ở vùng đất này. Bước vào nền kinh tế thị trường sự giao thoa và ảnh hưởng của nền văn hóa đang tác động mạnh đến đất nước ta. Nhiều loại hình nghệ thuật du nhập và phát triển rầm rộ đang làm cho một số môn nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một dần trong đó có hát Dậm Quyển Sơn. Tìm hiểu về hát Dậm Quyển Sơn cũng chính là một cách để chúng ta có thể thấy được thực trạng hiện nay của dân ca này, cũng như cách thức bảo tồn và duy trì vốn văn hóa truyền thống. Vì vậy việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống là mục tiêu chung của toàn Đảng toàn dân ta. Sưu tầm, nghiên cứu những sáng tác văn học dân gian đang được lưu truyền ở các địa phương cũng nằm trong mục tiêu đó. Việc nghiên cứu đề tài Dân ca nghi lễ hát Dậm Quyển Sơn tiếp cận từ góc độ diễn xướng Folkore này không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và văn hoá dân gian mà còn mang ý nghĩa thiết thực hơn đối với một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, do vậy người viết muốn đóng góp một phần công sức rất nhỏ bé trong lĩnh vực tìm hiểu, khám phá các giá trị, văn hoá dân gian độc đáo của Quyển Sơn nói riêng, Hà Nam nói chung. Góp một phần vào việc bảo tồn gìn giữ và phát huy nền văn hóa dân gian vô cùng quý báu của cả dân tộc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu về hát Dậm Quyển Sơn đã có nhiều tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi xin được dẫn những công trình bài viết có liên quan đến đề tài. Năm 1997, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đăng bài viết với nhan đề: Hát Dậm Quyển Sơn. Trên tạp chí Sông Châu, số 1. Trong bài tiểu luận của mình ông
- 4 đã nêu sơ lược nguồn gốc nảy sinh, cách thức tổ chức hát Dậm, cách phối âm theo luật ngũ cung phương Đông. Định hướng cơ bản của ông là phân tích tính âm nhạc của đối tượng. Năm 1998, trong cuốn Dân ca hát Dậm Hà Nam, do Sở văn hóa thông tin Hà Nam xuất bản, tác giả Trọng Văn nhận định: Hát Dậm là một loại dân ca đặc biệt của Hà Nam. Đây là một hình thức ca múa nhạc phục vụ cho lễ hội có từ thời Lý. Năm 1069 (Kỷ Dậu) Lý Thường Kiệt sau khi đánh thắng quân Chiêm Thành trở về đây trú quân ở Quyển Sơn, Người cho mở hội ăn mừng chiến thắng. Những cô gái thanh tân múa hát ca ngợi chiến công danh giặc giữu nước, ca ngợi quê hương đất nước và sau này phát triển thêm cả việc truyền tụng những kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi. Sau khi thắng Chiêm Thành, có thể Lý Thường Kiệt đã mang theo về cả vũ nữ và nô lệ miền trong, vì vậy mà giai điệu hát Dậm có những nét văn hóa Chàm. Năm 1998, với cuốn Hà Nam di tích và thắng cảnh, do Sở văn hóa thông tin Hà Nam xuất bản. Cuốn sách viết về di tích và thắng cảnh của tỉnh Hà Nam, trong đó đề cập đến di tích Ao Dong – Núi Cấm – Thắng cảnh của Trấn Sơn Nam nơi diễn ra lễ hội hát Dậm Quyển Sơn. Tác phẩm đề cập đến lễ hội Quyển Sơn một cách khái Quát sơ lược chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể. Năm 1998, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 5, có bài viết về Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn dưới góc nhìn nghệ thuật. Bài viết đề cập đến hát Dậm dưới góc độ dân ca truyền thống của người Việt Nam. Đây là một loại hình văn hóa dân gian độc đáo của làng Quyển Sơn. Năm 2000, tác giả Phạm Trọng Lực trong cuốn Dân ca Hà Nam đã giới thiệu 13 làn điệu dân ca Hà Nam trong hai nguồn dữ liệu: hát Dậm Quyển Sơn và hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng. Tác giả nhận định: “Nhiều thập kỷ quan những làn điệu dân ca này luôn được giới thiệu trong các
- 5 chương trình ca nhạc cổ truyền của Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Trung Ương, nên nhiều bạn yêu dân ca đã có dịp thưởng thức. Thực tế cho thấy, dân ca Hà Nam đã thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả, mang đến nhiều giai điệu đặc sắc và hấp dẫn cho những đêm nhạc. Những làn điệu Quyển Sơn kết hợp với nghệ thuật múa dân gian trong lễ hội đền Trúc, có nội dung ca ngợi công lao của Lý Thường Kiệt, tái hiện cuộc hành quân và cảnh đón mừng đại quân nhà Lý trở về trong chiến thắng, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường nên chất trữ tình là âm hưởng chủ đạo trong nhiều làn điệu. Ở đây tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu 13 làn điệu Dân ca Hà Nam tới độc giả chứ chưa đề cập về nội dung, nghệ thuật hát và cách diễn xướng của hát Dậm. Năm 2000, tác giả Bùi Văn Cường, Mai Khánh, Lê Hữu Bách cho ra mắt cuốn Văn nghệ dân gian Hà Nam, do Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam xuất bản. Các tác giả ở đây cũng đã rất dày công sưu tầm những câu phương ngôn, ca dao, dân ca, vè Hà Nam nguyên chất vốn lang thang, chìm nổi cùng kiếp sống người đồng chiêm – người dân nơi đây. Khi sưu tầm các tác giả mong muốn: khi nó đến với bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc người Hà Nam, đang sống ở Hà Nam hoặc đang xa quê, tận chân trời góc bể nào đó, đọc cũng sẽ có dịp gặp lại quê hương, hiểu kỹ. Các tác giả cũng chỉ giới thiệu sơ lược về hát Dậm Quyển Sơn chứ chưa đi vào chi tiết về nguồn gốc, nội dung, nghệ thuật và diễn xướng hát Dậm. Năm 2000, Sở văn hóa thông tin Hà Nam đã xuất bản cuốn Dân ca Hà Nam. Trong đó có đề cập đến hát Dậm Quyển Sơn là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của tỉnh Hà Nam. Đây là một loại hình dân ca đặc sắc ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên cuốn sách cũng chỉ nêu lên hát Dậm là một loại hình dân ca chứ chưa đi vào nội dung, nghệ thuật và diễn xướng hát Dậm Quyển Sơn.
- 6 Năm 2001, Đinh Hữu Thiện với bài viết: Hát Dậm Quyển Sơn và danh tướng Lý Thường Kiệt, tạp chí Sông Châu, số 29, Hà Nam. Bài viết đề cập đến nguồn gốc của lễ hội hát Dậm Quyển Sơn và danh tướng Lý Thường Kiệt, người đã có công lao rất to lớn trong sự nghiệp đánh giặc Chiêm Thành và ông đã được dân làng Quyển Sơn tôn làm Thành Hoàng làng. Năm 2001, tác giả Nguyễn Hữu Thu với bài viết Hát Dậm Quyển Sơn, in trong tổng tập Kho tàng các lễ hội cổ truyền Việt Nam do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (thuộc bộ Văn hóa thông tin) và Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành. Bằng bài viết đã bước đầu đặt vấn đề nghiên cứu hát Dậm như một lễ hội truyền thống chứ không chỉ đơn thuần như một dân ca nghi lễ nữa. Một số thành tố, yếu tố của hội Dậm đã được ông quan tâm, khảo tả, miêu thuật như trình tự thời gian, không gian diễn ra lễ hội, cách thức trình diễn nhưng chỉ ở mức khái quát sơ lược và cũng giống như tác giả Bùi Đình Thảo ông quan tâm nhiều hơn đến yếu tố âm nhạc của hội Dậm Năm 2005, Trịnh Thị Quyên trong khóa luận khoa Văn học Trường Đại học KHXH & NV đã tìm hiểu vấn đề Nghệ nhân Trịnh Thị Răm với dân ca truyền thống Hà Nam, tác giả đã khẳng định nếu chỉ nghiên cứu dân ca về mặt văn học thì không thể thấy hế được giá trị của dân ca. Dân ca còn được biểu diễn trong khung cảnh đặc biệt của nó: trong cảnh sinh hoạt văn nghệ của nhân dân từng địa phương. Trong dân ca bộ môn nọ gắn với bộ môn kia như răng với môi. Dân ca là sự tổng hợp của nhiều yếu tố ngôn ngữ, âm thanh, nhịp điệu. Dân ca được biểu diễn trong đó có thanh nhạc, khí nhạc, múa và sân khấu cộng với trang trí thích ứng có giá trị khác hẳn với bản dân ca chỉ ghi bằng nốt nhạc hay lời văn. Những làn điệu dân ca phổ biến ở mọi miền đất nước, hay trong khu vực đồng bằng Bắc bộ như hát ru con, hát trống quân, hát đối đáp nam nữ, nhưng vẫn mang hồn xưa riêng của mảnh đất và con người đồng chiêm trũng Hà Nam, người ta không thể không nhắc tới
- 7 những làn điệu hát Dậm nổi tiếng ở làng Quyển Sơn. Đó là thể loại hát múa dân gian có lịch sử, tính chất, đặc điểm rất riêng so với hệ thống dân ca vùng đồng bằng sông Hồng. Điều đặc biệt ở đây tác giả đánh giá cao vai trò của các nghệ nhân. Họ có công lao vô cùng to lớn trong việc bảo tồn và phát triển dân ca hát Dậm Quyển Sơn. Họ là những con người có năng khiếu, nắm giữ và thực hành ở trình độ cao những giá trị, kỹ năng bí quyết nghề nghiệp, sẵn sàng và có khả năng truyền dạy toàn bộ hiểu biết cho thế hệ trẻ - Bà Trịnh Thị Răm là người như vậy. Năm 2006, tác giả Lê Hữu Lê với cuốn Khảo cứu về lễ hội hát Dậm. Nxb Thế giới, Hà Nội. Tác giả đã cho chúng ta thấy một cái nhìn đầy đủ về nguồn gốc nảy sinh, quá trình vận động, quy trình lễ hội, đặc điểm diễn xướng, cách vận dụng tục ngữ, phong dao để đặt lời đặt câu của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này. Ngoài ra có một bài viết khác được đăng trên tạp chí ở Trung ương và địa phương. Nhìn chung các nhà nghiên cứu trước dừng lại ở mức độ khái quát chung về nguồn gốc, nội dung, nghệ thuật, cách diễn xướng của hát Dậm. Các công trình sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu của những người đi trước kể trên, một mặt đã mang lại cho chúng tôi nguồn tư liệu quý, chỉ dẫn bước đầu trong việc tiếp cận vấn đề, mặt khác còn khơi nguồn cho định hướng của chúng tôi trong khi thực hiện đề tài này. 3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi coi những bài dân ca hát Dậm lưu truyền ở Quyển Sơn, Hà Nam là đối tượng nghiên cứu chính. Bên cạnh đó luận văn còn quan tâm đến tất cả những quy trình diễn xướng và ứng xử văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân liên quan đến sinh hoạt dân ca nghi lễ hát Dậm.
- 8 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ diện mạo dân ca nghi lễ hát Dậm trong quá trình lưu truyền và tồn tại ở vùng đất Quyển Sơn. Mô tả dân ca hát Dậm ở Quyển Sơn theo quy trình diễn xướng của cộng đồng. Phân tích và lý giải đặc điểm nội dung, nghệ thuật của dân ca nghi lễ hát Dậm trong đời sống văn hóa tinh thần người dân Quyển Sơn. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cở sở xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau: Tìm hiểu nghiên cứu một số vấn đề lí luận và thực tế có liên quan đến đề tài. Nghiên cứu giá trị nội dung của dân ca hát Dậm Quyển Sơn trong môi trường diễn xướng folklore. Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của dân ca nghi lễ hát Dậm trong môi trường diễn xướng folklore. Đề tài góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của hát Dậm trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Quyển Sơn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện thành công đề tài này, chúng tôi tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa văn học và văn hóa. Trên bình diện các phương pháp cụ thể, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- 9 Phương pháp điều tra điền dã: Chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã nhằm sưu tầm, tìm hiểu tình hình thực tế của dân ca hát Dậm ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nhằm tìm hiểu về các văn bản văn học và dấu tích địa phương hóa của nó. Quá trình điều tra điền dã sẽ giúp cho việc đối sánh giữa hiện thực cuộc sống với nội dung phản ánh của dân ca, mặt khác giúp cho việc tìm hiểu những phong tục tập quán, tín ngưỡng của vùng đất Quyển Sơn. Phương pháp khảo sát, thống kê: Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để có được số liệu chính xác về các bài hát dân ca hát Dậm Quyển Sơn, tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo, đưa ra những con số thống kê về một số đặc điểm nghệ thuật, tần số xuất hiện của những hình ảnh biểu tượng và khả năng biểu đạt của chúng. Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ kết quả khảo sát, thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung cũng như những yếu tố nghệ thuật của dân ca hát Dậm Quyển Sơn. Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để làm nổi bật nét đặc sắc của dân ca hát Dậm Quyển Sơn, đồng thời, tìm ra những điểm tương đồng cũng như nét khác biệt, mang màu sắc địa phương của Dân ca hát Dậm Quyển Sơn ở Hà Nam và một số địa phương khác ở Đồng bằng Bắc Bộ. Phương pháp văn hóa học: Chúng tôi không chỉ coi dân ca hát Dậm Quyển Sơn như những tác phẩm nghệ thuật thuần túy, mà còn coi đó là các hiện tượng văn hóa. Từ đó hướng đế n tìm hiểu nó trong mối quan hệ với văn hóa của cộng đồng. Phương pháp liên ngành: Trong khi thực hiện đề tài này chúng tôi kết hợp phương pháp nghiên cứu của các ngành dân tộc học, sử học, địa lí học,
- 10 ngôn ngữ học…nhằm tìm hiểu những giá trị nội dung phản ánh, ý nghĩa biểu đạt của dân ca hát Dậm Quyển Sơn. Hy vọng với việc vận dung linh hoạt các phương pháp này trong quá trình thực hiện đề này sẽ giúp làm rõ những vấn đề nội tại mà bản thân dân ca hát Dậm Quyển Sơn chứa đựng, đồng thời có thể giải mã một số đặc tính riêng của dân ca hát Dậm Quyển Sơn. 5. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian, chúng tôi xác định là vùng đất Quyển Sơn – nơi lưu truyền phổ biến hình thức diễn xướng dân ca nghi lễ hát Dậm. Về phạm vi thời gian, chúng tôi căn cứ vào tất cả những thư tịch ghi chép và các hình thức sinh hoạt hát Dậm ở Quyển Sơn từ trước tới nay. Về phạm vi tư liệu, một mặt chúng tôi chú trọng đến các bài dân ca nghi lễ hát Dậm đã được văn bản hóa. Một mặt, chúng tôi căn cứ vào các tư liệu hiện đang tồn tại trong đời sống của cộng đồng, đó là tư liệu từ lời kể, lời hát của các nghệ nhân hát Dậm. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục phần Nội dung chính luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Giá trị nội dung dân ca nghi lễ hát Dậm trong môi trường diễn xướng Folklore Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật dân ca nghi lễ hát Dậm ở Quyển Sơn trong môi trường diễn xướng Folklore
- 11 7. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình sưu tập, nghiên cứu về dân ca hát Dậm Quyển Sơn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Nó cung cấp một cái nhìn tổng thể về diện mạo, đặc điểm và giá trị của dân ca nghi lễ hát Dậm Quyển Sơn. Trên cở sở nghiên cứu một cách có hệ thống cho phép đưa ra những nhận xét xác đáng về giá trị lịch sử, giá trị văn hóa tinh thần của hát Dậm Quyển Sơn. Mỗi một loại hình dân ca khác nhau thì có diễn xướng khác nhau. Diễn xướng là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc trong kho tàng văn hóa phi vật thể của người Việt. Các loại hình nghệ thuật diễn xướng với những ý nghĩa thẩm mĩ nhất định phục vụ đắc lực cho đời sống tinh thần của con người, đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Dựa trên nguồn tư liệu đã khảo sát từ thực tế tồn tại, phát triển của Dân ca hát Dậm Quyển Sơn, luận văn nhằm giới thiệu đời sống văn hóa cũng như văn học dân gian, trong đó đi sâu vào tìm hiểu quy trình diễn xướng folklore và giá trị nội dung, nghệ thuật của dân ca nghi lễ hát Dậm Quyển Sơn. Từ đó hi vọng sẽ góp phần vào việc bảo tồn, phát huy gìn giữ nét đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc của các bài ca có nguy cơ bị mai một trong thời kì hiện đại.
- 12 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Thuật ngữ “Hát Dậm”, “Hát Dặm” Hát Dậm hay còn gọi là hát Dặm là thể loại dân ca nghi lễ hình thành và phát triển trên mảnh đất quê hương làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cùng một đối tượng, nhưng lại có có khi được gọi là “hát Dậm”, lại có lúc gọi là “hát Dặm”. Ý kiến của tác giả Trọng Văn cho rằng người dân quê ông, dù phát âm là “hát Dậm” hay “hát Dặm” cũng đều có chung một nghĩa, tựa như “dạy học” với “dậy học”. [85; tr 39] Cũng có ý kiến khác cho rằng có tên hát Dậm bởi trong các chặng hát của hát Dậm có sử dụng động tác dậm chân để đẩy mái chèo, làm nhịp trong hát Dậm. Động tác này xuất hiện với tần xuất nhiều khoảng gần một nửa trong các làn điệu hát Dậm. Nguồn gốc của động tác này có lẽ được bắt nguồn từ dòng sông Đáy, con sông mà Lý Thường Kiệt cùng với đại quân nhà Lý bằng đường thủy ra cửa biển để đi đánh quân Chiêm Thành. Đồng thời dòng sông Đáy với nguồn nước vô cùng lớn chính là điều kiện để giúp nhân dân nơi đây sản xuất, tạo ra của cải vật chất và cũng là thủ phạm gây nên tình trạng dân cư ở nơi đây “6 tháng đi bằng chân, 6 tháng đi bằng tay”, họ phải thường xuyên chèo thuyền để đi lại, đánh bắt cá, tôm ... có thể người dân địa phương đã đặt tên theo cách đó. Trong khi thực hiện đề tài này, chúng tôi thống nhất gọi tên là “hát Dậm”
- 13 1.1.2. Khái niệm về dân ca Tìm hiểu về khái niệm dân ca đã có nhiều khái niệm: Các từ phong dao, ca dao có mặt trong các sách Hán Nôm từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Nếu định nghĩa theo từ nguyên thì ca là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo còn dao là bài hát ngắn không có chương khúc. Như vậy, xét về bản chất thì ca dao và dân ca hầu như không có danh giới rõ rệt. Song sau này trên thực tế, thuật ngữ ca dao có nội dung hẹp hơn thuật ngữ dân ca hật khó khi muốn tìm một định nghĩa thỏa đáng về dân ca. Phạm vi phản ánh của hai từ ca dao và phong dao có chỗ giống nhau. Người xưa gọi “Ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Vì vậy dần dần tên gọi phong dao ít được sử dụng, nhường cho từ ca dao. Cho đến những đầu năm 50 của thế kỷ XX, từ phong dao hầu như không còn được sử dụng, chỉ còn từ ca dao được dùng để chỉ một loại thơ dân gian. Ở Việt Nam, so với các từ ca dao, thuật ngữ dân ca xuất hiện muộn hơn. Phải đến năm 1956, với cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, từ dân ca mới trở nên quen thuộc. Các nhà nghiên cứ văn học dân gian hiện nay cho rằng dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc bài) phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát. Khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả làn điệu và những thể thức hát nhất định. Như vậy, không có nghĩa là toàn bộ hệ thống những câu hát của một loại dân ca nào đó (hát Xoan, hát Quan Họ, hát ví...) cứ tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi thì đều là ca dao. Ca dao được hình thành từ dân ca. Khi nói tới ca dao người ta thường nghĩ đến lời ca. Giữa ca dao và dân ca có mối quan hệ gắn bó. Thuật ngữ kép ca dao – dân ca đã được sử dụng để phản ánh mối quan hệ đặc biệt có những điểm tương đồng trong diễn xướng (có thể hát, ngâm theo các làn điệu). Khi được ghi chép, dân ca, ca dao đều được ngắt ra thành câu (hai dòng thơ) thành bài ca dao – dân ca (với nhiều dòng).
- 14 Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính, thuật ngữ lời ca dao được hiểu theo nghĩa là một cơ cấu nghệ thuật hoàn chỉnh có mặt nội dung và hình thức văn học. Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời ca bao gồm ngôn ngữ, nhịp điệu, thể thơ... Theo các soạn giả bộ sách Kho tàng ca dao người việt, thuật ngữ ca dao được hiểu theo ba nghĩa rộng, hẹp khác nhau: Thứ nhất: Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu, trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca. Thứ hai: Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) Thứ ba: không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi... thì sẽ đều là ca dao. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Trần Đình Sử, đã đồng nhất khái niệm ca dao với dân ca. Theo nghĩa gốc, ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Cao dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Ở luận văn này chúng tôi sử dụng theo cách hiểu ở Từ điển thuật văn học nghĩa là đồng nhất khái niện ca dao với dân ca. 1.1.3. Khái niệm “Dân ca nghi lễ” Dân ca nghi lễ gắn bó chặt chẽ với sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, gắn chặt với phong tục tập quán của từng vùng nên người ta thường gọi là dân ca nghi lễ - phong tục. Có thể thấy trong dân ca nghi lễ này hai mảng chính: dân ca nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng và dân ca nghi lễ trong sinh hoạt gia đình.
- 15 Dân ca nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng là những bài ca khẩn nguyện gắn với lao động sản xuất. Đây là những bài ca cổ nhất thể hiện lòng tin của con người vào những lực lượng siêu nhân và cầu mong trời đất, thánh thần phù hộ con người trong lao động và cuộc sống. Loại dân ca nghi lễ gắn với việc cúng tế thần thánh (hát tế thần) như hát Xoan Phú Thọ, hát Ải lao ở Đông Anh Hà Nội, hát Dô ở Hà Tây (nay Hà Nội), hát Dậm ở Hà Nam, hát Chèo chải ở Thanh Hóa, hát Chầu văn ở Nam Định. Hát Dậm Hà Nam, hát Chẻo chài ở Thanh Hóa. Hát Dậm Hà Nam là loại dân ca nghi lễ tưởng niệm người anh hùng dân tộc Lí Thường Kiệt, khi hát có kèm theo múa. Về nhạc cụ có một cái sênh do bà Trùm gõ làm nhịp. Từ mùng mười tháng giêng đến mùng mười tháng hai âm lịch, bao nhiêu con gái tân trong làng phải ra đình học hát. Từ mùng một đến mùng sáu tháng hai, họ phải luôn ở ngoài đình. Trong khi quan viên tế thần, họ phải xen kẽ với quan viên hành lễ, đi lên đi xuống vừa múa vừa hát như múa bài bông, buổi tối phải ở ngoài đình để hát. Các cô gái hát Dậm và bà Trùm phải mặc quần áo đẹp. Những bài ca nghi lễ trong sinh hoạt gia đình là những bài ca gắn với các mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người: ngày sinh, ngày cưới, ngày khao thọ, ngày làm nhà mới, gia đình có tang ma. Ở miền Trung có hò bả trạo (hò đưa linh) mô phỏng động tác chèo đò (theo quan niệm xưa ngăn cách cõi dương và cõi âm là một con sông) [31; tr166] 1.1.4. Quan niệm về diễn xướng folklore Diễn xướng là thuật ngữ được dùng khá quen thuộc trong nghiên cứu văn học nghệ thuật và đặc biệt là trong nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian. Song trong quá trình nhận diện, nhiều vấn đề liên quan đến thuật ngữ này còn chưa thật sự thống nhất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 678 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 171 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn