intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thân phận con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của luận văn là sẽ nghiên cứu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong việc khắc họa thân phận con người trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh ở một số phương diện cơ bản nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thân phận con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– BÙI VĂN CHUNG THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– BÙI VĂN CHUNG THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN SINH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG ĐĂNG DUNG THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Ngày 30 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Bùi Văn Chung ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS. TS. Trương Đăng Dung, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban giám hiệu; Khoa Ngữ Văn; Ban chủ nhiệm; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn BGH, các thầy cô giáo Trường THPT Yên Hòa, những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi chia sẻ với tôi những khó khăn và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có được thành quả như ngày hôm nay. Ngày 30 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Bùi Văn Chung iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 10 Chương 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC 10 1.1. Nguồn gốc và cơ sở hình thành, phát triển của chủ nghĩa hiện sinh .......... 10 1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh ................................................................ 10 1.1.2. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ............................................... 12 1.1.3. Những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh .................................... 13 1.2. Thân phận con người trong triết học hiện sinh ........................................... 16 1.2.1. Thân phận con người ............................................................................... 16 1.2.2. Ở con người tồn tại có trước bản chất ..................................................... 21 1.3. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học .................................... 23 1.3.1. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong đời sống văn học Phương Tây.... 23 1.3.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam .................................... 31 Chương 2. CÁC DẠNG BIỂU HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH ..................................................................... 41 2.1. Con người trong thế giới phi lý .................................................................. 41 2.2. Con người lưu đày ...................................................................................... 53 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.3. Con người cô đơn ....................................................................................... 59 2.4. Con người dấn thân..................................................................................... 65 Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH...................................................... 69 3.1. Kết cấu lắp ghép ......................................................................................... 69 3.2. Cốt truyện phân mảnh................................................................................. 77 3.3. Không gian - thời gian hiện sinh ................................................................ 81 3.3.1. Không gian hiện sinh ............................................................................... 81 3.3.2. Thời gian hiện sinh .................................................................................. 85 KẾT LUẬN....................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 94 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, Tạ Duy Anh trở thành một gương mặt nhà văn tiêu biểu, một hiện tượng văn học nổi bật với “những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại”. Anh đã làm “cháy” báo văn nghệ trên tất cả các sạp báo cả nước bằng truyện ngắn Bước qua lời nguyền. Đặc biệt, với bốn cuốn tiểu thuyết: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đã dành được chỗ đứng trong độc giả. Cho đên nay, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh không nhiều, nhưng qua đó, độc giả có thể tìm thấy những chiêm nghiệm, triết lí về con người và đời sống, tìm thấy những cách tân, thử nghiệm mới trong sáng tạo nghệ thuật thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm của anh. 1.2. Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu tư tưởng quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ ở phương Tây và đã có mặt ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay, nhưng việc nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong đời sống văn học chưa thỏa đáng. Sau 1986, với quan niệm mới về hiện thực, về con người, văn học đã bám sát đời sống, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của công chúng. Tìm hiểu văn xuôi, đặc biệt là tìm hiểu tiểu thuyết giai đoạn này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn bao quát về đời sống văn học Việt Nam đương đại. Với đặc thù của đời sống hiện đại là bề bộn, hỗn loạn, xói mòn, khủng hoảng lòng tin, với những chuyển biến trong tư tưởng của người cầm bút. Một nền văn học vừa bước ra khỏi chiến tranh, phải đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh, không ít người viết lâm vào tình trạng bối rối, “chông chênh”, đã gây nên những “khoảng chân không” trong văn học. Nhưng cũng chính thời gian này đã 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. diễn ra một cuộc vận động nội sinh ở chiều sâu của đời sống văn học, với những trăn trở, vật vã, tìm tòi thầm lặng mà không kém phần quyết liệt của một số nhà văn có mẫn cảm với những đòi hỏi của cuộc sống, có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. 1.3. Tạ Duy Anh đã có những đóng góp rất đáng trân trọng vào cao trào đổi mới văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống. Chính vì thế, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thân phận con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh” nhằm hướng tới khẳng định nét riêng trong cá tính sáng tạo tiểu thuyết, thành công và phần đóng góp của Tạ Duy Anh. Đồng thời, ở một phạm vi nhất định, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài luận văn của mình là “Thân phận con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh”. 2. Lịch sử vấn đề Khảo sát quá trình lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, có các dạng ý kiến: khái quát chung toàn bộ sáng tác của nhà văn và dạng bài viết đi sâu phân tích từng khía cạnh vấn đề, từng tác phẩm cụ thể. Tạ Duy Anh đã góp vào dòng tiểu thuyết đương đại một tiếng nói đáng kể vì những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tiểu thuyết của nhà văn. Tạ Duy Anh đánh dấu sự xuất hiện của mình, một cây bút văn xuôi độc đáo trong nền văn học bằng truyện ngắn Bước qua lời nguyền (1989), nhà thơ Hoàng Minh Châu đã xem Tạ Duy Anh như là sự “báo hiệu về một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng viết về số phận con người”. Quả thật, sau khi làm “cháy” báo văn nghệ trên tất cả sạp báo cả nước, Tạ Duy Anh đã xoá tan mối nghi ngờ trong nhiều người rằng anh sẽ quay về nhấm nháp niềm vinh quang bằng việc cho ra đời cuốn tiểu thuyết Lão Khổ (1990), tác phẩm được GS. Hoàng Ngọc Hiến đánh giá là “một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng về thân phận người nông dân Việt Nam” [4, tr.408]. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. Những tưởng, sau khi buộc độc giả phải tím đọc, phải trăn trở, suy tư về những vấn đề gai góc của xã hội trong những năm thực hiện cải cách ruộng đất, Lão Khổ cùng Tạ Duy Anh mất hút trong mắt độc giả. Nhưng không, hơn mười năm sau, “trong khi văn đàn đang có dấu hiệu rệu rã, thì liên tiếp trong hai năm, Tạ Duy Anh đã cho ra đời hai cuốn tiếu thuyết gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, trước hết bởi sự kỳ lạ về hình thức và vấn đề nhức nhối mà nó quan tâm” [4, tr.408]: Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối. Ngay khi vừa chào đời, Đi tìm nhân vật (2002) đã nhận được đủ lời khen, tiếng chê. Trong bài Tạ Duy Anh đi tìm nhân vật, Trần Thị Trường cho biết, đã lâu lắm rồi chị mới lại được đọc một cuốn tiểu thuyết thú vị như thế. Tác giả bài báo đánh giá đây là cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất trong nhiều năm trở lại đây, bởi nó đã hoàn toàn thoát khỏi lối viết truyền thống quen thuộc, đó là hiện thực được che phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tả dầm dề, hành động chậm chạp, ngôn ngữ sạch bóng trơn tru…ngoài ra, Đi tìm nhân vật còn cuốn hút tác giả bài viết ở phương pháp tiếp cận hiện thực đa diện, đa chiều, ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ phong phú, đa dạng và lối hành văn hiền đại, giàu chất trí tuệ [41]. Phạm Xuân Nguyên, tác giả bài viết “Tôi đi tìm tôi” (Tiệp kí khi đọc Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh), sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết, anh mãi bị ám ảnh bởi cái chết của thằng bé đánh giày. Anh tâm sự, anh cũng đã bắt đầu đi tìm mình, và dường như, anh cảm thấy nhiều người cũng là tôi [35]. Trần Quang trong bài Đọc tiểu thuyết Đi tìm nhân vật công nhận: Đi tìm nhân vật đã đánh dấu một bước tiến dài của Tạ Duy Anh về nghệ thuật thể loại, bởi anh đã phá bỏ lối kể chuyện đơn tuyến và lối kết cấu mạch thẳng hay mạch vòng của chủ nghĩa cấu trúc thô lậu. Xuyên suốt tác phẩm chỉ là cuộc tìm kiếm không mệt mỏi để trả lời một câu hỏi cổ xưa: Ta là ai?. Tác giả đặc biệt chú ý đến những đoạn cật vấn căng thẳng, những đoạn đối thoại kỳ thú có ở khắp các trang tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Ngoài ra, tác giả bài viết còn phát hiện ra 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. điểm giống nhau giữa Tạ Duy Anh với nhà văn Nam Cao ở khả năng khám phá những diến biến tâm lí phức tạp của nhân vật [37]. Thụy Khê ở Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật khẳng định: “lời nguyền và tội ác” là hai luận đề trong tác phẩm được nhà văn thể hiện qua những hướng khác nhau trong bút pháp cũng như cách biến thiên nhân vật [28]. Dư luận về Đi tìm nhân vật chưa kịp lắng thì năm 2004, độc giả lại bị Tạ Duy Anh làm cho mê mẩn bởi sự phá cách nghệ thuật trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối. Nhưng tiểu thuyết này có một số phận khá long đong, qua tay 7 nhà xuất bản, đến tháng 4 năm 2004 mới được in tại nhà xuất bản Đà nẵng. Thật bất ngờ, cũng trong năm đó, Thiên thần sám hối được tái bản lần thứ 5 với con số kỷ lục: 20.000 bản. Tất nhiên, tác phẩm cùng không tránh khỏi những bình luận của báo giới và nhiều bạn đọc yêu thích tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Thiên thần sám hối được Nguyễn Hằng giới thiệu là “một thử nghiệm mới trong sáng tạo, một thử nghiệm đầy day dứt, trong đó những yếu tố phi lí, hoài nghi, liên thông, bất ngờ và mang đậm dấu ấn chủ quan, tạo nên cái riêng của tác phẩm” [26]. Tác giả Ngô Thị Kim Cúc trong bài Đọc sách Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh: Nếu các thiên thần biến mất trên báo Thanh Niên số ra ngày 21/05/2004 cho rằng, điều làm nên sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết không chỉ là “hiện thực tàn nhẫn tràn khắp các chi tiết”, mà còn ở chỗ, tác phẩm ít nhiều bộc lộ niềm tin vào cuộc sống trước tình mẹ bao la và sự ra đời của đứa trẻ [27]. Dương Thuấn trong bài Nét đặc sắc của Thiên thầm sám hối trên báo điện tử www.Talawas.org số ra ngày 10/06/2004 Tạ Duy Anh nhìn nhận, Thiên thần sám hối mang một lối viết hoàn toàn hiện đại. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong cách kể, cách dẫn chuyện, nghệ thuật mê hoặc bạn đọc. Đặc sắc hơn cả là cách xây dựng nhân vật Tôi - đứa trẻ còn ba ngày nữa sẽ sinh đang nằm trong bụng mẹ - của tác giả. Khác với tiểu thuyết truyền thống, nhân vật của Tạ 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. Duy Anh không xây dựng theo kiểu miêu tả diện mạo bên ngoài sao cho phù hợp với ý nghĩa nội tâm, trau chuốt các lời thoại sao cho đẹp đẽ…mà “đứa trẻ”, từ đầu đén cuối chuyện không nói bao giờ, chỉ thể hiện tư tưởng tình cảm qua ý nghĩ. Bên cạnh đó, tác phẩm còn lôi cuốn bạn đọc ở giọng điệu hài hước với dung lượng vừa phải, nhưng mang dáng vóc của một tác phẩm lớn. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc cả sự sảng khoái lẫn sự suy nghĩ chua chát, sâu cay…, bởi toàn bộ câu chuyện là lời kể của một đứa trẻ ba ngày cuối cùng trong bụng mẹ. Đó là nét đặc sắc và cũng là sự bí ẩn không chỉ đối với người đọc ngày hôm nay mà còn mai sau [42]. Báo Thể thao và Văn hoá số 47 năm 2004 có nhận xét: “Tiểu thuyết mới nhất của Tạ Duy Anh, Thiên thần sám hối, gọn nhẹ và giản dị về hình thức…chứa đựng những ấn số lớn về con người và nhân thế”, tác giả bài viết còn nhấn mạnh: “có thể coi ông là nhà văn của đạo đức. Văn chương ông có lúc hiện lên bằng gương mặt thế sự, đau đáu riết róng chuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sỉ, và vô lương…nhưng không phải như khái niệm truyền báo chết khô, mà thông qua sự cảm nhận đau đớn về số phận…” [43]. Báo Pháp Luật số 140 năm 2004 trong bài phỏng vấn nhà văn của Chu Thị Thơm cũng nhận định: “Tạ Duy Anh là tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại. Ông cũng là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người - để qua đó mổ xẻ nhân vật mình với khát vọng của một cây bút hiện thực - với những trăn trở, suy ngẫm trước những vấn đề mang tính thời sự” [40]. Tác giả bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác của Việt Hoài trên báo Tuổi trẻ cũng góp thêm nhận xét về nhân vật của anh, đó là những nhân vật nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình, song về bản chất con người thì luôn ở ranh giới thiện - ác. Phải chăng, “anh đang tìm về thế giới của cái ác để lay thức cái 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. thiện” và buộc người đọc phải có cái nhìn thẳng vào sự thật chua chát của cuộc sống và con người hiện đại” [4, tr.419]. Trong các trường đại học có một số luận văn Thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp về các tác phẩm của Tạ Duy Anh. Có thể kể như Nguyễn Thị Mai Loan (2004), Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Thị Ninh (2005), Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Giang (2005) Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết, luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, ĐHSP, Hà Nội; Cao Tố Nga (2006), Cảm thức về cái phi lí trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Vũ Lê Lan Hương (2006), Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Võ Thị Thanh Hà (2006), Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHV, Nghệ An; Nguyễn Thị Kim Lan (2006), Nghệ thuật kết cấu trong một số tiểu thuyết huyền ảo triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Tiến Hùng (2008), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội… Trên đây là những bài viết, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh, dù khen hay chê, các nhà nghiên cứu đều nhằm khẳng định: Một là, Tạ Duy Anh luôn mang trong mình nỗi trăn trở, băn khoăn về số phận con người và hiện thực cuộc sống. Ngòi bút của nhà văn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cái ác và lay thức cái thiện. Đối diện với hiện thực khốc liệt, anh không “ngần ngại chạm vào những chủ đề gai góc của xã hội hiện đại và tìm cách lí giải nó” [4, tr.383]. Anh mong muốn vì những trang tiểu thuyết của mình mà cái ác mỗi ngày ít đi một chút, một chút như những hạt bụi. Hai là, nhà văn có đạo đức, có trách nhiệm cao đối với nghề - Anh quan niệm viết đương nhiên là một nghề, nó đòi hỏi chuyên môn sáng tác cao. Tạ Duy Anh đánh giá rất cao việc tìm tòi, đổi mới kĩ thuật viết. Tiểu thuyết của anh đã thoát ly hoàn toàn lối sáng tác của tiểu thuyết truyền thống. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. Nó mang vẻ đẹp cách tân về thể loại, đổi mới từ quan niệm nghệ thuật về con người, về cách xây dựng nhân vật…đến ngôn ngữ, giọng điệu… Tiểu thuyết Tạ Duy Anh sẽ còn làm cho dư luận chưa thể đặt dấu chấm hết cho những lời bình, những lời nhận xét và cả những công trình nghiên cứu. Tuy nhiên qua khảo sát lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy: cho đến nay, vẫn chưa có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn dưới cái nhìn của chủ nghĩa hiện sinh. Chọn nghiên cứu đề tài Thân phận con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh này, luận văn của chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát toàn diện, hệ thống sáng tác tiểu thuyết của Tạ Duy Anh từ tâm thức hiện sinh, từ đó, khẳng định phần thành công, đóng góp của nhà văn vào sự đổi mới của văn học Việt Nam nói chung và sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích chính của luận văn là sẽ nghiên cứu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong việc khắc họa thân phận con người trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh nhìn từ tâm thức hiện sinh ở một số phương diện cơ bản nhất. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn chúng tôi tập trung nghiên cứu ở các phương diện: con người trong quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh, con người hiện sinh trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, nghệ thuật miêu tả con người hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về tư liệu, chúng tôi sẽ khảo sát qua các tiểu thuyết tiêu biểu của ông: Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát ba cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, bao gồm: Lão Khổ, 1992, Nxb Văn học; Đi tìm nhân vật, 2002, NXB Văn hóa dân tộc; Thiên thần sám hối, 2004, NXB Đà Nẵng. Để có cơ sở so sánh, làm nổi bật những nét đặc sắc của tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng khảo sát những tiểu thuyết của nhà văn và một số tiểu thuyết tiêu biểu trong thời kì đổi mới cùng một số tiểu thuyết hiện đại trên thế giới. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ của luận văn là đưa ra một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Tạ Duy Anh dưới cái nhìn của tâm thức hiện sinh trong bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Khảo sát, phân tích, xác định các phương diện cơ bản nhất của nội dung và nghệ thuật trong việc thể hiện thân phận con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh dưới ánh sáng của tâm thức hiện sinh. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được triển khai theo phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp kết hợp một số thao tác chứng minh, đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề. Ngoài ra để làm nổi bật sự cách tân trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh dưới tâm thức hiện sinh với các nhà văn khác cùng thời trong nên văn học dân tộc, tôi đặt hoàn cảnh ra đời và thời điểm xuất hiện tác phẩm trong tiến trình chung của văn học dân tộc và thế giới, đối chiếu và so sánh tiểu thuyết của ông với một số tiểu thuyết của một số nhà văn khác. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các kiến thức liên ngành: hệ thống lí thuyết về tự sự học, thi pháp học, triết học…để tìm hiểu nghệ thuật miêu tả thân phân con người trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Để triển khai luận văn, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp nghiên cứu theo đặc trưng thể loại, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn của tôi muốn qua thể loại tiểu thuyết để khẳng định nét riêng trong cá tính sáng tạo của Tạ Duy Anh, những thành công và phần đóng góp của nhà văn vào công cuộc đổi mới văn học. Đồng thời, qua đó, ở một góc độ nhất định, chúng tôi cũng làm sáng tỏ những vấn đề đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu hữu ích đối với những người nghiên cứu tiểu thuyết Tạ Duy Anh nói chung và chủ nghĩa hiện sinh nói riêng. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Chủ nghĩa hiện sinh trong triết học và văn học Chương 2: Các dạng biểu hiện con người mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC 1.1. Nguồn gốc và cơ sở hình thành, phát triển của chủ nghĩa hiện sinh 1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh là một phong trào triết học nở rộ sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Trào lưu triết học học này ảnh hưởng to lớn đến nhiều khuynh hướng của triết học và văn học nghệ thuật hiện đại của các nước phương Tây. Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ được bàn luận sôi nổi đề cập phong phú trong những lý thuyết triết học, mà còn thâm nhập vào đời sống, tạo nên một lối sống mang tên chủ nghĩa này được tán dương, ưa chuộng nhất trong nhiều nước phương Tây sau đại chiến. Giai đoạn thịnh vượng của chủ nghĩa hiện sinh là những năm 50 mươi và những năm 60 mươi của thế kỷ XX. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa thì Chủ nghĩa hiện sinh (tiếng Pháp: existentialisme), một trào lưu văn học xuất hiện ở châu Âu, trước hết là ở Pháp, vào những năm trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai và tiếp đó lan rộng nhanh chóng sang một số nước khác trên thế giới. Ngay trong tư tưởng triết học của họ không hoàn toàn đồng nhất. Có người hữu thần, có người vô thần, song họ giống nhau ở tư tưởng bi quan sâu sắc đối với con người và cuộc sống. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh cho rằng thế giới ngày nay mọi giá trị tinh thần đang mất hết ý nghĩa mà không thể bù đắp lại được. Điều đó sẽ dẫn tới thảm kịch truyền kiếp “thân phận con người” mà nhà triết học Đan Mạch Kiếckơgơ thế kỷ XIX, đã nói đến trong các thuyết về tội lỗi của con người ở “một thời đại mất chúa” (thực chất là sự qian niệm về sự mất ý nghĩa của cuộc sống). Theo họ, con người đang bị bỏ rơi trong nỗi cô đơn giữa cái hiện hữu thù nghịch, cho nên cuộc đời chỉ là mọi sự vô nghĩa “sự vô nghĩa sinh ra từ sự đối chiếu giữa lời kêu gọi của con người và sự im lặng của cuộc đời” (A.Camus) [23, tr.75]. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. Để khắc phục tình trạng ấy, xuất phát từ một quan niệm duy tâm về bản chất con người, trong mệnh đề triết học khá tiêu biểu của họ “cái hiện sinh có trước bản chất”, các nhà hiện sinh chủ nghĩa kêu gọi con người quay về với cá nhân mình, “dựa vào cái mình có để không ngừng nâng cao mình lên”, để “tự do sáng tạo ra mình bằng mỗi hành động của mình, tự do mang đến sự sinh tồn của mình một ý nghĩa và trở thành cái mà trước đây mình không phải như thế” (jean Paul Sartre). Các khái niệm “dấn thân” và “nhập cuộc”mà các nhà chủ nghĩa hiện sinh thường nói tới chỉ là sự diễn đạt quan niệm và hành động tự do sáng tạo ra “con đường riêng của mình”, như một sự cần thiết lựa chọn của bản thân mình trong những “tình huống bên bờ vực thẳm” đầy bi kịch, bất chấp tiêu chuẩn đạo đức không tính đến động cơ, hiệu quả. Như vậy, họ hành động trước hết vì các nhân mình, vì sự tự vượt lên mình. Theo Từ điển văn học (bộ mới), theo quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh: nhận thức duy lý là bất cập đối với hiện sinh của con người; nhưng hiện sinh lại có thể được khám phá bằng sự trải nghiệm trực tiếp; bởi vậy có thể miêu tả nó gần với cung cách miêu tả của nghệ thuật. Trung tâm chú ý của các nhà hiện sinh là vấn đề các nhân và các quan hệ của nó với thế giới, với những người khác và với chúa trời. Giọng điệu chung thể hiện tâm trạng bi quan, bi đát. Chủ nghĩa hiện sinh là triết học của sự khủng hoảng; không phải ngẫu nhiên mà nó nảy sinh vào thời kỳ của những chấn động và tai biến của xã hội [25, tr.279]. Khi nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh người ta thấy đây không phải một trao lưu triết học thuần nhất mà là triết học khá phức tạp ở nội dung những lý thuyết cũng như trong những biến thế của chúng, chính vì vậy có nhà nghiên cứu đã nói rằng: “có bao nhiêu nhà triết học hiện sinh thì có bấy nhiêu chủ nghĩa hiện sinh”. Nhưng có một điều mà tất cả những nhà triết học hiện sinh đều thống nhất và đồng tình với nhau rằng triết học của họ khác với mọi triết học đã có dành mọi ưu tiên cho việc nghiên cứu con người. Các nhà triết học hiện sinh nói như vậy không có nghĩa họ phủ nhận các triết học, các trào lưu, 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. khuynh hướng triết học trong quá khứ đã không nghiên cứu vấn đề con người hay đã “bỏ quên” hoàn toàn vấn đề con người như một vài nhà nghiên cứu đã gắn cho họ những lời trách cứ ấy. Theo quan điểm của những nhà triết học hiên sinh việc nghiên cứu con người trong những triết học trước đây chưa đi vào thực chất của vấn đề con người để tìm hiểu, nghiên cứu. Và họ đã đưa ra quan điểm, lập trường của họ về vấn đề này. 1.1.2. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện sinh Khi nghiên cứu nguồn gốc về hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện sinh, nhiều nhà nghiên cứu thường nhắc đên nguyên nhân xã hội đó là chiến tranh, đặc biệt là hai cuộc đại chiến thế giới khốc liệt - là hoàn cảnh quyết định để hình thành và phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện sinh. Những cuộc tranh này đã cuốn hút châu Âu vào cuộc chém giết liên miên, làm cho dân chúng châu Âu đặc biệt là tầng lớp thanh niên cảm thấy mình “như những con số vô danh”, “những tấm thẻ vô hồn” trong bộ máy chiến tranh khổng lồ. Nhân tính con người đã được thay thế bằng “con người thú tính” trong các quân đội phát xít. Người dân châu Âu thấy rõ cơ cấu xã hội của họ đã bị lung lay đến tận gốc rễ: chính trị, pháp luật, lý luận, tôn giáo…đều trở thành những trò thực dụng, dối trá lừa bịp tiếp tay cho tọi ác nên đã làm cho nhiều người mất hết tin tưởng, nghi ngờ mọi giá trị, dẫn đến những tư tưởng bi quan, thất vọng. Con người sống trong lo âu, chán nản và thấy cuộc đời thật vô nghĩa, phi lý từ đó làm cho hiện tượng tha hóa của con người ngày càng trầm trong, cá tính con người mất đi, tự do của con người bị tước đoạt, con người bị chi phối của vật và tất cả sức mánh tha hóa trong xã hội hiện đại đầy mâu thuẫn và khủng hoảng. Vấn đề cuộc sống con người và thân phận con người mà chủ nghĩa hiện sinh đề cập tới đã có từ lúc con người bắt đầu biết suy nghĩ, biết tư duy về sự hiện diện của mình trên cõi đời Con người là ai? Ai sinh ra con người? Con người sẽ sống ra sao? Và sống theo cách nào? Cuộc đời của người đến lúc nào mới hết đau khổ, mới hết 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. buồn phiền, lo âu? Con người có hoàn toàn bất lực không? Con người có chống lại được cái chết không? Con người hiểu biết tới mức nào? Sức mạnh của con người có tới đâu?…Đó là những câu hỏi đặt ra với con người từ rất sớm và càng trở thành thường xuyên hơn, gay gắt hơn, sâu sắc hơn tư khi chủ nghĩa hiện sinh ra đời. Và theo họ, đây chính là những cơ sở, nguồn gốc trực tiếp, căn bản để hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện sinh. Các nhà nghiên cứu mác-xít còn đưa thêm một nguyên nhân sâu xa và bao quát hơn: đó chính là những mâu thuẫn, những sự bất công giữa những con người sống trong những xã hội dựa trên bóc lột, và biêu hiện rõ nhất trong xã hội tư bản, nói khác đi là trong nền văn minh tư sản. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời không phải ngẫu nhiên, xét về mặt lý luận, nó là sự kế tục truyền thống của chủ nghĩa phi lý tính đã tồn tại rất sớm trong triết học phương Tây.Truyền thống này có từ nên văn hóa Hy Lạp cổ đại. Những người theo chủ nghĩa hiện sinh cũng tìm thấy được yếu tố tư tưởng chủ yếu của mình trong thần học đạo cơ đốc, đặc biệt là trong thuyết giáo về tín ngưỡng cao hơn lý tính của cha cố Augustinus. Nguyên tắc chủ nghĩa chủ quan “tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại” của Descartes thời cận đại, nhân tố chủ nghĩa phi lý tính trong triết học của con người của Blaise - Pascal (1623-1662), Kant, Schelling cùng với một số tư tưởng nào đó của nhà văn F.M.Dostoevsky đã được không ít những người theo chủ nghĩa hiện sinh thường viện dẫn. Còn quan hệ giữa chủ nghĩa phi lý tính của Phương Tây hiện đại như chủ nghĩa duy ý chí (đặc biệt là triết học của Nietzsche và triết học sinh mệnh) với chủ nghĩa hiện sinh lại càng mật thiết hơn. Ở mức độ nhất định, chủ nghĩa hiện sinh là sự phát triển và đi sâu hơn tư tưởng triết học chủ nghĩa phi lý tính của nó trước đây. 1.1.3. Những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh Kiếckơgơ (1813-1855) được coi là ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh hiện đại. Ông quan niệm “chỉ có cá nhân có thể quyết định rằng nó thật sự ở trong sự khủng hoảng hay nó là một kỵ sĩ của niềm tin”. Nói cá nhân, ông nêu khái 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. niệm hiện sinh như đó là cái sống đích thực của cá nhân. Con người luôn bất hạnh vì nó bị gạt ra ngoài bản thân nó, con người sống bằng hồi tưởng quá khứ hay bằng hy vọng tương lai, điều đó có nghĩa là ngay lúc đó, nó không đạt được cái sống đích thực của nó, tức nó không hiện hữu. Đối với ông điều đáng kể là cá nhân hiện hữu (hiện sinh). Hiện sinh là trạng thái tình cảm qua đó cá nhân thấy được cái hữu hạn và cái vô hạn, cái khoảnh khắc và cái vĩnh cửu thống nhất với nhau. Hiện sinh không thể định nghĩa mà chỉ có thể mô tả. Kiếckơgơ cho rằng nhiệm vụ của nhà tư duy chủ quan là mô tả hiện sinh trực tiếp, làm cho chúng ta biết thế nào là hữu thể người, thế nào là hiện sinh một cách con người. Những nét cơ bản mà ông rút ra từ sự mô tả trực tiếp ấy, ông gọi là những “phạm trù” - những phạm trù hiện sinh (phạm trù theo cách hiểu của Kiếckơgơ không có nghĩa là những khái niệm chung nhất phân chia các thuộc tính của phán đoán thành từng cụm, và cũng không phải là những quy luật của tinh thần chỉ cho ta cách tập hợp các hiện tượng của kinh nghiệm để hiểu biết nó. Như vậy “phạm trù” sẽ là những yếu tố trừu tượng, phổ biến và có tính năng. Theo Kiếckơgơ “phạm trù” là những tính cách cụ thể, không thể tư duy, không thể giải thích, những tính cách cụ thể ấy là cá tính của mỗi người được nhận định như cái hiện sinh cụ thể. Kiếckơgơ đưa ra những phạm trù hiện sinh chính sau: Phạm trù cái duy nhất. Trong cuộc đời không một người nào giống người nào, không thể có hai người tuyệt đối như hệt nhau, hai người đồng nhất. Là một cá nhân, mỗi người là một đơn vị riêng biệt, một thế giới riêng biệt, một cái đơn nhất, khác với người bên cạnh. Mỗi người có một thân xác riêng, một cuộc sống riêng tư, những tình cảm, suy tư riêng. Không ai sống, sinh tồn thay cho tôi được. Mỗi người là một cái độc đáo và như vậy là một trường hợp đặc biệt. Con người là một hữu thể đơn độc. Phạm trù cái huyền bí. Mỗi một người là một vũ trụ đóng kín, mỗi ý thức là một thế giới không thể thông tin đầy đủ với bên ngoài, những biểu hiện, 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2