intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đề tài giao duyên trong hát đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên – Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: Dựng lên bức tranh tổng quan về Hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng trong quá khứ để thấy được ý nghĩa cũng như sức sống của loại hình ca hát dân gian này; Nghiên cứu hình thức diễn xướng giao duyên, nội dung giao duyên trong Hát Đúm ở địa phương xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhằm chỉ ra đặc điểm và bản chất giao duyên trong Hát Đúm Phục Lễ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đề tài giao duyên trong hát đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên – Hải Phòng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ THU HẰNG ĐỀ TÀI GIAO DUYÊN TRONG HÁT ĐÚM PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên – 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ THU HẰNG ĐỀ TÀI GIAO DUYÊN TRONG HÁT ĐÚM PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế Thái Nguyên – 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, 15 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hằng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Huế đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên,15 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hằng
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐH : Đại học GS: Giáo sư Nxb: Nhà xuất bản KHXH: Khoa học xã hội TS : Tiến sĩ TSKH: Tiến sĩ khoa học TLTK: Tài liệu tham khảo
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3 5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .......................................................................4 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 4 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................ 5 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................5 B. PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................6 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM PHỤC LỄ, THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG ...........................................................................................................................6 1.1. Khái niệm hát giao duyên, đề tài hát giao duyên và các loại hình hát giao duyên ........... 6 1.1.1. Khái niệm ...............................................................................................................6 1.1.2. Các loại hình hát giao duyên.................................................................................7 Hát Đúm là một loại hình thuộc dân ca giao duyên, phổ biến ở Bắc Bộ... .....................7 1.2. Hát Đúm Bắc Bộ và hát Đúm Phục Lễ, Hải Phòng ............................................................ 8 1.2.1. Hát Đúm Bắc Bộ ....................................................................................................8 1.2.2. Hát Đúm Phục Lễ ..................................................................................................9 1.3. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng ......................................................................................................................................... 10 1.3.1. Nguồn gốc, sự hình thành ....................................................................................10 1.3.2. Quá trình phát triển ............................................................................................. 13 1.4. Môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội xã Phục Lễ và môi trường diễn xướng trong mối quan hệ với Hát Đúm ............................................................................................................... 14 1.4.1. Môi trường tự nhiên............................................................................................. 14 1.4.2. Môi trường văn hóa xã hội ..................................................................................15 1.4.3. Môi trường diễn xướng hát Đúm ........................................................................17 1.5. Hát Đúm Phục Lễ - Lễ hội khai xuân , Lễ hội Mở mặt ................................................ 18
  7. v 1.5.1. Giới thiệu tục “Mở mặt” .....................................................................................18 1.5.2. Giới thiệu lễ hội ...................................................................................................21 * Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................22 Chương 2: HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG GIAO DUYÊN CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ .......................................................................................................................................24 2.1. Hình thức tạo “ Đúm” trong hát Đúm Phục Lễ ................................................................. 24 2.1.1. Cách thức tổ chức hát . ........................................................................................24 2.1.2. Thể lệ hát .............................................................................................................26 2.1.3. Trang phục hát ....................................................................................................26 2.1.4. Các bước hát........................................................................................................27 2.2. Lề lối diễn xướng của hát Đúm Phục Lễ ............................................................................ 35 2.2.1. Diễn xướng theo các chặng .................................................................................35 2.2.2. Diễn xướng theo hình thức hát đối đáp .............................................................. 37 2.2.3. Phương thức ứng tác trong quá trình diễn xướng ...............................................38 2.3. Hình thức diễn xướng trong hát Đúm Phục Lễ ngày nay. ................................................ 39 2.3.1. Về hình thức tạo “Đúm” .....................................................................................39 2.3.2. Lề lối diễn xướng .................................................................................................40 * Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................42 Chương 3: NỘI DUNG GIAO DUYÊN CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ .........................42 3.1. Khát vọng tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ giao duyên ..................................................... 43 3.1.1. Những cung bậc cảm xúc trong buổi đầu gặp gỡ ...............................................43 3.1.2. Lời chào bắt duyên .............................................................................................. 45 3.1.3. Lời mời xe kết tình thắm duyên nồng ..................................................................47 3.2. Những cung bậc tình cảm trong tình yêu đôi lứa............................................................... 52 3.2.1. Bày tỏ tình cảm trai gái qua hát huê tình ............................................................ 52 3.2.2. Trai gái thử tài ứng đối qua hát đố, hát họa. ......................................................63 3.2.3 Mơ ước một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc qua, hát cưới, hát sắm ......................66 3.2.4. Nỗi niềm tâm sự qua hát lính, hát thư ................................................................ 68 3.2.5. Bài ca tình yêu in dấu ấn vùng đất, nghề nghiệp, giai đoạn lịch sử ...................73 3.2.6. Tình yêu quê hương, đất nước .............................................................................75 3.3. Trai gái chia tay nhau bịn rịn, quyến luyến ( Hát ra về ) ................................................. 77 * Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................80 Chương 4: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI GIAO DUYÊN ................................ 80 VÀ BẢN SẮC, GIÁ TRỊ CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ ................................................80 4.1. Nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục Lễ ........................................... 80
  8. vi 4.1.1. Một số yếu tố thi pháp nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục Lễ ............................................................................................................................ 81 4.1.2. Các thủ pháp nghệ thuật trong hát Đúm giao duyên ..........................................97 4.2. Bản sắc, giá trị của hát Đúm Phục Lễ ............................................................................... 109 4.2.1. Bản sắc, giá trị của hát Đúm Phục Lễ ..............................................................109 4.2.2. Thực trạng và giải pháp bảo tồn hát Đúm Phục Lễ hiện nay ..........................110 * Tiểu kết chương 4 .....................................................................................................113 KẾT LUẬN .................................................................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................116 PHỤ LỤC ....................................................................................................................120
  9. 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Muốn ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa lâu dài và vững chắc, các nước không còn con đường nào khác là hội nhập kinh tế và văn hóa. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa là một tất yếu khách quan. Bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế với phương châm tích cực hội nhập quốc tế, chúng ta cũng có chiến lược phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bởi lẽ văn hóa là hồn cốt dân tộc. Nhắc đến hát Đúm Hải Phòng, mấy ai không biết hát Đúm Phục Lễ! Cái tên hát Đúm Phục Lễ (Thủy Nguyên - Hải Phòng) được nhiều người biết đến, nó đã trở thành một “đặc sản” văn hóa dân gian truyền thống của Hải Phòng. Đây là một loại hình dân ca giao duyên cổ của người Việt. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử , dấu ấn địa phương đã in đậm trong những lời ca, làn điệu, hình thức hát đối đáp giao duyên. Chính điều này đã tạo nên ở hát Đúm Phục Lễ (Thủy Nguyên - Hải Phòng ) nói riêng và hát Đúm ở Bắc Bộ nói chung nét sinh hoạt văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc. Năm 1989, tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đề nghị tặng danh hiệu “Báu vật sống” (Living Human Treasures) cho các nghệ nhân hát đúm tại Thủy Nguyên, Hải Phòng [33]. Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên nói riêng và hát Đúm Hải Phòng nói chung là một sinh hoạt văn hóa dân gian địa phương vô cùng độc đáo. Hiện nay do tác động của nền kinh tế thị trường, trong thời đại mà toàn cầu hóa được nhìn nhận như một tất yếu của sự phát triển xã hội loài người; cùng với sự phát triển của những loại hình văn hóa giải trí hiện đại đã ít nhiều khiến văn hóa dân gian mất dần môi trường “sống”. Tuy nhiên với những gì còn lưu giữ được cho tới thời điểm hiện tại, chúng ta có thể khẳng định hát Đúm với làn điệu dân ca cổ là một sinh hoạt văn hóa dân gian mang nét riêng vô cùng đặc sắc tiêu biểu, là “viên ngọc quý” mang giá trị văn hóa phi vật thể tiềm ẩn trong đời sống dân gian của người dân miền biển Hải Phòng. Chọn vấn đề nghiên cứu về “Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ - Thủy nguyên- Hải Phòng”, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa dân gian đang dần bị mai một. 1.2 Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về Hát Đúm Phục Lễ ,Thủy Nguyên, Hải Phòng nói riêng và Hát Đúm Hải Phòng nói chung đã góp phần
  10. 2 không nhỏ vào việc bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương, của dân tộc. Xuất phát từ tính cấp thiết về mă ̣t lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi chọn: “ Đề tài giao duyên trong Hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hát Đúm lưu giữ dấu ấn làn điệu giao duyên cổ của người Việt đã được ghi nhận bởi nhiều công trình nghiên cứu từng bước được mở rộng và chuyên sâu, nghiên cứu quy mô như: Cuốn “ Hát Đúm Hải Phòng” của tác giả Đinh Tiếp – NXB Hải Phòng, năm 1987 đã khái quát về loại hình dân ca miền biển trên cơ sở nghiên cứu khá công phu về nội dung, nguồn gốc, quá trình phát triển và hình thức biểu hiện của một cuộc hát Đúm. Cuốn “Văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng” của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật thành phố - NXB Hải Phòng 2001, sách giới thiệu về hát Đúm Thủy Nguyên với hình thức lối hát giao duyên giữa một bên nam, một bên nữ qua đó nghiên cứu những nét nổi bật về hát Đúm. Cuốn Hát Đúm Phả Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng (2001) của đồng tác giả TSKH Phạm Lê Hòa, TS Đỗ Lan Phương, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật xuất bản. Cuốn “ Tìm hiểu hội mở mặt Thủy Nguyên - Hội Hát Đúm hải Phòng”- NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2003 của nhóm tác giả Giang thu, Trần Sản, Phạm Thị Huyền , đi sâu sưu tầm những bài Hát Đúm cụ thể ở tất cả các bước hát. Cuốn Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên- Hải Phòng của đồng tác giả Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp - NXB Hải Phòng, năm 2006 , đi sâu tìm hiểu Hát Đúm thông qua đặc điểm âm nhạc, thanh điệu, nhịp điệu, diễn xướng… Cũng có nhiều công trình, luận án, luận văn của nhiều tác giả quan tâm và có cái nhìn mới mẻ về loại hình dân ca hát Đúm Thủy Nguyên này. Cụ thể như Luận án tiến sĩ văn hóa học Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ (2012) của Nguyễn Đỗ Hiệp - Học viện Khoa học xã hội Hà Nội; Hát Đúm của các làng vùng cửa sông Bạch Đằng: lịch sử, văn hóa và di sản (2014) của Trần Đức Tùng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội; Hát Đúm của người Thổ ở Việt Nam của Trịnh Hữu Anh - Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(98) - 2016 …
  11. 3 Ngoài ra cũng có một số bài viết về hát Đúm Phục Lễ đăng trên một số báo, tạp chí, trên các diễn đàn văn học nghệ thuật. Tiêu biểu là bài viết Hát Đúm Thủy Nguyên - Hải Phòng xưa và nay (2014 ) của Nguyễn Thế Hùng đăng trên nội san Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật trung ương. Những công trình kể trên đều có cái nhìn cụ thể về hát Đúm ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau, song chưa có công trình nào đề cập riêng đến “Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy nguyên, Hải Phòng”. Và chúng tôi lựa chọn đây là đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: - Dựng lên bức tranh tổng quan về Hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng trong quá khứ để thấy được ý nghĩa cũng như sức sống của loại hình ca hát dân gian này. - Nghiên cứu hình thức diễn xướng giao duyên, nội dung giao duyên trong Hát Đúm ở địa phương xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhằm chỉ ra đặc điểm và bản chất giao duyên trong Hát Đúm Phục Lễ. - Tìm hiểu hoạt động diễn xướng dân gian Hát Đúm nhằm khẳng định những giá trị văn hoá phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu : “ Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng”, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hát Đúm tại xã Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng gắn với nội dung và hình thức diễn xướng giao duyên. Ngoài ra chúng tôi còn xem xét, tìm hiểu hát Đúm ở các địa phương khác của Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.1.1 Về phạm vi địa danh - Địa bàn nghiên cứu là một số thôn hát Đúm ở xã Phục Lễ , chủ yếu là thôn Nam, thôn Trung, thôn Đông, thôn Bấc, thôn Sỏ… - Ngoài ra chúng tôi còn điền dã ở các xã Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng, Ngũ Lão của huyện Thủy Nguyên. 4.1.2. Về phạm vi tư liệu + Những tư liệu về hát Đúm do Sở văn hóa, phòng văn hóa thanh phố, huyện, xã đã sưu tầm được về hát Đúm Phục Lễ , Thủy Nguyên, Hải Phòng.
  12. 4 + Những công trình nghiên cứu nổi bật về hát Đúm một cách đầy đủ và công phu là cuốn: “ Hát Đúm Hải Phòng” do tác giả Đinh Tiếp chủ biên – NXB Hải Phòng 1987; cuốn “ Tìm hiểu hội mở mặt Thủy Nguyên - Hội Hát Đúm hải Phòng”- NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2003 của nhóm tác giả Giang Thu, Trần Sản, Phạm Thị Huyền; cuốn“ Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên- Hải Phòng” của đồng tác giả Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp - NXB Hải Phòng, năm 2006 . + Tài liệu về hát Đúm ở địa phương Phục Lễ do nghệ nhân và nhân dân ở địa phương cung cấp. Trong đó có cuốn Hát Đúm cổ truyền Phục Lễ- Thủy Nguyên- Hải Phòng do Ban văn hóa xã Phục Lễ, Câu lạc bộ hát Đúm Phục Lễ biên soạn ( 2005), Lưu hành nội bộ. 5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thiệu Hát Đúm Phục Lễ - một loại hình dân ca cổ đặc sắc của địa phương Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng. - Khảo sát và tìm hiểu hình thức diễn xướng giao duyên, nội dung giao duyên, các biện pháp nghệ thuật trong Hát Đúm Phục Lễ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện luận văn:“ Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng” chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điền dã: Phương pháp điền dã nhằm giúp khảo sát, sưu tầm tư liệu, xem xét môi trường diễn xướng, hình thức diễn xướng hát Đúm (tại một số thôn của xã Phục Lễ và một số xã thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu rõ đối tượng nghiên cứu là đề tài giao duyên trong hát Đúm tại xã Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng gắn với nội dung và nghệ thuật, hình thức diễn xướng giao duyên. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được áp dụng nhằm tiếp cận các nghệ nhân, những người dân tham gia thực hành hát Đúm với các thành phần lứa tuổi khác nhau, cán bộ làm công tác văn hóa ở địa phương … để sưu tầm, khai thác văn bản lời ca. - Phương pháp phân tích ngữ văn: Phương pháp chủ đạo của luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm của nội dung giao duyên và nghệ thuật thể hiện của văn bản lời ca hát Đúm.
  13. 5 - Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đối chiếu so sánh hát Đúm từ truyền thống đến hiện đại, hát Đúm của Phục Lễ với các địa bàn lân cận của các xã thuộc Thủy Nguyên và Hải Phòng. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu của các ngành như phương pháp văn hóa học, xã hội học, dân tộc học, thống kê, … để tìm hiểu, khám phá các bình diện và các giá trị phản ánh của hát Đúm Phục Lễ. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn về “Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng”, có những đóng góp sau: - Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên , Hải Phòng dưới góc độ chuyên ngành văn học dân gian. - Đề tài nhằm tìm hiểu đối tượng là sinh hoạt hát Đúm Phục Lễ, một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của địa phương xã Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng với mục đích góp phần vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần phi vật thể của dân tộc đang dần mai một trong cuộc sống hiện đại. - Giới thiệu về hình thức diễn xướng giao duyên, cũng như nội dung giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ với những nét đặc trưng đặc sắc mang đậm tính địa phương. - Khẳng định giá trị của hát Đúm và đề xuất hướng bảo tồn, phát triển của hát Đúm hiện nay - Kết quả nghiên cứu đóng góp mới cho sự phát triển chuyên ngành, đóng góp mới phục vụ sản xuất, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của một địa bàn văn hóa tiêu biểu: Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm có các chương sau: Chương 1: Khái quát về hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng Chương 2: Hình thức diễn xướng giao duyên của hát Đúm Phục Lễ Chương 3: Nội dung giao duyên của hát Đúm Phục Lễ Chương 4: Nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên và bản sắc, giá trị của hát Đúm Phục Lễ
  14. 6 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM PHỤC LỄ, THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG 1.1. Khái niệm hát giao duyên, đề tài hát giao duyên và các loại hình hát giao duyên 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Hát giao duyên Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992) định nghĩa: Giao duyên là động từ chỉ sự Trao đổi tình cảm giữa hai bên trai gái trong ngày hội truyền thống [53, tr. 394]. Đây là một hình thức sinh hoạt dân gian. Hát ở đây là hát đối đáp, do các kiểu hát tập thể như ghẹo, ví, trống quân, quan họ… mà hình thành. “Đối đáp là nói chuyện bằng thơ giữa đôi trai gái, hai họ, hai phường…”[10, tr. 39] “Trai gái gặp gỡ tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong lao động, hội hè đình đám, vui xuân. Họ có thể thổ lộ tình cảm với nhau bằng câu ví, bằng hình thức giao duyên trong những cuộc hát đối đáp nam nữ” [32, tr.19] . Từ những nhận định của các nhà nghiên cứu nói trên, chúng tôi có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về hát giao duyên như sau: Hát đối đáp giao duyên giữa trai gái là hình thức diễn xướng dân gian dựa trên những lời thơ dân gian được hình thành, có nội dung diễn tả tình cảm nam nữ và sử dụng trong các cuộc hát giao duyên để trao tình. Hát giao duyên là tiếng hát tình yêu trai gái. 1.1.1.2. Đề tài hát giao duyên Theo Từ điển tiếng Việt của Viện khoa học và xã hội Việt nam, Viện ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên, 1992) :“Đề tài là đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả thể hiện trong tác phẩm khoa học hoặc văn học, nghệ thuật” [53, tr.314]. Căn cứ vào khái niệm trên, nếu đề tài là đối tượng để nghiên cứu thì: Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Còn đề tài là đối tượng miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học thì: Đề tài là thuật ngữ chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm; là phương diện khách quan trong nội dung tác phẩm, nó là sự nhận thức, cảm nhận của người sáng tác về phạm vị hiện thực cụ thể mà tác giả lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm.
  15. 7 Đối chiếu với các khái niệm đã nêu, thì theo chúng tôi:“Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ” là hiện tượng giao duyên được thể hiện qua miêu tả bằng lời thơ thông qua diễn xướng dân gian, có nội dung diễn tả tình cảm của trai gái Phục Lễ trong các cuộc hát để trao tình, nguyện ước”. 1.1.2. Các loại hình hát giao duyên Hát Đúm là một loại hình thuộc dân ca giao duyên, phổ biến ở Bắc Bộ... Bên cạnh hát Đúm, còn nhiều thể loại hát giao duyên khác như hát Ghẹo, hát Quan họ, hát Ví … Hát Ghẹo là loại hát giao duyên với tục lệ kết bạn như trong hát Ghẹo (Phú Thọ) và Quan Họ (Bắc Ninh) chỉ có thể thấy ở miền Bắc mà thôi. Hát Quan họ có nguồn gốc ở Bắc Ninh, là lối hát giao duyên rất phong phú về lời ca và âm nhạc. Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam… Hát Ví Giặm phổ biến ở Trung du Bắc bộ và vùng Nghệ Tĩnh. Đây là một hình thức hát giao duyên. Hát Ví Giặm là loại hát có thể dùng lúc làm việc, nghỉ ngơi hay tụ họp. Hát Xoan là hình thức hát thờ thần, nhưng trong lễ hội cũng có phần hát giao duyên là hình thức để nam nữ hát đối đáp, hát giao duyên giữa đào Xoan và trai làng. Hò là thể loại phổ biến cả nước, đặc biệt là miền Trung và miền Nam. Hò thuộc loại hát giao duyên. Hò Sông Mã, Hò Mái Nhì, Hò Mái Đẩy trên sông Hương, Hò Giã gạo. Trong Nam, hò rất phong phú và đa dạng: Hò Đồng Tháp, Hò Cần Thơ, hò Bạc liêu, hò Gò công, hò lơ, hò cấy… Lý là những bài hát giao duyên phổ biến ở miền Trung và miền Nam như Lý chuồn chuồn, Lý ngựa ô, Lý con sáo... Nhìn chung hát giao duyên vô cùng phong phú về thể loại, nội dung và cả hình thức. Đây là hình thức sinh hoạt ca hát của trai gái nông thôn xưa và phổ biến ở nhiều vùng, nhiều địa phương nước ta. Đề tài giao duyên được khai thác từ các loại hình hát giao duyên, trong đó có hát Đúm Phục Lễ giúp cho trai gái có dịp giãi bày, thổ lộ tình cảm...
  16. 8 1.2. Hát Đúm Bắc Bộ và hát Đúm Phục Lễ, Hải Phòng 1.2.1. Hát Đúm Bắc Bộ Hát Đúm là một hình thức ca hát mang tính cộng đồng, cộng cảm, một nét văn hóa đặc trưng của cư dân Bắc Bộ. Trên phương diện ngữ nghĩa, Đại từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Đúm là sự tập trung nhiều người một chỗ để vui chơi hát hò” [54, tr.27] và “Hát Đúm là lối hát dân gian trong dịp hội hè đầu xuân ở miền Bắc, Việt Nam, do nhiều thanh niên trai gái tham gia, thường ở dạng đối đáp.”[54, tr.784]. Một số nhà nghiên cứu văn hóa xã hội cho rằng Đúm đồng nghĩa với cụm từ “đàn đúm” chỉ sự tập hợp, tập trung đông người vui chơi.. Trong cuốn Non nước Đồ Sơn, tác giả Trịnh Cao Tưởng viết: “Đúm như nguyên nghĩa của nó, là một tập hợp không có số lượng chính xác, ví như đúm mạ, đàn đúm… “Đúm” có liên hệ gần gũi với các từ như: túm, tụm, cụm… cho nên người ta cũng có khi gọi hát Đúm là “hát Túm” hay “hát Đám”. Như vậy, hát Đúm có nghĩa là từng đám, từng cụm trai gái tập hợp nhau lại để hát giao duyên…”.[50, tr 43] Trong cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, hát Đúm được giải nghĩa: “Hát Đúm là lối hát dân gian có nhiều người tham gia.” [37, tr.312] Trong cuốn Địa chí Thủy Nguyên có ghi “ Hát đúm còn gọi là hát đám, được giải nghĩa như sau: Một đám nam và một đám nữ, mỗi đám có từ hai ba người trở lên. Đám này hát với đám kia. Còn “đúm có nghĩa đàn đúm. Như thế, “đúm” và “đám” có cùng chung một nghĩa là chỉ một nhóm người. [25, tr.784] Có nhiều cách giải thích về loại hình hát Đúm và nguồn gốc tên gọi “hát Đúm”, song theo chúng tôi, cách định nghĩa của tác giả Nguyễn Đỗ Hiệp trong Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ đã giải thích một cách cụ thể, đầy đủ, rõ ràng hơn cả : “ Hát Đúm là một loại hình dân ca đối đáp nam nữ có một làn điệu; thường hát trong lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng vào mùa xuân, mùa thu; lời ca là những thể thơ dân gian phổ biến như lục bát, song thất lục bát; kết cấu của lời thơ có mối quan hệ mật thiết với giai điệu âm nhạc; ở trung du, khi diễn xướng, người hát còn sử dụng quả Đúm để tung đi ném lại cho nhau”[16, tr.10]. Đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Đỗ Hiệp, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về hát Đúm dựa trên một số đặc điểm cơ bản của hát Đúm và đối tượng nghiên cứu như: Hát Đúm là một loại hình hát đối đáp nam nữ giao duyên dựa trên những lời ca được
  17. 9 sáng tạo từ những thể thơ dân gian phổ biến như thể lục bát và song thất lục bát; thường được hát trong lễ hội hoặc sinh hoạt văn hóa cộng đồng vào mùa xuân; có hình thức diễn xướng“ Đúm” độc đáo và lối “ứng tác” hấp dẫn. 1.2.2. Hát Đúm Phục Lễ Hát Đúm Phục Lễ còn được gọi là hát Nói, hát Mở mặt và là một loại hình dân ca với những làn điệu đối đáp do nhiều người tham gia, được thực hiện phổ biến trong những dịp hội hè đầu xuân tại Phục lễ Thủy Nguyên và một số địa phương khác lân cận của Hải Phòng. Theo Phạm Lê Hòa và Đỗ Lan Phương thì hát Đúm còn là hình thức hát giao duyên và có sử dụng lối hát ví bằng thơ song thất lục bát hay lục bát để biểu cảm. Về mặt lịch sử xuất hiện và lưu truyền, hát Đúm Phục Lễ là loại hình di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của tổng Phục xưa nói riêng và huyện Thủy Nguyên nói chung. Trước đây (giai đoạn những năm trước Cách mạng tháng Tám - 1945), hội xuân hát Đúm tổng Phục lễ là một trong những lễ hội đón xuân tiêu biểu nhất của huyện Thủy Đường (tên gọi cũ của huyện Thủy Nguyên), thường được tổ chức trong 09 ngày (từ mùng 02 tết đến hết mùng 10 tết nguyên đán). Cùng với những thăng trầm của lịch sử, với ý thức trân trọng những giá trị của văn hóa gốc, người dân các xã thuộc tổng Phục xưa vẫn duy trì tổ chức lễ hội vào những ngày đầu xuân nhưng thời gian rút ngắn còn 4-5 ngày (từ 02 đến 06 tháng giêng âm lịch). Hiện nay không gian văn hóa hát Đúm không chỉ bó hẹp trong phạm vi tổng Phục xưa mà còn mở rộng tới các (tổng) lân cận như thị trấn Minh Đức [tổng Dưỡng Động], xã Ngũ Lão [tổng Kênh (Kinh), Kinh Triều] và đồng thời xuất hiện nhiều trong lễ hội của một số xã trên địa bàn huyện như Tân Dương, Gia Đức, Thủy Đường. Hát Đúm của người dân tổng Phục Lễ xuất hiện và phát triển thành những giá trị văn hóa phi vật thể từ khá lâu đời. Trải từ đời này sang đời khác, hát Đúm được trau chuốt gọt dũa, tích tụ trở thành những giá trị chân thiện mỹ, góp phần làm phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Hát Đúm Phục Lễ có nhiều hình thức, làn điệu nhưng chủ yếu là lối hát đối đáp giữa nam và nữ. Nam nữ cảm mến nhau qua những điệu hát say lòng mà nên duyên vợ chồng, bằng không thì cũng giãi bày tâm sự bầu bạn cho khỏi phụ lòng nhau. Hát giao duyên trở thành “phương tiện” đánh tiếng gọi nhau, giao lưu,
  18. 10 tâm tình trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Hát Đúm với những khúc hát giao duyên say đắm nhất không thể thiếu trong lúc lao động, khi nghỉ ngơi và tự lúc nào những điệu hát giao duyên của hát Đúm đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân miền biển Thủy Nguyên- Hải Phòng. Đặc biệt, vào những ngày lễ tết, ngày hội lời ca điệu hát làm xao xuyến lòng người. Say đắm như lời hát sau đây: Chàng trai: Duyên kết bạn mình ơi Bây giờ kì ngộ tương phùng Bõ công ao ước trông mong xa gần Gái trai sống ở cõi trần Lẽ nào bỏ phí cái xuân cho đành Người thương ơi Cô gái: Duyên kết bạn mình ơi Đêm qua gió mát trăng thanh Nhớ ai em những năm canh thở dài Ước gì có được những ngày Được gần người ấy lòng này mới yên. Người thương ơi Hát Đúm Phục lễ có lời ca hết sức phong phú, đủ các cung bậc, có khi kín đáo duyên dáng lại có cả mê đắm suồng sã, có cả thủy chung chân thành, lại có cả giận hờn ghen tuông. Có khép nép, nhún nhường lại có cả đanh đá chua ngoa... 1.3. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng 1.3.1. Nguồn gốc, sự hình thành Thủy Nguyên - mảnh đất sản sinh lời ca hát Đúm độc đáo , với ba xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ thuộc tổng Phục trước đây, được coi là cái nôi hát Đúm của người Việt ở vùng ven biển Bắc Bộ. Xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên là địa bàn của quê hương hát Đúm, đã một thời nổi tiếng của huyện Thủy Đường xưa . Một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa
  19. 11 với nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như chùa Phục Lễ ( Kiến Linh tự), miếu Thành Hoàng thuộc di tích thành phố và đền Bạch Đằng ( Đền Bến Đò). Ở những vùng khác nhau, hát Đúm lại có nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển khác nhau. Trong cuốn Hát đúm Hải Phòng, tác giả Đinh Tiếp đã chia hát Đúm thành ba vùng nhỏ có nguồn gốc và mức độ phát triển khác nhau. Vùng thứ nhất: gồm các đảo Cát Bà, Cát Hải và một số làng ven biển. vùng này dân cư chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, cuộc sống của họ chỉ quanh năm gắn bó với sông nước. Họ là những người dân tứ xứ, phiêu bạt đến đảo. Trong lao động cực nhọc vất vả, họ đã sáng tạo những câu hò kéo lưới, những bài hát chèo đò, những bài ca nghề nghiệp. Do nội dung trữ tình của lời ca phát triển nên dần chuyển sang hát đối đáp giữa nam và nữ . Cũng từ đây những cuộc hát đối đáp giữa phường của làng này với phường của làng khác hoặc giữa các phường trong một làng, một đảo được hình thành và trở thành hình thức đầu tiên của hát Đúm; Vùng thứ hai chủ yếu là địa bàn huyện Kiến Thụy và Đồ Sơn. Phần đông cư dân ở vùng này sống bằng nghề đánh cá và làm muối. Những ngày nắng ráo được xem như “Hội làm ăn” của dân làng, họ đổ ra đồng làm muối. Trong những ngày này, mọi người, nhất là trai gái có dịp tập trung, gần gũi nhau hơn, họ cất lên tiếng hát lời ca để công việc lao động vơi bớt mệt nhọc. Còn những ngày nước kém hàng trăm con thuyền từ ngoài khơi xa đổ về bến. Trên những bãi biển, kẻ phơi lưới. sửa chài, người khâu buồm, vá lưới, ... hoặc dưới ánh trăng, trên một khoảng sân rộng, người xe chỉ, vuốt đay, người bện thừng đan lưới. Họ vừa làm, vừa cất lên tiếng hát của lòng mình. Lúc đầu, chỉ có các bà các chị, hát những bài hát, những câu dân ca mà họ thuộc từ nhỏ, nhưng dần dần chẳng những lôi cuốn được nhiều người hát mà người ta còn sáng tác bài hát như: "Bài ca xuất quân ra biển", " Bài vịnh Đồ Sơn" (đến nay những bài hát này vẫn còn lưu lại). Bước đầu, từ những bài ca dao cổ, những bài ca nghề nghiệp, những bài ca ngợi cảnh đẹp quê hương sau dần phát triển với hình thức hát đối đáp, giữa nam và nữ hoàn chỉnh thành tiếng hát Đúm ngày nay. Như vậy từ cuộc sống lao động trên đồng muối, trên bãi biển,... người dân lao động đã sáng tác ra lời ca hát Đúm của mình; Vùng thứ ba: gồm địa bàn huyện Thuỷ Nguyên và An Hải nhưng chủ yếu là Thủy Nguyên. Vùng này đất đai và con người phát triển sớm. Hầu hết dân cư đều làm ruộng ( Chỉ có một số xã như Phả Lễ, Lập Lễ,... có nghề đánh cá biển) và hát Đúm được sinh ra tập trung chủ yếu ở xã Phục Lễ, Phả lễ, Lập (Thuỷ Nguyên). Phục Lễ - Phả Lễ chính
  20. 12 là quê hương của hát Đúm. Hát Đúm ở đây chẳng những giàu về Số lượng mà đề tài, nội dung, tư tưởng cũng rất phong phú, đa dạng. Ở Phục Lễ, giai đoạn trước 1917 có nghề dệt vải cổ truyền ( Nhưng nó khác với nghề dệt vải của Nghệ Tĩnh và các vùng khác là không tổ chức thành phường mà riêng lẻ từng nhà, không làm quanh năm mà làm theo mùa) [48, tr.389]. Tiếng hát ban đầu của những cô gái dệt vải cất lên với những bài hát ru quen thuộc, với những câu ca dao quen thuộc để tạo không khí làm việc vui hơn, có hiệu quả hơn. Hết mùa bông, các cô thơ dệt lại trở thành thợ cấy, thợ cày, thợ gặt thì những tiếng hát quen thuộc ấy lại véo von trên đồng. Tiếng hát trữ tình trong trẻo cất lên từ những giọng rất ấm, rất thanh của các cô thiếu nữ đã có sức lay động tận chiều sâu tâm hồn mỗi người, đặc biệt là các chàng thanh niên mới lớn. Họ cũng muốn hát muốn đối đáp, muốn thổ lộ tâm tình nên đã tìm cách học câu hát, học cách hát. Từ đây tiếng hát của phụ nữ không còn là tiếng hát đơn lẻ nữa, mà đã có sự hưởng ứng, sự đối đáp của các chàng trai. Những buổi hát ví von, đối đáp nhau như vậy dần dần được gọi là "hát ví". Sau này những cuộc hát với lối hát đối đáp nam nữ giao duyên đó được gọi là "hát Đúm" (nay vẫn còn một số ít người gọi là hát Ví). Theo người dân vùng ven biển Thủy Nguyên - Hải Phòng thì hát Đúm có xuất xứ từ hát ví ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách ngày nay khoảng bảy, tám trăm năm (khoảng TK XIII- Thời nhà Trần). Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, hát Đúm trải rộng trên vùng ven biển Quảng Yên ( Quảng Ninh); Thủy Nguyên, Cát Hải, Cát Bà, Hải An, Đồ Sơn, Kiến Thụy ( Hải Phòng) và ở một số địa phương Nam Sách, Gia Lộc (Hải Dương). nhưng có lẽ phải tới TK XVI ( thời nhà Mạc), sau khi chùa Kiến Linh được tạo dựng ở xã Phục Lễ thì nó mới thực sự được tổ chức hát trong lễ hội chùa. Qua nghiên cứu và tìm hiểu một số quan điểm đã đưa ra giả thiết nguồn gốc của hát Đúm, chúng tôi khẳng định: Hát Đúm là một hình thức diễn xướng dân gian, nảy sinh từ trong lao động sản xuất, chiến đấu của nhân dân lao động. Hát Đúm Phục Lễ ra đời từ những câu hò, câu vè mọi người sáng tạo trong lúc lao động như dệt vải, cấy, cày, gặt... hay khi nghỉ ngơi, thư giãn… Câu ca lời hát trong hát Đúm Phục Lễ chính là những câu hát đối đáp giao duyên của các chàng trai, cô gái. Lời ca hát Đúm cất lên chứa đựng tình yêu, khát vọng, mong ước về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của trai gái nơi đây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1