intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi thôn ngựa già)

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm làm nổi bật nét phong phú về thế giới các kiểu nhân vật và nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Từ đó, chúng tôi muốn khẳng định chiều sâu tư tưởng, giá trị nhân văn và những đóng góp mới của nhà văn Ma Văn Kháng trong nền văn học đương đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi thôn ngựa già)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––––– BÙI THỊ THÚY THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TẬP TRUYỆN CỦA MA VĂN KHÁNG (SAN CHA CHẢI VÀ XA XÔI THÔN NGỰA GIÀ) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––––– BÙI THỊ THÚY THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TẬP TRUYỆN CỦA MA VĂN KHÁNG (SAN CHA CHẢI VÀ XA XÔI THÔN NGỰA GIÀ) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Bùi Thị Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, luận văn đã được hoàn thành. Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện - người thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn,Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04/2015 Tác giả luận văn Bùi Thị Thúy ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................... 6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................. 7 6. Đóng góp của luận văn ................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn.................................... 8 NỘI DUNG ........................................... 9 Chƣơng 1: MA VĂN KHÁNG VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI .......................................... 9 1.1. Ma Văn Kháng với văn xuôi Việt Nam từ đổi mới đến nay .......... 9 1.2. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già) ......... 14 1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con đường đến với văn chương của Ma Văn Kháng . 14 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong văn xuôi sau đổi mới.............................................. 16 1.2.3. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong hai tập truyện “San Cha Chải” và “Xa xôi Thôn Ngựa Già” của Ma Văn Kháng ....... 20 Tiểu kết chương 1....................................... 25 Chƣơng 2: CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN SAN CHA CHẢI VÀ TẬP TRUYỆN VỪA XA XÔI THÔN NGỰA GIÀ CỦA MA VĂN KHÁNG ......................... 26 2.1. Khái niệm truyện ngắn, truyện vừa ........................ 26 2.1.1. Truyện ngắn ...................................... 26 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.1.2. Truyện vừa ....................................... 26 2.2. Khái niệm nhân vật văn học và thế giới nhân vật ............... 27 2.2.1. Nhân vật văn học ................................... 27 2.2.2. Thế giới nhân vật ................................... 28 2.3. Tổng quan về hai tập truyện San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già .. 30 2.3.1. Tập truyện San Cha Chải ............................. 30 2.3.2. Tập truyện vừa Xa xôi Thôn Ngựa Già .................... 30 2.4. Thế giới nhân vật trong hai tập truyện San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già ............................................ 31 2.4.1. Nhân vật bản năng .................................. 32 2.4.2. Nhân vật tha hóa ................................... 43 2.4.3. Nhân vật bi kịch ................................... 50 2.4.4. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp .......................... 56 2.4.4.1. Người dân tộc thiểu số tính tình hiền lành, tốt bụng ........... 57 2.4.4.2. Người chiến sĩ an ninh dũng cảm, thông minh ............... 60 Tiểu kết chương 2....................................... 63 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TẬP TRUYỆN SAN CHA CHẢI VÀ XA XÔI THÔN NGỰA GIÀ CỦA MA VĂN KHÁNG ......................... 65 3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật ............................. 65 3.2. Miêu tả nhân vật qua hành động .......................... 71 3.3. Miêu tả tâm lý nhân vật ................................ 73 3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu ................................ 80 3.4.1. Ngôn ngữ ........................................ 80 3.4.2. Giọng điệu ....................................... 85 3.4.2.1. Khái niệm ...................................... 85 3.4.2.2. Giọng điệu ngợi ca................................. 86 3.4.2.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm......................... 87 3.4.2.4. Giọng điệu triết lý, tranh biện ......................... 90 Tiểu kết chương 3....................................... 93 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. KẾT LUẬN .......................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn có đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới văn xuôi giai đoạn sau 1975. Với tinh thần miệt mài, cần mẫn và niềm say mê với nghề viết, Ma Văn Kháng được đánh giá là “một cây bút văn xuôi lực lưỡng, sung sức, một đời văn sáng tạo” của nền văn học đương đại. Ma Văn Kháng bước vào làng văn với truyện ngắn đầu tay Phố cụt đăng trên báo Văn nghệ năm 1961, cho đến nay Ma Văn Kháng đã có hơn chục tiểu thuyết, trên 200 truyện ngắn, 4 tập truyện viết cho thiếu nhi và một hồi kí văn chương đầy đặn, một tập tiểu luận - bút kí về nghề văn. Với những cách tân táo bạo về tư duy nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã tạo được một phong cách riêng, độc đáo trong văn nghiệp của mình. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý: Giải Nhì (không có giải nhất) cuộc thi viết truyện ngắn 1967 của tuần báo Văn nghệ (Xa Phủ); Giải thưởng văn học ASEAN năm 1998 (Trăng soi sân nhỏ); Giải “Cây bút vàng” (giải cao nhất) của Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam 1996 – 1998; Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2009 với tiểu thuyết Một mình một ngựa; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt 4, năm 2012. Một số tác phẩm của Ma Văn Kháng đã từng gây xôn xao dư luận bởi vấn đề mà nó đặt ra có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi tư tưởng, nhận thức của con người và cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự như: Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989). Không chỉ thành công ở thể loại tiểu thuyết, Ma Văn Kháng còn rất thành công ở thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn đã đem lại vinh quang cho nhà văn ngay từ buổi đầu khởi nghiệp. Nhà văn luôn có ý thức tìm tòi đổi mới trong sáng tác, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn sau 1976 - Ma Văn Kháng tạm biệt Lào Cai trở về Hà Nội. Sự hỗn độn, xô bồ của cuộc sống hiện tại đã làm chuyển biến cái nhìn trong sáng tác của nhà văn. Ông quan niệm “ Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. cái váng bọt nổi trên bề mặt của ngoại vật”. Thế giới nhân vật được mở rộng, quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người uyển chuyển và tinh tế hơn. Truyện ngắn của Ma Văn Kháng có thể tạm thời chia thành hai nhóm: nhóm đề tài miền núi và nhóm đề tài thành thị. Hai tập truyện ngắn, truyện vừa San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già gần đây nhất viết về đề tài miền núi và thành thị đã khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Trong luận văn này, chúng tôi quan tâm tới thế giới nhân vật - một thế giới nhân vật vô cùng phong phú trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng: San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già. Nghiên cứu nhân vật chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con người như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình. Trong thực tế, đã có có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của ông nhưng chưa có công trình chuyên biệt nào về thế giới nhân vật trong hai tập truyện này. Xuất phát từ tình cảm yêu mến, trân trọng các tác phẩm của Ma Văn Kháng và mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định về thế giới nhân vật trong hai tập truyện, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già) 2. Lịch sử vấn đề Với sức viết dồi dào và quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc, Ma Văn Kháng đã có một gia tài văn chương khá đồ sộ. Có thể thấy rằng khi mới dấn thân vào sự nghiệp văn chương, tác phẩm của Ma Văn Kháng đã được giới nghiên cứu, phê bình và độc giả quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu, phê bình của GS Phong Lê, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện, PGS.TS Đào Thủy Nguyên, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu, PGS.TS Lã Nguyên...được đăng tải trên nhiều sách báo và tạp chí. Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng Ma Văn Kháng dành toàn bộ sự chú ý của mình vào việc khám phá những con người trên nhiều bình diện khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. nhau với cái nhìn không xuôi chiều. Khi thể hiện con người, nhà văn đã đạt tới độ sắc sảo về nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật. Bàn về truyện ngắn của Ma Văn Kháng trước 1986 có thể kể đến bài viết của Nguyễn Văn Toại “Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn Kháng, nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn”. Tác giả chia truyện ngắn của Ma Văn Kháng thời kỳ này có hai dạng: dạng có cốt truyện đầy đủ, coi trọng việc xây dựng chân dung nhân vật và dạng truyện “lấy tứ làm cốt, lấy tình làm nền, được viết như những bài thơ văn xuôi”. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra nhân vật của Ma Văn Kháng hoạt động, bộc lộ tính cách trong hoàn cảnh được đẩy lên theo yêu cầu tư tưởng của tác phẩm [46]. Tác giả Nguyễn Nguyên Thanh khi viết về tập Ngày đẹp trời đã chỉ ra đặc điểm nhân vật thường thấy “Người tốt cứ tốt, kẻ xấu cứ xấu, người hy sinh mình cứ tiếp tục hy sinh cho kẻ khác vụ lợi tiếp tục sống trên dư thừa may mắn” [36] GS Phong Lê đã nhận định “Truyện ngắn Ma Văn Kháng là hiện tượng nổi bật trong những năm 90” [21]. Có thể nhận ra rằng bước sang thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng đã khẳng định vị trí của mình ở thể loại truyện ngắn. PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết “Một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn cần mẫn” đã nhấn mạnh: “Đặc biệt, trong vận dụng thể loại tự sự, nhà văn đã phát huy được ưu thế của việc miêu tả tâm lí nhân vật khi lách sâu vào vùng tâm linh bí ẩn của con người” [42]. PGS.TS Lã Nguyên với bài viết “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn” [29] đã nêu lên những nét tổng quát về truyện ngắn Ma Văn Kháng. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, toàn diện với những đánh giá mang tính khoa học về truyện ngắn Ma Văn Kháng. Tác giả đã chia truyện ngắn Ma Văn Kháng thành ba nhóm: nhóm thứ nhất thể hiện “Cái nhức nhối xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã, mông muội của những kẻ chưa thành người và những kẻ không được làm người”. Nhóm thứ nhất gắn với đề tài miền núi, biên ải. Nhóm thứ hai “Cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay”, là những truyện ngắn viết về đời sống thành thị sau chiến tranh trong sự đổi thay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. mạnh mẽ của đất nước. Ở nhóm này, Ma Văn Kháng đã góp phần “đưa truyện ngắn xích lại gần tiểu thuyết”. Nhóm thứ ba gắn với tinh thần lạc quan ở sự năng động, hồn nhiên của cuộc sống. Đó là “Cảm hứng trào lộng trang nghiêm trước vẻ đẹp của đời sống sinh hóa hồn nhiên”. Tác giả cũng chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng: tính công khai bộc lộ chủ đề, sự cố ý tô đậm chân dung, tính cách nhân vật, việc lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật...Tác giả bài viết đã đưa ra những gợi mở quan trọng cho những người nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng. Cũng trong bài viết này, tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về truyện ngắn của Ma Văn Kháng “Ma Văn Kháng là nhà văn của cái đẹp trong dòng đời sinh hóa bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong niềm hạnh phúc được làm người với ý nghĩa đích thực của nó chứ không phải là cái gì khác”, “Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói riêng”. Với công trình Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc và miền núi [27], PGS.TS Đào Thủy Nguyên đã đi sâu nghiên cứu và khẳng định những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công, đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng. Ngoài ra, trong bài viết “Vấn đề đạo đức, lối sống của người cán bộ vùng cao trong truyện ngắn Ma Văn Kháng viết về miền núi”, tác giả Đào Thủy Nguyên đã đi sâu bàn về những nhân vật người cán bộ miền núi trong một số truyện ngắn của Ma Văn Kháng [28] Phạm Mai Anh qua luận văn Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau những năm 1980 đã tập trung khai thác một số yếu tố nghệ thuật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng như cốt truyện, các kiểu kết cấu, nhân vật, một số nét về ngôn ngữ... Tác giả đã có những đóng góp đáng kể khi nhìn nhận một số phương diện nghệ thuật nhưng chưa có một cái nhìn tổng quát về truyện ngắn Ma Văn Kháng [1]. Trong đề tài: Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau 1975 [41], tác giả Đào Tiến Thi đã cắt nghĩa tư tưởng nghệ thuật của Ma Văn Kháng bằng cái nhìn tổng hợp: Quan niệm nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. thuật của Ma Văn Kháng về con người với hướng tiếp cận trên tất cả các bình diện. Luận văn đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định giá trị nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng ở phương diện phong cách nghệ thuật của nhà văn. Với bài viết “Đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 1980” [8], tác giả Nguyễn Thị Huệ đã đưa ra những nhận định xác đáng về tư duy nghệ thuật với sự đổi mới rõ nét trong sáng tác của Ma Văn Kháng “Ma Văn Kháng đã có những thể nghiệm mở ra khả năng khám phá con người ở nhiều chiều, nhiều bình diện xuất phát từ cái nhìn nhân đạo về con người”. Đỗ Phƣơng Thảo trong bài viết “Vài suy nghĩ về một phương diện nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng” đã cho rằng: yếu tố tạo nên sự hấp dẫn trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là cách dựng truyện “cốt truyện đơn giản, không có nhiều tình huống nổi bật, then chốt, ít xung đột và mâu thuẫn lớn song có sự bứt phá đầy sức sáng tạo” [39, tr.70]. Bàn về những đổi mới nghệ thuật của Ma Văn Kháng, tác giả Nguyễn Thị Bình trong cuốn “Văn xuôi Việt Nam 1975-1995, những đổi mới cơ bản” cho rằng: tác phẩm của Ma Văn Kháng chú trọng hiện thực của tâm trạng và tâm linh khi miêu tả con người. Cũng theo Nguyễn Thị Bình, trong khi quan tâm đến con người, Ma Văn Kháng “có thiên hướng nghiêng hẳn về việc khám phá giá trị nhân cách, cắt nghĩa sự nhào nặn của môi trường đạo đức - văn hóa với tính cách và số phận cá nhân” [4, tr.61]. 2.2. Về cách xây dựng nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Lã Nguyên đã nhấn mạnh: “Nhân vật của Ma Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc, ta có thể nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng hay đê tiện, độc ác hay nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm...” [29]. Bên cạnh đó, chúng tôi có thể nhắc đến một số luận văn và đề tài khoa học tiêu biểu như: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới của Phạm Thị Lan (2001), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. Văn Kháng từ 1986 tới nay của Đào Thị Minh Hường (2007). Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng của Nguyễn Thị Thanh Nga (2007). Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 của Ngô Trí Tài (2010)... Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu truyện ngắn Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy những bài viết của các tác giả trên không chỉ khẳng định đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng mà còn ít nhiều quan tâm đến nhân vật và cách thể hiện nhân vật trong truyện ngắn của ông. Tuy nhiên, phần lớn mới chỉ dừng lại ở cảm nhận, đánh giá chung về truyện ngắn và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng mà chưa đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật trong hai tập truyện San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già. Chúng tôi hết sức trân trọng những ý kiến đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu đi trước và xem đó là những gợi ý quý báu để chúng tôi triển khai đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi chọn đề tài Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già) nhằm làm nổi bật nét phong phú về thế giới các kiểu nhân vật và nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Từ đó, chúng tôi muốn khẳng định chiều sâu tư tưởng, giá trị nhân văn và những đóng góp mới của nhà văn Ma Văn Kháng trong nền văn học đương đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Dựa trên những lí luận về nhân vật văn học đã được các công trình nghiên cứu chuyên biệt xây dựng, chúng tôi sẽ tìm hiểu yếu tố nhân vật văn học trong sáng tác của Ma Văn Kháng từ góc độ ứng dụng lí thuyết đó vào trường hợp cụ thể: hai tập truyện San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già của Ma Văn Kháng. 3.2.2. Khảo sát, phân tích các truyện trong hai tập truyện trên, đặt chúng trong mối tương quan với các truyện ngắn khác trong nền văn học đương đại để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. thấy được những nét đặc sắc trong thế giới nhân vật của hai tập truyện và những quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong sáng tác của nhà văn. 3.2.3. Phát hiện, phân tích những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện ngắn San Cha Chải và tập truyện vừa Xa xôi Thôn Ngựa Già, chỉ ra những điểm đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn chủ yếu chủ yếu qua hai tập truyện của Ma Văn Kháng: Tập truyện ngắn San Cha Chải (Nhà xuất bản Công an nhân dân - Tháng 10/ 2013); Tập truyện vừa Xa xôi Thôn Ngựa Già (Nhà xuất bản Phụ nữ - Quý III, năm 2013). Đối chiếu, so sánh với một số tác phẩm tiêu biểu khác của nhà văn và các tác giả cùng thời khác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tác giả. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân loại, thống kê. - Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp. 6. Đóng góp của luận văn Với đề tài Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già), luận văn của chúng tôi khám phá, phân tích sự đa dạng, phong phú về thế giới nhân vật trong hai tập truyện trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. Qua đó, chúng tôi khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật của nhà văn và những đóng góp về tư tưởng, giá trị nhân văn của hai tập truyện trên. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương: Chương 1: Ma Văn Kháng và quan niệm nghệ thuật về con người. Chương 2: Các kiểu loại nhân vật trong hai tập truyện San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già của Ma Văn Kháng. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện thế giới nhân vật trong hai tập truyện San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già của Ma Văn Kháng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. NỘI DUNG Chương 1 MA VĂN KHÁNG VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI 1.1. Ma Văn Kháng với văn xuôi Việt Nam từ đổi mới đến nay Từ 1986, công cuộc đổi mới của Đảng đã đem lại những chuyển biến lớn trong đời sống văn học. Văn xuôi có một vị trí rất quan trọng trong nền văn học dân tộc. Nó đã tạo dựng được bức tranh hiện thực rộng lớn về cuộc sống, con người trong cách mạng, kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước. So với giai đoạn trước thì các sáng tác thời kì này đã phần nào bao quát được chiều rộng, chiều sâu của cuộc sống và tâm hồn con người. Sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của nền văn học Việt Nam có được là một phần dựa vào khả năng khơi gợi cái riêng, nét độc đáo của mỗi dân tộc, vùng miền. Nhiều vấn đề đã được các nhà văn tìm tòi, khai thác giúp cho văn học phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến thời kì đổi mới, những cây bút có nhiều kinh nghiệm vẫn tiếp tục đề tài dân tộc và miền núi như Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Triều Ân, Mã A Lềnh, Vi Hồng...Tiếp đến là tác giả Hà Đức Toàn (tiểu thuyết Tiếng hổ gầm - 1999, tập truyện Hương rừng - 2006), Hoàng Thế Sinh (tiểu thuyết Xứ mưa - 2000, tập truyện Luật của rừng - 2002), Đoàn Hữu Nam (các tiểu thuyết Tình rừng - 2000, Dốc người - 2002), Phạm Duy Nghĩa (các tập truyện Cơn mưa hoa mận trắng - 2006, Đường về xa lắm - 2007)...Vẻ đẹp của thiên nhên, cuộc sống và con người miền núi đã trở thành tình yêu, thành nhựa sống nuôi dưỡng tâm hồn và thôi thúc các nhà văn cầm bút để viết về mảnh đất này. Hiện thực cuộc sống và con người vùng cao đã được phản ánh khá sâu sắc, một số tác phẩm của Triều Ân và Vi Hồng mang tính thời sự được độc giả quan tâm. Đặc biệt các sáng tác của Vi Hồng đã đề cập đến những sai lầm của mô hình hợp tác xã nông nghiệp, cái ác, cái xấu hoành hành trong các tác phẩm: Người trong ống (1990), Gã ngược đời (1990), Vào hang (1990), Chồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. thật vợ giả (1994)...Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi Hồng có nhân vật Quản- một người dám đấu tranh với những việc sai trái nên không được lòng lãnh đạo, cấp trên. Họ loại anh ra khỏi guồng máy của sự bon chen, lừa lọc bằng cách vu cho anh có quan hệ nam nữ bất chính, cấp kinh phí ít ỏi để anh không thực hiện được đề tài khoa học và cuối cùng buộc anh phải thôi việc. Nhân vật Quản và các nhân vật khác như: Tú, bác sĩ Huy (Người trong ống), họ là những người dám đấu tranh với cái xấu và vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống để thực hiện lí tưởng của mình. Đối lập với những nhân vật đại diện cho Chân, Thiện, Mĩ đó là những nhân vật đại diện cho cái xấu, cái ác như: Đương, Hỷ (Gã ngược đời), Ba (Người trong ống)...Thông qua các tác phẩm của mình, Vi Hồng muốn cảnh báo về sự tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, công chức ở miền núi trong thời kì đổi mới. Gắn bó với cuộc sống và con người miền núi nên Vi Hồng thấu hiểu cả những nỗi đau và số phận của người dân miền núi. Cùng với Vi Hồng, Triều Ân có những tác phẩm tái hiện chân thực xã hội và con người miền núi như: Nắng vàng bản Dao, Nơi ấy biên thùy, Dặm ngàn rong ruổi. Bao biến động khác thường trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc những năm đổi mới ở nông thôn vùng núi phía Bắc đã được tác giả phản ánh cụ thể. Viết về đề tài dân tộc và miền núi còn phải kể đến Cao Duy Sơn - một nhà văn luôn tâm niệm “Cả đời tôi chỉ đeo đuổi đề tài về người miền núi”. Điều đó được minh chứng qua các tác phẩm: Người lang thang (1992), Cực lạc (1995), Những chuyện ở lũng Cô Sầu (1996), Hoa mận đỏ (1999),... Bức tranh đời sống miền núi trong sáng tác của Cao Duy Sơn với những gam màu khác nhau: sáng - tối; giàu - nghèo; tốt - xấu... Con người miền núi trong sáng tác của ông hồn nhiên, chất phác, giàu đức hy sinh, thủy chung, nghĩa tình. Trong Đàn Trời- tiểu thuyết mang tính chính luận, Cao Duy Sơn đã nói lên thực trạng về sự nghèo đói của người dân vùng cao, sự sa đọa cùng những hành vi đen tối của quan tham thời đại mới. Đó là “mảng tối” trong chốn quan trường ở một tỉnh lẻ với miếng mồi béo bở là các chương trình của dự án 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 135. Người đứng sau tấm màn tối đó là chủ tịch tỉnh Đinh Xuân Ấn - kẻ luôn tự xưng mình là Hoàng thượng, dùng quyền lực mà nhân dân tín nhiệm mưu cầu lợi ích cho chính bản thân mình. Bên cạnh đó còn có những kẻ trục lợi như: Tuệ - giám đốc Đài PT-TH tỉnh nhu nhược, đê tiện, trả thù riêng; giám đốc Lương Nhân với bản chất con buôn. Qua tác phẩm này, nhà văn thẳng thắn nhận ra một điều: có đấu tranh sẽ có mất mát nhưng tà không thể thắng chính. Viết về đề tài dân tộc và miền núi thành công còn có nhà văn Phạm Duy Nghĩa với các tác phẩm: Tiếng gọi lưng chừng dốc (1999), Cơn mưa hoa mận trắng (2006), Đường về xa lắm (2007)... Hòa chung vào dòng chảy của văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi từ sau đổi mới, Ma Văn Kháng được đông đảo bạn đọc biết đến với hàng loạt truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết. Những đứa con tinh thần của Ma Văn Kháng là kết quả của hơn hai mươi năm gắn bó với mảnh đất Lào Cai. Hiện thực và con người miền núi là chất liệu, là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận cho những sáng tác của Ma Văn Kháng. Ông là nhà văn tài năng, tâm huyết và thành công ở đề tài dân tộc và miền núi. Nếu tính theo thời gian thì truyện ngắn viết về mảng đề tài này của Ma Văn Kháng được bắt đầu từ năm 1969 với tập Xa Phủ. Trong truyện Xa Phủ, tác giả đã đề cập đến sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của con người miền núi. Ở họ, dù còn những tàn tích của những ngày đã qua, song điều quan trọng là họ tích cực, chủ động chuyển mình thành những con người mới, làm chủ cuộc đời. Thông qua các tác phẩm của mình, tác giả còn đặt ra vấn đề: con người miền núi ra sao, cuộc sống của họ như thế nào trước hiện thực lớn lao của dân tộc. Với một tư duy nhận thức đúng đắn và toàn diện, một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng cùng với vốn sống phong phú, Ma Văn Kháng đã có những thành công nối tiếp thành công ở mảng sáng tác về đề tài dân tộc và miền núi. Riêng truyện ngắn, ông đã từng tâm sự: “Càng ngày tôi càng mê truyện ngắn. Phần đông các nhà văn vào nghề bằng truyện ngắn, kết thúc bằng truyện ngắn và quãng giữa là tiểu thuyết. Truyện ngắn là một sự ám ảnh khủng khiếp. Có 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. một truyện ngắn hoàn thiện là ao ước của bất kì nhà văn nào” [11]. Sau Xa Phủ, hàng loạt truyện ngắn, truyện vừa về đề tài dân tộc và miền núi từ sau đổi mới ra đời: “Giàng Tả - kẻ lang thang”, “Ngựa bất kham”, “Móng vuốt thời gian”,... Ở thời kì sau đổi mới, truyện ngắn và truyện vừa viết về miền núi của Ma Văn Kháng đã phản ánh, đề cập đến những vấn đề có liên quan đến con người, số phận con người. Con người và cuộc sống vùng biên ải vẫn có mặt trong các trang viết về đề tài thành thị. Những trang viết về thiên nhiên miền núi của Ma Văn Kháng có sức lay động lòng người bởi đó là kết quả của sự gắn bó sâu nặng với cảnh vật nơi đây. Sống giữa thiên nhiên thanh sạch, con người sẽ được gột rửa về tâm hồn, không bị vẩn đục bởi thói ô trọc của xã hội rối ren: “Khắp đất nước có lẽ không ở đâu hoa gạo có cung màu đẹp tuyệt trần như ở đây. Ở đây trời xanh trong vắt, thanh lọc đến kì hết vẩn bụi và mắt người như nhìn thấu tới tận cõi vô cùng. Ở đây, sau một mùa đông giá lạnh, xo ro, cây bung nở hết mình cái sức tích tụ bao tháng ngày” [17, tr. 43]. Màu đỏ rực rỡ của hoa gạo không chỉ làm đẹp cho bản mường mà còn nói lên được lòng nhiệt tình của người dân miền núi. Thiên nhiên San Cha Chải dần hiện lên và gợi ra cho người đọc sự khát khao khám phá những chân trời mới với vẻ đẹp thuần khiết, nguyên sơ. Không gian San Cha Chải thật yên tĩnh “không khí heo hút như thời khởi thủy”, “cỏ ngải tàn rồi cỏ ngải lại xanh, hoa tục đoạn nở và hoa tam thất rừng mọc nhơ nhởn” [17, tr.53]. Ma Văn Kháng từng suy nghĩ rằng: “Thôi thúc tôi viết là cái đẹp của cuộc sống”. Chính vẻ đẹp của cuộc sống và con người vùng biên cương đã khơi dậy trong ông nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ, giàu ý nghĩa nhân văn. Nhà văn từng tâm sự: “Vẻ cổ kính của những làng Giáy có vòng hàng rào gỗ vây quanh và những đêm vườn Giáy trữ tình thắm thiết. Suối Mường Hum đẹp đến huyễn hoặc, rừng Pơ-mu lão đại trùng trùng vóc dáng đại hiệp sĩ khu Seo Mi Tí. Ngọn Păng-xi-păng kiêu hùng và những khu ruộng bậc thang ở Sa Pa quẫy lượn những đường nét khi mùa xuân về...Tất cả đã vọng về, đọng lại và hợp thành một bầu trời lung linh các vì tinh tú quay vòng không ngớt trong ký ức 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. tôi, khiến tôi không biết bao lần nghẹn ngào nước mắt” (Ma Văn Kháng- Những năm tháng tập rèn). Cảnh sắc thiên nhiên miền núi có sức níu giữ lạ kì để rồi khi đi xa, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn con người (Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! - Chế Lan Viên). Cùng với truyện ngắn và truyện vừa, Ma Văn Kháng còn rất thành công ở thể loại tiểu thuyết khi viết về đề tài dân tộc miền núi và thành thị. Những tác phẩm được coi là sự kết tinh thành tựu của Ma Văn Kháng về mảng đề tài này như: Đồng bạc trắng hoa xòe (1977), Vùng biên ải (1983), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001). Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong đưa bộ phận văn xuôi đến với tiểu thuyết - một thể loại có tầm vóc sử thi và quy mô lớn, đủ sức khái quát một hiện thực rộng lớn và có ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh đó, Ma Văn Kháng cũng là người đi đầu trong việc đưa đề tài về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền núi vào tiểu thuyết. Thời kì này, khuynh hướng đời tư, thế sự được các nhà văn chú trọng. Những vấn đề của cuộc sống và con người thời hậu chiến, những quan hệ phức tạp, chồng chéo, những câu chuyện đời thường đã trở thành đối tượng của nghệ thuật. Các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê... đã quan tâm lật xới từ những số phận cá nhân nhỏ bé đến những vấn đề xã hội rộng lớn mang ý nghĩa nhân sinh. Bên cạnh đó, văn học thời kỳ đổi mới còn có sự cách tân về thể loại, có cả văn xuôi kỳ ảo trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh...Ngoài ra, khuynh hướng triết luận cũng trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong văn học thời kỳ này. Ma Văn Kháng được coi là người “đi tiền trạm” cho đổi mới văn học. Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985) là những tác phẩm có tính chất mở đường. Thời kỳ này Nguyễn Khải viết Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985) như trên hành trình của sự tìm kiếm mới. Nguyễn Minh Châu viết các tác phẩm Bức tranh (1982), Bến quê (1985) như một sự đột phá. Bảo Ninh với Thân phận của tình yêu (1990), Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng (1991)… 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2