Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nhân vật mang yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX
lượt xem 4
download
Luận văn tiến hành khảo sát loại hình nhân vật mang yếu tố kì ảo trong những tác phẩm từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX với: Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Tân truyền kì lục (Phạm Qúy Thích) và Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh) với mục đích làm rõ thêm những đặc điểm của loại nhân vật truyện truyền kì cũng như hiểu hơn về tư tưởng của các tác giả gửi gắm qua những tác phẩm truyền kì ưu tú này. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nhân vật mang yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ THANH TÂM NHÂN VẬT MANG YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TỪ THẾ KỶ XVIII ĐẾN THẾ KỈ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ THANH TÂM NHÂN VẬT MANG YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TỪ THẾ KỶ XVIII ĐẾN THẾ KỈ XIX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn: TS. NGÔ THỊ THANH NGA THÁI NGUYÊN - 2016
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nhân vật mang yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Không sao chép của ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác. Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Phan Thị Thanh Tâm i
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Ngô Thị Thanh Nga - Người đã tận tình hướng dẫn giúp em trong suốt em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng, Khoa sau Đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn lớp Văn học Việt Nam K22 đã động viên, khích lệ giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 22 tháng 6 năm 2016 Tác giả Phan Thị Thanh Tâm ii
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 7. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........... 7 1.1. Một số vấn đề về truyện truyền kì ................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm................................................................................................... 7 1.1.2. Quá trình phát triển .................................................................................... 8 1.1.3. Nhân vật văn học và nhân vật truyện truyền kì ....................................... 15 1.2. Một số tác phẩm truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX............. 23 1.2.1. Truyền kì tân phả ..................................................................................... 23 1.2.2. Tân truyền kì lục ...................................................................................... 26 1.2.3. Lan Trì kiến văn lục................................................................................. 29 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT MANG YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỀN KÌ TÂN PHẢ; TÂN TRUYỀN KÌ LỤC; LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC .................................................................. 34 2.1. Nhân vật người kì lạ ................................................................................... 34 2.1.1. Xuất thân.................................................................................................. 35 2.1.2. Ngoại hình .............................................................................................. 38 iii
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.1.3. Tính cách, phẩm chất ............................................................................. 40 2.2. Nhân vật thần tiên ....................................................................................... 48 2.2.1. Xuất thân.................................................................................................. 49 2.2.2. Ngoại hình ............................................................................................... 52 2.2.3. Tính cách, phẩm chất ............................................................................... 53 2.3. Nhân vật ma quỷ ......................................................................................... 57 2.3.1. Xuất thân.................................................................................................. 59 2.3.2. Ngoại hình ............................................................................................... 62 2.3.3. Tính cách, phẩm chất ............................................................................... 65 2.4. Nhân vật loài vật ......................................................................................... 67 2.4.1. Xuất thân ................................................................................................. 68 2.4.2. Tính cách, phẩm chất ............................................................................. 72 Chương 3. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA TÁC PHẨM QUA HỆ THỐNG NHÂN VẬT MANG YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TỪ THẾ KỈ XVIII ĐẾN THẾ KỈ XIX............................................................. 78 3.1. Khát vọng của con người, đặc biệt là khát vọng tình yêu của người phụ nữ ...................................................................................................... 78 3.2. Phản ánh hiện thực...................................................................................... 81 3.3. Thể hiện mong ước của tác giả ................................................................... 88 KẾT LUẬN....................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 100 iv
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học trung đại là một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam. Đi hết chặng đường của mình,văn học trung đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ, để lại những dấu ấn riêng với nhiều tác giả tên tuổi cùng với những tác phẩm nổi tiếng. Truyền kì là một thể loại của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Loại hình văn học kì ảo này đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà sáng tác cũng như giới nghiên cứu văn học. Sự chuyển biến của một giai đoạn, thời kì văn học, theo Bakhtin, được đặc trưng bởi sự thay đổi của đời sống thể loại. Thế nhưng, thể loại đang sống trong hiện tại bao giờ cũng nhớ đến quá khứ của nó bởi “đằng sau mỗi một loại văn học đều có một truyền thống lớn lao tuy ẩn mà hiện”. Tìm về với truyền kì, người ta nhận ra đây là một “đặc sản” của văn học phương Đông so với văn học phương Tây. Ở phương Tây, chỉ đến cuối thế kỷ XVIII, truyện ma và văn học kì ảo mới thực sự ra đời (dẫn theo Ngô Tự Lập). Trong khi đó, ở phương Đông, ngay từ thế kỉ IX ở Trung Quốc, văn học kì ảo đã phát triển mạnh mẽ và kết tinh ở thể loại truyền kì. Ở Việt Nam Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Tân truyền kì lục (Phạm Qúy Thích) và Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh) là những tập truyện truyền kì giữ vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển, đồng thời cũng là kết tinh của truyền kì Việt Nam. Thể loại truyền kì được giảng dạy và học tập xuyên suốt các cấp học. Vì vậy nghiên cứu truyện truyền kì là một dịp để người viết có điều kiện nghiên cứu và hiểu sâu sắc hơn về thể loại này giúp cho công việc giảng dạy có được hiệu quả hơn. 1
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chính vì những lý do trên khiến người viết quyết định chọn: “Nhân vật mang yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình để người đọc hiểu sâu hơn về vị trí, vai trò của việc xây dựng nhân vật truyện truyền kì, đồng thời giúp cho người học có thêm hiểu biết mới về kiểu nhân vật mang yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì và có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thể loại trong giai đoạn này. 2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành khảo sát loại hình nhân vật mang yếu tố kì ảo trong những tác phẩm từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX với: Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Tân truyền kì lục (Phạm Qúy Thích) và Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh) với mục đích làm rõ thêm những đặc điểm của loại nhân vật truyện truyền kì cũng như hiểu hơn về tư tưởng của các tác giả gửi gắm qua những tác phẩm truyền kì ưu tú này. Ngoài ra cũng chỉ rõ hơn đóng góp của từng tác phẩm riêng lẻ nói riêng và của thể loại truyền kì nói chung cho văn xuôi trung đại Việt Nam. 3. Lịch sử vấn đề Căn cứ vào tình hình tư liệu hiện nay, có thể khẳng định rằng nhân vật truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX là một vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, xem xét một cách đầy đủ. Nếu có cũng chỉ là những bài nghiên cứu về những một tác phẩm hay một vài tác phẩm riêng lẻ và thường thiên về một loại nhân vật như: người trí thức, người phụ nữ. Cụ thể các công trình, bài viết có liên quan đến đề tài mà tôi nghiên cứ như sau: 1. Truyền kì tân phả Với tác phẩm này, chúng tôi chú ý đến một số bài viết và công trình sau: Thứ nhất “Đoàn Thị Điểm và Truyền kì tân phả” của Bùi Thị Thiên Thai, Tạp chí văn học, số 1/2011 đã đề cập đến số phận, vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội, đồng thời khẳng định tác phẩm này được ra đời vào 2
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn thế kỉ XVIII, bởi đây là thời kỳ trào lưu chủ nghĩa nhân đạo phát triển mạnh, đề cao nữ quyền. Bài viết cho người đọc thấy những đóng góp của Đoàn Thị Điểm cho dòng văn học nhân đạo chủ nghĩa. Thứ hai là công trình của Trần Thị Băng Thanh và Bùi Thị Thiên Thai “Mối liên hệ giữa Truyền kì tân phả và lễ hội dân gian”. Qua công trình này, các tác giả đã chỉ ra được luồng sinh khí mới mà Đoàn Thị Điểm đã tạo dựng trong tác phẩm của mình về văn hóa dân gian như tín ngưỡng thờ mẫu, thờ tổ tiên… tiếp thêm sức mạnh cho tác phẩm tồn tại lâu bền. Thứ ba trong cuốn chuyên khảo Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử ở mục truyện truyền kì, có giới thiệu và nhận xét về Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm nhưng chưa bàn đến nhân vật của tác phẩm. 2. Tân truyền kì lục Như Lời giới thiệu của Nhà xuất bản Văn học, Phạm Quý Thích soạn riêng tác phẩm này cho gia đình không muốn cho người ngoài biết nên sách này ít thấy. Mặt khác số lượng truyện trong Tân truyền kì lục cũng khá khiêm tốn (3 truyện) nên sự quan tâm của giới nghiên cứu về tác phẩm cũng không nhiều. Tuy nhiên trong luận văn Thạc sĩ Quá trình phát triển của truyện truyền kì qua một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả Ngô Thị Thanh Nga cũng đã đề cập đến tác phẩm này ở giai đoạn thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX và sơ bộ chỉ ra điểm khác biệt về chất truyền kì (trong đó có phương diện xây dựng nhân vật). Đây là những gợi ý bổ ích để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Lan Trì kiến văn lục Nói đến thành tựu của truyện truyền kì Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh. Là tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, nhìn chung những nghiên cứu về tác phẩm này còn ít, ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một vài ý kiến liên quan đến đề tài nghiên cứu: 3
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Trong Từ điển văn học (bộ mới), tác giả Nguyễn Huệ Chi cho rằng hiện tượng phá vỡ khuôn phép của những con người thời đại là chủ đề nổi rõ nhất của Lan Trì kiến văn lục. Sự phá vỡ này có mặt tiêu cực và tích cực của nó. Còn Ngô Thị Hoàng khi viết đề tựa Lan Trì kiến văn lục đã khẳng định: “…lớn thì nhân vật quỷ thần, nhỏ thì cầm thú ngư trùng, những việc gì lạ mà mắt thấy tai nghe đều ghi lại… có nói đến việc quái dị nhưng không thoát ly đạo thường, có kể về diễn biến hóa nhưng không mất đi lẽ chính, đại để là ngụ ý khuyên răn cảnh cáo sâu xa, để người xem thấy điều hay thì bắt chước, thấy điều dở thì phòng ngừa, thực có ích cho thế gian” [59, tr.11-12]. Bên cạnh đó, trong hai bài viết: “Vũ Trinh và Lan trì kiến văn lục trong dòng truyện truyền kì Việt Nam”, trích trong “Những suy nghĩ từ văn học trung đại”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999 của Trần Thị Băng Thanh và “Vũ Trinh và Kiến văn lục” của Nguyễn Cẩm Thúy, Tạp chí văn học, số 3/1983, hai tác giả chủ yếu đi sâu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chứ chưa nói nhiều về tuyến nhân vật trong truyện. Như vậy qua sự trình bày trên, chúng tôi nhận thấy rằng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về truyện truyền kì (bao gồm 3 tác phẩm), chủ yếu về niên đại, tên tuổi của tác giả, xoay quanh nội dung và nghệ thuật của truyện, đồng thời cũng có một số công trình có đề cập đến nhân vật nhưng chưa có một công trình, bài viết nào đi chuyên sâu nghiên cứu về nhân vật của thể loại này từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, với sự tiếp nối và vận động trong cách xây dựng loại hình nhân vật. Do vậy trên tinh thần tiếp thu học hỏi, người viết tiến hành nghiên cứu nhân vật của thể loại truyện truyền kì trong giai đoạn này để thấy được các tuyến nhân vật, biểu hiện cụ thể của các tuyến nhân vật đó, qua đó làm rõ những tiếp nối và cách tân trong cách xây dựng nhân vật của thể loại truyền kì. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật mang yếu tố kì ảo trong một số truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, người viết xác định phạm vi nghiên cứu ở những tác phẩm - Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm (Gồm 06 truyện). - Tân truyền kì lục của Phạm Qúy Thích (Gồm 03 truyện). - Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh (Gồm 45 truyện). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về khái niệm, bản chất, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyền kì. Làm rõ khái niệm: nhân vật văn học và nhân vật truyền kì. Thống kê nhân vật, phân tích đặc điểm cụ thể của loại hình vật mang yếu tố kì ảo trong một số truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX. Qua đó chỉ rõ tư tưởng của tác giả trong việc xây dựng loại hình nhân vật này. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử cụ thể: Luận văn tìm hiểu các nhân vật mang yếu tố kì ảo trong, Truyền kì tân phả, tân truyền kì lục, Lan trì kiến văn lục, tức là đề cập đến tác phẩm của từng tác giả cụ thể. Người viết vận dụng phương pháp này để tìm hiểu sự tương tác giữa môi trường văn hóa, thời đại với tác giả để có cái nhìn thấu đáo cặn kẽ và lý giải được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Phương pháp phân tích: Công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp này để phân tích tình hình lịch sử, các số liệu thống kê có liên quan trong đề tài, để người đọc hiểu rõ hơn mục đích mà người nghiên cứu đưa ra. - Phương pháp thống kê phân loại: Sử dụng để chỉ ra tần suất xuất hiện những vấn đề khảo sát, đặc biệt là khi tìm hiểu các loại hình nhân vật mang yếu tố kì ảo trong tác phẩm, kết quả của việc thống kê số liệu góp phần tăng thêm tính chính xác và tính thuyết phục cho luận văn. 5
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại, thời gian sáng tác, lịch sử xã hội ảnh hưởng đến quá trình sáng tác để đối chiếu so sánh ba tác phẩm với nhau, để từ đó thấy được những đóng góp của tác phẩm và quá trình phát triển của thể loại truyền kì. - Phương pháp tổng hợp, khái quát vấn đề Những phương pháp trên không phải được sử dụng độc lập, mà trong quá trình nghiên cứu và thực hiện công trình, người viết đã phối kết hợp sử dụng các phương pháp để đạt kết quả cao nhất. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, phần Nội dung chính của đề tài gồm: Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài. Chương 2: Đặc điểm nhân vật mang yếu tố kì ảo trong Truyền kì tân phả; Tân truyền kì lục; Lan Trì kiến văn lục. Chương 3: Nội dung tư tưởng của tác phẩm qua hệ thống nhân vật mang yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX. 6
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề về truyện truyền kì 1.1.1. Khái niệm Thể loại truyền kỳ có nhiều định nghĩa Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992 thì “kỳ” có nghĩa là lạ lùng. Theo tác giả Đoàn Lê Giang trong bài viết “Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” thì “kỳ là cái khác thường, cái hiếm có thậm chí là không hề có trong hiện thực” [25, tr. 51]. Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: Tiểu thuyết truyền kì còn gọi là truyện truyền kì và được xác định như sau: “Thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đường… Kì nghĩa là không có thực nhấn mạnh tính chất hư cấu. Thoạt đầu tiểu thuyết truyền kì mô phỏng truyện chí quái thời Lục triều, sau phát triển độc lập. Có loại miêu tả cuộc đời biến ảo như mộng.. có loại ca ngợi tình yêu nam nữ… có loại miêu tả hào sĩ hiệp khách…” [28, tr. 342]. Các tác giả Từ điển văn học (bộ mới) giới thuyết về khái niệm này đầy đủ, chi tiết hơn: “Một hình thức văn xuôi tự sự Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng các môtip kì quái, hoang đường lồng vào trong cốt truyện có ý nghĩa trần thế (…) Tuy nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính nhân vật mang hình thức phi nhân thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kì mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc” [29, tr. 447]. 7
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Như vậy, định nghĩa về thể loại này khá thống nhất. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại được đặc trưng bởi tính chất hư cấu, kì lạ trong nhân vật, cốt truyện, nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống. 1.1.2. Quá trình phát triển Truyện truyền kì hay còn gọi là tiểu thuyết truyền kì là một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc xuất hiện vào đời Đường. Xuất hiện trong văn học với tư cách là một thể loại truyện văn xuôi tự sự, tiểu thuyết truyền kì bắt đầu có từ thời Ngụy - Tấn, Nam Bắc Triều (Trung Hoa) (khoảng từ thế kỉ thứ III đến đầu thế kỉ VI) với tên gọi đầu tiên là chí nhân, chí quái. Chúng bắt nguồn từ những chuyện trong dân gian. Tuy khoác áo hoang đường kì ảo, nhưng phần lớn chí nhân, chí quái thời này vẫn phản ánh được ở một mức độ nhất định hiện thực cuộc sống đương thời. Đó là lối sống hủ bại của giai cấp phong kiến, nỗi khổ của người dân lao động, niềm mơ ước của họ về một xã hội công bằng tốt đẹp và tinh thần đấu tranh bất khuất của họ chống cường quyền. Truyện truyền kì thời Đường ra đời trên cơ sở truyện chí quái thời Lục triều (Thế kỉ III - Thế kỉ VI), tiêu biểu là các truyện: U minh lục; Bạch Vân truyện; Du tiên quật… Truyện chí quái là một thể loại văn xuôi tự sự trong văn học Trung Quốc, thường ghi chép lại những điều li kì, quái đản, xuất hiện dưới thời Lục triều. Nội dung rất phức tạp, có loại ghi những câu chuyện kì lạ về địa lý, động thực vật, có truyện mang tính chất dã sử, có chuyện kể về những truyện thần quái… Đằng sau yếu tố hoang đường kì ảo là hiện thực mà tác giả muốn đề cập đến, rồi chuyển sang tình yêu tài tử giai nhân, tiêu biểu là các truyện Lý Oa truyện, Oanh Oanh truyện. Đây cũng là thời kì phát triển cao của tiểu thuyết truyền kì với nhiều tác giả và tác phẩm nổi tiếng. Yếu tố thần kì trong giai đoan này không phải do lực lượng siêu nhiên được nhân hóa như truyện thần thoại hay như trong truyện cổ tích mà phần lớn ở ngay hình thức 8
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn “phi nhân tính” của nhân vậy như hồn ma, hồ ly… tuy nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người. Đến thời kì cuối, truyện truyền kì nổi bật với truyện về hào khí hiệp khách. Đến thời Minh - Thanh thì tên gọi truyền kì không chỉ dùng để chỉ một thể loại tự sự mà nó còn dùng để chỉ loại văn học diễn xướng. Thời kì Minh - Thanh cũng là một trong những giai đoạn phát triển đến đỉnh điểm của truyền kì, chí dị, trong đó nổi bật hai tên tuổi lớn là Cù Hựu - tác giả Tiễn đăng tân thoại và Bồ Tùng Linh - tác giả Liêu trai chí dị. Theo các nhà nghiên cứu thì hơn mười thế kỉ hình thành và phát triển, truyện truyền kì Trung Quốc đã để lại những thành tựu rực rỡ và có sức ảnh hưởng lớn đến nền văn học của các nước đồng văn trong khu vực. Trong đó, tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu có sức lan tỏa mạnh nhất, rõ rệt nhất, thúc đẩy sự ra đời các tập truyện truyền kì ở ba nước Đông Á còn lại như Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (1435 - 1493, Triều Tiên), Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (đầu thế kỉ XVI, Việt Nam), Già tỳ tử của Asai Ryohi (1612 - 1691, Nhật Bản). Kim Ngao tân thoại hoàn thành vào khoảng giữa thế kỉ XV, là tiểu thuyết Hán văn đầu tiên của Hàn Quốc, có giá trị cao trong văn học cổ điển nước này. Già tỳ tử cũng có một vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản, dù không phải là truyện thần quái đầu tiên, nhưng là tác phẩm điển hình theo kiểu truyện truyền kì của Nhật. Truyện truyền kì Việt Nam có nguồn gốc từ truyện truyền kì Trung Quốc nhưng có quá trình hình thành và phát triển gắn với nền văn hóa và văn học dân tộc đặc biệt là với văn hóa dân gian và văn xuôi lịch sử. Cũng giống như các thể loại Hịch, Chiếu, Cáo, thể truyện truyền kì Trung Hoa được ông cha ta tiếp nhận trên tinh thần sáng tạo với những sắc thái tâm lý, phong tục, ngôn ngữ, địa danh riêng biệt của Việt Nam. Truyện truyền kì Việt Nam đã lấy con người với cuộc sống đời thường của họ làm đối tượng chủ yếu để phản ánh. Nội dung cơ 9
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn bản của truyền kì Việt Nam là viết về tình yêu tự do nam nữ, về kiếp sống khổ đau của những người bất hạnh, về xã hội đầy rẫy bất công đáng lên án… Truyện truyền kì Việt Nam ra đời ngay từ thế kỉ đầu X và chúng tồn tại suốt thời trung đại. Số lượng tác phẩm truyền kì Việt Nam tuy không nhiều nhưng cũng đủ để tạo nên một khuôn mặt có đường nét riêng mang bản sắc dân tộc. Theo PGS Nguyễn Đăng Na, truyện truyền kì Việt Nam tồn tại và phát triển từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, thể truyền kì phát triển qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV Đây là giai đoạn hình thành truyền kì Việt Nam, các tác phẩm chỉ mới chứa đựng yếu tố truyền kì. Chúng có đặc điểm là, chưa tách khỏi văn học dân gian cũng như văn học chức năng hành chính và lễ nghi Tác phẩm gồm hai loại chính: Một là, truyện dân gian do sưu tầm, ghi chép, chỉnh lí; hai là, truyện lịch sử dân tộc và truyện lịch sử tôn giáo (bao gồm cả các truyện về lễ nghi, tín ngưỡng, phong tục tập quán…). Tiêu biểu cho loại thứ nhất có Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp. Loại thứ hai lại chia làm hai nhóm. Nhóm một là những tác phẩm phản ánh trực tiếp lịch sử dân tộc như Ngoại sử kí của Đỗ Thiện, phần Ngoại kỉ trong sách Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu…; nhóm hai là các tác phẩm gắn với lịch sử tôn giáo (lễ nghi, tập tục, tín ngưỡng…) gồm: Báo cực truyện (khuyết danh), Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên, Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh), Tổ gia thực lục (khuyết danh),… Nếu xếp tác phẩm mang yếu tố truyền kì ở thế kỉ X-XIV theo thời gian, ta sẽ có: Báo cực truyện thế kỉ XI, Ngoại sử kí thế kỉ XII, Ngoại kỉ thế kỉ XIII, Việt điện u linh tập nửa đầu thế kỉ XIV, Ngữ lục giữa thế kỉ XIV, Tổ gia thực lục nửa sau thế kỉ XIV, Lĩnh Nam chích quái lục cuối thế kỉ XIV… Mặc dù chưa thoát khỏi văn học dân gian và văn học chức năng, truyền kì thế kỉ X- XIV giữ vị trí quan trọng: đặt nền móng về nội dung cũng như phương thức tư duy nghệ thuật cho dòng truyền kì sau này. 10
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Do truyền thống truyện dân gian và yêu cầu của lịch sử, truyền kì thế kỉ X-XIV chủ yếu tập trung vào việc khẳng định nước Việt là một quốc gia độc lập, có lịch sử lâu đời từ thời các vua Hùng, An Dương Vương,…; có lãnh thổ, có quyền và có tương lai trường tồn. Đất nước Việt đâu đâu cũng có anh tài. Nhân kiệt, địa linh, hạo khí núi sông là những nhân tố đảm bảo cho tương lai dân tộc, là điểm tựa tinh thần cho người Việt vượt qua những cơn hiểm nghèo. Một đất nước như vậy sẽ không thế lực nào có thể xâm phạm được. Với nội dung ấy, nhân vật trong truyện phần lớn là những anh hùng Việt Nam thời xa xưa được truyền thuyết hoá, thần thánh hoá, mang tầm vóc sử thi. Về nghệ thuật, các môtíp dân gian như, “thụ thai thần kì”: có thai do ướm vết chân (Đổng Thiên vương), bước qua người (Man nương), mặt trời rơi vào bụng (Huyền Quang), hoa sen mọc từ bụng (Lê Hoàn), do thần quan hệ (Hà Ô Lôi)…; “ra đời thần kì”: đẻ ra trứng, đẻ ra bọc (họ Hồng Bàng, Hà Ô Lôi…), lúc ra đời có ánh sáng lạ, có hương thơm ngào ngạt (các thiền sư trong Tổ gia thực lục, Ngữ lục…); “xuống thuỷ phủ” (họ Hồng Bàng, Ngư tinh…); “lên trời” (Đổng Thiên vương); “diệt yêu quái” (Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh…); “người xấu có giọng hát ngọt ngào làm mê đắm các cô nàng xinh đẹp” (Hà Ô Lôi), “duyên kì ngộ” (Đầm Nhất Dạ…); “chết kì lạ” (hoá đá, hoá cây, thành thần, hoặc ngồi kiết già…),… là cơ sở cho sự ra đời loại hình truyền kì đích thực ở giai đoạn tiếp theo. - Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV kỉXVII Đây là giai đoạn phát triển và đạt đỉnh cao của truyền kì Việt Nam. Ở giai đoạn này, truyền kì đã thoát khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian và văn học chức năng, tự sáng tạo ra loại hình truyện ngắn đích thực. Thành tựu nổi bật là hai tác phẩm Thánh tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông (1442 - 1497) và Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Bằng tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ và Lê Thánh Tông đã phóng thành công con tàu truyền kì vào quỹ 11
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn đạo nghệ thuật: lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh. Ngoài ra còn có Thiên Nam vân lục liệt truyện của Nguyễn Hãng, Nam Xương tứ quái truyện (khuyết danh), Ngọc Thanh u minh thần lục (khuyết danh), Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng… Nếu như truyền kì từ thế kỉ XIV trở về trước đều là những tác phẩm ghi chép lại những con người và sự việc có sẵn trong đời sống hiện thực bằng cách thần thánh hóa nhằm nêu gương tốt trong thiên hạ với số lượng không nhiều và tình tiết khá đơn giản, thì truyện truyền kì từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII có một bước phát triển lớn. Tác phẩm đầu tiên Thánh Tông di thảo là một tác phẩm vừa có phóng tác, vừa có tái tạo và hư cấu. Song được coi là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn tự sự từ chỗ ghi chép đơn thuần đến tự sáng tạo ra một tác phẩm mới. Đến Truyền kì mạn lục thì thể truyền kì mới thực sự đạt đến đỉnh cao. Nguyễn Dữ chính là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ truyền kì đặt tên cho tác phẩm. Nếu như ở Thánh tông di thảo, vấn đề người phụ nữ đã được đề cập đến nhưng thường kết thúc có hậu thì đến Truyền kì mạn lục người phụ nữ mới hiện lên với đầy đủ mọi góc cạnh đặc biệt là bi kịch của họ. Tuy nhiên truyện truyền kì giai đoạn này không chỉ có bi thương, Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ còn đưa người đọc vào thế giới diệu huyền của tình yêu - một thứ tình cảm rất trần thế của con người với tất cả các cung bậc cảm xúc của nó: ngọt ngào, nồng nàn, hạnh phúc, đắng cay… Có thể nói đúng như Nguyễn Đăng Na nói “hai tác giả đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật: Văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh” [50, tr. 47]. - Giai đoạn 3: Từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX Thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX là thế kỉ đầy bão táp và biến động. Lúc này chế độ phong kiến đã ở vào cảnh chợ chiều nên càng bộc lộ rõ hơn bản chất 12
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn bảo thủ và phản động. Cùng với sự rệu rã của chính quyền phong kiến là các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo. Nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài ba của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã lật đổ chính quyền phong kiến trong nước và đuổi sạch giặc phương Bắc, tạm thời ổn định đất nước sau bao cuộc “thay vua, đổi chúa”. Nhưng cái chết đột ngột của nhà vua trẻ Quang Trung đã sớm kết thúc sự nghiệp của Tây Sơn và Nguyễn Ánh lên nắm quyền lập ra triều đại nhà Nguyễn. Song những cuộc chiến tranh tranh tàn khốc chưa lùi vào dĩ vãng bao xa thì tiếng súng thực dân đã nổ và nước ta lại rơi vào cuộc chiến mới, có thể nói là tàn khốc nhất trong lịch sử và nó kéo dài gần hết thế kỉ XX. Đất nước thực sự có những thay đổi lớn lao, “những cái cũ bụi bặm của thời đại đang bị đập phá từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng”. Văn học trung đại nói chung và truyện truyền kì nói riêng cũng nằm trong guồng quay ấy của thời đại. Quan điểm văn chương thay đổi thể hiện trong cách viết, cách phản ánh hiện thực: đó là viết về những “sở văn”, “sở kiến” và phản ánh trực tiếp, tức thời những điều mắt thấy tai nghe, những điều xảy ra quanh ta. Truyện truyền kì giai đoạn này đã có sự chuyển mình: Các tác giả truyền kì muốn “canh tân” thể loại này để nó mang một màu sắc mới và để báo cho người đọc biết việc làm ấy, họ đã thêm chữ “tân” vào nhan đề của mình như Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm) hay Tân truyền kì lục (Phạm Qúy Thích). Và sự thật các tác giả ấy đã cố gắng viết về “người thật việc thật”, cố gắng “bám sát” các sự kiện đương thời. Có thể nói sự “canh tân” này của tác giả truyền kì thế kỉ XVIII đến thế kì XIX đã đưa truyền kì dần xa với đặc trưng thể loại và ở một mức độ nào đó nó đã bước đầu kịp thời phản ánh hiện thực, một hiện thực có thể nhìn ngắm, nghe ngóng xung quanh ta. Nói một cách khác, sự canh tân này trên quan điểm hiện thực là một tiến bộ, nhưng dưới góc nghệ thuật truyền kì thì đó lại là một bước 13
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn thụt lùi. Bởi lẽ càng trung thành với nguyên mẫu ngoài đời bao nhiêu, đôi cánh của truyền kì càng bị vặt trụi bấy nhiêu. Do đó, ở giai đoạn này thể truyền kì đã không còn sự phát triển như trước cả về nội dung, hình thức, yếu tố kì ảo đã không đậm nét như trước. Cũng trên quan điểm ấy, Vũ Trinh đã tiến thêm một bước nữa. Ông không gọi tác phẩm của mình là tục, tân (truyền kì) như các tác giả Đặng Trần Côn, Phạm Quý Thích hay Đoàn Thị Điểm mà gọi thẳng nó là Kiến văn lục (Lan Trì kiến văn lục): Nghĩa là truyện về những điều mắt thấy tai nghe của Lan Trì và đồng thời Vũ Trinh cũng giảm bỏ tối đa các bài thơ, ca trong tác phẩm của mình. Với việc làm này, tác giả Lan Trì kiến văn lục đã đưa truyện truyền kì tiến đến gần hơn một bước tới hình thức truyện cận - hiện đại. Trong giai đoạn này, chỉ có Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm (gồm bốn truyện) theo Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp tuyển dịch, là còn mang khá đậm nét đặc trưng thể loại. Nhìn chung khuynh hướng tư tưởng của nó cũng tương tự khuynh hướng tư tưởng của Truyền kì mạn lục. Đó là sự nhất trí trong cách nhìn nhận và đánh giá các hiện tượng của đời sống, là thái độ nghi ngờ các giá trị cũ và có ý hướng tới các giá trị mới. Theo GS Trần Đình Sử, Truyền kì tân phả so với Truyền kì mạn lục thì “rườm lời hơn, thơ ca thù tạc lại quá nhiều” [13, tr. 356], còn tác giả Phan Huy Chú thì cho rằng “văn từ đẹp đẽ nhưng khí cách hơi yếu, không được bằng sách trước (tức Truyền kì mạn lục) [13, tr 358]. Tuy nhiên Truyền kì tân phả đã mang dấu ấn riêng của cá nhân và tinh thần dân tộc. Tác phẩm là tiếng nói đề cao nữ quyền và nối liền sự đứt đoạn của văn học dân gian, tác phẩm có liên quan đến văn học và lễ hội dân gian. Truyện Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu (Bích Câu kì ngộ) có liên quan đến câu chuyện cổ tích về chàng Tú Uyên lấy vợ tiên tuy nhiên trong chiều sâu thì truyện liên quan đến đạo tu tiên ở Việt Nam. Ba truyện còn lại là Truyện người liệt nữ ở An Ấp (An Ấp liệt nữ lục), truyện nữ thần ở Vân Cát (Vân Cát thần nữ 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn