Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm
lượt xem 6
download
Luận văn cố gắng làm nổi bật tài năng, tâm huyết của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm qua những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. Từ đó, xác định rõ hơn vị trí văn học sử của Nguyễn Khoa Chiêm trong nền văn xuôi Việt Nam thời kỳ trung đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG QUỲNH TRANG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017 1
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG QUỲNH TRANG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Gia Võ THÁI NGUYÊN - 2017 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Quỳnh Trang ii
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới TS. Ngô Gia Võ, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Thái Nguyên, quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi chia sẻ những khó khăn và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có được thành quả như ngày hôm nay. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Quỳnh Trang iii
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ ........................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................iii MỤC LỤC .......................................................................................................... iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7 6. Những đóng góp mới của luận văn .............................................................. 8 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 9 1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa dẫn tới sự ra đời của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí ....................................................................... 9 1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử - xã hội ....................................................................... 9 1.1.2. Hoàn cảnh văn hóa ............................................................................... 11 1.2. Về tác giả và tác phẩm ............................................................................ 14 1.2.1. Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm ............................................................... 14 1.2.2. Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí .......................................... 15 1.3. Một số vấn đề lý luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................................................... 19 1.3.1. Quan niệm chung về cốt truyện và nghệ thuật xây dựng cốt truyện .... 19 1.3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết chương hồi ............ 23 1.3.3. Quan niệm chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật ......... 25 1.3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi ............... 27 1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 28 iv
- Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ .................................................................. 30 2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo thời gian tuyến tính ...................... 30 2.1.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 30 2.1.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo thời gian tuyến tính trong Nam triều công nghiệp diễn chí .............................................................................. 31 2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo tính chất đồng hiện ...................... 36 2.2.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 36 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện theo tính chất đồng hiện trong Nam triều công nghiệp diễn chí .............................................................................. 37 2.3. Nghệ thuật đặc tả các biến cố .................................................................. 41 2.3.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 41 2.3.2. Nghệ thuật đặc tả các biến cố trong Nam triều công nghiệp diễn chí.. 41 2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 46 Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ .................................................................. 48 3.1. Con đường từ hiện thực đến các hình tượng văn học ............................. 48 3.2. Bút pháp tả thực trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở Nam triều công nghiệp diễn chí ............................................................................................... 50 3.3. Bút pháp hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở Nam triều công nghiệp diễn chí ............................................................................................... 58 3.3.1. Hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật ......................................................... 58 3.3.2. Hư cấu trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm 61 3.3.3. Sử dụng các yếu tố tâm linh ................................................................. 67 3.3.4. Sử dụng các yếu tố huyền thoại............................................................ 74 3.4. Tiểu kết .................................................................................................... 78 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 89 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam là một dòng chảy liên tục, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai, trong quá trình vận động và phát triển, mỗi thời kỳ văn học đều để lại những thành tựu rực rỡ trên cả hai lĩnh vực: thơ ca và văn xuôi. Văn học trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là thời kỳ hình thành và phát triển mạnh mẽ của nền văn học viết dân tộc. Có thể nói, những thành tựu nền tảng của văn học viết Việt Nam được khẳng định ở thời kỳ này. Trong gần mười thế kỉ ấy, văn học thế kỷ XVIII đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với các thể loại văn học khác, văn xuôi tự sự chữ Hán trong đó có tự sự lịch sử phát triển mạnh mẽ, mà một trong những tác phẩm tiêu biểu là Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một tác phẩm văn xuôi tự sự chữ Hán khá thành công ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật, được đánh giá là một trong những tác phẩm có ý nghĩa mở đầu nền tiểu thuyết chương hồi của Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Đăng Na trong tác phẩm Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đã khẳng định: “Mặc dù đương thời chưa ra đời thể loại truyện ngắn lịch sử, nhưng với Nam triều công nghiệp diễn chí thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết theo lối chương hồi đã xuất hiện” [40, tr.23]. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu cũng như các bài viết về Nam triều công nghiệp diễn chí hiện nay vẫn chưa nhiều. Khi nhắc đến tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, người ta vẫn thường chỉ nhắc tới Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, điều đó là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, việc chưa có nhiều công trình nghiên cứu về Nam triều công nghiệp diễn chí, thiết nghĩ là điều chưa 1
- xứng đáng với tầm vóc và vị trí của tác phẩm “khai sơn phá thạch” cho thể loại tiểu thuyết chương hồi này. Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, ấn tượng đầu tiên là tác giả xây dựng thành công cốt truyện có dung lượng dài, trong đó không chỉ là các câu chuyện lịch sử, các cuộc xung đột chiến tranh để giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến, mà còn có cả các biến cố, sự kiện liên quan tới các nhân vật cụ thể. Qua việc lựa chọn, xây dựng và sắp xếp các chi tiết, tình tiết để xây dựng cốt truyện theo từng sự kiện và nhân vật, tác giả Nguyễn Khoa Chiêm đã đánh dấu phong cách riêng khi viết tiểu thuyết của mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm văn học, xây dựng thành những hình tượng nghệ thuật hấp dẫn. Các nhân vật trong tác phẩm vừa bảo lưu những đặc điểm, biến cố, sự kiện có thật của cuộc đời mình vừa được hư cấu, sáng tạo thành những nhân vật văn học thực sự chứ không đơn thuần là những nhân vật lịch sử cứng nhắc. Họ vừa là những con người của lịch sử vừa là những hình tượng nghệ thuật có giá trị. Theo tác giả Nguyễn Đăng Na: “Nếu so sánh với Nam triều công nghiệp diễn chí thì Hoàng Lê nhất thống chí là một bước tiến dài trên con đường phát triển tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. Nhưng việc miêu tả nhân vật, họ Nguyễn có phần tiến bộ hơn” [41, tr. 83]. Vì vậy, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí là một hướng nghiên cứu giúp cho chúng ta nhận thức được một trong những giá trị nghệ thuật nổi bật của tác phẩm, góp phần lý giải vì sao đây lại là tác phẩm được coi có ý nghĩa khai sinh nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. Đặc biệt là hiện nay chương trình ngữ văn nhà trường từ bậc trung học đến đại học đều chưa được tiếp cận tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm một cách trọn vẹn. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của tác phẩm, chúng tôi đã dành thời gian và tâm huyết nghiên cứu tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí, trong đó tập trung nghiên cứu và tìm 2
- hiểu về “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm”. Sau khi hoàn thành, luận văn sẽ góp phần chỉ rõ những giá trị đặc sắc của một tác phẩm văn xuôi tự sự thời trung đại, đồng thời khẳng định rõ hơn vị trí của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm trong nền văn học viết Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Là tác phẩm mở đầu nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, nhưng Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm chưa được giới nghiên cứu văn học quan tâm nhiều. Đặc biệt là những bài viết liên quan đến nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm còn rất ít. Điểm qua ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu từ khi tác phẩm xuất hiện đến nay, chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn điều đó. Tác giả Ngô Đức Thọ trong cuốn Việt Nam khai quốc chí truyện đã giới thiệu rằng: Người đầu tiên nói đến tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là danh sĩ triều Nguyễn Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) giữ chức Phó Tổng đài Sứ quán triều Minh Mệnh, tiếp sau đó là một học giả Pháp tên là L.Cadiere. Năm 1969 sử gia Phan Khoang khi nghiên cứu lịch sử xứ Đàng Trong đã được tham khảo một truyền bản của Nam triều công nghiệp diễn chí có tên sách là Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí. Ông xác nhận: “Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm có giá trị tư liệu lịch sử quý giá” [27, tr. 6]. Năm 1974, Tập san Sử - Địa đăng bài khảo cứu công phu Đúng ba trăm năm trước của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Nhân dịp chuyên đề “Kỷ niệm 300 năm ngưng chiến Nam - Bắc phân tranh thời Trịnh - Nguyễn”, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã căn cứ vào tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm để trình bày tóm tắt những sự kiện chính của thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ông viết: “...đối với những triều chúa Nguyễn, sách này có giá trị tương đương với sách Hoàng 3
- Lê nhất thống trí đối với các triều cuối Trịnh và đầu Tây Sơn... Tôi nghĩ rằng về đại cương cũng như về chi tiết sách này khá đáng tin cậy, nhất là về khoảng từ Chúa Sãi về sau” [Dẫn theo 23]. Trong cuốn Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích (1994), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Trong lời giới thiệu: Nam triều công nghiệp diễn chí - tác giả - văn bản - tác phẩm, tác giả Ngô Đức Thọ cũng chỉ nhắc đến rằng: “Trên bình diện những sự kiện lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XVI đến gần hết thế kỷ XVII, tác phẩm đã tái hiện nhiều nhân vật văn võ ở cả hai miền” [59, tr.19]. Trong cuốn Từ điển văn học Việt Nam – từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX do các tác giả các tác giả Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường biên soạn (1995), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Trong mục từ Việt Nam khai quốc chí truyện (một nhan đề khác của Nam triều công nghiệp diễn chí), các tác giả đã nhận xét: tác giả Nguyễn Khoa Chiêm đã “mô tả kỹ được nhiều nhân vật lịch sử với những nét tính cách riêng biệt”. Đồng thời đưa ra một số ví dụ: “Trịnh Tùng như một võ tướng tài ba, lần lượt Đánh bại quân nhà Mạc nhưng cũng là kẻ thâm hiểm tàn bạo đã quẳng xác Lê Kính Tông ở sân triều. Rốt cuộc chính Trịnh Tùng bị thuộc hạ bỏ rơi và ốm chết ở Cầu Đơ (Hà Đông)”, “Nguyễn Hoàng như một người có bản lĩnh, biết khôn khéo an dân, chú trọng khai thác vùng đất mới”, “Chiêu Vũ: một viên tướng hết lòng với sự nghiệp nhà chúa” [2, tr. 541]. Trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại- Tập 3, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn (2000), Nxb Giaó dục, Hà Nội. Ở phần giới thiệu chung: Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại- quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật, Nguyễn Đăng Na đã nói đến “cách giới thiệu nhân vật” hay “lối tả người, giới thiệu nhân vật” [40, tr.30-33] của Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung để thấy những nét tương đồng và nhất là những nét khác biệt và 4
- độc đáo của Nguyễn Khoa Chiêm so với La Quán Trung. Tất cả nhằm khẳng định Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm không phải là sự mô phỏng Tam quốc diễn nghĩa. Trong Cuốn Từ điển văn học (bộ mới) do các tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Đồng chủ biên) (2004), Nxb Thế giới, Hà Nội. Trong mục từ Nam triều công nghiệp diễn chí, các tác giả cũng đã đưa ra nhận xét: “Trên nền những sự kiện lịch sử thế kỷ XVI - XVII, thân thế, hành động, tính cách của nhiều nhân vật lịch sử là tướng văn, tướng võ ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài như Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Hàn Tiến, Thuận Nghĩa, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Phùng Khắc Hoan,… các chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Phúc Lan, Phúc Tần, Phúc Trăn,… các vua Trang Tông, Trung Tông, Anh Tông, Thế Tông, Kính Tông,… cũng hiện lên khá rõ. Ở một số trường hợp tác giả đã sử dụng lời đối thoại để góp phần bộc lộ tính cách mưu lược của nhân vật” [24, tr.1033]. Gần đây, trong một số công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến cốt truyện và nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm như bài viết: Hình ảnh Nguyễn Hữu Dật và Đào Duy Từ qua Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm của Th.S Trần Thị Thanh; một số luận văn thạc sĩ như luận văn của Vi Thị Bích Thủy (2008): Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thùy Linh (2012): Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Trong các tài liệu trên, do mục đích viết khác nhau, các tác giả đã đề cập đến việc xây dựng cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí ở những mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung tất cả mới chỉ đề cập đến vấn đề với ý nghĩa là những nhận định chung nhất. Đó là những tư liệu, gợi ý và điều kiện để người viết thực hiện đề tài này. Mong rằng với sự cố 5
- gắng và nỗ lực hết mình, chúng tôi sẽ có những đóng góp thêm vào việc khám phá những giá trị về nội dung nói chung, nghệ thuật nói riêng của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của chúng tôi là: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát cuốn tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, do các tác giả Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo và sử dụng thêm một số cuốn tiểu thuyết chương hồi tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam như Hoàng Lê nhất thống chí, Việt Lam tiểu sử và bộ tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc là Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung để làm cứ liệu so sánh. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn cố gắng làm nổi bật tài năng, tâm huyết của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm qua những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. Từ đó, xác định rõ hơn vị trí văn học sử của Nguyễn Khoa Chiêm trong nền văn xuôi Việt Nam thời kỳ trung đại. Ngoài ra, chúng tôi còn có mong muốn qua việc thực hiện đề tài, sẽ rút ra được những bài học thiết thực để nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn học cổ ở trường phổ thông. 6
- 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ giá trị tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm về phương diện nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặt tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với một số tiểu thuyết chương hồi của nền văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật, làm rõ những đóng góp của Nguyễn Khoa Chiêm trong nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp thống kê Thông qua việc khảo sát tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí chúng tôi sẽ tiến hành thống kê các dữ liệu một cách chi tiết và cụ thể. Đó là cơ sở khoa học chứng minh cho các luận điểm chúng tôi sẽ trình bày trong luận văn. 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu đã thống kê. Từ đó, đưa ra nhận xét cho các đặc điểm đã nêu trong từng luận điểm, tìm hiểu những biểu hiện cụ thể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khoa Chiêm. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đánh giá tổng hợp các luận điểm theo từng hệ thống vấn đề, đưa ra kết luận về tài năng xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khoa Chiêm trong Nam triều công nghiệp diễn chí. 5.3. Phương pháp so sánh Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích,tổng hợp, chúng tôi còn tiến hành so sánh, đối chiếu giữa tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí với một số tác phẩm cùng thể loại tiểu thuyết chương hồi trong 7
- văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật để thấy được điểm tương đồng và khác biệt của Nguyễn Khoa Chiêm với một số tác giả khác. Từ đó, khẳng định thêm giá trị đặc sắc của Nam triều công nghiệp diễn chí trong tư cách tác phẩm mở đầu thể loại tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. - Luận văn được hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho sinh viên khoa văn và giáo viên dạy văn ở trường phổ thông. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành ba chương sau đây: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Nam triều công nghiệp diễn chí Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nam triều công nghiệp diễn chí 8
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa dẫn tới sự ra đời của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Bức tranh lịch sử xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII đã trải qua rất nhiều biến động: chiến tranh loạn lạc, xã hội rối ren bởi những cuộc nội chiến mà lịch sử gọi là các cuộc “huynh đệ tương tàn”, chế độ phong kiến suy vong, các giá trị phong kiến lung lay, rạn vỡ, giai cấp phong kiến tha hóa càng ngày càng phơi bày bộ mặt xấu xa, độc ác. Sau mười năm kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, một trang sử vàng được mở ra khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thiết lập nên triều Lê. Bắt đầu từ triều vua Lê Thái Tổ (1428) đến triều vua Lê Thánh Tông (cuối thế kỷ XV), nhìn chung chế độ phong kiến Việt Nam phát triển trên con đường hưng thịnh, xã hội thái bình, đời sống nhân dân được no ấm yên vui. Bước sang thế kỷ XVI, chế độ phong kiến đi vào thời kỳ khủng hoảng, suy tàn. Các vua sau đó như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực.... thi nhau ăn chơi sa đọa, bóc lột dân chúng đến tận xương tủy làm cho kỉ cương đất nước bị đảo lộn, cuộc sống nhân dân đau thương cơ cực, triều Lê như một cỗ xe lao nhanh xuống vực thẳm. Đứng trước tình cảnh đó, Mạc Đăng Dung, một võ tướng nhà Lê sau khi đứng ra trấn áp các cuộc nổi dậy bên ngoài, nắm lấy quyền hành triều Lê, đến năm 1527 thì phế truất Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc: “Tháng 7 năm 1519, Đăng Dung dẹp được Lê Do, bắt giết Do và Nguyễn Sư. Trịnh Tuy bỏ chạy vào Thanh Hoá, Nguyễn Kính đầu hàng. Năm 1521, Mạc Đăng Dung dẹp được Trần Cung (con Trần Cảo), quyền thế át cả Chiêu Tông. Năm 1522, Chiêu Tông chạy ra ngoài gọi quân Cần vương. Đăng Dung bèn lập em Chiêu Tông là Xuân lên ngôi, tức là Lê Cung Hoàng, tuyên bố phế truất Chiêu Tông.Vua Chiêu Tông được một số đại thần ủng hộ, dàn quân đánh 9
- nhau với Đăng Dung. Nhưng sau đó các tướng cần vương bất hòa, chia rẽ và lần lượt bị Mạc Đăng Dung đánh bại. Năm 1524, Trịnh Tuy thua trận bỏ chạy rồi chết. Năm 1525, Mạc Đăng Dung bắt được Chiêu Tông mang về Thăng Long và giết chết năm 1526. Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất Cung Hoàng và lên làm vua, lập ra nhà Mạc” [67]. Tuy nhiên, thời Mạc xã hội vẫn chưa thái bình, cuộc sống của người dân vẫn chưa được ổn định, giai cấp phong kiến ngày càng mâu thuẫn gay gắt, gây nên các cuộc chiến tranh kéo dài và chia cắt lãnh thổ hơn một trăm năm, đó là hai cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến: Nội chiến Lê - Mạc và chiến tranh Lê - Nguyễn, đã đưa đất nước trong vòng 150 năm lâm vào cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn. Đó là bối cảnh Việt Nam thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII. Đến cuối thế kỷ XVII, mặc dù chiến cục ba bên đã chấm dứt nhưng đất nước vẫn bị chia cắt: Đàng Trong và Đàng Ngoài, các tập đoàn thống trị vẫn ra sức vơ vét tiền của, thóc gạo và sức lao động của nhân dân khiến cho cuộc sống thêm cùng cực. Nhân dân Đàng Ngoài còn chịu cảnh một cổ hai tròng có vua lại có chúa, trong khi đó, tình hình ở Đàng Trong cũng không tốt đẹp hơn. Từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền nhà Nguyễn suy yếu dần, quan lại kết bè kéo cánh bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ. Nông dân phải nộp nhiều thứ thuế, cuộc sống khốn khổ, lầm than từ đó bất bình oán giận dâng cao. Nhân dân hai miền đều mơ ước về một cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến thống trị, thống nhất đất nước, xây dựng một xã hội ấm no thanh bình. Trước nhu cầu cấp thiết và nóng bỏng thống nhất giang sơn của mỗi người dân, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lập căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo vào mùa xuân 1771. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, được sự ủng hộ của nhân dân và với tài năng trí tuệ lớn, người anh hùng Nguyễn Huệ đã đập tan tập đoàn Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, quét sạch tập đoàn Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh, thống nhất giang sơn, lập nên một triều đại mới - triều đại Quang Trung năm 1789. 10
- Trong vòng hơn một thế kỷ, đất nước đã trải qua biết bao biến động, bức tranh lịch sử - xã hội rộng lớn của thế kỷ XVI - XVII ấy đã được ghi lại bởi hàng loạt các tác phẩm cụ thể. Vào cuối thế kỷ XVII, đã xuất hiện tác phẩm Nguyễn Cảnh Thị Hoan Châu Ký, một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết dưới dạng gia phả của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Châu Hoan. Cuốn tiểu thuyết này đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử trên 270 năm của dân tộc, từ Vãn Hồ (năm 1406) cho đến Lê Trung Hưng, đời Hy Tông, năm Vĩnh Trị thứ ba (1678). Và, theo các nhà nghiên cứu thì đây chính là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của nước ta. Sinh ra khi cuộc nội chiến đã chấm dứt, nhưng thời đại Nguyễn Khoa Chiêm sống là thời đại đất nước đổ nát, nhân dân kiệt quệ vì hệ quả các cuộc nội chiến, các giá trị đạo đức bị lung lay. Là người có học, lại có chỗ đứng trong xã hội lúc bấy giờ, bối cảnh đất nước chính là nguồn cảm hứng thôi thúc tác giả viết một tác phẩm tái hiện lại các sự kiện lịch sử xảy ra cách thời đại của ông một thế kỷ. Bằng tài năng và tư duy tổng hợp tuyệt vời, Nguyễn Khoa Chiêm đã ghi lại toàn cảnh xã hội lúc bấy giờ về một thời đại với những sự kiện và nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. 1.1.2. Hoàn cảnh văn hóa Tiểu thuyết chương hồi là một thể loại thuộc loại hình văn học trung đại. Đây là một dạng thức tiểu thuyết trường thiên xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc từ thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XIX. Thể loại tiểu thuyết này khi phát triển cực thịnh, đạt tới trình độ nghệ thuật cao đã lưu truyền và ảnh hưởng sang các nước có quan hệ văn hóa lâu đời với Trung Quốc trong đó có Việt Nam. Đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi rất đa dạng và phong phú. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của thể loại này: Tiểu thuyết chương hồi thường phân chia cốt truyện ra làm hồi, quyển, tiết. Mỗi hồi bao giờ cũng có tiêu đề nêu rõ nội dung trình bày trong mỗi hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có một bài 11
- thơ ngắn để tóm tắt lại các sự kiện chính diễn ra trong hồi và sau đó kết thúc bằng câu như: Muốn biết sự việc như thế nào hồi sau sẽ rõ hoặc hồi sau phân giải. Căn cứ theo dung lượng các hồi, có thể chia tiểu thuyết chương hồi thành hai loại lớn và nhỏ. Loại lớn gồm các tiểu thuyết có dung lượng từ một trăm hồi trở lên như tiểu thuyết diễn nghĩa Tam quốc diễn nghĩa, tiểu thuyết anh hùng như Thủy hử, tiểu thuyết tình yêu như Hồng lâu mộng... Nội dung phản ánh của các thể loại tiểu thuyết chương hồi rất đa dạng. Nó có thể là toàn bộ diễn biến và vận mệnh của một dân tộc, những cuộc đấu tranh phong kiến, quá trình giải phóng giai cấp của các tầng lớp, ca ngợi các vị anh hùng có công lao to lớn trong các cuộc đấu tranh đó. Nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi hết sức phong phú, bên cạnh những nhân vật chính làm trung tâm như các vị vua chúa, quan lại, quân tướng, các vị liệt nữ… còn xuất hiện những nhân vật đám đông, góp phần tạo nên số lượng đông đảo các nhân vật khiến cho tiểu thuyết chương hồi có quy mô hoành tráng. Thời gian trong tiểu thuyết chương hồi thường là thời gian đơn tuyến và một hướng. Đó là kết cấu thời gian theo dòng tuyến tính, mọi sự kiện, chủ đề đều xoay quanh nhân vật chính theo dòng thời gian lịch sử. Tác giả trong tiểu thuyết chương hồi thường đứng ở ngôi thứ ba dẫn dắt câu chuyện, nhân vật tự suy nghĩ và hành động. Tác giả cũng đưa vào đó những lời bình luận hay các đoạn thơ ngắn thể hiện ý kiến cá nhân về các nhân vật, sự kiện. Tóm lại, tiểu thuyết chương hồi là thể loại tiểu thuyết được viết theo kết cấu chương hồi. Thể loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt đầu hình thành từ đời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, trải qua đời Đường, Tống đến thời Minh Thanh tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền văn học Trung Quốc với hàng loạt các tác 12
- phẩm nổi tiếng như: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần….. Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, tiểu thuyết chương hồi đã có ảnh hưởng sâu xa đối với tiểu thuyết các nước châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản trong đó có Việt Nam. Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc được du nhập sang Việt Nam thời Trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX và thể hiện rõ nét nhất trong bộ phận văn học chữ Hán. Mặc dù du nhập vào Việt Nam khá sớm nhưng phải đến cuối thế kỷ XVII - đầu XVIII trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định, tiểu thuyết chương hồi mới chính thức ra đời và phát triển ở nước ta. Có thể nói, tiểu thuyết chương hồi là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam trong bối cảnh các nền văn học trong khu vực đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hán. Tiểu thuyết chương hồi trung đại Việt Nam đã có bước đi riêng, phản ánh chủ đề khác so với những tiểu thuyết ra đời trước, và hầu như không đề cập đến đề tài tình yêu nam nữ mà chỉ đề cập đến các đề tài lịch sử. Thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam gắn liền với lịch sử, phản ánh các sự kiện lịch sử mang tính thời đại, lấy lịch sử làm đề tài chính nhưng vẫn thể hiện tinh thần nhân văn, chất văn chương đậm đà qua nội dung cũng như hình thức của tác phẩm. Dù ra đời sau và cách xa so với tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc cả về mặt số lượng và chất lượng, song tiểu thuyết chương hồi Việt Nam đã để lại dấu ấn dậm nét trong kho tàng văn học dân tộc. Trải qua quá trình phát triển gian nan dưới sự kìm kẹp của tư tưởng Nho giáo, tiểu thuyết chương hồi đã góp phần tái hiện lại được hoàn cảnh đất nước trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động. Người đặt nền móng cho tiểu thuyết chương hồi Việt Nam chính là Nguyễn Khoa Chiêm. Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của ông được coi như là tác phẩm khai sinh nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Việt Nam và đem lại cho văn học Việt Nam một diện mạo mới. 13
- 1.2. Về tác giả và tác phẩm 1.2.1. Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm sinh năm Kỷ Hợi 1659, mất năm Bính Thân 1736, người huyện Hương Trà, nay là Thừa Thiên Huế. Nguyễn Khoa Chiêm xuất thân Nho học, có tiếng văn thơ, tự Bàng Trung, được bổ làm Thủ hạp đời chúa Nguyễn. Ông từng làm quan to, được phong tước Bảng Trung hầu ở vùng cát cứ của chúa Nguyễn. Nguyễn Khoa Chiêm là người quê gốc ở Hải Dương, ông nội là Nguyễn Đình Thân, thuộc hạ của Nguyễn Hoàng, theo làm tùy tùng khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa ( năm 1558), sau đó nhập tịch ở huyện Hương Trà, trấn Thuận Hóa (nay thuộc huyện Hương Điền, Thừa Thiên Huế). Nguyễn Đình Thân làm tướng trải hai triều chúa là Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên. Kể từ đó, con cháu ông thay nhau làm quan cho các chúa Nguyễn: Nguyễn Đình Khôi (1594-1678) con ông Nguyễn Đình Thân, tước Thuần Mỹ nam. Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ chúa từ vùng Bắc Thuận Hóa về làng Kim Long (huyện Hương Trà, Thừa Thiên), ông Khôi cũng đến nhập tịch ở huyện ấy và được phép chúa Nguyễn cho đổi thành họ Nguyễn Khoa. Nguyễn Khoa Danh (1632-1697), con ông Khôi, tước Cảnh Lộc bá. Nguyễn Khoa Chiêm chính là người con duy nhất của ông Danh và bà Lê Thị Am. Nguyễn Khoa Chiêm cưới Trần Thị Mận (1670- 1743) là con gái Cai bạ Trần Đình Ân làm vợ. Ông bà có cả thảy 12 người con, gồm 8 trai và 4 gái. Nguyễn Khoa Chiêm là người có học vấn, am hiểu nhiều lĩnh vực, từng được bổ chức Thủ hạp. “Năm 1701, ông cùng Trần Ðình Khánh theo Cai cơ ngoại tả Tôn Thất Diệu vào Quảng Bình đốc suất việc đắp lũy. Năm 1710, ông được thăng chức Cai hạp kiêm Tri bạ. Nhờ bố vợ là Cai bạ Trần Đình Ân tiến cử, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 -1725) tin dùng. Năm 1715, được thăng chức Câu kê kiêm Tri bạ, được dự bàn quân cơ trong dinh của chúa 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 230 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 241 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 156 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn