intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc vận dụng kết quả nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký vào thực tiễn hoạt động giáo dục trong các cấp học, góp phần làm rõ mối quan hệ liên ngành giữa nghiên cứu văn học và nghiên cứu giáo dục. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––––– HÀ THỊ LAN SÁNG TÁC VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ Chuyên ngành: Văn học VN Mã số : 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hồng My THÁI NGUYÊN - 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Hà Thị Lan i
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn là TS Lê Hồng My - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn nhà giáo - nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 23 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên ngày 14 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Hà Thị Lan ii
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9 8. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 10 NỘI DUNG ....................................................................................................... 11 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HÀNH TRÌNH CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ ................................................................... 11 1.1. Cuộc đời ..................................................................................................... 11 1.1.1. Tuổi ấu thơ với đôi tay tật nguyền........................................................... 11 1.1.2. Đôi chân viết nên cuộc đời ...................................................................... 12 1.2. Sáng tác ...................................................................................................... 14 1.2.1. Nhà văn giàu nghị lực .............................................................................. 14 1.2.2. Cây bút của tuổi thơ................................................................................. 18 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 22 Chương 2: VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ ........................................................................................................ 23 2.1. Tự truyện Tôi đi học ................................................................................. 23 2.1.1. Ý chí vượt lên số phận và lòng tri ân sâu sắc với cuộc đời ..................... 23 2.1.2. Cách trần thuật dung dị, tự nhiên, coi trọng chi tiết xác thực ................. 33 2.2. Truyện ngắn .............................................................................................. 36 iii
  5. 2.2.1. Những câu chuyện đời thường gần gũi với trẻ thơ .................................. 36 2.2.2. Tình huống truyện bất ngờ, thú vị; ngôn ngữ giản dị, trong sáng ........... 39 2.3. Truyện mô phỏng cổ tích ......................................................................... 42 2.3.1. Đề tài đa dạng .......................................................................................... 42 2.3.2. Yếu tố kì ảo hấp dẫn ................................................................................ 46 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 50 Chương 3: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ ... 51 3.1. Thơ trữ tình ............................................................................................... 51 3.1.1. Cảm xúc trong trẻo về con người, sự vật gần gũi với tâm hồn trẻ thơ .... 51 3.1.2. Sự hóa thân của tác giả vào nhân vật trữ tình trÎ th¬ .............................. 59 3.2. Thơ ngụ ngôn ............................................................................................ 62 3.2.1. Nội dung phong phú; chất triết lý nhẹ nhàng .......................................... 62 3.2.2. Nghệ thuật biểu đạt hấp dẫn, sinh động .................................................. 67 3.3. Câu đố có hình thức thơ ........................................................................... 71 3.3.1. Kiến thức bổ ích, giàu tính giáo dục........................................................ 71 3.3.2. Bút pháp nghệ thuật linh hoạt .................................................................. 74 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 78 Chương 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC ĐƯA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC CẤP (MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC, GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT) ............. 79 4.1. Một số vấn đề cơ bản về yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay....... 79 4.2. Tìm hiểu, khảo sát tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông ................................................................. 80 4.3. Đề xuất việc đưa sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo dục ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học; Giáo dục đặc biệt) .... 83 Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 87 KẾT LUẬN....................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91 PHỤ LỤC iv
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng ngời về nghị lực sống vượt lên bi kịch của số phận. Tuy bị liệt cả hai tay, nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã tập viết bằng chân để có thể tới trường, rồi vào đại học và trở thành nhà giáo - nhà văn, sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. Hơn 35 năm công tác trong ngành Giáo dục, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký đã dìu dắt bao thế hệ học trò với tấm lòng nhiệt huyết và những bài giảng sáng tạo của mình. Cïng víi ho¹t ®éng gi¶ng d¹y, «ng còn dành thời gian, tâm sức nghiên cứu và viết sách về giáo dục; thực hiện hàng ngàn buổi giao lưu, nói chuyện, tư vấn tâm lý tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong cả nước nhằm giáo dục lẽ sống, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, “truyền lửa” cho thế hệ trẻ. Năm 1992, Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Không chỉ thành công trong sự nghiệp giáo dục, Người thầy ấy còn nỗ lực không ngừng trên hành trình sáng tác văn học và đạt được những thành công đáng ghi nhận. Ông là nhà văn viết bằng chân đầu tiên được sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận. Năm 2006, Nguyễn Ngọc Ký được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Vượt qua hành trình gian khó, đến nay, ông đã có trên 30 đầu sách được xuất bản, trong đó có những tác phẩm tái bản nhiều lần. 1.2. Văn học viết cho thiếu nhi có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Gắn bó với công tác giáo dục lâu năm và am hiểu điều này, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn con đường viết cho thiếu nhi là hướng đi chính trong hành trình sáng tác của mình. Tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông đa dạng về thể loại và đề tài, hấp dẫn trong cách thể hiện, có nội dung giáo dục phù hợp, giúp các em có ý thức chăm ngoan, học giỏi; có tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước..v.v. Một số sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký đã được chọn đưa vào sách giáo khoa môn Văn và tiếng Việt ở phổ 1
  7. thông, được nhiều thế hệ học trò yêu thích. Thơ Nguyễn Ngọc Ký có bài được phổ nhạc thành bài hát cho thiếu nhi. Ba lần nhà văn được tặng giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác cho tuổi thơ toàn quốc, được báo Tuổi trẻ tặng giải Nhất trong cuộc thi viết về mẹ. Ông xứng đáng với danh hiệu “Nhà văn của những kỉ lục”, “Nhà thơ của thiếu nhi”. Vì vậy, việc nghiên cứu sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với nhà văn mà còn đưa lại những kết luận khách quan, khoa học về sự đóng góp của ông đối với “mảng” văn học thiếu nhi (và những giới hạn - nếu có). Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. 1.3. Là một giáo viên Ngữ văn gắn bó với môi trường giáo dục phổ thông, qua quá trình công tác, chúng tôi nhận thức sâu sắc vai trò của văn học đối với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Từ sự trân trọng, yêu thích tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký, tác giả luận văn mong muốn tập trung đi sâu nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn; từ đó, có cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động chuyên môn và thực tiễn giáo dục trong nhà trường một cách khoa học và hiệu quả. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký” để nghiên cứu. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài là một đóng góp có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và thực tiễn giáo dục hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: tư liệu về Nguyễn Ngọc Ký có hai dạng chính: các bài viết về cuộc đời và các bài viết (hoặc các ý kiến) về sáng tác văn học của ông (sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối vì có nhiều bài chứa đựng cả hai nội dung trên). Để có cái nhìn tổng thể dối với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi điểm lược cả những bài viết về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký trước khi đi sâu vào trình bày tình hình nghiên cứu sáng tác văn chương của ông. 2
  8. 2.1. Những bài viết về cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký Hiện nay, có rất nhiều bài viết và các ý kiến phát biểu về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký; tiêu biểu là các bài: Thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết lên số phận (Hồ Vỹ), [65]; Những điều ít biết về người phi thường Nguyễn Ngọc Ký (Duy Chiến), [3]; Chuyện học của người phi thường Nguyễn Ngọc Ký (Duy Chiến), [5]; Thầy Nguyễn Ngọc Ký: Một cuộc đời, bảy sự nghiệp (Như Lịch), [41]; Đời màu hồng của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký (Minh Ngọc), [47]; Tấm gương sáng từ nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký (Trịnh Thị Nga), [46]. Điểm thống nhất cơ bản, nổi bật trong các bài viết về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là những lời ngợi ca tấm gương giàu nghị lực của một con người vượt lên trên số phận. Bên cạnh đó, còn có những câu chuyện thú vị về “Người phi thường” Nguyễn Ngọc Ký: ăn bằng chân, tưới hoa bằng miệng.v.v...Tác giả Hồ Vỹ ca ngợi “đôi bàn chân diệu kì” đã giúp Nguyễn Ngọc Ký viết sách, làm thơ, dạy học, làm nên “huyền thoại cuộc đời”, trở thành “một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo” [65]. Tác giả Minh Ngọc khẳng định những thành công mà Nguyễn Ngọc Ký đã đạt được: “Dù khuyết tật nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã đạt 7 sự nghiệp trong đời ông, đó là: Sự nghiệp học hành, dạy học, sáng tác, xây dựng hạnh phúc gia đình, tư vấn tâm lý, truyền lửa cho thế hệ trẻ (với 1493 buổi), và đặc biệt là sự nghiệp vượt qua bệnh tật để sống khỏe, sống có ích” [47]. Trịnh Thị Nga ca ngợi cuộc đời đẹp như câu chuyện cổ tích giữa đời thực của Nguyễn Ngọc Ký: “Câu chuyện về con người ấy, tình yêu ấy, gia đình ấy như một thiên cổ tích, lung linh như huyền thoại trong cuộc sống thực của chúng ta” [46]. Duy Chiến là tác giả của nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Ký. Đặc biệt, năm 2013 trong dịp Nick Vujicic sang Việt Nam, tác giả đã có bài phỏng vấn với Nguyễn Ngọc Ký đăng trên báo VietNamnet với tiêu đề: “Người phi thường Nguyễn Ngọc Ký nói về Nick Vujicic”. Qua bài báo này, độc giả hiểu được tấm lòng đồng cảm 3
  9. sâu sắc và niềm tin tuyệt đối của Nguyễn Ngọc Ký đối với Nick Vujicic và những người khuyết tật, đúng như lời thơ ông viết tặng Nick: “Đâu đó còn ai vật vã trong đớn đau, buồn nản Biết anh rồi bỗng bừng sáng niềm tin cuộc sống này không giới hạn Và nếu giữ cho khát vọng không bao giờ khô cạn Một ngày kia biết bao điều kỳ diệu lấp lánh hoa…” (Huyền thoại mùa xuân) V.v… Điều đọng lại sâu sắc từ các bài viết về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là sự cảm phục, trân trọng nghị lực phi thường của một con người vượt lên số phận - từ một người khuyết tật trở thành người hữu ích cho xã hội. Qua các bài viết về cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký, tấm gương sáng ngời “lung linh như huyền thoại” của ông đã, đang và sẽ được mọi người truyền tụng, ngưỡng mộ và noi theo. 2.2. Những bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký Các bài viết, ý kiến về sáng tác văn chương của Nguyễn Ngọc Ký có nhiều dạng: bài giới thiệu tác phẩm (tập thơ, tập truyện…); bài giới thiệu tác giả; cảm nhận của đồng nghiệp, độc giả, bạn bè về văn chương Nguyễn Ngọc Ký. Các bài viết chủ yếu tập trung vào các tác phẩm tiêu biểu của ông như tự truyện Tôi đi học và Tôi học đại học; các tập thơ: Chú Nhện chơi đu, Đôi tay em.... Trong các ý kiến bàn bạc, giới thiệu, nêu cảm nhận về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký, không thấy có những ý kiến trái chiều gây tranh cãi; các nhận định, đánh giá đều thống nhất ở sự trân trọng, ngợi ca. Hai thể loại được quan tâm hơn cả là thơ và tự truyện. Bài Những vần thơ của một người thầy của Việt Hà trên Báo Sài Gòn Giải phóng (số ra ngày 29/11/2006) đã viết về ba tập thơ dành cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký: Chú nhện chơi đu, 101 câu đố vui, Quả bí kì lạ. Bài viết đã đánh giá: “… Từ nhiều năm nay, trên thị trường sách nói chung thật hiếm hoi 4
  10. những tập thơ hay … được các em yêu thích. Sự ra đời 3 tập thơ của nhà thơ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký là một đóng góp quý giá” [10, tr 5] Bài Nhà thơ của tuổi thơ của Cẩm Nhung - Đức Cường trên Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (đạt giải nhất cuộc thi Nghiên cứu khoa học của Sinh viên TP.HCM năm 2007) trình bày kết quả nghiên cứu sáng tác thơ của Nguyễn Ngọc Ký. Các tác giả đã đưa ra nhận định khái quát về thơ Nguyễn Ngọc Ký: “Thơ của Nguyễn Ngọc Ký là tất cả những gì ý vị và thơ ngây nhất, nhà thơ đã mở ra cho các em một thế giới của tuổi thơ, một thế giới rất thật mà như mơ, giản dị mà như trong cổ tích…”. Nguyễn Ngọc Ký xứng đáng với danh hiệu: “nhà thơ của tuổi thơ” [51]. Đây là định hướng có ý nghĩa đối với người tiếp tục đi sâu nghiên cứu thơ Nguyễn Ngọc Ký nói chung cũng như toàn bộ sáng tác văn chương của ông nói riêng. Năm 2009, nhà văn Tô Hoài đã có “Đôi lời cùng bạn đọc” giới thiệu tập thơ Đôi tay em của Nguyễn Ngọc Ký khi tập thơ đến với người đọc. Theo đánh giá của Tô Hoài: “Nguyễn Ngọc Ký làm thơ chủ yếu cho tuổi thơ” [25] nhưng ở tập thơ Đôi tay em, cảm hứng thơ được mở rộng hơn, bạn đọc có thể tìm thấy trong tập thơ những tình cảm thẳm sâu của nhà thơ “dành riêng cho mình, cho những người thân yêu, kính trọng; cho những miền quê, mà miền ký ức ngập tràn kỷ niệm mấy mươi năm nay ông âm thầm cất giấu” [25; tr3]. Tô Hoài cảm nhận: “Gấp tập thơ lại mà như đâu đây vẫn ngân nga những âm vang giản dị, chân thành, nồng nàn đến cháy bỏng của Nguyễn Ngọc Ký” [25; tr3]. Năm 2010, cũng với tập thơ Đôi tay em, Nguyễn Thị Kim Thanh đã có bài viết “Ký ức cuộc đời của người thơ viết bằng chân” (in trong cuốn Thơ và đời - Bình thơ) [58]. Theo tác giả Kim Thanh, thơ Nguyễn Ngọc Ký nói chung và tập thơ Đôi tay em nói riêng luôn chan chứa bao cảm xúc đẹp bởi nó được viết ra từ một tấm lòng yêu thương với cuộc đời. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký cho thấy: thơ là tiếng nói tự nhiên, trong trẻo cất lên từ con tim có khả năng truyền cảm và lay động lòng người, Kim Thanh đã dành cho tập thơ Đôi tay em 5
  11. những lời bình giàu cảm xúc: “Nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký đã dệt tấm thảm Đôi tay em lung linh sắc màu diệu kỳ về cuộc sống. Tập thơ đẹp bình dị, sâu sắc, chan chứa lòng yêu cuộc sống tươi đẹp, đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc và trong làng thơ Việt Nam hiện đại” [58, tr4]. Hai cuốn tự truyện của Nguyễn Ngọc Ký cũng nhận được nhiều ý kiến khẳng định. Cuốn tự truyện Tôi đi học (xuất bản năm 1970) nói về cuộc đời đầy khổ luyện và ý chí phấn đấu, vượt qua nghịch cảnh để đến với thành công của con người “tàn nhưng không phế” là cuốn sách “cảm động, lôi cuốn rất thu hút các em học sinh”. Bài Tái bản tự truyện Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký (Báo Vnexpress, ngày 10/4/2014) cho biết: “Cuốn tự truyện Tôi đi học của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký được đưa vào tủ sách Hạt giống tâm hồn của First News”. Khi tái bản cuốn tự truyện, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã trân trọng giới thiệu và đánh giá cao giá trị của tác phẩm: “Cuốn sách đã động viên và truyền lửa cho nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam suốt 45 năm qua” [16, tr7]. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm ngòi bút Nguyễn Ngọc Ký: “luôn thấm đẫm tư tưởng nhân văn và lòng giáo dục sâu sắc. Song cách thể hiện lại rất giản dị, hồn nhiên, dí dỏm, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cảm xúc” [16, tr 173]. Năm 2013, cuốn tự truyện Tôi học đại học của Nguyễn Ngọc Ký là một sự kiện văn học vào thời điểm đó. Có nhiều bài viết, nhận định, ý kiến bình luận về giá trị và thành công của cuốn sách. Nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai đã viết Lời giới thiệu cuốn tự truyện này của Nguyễn Ngọc Ký: “Cuốn sách là lời tri ân ngọt ngào anh gửi tới các thầy cô, bạn bè khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội” [34, tr 6]. Theo đánh giá của tác giả Hoảng Như Mai, điểm đặc sắc tạo nên sức hấp dẫn của cuốn tự truyện này là giọng văn “vừa giản dị, chân thực vừa tâm huyết nồng nàn đến từng câu từng chữ” [34, tr 5]. Cuốn sách còn nhận được nhiều lời khẳng định, ca ngợi của các nhà văn, nhà thơ (Tô Hoài, Đỗ Trọng Khơi, Lê Hoài Nam, Lê Quang Trung…); các nhà báo (Bích 6
  12. Vân, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Kim Cúc…); nhà giáo (Trần Căng, Trần Trung…) và nhiều độc giả thuộc các ngành nghề khác. Các ý kiến đều trân trọng cảm hứng “tri ân” của tác giả và bày tỏ sự xúc động về tâm hồn cao đẹp của Nguyễn Ngọc Ký. Lối trần thuật giản dị, chân thực nhưng tinh tế trong tả cảnh, trong bộc lộ tâm trạng cũng như nghệ thuật dẫn dắt, bố cục của tác phẩm cũng được khẳng định. Tập trung vào những bài viết tiêu biểu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký, chúng tôi thấy chân dung ngòi bút của ông đã hiện lên những nét phác họa: đó là một Nhà giáo - Nhà văn với sáng tác văn chương ở nhiều thể loại, nhưng tiêu biểu và thành công hơn cả là thơ và truyện viết cho thiếu nhi với cách kể chuyện, miêu tả và giọng văn trong sáng. Tuy nhiên, khi tìm hiểu các bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký, đặc biệt là tài liệu nghiên cứu về sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn, chúng tôi cũng nhận thấy giới hạn của các tài liệu nghiên cứu trước là: - Chủ yếu giới thiệu khái quát hoặc nêu nhận định, đánh giá, cảm nhận chung về thơ và tự truyện, chưa đi vào nghiên cứu toàn diện, phân loại và phân tích chi tiết sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký. Trong thực tế, sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký, ngoài thơ và tự truyện, còn có câu đố và truyện ngắn. Tuy vậy, các thể loại truyện ngắn, câu đố hoặc chưa được đề cập tới hoặc mới chỉ được giới thiệu rất ngắn gọn. - Khuynh hướng chung toát lên từ toàn bộ các bài viết về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký là khẳng định, ngợi ca; hầu như chưa có ý kiến chỉ ra phần hạn chế (có thể có) các ý kiến chủ yếu tập trung vào nội dung, chưa quan tâm nhiều tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Chưa có tác giả nào tập trung nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký một cách toàn diện, chuyên biệt; chưa có công trình nghiên cứu nào gắn kết các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký với hoạt động giáo dục học sinh ở các cấp học. 7
  13. Nhận thấy “khoảng trống” trên, chúng tôi mạnh dạn triển khai nghiên cứu các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký để có sự đánh giá chính xác và toàn diện hơn về cây bút tận tâm với đời và với tuổi thơ này. 3. Mục đích nghiên cứu - Tôn vinh sự nghiệp văn học của Nguyễn Ngọc Ký; khẳng định những đóng góp của Nguyễn Ngọc Ký đối với văn học viết cho thiếu nhi nói riêng và trong văn học Việt Nam hiện đại nói chung. - Bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc vận dụng kết quả nghiên cứu sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký vào thực tiễn hoạt động giáo dục trong các cấp học, góp phần làm rõ mối quan hệ liên ngành giữa nghiên cứu văn học và nghiên cứu giáo dục. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Hiện nay, Nguyễn Ngọc Ký có tới hơn 30 đầu sách gồm nhiều thể loại, đối tượng độc giả là cả người lớn và thiếu nhi. Luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký ở tất cả các thể loại: - Tự truyện: Tôi đi học (tức Những năm tháng không quên, 1970). - Truyện: Bức tranh vui - truyện (in chung, 1987), Sự tích cây xương rồng (2014). - Thơ: Chú nhện chơi đu (1992), Ngôi nhà hoa (1997), Xứ thần tiên - thơ & câu đố (2003), Điểm 10 tung tăng (2011). - Câu đố: 101 câu đố vui (1998), 111 câu đố vui (2009), 420 câu đố vui thông minh (2014). Các sáng tác viết cho người lớn của Nguyễn Ngọc Ký: Khúc hát tình yêu (thơ in chung, 2007); Đôi tay em (thơ, 2009), Khoảnh khắc (thơ ba câu, 2011), Tôi học đại học (tự truyện, 2013) được sử dụng để so sánh, tham khảo. 8
  14. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký. - Tập hợp, phân loại các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký; tổng hợp, phân tích các đặc điểm nổi bật về giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm. - Khảo sát việc dạy và học các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký trong nhà trường hiện nay, từ đó bước đầu đề xuất một số ý kiến về việc sử dụng các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo dục trong nhà trường ở các cấp học. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp hệ thống được sử dụng để nghiên cứu hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Ký và thống kê, phân loại, hệ thống hóa các sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Ngọc Ký theo thể loại. Phương pháp phân tích tác giả và tác phẩm: làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật nổi bật, cơ bản trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký; xác định giá trị (và hạn chế - nếu có) của các tác phẩm. Phương pháp so sánh, đối chiếu: nhằm tìm điểm tương đồng hoặc khác biệt các sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký và giữa sáng tác của nhà văn với một số tác giả đương thời. Phương pháp liên ngành: được vận dụng để tìm hiểu, định hướng việc đưa tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo dục trong nhà trường ở các cấp học. 7. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu toàn bộ sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký; khảo sát, đánh giá, phân tích các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó, chỉ ra sự hấp dẫn và tính thẩm mĩ, giáo dục mà các tác phẩm đem lại. 9
  15. Từ việc nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký, luận văn sẽ cung cấp thêm những căn cứ khoa học để đánh giá đóng góp của Nguyễn Ngọc Ký trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Luận văn sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại. Bước đầu đề xuất một số định hướng đưa tác phẩm của Nguyễn Ngọc Kývào hoạt động giáo dục trong nhà trường, luận văn có thể đem đến những gợi ý có ý nghĩa đối với đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn; là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên trong việc giảng dạy văn học thiếu nhi trong nhà trường hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Khái quát hành trình cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký Chương 2: Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký Chương 3: Thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Ký Chương 4: Một số đề xuất về việc đưa sáng tác của Nguyễn Ngọc Ký vào hoạt động giáo dục ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học, Giáo dục đặc biệt). 10
  16. NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HÀNH TRÌNH CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC KÝ 1.1. Cuộc đời 1.1.1. Tuổi ấu thơ với đôi tay tật nguyền Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28.6.1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là con trai út trong một gia đình lao động nghèo. Năm lên bốn tuổi, vào một đêm cuối đông cả gia đình chạy giặc, Nguyễn Ngọc Ký đã bị cảm lạnh rồi sốt. Do hoàn cảnh bị giặc vây ráp ngặt nghèo không tìm dược thuốc, sau vài ngày, tuy qua được cơn bạo bệnh nhưng di chứng của cơn sốt mê man đã khiến Ký bị liệt cả hai tay. Biến cố đó đã gây một nỗi buồn đau trĩu nặng đối với cha mẹ và tâm hồn thơ trẻ non nớt của Ký. Sớm ý thức được cảnh ngộ bất hạnh của mình, nước mắt Ký trào ra mỗi khi nghe chúng bạn gọi là “thằng què” hoặc thấy chúng cười chế nhạo. Hằng ngày, Ký phải cắn răng chịu đựng nỗi đau đớn mỗi khi luyện tập đôi chân làm mọi việc thay thế đôi tay tật nguyền. Lên sáu tuổi, như các bạn bè cùng trang lứa, Ký khao khát đượcđến trường: “Trường ở gần nhà, tôi thấy bạn bè cùng tuổi vào lớp, mê lắm. Sáng sáng tôi đến cửa lớp đứng nhìn vào, bọn trẻ cứ quay ra nhìn tôi nên tôi bị thầy đuổi đi vì “làm cả lớp mất tập trung!”. Không được đứng ở cửa lớp, tôi ra ngoài xa một chút đứng nhìn vào” [5]. Nhưng, đôi tay tàn tật đã thành trở ngại ngăn cản Nguyễn Ngọc Ký đến trường. Đáp lại lòng mong mỏi của Ký ban đầu chỉ là sự nghi ngại và thương hại của mọi người. Khao khát được đi học, Nguyễn Ngọc Ký đã thuyết phục cha mẹ xin thầy cô cho vào lớp. Ngày chính thức được đến trường là bước ngoặt trọng đại đối 11
  17. với cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký. Từ đây, cuộc sống của Ký đã qua một trang khác: giã biệt những ngày tật nguyền để “Buồn vui với nét chữ đầu đời”. 1.1.2. Đôi chân viết nên cuộc đời Nhờ sức mạnh của ý chí và nghị lực phi thường, đôi chân của Nguyễn Ngọc Ký đã tạo nên kì tích. Những ngày đầu sau khi bị liệt đôi tay, Ký phải nhờ đến sự hỗ trợ của bố mẹ và các chị trong những việc cá nhân như: ăn cơm, rửa mặt, chải tóc, đội mũ... Nhưng rồi, Ký đã luyện tập để tự mình có thể làm được những công việc đó bằng chân. Đến khi được đi học, Ký đã luyện cho đôi chân mình có thể cầm bút viết chữ, làm toán, làm văn. Ký đã miệt mài tập viết đến quên cả thời gian, viết hàng trăm lần để có một con chữ tròn trịa. Ký làm đi làm lại, quan sát và suy nghĩ xem tư thế nào phù hợp để có thể điều khiển các dụng cụ từ chiếc thước kẻ đến cây kéo một cách thuần thục. Không biết bao lần trong khi viết bài hay làm một việc gì đó, những ngón chân bị chuột rút tê dại, co quắp, đau buốt nhưng Nguyễn Ngọc Ký vẫn kiên trì tập luyện. Với đôi chân ấy, Ký vui chơi cùng bạn bè, tập đan rổ, đan lồng chim, tập bơi, xâu kim và khâu vá… Cứ như vậy, đôi chân đưa Nguyễn Ngọc Ký vững bước trên những chặng đường đời. Nguyễn Ngọc Ký học giỏi toán, lại say mê văn chương và vẽ khá đẹp. Ký đã được cử đi thi học sinh giỏi toán của miền Bắc và đạt giải. Tuy nhiên, sau những đắn đo, Nguyễn Ngọc Ký quyết định chọn văn chương và đã trở thành sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp. Trong bốn năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng và biết bao thiếu thốn song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài học tập và bắt đầu viết cuốn tự truyện đầu tay. Năm 1971, năm Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học cũng là thời điểm cuốn sách Những năm tháng không quên (Tôi đi học) đến với độc giả. Đó là kết quả đầu tiên trên hành trình khổ luyện của Nguyễn Ngọc Ký. Đôi chân kiên cường ấy còn đồng hành và góp vào thành công của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Khi trở về quê nhà nhận công tác, ông không khỏi băn 12
  18. khoăn day dứt: “Tôi luôn suy nghĩ rằng, mình sẽ dạy cho học sinh bằng cách nào đây khi hai tay vô dụng, không dùng phấn được. Thế là tôi mày mò phương pháp dạy chẳng giống ai” [65]. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Khi lên lớp, thầy Ký vừa dạy vừa dùng chân từ từ kéo tờ giấy che ở ngoài xuống cho những con chữ hiện dần ra.Vậy mà học trò hiểu bài, hứng thú. Ngoài ra, để tăng sự hấp dẫn và sinh động cho bài học, thầy Ký còn nghĩ ra những câu đố bằng thơ. Với các dạy linh hoạt, sáng tạo, ông đã tạo được sự thuyết phục, cuốn hút học trò. Nhờ có nhiều thành tích xuất sắc, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã hai lần vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu và bốn lần được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lời ca ngợi: “Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương vượt khó tuyệt vời và trở thành huyền thoại sống cho bao thế hệ cắp sách tới trường suốt nửa thế kỷ qua” [16, tr 173]. Ngày bị liệt mất đôi tay, tưởng chừng bóng đen bất hạnh sẽ bao trùm cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký, nhấn chìm ông vào sự tuyệt vọng. Nhưng ông đã nỗ lực vươn lên không ngừng để tìm nguồn sáng cho cuộc đời mình và lặng lẽ tỏa sáng. Sau hai mươi năm công tác, ngày 20/11/1992, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Khoảng thời gian sau đó, do sức khỏe giảm sút và bệnh tật, ông rời quê nhà và chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh để vừa chữa bệnh, vừa dạy học. Ông vừa điều trị bệnh, vừa tiếp tục những công việc của một nhà giáo: dạy học, dự giờ, đóng góp ý kiến, xây dựng các chuyên đề giáo dục.v.v…Sau 35 năm công tác trong ngành giáo dục, sau khi về nghỉ, ông lại dành nhiều thời gian cho văn chương, tham gia tư vấn tâm lý; giao lưu, nói chuyện với học sinh, sinh viên… Hình ảnh người thầy vóc dáng bé nhỏ, đôi tay bị liệt nhưng lại có một giọng nói truyền cảm đã đi vào tâm trí của bao nhiêu thế hệ học trò. Thầy đã “truyền lửa” cho tuổi trẻ, giúp họ có thêm nhiệt huyết phấn đấu trên con đường đi tới tương lai. 13
  19. Trong hành trình cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký suốt gần bảy mươi năm qua, bằng đôi chân ông đã đi được rất xa. Sự khiếm khuyết của đôi tay chẳng thể nào ngăn cản được Nguyễn Ngọc Ký, trái lại, còn tiếp cho đôi chân thêm sức mạnh để viết lên trang đời tươi đẹp. Bằng ý chí, nghị lực phi thường, đôi bàn chân của Nguyễn Ngọc Ký đã chinh phục được số phận nghiệt ngã và đặt tới những cột mốc quan trọng của cuộc đời: đến trường, vào đại học, đứng trên bục giảng, bước lên văn đàn, ghi danh vào những kỉ lục…Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Ký là lời khẳng định chân lý: “số phận đặt ra con đường mà chúng ta phải đi, nhưng chính chúng ta mới là người quyết định cách mình vượt qua nó” (Abraham Lincoln). 1.2. Sáng tác 1.2.1. Nhà văn giàu nghị lực “Biết mơ những khoảng trời - Biết cười trong nước mắt” là phương châm sống mà Nguyễn Ngọc Ký hằng tâm đắc. Ước mơ sáng tác văn chương của ông được ấp ủ ngay từ những năm tháng còn là học trò. Với một người bình thường, nếu có niềm say mê văn học và có năng khiếu thì ước mơ ấy có nhiều khả năng trở thành hiện thực. Nhưng với Nguyễn Ngọc Ký, con đường để đạt được ước mơ đó không hề bằng phẳng. Ông đã đến với “sự nghiệp gian khổ” bằng một nghị lực đáng khâm phục. Nguyễn Ngọc Ký là cây bút giàu nghị lực. Ông đã kiên trì tập luyện đôi chân thay thế đôi bàn tay bị liệt để cầm bút viết văn. Từ những nét chữ đầu tiên trên những trang vở đến những bài thơ, câu văn, tác phẩm... là cả một hành trình đầy gian khổ. Nguyễn Ngọc Ký cho biết: thời gian học từ lớp 8 cho đến hết lớp 10 là những bước chập chững đầu tiên của ông trên con đường văn chương. Ông bắt đầu viết và gửi các sáng tác đến một số tòa soạn báo. Trong hai năm, bằng đôi chân kì diệu, Nguyễn Ngọc Ký đã sáng tác hàng trăm bài gửi tới các báo. Mỗi lần gửi bài đi là một lần ông hy vọng thấp thỏm. Sự kiên trì đó rồi cũng được đền đáp xứng đáng. Năm thứ nhất đại học, bài thơ của Nguyễn 14
  20. Ngọc Ký mang tên Núi bắt phi công được đăng trên báo Thiếu niên tiền phong. Thành quả đầu tiên ấy tuy nhỏ nhưng có tác dụng khích lệ rất lớn đối với Nguyễn Ngọc Ký. Từ đó, ông bắt tay vào viết cuốn tự truyện đầu tiên Những năm tháng không quên. Để hoàn thành cuốn tự truyện đầu tay, Nguyễn Ngọc Ký đã phải nỗ lực vượt qua bao trở ngại. Ông đã cố gắng khắc phục mọi thiếu thốn (về điều kiện sống, thiếu giấy bút); kiên trì viết bằng chính đôi chân của mình mà không cậy nhờ sự giúp đỡ của bất kì ai khác; dành tất cả những khoảng thời gian rảnh để viết một cách say mê và lặng lẽ. Động lực đã thôi thúc nhà văn cầm bút và miệt mài với những con chữ trong suốt những năm gian khổ và thiếu thốn, đó là tình yêu đối với văn học, là sức mạnh mãnh liệt của ước mơ và nghị lực. Khi còn là một học sinh cấp ba, ông đã ao ước trở thành một nhà văn khi được đọc cuốn “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nga Ostrovsky. Trong cuốn sách, Nguyễn Ngọc Ký say mê nhân vật Paven Corsaghin vì tìm thấy ở nhân vật ấy nhiều điểm tương đồng: “Nhân vật Paven Corsaghin đã tiếp sức cho tôi rất nhiều với tấm gương hy sinh cho lý tưởng, dám sống bằng tất cả nghị lực trái tim, vượt qua mọi nghịch cảnh để cho cuộc đời mình có ý nghĩa” [5]. Cuốn sánh đã tiếp thêm động lực để ông quyết tâm bước vào giảng đường Đại học, mơ ước viết lại cuộc đời mình. Và ông đã làm được điều đó khi cho ra đời cuốn sách Những năm tháng không quên (sau nhan đề được sửa lại một cách giản dị và ngắn gọn hơn: Tôi đi học). Sau khi ra đời, cuốn sách đã được bạn đọc đón nhận và chia sẻ rộng rãi. Không lâu sau đó, một đoạn trích trong cuốn sách đã được đưa vào chương trình văn ở tiểu học. Đến nay, Tôi đi học đã được tái bản hơn mười lần và trở thành cuốn sách “gối đầu giường” của nhiều bạn đọc một thời. Từ đây, với đôi chân diệu kì, ông kiên trì tiếp bước trên con đường văn chương với một tâm niệm chân thành và giản dị: “Tôi biết mình là ai, một người khuyết tật! Muốn bù đắp lại những gì thua thiệt, phải cố gắng hơn người bình thường, cố gắng một cách phi thường! Đó là lối đi của người khuyết tật như tôi, mặc cảm mà không tự ti, không lẩn trốn, không buông xuôi…” [5]. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2