intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên khái niệm phong cách, chúng tôi tiến hành tìm hiểu phong cách truyện ngắn của Cao Duy Sơn; nhận xét về đặc điểm phong cách của ông. Trên cơ sở đó, đánh giá những đóng góp của Cao Duy Sơn trong truyện ngắn, góp phần thúc đẩy sự phong phú của thể loại này trong văn học Việt Nam đương đại. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– ĐÀ O QUỲ NH ANH PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------------------- ĐÀ O QUỲ NH ANH PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã sỗ: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Trọng Thưởng THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác. Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Đào Quỳnh Anh i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Trọng Thưởng về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của thầy trong toàn bộ quá trình em hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện đề tài luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Đào Quỳnh Anh ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9 7. Bố cục của Luận văn ..................................................................................... 10 NỘI DUNG ....................................................................................................... 11 Chương 1: KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO PHONG CÁCH CAO DUY SƠN .................................................. 11 1.1. Lý luận về phong cách ................................................................................ 11 1.1.1. Khái niệm phong cách .............................................................................. 11 1.1.2. Các bình diện của phong cách ................................................................. 13 1.2. Quá trình sáng tác của Cao Duy Sơn .......................................................... 14 1.2.1. Tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn ................................................................. 14 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn ........................................ 15 1.3. Các yếu tố tạo nên phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn ........................ 18 1.3.1. Yếu tố quê hương và gia đình.................................................................. 18 1.3.2. Vốn sống, vốn văn hóa ............................................................................ 21 1.3.3. Quan niệm nghệ thuật của Cao Duy Sơn ................................................ 24 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 27 iii
  6. Chương 2: PHONG CÁCH CAO DUY SƠN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ............................................................................... 28 2.1. Nhân vật văn học ........................................................................................ 28 2.1.1. Khái niệm nhân vật văn học .................................................................... 28 2.1.2. Vai trò của nhân vật văn học trong tác phẩm văn học ............................ 29 2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.................................... 30 2.2.1. Người miền núi thuần phác ..................................................................... 31 2.2.2. Người miền núi với số phận không may mắn ......................................... 36 2.2.3. Người miền núi với thế giới nội tâm đa chiều......................................... 44 2.3. Các biện pháp xây dựng nhân vật ............................................................... 50 2.3.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung, ngoại hình .............................................. 51 2.3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhiều chiều .................................................. 54 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 60 Chương 3: PHONG CÁCH CAO DUY SƠN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ .................................................. 61 3.1. Xử lý cốt truyện .......................................................................................... 61 3.1.1. Cốt truyện đơn tuyến ............................................................................... 61 3.1.2. Cốt truyện trong mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa các nhân vật ....... 64 3.2. Kết cấu ......................................................................................................... 68 3.2.1. Kết cấu truyện lồng truyện ......................................................................... 69 3.2.2. Kết cấu mở ................................................................................................ 72 3.2.3. Kết cấu chứa nhiều tình tiết bất ngờ............................................................ 74 3.3. Đặc sắc ngôn ngữ........................................................................................ 78 3.3.1. Lối diễn đạt hồn nhiên hay ví von của người miền núi ........................... 78 3.3.2. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ miền núi ..................................................... 81 3.3.3. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc Tày ................................................................ 83 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 85 KẾT LUẬN....................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tìm hiểu phong cách của một tác giả là một hướng tiếp cận vừa mang tính chuyên sâu vừa mang tính liên ngành, từ xưa tới nay đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Phong cách là sự phù hợp, ổn định, thống nhất giữa các thủ pháp nghệ thuật với một cái nhìn độc đáo về đời sống của tác giả mang tính riêng biệt và có giá trị thẩm mỹ cao. Đó là những yếu tố “lặp đi lặp lại” một cách có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn của nhà văn. Phong cách nghệ thuật là phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng đối với cuộc sống, là phương thức thuyết phục và thu hút độc giả. Nghiên cứu phong cách giúp ta thấy được mối quan hệ giữa văn bản với cá tính sáng tạo của nhà văn làm nên dấu ấn cá nhân với những yếu tố đặc trưng mang tính bản sắc của nhà văn đó. Phong cách nghệ thuật của một nhà văn có thể được thể hiện qua nhiều thể loại, song ở đây chúng tôi đi sâu vào thể loại truyện ngắn. Nếu ở tác phẩm thơ, hiện thực được tái hiện qua những cảm xúc thì ở truyện ngắn, đối tượng phản ánh chính là bức tranh hiện thực đậm tính khách quan. Sự lựa chọn đề tài nghiên cứu của chúng tôi xuất phát từ định hướng khoa học đó. 1.2. Cao Duy Sơn là một trong số những cây bút tiêu biểu của mảng văn học dân tộc thiểu số đương đại thể hiện được phong cách của mình trong cả đời sống và văn học nghệ thuật. Ông là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài miền núi và ít nhiều đã có thành công khi tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng Cao Duy Sơn đã thực sự cho thấy thiên tư văn chương và sự lao động nghiêm túc của mình trên cánh đồng nghệ thuật. Nhà văn đã khẳng định vị trí của mình trong lòng độc giả cùng với nhiều giải thưởng cao và có giá trị như: Giải A giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1993 với tiểu thuyết Người lang thang; giải 1
  8. thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997 với tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu; giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2002 với tập truyện ngắn Những đám mây hình người; giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2007 với tiểu thuyết Đàn trời; giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008, được đề cử giải thưởng Văn học ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 2009 và đạt giải thưởng Đông Nam Á năm 2009 với tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối. Trong các tác phẩm của Cao Duy Sơn, thành công nhất là các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của ông đưa lại một nguồn mạch không mới song độc đáo cho nền văn học nước nhà - đó là mạch nguồn về bản sắc dân tộc thiểu số. Những tác phẩm đều được đánh giá cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại và thể hiện sự chuyển mình, tìm tòi những hình thức nghệ thuật mới của tác giả. Chính nguồn mạch này là một trong những lí do thu hút chúng tôi tìm hiểu đề tài này. Đồng thời đây cũng là một thử thách và động lực hấp dẫn người viết tìm hiểu đề tài này. 1.3. Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu truyện ngắn Cao Duy Sơn trên các phương diện thi pháp học, tự sự học, ngôn ngữ, văn hóa... nhưng nghiên cứu phong cách thì hầu như chưa có. Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật truyện ngắn Cao Duy Sơn giúp ta tìm hiểu những nét riêng mới mẻ mang tính đặc trưng trong sáng tác của nhà văn. Từ đó, không chỉ cho ta thấy vẻ đẹp của truyện ngắn mà còn góp phần tìm hiểu những nỗ lực cách tân của tác giả Cao Duy Sơn trong một thể loại quan trọng của nền văn học. Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn” để phân tích, đánh giá nhằm đưa ra một cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về nhà văn Cao Duy Sơn cùng với hành trình sáng tác của mình. 2. Lịch sử vấn đề Dựa theo kết quả thống kê và phân loại, chúng tôi nhận thấy vấn đề phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn được nghiên cứu ở hai phương diện. 2
  9. Về phương diện nội dung: Nhà văn Lê Văn Thảo nhận xét: “Cao Duy Sơn kể về cuộc sống của con người miền núi, nhưng tác phẩm đã vượt ra khỏi ranh giới địa phận người dân tộc mà đạt đến một ý nghĩa sâu xa hơn - nỗi đau chung vẫn hằn trong tâm thức con người”. Những vấn đề Cao Duy Sơn đặt ra trong tác phẩm vì vậy không chỉ ở phạm vi của dân tộc mình, mà đó còn là những vấn đề mang tính phổ quát của toàn dân tộc Việt Nam và nhân loại. Sức hút của các tác phẩm của Cao Duy Sơn chính là cách nhà văn chuyển tải nét văn hóa của đồng bào miền núi, khai thác tận vào những điều sâu thẳm và cả những bi kịch phận người. Chính vì vậy, câu chuyện của ông không chỉ đơn thuần là chuyện kể mà còn là một sự khám phá về đất và người. Trong Lời giới thiệu tập tiểu luận phê bình Những người tự đục đá kê cao quê hương của Lê Thị Bích Hồng, Bùi Việt Thắng đã nhâ ̣n đinh:“Một ̣ Cao Duy Sơn thâm trầm, sâu sắc trong văn xuôi, một lối văn xuôi không tự đóng khung trong giới hạn không gian - thời gian chật hẹp của "thung thổ văn hóa". Trái lại rất "mở" trong chủ đề, phong cách và bút pháp. Truyền thống và hiện đại kết hợp nhuần nhuyễn khiến cho văn xuôi Cao Duy Sơn đi ra được biển lớn, hòa nhập được với khu vực” [27]. Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét rất đúng khi cho rằng tác phẩm của Cao Duy Sơn đã “đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi sáng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại mộc mạc, chân chất. Không để đánh mất mình trong hoàn cảnh éo le, đau đớn. Với bút pháp không khoa trương, không màu mè, Cao Duy Sơn đã dựng lên một loạt chân dung với những đường nét, góc cạnh riêng biệt nhưng rất đỗi hồn nhiên, dung dị, tạo nên sức hút với người đọc” [75]. Nhà văn Trung Trung Đỉnh đã bày tỏ cảm xúc của mình khi đọc những truyện ngắn đầu tiên của Cao Duy Sơn trong bài Cao Duy Sơn - từ chú cầy hương đến chàng săn gấu rừng già. Điều khiến ông nhớ mãi trong những sáng 3
  10. tác ấy chính là “cái không khí miền núi vừa mơ mơ màng màng lại vừa sâu hun hút bởi vẻ đẹp của thiên nhiên quyến rũ con người ta, lôi kéo con người ta, nâng đỡ con người ta từ chốn thâm nghiêm huyền bí của rừng già, hang thẳm, đến khi trở về với cuộc sống tự nhiên, hồn nhiên của cộng đồng...Văn Cao Duy Sơn giàu hình ảnh, giàu chất say của người say thiên nhiên” [12, tr.486-487]. Đó là một vùng biên ải xa xôi với bạt ngàn núi sông bồng bềnh, huyền ảo, với tình người tha thiết, nghĩa tình. Ngôi nhà xưa bên suối là tập truyện ngắn thành công của Cao Duy Sơn, xứng đáng được nhận liên tiếp hai giải thưởng lớn của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 và Giải thưởng Văn học ASEAN của Hoàng Gia Thái Lan năm 2009. Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận tinh thần trách nhiệm, trái tim nhân ái trong quá trình sáng tác, mà còn động viên, kích lệ để nhà văn họ Cao tiếp tục cặm cụi trên cánh đồng chữ nghĩa. Xung quanh truyê ̣n ngắ n này cũng có rấ t nhiề u bài báo cũng như nhâ ̣n định của các nhà nghiên cứu. Nhà thơ Hữu Thin̉ h đề cập tới cái “chất” làm nên bản sắc dân tộc trong tập truyện Ngôi nhà xưa bên suố i: “Tác phẩm đã đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất, không để đánh mất mình trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn” [75]. Bài Ngôi nhà xưa bên suối - bức tranh sinh động về cuộc sống của con người miền núi của tác giả T.Luyến cũng đã đề cập tới những nét bản sắc dân tộc ở phương diện nội dung của tập truyện ngắn. Tác giả khẳng định: Đây là “tập truyện viết về cuộc sống của những con người miền núi chân chất, mộc mạc, với những nét văn hóa đặc trưng... Đọc tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối độc giả sẽ có dịp tìm hiểu thêm về những phong tục độc đáo của người dân ở thị trấn Cô Sầu” [74]. Phan Chinh An trong bài viế t “Đi tìm vẻ đẹp hoài niệm” cho rằng, tác giả của Ngôi nhà xưa bên suối đã làm “một cuộc hành hương tinh thần tìm về 4
  11. những vẻ đẹp xưa của núi Phja Phủ, của lũng Cô Sầu với ước mơ cháy bỏng, giới thiệu được vùng quê nghèo khó ấy, ghi danh nó trong văn học”. Đến với Ngôi nhà xưa bên suối, người đọc sẽ được “làm quen với những địa danh xa lạ như suối Cun, Páo Lò, Âu Lâm, bản Niểng, Nhòm Nhèm, Háng Vài, Pác Gà, Cổ Lâu… cảm nhận không khí, hương vị miền núi “rất Tày”. Cái không khí, hương vị rất riêng ấy trước tiên lan tỏa trong nhiều tập tục tôt đẹp”, sau đó là ở “vẻ đẹp tâm hồn và tính cách con người dân tộc Tày” [2]. Nói về mảnh đấ t Cô Sầ u - ma ̣ch ngầ m sáng tác trong truyê ̣n ngắ n Cao Duy Sơn, Mai Hoàng trong bài viế t Người đàn ông ở thung lũng Cô Sầ u đã suy ngẫm “Tôi nhận ra một điều, Cao Duy Sơn có thể chậm, có thể rề rà trong nhiều thứ, nhưng khi nói về mảnh đất Cô Sầu của mình, ông nói say sưa và đầy ắp chuyện. Đã rời Cô Sầu gần 40 năm, nhưng Cao Duy Sơn rất chăm về thăm quê. Ở đó, có gia đình, có bạn bè. Và về đó, ông lại được nghe những câu chuyện sống động của người dân quê ông. Cao Duy Sơn đã viết hàng ngàn trang sách về vùng đất này. Nhưng ông bảo, lịch sử vùng đất cả ngàn năm, mình chỉ hiểu được một phần rất nhỏ trong cái quá khứ chất chồng ấy. Vì vậy, viết mãi vẫn chưa thể chạm sâu vào Cô Sầu. Có lẽ đến chết vẫn chưa thể khai thác hết được. Ông cũng nhận, có thể đó là do ông chưa đủ tài năng để thể hiện” [26]. Tác giả Võ Thị Thuý với bài viết Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn của đã ghi lại cảm xúc của Cao Duy Sơn khi nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và suy nghĩ của nhà văn về đề tài sáng tác: "Cái để tạo nên trong tôi cảm xúc là quãng đời ấu thơ, nơi mình sinh ra và lớn lên.(...) Viết văn nhất định phải có sự ám ảnh..."; "... với tôi viết văn giống như một cuộc viễn du về cội nguồn, cuộc viễn du về xứ sở mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành” [65]. Về phương diện nghê ̣ thuật: Trong bài Ban mai có một giọt sương, tác giả Đỗ Đức đã tập trung nói về tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối. Và ngôn ngữ của tác phẩm được chú ý 5
  12. hơn cả. Đỗ Đức nhận xét: “Văn trong tập này của Cao Duy Sơn... không cầu kì, thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình”. Tác giả đánh giá “những câu văn đó là những hạt ngọc lấp lánh” [14]. ̀ h Lâm Tiến trong bài viết Cách thể hiện con người, cuộc Nhà phê bin sống miền núi trong tác phẩm Cao Duy Sơn cũng rấ t quan tâm đế n nghê ̣ thuâ ̣t ngôn từ trong sáng tác của Cao Duy Sơn. Ông cho rằng: “Chính ngôn ngữ tự nhiên, dung dị, giàu hình ảnh so sánh, liên tưởng đã khiến lối “dẫn truyện quềnh quàng không trau chuốt bộc lộ đúng như lối sống mộc mạc của người Tày, trở thành thủ pháp văn chương khá hấp dẫn”, qua đó góp phần làm cho “ngôn ngữ văn xuôi Tày trở nên phong phú, sinh động, trong sáng hơn, những câu chuyện không chỉ mang ý nghĩa thời sự mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc” [67, tr.10]. Phạm Duy Nghĩa trong Luận án tiến sĩ Ngữ văn Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi đã đề cập tới nghệ thuật xây dựng nhân vật của Cao Duy Sơn. Anh cho rằng, so với nhân vật của Vi Hồng thì các nhân vật của Cao Duy Sơn “phức tạp và đa diện hơn”. Nhiều nhân vật trong sáng tác của ông “đều là những mảnh vụn đời tư với tất cả cái dở dang, bề bộn, phồn tạp của cuộc đời”.“Với những thăng trầm ở mọi thân phận, các nhân vật của Cao Duy Sơn thiên về loại nhân vật số phận hơn là nhân vật tính cách, tuy là nhà văn vẫn có ý thức tạo cho mỗi nhân vật một nét cá tính và ngôn ngữ riêng” [42, tr.115]. PGS. TS Đào Thủy Nguyên trong bài Cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn đã rất quan tâm đến những dấu hiệu của bản sắc văn hóa dân tộc trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Đó là giọng văn, là ngôn ngữ, là hình ảnh con người và cuộc sống được phản ánh trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Bàn về ngôn ngữ nghê ̣ thuâ ̣t, TS. Cao Thị Hảo trong bài viế t Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã khẳ ng đinh: ̣ “Truyện ngắn của Cao 6
  13. Duy Sơn đã mang một “thương hiệu” riêng, in đậm dấu ấn văn hoá Tày và soi bóng tâm hồn con người miền núi đặc sắc, sinh động. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của tác giả chính là ngôn ngữ nghệ thuật... Có thể nói, trong sáng tác của Cao Duy Sơn, chính ngôn ngữ ảnh hưởng dân gian đã đem lại sắc thái dân dã, mộc mạc nhưng lại rất tươi mới và độc đáo biểu hiện môi trường sinh hoạt còn đậm nét dân gian của con người miền núi”[20]. Ngoài ra, hiện đã có một số luận văn nghiên cứu về tác giả Cao Duy Sơn, song tất cả chưa đề cập tới mảng phong cách của tác giả: - Luận văn thạc sĩ Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn, tác giả Đặng Thùy An (Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Hà Nội - 2007). - Luận văn thạc sĩ Đặc điể m truyện ngắn Cao Duy Sơn, tác giả Đinh Thị Minh Hảo (Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Thái Nguyên - 2009). - Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp), tác giả Nguyễn Minh Trường, (Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c xã hô ̣i và nhân văn - 2009). - Luâ ̣n văn thạc si ̃ Thế giới nghệ thuật trong truyê ̣n ngắ n Cao Duy Sơn, tác giả Lý Thị Thu Phương (Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Thái Nguyên - 2010). - Luâ ̣n văn thạc si ̃ Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn, tác giả La Thúy Vân (Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Thái Nguyên - 2011). - Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Con người trong văn xuôi về miề n núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghiã ), tác giả Cao Thi ̣ Hồ ng Vân, (Trường Đại ho ̣c Sư pha ̣m Thái Nguyên - 2012). - Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Tiểu thuyế t Đà n trờ i củ a Cao Duy Sơn nhì n từ gó c độ văn hó a, tác giả Cao Thà nh Dũ ng, (Trườ ng Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Thá i Nguyên - 2013). - Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Truyê ̣n ngắ n Cao Duy Sơn từ góc nhì n phê bì nh ̣ Thù y Dương, (Trườ ng Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Thá i sinh thá i, tác giả Tri nh Nguyên - 2016). 7
  14. Tóm lại, từ việc điểm qua một số ý kiến trên đây, chúng tôi nhận thấy tình hình nghiên cứu Cao Duy Sơn ở nước ta hiện nay nói chung là chưa nhiều và ít có cái nhìn hệ thống mang tính học thuật. Chưa có tác giả, công trình nào đặt ra và giải quyết trực tiếp vấn đề phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn một cách thấu đáo. Phần lớn tài liệu liên quan đến đề tài mà chúng tôi bao quát được mới chỉ là những ý kiến nhỏ lẻ trong những bài báo, tham luận, một mục trong chuyên luận… Còn khi bàn về truyện ngắn Cao Duy Sơn hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phương diện lời văn, phương diện ngôn từ,… chứ chưa đi vào phong cách. Tuy nhiên, chúng tôi rất coi trọng những ý kiến đánh giá nghiêm túc và đúng đắn của các nhà văn và nhà phê bình như Lê Văn Thảo, Hữu Thỉnh, Trung Trung Đỉnh, Cao Thi ̣Hảo, Lâm Tiế n,… những ý kiế n này đã cho chúng tôi nhiều gợi ý để có thế mạnh dạn đi vào triển khai nghiên cứu truyện ngắn Cao Duy Sơn. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi quyết định đi vào tìm hiểu Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn để bổ sung thêm cái nhìn mới mẻ về đặc điểm truyện ngắn của ông. 3. Đố i tươ ̣ng, pha ̣m vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích những đặc điểm phong cách nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. 3.2. Pha ̣m vi nghiên cứu Các tác phẩ m truyê ̣n ngắn đã xuấ t bản, gồ m: - Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - NXB Quân đô ̣i nhân dân (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 1997). - Tập truyện ngắn Những đám mây hình người - NXB Văn hóa dân tô ̣c Hà Nô ̣i (giải B của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003). - Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối - NXB Văn hóa dân tô ̣c Hà Nô ̣i (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 2008). - Tâ ̣p truyện ngắ n Người chợ (2010) - NXB Văn hóa dân tô ̣c Hà Nô ̣i. 8
  15. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu các quan niệm về phong cách của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đã bước đầu đưa ra khái niệm phong cách làm điểm tựa cho việc nghiên cứu đề tài. Dựa trên khái niệm phong cách, chúng tôi tiến hành tìm hiểu phong cách truyện ngắn của Cao Duy Sơn; nhận xét về đặc điể m phong cách của ông. Trên cơ sở đó, đánh giá những đóng góp của Cao Duy Sơn trong truyện ngắn, góp phần thúc đẩy sự phong phú của thể loại này trong văn học Việt Nam đương đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung ở một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Vận dụng một số thao tác nghiên cứu của thi pháp học 6. Đóng góp của luâ ̣n văn 6.1. Về mă ̣t lý luận Luâ ̣n văn là công trình nghiên cứu có hê ̣ thố ng, đầy đủ về phong cách truyê ̣n ngắ n Cao Duy Sơn, qua đó góp phần hoàn chỉnh bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Kết quả nghiên cứu làm rõ phong cách riêng và đóng góp to lớn của Cao Duy Sơn trong bô ̣ phâ ̣n văn học miề n núi nói riêng và nề n văn ho ̣c Viêṭ Nam nói chung. 6.2. Về mă ̣t thực tiễn Luận văn sẽ là tài liệu cầ n thiế t và bổ ích góp phầ n vào viê ̣c tìm hiể u, nghiên cứu sâu hơn về truyê ̣n ngắ n Cao Duy Sơn. Ngoài ra còn có ý nghiã đinh ̣ hướng, gơ ̣i mở cho viê ̣c tìm hiể u, nghiên cứu về phương diêṇ nô ̣i dung và nghê ̣ thuâ ̣t trong các thể loa ̣i sáng tác khác nhau của Cao Duy Sơn. 9
  16. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và thư mục TÀI LIỆU THAM KHẢO, nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1. Khái niêm phong cách nghệ thuật và các yế u tố tạo phong cách Cao Duy Sơn. Chương 2. Phong cách Cao Duy Sơn nhìn từ nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chương 3. Phong cách Cao Duy Sơn nhìn từ nghê ̣ thuật kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ. 10
  17. NỘI DUNG Chương 1 KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO PHONG CÁCH CAO DUY SƠN 1.1. Lý luận về phong cách 1.1.1. Khái niệm phong cách Phong cách là một thuật ngữ không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống xã hội. Trong sáng tác và nghiên cứu văn học, thuật ngữ phong cách được sử dụng rộng rãi và ngày càng có ý thức. Xung quanh thuật ngữ này, lâu nay có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết phong phú, đa dạng. Viê ̣n sĩ Nga D.X Likhachev trong cuố n Thi pháp văn học Nga cổ định nghiã : phong cách “là một hệ thống hình thức và nội dung nhấ t đi ̣nh”, là “nguyên tắ c thẩm mỹ để cấ u trúc toàn bộ nội dung và toàn bộ hình thức” [10, tr.32]. Tác giả đă ̣c biệt nhấn mạnh đế n sự hài hòa giữa hai yế u tố nô ̣i dung và hiǹ h thức của tác phẩ m nghệ thuâ ̣t. Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (NXB Tác phẩm mới, H. 1978) B. Khrapchenco đã đưa ra nhiều ý kiến nhận định về phong cách tiêu biểu của nhà văn. Chẳng hạn D. Likhachev, A. Grogorian, V. Turbin, V. Jirmunsky, V. Kôvalev, L. Novichenco, V. Dneprov, Ya. Elsberg, R. Yakobson... Khrapchenco viết: “Hiện đang tồn tại một số lượng rất lớn những định nghĩa khác nhau về phong cách văn học. Những định nghĩa này xoè ra như cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát nhất và sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm văn học riêng lẻ. Nếu như chỉ giới hạn ở những ý kiến về vấn đề đó, những ý kiến chủ yếu được nêu lên vào thời gian gần đây thì phải thừa nhận rằng có rất nhiều sắc thái trong sự bất đồng ý kiến” [39, tr.152]. Cuối 11
  18. cùng, Khrapchenco cũng nêu lên định nghĩa khái quát, đưa ra ý kiế n riêng của mình: “phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [39, tr.152]. Như vâ ̣y, cùng với viêc̣ quan tâm đế n yế u tố hình thức có tính nô ̣i dung, tác giả còn đă ̣c biêṭ coi tro ̣ng sự thu hút đô ̣c giả. Đó là khái niệm của một số nhà lý luận, nghiên cứu văn học nổi tiếng trên thế giới. Ở trong nước, các nhà lý luận, nghiên cứu văn ho ̣c cũng dành nhiề u thời gian, công sức để nghiên cứu khái niêm ̣ nô ̣i hàm phong cách. Trong Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992) các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên đã định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc”. Và khẳ ng đinh ̣ “Trong chỉnh thể nhà văn (hiể u theo nghiã là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấ y biểu hiê ̣n tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghê ̣ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấ y” [18, tr.170 - 171]. Thố ng nhất với quan điể m đó, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà trong cuố n Lý luận văn học cũng nhận định về phong cách như sau: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghê ̣ thuật có phẩm chấ t thẩm mi ̃ thể hiê ̣n trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [38]. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Từ điển Văn học (Bộ mới) (NXB Thế giới, HN, 2005) định nghĩa: "Khái niệm chỉ những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó." [3, tr.1472]. Phan Ngọc trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều (NXB Thanh niên tái bản, 2003) đã khẳng định: “Phong cách là một cấu 12
  19. trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm, hay một tác giả” [43]. Như vậy, đã có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về phong cách. Mỗi định nghĩa, mỗi nhận định lại chỉ ra một nét độc đáo mà phong cách đem lại. Đó chính là những tài liệu quý giá làm điểm tựa lí luận cho chúng tôi tiế p câ ̣n và đưa ra quan niệm riêng của mình: Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, một chỉnh thể nghệ thuật, mang đậm tính sáng tạo của nhà văn. Nó bao gồm đặc điểm cả về nội dung và hình thức, thể hiện sự độc đá, đặc trưng mang tính thống nhất, ổn định, xuyên suốt các sáng tác của nhà văn. 1.1.2. Các bình diện của phong cách Có bốn kiểu quan niệm khác nhau về các bình diện của phong cách nghệ thuật: (1) Phong cách chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật hay cách thức biểu đạt, biểu hiện ở hình thức của tác phẩm. (2) Phong cách chủ yếu và trước hết biểu hiện qua ý thức nghệ thuật, qua cái nhìn, qua cách cảm nhận thế giới độc đáo của nhà văn (phong cách chỉ biểu hiện ở nội dung). (3) Phong cách biểu hiện cả ở nội dung, cả ở hình thức của tác phẩm. (4) Phong cách biểu hiện thành những đặc điểm hình thức nhưng những đặc điểm này có nguồn gốc trong ý thức nghệ thuật của nhà văn, tức là hình thức có tính nội dung. Chúng tôi nghiêng theo quan niệm thứ (4): “Tổng thể thẩm mỹ của tất cả các phương diện và các yếu tố của tác phẩm làm nên một sự đặc sắc nhất định”. Phong cách không phải là một yếu tố mà là một đặc tính của hình thức nghệ thuật, nên nó không bị định vị (chẳng hạn như các yếu tố cốt truyện hay 13
  20. chi tiết nghệ thuật), nó dường như tán phát trong toàn bộ cấu trúc hình thức. Do vậy, nguyên tắc tổ chức của phong cách được thể hiện trong mọi khúc đoạn văn bản, mỗi “điểm” văn bản đều mang trên mình dấu ấn của toàn thể. Nhờ đó, ta nhận ra phong cách qua các khúc đoạn riêng lẻ: người đọc thành thạo chỉ cần đọc một đoạn văn nhỏ trong tác phẩm của một nhà văn cũng đủ tự tin gọi tên tác giả của nó” [Bản dịch của Trịnh Bá Đĩnh, từ cuốn Bách khoa toàn thư văn học: các khái niệm và thuật ngữ, Viện Thông tin các khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moskva, 2001, tr 1031]. Theo đó, phong cách chủ yếu được nhận diện qua các yếu tố hình thức mang tính nội dung. Tuy nhiên, phong cách không chỉ là hình thức, nó còn bắt rễ sang bình diện nội dung. Trong luận văn này của mình, chúng tôi tập trung vào những nguyên tắc nghệ thuật, những kiểu lựa chọn riêng trong các yếu tố cấu trúc phong cách (cách xử lí, thế giới hình tượng, cốt truyện và ngôn ngữ…) để gọi tên các phương diện nội dung của phong cách (quan niệm nghệ thuật về con người, xã hội, tư tưởng nghệ thuật ...). Chúng tôi cũng luôn ý thức làm rõ sự gắn bó của các thành tố cấu trúc phong cách, các phương diện phong cách với nhau và với chỉnh thể phong cách tác giả. ̀ h sáng tác của Cao Duy Sơn 1.2. Quá trin 1.2.1. Tiể u sử nhà văn Cao Duy Sơn Nhà văn Cao Duy Sơn tên thâ ̣t là Nguyễn Cao Sơn, sinh năm 1956, trong mô ̣t gia đình cha là người Kinh, me ̣ người Tày. Ngoài sự thừa hưởng hai dòng văn hoá của hai dân tô ̣c Kinh - Tày, Cao Duy Sơn còn đươ ̣c nuôi dưỡng bởi nguồ n ma ̣ch trầ m tích văn hoá lich ̣ sử lâu đời của vùng đấ t “dồ i dào sức số ng bề n lâu” - đó chính là thị trấn Cô Sầu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nhà văn đã từng tâm sự rằng ông và những con người Cô Sầu luôn tự hào mình được sinh ra ở một vùng quê nổi tiếng không chỉ với núi sông mộng mơ, những ngọn thác hùng vĩ tung bọt như bầy ngựa trắng bay ngang lưng núi, mà còn là 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2