Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa
lượt xem 9
download
Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chương 1 - Tản văn Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại; Chương 2 - Bức tranh văn hóa đa sắc màu trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư; Chương 3 - Nghệ thuật biểu hiện văn hóa Nam Bộ trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------- NGUYỄN THỊ THU HÀ TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kiến Thọ Thái Nguyên, tháng 5/2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình ngiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Kiến Thọ. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
- ii MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 8 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 9 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 10 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 11 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 12 Chương 1. TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG NỀN VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ................................................................ 12 1.1. Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ ...... 12 1.1.1.Vài nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ..................................................... 12 1.1.2. Nguyễn Ngọc Tư với thể loại tản văn ................................................... 14 1.2. Khái niệm tản văn .................................................................................... 15 1.2.1. Đặc trưng thẩm mĩ của thể loại tản văn ................................................ 17 1.2.2. Thể loại tản văn trong hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ........ 18 1.3. Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư .......... 19 1.3.1. Khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa ..................................................... 19 1.3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .................................................. 26 1.3.3. Màu sắc văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư .......... 29 Chương 2. BỨC TRANH VĂN HÓA ĐA SẮC MÀU TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ .......................................................................... 37
- iii 2.1. Bức tranh thiên nhiên Nam Bộ................................................................. 37 2.1.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp đặc trưng vùng đồng bằng sông nước ......... 37 2.1.2. Thiên nhiên gắn liền với đời sống người dân lao động ........................ 39 2.2. Văn hóa ứng xử và tình đời, tình người trong cuộc sống ........................ 41 2.2.1. Những con người nghĩa tình, đôn hậu .................................................. 42 2.2.2. Những con người lạc quan, hào sảng, nghĩa hiệp ................................. 45 2.3. Đô thị hóa và những vấn đề đặt ra của đời sống hiện đại ........................ 48 2.3.1. Đô thị hóa và guồng quay cuộc sống hiện đại ...................................... 49 2.3.2. Những mất mát, tổn thương về các giá trị văn hóa - tinh thần ............. 51 Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ ................................................................ 56 3.1. Đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư ................ 56 3.1.1. Phương ngữ Nam Bộ............................................................................. 57 3.1.2. Lối biểu đạt đặc thù của đồng bào miền sông nước, miệt vườn ........... 59 3.2. Những sắc thái giọng điệu trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư .................... 61 3.2.1. Giọng điệu trữ tình, đằm thắm .............................................................. 61 3.2.2. Giọng điệu dân dã, đôn hậu .................................................................. 63 3.2.3. Giọng điệu hóm hỉnh, trẻ trung ............................................................. 64 3.2.4. Giọng điệu hoài niệm, tha thiết ............................................................. 65 3.2.5. Giọng điệu trầm tư, triết lí..................................................................... 67 3.3. Một số biểu tượng văn hóa trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư ................... 68 3.2.1. Sông - Biểu tượng của cảnh đời, kiếp người ........................................ 69 3.2.2. Gió - Biểu tượng của những ám ảnh tâm lí ........................................... 70 3.3.3. Một số biểu tượng văn hóa khác ........................................................... 72 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 84
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau trước một vấn đề văn học, tùy thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu trong từng vấn đề cụ thể. Trong đó, nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng nghiên cứu khả dĩ và hết sức thú vị, đã được vận dụng ở Việt Nam trong thời gian qua với những kết quả tích cực. Văn hóa và văn học có những mối quan hệ biện chứng. Muốn giải quyết một vấn đề văn học, rất cần tiếp cận từ góc độ văn hóa học. Văn hóa là mẫu số chung, là cái bao trùm lên đời sống con người và xã hội. Không chỉ những gì ta biết liên quan đến con người đều thuộc về văn hóa mà ngay cả những cái ta chưa biết, liên quan đến con người cũng đều thuộc về văn hóa. Văn học bao giờ cũng chịu sự chi phối trực tiếp từ môi trường văn hóa của một thời đại nhất định, cũng như chịu sự tác động, chi phối bởi truyền thống văn hóa dân tộc. Đồng thời, mỗi nhà văn lại thường gắn bó đặc biệt và chịu sự ảnh hưởng của một vùng miền nhất định, tạo thành không gian văn hóa riêng cho thế giới nghệ thuật của mình. Vì vậy, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa bên cạnh việc cho phép ta nhận diện bối cảnh văn hóa của dân tộc và thời đại, thì đặc biệt nó còn cho ta khám phá những nét riêng biệt, đặc sắc, đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn nữ xuất sắc và khá tiêu biểu trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Được đánh giá cao trong giới chuyên môn, được nhiều nhà xuất bản săn đón, lọt vào tầm ngắm của không ít nhà đạo diễn sân khấu điện ảnh, các tác phẩm của nữ văn sĩ này thực sự có được vị trí chắc chắn trong bức tranh văn học hiện nay. Thành công với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết với các tác phẩm nổi tiếng như “Cánh đồng bất tận”, “Sông”.v.v.., Nguyễn Ngọc Tư cũng rất thành công trong thể loại tản văn với hàng loạt tác phẩm viết về con người, đời sống sinh hoạt của miền Tây Nam Bộ. Với một tâm hồn cởi mở, phóng khoáng và hết sức nhạy cảm của một
- 2 người viết gắn bó và am hiểu vùng quê miền sông nước, tản văn của Nguyễn Ngọc Tư trở thành một đặc sản cho những người thưởng thức và yêu mến những giá trị đặc sắc của văn hóa miệt vườn Cửu Long. Qua các trang viết của chị, người đọc như được tận mắt chứng kiến và hòa mình vào không gian của những dòng sông rộng lớn, những con kênh, những cánh đồng, những miệt vườn trù phú rộng mênh mông. Ở đó, những sinh hoạt hàng ngày, những hoạt động sản xuất của các cư dân nơi đây gắn với số phận của những người dân nghèo nhưng đôn hậu, chất phát cứ trở đi trở lại ám ảnh khôn nguôi. Đến nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư với những cách tiếp cận từ nhiều phía. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về tản văn Nguyễn Ngọc Tư lại rất ít, đặc biệt là hiện vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ cách tiếp cận văn hóa. Đó là lí do chúng tôi chọn lựa do chúng tôi chọn lựa đề tài: Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa cho công trình nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ chỉ mới xuất hiện trên văn đàn trong thập niên đầu của thế kỉ này, tức là khoảng gần hơn chục năm trở lại đây. Tuy nhiên, chị đã có khối lượng tác phẩm xuất bản lớn trong một thời gian ngắn, được trao tặng nhiều giải thưởng văn học có uy tín và nhận được nhiều sự yêu mến, kì vọng từ độc giả. Bắt đầu từ tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” gây được tiếng vang lớn, thu hút sự chú ý của dư luận từ nhiều phía, với hàng loạt bài viết giới thiệu về tác phẩm và chân dung Nguyễn Ngọc Tư được công bố từ phía các nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học. Là một nhà văn được yêu mến không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài, vì thế những bài viết tìm hiểu về các sáng tác của chị thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Số lượng bài viết về tác giả này
- 3 rất dồi dào với những cách đặt vấn đề khác nhau. Trần Hữu Dũng có bài viết Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản miền Nam nhấn mạnh phong cách riêng của nhà văn trẻ từ vùng sông nước Cà Mau rất đặc trưng của Nam Bộ; Văn Công Hùng có bài viết Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư đã chỉ ra sự vận động trong ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư từ Ngọn đèn không tắt đến Cánh đồng bất tận; Huỳnh Công Tín có bài: Nguyễn Ngọc Tư- nhà văn trẻ Nam Bộ… Võ Gia Trị ở bài viết Tản mạn văn chương năm qua đã có ý kiến đánh giá tích cực về Nguyễn Ngọc Tư (năm 2008 - năm chị đoạt giải thưởng văn học ASEAN). Khi tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đoạt giải của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, cái tên Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu được các nhà văn lớp trước như Nguyễn Quang Sáng, Chu Lai, Nguyên Ngọc, Dạ Ngân... chú ý đến. Trong lời tựa tập truyện này, Nguyễn Quang Sáng đã có nhận xét rất xác đáng khi cho rằng: “Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thường, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc - mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả mà cha ông ta đã dày công khai phá... Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa đựng bên trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu, vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế” (Lời tựa tập Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ, 2000, tr.03). Trong khi đó, Chu Lai không ngần ngại khẳng định: “Nguyễn Ngọc Tư là cây bút tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của văn học Việt Nam”. Huỳnh Công Tín gọi Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của Nam Bộ và đánh giá: “Nhân vật trong tác phẩm của chị là những con người Nam Bộ với những cái tên hết sức bình dị, chân chất kiểu Nam Bộ... Họ mang những tâm tư, nguyện vọng hết sức đời thường. Đó là những người sinh sống bằng những ngành cũng gắn liền với quê hương sông nước Nam Bộ. Đặc biệt vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính
- 4 chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị”. Tác giả còn chỉ ra truyện của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu đề cập đến số phận buồn thương của những con người nhỏ bé, chân chất sống cuộc đời bình dị nhưng nhiều bi kịch, đắng cay (Nguyễn Ngọc Tư: Nhà văn trẻ Nam Bộ, tạp chí Văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long, 15/04/2006). Tìm hiểu con đường Nguyễn Ngọc Tư đã đi và đang đi tới, Bùi Công Thuấn có bài Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã đi, mang đến một cái nhìn tổng quan về hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư từ những tác phẩm trước Cánh đồng bất tận, đến những tập truyện sau đó như Gió lẻ, Khói trời lộng lẫy… Tác giả bài báo chỉ ra, cầm bút với Nguyễn Ngọc Tư là để nói ra cái tình người sâu thẳm trong những biểu hiện thật phong phú mà như chị nói “Có bao nhiêu tình tôi yêu hết”. Trong các nhà phê bình, Nguyễn Trọng Bình là một trong những người có nhiều bài viết nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư, với những bài viết như: Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nghệ thuật về con người; Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư; Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; Phong cách truyện ngắn Nguyễn ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung tự sự; Những dạng tình huống thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa; Nguyễn Ngọc Tư và hành trình “trở về”… Qua những bài viết này, tác giả đã cho thấy: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là “bức tranh sống động về cuộc sống của một bộ phận người dân lao động (nhất là ở thôn quê) vùng đồng bằng sông Cửu Long mà cái nghèo, cái khổ cứ bám riết lấy họ”. Phạm Thái Lê với công trình nghiên cứu Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư rút ra kết luận: “Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch lớn nhất của con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ nỗi cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật
- 5 của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cái Thiện”. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, website cũng bàn về nội dung và hình thức trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư như: Hoàng Đăng Khoa với Dấu ấn hậu hiện đại trong Cánh đồng bất tận (Vietnamnet.vn), Dạ Ngân với Nguyễn Ngọc Tư - điềm đạm mà thấu đáo (Văn nghệ trẻ, số 15); Minh Thi với Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng (Lao động, ngày 11/4/2004); Thảo Vy với Nỗi đau trong cánh đồng bất tận (Tạp chí văn hóa Phật giáo, số 11)… Từ những giới thiệu về tác giả, giới nghiên cứu đã đi sâu hơn về đặc điểm bút pháp nghệ thuật trong văn Nguyễn Ngọc Tư. Đáng chú ý là các bài viết: Cánh đồng bất tận - nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ nghệ thuật của Đoàn Ánh Dương; Lời “đề từ” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Phạm Phú Phong; Chất thơ trong Cánh đồng bất tận của Đào Duy Hiệp; Nỗi nhớ qua cánh đồng bất tận của Nguyễn Quang Sáng; Một thế giới nghệ thuật riêng của Nguyễn Khắc Phê; Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận của Bùi Việt Thắng… Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như: Những yếu tố ngoài cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư của Trần Thị Ái Như (Đại học khoa học Huế, 2007); Yếu tố phân tâm học trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ và Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị Quỳnh Hương (luận văn thạc sĩ, 2008); Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Bùi Thị Ngọc Ánh (luận văn thạc sĩ, 2008); Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Võ Thị Anh Đào (luận văn thạc sĩ, 2009)…
- 6 Nhìn chung, mỗi công trình, bài viết đều có những đóng góp nhất định khi đi sâu nghiên cứu những khía cạnh nghệ thuật, nội dung tư tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về tản văn của Nguyễn Ngọc Tư Với thể loại tạp văn, tản văn, Nguyễn Ngọc Tư không viết nhiều như truyện ngắn, nhưng khi cuốn tạp văn, hay tản văn đầu tiên ra đời cũng đã có khá nhiều bài viết, bài cảm nhận trên báo, tạp chí và chủ yếu là qua mạng Internet. Sau đó là một giọng văn trưởng thành hơn mang triết lý sâu sắc và thâm trầm hơn qua những tạp văn, tản văn sau này như: Ngày mai của những ngày mai, Biển của mỗi người, Gáy người thì lạnh. Qua thu thập thông tin khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn độc giả đều rất hưởng ứng, chào đón thể loại mới này. Ví dụ, nếu như bản phát hành đầu tiên với số lượng 2.000 cuốn vào cuối năm 2005, tới đầu tháng 1/2006, sách đã được tái bản với số lượng 5.000 cuốn. Nhận xét về tạp văn “đầu tay” của Nguyễn Ngọc Tư, Thanh Vân trên trang web viet-studies có viết bài Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư như một lời giới thiệu với độc giả về những nội dung mới - khác hẳn với những truyện ngắn đã được Nguyễn Ngọc Tư viết trước đó. Năm 2005, nhà văn Sơn Nam từng chia sẻ với VnExpress cảm nhận về những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư: “Nguyễn Ngọc Tư viết tài, nhưng muốn sâu và bền hơn thì phải đi nhiều, học nhiều hơn nữa. Văn chương không chỉ là chuyện tình yêu nam nữ đơn thuần, văn chương phải giúp người ta gợi nhớ, khắc sâu về con người, cuộc sống…”. Độc giả Nguyễn Ngọc Tường Vân, ngày 21/07/2011, có bài viết Mộc mạc và rất trữ tình đăng trên website: http://tiki.vn/yeu-nguoi-ngong-nui-tan- van-p26071.html. Tác giả đã chia sẻ những cảm nhận của mình khi đọc tản văn Yên người ngóng núi: “Trong cuộc sống bận rộn này, mỗi chúng ta nên dành một chút thời gian mỗi ngày để đọc Yêu người ngóng núi và chiêm nghiệm, chỉ cần mỗi ngày một bài tản văn, hẳn là chúng ta sẽ suy nghĩ đẹp
- 7 hơn và sống tốt hơn. Đây là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư mà tôi đọc, thật thì so với Cánh Đồng Bất Tận, tôi lại thích quyển này hơn bởi nó thể hiện được cái tình giản dị mà thấm đẫm giữa đời thường. Ngay từ tản văn đầu tiên, Nguyễn Ngọc Tư bàn về Sài Gòn - nơi tôi sinh sống, bằng một lối văn nhẹ như dòng nước: "Bằng cách đó, thành phố yêu anh...." còn anh thì mãi ở núi này trông núi nọ, nhưng thành phố vẫn còn đó, chờ đợi trong yêu thương, hằng ngày vẫn thở”. Nguyễn Ngọc Tư lúc nào cũng cuốn người đọc vào một thế giới miên man tình. Không chỉ là tình yêu đơn thuần như những cây bút trẻ đang tích cực khai thác, tình trong văn Nguyễn Ngọc Tư bảng lảng giữa những ngã tư, những con phố, quán cà phê chiều, giữa sự đấu tranh của hoài niệm và tương lai, giữa kỷ niệm và thực tế. Trong bài viết Về Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Trần Hữu Dũng đã có những nhận xét khá sâu sắc về điểm nhìn trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư. Trong bài Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Thanh Vân lại hướng sự quan tâm đến giọng điệu trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư. Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư là những sắc thái chân thực và sinh động của cảm xúc và tâm trạng. Qua tập tản văn Đong tấm lòng, Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm những vui buồn, âu lo không chỉ về thân phận người nông dân miền Tây, mà còn về bản sắc văn hóa, lịch sử, cội nguồn của một vùng đất. Biển của mỗi người là tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (tính theo thời điểm sáng tác chứ không theo năm tái bản), gồm 21 tản văn phơi trải những suy tư của Nguyễn Ngọc Tư về cuộc đời, thế sự và về nghiệp viết. Tác giả chia sẻ một cách chân thành :“Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chinh mình. Như sau tàn tro, là vẻ đẹp lộng lẫy của đá”. Tản văn Gáy người thì lạnh khẳng định rõ thêm một phong cách Nguyễn Ngọc Tư. Vẫn với cách viết giàu chất phóng khoáng mà mộc mạc, gần gũi và dung dị “tập tản văn cứ trôi bình lặng theo những con nước miền Tây. Đọc mà như thấy cái khung cảnh miền Tây êm đềm hiện ra trước mắt vậy”.
- 8 Công trình nghiên cứu khá toàn diện và chuyên biệt về tản văn Nguyễn Ngọc Tư là luận văn thạc sĩ của Lương Thị Thảo, bảo vệ thành công tại Đại học Đà Nẵng, có tên gọi Đặc sắc của tản văn Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả luận văn đã chỉ ra những sắc thái tình cảm trĩu nặng suy tư và cảm xúc trong của Nguyễn Ngọc Tư đối với miền sông nước quê hương Nam Bộ của mình: “cảnh sắc trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư không thuần túy chỉ là cảnh mà luôn chất chứa cái tình bên trong. Quê hương không chỉ hiện lên trong tác phẩm của chị với những không gian tuổi thơ gắn với đất vườn mà còn là những cảnh sắc mang nét đặc trưng của đất mũi Cà Mau. Đó là những mùa gió chướng và sông nước”. Tuy nhiên, tác giả luận văn nói trên dường như không mấy quan tâm, cắt nghĩa và lí giải những dấu ấn văn hóa in đậm trong từng trang văn của Nguyễn Ngọc Tư, một thứ văn hóa đặt trưng, ăn sâu, bén rễ từ bao đời của miền sông nước. Chính thái độ trân trọng, xót xa những giá trị văn hóa truyền thống đang dần mai một tạo nên nét đặc sắc và quyến rũ trong từng trang văn của Nguyễn Ngọc Tư. Điều này, vô hình chung, đã tạo thành những khoảng trống. Nghiên cứu của chúng tôi với đề tài Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa là một nỗ lực để có thể hy vọng lấp đầy những khoảng trống đó. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc trưng văn hóa trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn là công trình khảo sát về tản văn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hoá. Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà chỉ vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá có tính chất cụ thể bước đầu
- 9 theo một hướng mới. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về sáng tác tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, chỉ ra được những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam đương đại, chỉ ra được đặc trưng tiêu biểu trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư từ cách tiếp cận văn hóa, đồng thời khẳng định những giá trị nghệ thuật, những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của văn chương mang đậm bản sắc văn hóa của vùng quê Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Đọc và khảo sát các tản văn của Nguyễn Ngọc Tư. - Nghiên cứu và chỉ ra những dấu ấn văn hóa của tản văn Nguyễn Ngọc Tư ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. - Nghiên cứu các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ở các thể loại khác như truyện ngắn, tiểu thuyết để thấy được phong cách, cá tính của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng tạo nghệ thuật. - Đối chiếu, so sánh với một số tản văn của các tác giả khác để thấy được bản sắc riêng trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư. - Bước đầu đánh giá và xác định được vị trí của tản văn trong sáng tác văn chương của Nguyễn Ngọc Tư; đóng góp của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đối với thể loại tản văn nói riêng và trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp: - Phương pháp thống kê phân loại: khảo sát các hiện tượng lặp lại ở một số các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm và dựa vào tần
- 10 số xuất hiện của các yếu tố đó để khái quát và hệ thống thành những đặc điểm riêng, nổi bật dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. - Phương pháp phân tích,tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu nội dung các tác phẩm, phân tích những đặc điểm được thể hiện trong các tản văn của Nguyễn Ngọc Tư và từ đó rút ra những luận điểm chính của đề tài. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để chỉ ra những đặc điểm giống nhau cũng như những nét riêng, tiêu biểu về văn hoá Nam Bộ được thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sáng tác của chị với một số nhà văn lớp trước và đương thời, từ đó, khẳng định đóng góp của chị với nền văn học Việt Nam hiện đại. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp đồng bộ phương pháp nghiên cứu lịch sử, địa lí, văn hóa để tìm hiểu, phân tích, lí giải những dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm. - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Khai thác những vẻ đẹp và đặc trưng của văn hóa Nam Bộ được thể hiện trong tác phẩm. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, bao gồm: - Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn), Nxb Thanh Niên, 2006 - Ngày mai của những ngày mai, Nxb Phụ nữ, 2009 - Gáy người thì lạnh, Nxb Trẻ, 2012 - Đong tấm lòng, Nxb Trẻ, 2015 - Yêu người ngóng núi, Nxb Trẻ, 2016 - Biển của mỗi người, Nxb Kim Đồng, 2016 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai làm ba chương: Chương 1: Tản văn Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
- 11 Chương 2: Bức tranh văn hóa đa sắc màu trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư. Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện văn hóa Nam Bộ trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư. 7. Đóng góp của luận văn Nếu đề tài được thực hiện thành công, chúng tôi hy vọng có những đóng góp sau: - Có được cái nhìn tổng thể, toàn diện về tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa. - Thấy được những yếu tố văn hóa kết tinh trong sáng tác (tản văn) của Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời chỉ ra những đóng góp của nhà văn trong việc phát hiện, tôn vinh và góp phần kiến tạo những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. - Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về thể loại tản văn, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa.
- 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG NỀN VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ 1.1.1.Vài nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Tác giả Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Cuộc sống của chị khá vất vả, không được suôn sẻ và đầy đủ điều kiện như nhiều người. Lên 4 tuổi, gia đình chị chuyển về Cà Mau nhưng chị không được sống với ba mẹ như các anh chị mà ở với ngoại. Vốn là học sinh giỏi văn của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng từ nhỏ chị chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là nhà văn. Ngay khi đám bạn cùng lớp bắt đầu tập viết truyện, làm thơ thì chị vẫn “im hơi lặng tiếng”. Chị đã tự nhận rằng: “Trước khi viết truyện ngắn đầu tiên, mình đơn thuần là một cô gái nông dân, bỏ dở học hành, ở nhà nấu cơm nuôi ông ngoại, chăm sóc vườn rau, chiều chiều cắt rau cho má đi bán chợ đêm”[38]. Sinh ra và lớn lên ở miền quê này, cũng từng chịu cảnh khó khăn, phải bỏ học nửa chừng, hơn ai hết, nhà văn thấu hiểu, thông cảm và đau đớn cùng con người ở vùng đất còn xa lạ với cuộc sống công nghiệp hiện đại, không thấy bóng dáng văn minh đô thị, thiếu ánh sáng văn hóa, cuộc sống còn đầy hoang sơ và bản năng. Cuộc sống của những người lao động xung quanh đã thấm đẫm vào văn của chị, nó là không khí, là không gian quen thuộc khi chị sáng tác. Từ sáng đến tối, tiếng ơi ới của người mua bán trên chợ trước nhà, tiếng còi tàu giục gióng giả từng hồi phía sau, rồi tiếng gò, mài, xi mạ nữ trang của chồng cùng hai người thợ làm công ở gian trước, đã trở thành một thứ âm thanh quen thuộc khi chị ngồi vào bàn viết. Dường như chính những điều đó phần nào đã khu biệt thế giới nhân vật của nhà văn. Đó là thế giới của những người nông dân lam lũ, đói nghèo, những người nghệ sỹ đường phố với số phận long
- 13 đong, vất vả. Chị viết về họ như để trả nghĩa quê hương đã sinh ra mình, trả nghĩa cái tình của bà con chòm xóm xung quanh, trả ơn cha mẹ, người thân đã nuôi dưỡng, cho chị nguồn sống và cả nguồn sáng tác văn chương chưa khi nào vơi cạn: “Chưa có bao giờ má dạy tôi viết văn, nhưng những gì tôi viết ra đều mang hơi thở cuộc sống mà má trao tặng”[72, tr.158]. Những con người đó chưa bao giờ xa lạ với chị và những trang viết của chị về họ cũng không xa lạ gì với chính họ: “Tôi tự tin vào sự hiểu biết về nông thôn quê hương tôi”[88]. Đối với chị, quê hương quả thưc đã là nguồn mạch tình yêu, là nơi tiếp sức, điểm tựa cho đời văn của chị. Những năm tháng sống cùng với ông ngoại, sớm lao vào công cuộc mưu sinh (làm văn thư cho tạp chí Bán đảo Cà Mau) có lẽ là một trong những duyên cớ khiến Nguyễn Ngọc Tư bước chânvào lĩnh vực viết văn. “Đổi thay” là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Nhưng chị chỉ thật sự được độc giả cả nước biết đến với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000). Cũng từ đó nhiều tập truyện của chị liên tục được độc giả trong và ngoài nước ủng hộ và đón nhận như: Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Giao thừa. Đến tập truyện “Cánh đồng bất tận” (2005) thì có thể nói NguyễnNgọc Tư đã thật sự khẳng định được tên tuổi và tài năng của mình trên văn đàn của Việt Nam. Hiện chị sống và làm việc tại T.P Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư cũng là hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà Văn Việt Nam hiện nay. Chị từng đạt giải Nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20”, lần thứ 2, năm 2000, do Nhà xuất bản Trẻ, Hội nhà văn T.P Hồ Chí Minh, báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức với tập truyện "Ngọn đèn không tắt" và Giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 cũng với tập truyện này. Cuốn sách này đã được chọn in lại trong "Tủ sách Vàng" của NXB Kim Đồng năm 2003. Nguyễn Ngọc Tư cũng đạt Giải Ba cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003 - 2004 của báo Văn nghệ với
- 14 truyện ngắn "Đau gì như thể...". Những năm gần đây, chị tiếp tục gây ngạc nhiên và đem lại nhiều thiện cảm cho bạn đọc bằng giọng văn bề ngoài như dửng dưng nhưng ẩn sâu bên trong lại rất tình cảm và cuốn hút của mình. Chị cũng là tác giả trẻ nhất có tên trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch và in ở Mỹ, năm 2005. Hiện tại nhiều truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh để giới thiệu với độc giả ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng rất xuất sắc trong mảng tạp văn khi ngay sau tập truyện “Cánh đồng bất tận” đã cho ra đời một cuốn tạp văn “nặng ký” đầu tiên có tên là “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (2005), tập hợp những bài viết của chị đã đăng trên tạp chí “Thời báo kinh tế Sài Gòn”. Năm 2007, chị lại cho ra đời một tập tạp văn mới “Ngày mai của những ngày mai”, được độc giả và giới phê bình đánh giá tốt. Có thể nói, chị là một trong những nhà văn trẻ viết khỏe và viết đều khi chỉ trong vòng ba năm đã cho ra đời bốn tập truyện ngắn (không kể tạp văn). Điều đó chứng tỏ chị là một nhà văn miệt mài lao động, miệt mài sống và tích lũy vốn sống để nuôi dưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác, chứ không chỉ nhờ vào năng khiếu thiên bẩm. Qua chặng đường cầm bút, tung hoành trên cả hai thể loại truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ những người sáng tác trẻ của cả nước, đã xác lập được một phong cách sáng tác riêng biệt mang dấu ấn “Nguyễn Ngọc Tư” - một văn phong rặt chất Nam Bộ hiền hòa, hào sảng vang bóng một thời nhưng vẫn hồn hậu nồng nàn đến tận ngày nay. 1.1.2. Nguyễn Ngọc Tư với thể loại tản văn Nếu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện về những con người, số phận, cảnh đời luôn khiến ta khắc khoải, đau đáu vì thương và vì bất lực thì tản văn của chị lại là những mảnh ghép nhỏ hơn của cảm xúc, đôi khi chỉ thoáng qua song nó để lại trong ta một sự xúc động rất sâu và dai dẳng. Chính Nguyễn Ngọc Tư đã thừa nhận “Mỗi tháng em viết vài tạp văn.
- 15 Em thích viết tạp văn, vừa nhẹ nhàng, vừa tiện đăng báo để kiếm tiền”, nhưng có thể đó chỉ là lời nói đùa. Dường như Nguyễn Ngọc Tư hợp với tản văn hơn bởi nó nhẹ nhàng, tự do và bình dân. Với Nguyễn Ngọc Tư viết hết thảy mọi chuyện xảy ra quanh chị và trong đời chị, từ việc con cái, ruộng vườn đến kinh tế, đến nhà nước và cả ở hải ngoại. Có thể nói là chuyện “thiên tào” trên trời dưới đất đều có trong tản văn của chị. Song, nếu đã đọc một lần là chắc chắn không quên. Bởi chị luôn biết cách đưa vào những chi tiết làm động lòng người đọc, chị viết tản văn thì nhẹ nhàng nhưng người đọc lại không nhẹ nhàng chút nào, ngược lại bao giờ cũng thấy sống mũi cay cay. Trong bài giới thiệu cho tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Thanh Vân đã có lời nhận xét rất ý vị về cách chị viết tản văn: “Thủng thẳng, nhỏ nhẹ như người con gái quê đang vừa hái rau muống vừa kể chuyện, những câu chuyện lúc thì da diết lúc lại hóm hỉnh, tưng tửng, vui vui, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có sự kết hợp rõ nét giữa văn và báo”. Sự so sánh đó rất chính xác, ta có thể hình dung dáng vẻ của Nguyễn Ngọc Tư trong tản văn như vậy, không cố làm dáng, không tạo hình cầu kỳ nhưng vẫn cuốn hút, vẫn để lại dấu ấn rất sâu trong bất kỳ ai một lần ngắm qua. Đề tài trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư khá đa dạng. Đọc tản văn Nguyễn Ngọc Tư, ấn tượng bao quát trong cảm nhận của người đọc là một thế giới cuộc sống ngồn ngộn, đầy ắp hình ảnh sinh động; ngôn từ đậm chất Nam Bộ, đặc biệt là giọng trữ tình thế sự sâu mà không đanh. Đó là sức hút trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện xuyên suốt trong nhiều tác phẩm. 1.2. Khái niệm tản văn Cho đến nay thật sự vẫn chưa có một khái niệm chính xác và thống nhất dành cho tản văn. Việc phân biệt tản văn - tạp văn - tạp bút vẫn còn những vấn đề chưa được khu biệt rõ ràng. Hầu hết, trong cách sử dụng từ ngữ chuyên ngành trên báo chí đều đồng nhất ba thể loại trên. Người ta thường nêu tên cả ba cùng lúc để chỉ ra nhiều cách gọi khác nhau của cùng một thể loại, hoặc chỉ dùng một tên phổ biến nhất là tản văn để gọi tên tất cả.
- 16 Theo Từ điển văn học (bộ mới) của nhà xuất bản Thế giới thì không có khái niệm của tản văn, chỉ có khái niệm của tạp văn “Tạp văn là một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học. Từ tạp văn vốn xuất hiện trong sách Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, song trong công trình đó từ này còn dùng để chỉ chung các thể loại văn chương. Tạp văn với tư cách là một thể văn chỉ chính thức ra đời vào khoảng Cách mạng Ngũ Tứ (1917 - 1924), là một bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề về xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị… Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ánh một cách nhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng, sắc sảo” [trích Từ điển văn học (bộ mới),III, tr 1601]. Trong khi đó, Từ điển Thuật ngữ Văn học đưa ra khái niệm: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả”[tr.293]. Dù không phải là một nhưng tạp văn là một thể loại nhỏ hơn tản văn, được phân hóa ra từ tản văn bởi có cùng đặc điểm nghệ thuật, nhưng xét về phạm vi đề tài thì tạp văn chuyên viết về những đề tài mang tính chính luận, tính luận bàn những vấn đề chung của xã hội, còn tản văn và tạp bút thì vẫn chưa ngã ngũ. Đến nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định rõ chúng là một nhưng cũng chưa có sự phân biệt nào đủ rõ để nói rằng chúng độc lập nhau. Cả hai đều là những thể loại thuộc ký và không có ràng buộc nhiều trong quy tắc sáng tác. Tóm lại, vì có quá nhiều tương đồng nên trong đời sống văn học hiện nay người ta không còn quan trọng việc phân biệt các thể loại trên. Chỉ cần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 666 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 302 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 247 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 154 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 121 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn