Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Sa mạc của Le Clezio
lượt xem 10
download
Luận văn muốn chỉ ra kiểu nhân vật cô đơn lạc loài được đề cập đến trong hai tác phẩm, đặc điểm của hành trình kiếm tìm hạnh phúc và nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clezio trong Sông và Sa mạc. Qua đó giúp người đọc thấy được nét chung của con người cô đơn, lạc loài trong văn học hậu hiện đại đồng thời giúp độc giả có được sự nhìn nhận sâu sắc hơn về sự cô đơn lạc loài của con người trong xã hội hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Sa mạc của Le Clezio
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUYỀN KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN LẠC LOÀI TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ TIỂU THUYẾT SA MẠC CỦA LE CLÉZIO LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁVIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUYỀN KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN LẠC LOÀI TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ TIỂU THUYẾT SA MẠC CỦA LE CLÉZIO Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THẮM THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ HUYỀN i
- LỜI CẢM ƠN Đề tài “Kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Sa mạc của Le Clezio” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam tại khoa Ngữ văn - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thắm. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thắm, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của cô mà luận văn của tôi mới được hoàn thành và có kết quả như ngày hôm nay. Tiếp đó, tôi xin tỏ lòng cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô khoa Ngữ văn - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên; đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Văn học Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng quản lí sau Đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận văn. Dù đã cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thành nhưng tôi nhận thấy luận văn của mình vẫn không tránh khỏi hạn chế, sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những lời góp ý chân thành từ thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2018 TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ HUYỀN ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 9 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................. 10 1.1.Tác giả Nguyễn Ngọc Tư...................................................................................... 10 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ........................................................................ 10 1.1.2. Tiểu thuyết Sông ............................................................................................... 13 1.2. Tác giả Le Clézio ................................................................................................. 15 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ........................................................................ 15 1.2.2. Tiểu thuyết Sa mạc ........................................................................................... 19 1.3. Nhân vật cô đơn lạc loài và kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong văn học. .......... 21 Chương 2. HÀNH TRÌNH KIẾM TÌM HẠNH PHÚC CỦA KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN LẠC LOÀI TRONG SÔNG VÀ SAMẠC ..................................... 29 2.1. Các kiểu loại nhân vật cô đơn, lạc loài trong Sông và Sa mạc ............................ 29 2.1.1. Nhân vật tự cô đơn ............................................................................................ 29 2.1.2. Nhân vật bị cô đơn ............................................................................................ 36 2.2. Không gian và thời gian của hành trình ............................................................... 42 2.2.1. Không gian nghệ thuật ...................................................................................... 42 2.2.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................... 49 2.3. Cách phản ứng của các nhân vật trước nỗi cô đơn .............................................. 58 iii
- Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN LẠC LOÀI TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG VÀ SA MẠC ........................................... 63 3.1. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình .......................................................................... 63 3.2. Nghệ thuật xây dựng hành động .......................................................................... 79 3.3. Ngôn ngữ và tâm lí nhân vật ................................................................................ 85 3.3.1. Ngôn ngữ bên ngoài (đối thoại trực tiếp) ......................................................... 86 3.3.2. Ngôn ngữ bên trong (độc thoại và đối thoại nội tâm) ...................................... 90 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 98 iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Chi tiết miêu tả hình ảnh đôi mắt, ánh nhìn của một số nhân vật cô đơn, lạc loài trong Sông ......................................................................................... 65 Bảng 3.2. Chi tiết miêu tả hình ảnh đôi mắt, ánh nhìn của một số nhân vật cô đơn, lạc loài trong Sa mạc ....................................................................... 70 Bảng 3.3. Hành động của nhân vật Hartani qua tác phẩm Sa mạc ......................... 81 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Jean-Marie Gustave Le Clézio, người được Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố trao giải Nobel văn chương 2008 không phải là một cái tên xa lạ đối với những người yêu văn chương. Ông là một trong những nhà văn hiện đại Pháp được dịch nhiều nhất. Có thể coi ông là một trong những gương mặt nổi bật, tiêu biểu của tiểu thuyết Pháp từ nửa sau thế kỉ XX cho đến nay. Ông thường được kể là một trong các nhà văn tiên phong. Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, người yêu văn chương cũng như giới phê bình nghiên cứu khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI không còn xa lạ với cái tên Nguyễn Ngọc Tư. Tên tuổi của chị gắn liền với những tác phẩm có dấu ấn với bạn đọc và giới phê bình. Hai nhà văn thuộc hai quốc gia, hai châu lục khác nhau nhưng đều là những cây bút tài hoa trên văn đàn dân tộc mình. Trong sáng tác của họ thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong một số tác phẩm, cả hai nhà văn đều đề cập đến kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài. Kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài giữa hai nhà văn này có những điểm tương đồng và khác biệt . 1.2. Tiểu thuyết Sa mạc là tác phẩm được giải thưởng lớn Paul Morand đồng thời được đánh giá là tinh hoa trong chặng đường sáng tác thứ hai của nhà văn Le Clézio. Sa mạc là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của Le Clézio. Qua tác phẩm, nhà văn tiếp tục sứ mạng của mình là phản ánh thân phận con người trong thời đại văn minh tiêu thụ. Cuộc tìm kiếm thiên đường của tự do và hạnh phúc, tình yêu con người và cuộc sống là chủ đề chính trong tiểu thuyết Sa mạc và đó cũng là vấn đề đặt ra cho toàn nhân loại. Tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư được đánh giá là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ. Một dòng sông hư cấu nhưng lại chảy qua những bãi bồi phù sa, ghềnh thác để chứng kiến bao thân phận con người, những biến động của thời đại nổi nênh trong những giá trị khuất lấp, xói mòn bởi những giả trá, phù phiếm và cả sự chênh vênh, bất cần trên điểm tựa chung nhất là nỗi đau mà mỗi người phải gồng gánh. 1
- 1.3. Nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều hệ lụy. Sống gấp, sống nhanh, sống vội vàng nhưng khi mọi thứ không theo ý muốn người ta lại dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài không phải là một đề tài mới mẻ trong văn học. Họ luôn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng. Họ là nạn nhân của những bi kịch, éo le, ngang trái, bị số phận xô đẩy đến nỗi cô đơn. Quả thật, nỗi cô đơn của nhiều nhân vật trong nhiều tác phẩm ở những quốc gia, châu lục khác nhau nhiều khi khó sẻ chia và họ cứ sống chìm đắm rất lâu trong cái vỏ bọc của sự cô đơn ấy. Tác phẩm của hai nhà văn đã góp thêm cách cảm nhận về sự cô đơn, lạc loài ấy một cách thấm thía. Chúng tôi thấy sự so sánh giữa tiểu thuyết Sa mạc và Sông cũng có những khập khiễng nhất định, mà khập khiễng lớn nhất là tầm vóc của hai nhà văn nhưng chúng tôi vẫn nhìn thấy được sự thống nhất là cả hai đều có kiểu nhân vật cô đơn lạc loài và đó là lí do để chúng tôi chọn hai tác phẩm này. Hiện tượng này xứng đáng là một đối tượng cho một đề tài nghiên cứu kĩ càng hơn, hệ thống và đầy đủ hơn. Bởi vậy chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Sa mạc của Le Clezio. Mặt khác, đề tài này còn góp phần vào công việc nghiên cứu và học tập văn học Pháp ở Việt Nam. Từ đó, tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Pháp trong bối cảnh giao lưu, hợp tác, cùng phát triển hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. J.M.G. Le Clézio là tác giả thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình và độc giả trên thế giới. Tác phẩm của ông là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình tại Pháp và nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Ý… Luận văn của chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát một số tác phẩm và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước (chủ yếu là các tài liệu bằng tiếng Việt) trong đó đề cập đến tiểu thuyết Sa mạc của Le Clézio. Từ trước thời điểm Le Clézio được nhận giải Nobel năm 2008, tác phẩm của ông đã rải rác được giới thiệu ở Việt Nam. Khảo sát theo thời gian, chúng tôi nhận thấy tác phẩm cũng như các công trình nghiên cứu về ông ngày càng tăng lên về số lượng, cụ thể hơn, chuyên sâu hơn về mặt lý luận, nghệ thuật. Trước những năm 2
- 2000, tác phẩm cũng như tài liệu về Le Clézio vô cùng ít ỏi. Độc giả Việt Nam biết đến ông trước tiên qua bài viết giới thiệu về J.M.G. Le Clézio kèm theo một đoạn trích từ tiểu thuyết Biên bản của tác giả Hoàng Ngọc Biên trong cuốn Tiểu thuyết của các nhà văn Pháp hiện đại, in tại Sài Gòn năm 1969. Từ năm 1992, cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (Đặng Thị Hạnh chủ biên) đã nhận định như sau về Le Clézio: “lối viết “vỡ tung”, sự xâm nhập các thể loại trong tác phẩm của Le Clézio là một biểu hiện chấp nhận tất cả mọi lối biểu hiện của sáng tác văn học hôm nay” [17, tr.153]. Về cuốn Sa mạc các tác giả đã khẳng định sự nổi tiếng của nó: “Lối viết trần trụi, chữ nghĩa tẻ nhạt, nhưng số phận của một phụ nữ da đen sớm thành đàn bà, Lalla, đã gợi biết bao tầng ý nghĩa cho con người hiện đại, người lao động cư trú ở nước ngoài và phụ nữ đối mặt với “văn minh” công nghiệp. Cuốn sách được dư luận đánh giá là “cuốn tiểu thuyết tuyệt nhất lâu lắm mới được viết ra bằng tiếng Pháp” [17, tr.153]. Năm 1997, trên báo Lao động số 135 ra ngày 24/8/1997 đăng bài viết của tác giả Huỳnh Phan Anh giới thiệu khuynh hướng đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết và chủ đề cuộc hành trình trong một số tác phẩm của Le Clézio trong đó có tiểu thuyết Sa mạc. Vào năm 1999 xuất hiện bài nghiên cứu đầu tiên giới thiệu Le Clézio trong một số Chuyên san về tiểu thuyết Pháp của Tạp chí văn học, trong đó ông được khẳng định “đã chứng minh tài năng của mình”, là người được “xếp hạng” trong làng văn học Pháp đương đại từ khi còn khá trẻ (30 tuổi) với tác phẩm Biên bản (giải thưởng Renaudot). Tác giả Lộc Phương Thuỷ trong bài viết này đã giới thiệu nhà văn có công “làm cho bức tranh toàn cảnh của văn học Pháp thế kỉ XX đỡ màu ảm đạm”. Bà giúp người đọc hiểu rõ Le Clézio hơn không chỉ với tư cách một nhà tiểu thuyết mà còn là người viết truyện ngắn, tiểu luận, dịch thuật. Hơn thế ông còn là người nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp và các nước khác như Mỹ, Mexique, Thái Lan…Tiểu thuyết Sa mạc cũng được tác giả bài báo giới thiệu như một bằng chứng về một lối viết riêng của Le Clézio: “điều đó được thể hiện không chỉ ở việc làm “vỡ tung” văn bản, mà chủ yếu là việc xâm nhập các thể loại trong tác phẩm của ông. Trong tiểu thuyết của ông có cả thơ, có tiểu luận, có sử thi, huyền thoại và cổ tích…” [36, tr. 38]. 3
- Năm 2001 tác giả Phùng Văn Tửu xuất bản cuốn Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI trong đó có dành một số trang để giới thiệu về sự chuyển biến tinh thần của Le Clézio thể hiện trong các tác phẩm ra đời những năm 80 như Sa mạc (1980), Người tìm vàng (1985) đồng thời tác giả cũng đề cập đến chủ đề đi tìm miền đất hứa ở thế giới quê hương cội nguồn và thiên nhiên hoang sơ tinh khiết. Bài viết của tác giả Lê Thị Phong Tuyết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4-2004 với nhan đề Ba nhà tiểu thuyết tiêu biểu cuối thể kỉ XX nhấn mạnh chủ đề tư tưởng của tiểu thuyết Sa mạc. Theo tác giả bài viết Sa mạc “thực sự là bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh của những con người bị giết hại, những con người phải di cư. Nó cũng đồng thời tố cáo sự tàn bạo của chiến tranh, của chủ nghĩa thực dân. Đây là sự chồng chéo hai thế giới: thế giới của sa mạc và thế giới của thành phố, của văn minh. (...) Đây là bản anh hùng ca về “những người đàn ông, những người phụ nữ của cát, của gió, của ánh sáng, của buổi đêm” [42]. Đề cập cụ thể về một số yếu tố nghệ thuật trong Sa mạc phải kể đến bài viết Thời gian, không gian trong tiểu thuyết Sa mạc của Le Clézio đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2/2006 của tác giả Nguyễn Thị Bình. Tác giả bài viết đã khảo sát một cách hệ thống cấu trúc và không - thời gian trong tiểu thuyết Sa mạc và từ đó đưa ra kết luận: “Với cách xử lí thời gian và không gian đặc sắc, Le Clézio đã làm nổi bật những vấn đề bức thiết của con người, của xã hội và lịch sử. Và đặc biệt là mang lại một sắc thái mới cho đề tài viễn du. Những cuộc hành trình của các nhân vật chính là hành trình khám phá thế giới hiện thực của bản thân mình. Cái cá thể hoà nhập vào cái chung, cái tôi tồn tại trong lòng cuộc đời sống động với vô vàn sắc thái đa dạng. Mặt khác cuộc viễn du đó chính là quay trở về cội nguồn, để tìm thấy bản sắc của dân tộc mình - một trong mối quan tâm của các nhà văn Pháp và chắc chắn cũng là của các nhà văn Việt Nam” [5]. Tài liệu có liên quan nhiều nhất đến đề tài luận văn của chúng tôi là Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bình với đề tài Những cuộc hành trình trong tiểu thuyết của J.M.G Le Clézio (2006). Trong luận án của mình, tác giả đi sâu khảo sát các cuộc hành trình trong bốn tiểu thuyết của J.M.G Le Clézio: Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, Sa mạc, Người đi tìm vàng và Con cá vàng. Tiểu thuyết Sa mạc được tác giả luận án đề cập về mặt cấu trúc tác phẩm, nhân vật và không gian như những 4
- chủ thể của các cuộc hành trình. Trong đó nhân vật trong Sa mạc được khai thác ở hai cấp độ đó là nhân vật chính thực hiện cuộc hành trình gồm Lalla, Nour và cộng đồng du mục và nhân vật phụ tác động, định hướng những cuộc hành trình đó là những nhân vật huyền thoại như Ma el Ainine, Al Azraq còn nhân vật Namman, Hartani lại được xếp vào loại nhân vật khai sáng. Từ khảo sát, phân tích nhân vật, tác giả đi đến những đánh giá về kỹ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của tác giả đó là sự kết hợp bút pháp hiện thực và trữ tình gắn liền với cuộc hành trình về thế giới cội nguồn. Đồng thời tác giả luận án cũng nhận định: kiểu nhân vật độc đáo trong những cuộc hành trình đã góp phần biến đổi cốt truyện của tiểu thuyết viễn du theo cách thức của tiểu thuyết phản ánh quan niệm về thế giới, về tư tưởng. Từ luận án này, tác giả Nguyễn Thị Bình đã sửa chữa và bổ sung để cho ra mắt cuốn Tư tưởng nhân văn trong các tác phẩm của J.M.G Le Clézio (2010). Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về Le Clézio. Trong công trình này, tác giả đã dành một phần không nhỏ (gần 1/3 số trang) để giới thiệu những cách tân, đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết của Le Clézio cùng với tư tưởng nhân văn mà ông gửi gắm trong các tiểu thuyết chủ đề “viễn du” của mình. Tác giả khẳng định: tất cả những cách tân táo bạo về kĩ thuật tiểu thuyết của Le Clézio nhằm để phản ánh những suy ngẫm về thân phận con người, những cuộc hành trình tìm kiếm tự do và hạnh phúc. Những chuyến di mải miết trong không gian vô tận để truy tìm tình yêu con người trong xã hội hiện đại được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Sự chối bỏ xã hội hiện đại, đi tìm cội nguồn, hướng tới thế giới lí tưởng được tiến hành bằng những chuyến viễn du trong thế giới hiện thực hoặc trong tưởng tượng. Những chuyến khởi hành đó chứa đựng sự dịch chuyển trong không gian, thời gian và những biến đổi sâu sắc thế giới tinh thần của nhân vật. Tiểu thuyết Sa mạc được tác giả xếp vào thể loại tiểu thuyết “viễn du” và được khảo cứu như là một trong số những tiểu thuyết tiêu biểu thể hiện đặc sắc tư tưởng nhân văn của tác giả. Cụ thể là chủ đề tư tưởng, cấu trúc của tác phẩm cũng như trong những cuộc hành trình tìm kiếm tự do và hạnh phúc mà cá nhân Lalla và cộng đồng du mục thực hiện. Ngoài ra cũng phải kể đến một số khóa luận tốt nghiệp Đại học nghiên cứu về tác phẩm của Le Clézio như Khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên: 5
- Khúc Thị Hoa Phượng (2003), Nguyễn Thị Mỹ Liên (2006), Nguyễn Thị Lan Anh (2009) sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các khóa luận trên phần nào đã đề cập đến những khía cạnh thi pháp trong tác phẩm của Le Clézio như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Người kể chuyện; Lối viết và bút pháp trong các tập truyện ngắn Người chưa thấy biển, Mondo và những chuyện khác, Vòng xoáy… Năm 2009, cũng tại trường Đại học này có thêm khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang với đề tài Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết Sa mạc của Jean Marie Gustave Le Clézio. Trong khoá luận của mình, tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang tập trung khai thác các yếu tố huyền thoại thông qua cấu trúc tác phẩm, hệ thống nhân vật, không gian, thời gian cùng một số mô típ biểu tượng có chứa yếu tố huyền ảo… Nhìn chung các bài viết cũng như các công trình nghiên cứu trên phần nào đã đề cập đến các vấn đề thi pháp và Nghệ thuật tự sự của Sa mạc song vẫn chưa được khai thác cụ thể, chuyên sâu về kiểu nhân vật cô đơn lạc loài. 2.2. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ được nhanh chóng nhìn nhận tài năng. Chị trở thành cái tên quen thuộc, một gương mặt không xa lạ với độc giả cả nước. Các bài báo viết về Nguyễn Ngọc Tư khá nhiều từ báo mạng đến báo viết,… Các bài báo có nhiều ý kiến đa dạng, thậm chí là trái chiều và có khi đối lập nhau. Điều này cho thấy Nguyễn Ngọc Tư và sáng tác của chị được dư luận chú ý quan tâm và ít nhiều cũng là một hiện tượng nổi bật của văn học đương đại. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp một lượng không nhỏ các báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy, các bài viết, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư khá phong phú, tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở từng tác phẩm, hoặc đi vào một số khía cạnh trong sáng tác của chị (phần nhiều là truyện ngắn). Tiêu biểu có thể kể đến: Đoàn Ánh Dương (2007), “Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2, trang 96 - 109. Lê Thị Cúc (2008), Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong hai tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận”. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2012), Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư... 6
- Với luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng khảo sát một cách hệ thống, thấu đáo kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết đầu tay - Sông của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó đúc rút những nét riêng độc đáo cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện trong sự đối sánh với tiểu thuyết Sa mạc của Le cle’zio, khẳng định những đóng góp đáng quý của hai tác giả này với nền văn học dân tộc và văn học nhân loại. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn chỉ ra kiểu nhân vật cô đơn lạc loài được đề cập đến trong hai tác phẩm, đặc điểm của hành trình kiếm tìm hạnh phúc và nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clezio trong Sông và Sa mạc. Qua đó giúp người đọc thấy được nét chung của con người cô đơn, lạc loài trong văn học hậu hiện đại đồng thời giúp độc giả có được sự nhìn nhận sâu sắc hơn về sự cô đơn lạc loài của con người trong xã hội hiện nay. Hơn thế nữa, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi cũng muốn mọi người nhìn nhận thấy văn học Việt Nam đã có những bước tiến rất xa (về tư tưởng) so với giai đoạn trước, đang dần từng bước vươn tầm khu vực và thế giới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong Sông và Sa mạc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài trong hai tiểu thuyết: + Sông (2012) Nxb Trẻ- tiểu thuyết đầu tay đã được xuất bản và gây được ấn tượng sâu sắc đối với độc giả của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. + Sa mạc(2010) Nxb Văn học, dịch giả Huỳnh Phan Anh - cuốn tiểu thuyết đã mang về cho Le Clezio giải thưởng lớn Paul-Morand của Viện Hàn lâm Pháp và góp phần quan trọng giúp ông đến với giải Nobel Văn học 2008. Chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu toàn bộ thế giới nhân vật trong tác phẩm của Le Clézio và Nguyễn Ngọc Tư mà chỉ tập trung khai thác kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài thông qua một số phương diện cơ bản như: Hành trình tìm kiếm hạnh 7
- phúc, nghệ thuật xây dựng nhân vật.Trong quá trình nghiên cứu, để phong phú hơn cho các luận chứng của luận văn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Sa mạc kết hợp so sánh Sông và liên hệ thêm đến kiểu nhân vật này trong sáng tác của hai nhà văn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản sau: Phương pháp phân tích,tổng hợp: Trên cơ sở thống kê, phân loại, phương pháp phân tích, tổng hợp giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về nhân vật cô đơn, lạc loài được phản ánh qua hai tác phẩm. Phương pháp khảo sát, thống kê: Để phân tích, lí giải kết quả cần tiến hành việc thống kê, phân loại. Đây chính là phương pháp cần thiết cho việc tìm hiểu và làm rõ nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết Sông và Sa mạc. Phương pháp so sánh, đối chiếu: giúp chúng tôi nhìn nhận, đánh giá sự giống và khác nhau của kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tác phẩm Sông và Sa mạc . Phương pháp tổng phân hợp: Giúp người đọc đánh giá toàn diện và khái quát được vấn đề đặt ra trong luận văn. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: nhằm tìm ra nguồn gốc xuất hiện, quá trình phát triển và qua đó thấy được những đóng góp mới mẻ của các nhà văn về đề tài này. 6. Đóng góp của luận văn Tìm hiểu, khám phá những nét đặc sắc trong kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài qua Sa mạc của Le Clézio và Sông của Nguyễn Ngọc Tư cùng những đóng góp của hai nhà văn trong quá trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết hậu hiện đại, chúng tôi hy vọng luận văn có thể góp phần giới thiệu một cách đầy đủ hơn quan điểm cũng như sự nhìn nhận, đánh giá của các nhà văn về số phận con người, về vấn đề con người cô đơn, lạc loài đang diễn ra ở nhiều nơi trên nhiều nước và sự quan tâm đặc biệt của các nhà văn về họ thể hiện trong sáng tác của mình với nhiều nỗi băn khoăn, trăn trở vẫn còn đau đáu. Về mặt thực tiễn chúng tôi hy vọng luận văn sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích, thiết thực cho việc nghiên cứu, học tập văn học đương đại Việt Nam; văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Pháp đương đại. 8
- 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Hành trình kiếm tìm hạnh phúc của kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong Sông và Sa mạc. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết Sông và Sa mạc. 9
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Tác giả Nguyễn Ngọc Tư 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nếu là một người yêu văn chương và chịu khó theo dõi văn chương Việt Nam mấy năm gần đây hẳn bạn không khỏi ấn tượng với cái tên Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Bạc Liêu, 4 tuổi theo gia đình về sinh sống tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.Tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Tư khá lam lũ và vất vả, mới học hết lớp 9 thì gia đình chị đã xảy ra những biến cố, điều kiện kinh tế gia đình lại khó khăn, chị đã buộc phải dừng lại việc học trên ghế nhà trường khi mới mười lăm tuổi. Để giúp cha mẹ trang trải trong cuộc sống mưu sinh chị đã hái rau ra chợ bán. Chính những ngày “vào đời sớm” cùng sự vất vảnhọc nhằn trên vùng đồng bằng sông nước nhiều khó khăn cũng nhưnhững người dân chất phác, thật thà nơi đây đã tạo nên một nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của chị. Từ nhỏ Nguyễn Ngọc Tư đã có niềm đam mê viết lách, viết để thể hiện, viết để trải nghiệm bản thân và cuộc sống, nhà văn đã tập tành viết nhật kí. Dưới sự động viên của cha - ông Nguyễn Thái Thuận vốn là người có tấm lòng thương con, hiểu rõ con gái có khiếu văn chương, người cha có vẻ thực tế, trải nghiệm như một người đã từng cầm bút, thường không bỏ qua bất cứ cơ hội tốt nào để khuyến khích con mình “Nghĩ gì, viết nấy. Viết điều gì con đã trải qua”. Cha của Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành người đầu tiên đọc và góp ý cho cô con gái út. Năm 1995, truyện ngắn Đổi thay- một truyện ngắn được trích trong nhật ký của tác giả, đã được đăng trên Tạp chí văn nghệ Cà Mau như một cơ duyên dẫn dắt Nguyễn Ngọc Tư đến với con đường văn nghiệp. Sau ba tác phẩm được đăng trên tạp chí này, Nguyễn Ngọc Tư đã được nhận làm văn thư và học làm phóng viên tại đây. Ngoài đời, Nguyễn Ngọc Tư được đánh giá là một người phụ nữ chân chất, hồn nhiên và sống rất bản lĩnh. Chị lập gia đình với Quang Hà - một chàng trai hiền lành, kiệm lời làm thợ kim hoàn khi mới 24 tuổi và đến nay đã có hai cậu con trai. Chồng của Nguyễn Ngọc Tư biết vợ đang làm công việc sáng tác nhưng anh không có thời gian đọc “những gì cô ấy viết”. Mãi đến khi truyện Cánh đồng bất tận của vợ được báo đăng nhiều kỳ anh mới có dịp đọc hết. 10
- Cảm thông với sự nhọc nhằn trong nghiệp cầm bút của vợ, sau giờ làm việc Quang Hà sẵn sàng tình nguyện chia sẻ việc nhà với vợ. Hiện nay chị cùng gia đình đang sống tại thành phố Cà Mau và chị đang làm việc cho tạp chí bán đảo Cà Mau. Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự thành công của Nguyễn Ngọc Tư, đưa Ngọc Tư chính thức bước vào làng văn đó là tập kí sự “Nỗi niềm sau cơn bão”, tác phẩm được viết trong chuyến đi thực tế ở cửa biển Khánh Hội, sông Đốc sau khi đất Mũi phải trải qua cơn bão số 5 khủng khiếp. Tác phẩm này đã đạt giải ba báo chí toàn quốc năm 1997. Bằng sự nhạy cảm cùng khả năng cảm thụ cuộc sống và con người rất tinh tế, thêm vào đó là tài năng thiên bẩm, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện năng lực bứt phá, dồi dào và mạnh mẽ khi đạt giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ II của Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt (2000). Năm 2001, tác phẩm này đoạt Giải B của Hội nhà văn Việt Nam rồi giải dành cho tác giả trẻ nhất của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam kèm theo nhiều bằng khen và tiền thưởng. Tập sách này đã được chọn in lại trong "Tủ sách Vàng" của NXB Kim Đồng năm 2003, cũng trong năm này chị được tuyên dương là một trong “Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu năm 2002”. Nguyễn Ngọc Tư được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam khi mới 27 tuổi. Trong cuộc thi truyện ngắn của báo văn nghệ năm 2004-2005 chị đạt giải ba với tác phẩm Đau gì như thể. Những năm qua, bằng giọng văn tưng tửng mà tình cảm của mình chị tiếp tục gây ngạc nhiên và đem lại nhiều thiện cảm cho bạn đọc. Nguyễn Ngọc Tư cũng là tác giả trẻ nhất có tên trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch và in ở Mỹ, do đó chị đã vinh dự được chọn lên hình chương trình Người đương thời năm 2005. Năm 2006,Nguyễn Ngọc Tư lại đạt luôn giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với Cánh đồng bất tận- tác phẩm ngay từ khi ra đời đã thực sự gây sóng gió trên văn đàn đương thời và tạo ra không ít xôn xao trong dư luận. Nhưng cũng chính nhờ tác phẩm này mà Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục được nhận thêm giải thưởng Văn học Asean năm 2008. Cánh đồng bất tận không chỉ đạt doanh số bán ra cao nhất năm 2005 mà năm 2010 được dựng thành phim, đây cũng là tác phẩm điện ảnh ăn khách ở các rạp chiếu phim trong cả nước lúc đó. Có thể nói, thành công ở Cánh đồng bất tận không chỉ khiến tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư trở nên thân thuộc với độc giả yêu văn chương nước nhà mà nó còn giúp cho Nguyễn Ngọc Tư có được tấm vé thông hành đến với độc giả nhiều nước trên thế giới. Hiện tại nhiều truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả ở nước ngoài. 11
- Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút chắc tay và viết nhiều thể loại như: Truyện ngắn, tạp văn, thơ, tiểu thuyết...Nhưng thành công đặc biệt của chị phải kể đến là: Truyện ngắn và tạp văn. Với gần hai thập niên cầm bút chị đã cho ra đời và xuất bản rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu có thể kể đến: 1. Đau gì như thể (truyện ngắn-giải ba cuộc thi truyện ngắn của báo văn nghệ năm 2004-2005) 2. Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn, 2005) 3. Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn, 2008) 4. Khói trời lộng lẫy (tập truyện ngắn, 2010) 5. Sông (tiểu thuyết, 2012) 6. Không ai qua sông (tập truyện ngắn, 2016)… Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn có chân tài trong nền văn chương hiện đại Việt Nam. Ngòi bút của chị dung dị mà không kém phần sâu sắc bởi nó là những cảm xúc được thôi thúc từ trong lòng. Cảm hứng sáng tác của chị thường được lấy từ cuộc sống và số phận của những nhân vật nhỏ bé, những đứa trẻ tội nghiệp, những người đàn bà đáng thương, những nông dân nghèo quanh năm lam lũ, những nghệ sĩ bất hạnh...trong chính vùng quê Nam Bộ của mình. Những con người, những kỉ niệm và cuộc sống vùng Nam Bộ với biết bao lam lũ, vất vả nhưng cũng vô cùng thú vị đã nuôi dưỡng tâm hồn, vun đắp vốn sống, tài năng và khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào của Nguyễn Ngọc Tư. Bởi thế, văn phong của Nguyễn Ngọc Tư mang đậm chất Nam Bộ, làm xúc động biết bao trái tim bạn đọc. Nguyễn Ngọc Tư từng ví truyện của mình “như trái sầu riêng” - nhiều người thích nhưng cũng không ít người dị ứng. Mỗi trang văn của Nguyễn Ngọc Tư không đơn giản như một bức tranh để ngắm mà ở mỗi câu, mỗi chữ đều ẩn chứa tiếng lòng, sự thổn thức về cuộc sống của những số phận, những mảnh đời. Lối viết của Nguyễn Ngọc Tư không màu mè, chẳng bóng bảy nhưng luôn tạo được dấu ấn đậm sâu, có sức hấp dẫn rất riêng, thậm chí có sức ám ảnh lớn trong lòng độc giả. Cầm bút tính đến nay được gần hai thập niên, Nguyễn Ngọc Tư đã liên tiếp đạt được những thành công và ngày càng khẳng định được tài năng và vị thế của mình trên văn đàn. Số lượng và chất lượng tác phẩm ngày càng được khẳng định ở nhiều thể loại, cho thấy một sự nghiêm túc và nỗ lực không ngừng trong nghiệp viết. Chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng và tin tưởng Nguyễn Ngọc Tư sẽ còn mang đến nhiều bất ngờ hơn nữa với những đứa con tinh thần của mình trong thời gian tới. 12
- 1.1.2. Tiểu thuyết Sông Từ khi xuất hiện trên văn đàn, độc giả vốn quen với một Nguyễn Ngọc Tư của truyện ngắn hay của những tản văn ám ảnh lòng người, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy thật sự lạ lẫm và thích thú khi được tiếp xúc với một Nguyễn Ngọc Tư ở thể loại tiểu thuyết. Sông chính là tiểu thuyết đầu tay của chị. Đọc Sông, ta sẽ được trải qua những câu chuyện của các nhân vật trong một hành trình rầu rĩ dọc con sông Di - một con sông huyền thoại qua sáng tạo của nhà văn. Ta đã từng bị hấp dẫn bởi cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn, cách viết và cả cách miêu tả tỉ mỉ, tinh tế của Nguyễn Ngọc Tư qua các tác phẩm truyện ngắn hay tạp văn thì đến với Sông ta càng bị cuốn hút bởi ở bất cứ câu chuyện nào của chị cũng đều có nét riêng, rất riêng của Nguyễn Ngọc Tư. Thử nghiệm tiểu thuyết Sông chị đã từng băn khoăn bởi có thể không đạt được kết quả như mong muốn nhưng bứt phá ở thể loại mới này như chính tác giả ban đầu đã từng chia sẻ là "Vừa mới bước ra khỏi ngôi nhà ấm cúng kia thôi, gặp vài trận mưa đầu tiên". Thành công nối tiếp thành công đã đến với chị trong chặng đường sáng tạo không có đích của một nhà văn. Nhận xét về Sông, biên tập viên của Nxb Trẻ, cũng là người biên tập bản thảo - Trần Ngọc Sinh cho biết: "Sông là một sự đổi mới toàn diện của Nguyễn Ngọc Tư. Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo. Truyện kết thúc bằng dấu chấm hỏi về số phận một con người - Không hề do dự, cô đã đẩy cái mầm ý tưởng vừa nhú lên sang tay người đọc, để họ nuôi dưỡng chúng bằng trải nghiệm, qua việc đọc cuốn sách này".[44] Ân là nhân vật chính với danh xưng "cậu" bỏ lại sau lưng mối tình đồng tính vừa kết thúc do người yêu cưới vợ, bỏ lại công việc ở một công ty truyền thông, đi tìm quên với lý do viết một cuốn sách về sông Di do "sếp" đặt hàng kèm lời nhắn gửi tìm giúp dấu vết cô người tình tên Ánh, một người đã đi sông Di trước đó rồi không trở về.Bề ngoài, Ân có đầy đủ những yếu tố để sống một cuộc đời bình lặng, an nhàn: Có cha mẹ, có học thức, một công việc được trọng vọng, và có tiền, ngoài ra, là một cậu con trai thư sinh, dễ gây thiện cảm. Chừng đó, đã đủ để Ân có thể sống yên ổn về mặt xã hội. Thế nhưng, nỗi thất vọng với người tình đồng tính, là thời điểm, là cái cớ để Ân làm một cuộc soi lại toàn bộ diện mạo bản thể mình. Hành trình đi ngược sông Di cũng là hành trình đào xới lại tâm thức, lật lại từng kỷ niệm, những “tình tiết” trong cuộc đời Ân. Chuyến đi ngược sông Di ấy, song song với những thước phim trong tâm thức Ân ngược về quá khứ. Những mảnh đời, những kiếp sống, đời người, đời sông, đời của những khúc sông, đời của những điều huyền bí và li kì dọc con sông dài dặc... Dòng sông chảy về xuôi, còn những con người thì ngược lại thượng nguồn. Mỗi người đều có những thôi thúc sâu xa mà chính họ cũng không biết chính xác nó là gì. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 685 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 380 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 678 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 154 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 237 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 209 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 131 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 164 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn