intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Những dấu hiệu cách tân trong thơ Dương Kiều Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này vừa khảo sát văn bản thơ, khám phá thế giớ i thơ Dương Kiều Minh, so sánh sáng tác thơ Dương Kiều Minh vớ i các sáng tác thơ trước 1975 và cùng thờ i để phát hiện những dấu hiêu c ̣ ách tân, những đóng góp mớ i mẻ của thơ Dương Kiều Minh trong thế hê ̣sáng tác thơ sau 1975. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Những dấu hiệu cách tân trong thơ Dương Kiều Minh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI THU THỦY NHỮNG DẤU HIỆU CÁCH TÂN TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI THU THỦY NHỮNG DẤU HIỆU CÁCH TÂN TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH Chuyên ngành: Văn ho ̣c Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH THÁI NGUYÊN - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 Tác giả Bùi Thu Thủy i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức Ha ̣nh bởi tinh thần hướng dẫn khoa học nghiêm túc, sự chỉ bảo tận tình, chu đáo của thầy trong quá trình em hoàn thành luận văn . Em xin cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn và các thầy, cô giáo khoa Sau đại học - Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên để em được thực hiện đề tài luận văn này. Xin cảm ơn Ban giám hiệu, đồng nghiệp trường THPT số 1 Văn Bàn - Lào Cai cùng gia đình, bạn bè đã động viên em hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 Tác giả Bùi Thu Thủy ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 7 4. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 8 Chương 1: THƠ DƯƠNG KIỀU MINH TRONG DÒNG CHẢY CÁCH TÂN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI SAU 1975 ......................................................... 9 1.1. Khái niê ̣m "Cách tân", cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong văn ho ̣c và cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ ............................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm “Cách tân” ......................................................................................... 9 1.1.2. Cách tân nghệ thuật trong văn học ..................................................................... 9 1.1.3. Vấ n đề cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ ............................................................... 10 1.2. Hành trình cách tân trong thơ Việt Nam hiện đại ................................................ 12 1.2.1. Hành trình cách tân thơ trước 1975 .................................................................. 12 1.2.2. Về cuộc cách tân thơ Việt Nam hiện đại sau 1975 ........................................... 14 1.3. Thơ Dương Kiều Minh trong hành trình cách tân thơ Việt sau 1975 .................. 20 1.3.1. Tiể u sử nhà thơ Dương Kiề u Minh ................................................................... 20 1.3.2. Hành trình thơ Dương Kiề u Minh .................................................................... 21 Tiể u kế t chương 1: ...................................................................................................... 28 Chương 2: CÁCH TÂN VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT, CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH .............................................................................................................. 29 2.1. Cách tân về tư duy nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ Dương Kiề u Minh ............................... 29 2.1.1. Tư duy nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ và tư duy nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ Viê ̣t Nam sau 1975 ...................................................................................................................... 29 2.1.1.1. Khái niê ̣m tư duy nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ .......................................................... 29 2.1.1.2. Tư duy nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ Viê ̣t Nam sau 1975........................................... 30 iii
  6. 2.1.2. Những dấ u hiê ̣u cách tân về tư duy nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ Dương Kiề u Minh ...... 32 2.1.2.1. Tư duy mới mẻ về thơ và về sứ mê ̣nh của nhà thơ ........................................ 32 2.1.2.2. Tư duy nghê ̣ thuâ ̣t mới mẻ về thế giới ........................................................... 38 2.1.2.3. Tư duy nghê ̣ thuâ ̣t mới mẻ về con người cá nhân hiê ̣n đa ̣i............................ 47 2.2. Cách tân trong cảm hứng nghệ thuật gắ n với cái tôi trữ tiǹ h .............................. 53 2.2.1. Khái niê ̣m về cảm hứng nghê ̣ thuâ ̣t thơ và cái tôi trữ tình trong thơ ................ 53 2.2.1.1. Cảm hứng nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ ..................................................................... 53 2.2.1.2. Cái tôi trữ tiǹ h trong thơ ................................................................................ 54 2.2.2. Cảm hứng nghê ̣ thuâ ̣t gắ n với cái tôi trữ tình trong thơ Dương Kiều Minh ......... 55 2.2.2.1. Cảm hứng hoài niê ̣m gắ n với cái tôi lữ thứ khắc khoải “cố hương” ................. 55 2.2.2.2. Cảm hứng phản biê ̣n gắ n với cái tôi triế t luâ ̣n ............................................... 58 2.2.2.3. Cảm hứng tự thương gắ n với cái tôi cô đô ̣c .................................................. 63 Tiể u kế t chương 2 ....................................................................................................... 69 Chương 3: CÁCH TÂN VỀ CẤU TRÚC THỂ LOẠI, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH .............. 71 3.1. Cách tân ở bình diện cấu trúc thể loại ................................................................. 71 3.1.1. Cấu trúc thơ tự do, đa tuyến.............................................................................. 71 3.1.2. Cấ u trúc thơ văn xuôi........................................................................................ 77 3.2. Cách tân ở bình diện ngôn ngữ nghê ̣ thuâ ̣t .......................................................... 79 3.2.1. Góp phần làm mới một số kiểu từ loại của ngôn ngữ phương Đông ............... 80 3.2.2. Ngôn ngữ mang dấ u ấ n sáng ta ̣o của Dương Kiề u Minh ................................. 85 3.3. Cách tân ở bình diện giọng điệu nghệ thuật ........................................................ 89 3.3.1. Khái niê ̣m gio ̣ng điê ̣u nghê ̣ thuâ ̣t ...................................................................... 89 3.3.2. Gio ̣ng điê ̣u nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ Dương Kiề u Minh ........................................ 90 3.3.2.1. Giọng điệu buồn, khắ c khoải mà kiêu hañ h .................................................. 90 3.3.2.2. Giọng triết lí, chiêm nghiệm .......................................................................... 94 3.3.2.3. Gio ̣ng tự sự từ tố n .......................................................................................... 96 Tiể u kế t chương 3 ....................................................................................................... 98 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 101 iv
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiêụ Ý nghiã / Ngắ t dòng thơ iv
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cách tân để làm nên cái mới, kiế m tìm những giá tri ̣mới là thuộc tính của sáng tạo, là quy luật bản chất, là con đường sống còn của văn học nghệ thuật. Thơ Việt Nam vốn tiềm tàng một khát vọng đổi mới, khát vo ̣ng ấ y luôn đươ ̣c đắ p bồ i miê ̣t mài qua những chă ̣ng đường thơ, mỗi chặng đường là mỗi đợt sóng trào dâng cho thơ luồ ng gió mới, không khí sáng ta ̣o mới. Cách tân nghệ thuật cũng luôn là vấn đề trăn trở đối với những người nghệ sĩ có quan niệm nghiêm túc về sáng tác. Nhà thơ Lưu Trọng Lư từ trong Thơ Mới từng phát biểu rằng: “Hình thức thơ phải mới, mới luôn, cho phù hợp với tâm hồn của ta, tâm hồn phiền phức của ta trong khi tiếp xúc với hoàn cảnh mới, lại càng thêm phiền phức” [39]. Trong không khí đổ i mới mo ̣i mă ̣t của đấ t nước từ sau 1986, vấ n đề đổ i mới, cách tân thơ đã đươ ̣c đă ̣t ra như mô ̣t nhu cầu bức thiế t và tự thân đố i với mỗi cá nhân nghê ̣ si ̃ sáng ta ̣o và cả sự phát triể n của nghê ̣ thuâ ̣t thi ca Viê ̣t. Inrasara trong không khí cách tân thơ Việt Nam đương đại cũng coi cách tân thơ là nhu cầu cấp thiết, tự thân của mỗi cá thể sáng tạo: “Thơ, thay đổi để tồn tại”. Vườn hoa trăm ngàn sắc thắm của thơ Việt đương đại được vun trồng bởi biết bao đôi tay thi sĩ tài hoa đã dày công tìm tòi, thể nghiệm để mang đến sự bung phá, khởi sắc của một thời đại cách tân mới trong lịch sử thơ ca dân tộc. 1.2. Ngày hội cách tân thơ Việt sau 1975 có một gương mặt thơ, với một sự cống hiến đời thơ âm thầm và mãnh liệt - Dương Kiều Minh - “người giữ ngôi đền thơ”, là người "để lại những vệt vân tay và hơi thở nóng hổi của một thi sĩ đầy sáng tạo"[57]. Với ba tâ ̣p thơ: Củi lửa (1989), Dâng me ̣ (1990), Những thời đại thanh xuân (1991) ra đời ngay trong thời điể m đổ i mới là đòi hỏi bức thiế t của nghê ̣ thuâ ̣t, Dương Kiề u Minh đã "nhen nhóm" vào thơ mô ̣t nguồ n cháy sáng mới la ̣, khác hẳ n với những bài thơ vầ n điê ̣u chin̉ chu, âm vang chiế n trâ ̣n trước đó, khác về cảm xúc, về cách tổ chức thơ, hình ảnh, ngôn ngữ. Trong hành trình “đến hiện đại từ truyền thống”, chúng ta thấy rất rõ một “Dương Kiều Minh hướng về bản ngã phương Đông”[10], ông đã tạo nên trong thơ một diện mạo gần gũi mà vẫn hết sức hiện đại. Với những vầ n thơ "gầ n gũi với cuộc đời, với thiên nhiên và cả những buồ n vui thế sự, thơ Dương Kiề u Minh bắ t vào những vấ n đề mà thơ ca trước đó đang xao lãng [10] - đó là tiế ng lòng của những cá thể , tiế ng nói của những thân phâ ̣n cá nhân giữa cuô ̣c đời trăm mố i bô ̣n 1
  9. bề . Dương Kiều Minh cùng với các nhà thơ cùng thế hệ đã làm cuộc “vượt thoát” ngoạn mục, tạo nên một khuynh hướng thơ sau 1975, góp phần quan trọng vào cuộc cách tân thơ Việt trong những thập niên qua. 1.3. Đến với thế giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh, ngay khi mở cánh cửa đầu tiên bỡ ngỡ, ta đã bắt gặp ngay một không gian riêng lặng lẽ, khác biê ̣t. Không gây xáo trô ̣n nóng bỏng đế n "mấ t ngủ'' như thơ Nguyễn Quang Thiề u, chưa đế n sự ma ̣nh mẽ "nung chảy mình, xé toang mình…"[48] đánh cươ ̣c cho cách tân thơ như Nguyễn Lương Ngo ̣c, song Dương Kiề u Minh cũng biǹ h di ̣ góp gio ̣ng mình hòa vào bản tấ u cách tân ở những nố t trầ m lă ̣ng, êm nhe ̣, nhưng không thể thiế u. Dương Kiề u Minh đã cách tân rõ rê ̣t nhấ t ở tư duy thẩ m mi ̃ thơ, ở hơi thơ mới mẻ, run rẩ y cảm xúc cá thể , ở sự liên tưởng cảm giác la ̣ lùng mà thi si ̃ mang đế n trong tiế p nhâ ̣n của người đo ̣c. Đương thời, thơ Dương Kiều Minh ít gây tranh luận, thậm chí ông được coi là nhà thơ “chưa chạm tay vào giải thưởng”[51] cho đến khi ông mất, dẫu ngày hội cách tân thơ ngay những phút khai mở không thể thiếu gương mặt Kiều Minh, tận năm 2012 sau khi thi sĩ về thế giới vĩnh hằng, tập thơ sau cùng “Thơ Dương Kiều Minh” dày gần 600 trang mới được trao giải thưởng Thành tựu thơ của Hội nhà văn Hà Nội. Tuy vậy, gương mặt thơ ông, cốt cách riêng của thơ Dương Kiều Minh xác lập nên từ 20 năm cống hiến đời thơ với 9 tập thơ là dấu ấn vô cùng đậm nét một phong cách sáng tạo cá nhân mang tính bền vững, ổn định. Cùng với Nguyễn Quang Thiề u, Nguyễn Lương Ngo ̣c, không thể phủ nhâ ̣n Dương Kiề u Minh cũng thuô ̣c thế hê ̣ cách tân đầ u tiên ngay sau 1975, đă ̣c biê ̣t là ngay giữa không khí đổ i mới thi ca sau 1986. Tuy thế, cho đến nay, vẻ đẹp của thơ Dương Kiều Minh vẫn là vấn đề mới mẻ, lan tỏa sức hấ p dẫn ấ m nóng đối với bạn đọc và giới nghiên cứu, vẫn chưa có công trình nghiên cứu ở pha ̣m vi toàn diện nào về những cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ Dương Kiều Minh, chưa đinh ̣ hình rõ rê ̣t, đầ y đủ về những dấ u hiê ̣u cách tân, về vai trò khai mở cách tân thơ Viê ̣t ở Dương Kiề u Minh. Các nhà nghiên cứu đánh giá “Dương Kiều Minh trong diễn trình đổi mới thi ca đương đại” là một "trường hợp cách tân" khá đặc biệt song vẫn thiếu những hướng nghiên cứu dấu ấn cách tân một cách có hệ thống trong thơ Dương Kiều Minh. Vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu: “Những dấu hiệu cách tân trong thơ Dương Kiều Minh” nhằm khẳng định những dấu ấn cách tân của thơ Dương Kiều Minh trong cái nhìn lý luận và soi chiếu với hành trình cách tân thơ Việt Nam đương đại sau 1975. Từ đó, luâ ̣n văn đi đế n ghi nhâ ̣n, khẳ ng 2
  10. đinh ̣ Dương Kiề u Minh thuô ̣c thế hê ̣ những nhà cách tân đầ u tiên sau 1975 có vai trò mở đường, xuấ t phát, cổ vũ sự cách tân nồ ng nhiê ̣t, rực rỡ của thi ca sau này. 2. Lịch sử vấn đề Cách tân là yêu cầ u số ng còn của nghê ̣ thuâ ̣t để làm nên cái mới, đi liề n với những nhip̣ đâ ̣p cách tân nghệ thuâ ̣t thơ, thời nào cũng đồ ng hành cùng hơi thở nóng ấ m của phê bình, nghiên cứu, lí luâ ̣n tìm hiểu về quá triǹ h và thành tựu cách tân nghê ̣ thuật thơ. Có thể kể ra bao nhiêu công trình đầ y đặn tổ ng hơ ̣p quá trin ̀ h thơ từ sau 1975, những bài nghiên cứu, tiể u luận của những nhà khoa ho ̣c, ba ̣n đo ̣c thơ về cách tân thơ và thơ đương đa ̣i. Tuy nhiên, luâ ̣n văn chỉ xin điể m la ̣i lich ̣ sử nghiên cứu về thơ Dương Kiều Minh và chú ý đă ̣c biê ̣t tới những bài viế t, ý kiế n đánh giá về những dấ u hiê ̣u cách tân thơ Dương Kiề u Minh giữa bố i cảnh cách tân thơ sau 1975. 2.1. Những ý kiế n đánh giá, cảm nhận chung về thế giới nghê ̣ thuật thơ Dương Kiều Minh Kể từ khi “người giữ đền thơ” đã về với thế giới thiêng của riêng ông (tháng 3 năm 2012), người yêu mến, khát khao khám phá thế giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh mới có điều kiện tiếp cận với một số bài viết về thơ Dương Kiều Minh dưới nhiề u góc đô ̣ khác nhau. Đầ u tiên phải kể đến tập kỷ yếu sau buổi tọa đàm: "Dương Kiều Minh trong diễn trình đổi mới thi ca đương đại" của khoa viết văn - báo chí - Đại học văn hóa Hà Nội (05.2012 - hiện chưa xuất bản). Đóng góp vào sự khám phá thế giới thơ Dương Kiề u Minh là các bài viết: Cảm thức thời gian trong thi pháp thơ Dương Kiều Minh ( Đỗ Ngọc Yên); Thi pháp ngôn ngữ thơ Dương Kiều Minh (Hoàng Kim Ngọc); Dương Kiều Minh - lữ thứ đời, lữ thứ thơ (Văn Giá). Dương Kiều Minh có cuộc đời giấu bao nhiêu ánh sáng (Bình Nguyên Trang); Những mùa thu ám ảnh trong cõi lửng lơ (Đặng Thân), Dương Kiều Minh :“Thuở niềm tin chưa có trên đời” (Khánh Phương), Dương Kiều Minh - Thi sỹ của những thôi thúc và quyễn rũ từ khoảng trống đời người (Ngô Kim Đỉnh), Thơ Dương Kiều Minh- vẻ đẹp của ngôn từ giản dị (Nguyễn Phan Quế Mai), Nhà thơ Dương Kiều Minh với những thi tầng minh triết Phương Đông (Nguyễn Việt Chiến), Ngày xuống núi, đôi điều cảm nhận (Ngô Xuân Diện), Thơ Dương Kiều Minh ngọn lửa đêm hàn (Văn Chinh), Dương Kiều Minh - Thơ của số phận (Đoàn Ánh Dương), Một khoảng trống sau: “Mùa xuân gấp gấp” (Vi Thùy Linh), Dương Kiều Minh với thể thơ văn xuôi (Lưu Khánh Thơ), Nhà thơ Dương Kiều Minh: Thơ đi giữa đời không lấm bụi (Nguyễn Sỹ 3
  11. Đại), Dương Kiều Minh vẫn còn hơi ấm từ củi lửa (Nguyễn Ngọc Phú), Dương Kiều Minh tràn ngập âm thanh mê đắm và khoái cảm (Nguyễn Linh Khiếu)…Trong đó, bài viết của tác giả Văn Giá cho cái tôi Dương Kiều Minh là một “cái tôi lữ thứ bất an, tha hương mà vẫn hoài hương và một cái tôi cô độc, hướng nội cao độ”[17]. Đỗ Ngọc Yên đặt vấn đề: “Cảm nhận đầu tiên cũng là ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là cảm thức thời gian trong thi pháp thơ” của Dương Kiều Minh [85]. Các bài viết còn lại lí giải các khía cạnh nhiều chiều trong thế giới nghệ thuật và thi pháp thơ Dương Kiều Minh: về không gian, thời gian nghệ thuật, hình tượng cái tôi, các biểu tượng thơ…có đóng góp nhất định cho việc khám phá cánh cửa bí mật mới mẻ của thơ Dương Kiều Minh. Là những nhà thơ cùng thế hê ̣ cách tân đầ u tiên cùng với Dương Kiề u Minh, các nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn có cái nhin ̀ đầ y khám phá và trân tro ̣ng với sự đóng góp của người ba ̣n thơ. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhâ ̣n thấ y thơ Dương Kiề u Minh là "một miền ngập tràn ánh sáng thiên thanh. Anh là người đã đi thoát khỏi những cám dỗ, hê ̣ lụy của cái áo cuộc đời để trở miền tinh khiế t nhấ t". Nhà thơ Mai Văn Phấn viế t về Củi lửa: "Củi lửa của nhà thơ Dương Kiề u Minh là cánh cửa rộng, đột mở, đưa bạn đọc vào một ngày mới ngập tràn ánh sáng, với nhiề u ý tưởng bấ t ngờ, tươi ròng cảm xúc và trong sáng đế n nghẹn thở"[57]. Trên ta ̣p chí của Hội nhà văn, tác giả Khánh Phương cảm nhâ ̣n "thế giới thơ Dương Kiều Minh hiện lên bằng vẻ đe ̣p, cái đe ̣p hiu quạnh, trong suố t và mang vẻ lạ lùng đế n đường tơ kẽ tóc của một thế giới hướng nội hoàn hảo", và khẳ ng đinh ̣ "trong những nhà thơ cùng thế hê ̣ với ông, chưa có ai say mê cái đe ̣p một cách thuầ n khiế t và mãnh liê ̣t như Dương Kiề u Minh" [59]. Vi Thuỳ Linh khắ c ho ̣a thơ Dương Kiề u Minh: “toát lộ tâm hồn nhạy cảm, luôn đeo đẳng tiếc thương ký ức và cả khát vọng bung tỏa xa xôi chất ngợp, ngân vang chuỗi hình ảnh bằng lượng từ vựng dồi dào”, “một biểu tượng dấn thân kiên cường, lặng lẽ, con người nhân hậu, trong sáng ấy luôn ý thức về văn hóa, nghệ thuật”[36]. Cuối cùng phải kể đến hai luận văn thạc sĩ khoa học được bảo vệ tại Khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội: Ninh Thanh Hà với “Thế giới nghệ thuật thơ Dương Kiều Minh”, 2012 và Nguyễn Thị Hà với “Diễn ngôn thơ Dương Kiều Minh”, 2013. Luận văn của Ninh Thanh Hà đi vào khám phá thế giới nghê ̣ thuâ ̣t thơ Dương Kiều Minh từ góc độ thi pháp, để thấy thơ Dương Kiều Minh là một chỉnh thể thống 4
  12. nhất từ thế giới hình tượng đến nghệ thuật ngôn từ, chỉ ra những đặc sắc trong sáng tác thơ Dương Kiều Minh nhằm khẳng định tiếng thơ riêng, định hình gương mặt thơ Dương Kiều Minh: "… Dương Kiều Minh chứng tỏ bản lĩnh, phong cách khác biệt nhưng không dị biệt của mình. Ông là một trong những nhà thơ tiên phong trong công cuộc đổi mới thơ sau 1975".[20]. Qua viê ̣c nghiên cứu diễn ngôn thơ Dương Kiề u Minh, tác giả Nguyễn Thi ̣ Hà kế t luâ ̣n: "Ra đời và trưởng thành trong thời đại đầ y những biế n động của thời cuộc, Dương Kiề u Minh cũng như các nhà thơ cùng thời ông đã xác lập được những đổ i mới trên thi đàn. Riêng ông đã tạo nên được một phong cách, một giọng điề u, diễn ngôn riêng của mình…Một mặt diễn ngôn thơ Dương Kiề u Minh không nằ m ngoài tầ m ảnh hưởng của diễn ngôn thời đại, mặt khác thơ ông vẫn mang những đặc trưng khu biê ̣t…".[19] 2.2. Những ý kiế n đánh giá có liên quan đế n vấ n đề cách tân trong thơ Dương Kiều Minh Ngay mở đầ u bài viế t " Khuynh hướng cách tân trong thơ Viê ̣t Nam sau 1975", tác giả Mai Văn Phấ n đã nhắ c tên Dương Kiề u Minh: "Mở đầu cho sự cách tân thơ của thế hệ sau năm 1975, theo tôi, có thể nhắc đến 3 gương mặt thơ tiêu biểu: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Lương Ngọc và Dương Kiều Minh. Thơ họ đã khai mở, thôi thúc một số cây bút cùng thời đi tìm giọng nói của thế hệ mình, thời đại mình". Nhà thơ Mai Văn Phấ n nhiǹ nhâ ̣n thơ Dương Kiề u Minh "có vai trò khai mở ở vi ̣ trí những tác giả cận kề ngay sau thời chiế n đã dám làm mới, làm khác". Còn tác giả Đỗ Ngo ̣c Yên trên trang Văn chương và dư luâ ̣n của "Văn ho ̣c quê nhà" trong bài viế t về thơ Nguyễn Lương Ngo ̣c la ̣i sắ c sảo nhắ c tên Dương Kiề u Minh: "Nguyễn Lương Ngọc được nhiều người coi là một trong ba gương mặt cùng quê hương xứ Đoài tiêu biểu cho xu hướng cách tân thi pháp thơ thuộc thế hệ sau 1975 cùng với Nguyễn Quang Thiều và Dương Kiều Minh. Nói như vậy không có gì là sai và quá cả. Mỗi người một vẻ, ba ông đã tạo nên cho thơ ca sau 1975, chính xác hơn là sau 1986, một diện mạo mới, giống như một khối lồi tam diện, mỗi ông chiếm giữ một lãnh địa riêng của mình". Tác giả Lê Hồ Quang trên "Toquoc.gov.vn với bài Viế t "Thơ Dương Kiề u Minh"(2013) khái quát đóng góp mới mẻ của thơ Dương Kiề u Minh: "Sự kết hợp độc đáo, nhuần nhị giữa tinh thần sáng tạo hiện đại và những thủ pháp thi ca cổ điển chính là nét "độc sáng" tạo nên phong vị, cốt cách riêng của ông. "Đến hiện đại từ truyền thống", Dương Kiều Minh là một gương mặt tiêu biểu của thơ Việt Nam thời Đổi mới" [62]. 5
  13. Với mục đích đi tìm lời giải mã hiện tượng Dương Kiều Minh cùng những đóng góp của ông với công cuộc cách tân thơ ca sau 1975, buổi tọa đàm “Dương Kiều Minh trong diễn trình đổi mới thi ca đương đại” của khoa Viết văn - Báo chí - Đại học văn hóa Hà Nội tháng 5 năm 2012 đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi sâu sắc, có ý nghĩa học thuật của các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học. Về sự nhìn nhận đóng góp của nhà thơ với quá trình đổi mới thơ Việt hiện đại từ sau 1975, có các bài viết: Nhà thơ Dương Kiều Minh với những thi tầng minh triết Phương Đông (Nguyễn Việt Chiến), và Dương Kiều Minh lá vàng kiếp kiếp rơi mờ hoàng hôn (Trần Anh Thái). Cảm nhận thơ Dương Kiều Minh (Bích Thu), Nhà thơ Dương Kiều Minh -“Bông loa kèn nở ngang tàn mùa hạ”(Lê Thị Bích Hồng). Tác giả Nguyễn Việt Chiến đã phát hiện ra cá tính Dương Kiều Minh là chủ động hướng sự tìm tòi của mình về Phương Đông - Nguồn cội, còn Trần Anh Thái trong Lá vàng kiếp kiếp rơi mờ hoàng hôn thì cho rằng: “Dương Kiều Minh khi xuất hiện trên văn đàn đã mang tới một luồng không khí mới lạ…Dương Kiều Minh không tìm tòi, đổi mới về hình thức thơ,…Đổi mới của Dương Kiều Minh là đổi mới về thẩm mỹ… Mang lại cho thơ tinh thần tự do thuần khiết”. Nhà thơ Trần Anh Thái cũng khẳng định tinh thần đổi mới thơ ca quyết liệt ở người bạn thơ của mình. Tác giả Bích Thu trong “Cảm nhận thơ Dương Kiều Minh” phát hiê ̣n ra "ý thức cá nhân" của cái tôi trữ tình trong thơ Dương Kiều Minh: "Kháng cự quyết liệt với các tập tục lề thói, vươn tới những vùng đất lạ, đầy bí ẩn của thơ ca. Trong thơ Dương Kiều Minh ý thức về bản thể gắn liền với ý thức về thời gian, thực chất là những dòng suy tư về thân phận con người. Hình thức nghệ thuật trong thơ ông nghiêng về thể thơ văn xuôi với giọng điệu của sự từ tốn da diết"[74]. Trong bài "Bông loa kèn nở ngang tàn mùa hạ", tác giả Lê Thị Bích Hồng nhấn mạnh tới sự đổi mới toàn diện, nội dung cảm hứng, hình thức nghệ thuật, “Ở cảm xúc chung, cách nhìn, cách cảm, cách tổ chức câu thơ, bài thơ, đặc biệt là hình ảnh và ngôn ngữ thơ”. Tác giả Lê Bích Hồng cũng khẳng định "cái tôi Dương Kiều Minh vừa kế thừa, vừa đổi mới so với thơ truyền thống"[24]. Nhà thơ Bằng Việt đồ ng cảm: "Dương Kiều Minh đã nhẹ nhõm và kiêu hãnh vượt lên những ràng buộc thường ngày của đời sống để làm được điều mà ông hằng tâm đắc và có ý nghĩa nhất của cuộc đời mình: say mê sáng tạo thi ca" [86]. Đặc biệt, với tư cách của một nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, nhà thơ Bằng Việt đã khẳng định 6
  14. tầm vóc thơ Dương Kiều Minh: không chỉ ở sự bề thế của số lượng thi tập, mà còn ở những tìm tòi, cách tân táo bạo của ông để đem đến sự mới mẻ cho thơ ca…Và với ý nghĩa đó, ông đã lập nên một chiến công, thậm chí, là một kỳ tích vào hành trình đổi mới thơ ca đương đại... Đặt trong bối cảnh và không khí đổi mới thơ sau 1975, Đoàn Ánh Dương chỉ ra nguồn cội của những cách tân sáng tạo trong thơ Dương Kiều Minh là: “ngọn lửa rơm rạ, của cội cây đã lưu giữ trong Dương Kiều Minh những thiết tha ngày cũ, soi sáng con đường làm mới thơ trên những vang vọng của một truyền thống thơ Phương Đông trầm mặc”. TS. Chu Văn Sơn tinh tế khi nhâ ̣n ra "Vẻ đe ̣p trong thơ Dương Kiề u Minh là sự kế t hợp nhuầ n nhụy trường phái ấ n tượng phương Tây và bút pháp thủy mặc phương Đông. Dương Kiề u Minh là một trong những cây bút có ý thức về sự đổ i mới khuynh hướng, đó chính là khuynh hướng ấ n tượng" [12]. Qua các bài cảm nhận, ý kiế n đánh giá về thơ Dương Kiề u Minh, chúng tôi nhận thấy: Các nhà nghiên cứu, phê bin ̀ h đã phát hiê ̣n những vẻ đe ̣p của thế giới nghê ̣ thuâ ̣t thơ Dương Kiề u Minh, tâ ̣p trung nhiều ở góc đô ̣ cảm nhâ ̣n chủ quan và lí giải thi pháp. Điều đáng chú ý là, các nhà nghiên cứu đã khẳng đinḥ vi ̣tri,́ đóng góp riêng của thơ Dương Kiề u Minh trong diễn trình đổi mới thơ đương đa ̣i, khẳ ng đinh ̣ Dương Kiều Minh là một gương mặt thơ cách tân sáng danh của thế hệ thơ xuất hiện sau 1975 với vai trò thế hê ̣ đầu tiên, song chưa có tác giả nào chỉ ra những biể u hiê ̣n đầ y đủ, cu ̣ thể những cách tân trong thơ Dương Kiề u Minh. Vì vâ ̣y, vấ n đề những cách tân trong thơ Dương Kiề u Minh còn hứa he ̣n những khám phá thú vi ̣ và trở thành vấ n đề khoa ho ̣c cần giải đáp thỏa đáng. 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là "Những dấu hiệu cách tân trong thơ Dương Kiều Minh" như: tư duy nghê ̣ thuâ ̣t, cảm hứng nghê ̣ thuâ ̣t gắ n với cái tôi trữ tình, cấ u trúc thể loa ̣i, ngôn ngữ và gio ̣ng điê ̣u nghệ thuâ ̣t. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đóng góp của Dương Kiề u Minh vào hành trình cách tân thơ Việt Nam hiện đại sau 1975 ở mô ̣t số dấ u hiê ̣u nghê ̣ thuâ ̣t cơ bản đă ̣t trong cái nhin ̀ soi chiế u với hành triǹ h cách tân thơ Việt Nam hiê ̣n đa ̣i sau 1975 ở những chă ̣ng cách tân đầ u tiên. Thơ Dương Kiều Minh gồm bảy tập: Củi lửa(1989), Dâng mẹ(1990), Những thời đại thanh xuân(1991), Ngày xuống núi(1995), Tựa cửa(2001), Tôi ngắm mãi những ngày thu tận(2008), Khúc chuyển mùa(2011) và hai tùy đàm văn chương: 7
  15. Những viên ngọc sáng, Tìm hiểu người xưa qua sách cổ. Ngoài ra Dương Kiều Minh còn để lại 30 bài tiểu luận về thơ, văn xuôi, thơ cách tân của một số nhà thơ hiện đại Việt Nam hiện chưa xuất bản, cũng thuộc phạm vi khảo sát. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài này vừa khảo sát văn bản thơ, khám phá thế giới thơ Dương Kiề u Minh, so sánh sáng tác thơ Dương Kiề u Minh với các sáng tác thơ trước 1975 và cùng thời để phát hiện những dấ u hiê ̣u cách tân, những đóng góp mới mẻ của thơ Dương Kiề u Minh trong thế hê ̣ sáng tác thơ sau 1975. 4. Đóng góp của luận văn Khám phá tài năng thơ và cá tiń h sáng ta ̣o đô ̣c đáo của Dương Kiều Minh. Khẳng định vị trí và những đóng góp của thơ Dương Kiều Minh trong quá trình cách tân thơ Việt Nam sau 1975. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: 5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp 5.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống 5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu 5.4. Phương pháp thi pháp học 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, thư mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn triển khai 3 chương: Chương 1: Thơ Dương Kiều Minh trong dòng chảy cách tân thơ Việt Nam hiê ̣n đa ̣i sau 1975 Chương 2: Cách tân về tư duy nghê ̣ thuâ ̣t, cảm hứng nghê ̣ thuâ ̣t gắ n với cái tôi ̀ h trong thơ Dương Kiều Minh. trữ tin Chương 3: Cách tân về cấ u trúc thể loa ̣i, ngôn ngữ và gio ̣ng điê ̣u nghê ̣ thuâ ̣t thơ Dương Kiề u Minh. 8
  16. Chương 1 THƠ DƯƠNG KIỀU MINH TRONG DÒNG CHẢY CÁCH TÂN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI SAU 1975 ̣ "Cách tân", cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong văn ho ̣c và cách tân nghê ̣ 1.1. Khái niêm thuâ ̣t trong thơ 1.1.1. Khái niệm “Cách tân” Hiể u mô ̣t cách ngắ n go ̣n: Cách tân có nghĩa là đổi mới, làm mới, tìm ra các giá tri ̣ mới. Theo Từ điển tiếng Việt (Viê ̣n ngôn ngữ ho ̣c) và Từ điển Hán Việt (Đào Duy Anh), khái niệm “Cách tân” có nghĩa là “đổi mới”. Khái niê ̣m "cách tân" cũng gầ n với các khái niệm: “Cách mạng”,“canh tân”,“duy tân”, tấ t cả đề u bao hàm ý nghĩa “đổi mới” nhưng trong mỗi khái niê ̣m có mô ̣t pha ̣m vi diễn tả riêng. Khi dùng khái niê ̣m "cách tân", tức là phải có một cái gốc, mô ̣t "truyề n thố ng" nào đó bị thay thế hay đươ ̣c làm mới thì mới tạo ra được sự tương quan để thấy cái mới. Giữa "truyề n thố ng" và "cách tân" có mố i quan hê ̣ qua la ̣i biê ̣n chứng, không có "cách tân" nào không phát triể n từ mô ̣t "truyề n thố ng" và những cách tân đế n mô ̣t thời điể m nào đó sẽ trở thành "truyề n thố ng" của những giá tri ̣cách tân tiế p theo. Khái niệm “Cách tân” thường được sử dụng trong những lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật. Theo sự lí giải "cách tân" ở trên, thì phải có mô ̣t "truyề n thố ng" nề n tảng giá tri ̣ ban đầ u thì mới xác đinh ̣ đươ ̣c sự tiế n bô ̣ của những giá tri ̣ mới. Từ đó, "cách tân" không phải là đố i lâ ̣p với "truyề n thố ng" mà chỉ sự tiế n bô ̣ hơn, vươ ̣t xa hơn so với ban đầ u, "truyề n thố ng" và "cách tân" chin ́ h là hai phương diê ̣n của mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng phát triể n. 1.1.2. Cách tân nghệ thuật trong văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trầ n Điǹ h Sử, Nguyễn Khắ c Phi), Cách tân” chính là động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của văn học: “Để giải quyết những nhiệm vụ nghệ thuật do thời đại đặt ra, người sáng tác hoặc là phải hoàn thiện đổi mới kinh nghiệm của thế hệ đi trước hoặc là phải đấu tranh chống lại những gì đã cũ kỹ lạc hậu, phải tìm kiếm những lối đi mới. Vì thế kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật là những phương diện không bao giờ tách rời của quá trình văn học. Những cách tân chân chính sẽ trở lại thành những truyền thống mới 9
  17. bồi đắp thêm cho kho tàng kinh nghiệm đã vượt qua sự thử thách của thời gian, của những thế hệ đi trước.”[21,366]. Từ cách lí giải thuâ ̣t ngữ cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong văn ho ̣c như trên, có thể thấ y cách tân nghê ̣ thuâ ̣t có nguồ n gố c từ yêu cầ u của thời đa ̣i và của chiń h người sáng tác nghê ̣ thuâ ̣t. Cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong văn ho ̣c trong bấ t kì hoàn cảnh nào cũng đươ ̣c bồ i đắ p từ truyề n thố ng văn ho ̣c, nhưng truyề n thố ng ấ y không đồ ng nhấ t với cái "cũ", quá trình cách tân chỉ lựa cho ̣n những cái "cũ" có giá tri ̣ đã trở thành kinh nghiê ̣m, tinh hoa, đã trở thành nề n tảng vươ ̣t qua thử thách của thời gian. Cách tân nghê ̣ thuâ ̣t không chỉ có nguồ n gố c từ đòi hỏi của thời đa ̣i, ta ̣o ra cái mới, kiế m tìm giá tri ̣ mới luôn là khát khao thẩ m mi ̃ của người cầ m bút, đấ y cũng là đô ̣ng lực thúc đẩ y cái mới trong nghê ̣ thuâ ̣t. Nghê ̣ si ̃ thể nghiê ̣m, dấ n thân để tìm mình, làm mới chiń h mình, và đồ ng thời làm mới chiń h những giá tri ̣ thẩ m mi ̃ nghê ̣ thuâ ̣t trong văn ho ̣c. Cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong văn ho ̣c biể u hiê ̣n ở các phương diê ̣n: trước hế t phải là tư duy thẩ m mi ̃ mới mẻ, sự đô ̣c đáo, riêng biê ̣t không hòa lẫn trong sáng ta ̣o, thi pháp, hiǹ h thức mới mẻ, cách tiế p câ ̣n, mố i quan hê ̣ nghê ̣ si ̃ - người đo ̣c theo hướng đố i thoa ̣i, đổ i mới toàn diê ̣n ở cả hai phương diê ̣n nô ̣i dung, nghê ̣ thuâ ̣t thơ…Tuy nhiên, nhìn vào lich ̣ sử văn ho ̣c dân tô ̣c, chúng ta nhâ ̣n thấ y yêu cầ u "cách tân nghê ̣ thuâ ̣t" ở các thời kì văn ho ̣c không giố ng nhau, thời kì sau có sự vâ ̣n đô ̣ng xa hơn, biế n đổ i những giá tri ̣ của thời kì trước, nhờ vâ ̣y mà văn ho ̣c đươ ̣c sản sinh những giá tri ̣mới. Cũng vì vâ ̣y, viê ̣c tìm hiể u nô ̣i dung "cách tân" ở mỗi giai đoa ̣n văn ho ̣c cầ n phải đă ̣t trong hoàn cảnh lich ̣ sử, xã hô ̣i, văn hóa, cầ n phải có cái nhiǹ so sánh, và cầ n nhấ t là nhìn ra những giá tri ̣mới của mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng cách tân. 1.1.3. Vấ n đề cách tân nghê ̣ thuật trong thơ Vấ n đề cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ đươ ̣c đề câ ̣p từ nghiên cứu văn ho ̣c thời kì Thơ Mới 1932-1945. Sự cách tân nghệ thuật trong Thơ mới được hiểu là sự đổi mới về hình thức thơ ca từ tư duy thơ đến ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, thể thơ,...so với thơ ca truyền thống. Thơ Mới đã làm nên mô ̣t cuô ̣c cách ma ̣ng trong thi ca về tấ t cả các phương diê ̣n nô ̣i dung và hiǹ h thức, làm thay đổ i các giá tri ̣ thẩ m mi ̃ thơ ca cổ điể n trước đó. Thơ Mới ra đời từ một tinh thần mỹ học mới: "Cái tôi" trong sự đối lập quyết liệt với "cái ta" cũ, làm nên một điệu hồn mới (tự do biểu hiện cảm xúc con người cá nhân một cách thành thực nhất), từ đó sinh ra thể thơ mới (thơ tự do) với những cách thức biểu đạt nghê ̣ thuâ ̣t mới. Hê ̣ tư tưởng thẩ m mi ̃ của Thơ Mới từ đó đã 10
  18. chi phố i dòng ma ̣ch thơ Viê ̣t cho đế n giai đoa ̣n sau 1975, dù trải qua thời kì kháng chiế n, thơ ca có sự làm mới, làm khác về nô ̣i dung thẩ m mi ̃ song về thi pháp nghê ̣ thuâ ̣t vẫn không khác so với những giá tri ̣ thẩ m mi ̃ thời Thơ Mới. Vì vâ ̣y đế n giai đoa ̣n sau 1975, đă ̣c biê ̣t là từ sau đổ i mới 1986, trước đòi hỏi của hoàn cảnh mới, tâm thế sáng ta ̣o mới, vấ n đề "cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ" đươ ̣c bàn đế n mô ̣t cách sôi nổ i, hào hứng trong đời số ng văn ho ̣c. Nghiên cứu văn học trong những năm gầ n đây đặc biê ̣t quan tâm đế n vấn đề tìm tòi và cách tân nghệ thuâ ̣t trong văn học, đă ̣c biê ̣t là cách tân thơ. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến với công trình "Thơ Viê ̣t Nam tìm tòi và cách tân 1975-2005" xuấ t bản năm 2007, tọa đàm "Thơ - tim ̀ tòi và cách tân" do Hội nhà văn tổ chức ta ̣i Hà Nô ̣i ngày 18/2/2008 cùng với rấ t nhiều phát biể u, ý kiế n xoay quanh hai sự kiê ̣n trên có thể quy tu ̣ la ̣i một số vấ n đề chung về cách tân thơ Viê ̣t giai đoa ̣n từ sau 1975 trở la ̣i đây. Buổ i to ̣a đàm "Văn học 30 năm đổ i mới" tổ chức ta ̣i báo Văn nghê ̣ ngày 8/4/2016 cũng nhìn nhâ ̣n những tác đô ̣ng và những thành tựu của đổ i mới văn ho ̣c từ 1986, trong đó có thành tựu của đổ i mới thơ. Đă ̣c biê ̣t là Hô ̣i thảo quố c gia "Thế hê ̣ nhà văn sau 1975" đươ ̣c tổ chức ta ̣i trường Đa ̣i ho ̣c Văn hóa ngày 28/4/2016 khái quát la ̣i mô ̣t cái nhìn hê ̣ thố ng về diê ̣n ma ̣o, tiế ng nói của thế hê ̣ nhà văn sau 1975. Viê ̣c tìm hiể u các ý kiế n đánh giá xoay quanh vấ n đề cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong văn ho ̣c, đă ̣c biê ̣t là liên quan đế n cách tân thơ đã định hướng mô ̣t cách hiể u cầ n thiế t về vấ n đề "cách tân thơ". Trong buổ i to ̣a đàm "Thơ - tìm tòi và cách tân", nhà nghiên cứu Vũ Nho cho rằng : "không nên hiểu cách tân là sự thay đổi toàn bộ những cái cũ bằng cái mới bởi có những giá trị đã trở thành chuẩn mực vĩnh cửu". Ông khẳng định: "nên hiểu cách tân một cách tương đối là cái mà nhà văn, nhà thơ vẫn viết, vẫn tìm tòi hàng ngày". Dưới một góc nhìn cụ thể hơn, nhà thơ Trường Giang khẳng định: "sự cách tân chính là từng bước trau dồi ngòi bút, bài thơ sau sử dụng từ ngữ chau chuốt hơn bài thơ trước, vần điệu nhịp nhàng hài hòa hơn bài thơ trước đó đã chính là một sự cách tân". Ông cũng đồng thời nhấn mạnh: "không phải cứ chạy theo cái mới là một sự cách tân, mỗi người Việt dù cách tân theo lối nào, theo phương thức nào đi chăng nữa thì cũng vẫn phải mang đậm cốt cách và tâm hồn Việt". Theo quan điểm của nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái thì "cách tân và đổi mới là nhu cầu nảy ra trước hết ở chủ thể thi sĩ chứ không phải cách chúng ta nhìn vào họ có thấy đổi mới hay không. Nếu thi sĩ mỗi ngày 11
  19. đặt bút viết mà thấy rằng mình không viết được cái gì mới so với chính mình thì không nên tiếp tục công việc này nữa"[77]. Nhà thơ Nguyễn Viê ̣t Chiế n là người viế t có những tìm tòi và phát biể u khá hê ̣ thố ng về vấ n đề "cách tân thơ", đă ̣c biê ̣t là hành trình cách tân thơ từ sau 1975, những ý kiế n của Nguyễn Viê ̣t Chiế n cho thấ y cách nhin ̀ cu ̣ thể về cách tân thơ hiê ̣n nay, nhấ t là về các gương mă ̣t nhà thơ cách tân đươ ̣c tuyể n cho ̣n trong cuố n "Thơ Viê ̣t Nam tìm tòi và cách tân (1975-2005). Tác giả cũng trăn trở "đổ i mới thơ không có nghiã là tiế n đế n một thứ thơ không mang lại gì cho chúng ta ngoài sự mù mờ rắ c rố i đế n nỗi không cắ t nghiã nổ i một cảm xúc, không khắ c họa được một hình ảnh để từ đó xây dựng nên một cách sáng rõ và nhân bản hơn những hiê ̣n tượng nằ m trong phạm trù ý thức và vô thức của mỗi cá thể số ng…". Tựu chung la ̣i, ngoài các nhà phê bình, nghiên cứu, thì chính nhiề u nhà thơ nỗ lực cách tân thơ dù mỗi người theo đuổ i ý hướng cách tân của riêng min ̀ h thì ho ̣ đề u nhâ ̣n thức cách tân là vấ n đề số ng còn của nghê ̣ thuâ ̣t, là đòi hỏi của thời đa ̣i và thôi thúc tự bên trong mỗi thi nhân để kiế m tìm những giá tri ̣thẩ m mi ̃ mới mẻ. Có thể khái quát la ̣i mô ̣t cách hiể u về cách tân thơ từ ý kiế n của các nhà phê biǹ h, nghiên cứu, từ sự so sánh với khái niê ̣m thơ truyề n thố ng. Thơ truyề n thố ng là thơ được sáng tác bằng những thể thơ truyề n thố ng, theo kiể u tư duy nghê ̣ thuâ ̣t truyề n thống, ngôn ngữ và giọng điê ̣u truyề n thố ng; ý thơ, câu thơ gắ n bó với nhau chă ̣t che,̃ sáng rõ trong các mố i quan hệ. Còn thơ cách tân là cách go ̣i tên xu thế phá vỡ những khuôn khổ truyề n thố ng ở cả phương diê ̣n thể loa ̣i, tư duy nghê ̣ thuâ ̣t, gio ̣ng điê ̣u và ngôn ngữ nhằ m ta ̣o ra tinh đa nghiã cho thơ; từ cấ u trúc đóng khép tiñ h ta ̣i sang cấ u trúc mở với tính đa nghiã , đa thanh. Chính là sự thay đổ i về tư duy nghê ̣ thuâ ̣t đem đế n những quan niệm mới mẻ về thế giới hiê ̣n thực và con người của người nghê ̣ si ̃ sáng ̣ sử đồ i hỏi và thôi thúc cách tân, do cả sự thôi thúc tự tác trong một hoàn cảnh lich bên trong người viế t để tự làm mới chin ́ h mình, để sáng ta ̣o những giá tri ̣ mới vươ ̣t lên truyề n thố ng, bởi "cái bình thường là cái chế t của nghê ̣ thuâ ̣t". ̀ h cách tân trong thơ Việt Nam hiện đại 1.2. Hành trin 1.2.1. Hành trình cách tân thơ trước 1975 Lịch sử phát triển của thơ Việt qua các thời kì đã chứng minh: Đổ i mới là tiề m tàng, là nô ̣i lực, là dòng chảy thầ m lă ̣ng mà bấ t tâ ̣n của thơ ca dân tô ̣c. Thời kì trung đại, chúng ta học tập Đường thi nhưng vẫn không ngừng sáng ta ̣o. Những câu thơ thấ t ngôn xen lu ̣c ngôn trong thơ Nôm Nguyễn Trãi từ thế kỉ XV, những sáng ta ̣o về nghê ̣ 12
  20. thuâ ̣t tu từ trong ngôn ngữ thuầ n Viê ̣t của thơ Xuân Hương thế kỉ XVIII về hin ̀ h thức…là những minh chứng rõ nét về nỗ lực cách tân nhằm Việt hóa thơ Đường của các nhà thơ thời trung đa ̣i. Song đó mới chỉ là những dấ u ấ n chứng tỏ sức số ng tiề m tàng của thơ ca dân tô ̣c là ở khả năng "trỗi dâ ̣y", là nhu cầ u thôi thúc đòi đươ ̣c chân thực với tiế ng nói của con người Viê ̣t, tâm hồ n Viê ̣t. Từ trong những thăng trầ m của văn ho ̣c trung đa ̣i qua bao nhiêu thế ki,̉ thơ ca dân tô ̣c dẫu chiụ ảnh hưởng sâu đâ ̣m của văn ho ̣c Trung Quố c vẫn luôn khát khao giải phóng và sáng ta ̣o. Nói tới "cách tân nghê ̣ thuâ ̣t" trong văn ho ̣c, phải kể dấ u ấ n rõ nét đầ u tiên của Thơ Mới - "mô ̣t thời đa ̣i trong thi ca" (Hoài Thanh), mô ̣t thời đa ̣i mà ở đó thơ đã phá vỡ các khuôn khổ trong những quy pha ̣m chă ̣t chẽ để ta ̣o ra những khả năng khám phá mới mẻ. Sự cách tân nghê ̣ thuâ ̣t trong thơ Mới được hiể u là sự đổ i mới nghê ̣ thuâ ̣t thơ từ tư duy thơ, ngôn từ, hình ảnh, nha ̣c điê ̣u, thể thơ… so với thơ ca truyề n thố ng. Thơ Mới đã tìm cách phá rào vượt ra khỏi hệ thống thi pháp thời trung đại, tuy chỉ tồ n ta ̣i trong mô ̣t thời gian ngắ n nhưng đã làm nên "mô ̣t thời đa ̣i" cách tân, làm thay đổ i hoàn toàn tư duy thẩ m mi ̃ về thơ, đem đế n cho người đo ̣c sự tiế p nhâ ̣n khác la ̣ với thời kì trước. Sự đổi mới của Thơ mới được biể u hiê ̣n trên cả bình diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Trong đó, sự đổi mới về nội dung là cực kỳ có ý nghĩa, điều mà tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam gọi là cái “cái tinh thần thơ mới” - chữ “tôi”. Và chính “tinh thần” mới của Thơ mới đã khiến cho thành trì vững chắc của hệ thống thi pháp văn học trung đại bị “lung lay”. Các nhà thơ mới đã có sự tìm tòi, sáng tạo trên nhiều bình diện thi pháp để bộc lộ cho được cái “tôi” trữ tình của họ, trong đó đă ̣c biê ̣t nhấ t là chúng ta được tiế p câ ̣n lầ n đầ u tiên với viê ̣c tư duy thơ bằ ng cảm giác, âm thanh, nhip̣ điê ̣u trong những quan niê ̣m thẩ m mi ̃ mới mẻ. Chiụ ảnh hưởng đâ ̣m nét của văn ho ̣c phương Tây, đă ̣c biê ̣t là thơ tượng trưng Pháp trong những từ ngữ, hin ̀ h ảnh tân ki,̀ tươi mới, song điề u không thể chố i caĩ được, là Thơ Mới được phôi thai từ truyề n thố ng của mô ̣t nề n văn ho ̣c bề dày nghìn năm trong quá khứ. Thơ Mới đã cho thấ y mô ̣t đòi hỏi thôi thúc phải cách tân, song sự cách tân đó không tách rời truyề n thố ng thơ ca dân tô ̣c. Bằ ng chứng là với Xuân Diê ̣u - nhà thơ mới nhấ t trong các nhà thơ mới, song thi liê ̣u xây dựng nên thế giới nghê ̣ thuâ ̣t thơ tràn đầ y sức số ng tươi non, niề m khát khao mới mẻ của Xuân Diê ̣u la ̣i rấ t nhiề u những "lá liễu, trăng, mùa thu, cánh cò…" của thơ cổ điể n. Các nhà thơ chống Pháp (1945-1954) và chống Mĩ (1954-1975) dẫu hân hoan sôi nổ i trong những khúc ca hùng tráng của non sông vẫn không quên nỗ lực tìm cách 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2